Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

BỘ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.8 KB, 46 trang )

Câu 1: Thời gian qua địa phương đồng chí đã thực hiện những yêu cầu của quan điểm thực tiễn
như thế nào?
* Mở bài
Lần đầu tiên trong LS triết học, Mác và Ănghen đã đưa thực tiễn vào lý luạn nhận thức. Xem thực tiễn là
cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là t/chuẩn để k/tra nhận thức. Lênin nhấn mạnh
“Quan điểm về đ/sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ I và cơ bản của LL về nhận thức ”
* Thân bài:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động VC có t/chất LS – XH của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động VC của con người, tác động vào TG khách quan nhằm biến đổi nó theo
nhu cầu của con người.
Hoạt động thực tiễn có nhiều hình thức nhưng trong đó có 3 hình thức cơ bản đó là: hoạt động sx VC; hoạt
động ch/trị XH và hoạt động quan sát thực nghiệm KH. Ba hình thức này ko tách rời nhau, tác động wa
lại, thúc đẩy nhau phát triển, trong đó hoạt động sx VC là hình thức cơ bản nhất vì nó QĐ sự tồn tại và
phát triển XH.
* Vai trò:
Trong mối q/hệ với nhận thức, thực tiễn có những vai trò sau:
- Thực tiễn là cơ sở, động lực chủ yếu và trực tiếp I của nhận thức.
Con người quan hệ với TG bắt đầu ko phải bằng lý luận mà = thực tiễn. Chính từ trong q/trình hoạt động
thực tiễn cải tạo TG mà nhận thức, lý luận ở con người mới đc h/thành và phát triển. Chỉ có thông wa thực
tiễn, con người tác động vaò TG, cải tạo TG, biễn “vật tự nó” thành “vật cho ta” thì TG mới bộc lộ những
thuộc tính, những tính quy luật để con người nhận thức chúng.
Trong quá trình tồn tại, con người phải cải tạo TG = thực tiễn của mình, và chính trong q/trình biến đổi
TG, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình. Nhờ đó con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn
TG, khám phá những bí mật của TG, làm phong phú và sâu săc hiểu biết của mình về TG.
- Thực tiễn là m/đích của nhận thức, lý luận. Thực tiễn định hướng cho sự phát triển của nhận thức, lý
luận, KH làm cho chúng phát triển đúng hướng và do đó có td thiết thực.
- Thực tiễn là t/chuẩn kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận.
Trong LS triết học, Mác Và Ănghen đã khẳng định 1 cách có căn cứ KH: Thực tiễn là t/chuẩn của
chân lý. Nói cách khác, chỉ có lấy thực tiễn kiểm nghiệm mới xác nhận đ tri thức đạt đc là đúng hay
sai, là chân lý hay sai lầm. Mác viết “V/đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý
khách quan ko, h/toàn ko phải là 1 v/đề lý luận mà là 1 v/đề thực tiễn. chính trong thực tiễn mà con


người phải ch/m chân lý…”
Tuy nhiên cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý 1 cách bc, vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính
tương đối. Tính tuyệt đối là ở chỗ: thực tiễn là cái duy I là t/chuẩn của chân lý, ngoài nó ra ko có cái nào
khác có thể làm t/chuẩn cho chân lý đc. Suy đến cùng, chỉ có thực tiễn mới có khả năng xđ cái đúng, bác
bỏ cái sai. Còn tính tương đối là ở chõ: thực tiễn ngay 1 lúc, ko thể khẳng định đc cái đúng, bác bỏ cái sai
1 cách tức thì. Hon nữa bản thân thực tiễn cũng có tính bc nên nó ko cho phép người ta hiểu biết bất kỳ 1
cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn, bất biến.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, xuất phát từ thực tiễn địa phương, thực
tiễn ngành, đất nước.
- nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải găắn với hành.
- phải “ đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận
cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Phải
lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận.
Trong hoạt động thực tiễn phải chủ động ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm, và bệnh giáo điều.
Trong công tác, mỗi cán bộ phải gương mẫu thực hiện phương châm “nói đi đôi với làm”, tránh nói một
đằng, làm một nẻo; nói nhiều làm ít; nói mà không làm,..v.v
Liên hê


* Là một người cán bộ, Đảng viên đang công tác tại phường Bình Khánh khi xem xét đánh giá đồng chí,
đồng nghiệp mình. Tôi vận dụng quan điểm phát triển để đánh giá nhiệm vụ đặt ra, phẩm chất đạo đức của
người đồng nghiệp mình theo khuynh hướng biến đổi phát triển của nó. Mặt khác bản thân tôi đánh giá
không dựa vào tư tưởng bảo thủ của cái cũ. Ở một nơi nào đó chúng ta phải thấy được đồng chí mình một
sự tiến bộ, đổi mới, vương lên trong vấn đề thực hiện nhiệm vụ, phát triển nhân cách của mình.
* Vận dụng quan điểm thực tiễn trong tình hình thực tế của địa phương như sau:
Mỹ Thạnh là một phường nội ô TP Long Xuyên với diện tích 628,80 ha, dân số 24.425 người. Địa bàn
phường có 72 ha đất nông nghiệp, chủ yếu người dân tập trung vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiểu
thủ công nghiệp và mua bán nhỏ. Qua đó đã phát huy những thuận lợi như sau:
- Lĩnh vực Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Phối hợp cùng Mặt trận đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích người
dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nông nghiệp nên năng xất đạt khá cao 50 triệu
đồng/ha/năm.
+ Thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp: Phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng về
quy mô cũng như vốn đầu tư và lao động. Có 2.347 cở sở TM-DV, kinh doanh cá thể tập trung các ngành
nghề: Bách hóa, mua bán phụ tùng, vật liệu xâu dựng…
+ Xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng mở rộng các tuyến đường trên địa bàn phường. Đồng thời thực hiện
nâng cấp các con hẻm thông hành trong các khu dân cư.
- Lĩnh vực văn hóa- xã hội:
+ Giáo dục: Tổ chức phát động ngày toàn dân đưa trẻ đến trường đạt chỉ tiêu 100%. Phối hợp cùng các
trường trên địa bàn phường cấp phát 368 suất cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí
trên 38 triệu đồng.
+ Y tế: Phối hợp cùng Trung tâm y tế TPLX mở lớp tập huấn về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, qua
đó thu hút 824 lượt người tham dự và được cấp giấy chứng nhận sau khóa học. Bên cạnh đó phối hợp
cùng ban ngành đoàn thể và khóm tuyên truyền người dân phòng chồng các loại dịch bệnh như: Sốt xuất
huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản…
+ Công tác giảm nghèo: Phối hợp cùng Mặt trận tổ quốc phường chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo vui
xuân đón tết với hơn 1.200 lượt với tổng số tiền mặt và hiện vật trị giá 200 triệu đồng. Trong năm rà
soát cất 05 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Giải ngân cho vay vốn với 1.910 hộ nghèo, cận nghèo
và khó khăn.
+ Công tác an ninh trật tự: Về phạm pháp hình sự, từ đầu năm đến nay không có các vụ trọng án xảy ra.
Giảm số vụ án thường 7 vụ so với cùng kỳ. Thực hiện 46 chuyển xe lưu động để nhắc nhở bà con đề cao,
cảnh giác với các hoạt động tinh vi của bọn tội phạm.
Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương ổ định. Đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng và
chính quyền địa phương . Mặc dù vậy so với thình hình trên địa bàn TPLX cũng như đặc thù phường Bình
Khánh còn tồn tại một số hạn chế như:
- Công tác lặp lại trật tự đô thị trên địa bàn được thực hiện thường xuyên nhưng do ý thức chấp hành của
một bộ phận người dân chưa cao.
- Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân chưa được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất của địa phương còn hạn chế.

- Tình hình ANTT trên địa bàn được thực hiện thường xuyên và đề cao nhưng một tình trạng trộm cắp vẫn
còn tìm ẩn, phức tạp.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên Đảng ủy, UBND phường đề ra một số biện pháp khắc phục như sau:
+ Nông nghiệp: Đẩy mạnh công tác khuyến nông giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Bên cạnh
hướng dẫn người dân nuôi trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Lúa chất lượng cao; Hoa
kiểng; rau màu…
+ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Tạo điều kiện thuận lợi cho chủ các sơ sở sản xuất kinh doanh có
kiều kiện vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng ngành nghề mới, đồng thời cũng giải quyết việc
làm cho người lao động.


+ Vệ sinh môi trường: Vận động các hộ dân tham gia xe rác tự quản trên địa bàn đạt 100%, phối hợp cùng
ban ngành đoàn thể tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức chung tay bảo vệ môi trường.
+ Lĩnh vực giáo dục:
Nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường trên địa bàn phường. đồng thời xây dựng đội ngũ giáo viên
“vững về chính trị, giỏi về tay nghề và đạo đức sư phạm tốt”. Công tác tuyên truyền vận động học sinh trở
lại lớp cũng được quan tâm thường xuyên.
+Y tế: Chủ động phòng chồng các loại dịch bệnh. Cấp phát 100% thẻ bảo hiểm cho các em dưới 6 tuổi,
công tác tiêm ngừa cũng được quan tâm.
* Là một người cán bộ, đảng viên bản thân tự nhận thấy phải thực hiện các việc sau:
- Trước hết là nâng cao trình độ học thức.
- Đặt nhiệm vụ lên trên hàng đầu và bám sát thực tiễn hoàn thành tốt công việc được giao.
- Chống bệnh chủ quan duy ý chí, xem thường người khác.
- Ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Kết bài:
Thời đại ngày nay đang có nhiều biến đổi sâu sắc về k/tế, ch/trị, v/hóa, XH nhất là từ khi cuộc CMKH-KT
và công nghệ, với quy mô rộng lớn chưa từng có , đã lan truyền và ảnh hưởng đên nhiều nước trên TG,
trong đó có nước ta. Thực tiễn đó đòi hỏi đổi mới sâu sắc, toàn diện, trong đó có đổi mới nhận thức, đang
là yêu cầu sống còn, là quy luật tồn tại và phát triển của các nước XHCN, để vượt qua tình trạng khủng
hảng kéo dài hiện nay. Vơi thành tựu to lớn của hơn 20 năm qua “chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta

là đúng đắn và sáng tạo, con đường đi lên CNXH nước ta là phù hợp với thực tiên VN”./.


