Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TỔNG HỌP BÀI SOẠN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.94 KB, 21 trang )

Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG.
Câu 1: Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật mác xit ? Liên hệ thực tiễn địa
phương.
Theo chủ nghĩa Mac quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động,
sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện
chứng xây dựng nên nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với hoạt động nhận
thức và thực tiễn của con người. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực
tế khách quan, tôn trọng khách quan
- Quan niệm về vật chất của lê-nin: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác ,được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Quan niệm về Ý thức là 1 hiện tượng tâm lý – XH có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều
yếu tố như: tự ý thức, tri thức, ý chí, tình cảm, niềm tin, ... trong đó tri thức là quan trọng nhất,
là phương thức tồn tại của ý thức. ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất vào bộ óc
người thông qua hoạt động thực tiễn. Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Chủ nghĩa duy vật mác xít khẳng định rằng vật chất có trước ý thức, quyết định ý thức, ý
thức là cái phản ánh cho nên nó có sau, là cái bị quyết định.
- Vật chất còn là cơ sở, nguồn gốc của những nội dung mà ý thức phản ánh. Nghĩa là vật
chất quyết định nội dung phản ánh của ý thức.
- Mặc dù vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức cũng có tính năng động sáng tạo và có
thể tác động trở lại vật chất, thúc đẩy và kìm hãm
Từ những mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chủ nghĩ duy vật Mac xit rút ra được các
yêu cầu như sau:
- Trong nhận thức phải nhận thức sự vật như vốn có, không “ Tô hồng, bôi đen”.
- Trong hoạt động thực tiễn luôn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật
khách quan và hành động theo quy luật khách quan.
- Trong hoạt động thực tiễn phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức tinh
thần trong cải tạo thế giới.
- Tránh rơi vào chủ nghĩa khách quan, trông chờ thụ động, ỷ lại, không cố gắng tích cực


vượt khó.
- Chống bệnh chủ quan, duy ý chí, tuyệt đối hóa ý thức tinh thần trong hoạt động thực
tiễn.
Từ những cơ sở lý luận về những yêu cầu của quan điểm khách quan, bản thân nhận thấy
được trong thời gian qua tại địa phương đã đạt được:
- Trong công tác thực hiện nhiệm vụ thì có những việc làm thiết thực, không bám theo
hình thức để lấy đó báo cáo lập thành tích, mà làm việc trên cơ sở bám sát vào thực tế, không
báo cáo khống, không có thật.
- Trong hoạt động hàng ngày, hàng tháng đều tôn trọng quy luật khách quan, đề ra chỉ
tiêu, nhiệm vụ gì đều xem xét kỹ lưỡng tình hình địa phương, đơn vị mình như thế nào mới
dám đặt ra chỉ tiêu cho đơn vị hoạt động, thực hiện đến nơi đến chốn..
- Hàng năm Đảng ủy đều có các đợt tổ chức học NQ để từ đó rèn luyện đạo đức, nhận
thức cách mạng cho đảng viên, từ đó phối hợp với đoàn thể phường mở những cuộc tuyên


truyền tại địa bàn dân cư để tuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước.
- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục chính trị cho cán bộ đảng viên về tầm quan trọng
của những yêu cầu của quan điểm khách quan thông qua các lần học NQ, họp chi bộ… để từ đó
nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đến những đợt đánh giá phân loại Đảng viên, công
bằng, đóng góp thực tế, các mặt được và chưa được để từ đó nhận thức khắc phục, không được
nói qua lo, dựa vào khách quan đánh giá sai, thích thì đánh giá tốt, không thì nói mặt xấu, như
vậy là mắt quan điểm của Đảng, mất sự đoàn kết nội bộ trong chi bộ.
- Trong công việc, hướng tới khi thực hiện nhiệm vụ, hay xử lý vấn đề gì thì bản thân và
các ngành xử lý một cách thận trọng, đồng thời có biện pháp đôn đốc, xem xét và kiểm tra nội
dung công việc đã đề ra, không để việc bị tồn đọng.
Tóm lại, cơ sở cho việc phát huy tính năng động chủ quan là việc thừa nhận và tôn trọng
tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và XH. Nếu như TG vật chất với những
thuộc tính và quy luật vốn có của nó – tồn tại khách quan, ko phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người, thì con người trong nhận thức và hđ thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách

quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hđ của mình. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn
chủ quan, lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc bệnh chủ
quan duy ý chí.


Câu 2: Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật ? Liên hệ thực tiễn địa
phương .
Lịch sử trước Mác, bàn về vật chất và ý thức thì có rất nhiều quan điểm khác nhau. Chủ
nghĩa duy tâm không thấy vai trò của vật chất mà chỉ có vai trò của ý thức. Chủ nghĩa Mác thì
vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng; lý luận và thực tiễn có mối qhệ biện chứng. Để
hiểu rõ về quan điểm cũng như mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, chúng ta cùng phân tích.
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Trên cơ sở kế thừa các giá trị về tư tưởng biện chứng trong kho tàng của nhân loại, đồng
thời khái quát những cái mới nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX (khoa học về các quá
trình, về nguồn gốc về mối liên hệ và sự phát triển) phép biện chứng duy vật đã phát hiện ra
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng trong thế giới, coi đây là đặc
trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật.
* Khái niệm:
- Liên hệ: là sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hóa lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt các yếu tố, các thuộc tính của một
sự vật, hiện tượng, một quá trình
- Liên hệ phổ biến:mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xà hội và tư duy)
dù đa dạng, phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Cơ
sở của mối liên hệ này là tính thống nhất vật chất của thế giới.
* Tính chất của liên hệ:
Các mối liên hệ có 3 tính chất cơ bản là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng.
- Tính khách quan: là cái vốn có của sự vật hiện tượng, ngay cả sự vật vô tri, vô giác
cũng đang hàng ngày, hàng giờ chịu sự vận động của các sự vật khác.
- Tính phổ biến: bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng điều liên hệ với sự vật, hiện tượng
khác không có sự vật nào nằm ngoài mối liên hệ