Câu 2: Sứ mệnh lịch sử của giai câp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay.
Làm gì để giai cấp công nhân Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó? (trang 250)
* Mở bài:
Giai cấp công nhân xuất hiện cùng cuộc CM công nghiệp đầu tiên được khởi đầu từ nước Anh giữa TK
XVIII, sau đó lan rộng ra TG. Việc ứng dụng máy móc vào quá trình sản xuất, dịch vụ và phân công loại
lao động theo hướng xã hội hóa là nội dug cơ bản.
- Theo Ăngghen: Giai cấp công nhân hiện đại là sản phẩm là chủ thể của “Đại công nghiệp” tức là công
nghiệp hóa theo cách gọi đương thời.
- Theo CT HCM: Ngày nay Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ cho nên giai cấp công nhân vừa là chủ
vừa là giai cấp lãnh đạo.
* Thân bài
GCCN VN có các đặc điểm chung cơ bản của GCCN TG. Bên cạnh đó, do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của
VN chi phối, GCCN VN có những đặc điểm riêng.
GCCN VN là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những ngời lao động chân tay và trí
óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất
kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp.
- Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn là: giai cấp lãnh đạo thông qua đội tiền phong là
ĐCS VN, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng
CNXH, lực lượng đi đàu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu, dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Để thực hiện thành công sứ mệnh ấy GCCN VN cần phải:
+ Đẩy mạnh CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta.
+ Xây dựng GCCN vững mạnh về số lượng, chất lượng và nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, giữ vững và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường bản chất GCCN của ĐCS VN.
* Thành tựu
Thời gian qua tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đã làm cơ cấu kinh tế, cơ cấu

xã hội có những biến đổi mới làm cho “giai cấp công nhân hiện đại” khác với “giai cấp công nhân cổ
điển” ở thời kỳ thế kỷ XIX, thời kỳ Mác còn sống, trên một số điểm như: Tỉ lệ số người làm dịch vụ so
với số người sản xuất trực tiếp tăng lên; trình độ văn hóa chung và tay nghề chuyên môn cao hơn; mức thu
nhập khá hơn trước, làm cho một bộ phận người lao động trở thành “trung lưu hóa”. Một bộ phận trong
giai cấp công nhân đã mua cổ phần và được chia lợi nhuận với giai cấp tư sản. Tầng lớp quản lý ngày càng
có vai trò quan trọng và kiêm nhiều chức năng phụ của giới chủ. Những biểu hiện trên đây chứng tỏ
giai cấp công nhân ngày càng phát triển, chứ không phải "teo đi" như một số người quan niệm.
Thế kỷ XIX giai cấp công nhân chủ yếu là lao động chân tay, điều kiện sản xuất lúc đó còn hạn chế. Ngày
nay trong điều kiện mới, khi lực lượng sản xuất đang trên đà phát triển mạnh, giai cấp công nhân không
chỉ bao gồm những người lao động chân tay mà còn cả lao động trí óc thông qua các máy điện toán
với những thành tựu của tin học. Giai cấp công nhân có sự phát triển về chất lượng để đảm đương được
nhiệm vụ của mình trong điều kiện mới, hay nói cách khác “công nhân hóa trí thức” và “trí thức hóa công
nhân” là xu thế tất yếu của nền đại công nghiệp, của quá trình tự động hóa, tin học hóa. Giai cấp công
nhân đang lớn lên với đội ngũ trí thức của mình và giai cấp công nhân luôn luôn là người trực tiếp sản
xuất, tham gia vào quá trình tạo ra những giá trị vật chất, những của cải to lớn cho xã hội.
Giai cấp công nhân bao gồm những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ công nghiệp;
những nhà nghiên cứu, sáng chế, áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất;
những kỹ sư, kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật thực hiện chức năng của công nhân lành nghề trong sản
xuất và tái sản xuất của cải vật chất. Giai cấp công nhân có mặt trong các ngành kinh tế: Công nghiệp,
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, trong đó công nhân công xưởng, nhà máy sản
xuất công nghiệp hiện đại, tiên tiến là bộ phận nòng cốt, tiêu biểu cùng với quá trình phát triển của giai


cấp công nhân, bộ trí thức gắn trực tiếp với lao động công nghiệp, với quy trình sản xuất công nghiệp tạo
ra của cải vật chất cho xã hội cũng nằm trong nội dung khái niệm giai cấp công nhân.
Ngày nay, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại rất đa dạng, có nhiều trình độ khác nhau và không
ngừng biến đổi theo hướng không thuần nhất: Công nhân kỹ thuật ngày càng tăng công nhân ngày càng
được nâng cao về trình độ, đóng vai trò chính trong quá trình phát triển, công nhân truyền thống giảm dần.
* Hạn chế:
- Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học

vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, thiếu các chuyên gia
kỹ thuật và cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỹ thuật lao động còn
nhiều hạn chế.
- Một bộ phận công nhân chậm thích nghi với cơ chế thị trường.
- Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ. Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất
thân từ giai cấp công nhân còn thấp, một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào đảng và tham gia
các tổ chức chính trị xã hội.
- Lợi ích của công nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, việc
làm, đời sống còn khó khăn.
* Giải pháp:
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghị quyết số 20 của BCH TW đảng (khóa X) về tiếp tục xây dựng
giai cấp công nhân VN thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Bồi dưỡng giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, trình độ chính trị, tinh thần dân tộc cho công
nhân.
Thực tốt các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động. Tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân lao động.
Tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong xây dựng đội ngũ công nhân
Thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chinh đáng người lao động, chăm lo
thiết thực cho đời sống công nhân, lao động, tham gia giải quyết có hiệu quả những bức xúc của công
nhân lao động.
Cần tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đội ngũ công
nhân Việt Nam
Tăng cường công tác giáo dục đào tạo nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp,
từng bước trí thức hóa công nhân; giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, xây dựng lối sống văn hóa cho đội
ngũ công nhân.
Nâng cao, vai trò năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng; hoạt động của các tổ chức thuộc hệ thống chính
trị trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có
100% vốn đầu tư nước ngoài
Đổi mới hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp tới đội ngũ công nhân.
Tóm lại, có thể nói rằng giai cấp công nhân trong quá trình CNH, HĐH đất nước có một vai trò quan

trọng. Quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ, có trình độ, chuyên môn và kỹ thuật nghề nghiệp cao là
một yêu cầu rất cần thiết.


Câu 3: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM. Tại sao nói đến năm 1930 tư tưởng
HCM được hình thành về cơ bản?
* Mở bài:
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng của nhân dân Việt Nam, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã
để lại cho dân tộc và nhân loại cần lao những di sản vô cùng to lớn đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng
của người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc ta đi đến thắng lợi.Đại hội đại
biểu toàn quốc lần 7 đã khẳng định: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động.
* Thân bài:
KN:Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ
thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại.
Quá trình hình thành và phát triển TTHCM về cách mạng Việt Nam (1921 – 1930)
- 1921 – 1923: Người hoạt động tại Pháp và tham gia sáng lập hội liên hiệp các dân tộc và thuộc địa, viết
bài cho tờ báo Le Paria nhằm tố cáo bộ mặt của người khai hóa văn minh những người đại diện cho công
lý Pháp.
- Tháng 6/1923 Người rời Pháp sang Liên Xô, tại đây Người tham gia dự nhiều hội nghị quốc tế quan
trọng, hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào đoàn chủ tích quốc hội.
- Tháng 11/1923 Người trở về Quảng Châu – TQ, đây là thời kỳ chuẩn bị trực tiếp cho tư tưởng chính trị
và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Tham gia sạng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông
+ Tháng 6/1925 sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên và ra tờ báo Thanh Niên làm cơ quan
ngôn luận của hội.
+ Mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam và những bài giảng của Người được tập hợp lại trong cuốn
“Đường cách mệnh”

- Tháng 2/1930 Người chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng lập ra Đảng cộng
sản Việt Nam, thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh chính trị này với các tác phẩm, bài
báo của Nguyễn Ái Quốc trong thời kì này đã thể hiện những quan điểm lớn, độc đáo, sáng tạo về con
đường cách mạng Việt Nam.
Cùng với CN M-L, tư tưởng cách mạng của HCM trong những năm 20 của thế kỷ XX được truyền bá vào
Việt Nam làm cho phong trào dân tộc và giai cấp ở nước ta trở thành một phòng trào tự giác dẫn tới sự ra
đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
* 1920-1930 là giai đoạn TTHCM được hình thành cơ bản.
Từ năm 1921- 1930, hinh thành cơ bản tư tưởng HCM về con đương cách mạng Việt Nam. Đây là thời kỳ
HCM hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn Pháp (1921-1923)
Liên Xô (1923-1924), TQ (1924-1927), Thái Lan (1928-1929).
Trong thời gian này NAQ đã tích cực học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mac - Lenin và tham gia vào phong
trào cộng sản công nhân quốc tế, sáng lập ra các tổ chức cách mạng ở nước ngoài và hoạt động lý luận sôi
nổi nhằm truyền bá CN Mác Lenin vào các nước thuộc địa. Đặc biệt, cuối năm 1924, Người về Quảng
châu (Trung quốc) thành lập hội VN CM thanh niên, mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cho cán bộ cách
mạng. Ngày 3-2-1930, người sáng lập ra DCSVN
Các tác phẩm của NAQ như bản án chế độ thực dân pháp (1925) Đường cách mệnh (1927) cương lĩnh đầu
tiên của đảng(1930) và nhiều bài viết trong giai đoạn này là sự phát triển và tiếp tục hoàn thiện tư tưởng
HCM về giải phóng dân tộc.
Đương cách mệnh là tác phẩm đánh dấu sự manh nha của tư tưởng HCM về giải phóng dân tộc, nó
vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của CMGPDT ở VN. Đường cách
mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm của các cuộc CM Mỹ (1776), CMTS Pháp (1789), CMT10