- Tính đa dạng, phong phú: phép biện chứng duy vật cũng thừa nhận tính đa dạng khác
biệt của các mối liên hệ, trong đó bao gồm liên hệ bên trong với bên ngoài; cơ bản-không cơ
bản; trực tiếp – gián tiếp. Trong đó, các mối liên hệ bên trong, cơ bản, chủ yếu, trực tiếp giữ
vai trò quyết định sự vật.
Như vậy liên hệ giữa các sự vật là vô cùng vô tận, phong phú, đa dạng và rất phức tạp,
đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội, tính phức tạp của nó đc nâng lên rất nhiều lần do những hoạt
động có mục đích của con người.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Xem xét sự vật phải đứng trên quan điểm toàn diện. Quan điểm này đòi hỏi chúng ta
khi xem xét sự vật, hiện tượng, phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của chúng ta, đồng
thời phải đánh giá cho đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ, phải xác định cho
được những mặt, những mối liên hệ bản chất, chủ yếu của sự vật hiện tượng.
- Giúp chúng ta trong quá trình phát biểu cả về mọi mặt thể lực, trí lực và nhân cách…
với tư cách là những nguyên tắc là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử, cụ thể góp phần định hướng chỉ tạo cho hoạt động thực tiển cải tạo hiện
thực, cải tạo bản thân chúng ta
* Qua nghiên cứu tìm hiểu bản thân nhìn thấy được ở địa phương, cơ quan, đơn vị: đánh
giá một đồng chí, đồng nghiệp có sai phạm hay không, ta phải xem xét kỹ lượng các mặt và đi
trước tình để nắm bắt thông tin cho chặt từ mọi phía rồi mói ra quyết định đánh giá, nhưng
cách nói phải có trọng tâm, trọng điểm để đồng chí nhìn nhận và khắc phục sữa sai của mình


. trong hoạt động cơ quan khi đề ra công việc cho từng đồng chí đồng nghiệp nhận
nhiệm vụ phải đòi hỏi xem xét kỹ lưỡng từng người nào đảm nhận công việc nào phù hợp,
phân tích rõ từng nội dung, tránh nói chung chung cho tập thể, mà phải nói tách từng nội dung,
không được trùng lấp, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tiến độ công việc không hoàn thành.
2. Nguyên lý về sự phát triển:
* Khái niệm phát triển:Phát triển là quá trình vận động theo hướng đi lên từ thấp đến
cao, từ chưa hoàn thiện đế hoàn thiện hơn.
* Quan niệm của sự phát triển: Phát triển là một quá trình vận động tiến lên từ thấp

lên cao, quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa có những bước nhảy vọt đưa tới sự ra đời cái
mới thay cái cũ
* Tính chất của sự phát triển: Có 3 tính chất.
- Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển nằm bên trong sự vật. Dù muốn hay không
của con người, sự vật luôn luôn phát triển đó là khuynh hướng chung của thế giới vật chất.
- Tính phổ biến: phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội vào tư duy ở bất cứ
sự vật nào của hiện tượng khách quan.
- Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển do tồn tại ở
những thời gian, không gian khác nhau nên sự phát triển cũng khác nhau. Đồng thời, quá trình
phát triển sự vật này còn chịu sự tác động của sự vật khác, sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự phát triển của sự vật thậm chí còn thụt lùi
* Quan điểm phát triển: đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng trong xu thế
phát triển của chúng, nghĩa là, chúng ta nhìn thấy khuynh hướng biến đổi (động) tất yếu của sự
vật, hiện tượng.
- Quan điểm phát triển giúp chúng ta nhìn thấy cái mới, tin tưởng ở sự tất thắng của cái
mới, cái tiến bộ tất yếu sẽ chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu
- Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì tuệ, định kiến trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn của chúng ta
* Là một người cán bộ, Đảng viên đang công tác khi xem xét đánh giá đồng chí, đồng
nghiệp mình. Tôi vận dụng quan điểm phát triển để đánh giá nhiệm vụ đặt ra, phẩm chất đạo
đức của người đồng nghiệp mình theo khuynh hướng biến đổi phát triển của nó. Mặt khác bản
thân tôi đánh giá không dựa vào tư tưởng bảo thủ của cái cũ. Ở một nơi nào đó chúng ta phải
thấy được đồng chí mình một sự tiến bộ, đổi mới, vương lên trong vấn đề thực hiện nhiệm vụ,
phát triển nhân cách của mình.
*Liên hệ thực tiễn:
Thành tựu:
- Đảng ta luôn đấu tranh phê phán các quan điểm bảo thủ, trì trệ định kiến qua các văn
kiện đại hội.
- Duy trì đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng XHCN.
- Lĩnh vực kinh tế:

+ Cải thiện chất lượng môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phòng chống cháy
nổ để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sẳn có ở địa phương.
+ Tăng trưởng GDP đầu ngành đạt mức cao thực hiện phát triển bền vững nền kinh tế.
+ Phát triển nhanh các thành phần kinh tế, các loại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả
kinh tế, kinh tế nhiều thành phần.
+ Tập trung được sự đầu tư từ các nguồn lực nước ngoài.
+ Đẩy mạnh CNH-HĐH, giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao
+ Xây dựng nông thôn mới có nhiều tiến bộ.