Nga (1917) và chỉ rõ CM T10 Nga là cuộc cách mạng triệt để nhất vì thế CMVN phải đi theo học
thuyết M_L mới thành công.
TT HCM được bổ sung hoàn thiện vào năm 1930 thông qua cương lĩnh đầu tiên của Đảng trong hội nghị
thành lập Đảng: “Cương lĩnh đầu tiên của ĐCS VN là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng
tạo theo con đường CM HCM, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng yêu cầu lịch sử thấm
nhuần quan điểm và tinh thần dân tộc"

Những tác phẩm có tính chất lý luận trên chứa đựng những luận điểm sau của HCM về CMGPDT:
+Thứ nhất CMGPDT muốn thắng lợi thì phải đi theo con đường CMVN nhằm GPDT, GC và nhân dân
lao động
+Thứ hai CMGPDT muốn thắng lợi thì phải do Đảng lãnh đạo
+Thứ ba, CMGPDT là sự nghiệp toàn dân nhưng gốc là liên minh công nông
+Thứ tư, CMGPDT được thực hiện bằng bạo lực cách mạng
+Thứ năm, CMGPDT sẽ chủ động, sáng tạo, có khả năng giành chiến thắng lợi trước CMVS chính quốc
* Kết bài:
Như vậy, có thể khẳng định rằng đến năm 1930, TT HCM cơ bản hình thành đã vạch ra hứong đi đúng
đắn cho CMVN, thúc đẩyphong trào Dân tộc phát triển theo xu hướng mới của thời đại. Tư tưởng
HCM là sản phẩm tất yếu của cách mạng VN, ra đời do yêu cầu khách quan, đáp ứng những nhu cầu
bức thiết do cách mạng VN đặt ra từ đầu TK XX cho đến nay. Đại hội toàn quốc lần thứ 9, Đảng ta lại
khẳng định lại vấn đề này. Đó là sự khẳng định có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tiễn,về đường lối
chiến lược của đảng ta./.


Câu 4: Từ nội dung tư tưởng HCM về khéo dùng cán bộ, hãy đề xuất một số giải pháp để xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước ở địa phương trong thời gian tới.
MB:TheoChủ tịch Hồ Chí Minh, Dùng cán bộ là trách nhiệm của người lãnh đạo, thể hiện tài năng của
người lãnh đạo và là một tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo tốt, cán bộ lãnh đạo giỏi. Dùng cán bộ cho
đúng thì mới phát huy được điểm mạnh của người cán bộ, giúp cán bộ khắc phục được những hạn chế,
khiếm khuyết và tạo điều kiện cho cán bộ hoàn thành tốt công việc.
- Đây là yêu cầu đặt đúng người đúng việc. Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dỡ. Đã làm việc, dù người
tài giỏi, cũng khó tránh khỏi khuyết điểm. Ta phải dùng chỗ hay và giúp người sữa chữa chỗ dở, khéo
nâng cao chỗ tốt, khéo sữa chữa chỗ xấu cho họ. HCM nói “ dụng nhân như dụng mộc”. người thợ khéo
thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. Người phê bình: thường chúng ta không biết tùy tài
mà dùng người. Ví dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai người đều
lúng túng. Nếu biết tùy tài mà dùng người, thì hai người điều thành công.
Quan điểm của HCM về dùng cán bộ đúng:
- Phải có độ lượng vĩ đại, không có thành kiến với cán bộ

- Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa.
- Phải có tính chịu khó dạy bảo để nâng đỡ những cán bộ kém.
- Phải sáng suốt để khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt.
- Phải có thái độ vui vẻ, thân mật để cán bộ gần gũi mình
Liên hệ tại phường Mỹ Thạnh:
- Thời gian qua Đảng ủy và UBND phường thực hiện tốt chủ trương, chính sách của cấp trên về xây dựng,
kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao và thực hiện tốt Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính
trị đã đề ra nhiệm vụ phải “chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách
đối với cán bộ ”, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
cùng với các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý để từng bước xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ,
công chức, đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Về chất lượng, đội ngũ cán bộ, công chức của phường đã có những chuyển biến tích cực nhất định so với
các năm trước, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính cũng như tin
học, ngoại ngữ dần được nâng cao so với tiêu chuẩn chức danh và yêu cầu nhiệm vụ. Về cơ bản, đội ngũ
cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước; có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, gắn bó với nhân
dân, được nhân dân tín nhiệm. Kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công
chức có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng dân chủ, công khai, sát dân, sát thực tế, bước đầu khắc
phục tệ quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân…
Công tác xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức đã được quan tâm chú trọng và đã có những đổi
mới tích cực theo hướng trẻ hoá, chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức
đã được hưởng các chế độ về lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Từ đó góp phần nâng cao năng lực công tác, thay đổi
phong cách làm việc theo hướng tích cực, thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả hơn; bước đầu đáp ứng được các
yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
- Đánh giá cán bộ, công chức hàng năm được địa phương thực hiện khá tốt đúng theo Nghị định số
88/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức như: xây dựng các tiêu chí chi
tiết để đánh giá cán bộ công chức, trong đó phải tính đến tỷ lệ khối lượng công việc của cán bộ, công chức
đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của cơ quan, đơn vị mình khi đánh giá, phân loại cán bộ,

công chức, việc đánh giá không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải xem xét tính chất công việc của từng
cán bộ, công chức được thực hiện công khai minh bạch, dân chủ.
Hạn chế:
- Trong việc thực hiện nhiệm vụ, công tác tiếp xúc, tiếp nhận hồ sơ giải quyết công việc cho nhân dân, một
số cán bộ, công chức, tỏ rõ thái độ nhũng nhiễu khi giải quyết công việc.


- Còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách trong công việc, chưa thường xuyên học tập bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chuyên môn, năng lực công tác hạn chế;
- Một số đơn vị, tình trạng mất đoàn kết nội bộ vẫn còn xảy ra, có biểu hiện cục bộ, kèn cựa địa vị, ganh tị,
bè phái, lợi ích nhóm, trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn không phối hợp với nhau, làm việc theo kiểu
“mạnh ai nấy làm” dẫn đến hiệu quả công việc không cao.
- Việc nhận xét đánh giá cán bộ, công chức cuối năm của địa phương thực hiện chưa nghiêm túc, vẫn còn
mang tính hình thức, đánh giá chung chung và nể nang; công tác thực hiện chế độ báo cáo không trung
thực, bao che cho những cán bộ, công chức vi phạm.
Giải pháp:
- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống đối với cán bộ, công chức, kịp thời
chỉnh đốn, uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng, đạo đức và hành động của cán bộ, công chức; nâng cao
vai trò, trách nhiệm và tính gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
- Triển khai thực hiện tốt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 theo
Nghị quyết số 30c /NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ. Trong đó cần tập trung quyết liệt cải cách thủ
tục hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát về đạo đức công vụ đảm bảo tính khách quan, công bằng, đồng thời
đưa ra hình thức xử lý trách nhiệm nghiêm khắc và phù hợp.
- Khi xem xét, đề bạt, bố trí cán bộ cần làm rõ những dư luận không tốt liên quan đến cán bộ, công chức,
trước khi quyết định.
- Phát huy vai trò của Mặt trận trong công tác phản biện xã hội.
- Nghiêm khắc trong việc giới thiệu để đua ra xét kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa
phương chưa thật sự gương mẫu trong vấn đề đạo đức, lối sống và trách nhiệm trong việc để ảnh hưởng
đến cơ quan, đơn vị

- Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ, công chức, theo hướng công khai, dân chủ, có sự tham
gia của dư luận xã hội và công dân.
- Cải cách hệ thống tiền lương nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ, công chức, để cán bộ, công
chức, đảm bảo các điều kiện thiết yếu và nhu cầu cơ bản cho cuộc sống bản thân và gia đình; xây dựng các
chế độ, chính sách khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần đối với cán bộ, công chức, viên chức
làm việc tốt, tận tụy và trong sạch.
- Xử lý nghiêm, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức nhằm giáo dục
và chấn chỉnh cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng phát huy dân
chủ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức và cơ quan nhà nước.
- Nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh, đấu tranh, ngăn chặn đẩy
lùi các biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống.
Tóm lại: Ngày nay, những lời căn dặn, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ vẫn còn
nguyên giá trị. Để vận dụng, yêu cầu có sự linh hoạt cao trong cách dùng người, sửa chữa những khuyết
điểm cho họ, giúp đỡ ưu điểm của họ. Đừng vì sự cảm nhận chủ quan: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc
thì bảo đi rèn dao... Nếu trả họ đúng vị trí, biết tùy tài mà dùng người, thì mọi việc đều thành công.