+ Hệ thống cở sở hạ tầng phát triển, hội nhập được với các nước trên thé giới.
+ Ngành nông nghiệp: Lúa: Tổng diện tích xuống giống 03 vụ 1.935,5/1.918 ha đạt
100,91%KH, nâng suất bình quân 6,5 tấn/ha. Phối hợp với UBMTTQ và các ban ngành thực
hiện tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông
nghiệp.
+ Trong thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp: đã phát triển các cơ sở kinh doanh có
hiệu quả, tăng vốn đầu tư và nguồn lao động
+ Trong xây dựng: đã hoàn thành đưa vào sử dụng 04 công trình và 02 hạng mục, với
tổng kinh phí 5.855 triệu đồng, gồm: 1. Đường Mương Thơm bờ hữu đoạn 2 và 02 hạng mục
(Công trình mở rộng đường tổ 33 - khóm Hòa Thạnh + công trình lắp đặt đường nước sạch
tuyến từ nhà ông Liệt - khu dân cư Hưng Thạnh) kinh phí 4.382 triệu đồng; 2. Cải tạo sửa chữa
Tổ TTĐT (233 triệu); 3. Cải tạo Ban BVDP (250 triệu đồng); 4. Kè sạt lở tổ 01 Hưng Thạnh
(900 triệu đồng).
- Lĩnh vực Văn hóa – Xã hội:
+ Về giáo dục: phát động toàn dân đưa trẻ đến trường, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, học sinh nghèo. Bên cạnh vận động học phẩm, học bổng với tổng giá trị trên
208,760 triệu đồng, cấp phát cho 292 em học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn
+ Về y tế: Xảy ra 50 ca/12 ổ dịch (cùng kỳ 2016 là 44 ca/05 ổ dịch). Đã ra quân thực
hiện 05 chiến dịch diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng. Tập huấn kiến thức chuyên môn cho
cán bộ, kiểm tra, giám sát VSATTP, dịch bệnh tại địa phương luôn được kiểm soát, vận động

người dân thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
+ An sin xã hội: chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng BTXH trên địa bàn
phường, qua đó kịp thời cấp phát các chế độ đến đối tượng. Bên cạnh, trong năm đã hỗ trợ
hàng tháng cho 12 đối tượng hộ nghèo đang hưởng BTXH hàng tháng với tổng trị giá 36 triệu
đồng (gồm gạo và tiền mặt), để các hộ này có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
+ An ninh: Phạm pháp hình sự: Xảy ra 03 vụ, gồm 02 vụ trộm, 01 vụ giết người (so
cùng kỳ 2016 giảm 05 vụ), đã điều tra làm rõ 03/03 vụ, giao Công an Long Xuyên xử lý. Tai
nạn giao thông đường bộ: xảy ra 03 vụ (so cùng kỳ 2016 tăng 01 vụ), làm 02 người chết. Va
chạm giao thông đường bộ xảy ra 13 vụ, làm 17 người bị thương.
Hạn chế:
- Công tác lặp lại trật tự trên địa bàn tuy có thực hiện thường xuyên nhưng ý thức một số
hộ dân chưa cao.
- Một số người chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, chưa xử lý tốt chất
thải.
- Cơ sở vật chất ở địa phương còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu phát triển ở địa
phương.
- Phát triển nề kinh tế thiếu bền vững.
- Sản phẩm xuất khẩu phần lớn là sản phẩm thô, chất lượng sản phẩm không đáp ứng
yêu cầu của các nước trên thế giới.
- ANTT trên địa bàn cũng chưa đảm bảo, còn các vụ án xảy ra rải rát làm cho người dân
không yên tâm sản xuất.
Giải pháp khắc phục những hạn chế:
- Nâng cao nhận thức, hoạt động thực tiễn và ý nghĩa của phương pháp luận.
- Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước về kinh tế xã hội, phát huy
vai trò làm chủ của nhân dân.


- Về nông nghiệp: tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, giảm chi phí sản xuất, tăng
lợi nhuận, trồng lúa có năng suất cao.
- Giáo dục: nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường.

- Y tế: chủ động phòng chống các loại dịch bệnh, tăng cường công tác tiêm chủng.
- Vệ sinh môi trường: vận động nhân dân tham gia xe rác tự quản, có ý thưc trong việc
chung tay bảo vệ môi trường.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: tạo điều kiện thuận lợi cho cac chủ cơ sở sản xuất
kinh doanh có điều kiện vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thêm nhiều ngành,
nghề mới, đồng thời cũng giải quyết việc làm cho người lao động.
* Liên hệ bản thân:
Là một cán bộ, bản thân luôn tự thấy cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
- Trước hết là phải nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, để nhận thức và
hòa nhập kịp thời theo sự phát triển của đất nước.
- Luôn nhắc nhở bản thân đặt nhiệm vụ lên hàng đầu, bám sát thực tiễn để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện xây dựng cơ quan dân chủ, văn minh và tiến bộ, chống bệnh chủ quan duy ý
chí, tôn trọng ý kiến đồng nghiệp, học hỏi kinh nghiệm tù thế hệ đi trước để xây dựng cơ quan
văn hóa.
- Ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM để trở thành một người cán bộ có
ích cho xã hội, là một đảng viên trung thành với đường lối cách mạng, là một người đầy tớ
trung thành của nhân dân.
*Cặp phạm trù: Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản của các sự vật, hiện tượng, thuộc một lĩnh vực
nhất định.
* Cái chung và cái riêng:
- Cái chung: dung để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ,
tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
- Cái riêng: dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định.
- Cái đơn nhất: là phạm trù triết học chỉ những đặc điểm, những thuộc tính vốn có chỉ
của một sự vật, hiện tượng, quá trình và không được lặp lại ở các cái riêng khác…
- Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:
- Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật mác xít, cái riêng và cái chung không thể tách
rời nhau, không có cái chung tồn tại độc lập đứng ngoài cái riêng mà cái chung chỉ tồn tại trong

cái riêng, thông qua cái riêng.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ đưa đến cái chung, vì bất cứ cái riêng nào cũng
tồn tại trong mối liên hệ với những cái riêng khác. Giữa những cái riêng ấy bao giờ cũng có
những cái chung giống nhau
- Cái chung là cái sâu sắc chi phối cái riêng, quyết định bản chất của cái riêng. Cái riêng
bao giờ cũng phong phú, sinh động hơn cái chung.
- Như vậy: cái chung là bộ phận của cái riêng, cái riêng không bao quát hết hoàn toàn cái
chung
- Cái chung luôn là một bộ phận của cái riêng, cái riêng là một chỉnh thể cho nên nó
không gia nhập hết vào cái chung. Cũng vì vậy, cái riêng phong phú hơn cái chung…
- Phương pháp luận:
+ Thứ I: Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, cho nên muốn nắm được cái chung thì
phải xem xét, phân tích các sự vật, hiện tượng cụ thể với tư cách là những cái riêng.


Thứ II: trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, nắm được cái chung là
chìa khóa để giải quyết cái riêng để tránh những vấp váp không cần thiết trong quá trình giải
quyết các công việc cụ thể.
- Thứ III: không được tuyệt đối hóa cái chung, vì như vậy dễ rơi vào giáo điều, đồng
thời cũng không được tuyệt đối hóa cái riêng, vì như vậy dễ rơi vào cục bộ địa phương, xét lại.
* Liên hệ thực tế: tại địa phương, đơn vị Ban BVDP phường có 51 lực lượng BVDP(là
cái chung) chia đều cho 9 khóm(cái riêng), thường xuyên huy động LL 9 khóm về tổ chức họp
lệ Ban BVDP phường về tình hình công tác trực, tuần tra, cũng như công văn mới của cấp trên
về tình hình ANTT, nắm bắt thông tin các đối tượng, tôn giáo cực đoan, trên địa bàn dân cư của
mình(cái đơn nhất) kịp thời báo cáo lên Ban BVDP, đẻ Ban báo cáo lãnh đạo Đảng ủy, UB và
công an phường nắm, có hướng xử lý.
Tóm lại:
Phép bc duy vật là 1 chỉnh thể bao gồm các nguyên lý, các quy luật và các cặp phạm trù.
Với tư cách là 1 lý luận phản ánh đúng đắn, chân thực TG khách quan, phép biện chứng duy
vật có vai trò phương pháp luận hết sức to lớn. Nó là công cụ để nhận thức và cải tạo TG. Tuy

nhiên phép biện chứng là 1 thể thống I, vì vậy khi vận dụng phép biện chứng phải vận dụng
tổng thể. Thiếu phép biện chứng người ta ko thể có được cách nhìn tổng quát và do đó sẽ ko
thể có 1 phương pháp thật sự KH. HCM và ĐCSVN đã luôn luôn vận dụng sáng tạo phép biện
chứng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, QS. Đó là 1 trong những nhân tố rất căn bản để
đưa đến những thắng lợi to lớn của CMVN. Ngày nay CMVN trước những thời cơ lớn và thách
thức lớn, cũng chỉ có thể giành đc thắng lợi nếu vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật./.


Câu 3: Sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn? Liên hệ thực tiễn địa phương.
Bài làm:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho thực tiễn là: toàn bộ những hoạt động vật chất có tính
mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tiến tự nhiên và xã hội.
- Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất hóa tư tưởng, là quá trình chuyển tinh thần cái
vật chất.
- Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể.
- Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, là họa động đặc trưng của con
người (cái phân biệt giữa con người và con vật).
* Có 3 hình thức thực tiễn cơ bản như sau:
Một là, sản xuất vật chất.
Hai là, những hoạt động chính trị - xã hội.
Ba là, hoạt động thực nghiệm khoa học.
♦* Cơ sở lý luận của quan điểm thực tiễn:
- Nhận thức đề ra đường lối chủ trương, chính sách,… phải trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ
thực tiễn, từ những nhu cầu của thực tiễn.
- Để nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết không thể dựa vào lý luận, vào tri thức đã đạt
được.
- Thực tiễn không chỉ là hoạt động để cải tạo thế giới, đem lại lợi ích cho con người mà còn
là một công cụ, phương tiện quan trọng của nhận thức.
- Theo sát sự biến đổi và phát triển của thực tiễn, tăng cường tổng kết thực tiễn để sửa đổi,
bổ sung, phát triển nhận thức và hành động cho phù hợp với thực tiễn.

- Phải tôn trọng thực tiễn, căn cứ vào thực tiễn mà kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức lý
luận, cũng như những chủ trương, chính sách, biện pháp.
*Lý luận: là những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối
liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
* Vai trò Lý luận:
Thứ nhất, lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính lôgic chặt chẽ.
Thứ hai, cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn. Không có tri thức kinh
nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý luận
Thứ ba, lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất sự vật, hiện tượng.
* Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
Thực tiễn là cơ sở, động lực, của nhận thức lý luận.
- Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi bản thân sự vật , hiện tượng trong
hiện tượng. Từ đó, làm biến đổi hình ảnh của sự vật hiện tượng.
- Thực tiễn đặt ra nhu cầu cho sự phát triển nhận thức.
- Thực tiễn là động lực phát triển nhận thức.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận.
+ Nhận thức của con người bị chi phối bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại.
+ Những tri thức, kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào
thực tiễn phục vụ con người.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận.
* Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:
- Lý luận đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn.
- Lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để tạo
thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng.


- Lý luận đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn, giúp hoạt động thực tiễn
chủ động, tự giác, giúp cho hoạt động thực tiễn bớt mò mẫm, vòng vo, chủ động, tự giác hơn.
* Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
- Lý luận càng cao, hiểu biết càng sâu sắc, thực tiễn càng đa dạng phong phú.