Câu 5: Nắm vững quan điểm của LêNin về tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng.
Làm gì để thực hiện tốt tự phê bình và phê bình ở đảng bộ, chi bộ nơi đang công tác?
Mở bài:
Trong mọi giai đoạn cách mạng, tự phê bình và phê bình là việc làm không thể thiếu trong sinh hoạt và
hoạt động của Đảng. Nó giúp cho cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng thấy được những ưu, khuyết điểm
của mình, tìm ra cách thức, phương pháp khắc phục nhằm củng cố và tăng cường sự thống nhất ý chí và
hành động, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ sắp tới.
Tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt và hoạt động của
Đảng, một quy luật cơ bản trong phát triển của Đảng, là phương pháp căn bản để củng cố và tăng cường
đoàn kết thống nhất trong Đảng, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại, phát triển của Đảng, là một biện
pháp hữu hiệu để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót,

khuyết điểm. Đồng thời nó còn là vũ khí sắc bén đấu tranh chống lại những tàn dư của xã hội cũ, chống lại
tư tưởng, đạo đức, hành động cũng như tác phong thiếu lành mạnh, trái với phẩm chất đạo đức của người
đảng viên, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nội dung:
- Khái niệm TPB và PB: TPB và PB trong ĐCS là hoạt động TPB và PB của đảng viên và tổ chức Đảng,
diễn ra trong sinh hoạt nội bộ Đảng nhằm giáo dục rèn luyện đảng viên của đảng và củng cố đoàn kết
thống nhất trong đảng.
- Tự phê bình và phê bình được V.I. Lê-nin coi là quy luật phát triển đảng. Người cho rằng “tự phê bình là
một việc tuyệt đối cần thiết cho hết thảy mọi chính đảng sống và đầy sức sống. Không gì tầm thường bằng
chủ nghĩa lạc quan tự mãn”. Người chỉ rõ: “Tất cả những đảng cách mạng đã bị tiêu vong cho đến nay,
đều bị tiêu vong vì tự cao tự đại, vì không biết nhìn rõ cái gì tạo nên sức mạnh của mình, và vì sợ sệt
không dám nói lên những nhược điểm của mình. Còn chúng ta, chúng ta sẽ không bị tiêu vong, vì chúng
ta không sợ nói lên những nhược điểm của chúng ta, và những nhược điểm đó, chúng ta sẽ học được cách
khắc phục”. Vì vậy, một đảng “công khai thừa nhận sai lầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, phân tích hoàn
cảnh đã đẻ ra sai lầm, nghiên cứu cẩn thận những biện phápđể sửa chữa sai lầm ấy, đó là dấu hiệu chứng
tỏ một đảng nghiêm túc, đó là đảng làm trònnhữngnghĩavụcủamình”.
- Tính chất của TPB và PB:
+ Một là tính Đảng.
+ Hai là tính giáo dục.
+ Ba là tính khách quan, trung thực, chân thành và công khai.
+ Bốn là cụ thể, thiết thực và kịp thời.
- Nội dung và hình thức TPB và PB trong ĐCS:
+ Nội dung TPB và PB trong ĐCS gồm: Đối với tổ chức Đảng, đối với đảng viên.
Đối với tổ chức Đảng: Tập trung TPB và PB các vấn đề về: Nhận thức, chủ trương, đường lối chính
sách của Đảng, PL của Nhà nước, việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng..
Đối với đảng viên: Cần tập trung TPB và PB về tư tưởng chính trị và việc chấp hành đường lối, chủ
trương của đảng, chính sách PL của Nhà nước, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, đạo
dức, lối sống…
+ HÌnh thức TPB và PB:
TPB và PB của cấp cấp trên đối với cấp dưới, cấp dưới phê bình cấp trên…cb, đảng viên phê bình cb lãnh

đạo, quản lý…
TPB và PB được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong các cuộc hội ngị chi bộ, đảng bộ…
- Phương thức TPB và PB:
+ Phải cứng rắn.
+ Quán triệt rõ mục đích ý nghĩa của việc TPB và PB trong hoạt động lãnh đạo, xây dựng..
+ Cá nhân, tổ chức tự giác nghiêm túc TPB và PB trước tập thể đảng viên.
+ Tập thể, tổ chức tham gia đóng góp ý kiến cho cá nhân vŕ tổ chức.
+ Cấp ủy lănh đạo cấp trên gợi ý bằng văn bản cho cấp dưới những vấn đề cần TPB và PB.


+ TPB và PB từ trên xuống và từ dưới lên.
+ Kết hợp chặt chẽ TPB và PB với sửa chữa khuyết điểm.
+ PB phải đúng lúc, đúng chỗ, có cách nói thích hợp để người được phê bình dễ tiếp thu, sửa chữa.
* Liên hệ chi bộ:
- Chi bộ VPĐU thuộc đảng bộ phường Mỹ Thạnh hiện có 16 đảng viên, chi ủy có 05 đồng chí; nhìn
chung thời gian qua Chi ủy làm tốt công tácchuẩn bị nội dung các cuộc họp chi bộ một cách chu đáo có
phân công chi ủy viên, các khâu có liên quan đến buổi tổ chức sinh hoạt chi bộ từ đó, chất lượngtừng bước
được cải tiến, bám sát những vấn đề cụ thể, thiết thực liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị,
công tác xây dựng đảng, công tác vận động quần chúng và chăm lo đời sống cho nhân dân, đảng viên, cán
bộ, công chức và người lao động.
- Bí thư chi bộ luôn quán triệt nộ dung TPB và PB trong chi bộ thông qua kiểm điểm đánh giá chất lượng
đảng viên và kiểm tra chấp hành hằng năm tập thể chi bộ đã phát huy tính TPB và PB trong sinh hoạt và
có ý kiến đóng góp thiết thực cho đảng viên trong chi bộ từ đó giúp đảng viên nhận thấy khuyết điểm và
khắc phục sửa chửa.
- Chi bộ luôn nâng cao chất Chất điều hành sinh hoạttrong đó tập trung vào công tác tự phê bình và phê
bình theo NQ TW4 khóa XIIlà một trong những yếu tố quyết định sức sống, sự tồn tại, phát triển của Chi
bộ, như: người chủ trì (bí thư hoặc phó bí thư) đảm bảo thực hiện đúng với chương trình và nguyên tắc
sinh hoạt đảng, có tính linh hoạt trong bàn bạc, thảo luậnthống nhất trước khi đưa ra quyết định.
- Chất lượng sinh hoạt chi bộ đã thực sự mở rộng và phát huy dân chủ, nhất là việc thảo luận, quyết định
những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và trách nhiệm, quyền hạn của đảng viên, tạo không

khí cởi mở, chân thành để mọi cán bộ, đảng viên bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình đề cao
tính TPB và PB của cá nhân.
-Qua thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình của chi bộ là cơ sở, là yếu tố góp phần để chi ủythực
hiện thắng lợi nghị quyết mà Đại hội Đảng các cấp đã để ra và đó cũng là tiền đề các cấp ủy tiếp tục phát
huy dân chủ, khơi dậy trí tuệ của từng cán bộ đảng viên trong chi bộ.
Hạn chế:
- Năng lực 1 số bí thư chi bộ đôi lúc còn hạn chế nên việc chuẩn bị nội dung cũng như điều hành sinh hoạt
chi bộ còn lúng túng, nên ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ
- Xuất từ tình hình thực tế tại địa bàn dân cư 1 số bí thư chi bộ được luân chuyển nên công tác nắm bắt
tình hình trong chi bộ còn chậm ảnh hưởng đến nhiệm chung của chi bộ
- Việc phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, còn ngại va chạm
- Chi ủy thường ít họp trước khi sinh hoạt chi bộ, chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ còn sơ sài, dàn trải
- Tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề chỉ thị 05, NQ TW4 khóa XII, chưa được quan tâm đúng mức, chi bộ
chưa tổ chức được sinh hoạt chuyên đề, mặc dù đã có hướng dẫn của cấp ủy cấp trên
- 1 số đảng viên còn đi họp chi bộ trễ chưa đúng với thời gian quy định
- Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên chưa được thường xuyên, nên chất lượng sinh hoạt chi
bộ chưa đạt hiệu quả cao.
- Một số cán bộ trẻ chưa phát huy tốt tính TPB và PB trong sinh hoạt đảng.
- Côngtác lưu trữ hồ sơ chưa được đảm bảo để phục vụ cho công tác kiểm tra của cấp ủy cấp trên
Giải pháp:
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi ủy, nhất là đồng chí bí thư chi bộ, bảo đảm Chi ủy, Chi bộ hoạt động
có hiệu quả
- Cấp ủy cấp trên cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn cho bí thư chi bộ mới luân chuyển
công tác để từng bước nắm công việc và điều hành chi bộ tốt hơn.
- Phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, tạo được không khí đoàn kết, thẳng thắn để các đảng viên thể
hiện hết ý kiến của mình, trước khi biểu quyết chung của chi bộ
- Phải thường xuyên họp chi ủy, cập nhật thông tin có chọn lọc, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và
chuẩn bị nội dung trong cuộc họp phải chu đáo phong phú đa dạng.



- Chi bộ cần phải thực hiện tốt tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo hướng dẫn của cấp trên, có thể tiết kiệm
thời gian thì lồng ghép sinh hoạt chuyên đề vào sau sinh hoạt chi bộ
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên, nhất là cấp uỷ cấp
trên trực tiếp, kiểm tra, theo dõi chấp hành chế độ sinh hoạt Chi bộ, tình hình thực hiện nhiệm vụ, thực
hiện các nguyên tắc sinh hoạt Đảng..., để kịp thời chấn chỉnh.
- Tăng cường công tác kỷ luật kỷ cương trong đảng viên về chấp hành giờ giấc sinh hoạt chi bộ đúng theo
quy chế hoạt động của cơ quan.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục, rèn luyện cho cán bộ trẻ từ đó phát huy tốt tính TPB và PB trong sinh
hoạt đảng.
- Chi ủy có phân công đảng viên phụ trách công việc từ đó tăng cường công kiểm tralưu trữ hồ sơ tại chi
bộ nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra của cấp ủy cấp trên hàng năm.
Kết luận:
Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, giữ gìn phẩm chất, tự cách đảng viên, nâng cao uy
tín của Đảng và cũng cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng. Tự phê bình và phê bình là quy luật cơ
bản trong phát triển, tiến bộ của Đảng, là phương thuốc hữu hiệu chữa bách bệnh trong Đảng, là phương
pháp quan trọng nhất để xây dựng, củng cố và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng./.