- Thực tiễn càng đa dạng, phong phú, sinh động bao nhiêu càng tạo điều kiện, càng kích
thích lý luận phát triển bấy nhiêu.
- Lý luận là sự khái quát thực tiễn cách mạng, lịch sử, xã hội, là sự đúc kết những tri thức
kinh nghiệm và tri thức lý luận. Đồng thời, sức mạnh, sức sống của nó là chỗ gắn bó hữu cơ
với thực tiễn, được kiểm nghiệm bổ sung và phát triễn trong thực tiễn.
- Là sự thống nhất biện chứng, nghĩa là lý luận phải thường xuyên được bổ sung.
- Thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận thức
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
* Ý nghĩa của phương pháp luận:
- Một là, nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, xuất phát từ thực
tiễn đĩa phương, ngành, đất nước.
- Hai là, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải gắn với hành.
- Ba là, phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ
khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước.
- Trong hoạt đông thực tiễn phải chủ động ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh
giáo điều.
- Trong quá trình hoạt động phải luôn kết hợp chặt chẽ giữa thực tiễn và lý luận, giữa thực
tiễn với tri thức, không được tuyệt đối hóa tri thức hay thực tiễn.Điều đó dễ dẫn đến cực đoan
trong quá trình hoạt động.
- Trong công tác, mỗi cán bộ phải gương mẫu, thực hiện phương châm “ nói đi đôi với
làm”, tránh nói một đằng làm một nẻo, nói nhiều làm ít, nói mà không làm.


Liên hệ thực tiễn địa phương:

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ XI và tại địa phương thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ XII với
những thuận lợi cũng không ít khó khăn thách thức.


+ Vận động nhân dân thực hiện 03 công trình xã hội hóa cầu đường tổng kinh phí 394 triệu đồng; 3
tuyến nước sạch kinh phí 157,5 triệu đồng; 3 công trình đèn đường chiếu sáng tổng kinh phí 72,5 triệu
đồng. Đưa vào sử dụng 2 công trình tổng vốn đầu tư 4 tỷ 882 triệu đồng từ nguồn ngân sách, thực hiện
6 công trình với tổng mức vốn 11 tỷ 259 triệu đồng trong đó có công trình thành lập khu dân cư người
nghèo theo chủ trương của Thành phố

+ Khuyến nông: Triển khai nhiều mô hình đến nông dân (như trồng nấm rơm trong nhà
bằng nguyên liệu compost, nuôi heo hữu cơ và trồng rau hữu cơ, mô hình nuôi lươn...), bước
đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhân rộng mô hình trên địa bàn phường.


- Trật tự đô thị: triển khai quyết liệt việc lót gạch vĩa hè theo quy cách chung, đến nay có
trên 10 cơ quan, xí nghiệp và 26 hộ dân đã và đang thực lót gạch vỉa hè. Phấn đấu trong năm
2018 phường sẽ hoàn chỉnh việc lót gạch vỉa hè theo kế hoạch
+ Tổ quản lý chợ đi vào hoạt động đã góp phần từng bước ổn định trật tự mua bán tại các
chợ, triển khai kịp thời đến các tiểu thương về chủ trương, chính sách của địa phương như:
tuyên truyền vận động tiểu thương ở các chợ Cái Dung, chợ Vàm Cống, chợ Cái Sắn cũ di dời
đến nơi buôn bán mới khi các chợ Cái Sắn và chợ Lộ Xã mở rộng hoàn thành...
- Môi trường: hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2017, đã ra quân tổng
vệ sinh môi trường rạch Cái Sắn cạn (đoạn gần cầu cái Sắn nhỏ khoảng 100m), có trên 50 đoàn
viên, thanh niên và chiến sĩ trung đoàn 3 tham gia.
+ Tư pháp-hộ tịch: thực hiện tốt công tác tiếp dân tại bộ phận Một cửa, trong năm đã tiếp
nhận và trả kết quả đạt 100%, không có hồ sơ tồn đọng, đặc biệt thực hiện tốt công tác liên
thông trong việc cấp giấy khai sinh, BHYT và nhập hộ khẩu cho trẻ em.
+ Giáo dục: Chất lượng giáo dục tiếp tục được duy trì. Tổng kết năm học 2016 - 2017, tỷ lệ học
sinh khá giỏi ở các bậc học đạt khá cao, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm (THCS 1.5%, tiểu học 0%).
+ An sinh xã hội: thực hiện tốt công tác chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng
BTXH trên địa bàn phường, qua đó kịp thời cấp phát các chế độ đến đối tượng. Bên cạnh, trong
năm đã hỗ trợ hàng tháng cho 12 đối tượng hộ nghèo đang hưởng BTXH hàng tháng với tổng

trị giá 36 triệu đồng (gồm gạo và tiền mặt), để các hộ này có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
- Tuy nhiên, bên cạnh nhựng thành tựu nỗi bật nêu trên, việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị trong năm 2017 cũng bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm như trong báo cáo đã đánh giá.
Những tồn tại hạn chế, là do nguyên nhân chủ quan, khách quan trong công tác chỉ đạo, điều
hành chưa quyết liệt, kỷ cương chưa nghiêm, sự phối hợp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
chất lượng tham mưu, đề xuất giải pháp còn nhiều hạn chế; hiệu quả quản lý một số lĩnh vực
còn thấp; thiếu chủ động. Năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của một cán bộ, công
chức còn yếu. Chính vì vậy từng Ban ngành đoàn thể cần nghiêm túc, thẳng thắng nhìn nhận
một cách khách quan, đúng đắn vai trò, trách nhiệm cũng như từng cá nhân người đứng đầu,
nói đi đôi với làm, đối với những hạn chế yếu kém vừa qua.
- Tóm lại: `Vai trò của thực tiễn và lý luận là một quá trình cho sự phát triển nhận thức
và mang tính bản chất của sự vật, hiện tượng. Trong công tác, mỗi cán bộ phải gương mẫu thực
hiện phương châm; nói đi đôi với làm, tránh nói một đằng, làm một nẻo; nói nhiều làm ít; nói
mà không làm.


BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢNCHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Câu 1: Nội dung cơ bản của Lý luận hình thái kinh tế - xã hội? Liên hệ thực tiễn
địa phương?
MB: Hình thái Kinh tế - Xã hội ra đời là một cuộc cách mạnh trong toàn bộ quan niệm
về lịch sử xã hội, là cơ sở phương pháp luận của sự phát triển khoa học về quá trình vận động
và phát triển xã hội. Nhờ có lý luận Hình thái Kinh tế - Xã hội này lần đầu tiên trong lịch sử
Mác đã chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Như vậy, lý luận hình thái Kinh tế - Xã
hội giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học về sự vận hành của xã hội trong
giai đoạn phát triển hiện nay.
TB: Hình thái Kinh tế - Xã hội
a) Hình thái Kinh tế - Xã hội là một phạm trù của Chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã
hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó,
phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng
được xây dựng trên những quan hệ ấy.

Hình thái Kinh tế - Xã hội đặt nguyên tắc phương pháp luận khoa học để nghiên cứu tất cả
các mặt của xã hội. Chẳng những nó đã đưa ra bản chất của một xã hội cụ thể, phân biệt chế đọ
xã hội này với chế độ xã hội khác, mà còn thấy được tính lặp lại, tính liên tục của mối quan hệ
giữa người với người trong quá trình sản xuất và sinh hoạt ở những xã hội khác nhau. Nói cách
khác, phạm trù Hình thái Kinh tế - Xã hội cho phép nghiên cứu xã hội cả về mặt loại hình và về
mặt lịch sử. Xem xét đời sống xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, coi như một
cấu trúc thống nhất tương đối ổn định đang vận động trong khuôn khổ của chính hình thái ấy.
Cấu trúc và chức năng của các yếu tố cấu thành Hình thái Kinh tế - Xã hội.
Xã hội không phải là tổng số những hiện tượng, sự kiện rời rạc, những cái nhìn riêng lẻ,
xã hội là một chỉnh thể toàn diện có cơ cấu phức tạp. Trong đó có những mặt cơ bản nhất là
Lực lượng sản xuất, Quan hệ sản xuất và Kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt đó có vai trò nhất
định và tác động lên những mặt khác tạo nên sự vận động của cơ thể xã hội. Chính tính toàn
vẹn đó được phản ánh bằng khái niệm Hình thái Kinh tế - Xã hội.
Lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất, kỹ thuật mà mỗi Hình thái Kinh tế - Xã hội. Sự
hình thành và phát triển của mỗi Hình thái Kinh tế - Xã hội xét đến cùng là do Lực lượng sản
xuất quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển qua các Hình thái Kinh tế - Xã hội nối tiếp nhau
từ thấp đến cao thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người.
Lực lượng sản xuất bao gồm :
Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, biết sử dụng tư
liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất.
Tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra bao gồm Tư liệu lao động và Đối tượng lao động. Đối
tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào trong sản xuất như là đất canh tác,
nước...ngoài ra, còn có đối tượng không có sẵn trong tự nhiên mà con người sáng tạo ra. Tư


liệu lao động là những vật thể mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo
ra những tư liệu sinh hoạt nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người. Tư liệu lao động chỉ trở
thành lực lượng tích cực cải biến đối tượng lao động khi chúng kết hợp vơí lao động sống.
Chính con người với trí tuệ và kinh nghiệm của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng

nó để thực hiện sản xuất. Tư liệu lao động dù có ý nghĩa lớn lao đến đâu nhưng nếu tách khỏi
người lao động thì cũng không phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất
của xã hội. LêNin viết : ”
Lực lượng sản xuất hấp dẫn của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao
động”.
Giữa các yếu tố của Lực lượng sản xuất có sự tác động biện chứng. Sự tác động của tư
liêu lao động phụ thuộc vào trí thông minh, sự hiểu biết, kinh nghiệm của con người. Đồng thời
bản thân những phẩm chất của con người, những kinh nghiệm và thói quen của họ đều phụ
thuộc vào Tư liệu sản xuất hiện có, phụ thuộc vào chỗ họ sử dụng những tư liệu lao động nào.
Quan hệ sản xuất .
Quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất là những quan hệ cơ bản ban đầu
và quyết định mọi quan hệ xã hội khác, không có những mối quan hệ đó thì không thành xã
hội và không có quy luật xã hội. Mỗi hình thái Kinh tế - Xã hội lại có một kiểu quan hệ sản
xuất của nó tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất đó
là tiêu chuẩn khách quan để nhận biết xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác đồng thời tiêu
biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.Quan hệ sản xuất bao gồm những mặt
sau đây :
]Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Quan hệ tổ chức quản lý.
Quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
Ba mặt nói trên có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
có ý nghĩa quyết định đối với tất cả những quan hệ khác. Bản chất của bất kỳ mối quan hệ sản
xuất nào cũng phụ thuộc vào vấn đề những Tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội được giải
quyết như thế nào
Có hai hình thức sở hữu cơ bản về Tư liệu sản xuất : Sở hữu tư nhân và Sở hữu xã hội.
Những hình thức sở hữu đó là những quan hệ kinh tế thực hiện giữa người với người trong xã
hội.
Kiến trúc thượng tầngKiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội, những
thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng
nhất định.