Câu 6: Phân tích quan điểm: “Đảng ta vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của
nhân dân”? Liên hệ trách nhiệm của tổ chức đảng nơi đồng chí công tác và biện pháp khắc phục
hạn chế?
* Mở bài
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự thống nhất, phù hợp lợi ích giữa Đảng với quần chúng; giữa Đảng với
giai cấp công nhân và dân tộc là bản chất của mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng nhân dân.
Đây là quan điểm rất đúng đắn và khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở để xác định đường lối
cách mạng, đường lối quần chúng của Đảng ta trong sự nghiệp cách mạng. Bởi lẽ, sự thống nhất, phù hợp
lợi ích giữa Đảng với quần chúng, giữa Đảng với giai cấp công nhân và dân tộc quyết định sự hình thành,
tồn tại và phát triển, độ ổn định, tính bền vững của mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng trong
mọi giai đoạn cách mạng

* Thân bài
- Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, Đảng phải thường xuyên chăm lo
đổi mới và chỉnh đốn đảng.
- Để nhân dân lật đổ chế độ áp bức, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Đảng phải lãnh đạo nhân dân
tiến hành cách mạng, đưa nhân dân thoát khỏi kiếp nô lệ,trở thành người tự do, đem lại cuộc sống ấm no,
hạnh phúc cho mọi người dân. Theo ý nghĩa đó, Đảng là người nhân văn sâu sắc nhất, là người phục vụ
đắc lực nhân dân, vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
- Muốn thưc hiện được điều đó, Đảng phải phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và liên hệ mật thiết với
nhân dân, đó là sự sống còn, sự phát triển của Đảng.
- Hai mặt: “Lãnh đạo và đầy tớ” không tách rời hay đối lập nhau. Vì vậy, phải tang cường quan hệ bền
chặt máu thịt giữa đảng và nhân dân.
+ Thường xuyên lắng nghe ý kiến nhan dân, khắc phục bệnh quan lieu.
+ Thường xuyên vận động nhân tham gia xây dựng Đảng
+ Có trách nhiệm trong việc nâng cao dân trí.
+ Đảng viên không được theo đuôi quần chúng.
+ Cán bộ, đảng viên được nhân dân ủy quyền thay mặt Đảng nắm giữ quyền lực NN, là đầy tớ nhân
dân chứ không phải làm ông chủ của nhân dân, không tự cho phép mình đứng trên dân, trên NN, trên
pháp luật.
+ Để là đầy tớ trung thành của nhân dân, cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với đảng, với sự
nghiệp cách mạng, không phải làm cán bộ để “thăng quan phát tài”, để làm cách mạng.
- Cán bộ vừa có tài, đức là gốc
- Cán bộ là người có năng lực tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, NQ, chính sách của
Đảng và NN.
- Cán bộ phải liên hệ mật thiết với nhân dân.
- cán bộ luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Cán bộ phải có phong cách công tác tốt, chống lại bệnh quan lieu, đại khái, phô trương hình thức cho oai,
kiểu cách làm việc bàn giấy, chỉ tay năm ngón.
- Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa đảng với nhân. Không chỉ có nước
mới lấy dân làm gốc, mà đảng cũng phải lấy dân làm gốc. Chính cái gốc này đem lại nguồn sinh lực vô tận
cho đảng.

- HCM khẳng định: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng”; Chi bộ cực kỳ quan trọng vì nó là sợi dây chuyền để liên
hệ đảng với quần chúng và chi bộ mạnh tức là đảng mạnh. Vì vậy, phải chăm lo xây dựng chị bộ mạnh,
chi bộ tốt.
* Liên hệ:
+ Ưu điểm:
- Chi bộ VPĐU thuộc đảng bộ phường Mỹ Thạnh hiện có 16 đảng viên, chi ủy có 05 đồng chí; nhìn
chung thời gian qua Chi ủy làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ đảng viên
ngày càng trưởng thành, đảm đương tốt nhiệm vụ, vững vàng trước mọi thử thách.


- Đảng viên trong chi bộ là trường phó các đoàn thể là một trong những lực lượng nòng cốt công tác triển
khai các chủ trương, chính sách của Đàng, pháp luật của nhà nước đến với nhân dân tại địa bàn dân cư ở
các khóm.
- Đặc biệt chi bộ quan tâm đến giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên thật sự là tấm gương sáng về phẩm
chất đạo đức, lối sống, hết long phục vụnhân dân.
- Cán bộ, đảng viên trong chi bộ luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trước đảng và nhân dân, thật sự tiên
phong, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, xử lý hài hòa các lợi ích, đặt lợi ích của tổ quốc của nhân
dân lên trên, lôi ích cá nhân.
- Cán bộ, Đảng viên luôn nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động đập tan âm mưu phá hoại
Đảng của các thế lực thù địch.
- Kiên quyết chống và bác bỏ tư tưởng chia rẻ, xuyên tạc, chia rẽ. Chống mưu đồ diễn biến hòa bình, khắc
phục tư tưởng hòa bình chủ nghĩa, luôn tỉnh táo có ý thức cảnh giác trước mọi tình huống.
+ Hạn chế:
- Nhìn chung đội ngũ cán bô, đảng viên hiện nay xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa
ngang tầm với đòi hỏi thời kỳ CNH, HĐH
- Trình độ cán bộ cấp xã còn thấp, chưa lôi cuốn, vận động tốt quần chúng.
- Công tác tổ chức, quy hoạch, đào tạo cán bộ có lúc chưa thực hiện tốt; công tác đấu tranh TPB & PB
chưa cao, có nơi còn hình thức
- Công tác giáo dục cán bô, đảng viên về đạo đức chưa được coi trọng đúng mức. Nên làm giảm sự nhất trí
cao trong đảng và sự đồng thuận trong xã hội, suy giảm nền kinh tế xã hội, suy giảm nguồn nhân lực; gây

bức xúc, lo lắng ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân.
+ Biện pháp:
- Phải thường xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn đảng.
- Phát huy cái tốt, cái hay loại bỏ cái dở cái xấu bằng việc thường xuyên rèn luyện cán bô, đảng viên.
- Thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động.
- Phải thực hiện và phát huy dân chủ chứ không phải tập trung quan lieu, độc đoán.
- Tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chặt giữa đảng với dân.
- Phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng.
* Kết bài:
Vì vậy, hiện nay trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, vận dụng
sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất mối liên hệ giữa Đảng Cộng sản với quần chúng, nhằm củng
cố mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân trong sự nghiệp cách mạng.


Câu 7: Phân tích nội dung, định hướng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở VN? Liên
hệ sự vận dụng này ở AG hiện nay?
1. Mở bài: Quan hệ sản xuất là nhân tố quy định của XH, lực lượng sản xuất được nhờ vào CNH,
HĐH phát triển đa dạng và đưa XH ngày càng hiện đại và văn minh, sự phát triển của CNH, HĐH ở
nước ta có những nội dụng cơ bản.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của đảng yêu cầu: “tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế
tạo ra và tiền năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng
XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và
công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng tiếp tục khẳng định
mạnh mẽ yêu cầu này.
- CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động SXKD, dịch vụ và quản lý kinh tế
- xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ phương
tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dự trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công
nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
Kinh tế tri thức “ Là nền kinh tế, trong đó việc tạo ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu
của sự tăng trưởng của quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế”.

* Nội dung của CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở VN:
- Phát triển mạnh các ngành và SP có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng
nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam và của nhân loại. Tạo điều kiện thuận lợi huy động mọi
nguồn lực cho sự tăng trưởng nhanh theo chiều rộng trên tất cả các ngành, lĩnh vực, mặt khác phải tăng tốc
và phát triển rút ngắn bằng con đường lựa chọn mạnh dạn bỏ qua một số thế hệ công nghệ cũ, đi thẳng vào
công nghệ cao nhằm tăng nhanh các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức, giá
trị gia tăng cao phù hợp với thực tế trong nước và xu thế thị trường thế giới.
- Sử dụng kinh tế tri thức mới để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như: CNTT, khai khoáng, luyện
kim, hóa chất, chế biến nông sản…đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, sử dụng công nghệ
sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
- Coi trọng số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước ở
từng vùng, từng địa phương, từng dự án KT-XH. CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức phải
hướng vào bảo đảm tăng trưởng thực tế. Quá trình CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức phải là
quá trình phát triển hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế - XH, môi trường.
- XD cơ cấu nền kinh tế hiện đại và hợp lý theo khu vực và lãnh thổ, cơ cấu kinh tế hiện đại tạo ra
tăng trưởng kinh tế nhanh trong hiện tại mà còn bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai.
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động, của tất cả các lĩnh vực, các ngành, nhất là
các lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. Trong điều kiện tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, để nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp, của ngành trong nước chúng ta phải coi trọng phát triển
kinh tế tri thức và công nghệ sản xuất. Coi trọng tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm chi phí trung gian,
nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành.
- Tránh nguy cơ trở thành nền kinh tế gia công, phải tăng cường phát triển công nghiệp, hỗ trợ tăng cường
nội địa hóa sản xuất, giữ vững thị trường trong nước, đồng thời mở rộng thị trường quốc tế.
* Định hướng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giả quyết các vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
- Phát triển nhanh công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
- Phát triển kinh tế vùng
- Phát triển kinh tế biển
- Chuyển dịch cơ cấu lao động,...

Liên hệ: An Giang
Thuận lợi:


- Đẩy mạnh nông nghiệp nông thôn: được Trung tâm ứng dụng tiến bộ sở KH-CN AG hướng dẫn phát
triển nông nghiệp cho từng địa phương trong tỉnh.
+ Từng bước đưa nông nghiệp phát triển theo chiều sâu.
+ Một số mô hình liên kết SX như: “cánh đồng lớn”, giá trị rau màu, giá trị thuỷ sản, thành lập các tiểu
vùng khu vực triển khai xuống đồng loạt mang lại hiệu quả.
+ Hợp tác với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, hợp tác 5 nhà, HTX kiểu mới, SX trồng cây ngắn ngày
đạt hiệu quả KT cao như: đậu nành, cà tím gốc ghép, bắp non, rau sạch…
+ Bao đê khép kín, sản xuất lúa ba vụ trong năm, thực hiện chương trình ba giảm ba tăng mang lại hiệu
quả nâng cao sản lượng và xuất khẩu.
- Sử dụng hệ thống máy móc vào trong SX, sử dụng máy móc KH công nghệ mới được chuyển giao từ
các nhà KH, cán bộ kĩ thuật nghiệp vụ mở lớp hội thảo truyền đạt đến nông dân áp dụng có hiệu quả theo
dây chuyền hiện đại.
- Cơ cấu lao động: Đào tạo nghề cho lao động, phân phối lao động hợp lí, tạo công ăn việc làm cho người
lao động, thu hút vào các cơ sở, xí nghiệp nhà máy, các khu công nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường lao
động, hàng năm XD và thực hiện tốt kế hoạch thu thập thông tin cung cầu lao động. Đào tạo nguồn nhân
lực phát triển số lượng, chất lượng có tính bền vững, đội ngũ CB khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên
môn hoá.
- Ứng dụng KH-KT vào quá trình SX: tiếp cận nền KH-CN mới, mở lớp đào tạo, hội thảo, truyền đạt kiến
thức, áp dụng KH-KT, sử dụng máy móc vào SX.
- Chương trình cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng, góp phần ứng
dụng có hiệu qủa về các đề tài khoa học thiết kế kênh mương tưới tiêu nội đồng, đê bao chống lũ kết hợp
giao thông nông thôn, thoát lũ ra biển Tây, khai thác có hiệu qủa vùng đất hoang hóa tứ giác Long Xuyên
trước đây.
* Hạn chế:
- Mô hình CNH, HĐH chưa bắt kịp với những thay đổi quốc tế, nội hàm chưa thật sự rõ ràng; chưa định
hình được rõ chính sách công nghiệp tỉnh nhà trong bối cảnh mới về cả mục tiêu, phương hướng và nguồn

lực; chưa phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp ưu tiên; chưa tận dụng được những lợi thế về công
nghệ từ đầu tư nước ngoài
- Quá trình thực hiện CNH chưa gắn với HĐH, chưa sản xuất được những sản phẩm có giá trị gia tăng
cao; phát triển công nghiệp vẫn chủ yếu là gia công - lắp ráp, giá trị gia tăng thấp và phụ thuộc nhiều vào
nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài.
- Chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp triển khai còn chậm và cũng chưa thật sự hiệu quả, rõ hướng, thiếu
sự liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến - chế tạo;
- Kết cấu hạ tầng, mặc dù được ưu tiên dành nguồn lực đầu tư nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu, không
đồng bộ. Cơ chế, chính sách chưa đủ sức tạo ra những động lực thúc đẩy các doanh nghiệp và các chủ thể
khác thực sự đi sâu vào ứng dụng, phát triển, chuyển giao các kỹ thuật - công nghệ mới.
- Nguồn lực đầu tư để thực hiện CNH còn dàn trải, thiếu trọng tâm, chưa khai thác được lợi thế kinh tế
theo quy mô.
* Giải pháp từ nay đến năm 2020, phải xây dựng cho được cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Cụ thể là:
- Ngành công nghiệp: Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng
nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, góp phần hình thành cơ
cấu kinh tế hiện đại. Các ngành công nghiệp nền tảng được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất
cơ bản của nền kinh tế.
+ Phân bố không gian công nghiệp phù hợp nhằm phát huy lợi thế so sánh của các vùng, miền và tạo điều
kiện để liên kết ngành mang lại hiệu quả cao.
+ Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp sinh học
và công nghiệp môi trường.


+ Tập trung lấp đầy các khu công nghiệp gắn với việc đầu tư bổ sung các công trình, dịch vụ hạ tầng xã
hội (nhà ở, trường học, y tế, chợ,...) và thực hiện tốt bảo vệ môi trường.
+ Chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài gắn kết với chiến lược thúc đẩy kinh tế trong nước để phát huy ưu
thế về vốn, công nghệ, năng lực quản trị,...
+ Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ hiện nay, qua đó đề ra
chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể để phát triển trong thời gian tới sao cho công nghiệp phụ trợ và

dịch vụ hỗ trợ là một thành tố then chốt.
- Ngành nông nghiệp: đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thônbằng cách đổi mới đào tạo nhân
lực, đưa tri thức sản xuất, kinh doanh, tri thức khoa học công nghệ đến với người nông dân; sử dụng công
nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông-lâm-thủy sản. Gắn bó chặt chẽ quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hợp lý, hiệu
quả, bảo đảm cơ sở cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Song song đó, huy động nguồn
lực tư nhân để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; xác định cụ thể thước đo sự thành công của CNH đối
với từng vùng, địa phương để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế so sánh của mỗi vùng và địa phương,
bảo đảm tính bền vững và triển khai theo quy hoạch.
- Ngành dịch vụ: cần được đẩy mạnh phát triển, nhất là các dịch vụ có giá trị, hàm lượng tri thức cao,
tiềm năng lớn, có lợi thế và có sức cạnh tranh, như du lịch, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế; hình
thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Kết bài:CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Vì thế, sự đồng thuận
xã hội là một tiền đề có ý nghĩa quyết định. Để tạo lập tiền đề này, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính
sách và tổ chức bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của Nhà nướcvới phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo sự hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, phát triển con người, phát triển xã hội bền vững, quan hệ sản xuất
tiến bộ với trình độ phát triển của đời sống vật chất, tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân
giàu nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh, ra sức phấn đấu để VN sớm trở thành một nước công
nghiệp vững mạnh trên thế giới./.


Câu 8: Cho biết trong thực hiện chính sách xã hội về giảm nghèo ở địa phương có những khó khăn
gì, vì sao? làm gì để khắc phục những khó khăn đó?
* Mở bài:Từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các
chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị – xã
hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
* Nội dung:
+ Chính sách xã hội:là một loại chính sách do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh những quan hệ xã
hội của con người, giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra và thực hiện bình đẳng, công bằng và tiến

bộ xã hội, phát triển toàn diện con người.
- Đầu tư cho xã hội thông qua các chính sách xã hội là đầu tư cho sự phát triển, trước hết là phát triển kinh
tế, và cùng với phát triển kinh tế là phát triển xã hội để phát triển con người. Từ nhận thức đó càng thấy rõ
chính sách xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành và quản
lý xã hội, trong việc giải quyết các vấn đề bức bách hiện nay.
- Khi giải quyết các vấn đề thuộc chính sách xã hội không những góp phần tích cực tạo nên sự ổn định,
phát triển lành mạnh các mối quan hệ xã hội mà nó còn thúc đẩy sự phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế
một cách bền vững, lâu dài.
Liên hệ: Phường Mỹ Thạnh
- Hàng năm địa phương điều thực hiện các kế hoạch của TP về thực hiện chính sách xã hội, Trợ giúp đối
tượng BTXH, người nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP và về Thực hiện pháp lệnh ưu đãi đối với NCC với
cách mạng trên địa bàn TP năm 2018. Ngay từ những ngày đầu năm 2018, bộ phận LĐTBXH phường chủ
động tham mưu UBND phường ban hành các kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên
địa bàn như thực hiện các chính sách:
* Về công tác chăm sóc Người có công: vận động quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", cất mới 07 căn nhà tình nghĩa,
sửa 06 căn, với tổng số tiền 458,1 triệu đồng. Nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh liệt sỹ
(27/7/1947-27/7/2018
* Về công tác giải quyết tệ nạn xã hội: Thực hiện chủ trương của Đảng ủy vềgiúp đỡ hỗ trợ vốn cho người
lầm đường lỡ bước, người hoàn lương…, UB phường xây dựng kế hoạch thành lập tổ vận động xã hội
hóa, vận động các doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các đối tượng có công ăn việc làm ổn định, sao đó thu hồi
vốn từ từ cho những người sao tiếp tục.
* Công tác giải quyết việc làm: Năm 2018, phường đã tổ chức các lớp học nghề: Trang điểm, làm tóc và
sửa xe cho các thanh niên trên đại bàn phường.Liên hệ giới thiệu việc làm cho 52 lượt người lao động vào
làm việc tại các công ty, doanh nghiệp như Nam Việt, Agifish, Giày An Giang...
* Công tác giảm nghèo và cứu trợ xã hội: Năm 2018, UBND phường đã bàn giao các hộ nghèo không có
đất ở vào khu dân cư đại đoàn kết tổng 25 căn, Sửa chữa 04 nhà đại đoàn kết. Bên cạnh, trong năm đã hỗ
trợ hàng tháng cho 12 đối tượng hộ nghèo đang hưởng BTXH hàng tháng với tổng trị giá 36 triệu đồng
(gồm gạo và tiền mặt), để các hộ này có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
* Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em: công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn đảm bảo đúng tiến độ,
bên cạnh vận động người dân thực hiện chính sách dân số gia đình ít con, để cải thiện tình trạng sức khỏe

sinh sản, giảm tỷ lệ nghèo.
+ Việc thực hiện chính sách xã hội về giảm nghèo ở địa phương có những khó khăn sau:
Trong những năm qua, phường Mỹ Thạnh đã tiến hành thực hiện nhiều chính sách ASXH cho người
nghèo đạt được một số kết quả quan trọng. Khẳng định đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà
nước trong việc nâng cao đời sống cho người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (đối tượng thuộc diện
nghèo, cận nghèo và gia đình có công,...). Song quá trình thực hiện cũng bộc lộ một số khó khăn ngoài
việc một bộ phận hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa có ý thức phấn
đấu vươn lên thoát nghèo thì nguồn lực đầu tư cho chương trình giảm nghèo còn dàn trải; một số chế độ,


chính sách về an sinh xã hội chưa được chỉ đạo kịp thời; một số chính sách chỉ đạo của cấp trên còn chồng
chéo; nguồn vốn được giao hàng năm chậm, đầu tư cơ sở hạ tầng giá nguyên vật liệu thay đổi,… gây khó
khăn cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
-Bộ phận LĐTBXH phường đôi lúc chưa chủ động tham mưu UBND phường ban hành các kế hoạch, tổ
chức thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Công tác phối hợp với MTTQ phường xây dựng,
triển khai vận động quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" tới các tổ dân phố chưa đạt theo kế hoạch đề ra, công tác đào
tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức và tính khả thi chưa cao, công tác giảm nghèo, bình xét hộ nhèo
còn nhiều bất cập. Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em đôi lúc chưa được quan tâm dúng mức. Đa số người
dân thuộc đối tượng diện nghèo, cận nghèo của phường sống từ nông giá cả thị trường không ổn định nên
đời sống còn gặp nhiều bắp bên.
+Một phần vì, công tác thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số
33/2015/QĐ-TTg ngàv 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ còn gặp khó khăn; có một số hộ nghèo
mặc dù được địa phương quan tâm, ưu tiên được hỗ trợ xây dựng trước, nhưng với mức hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước còn thấp (10 triệu đồng/nhà và từ nguồn vay NHCSXH là 25 triệu đồng) và các đối
tượng hộ nghèo này phần lớn là người già, người mất sức lao động nên việc vay vốn từ NHCSXH gặp
nhiều khó khăn khi thu hồi vốn.
- Quy định về Bộ công cụ điều tra, đo lường nghèo đa chiều hiện nay vẫn còn bất cập, chỉ tiêu ước tính thu
nhập của hộ nghèo, cận nghèo chưa hợp lý như: đo lường nghèo đa chiều không tính đến tài sản cùa hộ
gia đình đó được cho, tặng, hay tự mua sắm, mà chỉ căn cứ vào tài sản đó mà hộ gia đình đang được sử
dụng.