Mỗi yếu tố của Kiến trúc thượng tầng có đặc thù riêng, có quy luật riêng nhưng không
tồn tại tách rời nhau mà liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng,
phản ánh cơ sở hạ tầng. Song không phải tất cả các yếu tố của Kiến trúc thượng tầng đều liên
hệ như nhau trên cơ sở hạ tầng của nó. Trái lại, mỗi bộ phận như một tổ chức chính trị, pháp
luật có liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng con các yếu tố khác như Triết học, nghệ thuật, tôn
giáo... thì ở xa cơ sở hạ tầng và chỉ liên hệ gián tiếp với nó.
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của Hình thái
Kinh tế - Xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm những Quan hệ sản
xuất thống trị, Quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội trước là mầm mống của xã hội sau. Trong xã
hội có giai cấp đối kháng, tính chất giai cấp của Cơ sở hạ tầng là do kiểu Quan hệ sản xuất
thống trị quy định. Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn ngay từ
trong cơ sở hạ tầng


Liên hệ: tại địa phương phường Mỹ Thạnh
- Trồng trọt:
+ Lúa: Tổng diện tích xuống giống 03 vụ 1.935,5/1.918 ha đạt 100,91%KH, nâng suất
bình quân 6,5 tấn/ha.
+ Màu: Tổng diện tích xuống giống 39,5 ha (trong đó mè 12 ha; còn lại chủ yếu dưa leo,
dưa hấu, bắp, đậu quả các loại, bầu, bí, ớt).
- Chăn nuôi: Đa số các chỉ tiêu tiêm phòng đều đạt theo kế hoạch, cụ thể dịch tả + tụ
huyết trùng heo đạt 103,99% (1.537/1.478 liều), tụ huyết trùng trâu bò đạt 112% (56/50 liều),
dại chó đạt 107,59% (170/158 liều)
- Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn đến cuối năm là 14,1 ha
(giảm 3,7 ha so cùng kỳ 2016 do giá cả thị trường không ổn định nhiều hộ dân treo ao hầm).
Cụ thể cá tra thịt: 02 hộ/2,1 ha; cá tra giống: 05 hộ/6,2 ha; cá lóc: 05 hộ/1,8 ha; cá trê: 03 hộ/01
ha; cá chép giòn: 01 hộ/03 ha); 03 hộ nuôi bè, số lượng 03 cái.
- Khuyến nông: Triển khai nhiều mô hình đến nông dân (như trồng nấm rơm trong nhà
bằng nguyên liệu compost, nuôi heo hữu cơ và trồng rau hữu cơ, mô hình nuôi lươn...), bước
đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhân rộng mô hình trên địa bàn phường.

- Giáo dục: chất lượng giáo dục tiếp tục được duy trì. Tổng kết năm học 2016 - 2017, tỷ
lệ học sinh khá giỏi ở các bậc học đạt khá cao, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm. vận động học phẩm,
học bổng với tổng giá trị trên 208,760 triệu đồng, cấp phát cho 292 em học sinh thuộc hộ
nghèo, cận nghèo, khó khăn.
- An sinh xã hội: - Thực hiện tốt công tác chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng
BTXH trên địa bàn phường, qua đó kịp thời cấp phát các chế độ đến đối tượng. Bên cạnh, trong
năm đã hỗ trợ hàng tháng cho 12 đối tượng hộ nghèo đang hưởng BTXH hàng tháng với tổng
trị giá 36 triệu đồng (gồm gạo và tiền mặt), để các hộ này có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế như:
Tình hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi còn khó khăn vì giá cả thị trường bấp bênh.
Trật tự đô thị được quan tâm, tuy nhiên do ý thức người dân chưa cao nên vẫn còn tình trạng
xây cất nhà lấn chiếm sông, kênh, rạch, việc buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường gây ách tắt
giao thông, số hộ lót gạch vỉa hè theo quy cách chung còn ít; Còn nhiều điểm có nguy cơ sạt lở,
ô nhiễm môi trường khắc phục chậm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện chưa
đạt yêu cầu (ước đạt 72/76,9%). Số ca SXH, tay chân miệng tăng cao so với cùng kỳ 2016.
KB:Hình thái Kinh tế - Xã hội ra đời là một cuộc cách mạnh trong toàn bộ quan niệm về
lịch sử xã hội, là cơ sở phương pháp luận của sự phát triển khoa học về quá trình vận động và
phát triển xã hội. Nhờ có lý luận Hình thái Kinh tế - Xã hội này lần đầu tiên trong lịch sử Mác
đã chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Như vậy, lý luận hình thái Kinh tế - Xã hội
giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học về sự vận hành của xã hội trong giai
đoạn phát triển nhất định.


Câu 2: Vấn đề giai cấp, nhà nước và cách mạng xã hội? Liên hệ thực tiễn.
Theo Triết học Mác Lê nin về những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong
đó có vấn đề giai cấp, nhà nước và cách mạng xã hội; là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính
lịch sử, tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế và sự lật đổ một chế độ chính trị đã
lỗi, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn, nhưng để hiểu rõ những nội dung tồn tại trong
lịch sử. Vì vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vấn đề giai cấp, nhà nước và cách mạng xã hội.
Giai cấp là: Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác

nhau về địa lý của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về
quan hệ của họ(thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận)…
và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoạc nhiều mà họ
được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao
động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.
* Nguồn gốc hình thành giai cấp
- Sự phát triển Lực lượng sản xuất: Công cụ bằng sắt ra đời, phân công lao động xã hội,
năng suất lao động tăng, có 2 sản phẩm dư thừa
Chế độ tư hữu.
- Trong lịch sử xã hội có 2 con đường hình thành giai cấp:
+ Do sự phân hóa trong nội bộ công xã nguyên thủy
+ Do biến tù binh trong chiến tranh trở thành nô lệ phục vụ cho những người giàu và có
địa vị trong xã hội.
* Xã hội có giai cấp: giai cấp cơ bản và không cơ bản:
- Giai cấp cơ bản: là giai cấp xuất hiện và tồn tại gắn liền với phát triển sản xuất thống
trị (phương thức sản xuất đương thời)
- Giai cấp không cơ bản: là giai cấp xuất hiện và tồn tại gắn liền với phát triển sản xuất
không phải thống trị (phương thức sản xuất tàn dư và mầm móng).
* Đấu tranh giai cấp: là cuộc đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại bộ
phận khác nhau, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tướt quyền, bị áp bức và lao động, chống lại
bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công
dân làm thuê hay những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản.
- Thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt
lợi ích giữa giai cấp nông dân bị áp bức vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, chống
lại bọn đặc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức và bóc lột.
* Nguồn gốc, nguyên nhân đấu tranh giai cấp:
- Nguyên nhân đấu tranh giai cấp:
Trực tiếp: giai cấp tư bản CM
GC thống trị lỗi thời.