+Giải pháp khắc phục:
- Có chính sách hỗ trợ lao động nghèo, người thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn có việc làm, thu
nhập ổn định và tham gia thị trường lao động; hỗ trợ dân cư nông thôn dễ dàng tiếp cận đến các dịch vụ
XH cơ bản.
- Tuyên truyền, hỗ trợ đối với người dân nông thôn hiện nay chưa tham gia BHYT.
- Bổ sung nhóm đ/tượng nghèo đc hưởng chính sách trợ giúp XH thường xuyên.
- Tiếp tục x/dựng thực hiện NQ về giảm nghèo; Đổi mới n/dung hỗ trợ người nghèo; hoàn thiện việc theo
dõi, giám sát và đánh giá các chương trình giảm nghèo; XH hóa nguồn lực cho XĐGN; nâng cao năng lực
đội ngũ cb, cc làm công tác giảm nghèo ở địa phương; hỗ trợ nâng cấp, sữa chữa CSVC, bổ sung trang
thiết bị cần thiết; BVMT ở địa phương nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và trợ giúp
đ/tượng XH…
- Huy động sự tham gia của cả cộng đồng, các t/chức XH trợ giúp các đ/tượng. Phát triển c/tác XH thành 1
nghề ở VN.
- Phối hợp cùng các cơ sở doanh nghiệp đóng trên địa bàn để liên kết đào tạo nghề, đồng thời sử dụng lao
động đã qua đào tạo tại các cơ sở doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó phối hợp với các Công ty, Doanh nghiệp
trong và ngoài địa bàn đến để tư vấn giới thiệu việc làm, tạo đầu ra cho các lớp nghề phù hợp các doanh
nghiệp và làng nghề.
- Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân và bản thân người nghèo.
- Đảng và nhà nước cần chú trọng việc nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc
làm ; gà soát, phân loại hộ nghèo để có chính sách cụ thể, giảm dần việc ‘cho không’ để khuyến khích hộ
nghèo vươn lên.
- Bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo có đủ tâm huyết, kiến thức
để hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo về biện pháp, cách thức để từng bước xóa nghèo hiệu quả.
+Tóm lại: Những kết quả trên cho thấy chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về trương chình
giảm nghèo là phù hợp với nguyện vọng của người dân, công tác giảm nghèo luôn được coi trọng và đạt
kết quả khả quan, nhiều dự án giảm nghèo được xây dựng và triển khai, các dịch vụ cơ bản đã đến với
người nghèo, cơ sở hạ tầng được tăng cường đáng kể, đời sống người nghèo được nâng lên rõ rệt. Nhìn
chung hiệu quả chương trinhg mục tiêu giảm nghèo bền vững đáng ghi nhận, niềm tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước đã được tăng cường./.



Câu 9: Luật hành chính:
*MB: Trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, mục tiêu cuối cùng của cán bộ, công chức là phục vụ
thật tốt cho người dân và xã hội - Đó là công vụ. Trách nhiệm công vụ là việc cán bộ, công chức tự ý thức
về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó. Một
nền công vụ hiệu lực, hiệu quả đều dựa trên cơ sở đề cao tính trách nhiệm với tinh thần tận tụy, và làm
tròn bổn phận của cán bộ, công chức.
*Khái niệm:
-Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ trong các cơ quan của ĐCSVN, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.
-Công chức là công dân việt nam: được tuyển dụng bổ nhiệm các ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ
quan của ĐCSVN, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương cấp tỉnh, huyện trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đơn vị công chức trong bộ máy, là quản lý của đơn vì sự nghiệp công
lập thì lương được đảm bảo từ quỷ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo qui định của pháp luật.
- Cán bộ cơ sở (xã, phường, thị trấn), là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong
thường trực HĐND, UBND, Bí thư, phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
- Công chức cơ sở (xã, phường, thị trấn), là công dân Việt Nam, được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
* Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức:
- Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
+ Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
+ Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
+ Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
- Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
+ Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, các

nghành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của
pháp luật.
+ Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của
pháp luật.
- Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi.
+ Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết riêng theo quy định của pháp luật về
lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số
ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho
những ngày không nghỉ.
- Các quyền khác của cán bộ, công chức.
+ Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh
tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm y tế theo quy
định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế
độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy
định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân:


+ Trung thành với ĐCS VN, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích
quốc gia.
+ Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:
+ Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo
cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí
mật nhà nước.
+ Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
+ Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, kiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

+ Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp
thời báo cáo bằng văn với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết địnhvẫn quyết định việc thi
hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của
việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Liên hệ thực tế: việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công chức ở cơ quan và bản thân?
1. Đối với cơ quan và bản thân công tác :
Hiện nay bản thân đang công tác tại UBND phường Mỹ Thạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ cấp ủy - Ủy ban
giao và làm tốt quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức đối với người dân. Đối với cơ quan, đơn vị đã
thực hiện những việc như sau:
+Luôn trung thành với ĐCS, NN VN; Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, có lập trường quan điểm chính trị rõ ràng, thực hiện tốt Luật CBCC, chấp hành nghiêm các chủ
trương tại địa phương và nơi cư trú.
+ Tôn trọng nhân dân khi đến liên hệ công tác, tận tụy phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với ND; Tận
tình hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ người dân theo quy định chuyên môn từng người phụ trách, đảm bảo
thực hiện đúng thời gian quy định ( VD: giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo nhanh gọn lẹ cho người
dân.... )
- Tại trụ sở có bảng niêm yết công khai các loại TTHC, các mẫu hướng dẫn, thời gian nhận & trả kết quả
đúng hạn.
- Hàng tuần lãnh đạo UBND phường có lên lịch tiếp dân tại bộ phận một cửa vào ngày thứ 5 hàng tuần để
bà con tiện việc liên hệ.
- Cán bộ, công chức tận tình phục vụ nhân dân.
- Thực hiện cơ chế 1 cửa liên thông đã giảm bớt các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cho người dân.
- Phối hợp với Đoàn TN xây dựng mô hình nụ cười & lời chào công sở tại điểm tiếp nhận & trả kết quả.
+ Thực hiện bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của nhà nước giao.
+ Thưc hiện tốt nội qui, quy chế của cơ quan và quy chế dân chủ trong đơn vị.
+ Thực hiện tốt quy hoạch, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn CBCC
đơn vị.
- Tuy nhiên trong đơn vị cũng có 1 số hạn chế:

+ Một số CBCC chưa thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế CQ: còn tình trạng đi trễ, về sớm, còn lo việc
riêng trong giờ hành chính…..
+ Việc đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác chưa được quan tâm đúng mức (do khó khăn tài
chính) nên đôi lúc ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hoàn thành công việc được giao của CBCC.
+ Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hướng dẫn trong việc thi hành công vụ chưa được quan tâm, quản
lý chặt chẽ, nhiều việc còn hình thức, sơ sài, làm qua loa: quy định về đeo bảng tên, đi công tác phải lên
lịch, quy định về xin nghỉ phép…….


+ Chưa thực hiện đồng bộ việc thanh toán chế độ nghỉ ngơi hàng năm của cán bộ, công chức (chưa hết số
ngày nghỉ phép quy định)
- Để giải quyết những hạn chế nêu trên, bản thân có 1 số giải pháp nhằm góp phần xây dựng tập thể
CBCC của đơn vị ngày càng vững mạnh:
- Kịp thời chấn chỉnh xây dựng nội quy, quy chế cơ quan chặt chẽ; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc
thực thi công vụ của CBCCđể có biện pháp, giải pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả, chất
lượng thực thi công vụ và đạo đức của CBCC. Đồng thời nghiêm túc xử lý các trường hợp vi phạm, khen
thưởng biểu dương những trường hợp thực hiện tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu cơ quan đơn vị.
- Nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, XD đạo dức lối sống lành mạnh, đầu tranh ngăn ngừa và đầy
lùi các biểu hiện suy thoái của CBCC
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, chế độ chính sách, khen thưởng chính đáng (về vật chất –tinh thần) để
động viên, kích lệ, để cải thiệnthu nhập góp phần ổn định cuộc sống của CBCC.
* Bài học rút ra cho bản thân
-Là cán bộ, công chức công tác tại cơ sở trước tiên phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
trong hoạt động công vụ, trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng
đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc, luôn lắng nghe ý kiến của đồng
nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá mội vấn đề; thực hiện dân chủ và đoàn kết
nội bộ. Khi thi hành công vụ phải có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn
vị và đồng nghiệp và gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; không
được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân thi hành công vụ.

Tóm lại: Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng
rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ,
công việc được giao.”


Câu 10: Pháp luật dân chủ cơ sở
- Mở bài: Dân chủ là một hệ thống giá trị xã hội mang bản chất giai cấp và tính nhân văn sâu sắc. Dân chủ
là quyền làm chủ của con người trong cộng đồng xã hội; dân chủ còn mang tính pháp lý. Quyền tự do dân
chủ là quyền chính trị, quyền dân sự, kinh tế gắn với mỗi các nhân không thể chuyển dịch cho người khác
và không thể tính thành tiền được. Quyền dân chủ của công dân được mở rộng bao nhiêu do những điều
kiện kinh tế xã hội quy định; dân chủ chỉ trở thành hiện thực khi nó được bảo đảm bằng một lợi ích vật
chất và tinh thần nhất định.
- Khái niệm:Dân chủ cơ sở là việc thừa nhận và thực hiện thường xuyên các quyền làm chủ của công
dân; tăng cường tính cộng đồng trách nhiệm giữa nhà nước và công dân nhằm bảo vệ quyền lợi chính
đáng của công dân ở cơ sở, những nội dung phải công khai để nhân dân biết, bàn và quyết định; những nội
dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định và nhân dân giám sát; trách
nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, của cán bộ thôn,.. của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Nội dung pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn:Thực hiện theo pháp lệnh số
34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Nội dung công khai để nhân dân biết:
-Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự án, công trình đầu tư; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức
cấp xã; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, các khoản huy động nhân dân đóng góp, xoá đói, giảm
nghèo; cấp thẻ bảo hiểm y tế; Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí; Các quy định của pháp luật về thủ
tục hành chính; Những nội dung khác theo quy định của pháp luật.
+ Hình thức công khai:
-Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã;
-Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;
-Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
+ Nội dung nhân dân bàn và quyết định:

Nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp: Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và
mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ
dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng
đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
+Hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp:
-Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;
-Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
+Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết:
-Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố.
-Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ dân phố.
-Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
+ Nội dung để nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền QĐ:
- Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến
-Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; việc quản lý, sử dụng quỹ đất va những nội dung khác cần
phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật.
+ Hình thức để nhân dân tham gia ý kiến
-Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố, thông qua hòm thư góp ý.
+ Những nội dung để nhân dân giám sát.
Những nội dung công khai để dân biết;dân bàn và quyết định trực tiếp; nội dung dân bàn, biểu quyết và
nội dung nhân dân tham gia ý kiến.


- Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân
-Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư
của cộng đồng.
-Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân.
Hai năm một lần trong mỗi nhiệm kỳ của HĐND cấp xã, Ban Thường trực UBMTTQVN cùng cấp tổ
chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, PCT HĐND và Chủ tịch, PCT UBND cấp xã. Kết quả lấy

phiếu tín nhiệm và kiến nghị của mình tới HĐND cùng cấp và các cơ quan tổ chức có thẩm quyền.
* Liên hệ:
-Phường Mỹ Thạnh hiện có 19 Ban vận động thực hiện QCDC ở các chi bộ trực thuộc, hầu hết điều do
đồng chí Bí thư chi bộ là trưởng ban các phó ban và thành viên là đảng viên trong chi bộ nhìn chung;
trong năm qua được sự quan tâm của Đảng ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về việc thực hiện QCDC
tại cơ quan và trường học qua đó, các chi bộ luôn kiện toàn bộ máy hoạt động, hằng năm chi bộ điều xây
dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ngày càng hiệu quả tại cơ quan và đơn vị mình được đảng viên và
nhân dân đồng tình thực hiện.
-Hệ thống Mặt trận Tồ quốc Việt Nam phường cùng với các tồ chức chính trị - xã hội thường xuyên tăng
cường công tác trao đổi, hướng dẫn, tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú trên các phương tiện
thông tin đại chúng như: đài truyên thanh phường, họp tổ dân phố, tổ hội đoàn thể về nội dung thực hiện
pháp lệnh Quy chế dân chủ ở xã, phường.
-Không ngừng phát huy vai trò của từng tổ chức đoàn thể, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ
đạo, hướng dẫn, phối họp thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Kết quả thực hiện khá rõ nét vai trò giám
sát, phản biện xã hội theo Quyết định 217và Quyết định 218 -QĐ/TW của Bộ chính trị về việc Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền”. Đã tiến hành giám sát 02 cuộc đối với UBND phường về công tác “Tiếp nhận và trả kết
quả củng như công tác phát triển BHYT toàn dân”.
-Phối hợp tổ chức hội nghị cho đại biểu HĐND 3 cấp và kỳ hợp thứ 7 HĐND phường tiếp xúc cử tri và
đối thoại với nhân dân được 10 cuộc, với trên 486 lượt người tham dự, có trên 48 ý kiến tập trung vào
các lĩnh vực quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, trật tự xã hội, hệ thống
đèn chiếu sáng công cộng,...qua đó, được đại biểu các ngành liên quan giải trình, làm rõ từng vấn đề,
những vấn đề ngoài thẩm quyền sẽ có kiến nghị với ngành chức năng câp trên xem xét giải quyêt theo
yêu câu, nguyện vọng chính đáng của người dân.
+Kết quả thực hiện dân chủ ở xã, phường(theo Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11)
-Ban Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phường thường xuyên vận động, tuyên truyền và quán
triệt thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sờ theo Pháp lệnh 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là nhằm phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại
địa phương bảo đảm dân được biết, được bàn, được tham gia ý kiến, quyết định trực tiếp về chủ trương
và mức đóng góp xây dựng các công trình xã hội hóa do nhân dân đóng góp.

-Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển kinh tê - xã hội và giữ vững an ninh,
chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa mọi âm mưu
chống phá của các thế lực thù địch, các đối tượng cực đoan, quá khích lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn
giáo, dân tộc, tranh chấp, khiếu kiện trong nhân dân. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tồ quốc, phòng,
chống tội phạm và các tệ nạn xã hội luôn được duy trì và triển khai thực hiện có hiệu quả.
-Thực hiện Quy chế dân chủ gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” Qua đó, Đảng ủy đã tổ chức quán triệt học tập chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức của
Bác Hồ đến tất cả cán bộ, đảng viên, viên chức trong cơ quan, đơn vị, trường học. Từ đó, mỗi cá nhân
phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tham gia nhiều hoạt động từ thiện, xã hội tại địa phương,
tiếp tục củng cố, nâng chất các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng phường văn minh đô thị, tuyến phố văn
minh,...


+Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập (theo Nghị định 04/NĐ-CP)
-Các đơn vị, cơ quan, ban ngành đoàn thể phường đều quan tâm kết họp triển khai thực hiện Quy chế dân
chủ gấn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua
với mô hình “Dân vận khéo”, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, cải tiến nội dung phương
pháp làm việc, thường xuyên giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao, phong
cách và thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức trên tinh thân cởi mở, nhiệt tình, thân thiện và
trách nhiệm.
-Việc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức được các cơ quan, đơn vị tổ chức nghiêm túc ngay từ đầu năm,
đúng nội dung hướng dẫn. Thực hiện tốt quy chế làm việc; quy chế phối họp thực hiện giữa cấp ủy, lãnh
đạo cơ quan và tổ chức công đoàn, quy chế chi tiêu nội bộ; việc quy hoạch, đánh giá cán bộ, đề bạt, bổ
nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức thực hiện đúng quy trình. Các chế độ, chính sách, nâng lương,
khen thưởng, kỷ luật, mua sắm tài sản công được thực hiện công khai, minh bạch. Công tác cải cách
hành chính được tập trung thực hiện, đặc biệt là bộ phận “Một cửa” được tăng cường, ngoài việc công
khai minh bạch về quy trình, thủ tục, phí, lệ phí trong giải quyết các thủ tục hành chính.
-Thực hiện quy chế dân chủ gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Luật phòng, chống
tham nhũng; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí; thực hiện việc “Học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hô Chí Minh”, đã tạo chuyển biến tích cực, có sức lan tỏa sâu rộng trong đội
ngũ cán bộ công chức trong cơ quan, đơn vị. Đảng ủy thường xuyên quán triệt cho đảng viên phải luôn
gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện Quy chê dân chủ trong cơ quan, nghiêm túc trong việc tự phê
bình và phê bình. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong quy hoạch, bố trí cán bộ và trong sinh hoạt Đảng.
*Hạn chế
- Tuy nhiên, việc thực hiện quy chế dân chủ còn một số bất cập, hạn chế. Việc niêm yết, công khai các
nội dung để dân biết theo quy định của Pháp lệnh 34 có lúc, có nơi còn hình thức.
-Nhiều lĩnh vực niêm yết ở các khóm còn chung chung, nội dung công khai chưa đầy đủ, kịp thời, thiếu
cụ thể.
-Việc cung cấp tài liệu tới khóm chưa nhiều nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thông
tin ở một số nơi còn chậm,
-Phương thức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân trong thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức.
-Một số cán bộ khóm chưa có nhận thức đúng về QCDC nên đôi lúc còn thiếu tinh thần trách nhiệm,
cũng như thái độ phục vụ, chưa lắng nghe ý kiến trong công tác tiếp dân và giải quyết các yêu cầu chính
đáng của nhân dân tại địa bàn dân cư.
-Thực hiện cải cách hành chính, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, chống phiền hà, nhũng nhiểu dân
có lúc còn chậm.
* Giải pháp
- Phường tăng cường bổ sung, cập nhật tài liệu mới, văn bản mới và niêm yết, công khai các nội dung để
dân biết theo quy định của Pháp lệnh 34 để nhân dân biết.
-Các khóm còn cần chọn nội dung cụ thể niêm yết công khai đầy đủ, kịp thời từng nội dung liên quan
đến người dân.
-Phường tăng cường cung cấp tài liệu tới khóm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận
thông tin tập trung vào các văn bản liên quan đến thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.
-Phường khóm cần đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân trong
thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước càn đia vào trọng tâm,
trọng điễm và có liên quan trực tiếp đến người dân, để nhân dân biết và thực hiện và giám sát.
-Tăng cường đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn cho cán bộ khóm chưa có nhận thức đúng về QCDC từ
đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, cũng như thái độ phục vụ nhân dân và thực sự lắng nghe ý kiến trong

công tác tiếp dân và giải quyết các yêu cầu chính đáng của nhân dân tại địa bàn dân cư ở các khóm.


×