Gián tiếp: Lao động sản xuất phát triển Quan hệ sản xuất lỗi thời
* Đấu tranh giai cấp một trong những động lực sự phát triển xã hội có giai cấp:
- Đấu tranh giai cấp phát triển đến đỉnh cao sẽ dẫn đến CMXH, thay thế phương thức
sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn phương thức sản xuất mới ra đời thúc
đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội, vì vậy, đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp
của lịch sử các xã hội có giai cấp.
- Do nhu cầu ngày càng tăng của con người, sự phát triển của khoa học và kinh tế, cả
những nhân tố tư tưởng, đạo đức,…đều là những động lực phát triển của xã hội
- Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng xã hội
phản động, làm kìm hãm xã hội phát triển mà còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp
cách mạng.
- Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh cuối cùng
trong lịch sử xã hội có giai cấp.
* Các hình thức đấu tranh giai cấp:
Đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh kinh tế. Mục tiêu của cuộc đấu tranh
này là giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân; tổ chức
quản lý sản xuất, quản lý xã hội, bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, xây
dựng một xã hội mới “dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh”
* Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam:
- Thực hiện thắng lợi CNH, HĐH, thực hiện công bằng xã hội bảo vệ độc lập dân tộc,
chống sự bất cống, chống phá quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.
* Nhà nước:
* Nguồn gốc và bản chất Nhà nước:
+ Nhà nước ra đời là kết quả của một bản hợp đồng (khuế ước) được ký kết giữa các
thành viên
Ở phương đông quan niệm nho giáo, học thuyết”thiện mệnh”
* Nguồn gốc nhà nước: LLSX phát triển
chế độ tư hữu, nguyên nhân sau xa
+ Giai cấp thống trị về kinh tế

nhà nước
giai cấp bị trị bóc lột
* Các kiểu của nhà Nước trong lịch sử: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản
* Đặc trưng cơ bản của Nhà nước:
- Thứ nhất: Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ, phong tục,
tập quán
- Thứ hai: Nhà nước thiết lập quyền lực công
- Thứ ba: Nhà nước có chủ quyền quốc gia
- Thứ tư: Nhà nước ban hành pháp luật và buộc thành viên xã hội phải thực hiện.
- Thứ năm: Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế
* Tính tất yếu cúa nhà nước vô sản: Sau khi lật đổ Nhà nước tư sản, sẽ thực hện một nhà
nước dân chủ phi giai cấp.
- Sauk hi cách mạng thành công, giai cấp công nhân và nông dân lao động vẫn còn cần
có Nhà nước của mình với 4 lý do chủ yếu sau đây:
+ Thứ nhất: các lực lượng thù địch mưu toan phục hồi chế độ cũ và âm mưu xâm lược
của các thế lực đế quốc. Do vậy, giai cấp công nhân và nông dân lao động cần có nhà nước của
mình để trấn áp lực lượng phản cách mạng, bọn phá hoại trật tự xã hội mới và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa.


+ Thứ hai: để quản lý một xã hội mới được hình thành từ xã hội cũ, vẫn cần có sự cưỡng chế,
cần pháp luật, kỷ cương, nghĩa là cần có Nhà nước, công cụ làm chủ của nhân dân lao động
+ Thứ ba: Xây dựng CNXH là sự nghiệp vĩ đại, khó khăn, phức tạp, nó đòi hỏi phải có 1 Nhà
nước do những người lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản lập ra để tổ chức quản lý công
việc xây dựng xã hội mới, đó là Nhà nước vô sản.
+ Thứ tư: Xây dựng CNXH cần có vai trò của Nhà nước vô sản. Do đó, Nhà nước tồn tại với
tư cách là” Nhà nước nữa Nhà nước” và khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì Nhà nước “Tự
tiêu vong”
* Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay:
- Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công

nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức do ĐCS VN lãnh đạo
- Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Việc xây dựng Nhà nước XHCN trong thời kỳ quá độ ở VN là một tất yếu khách quan. Tính
tất yếu đó không chỉ bắt nguồn từ đặc điểm của thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ CNTB lên
CNXH, mà còn xuất phát từ thực tế và đòi hỏi của CMVN
- Xây dựng Nhà nước XHCN ở nước ta là một quá trình lâu dài, gắn liền với quá trình phát
triển KT-XH theo định hướng XHCN
- Đảng ta coi xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là một
nhiệm vụ có tính chiến lược và xuyên suốt, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.
- Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN cần tập trung những nhiệm vụ trọng tâm
như sau:
+ Một là, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước, Quốc hội, chính phủ, đẩy
mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và đổi mới tổ chức, hoạt động của
chính quyền địa phương
+ Hai là, xây dựng đội ngũ các bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của
tình hình mới.
+ Ba là, tích cực phòng ngừa và quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, thực
hành tiết kiệm
* Cách mạng xã hội:
- Bản chất của cách mạng xã hội:
+ Theo nghĩa rộng: là cả 01 thời kỳ bắt đầu bằng cuộc cách mạng giành chính quyền và kết
thúc khi chế độ mới, hình thái kinh tế
+ Xã hội mới đã hoàn toàn chiến thắng chế độ cũ, hình thái kinh tế
+ Xã hội cũ.
- Phân biệt CMXH với tiến hóa xã hội, cải cách xã hội và đảo chính
+ Tiến hóa xã hội: là quá trình phát triển diễn ra một cách tuần tự, dẫn đến những biến đổi cục
bộ của 01 hình thái kinh tế- xã hội nhất định
+ Cải cách xã hội: là 1 hình thái phát triển xã hội, nhưng những biến đổi về chất chỉ xảy ra
nhỏ, lẻ trong khuôn khổ chế độ xã hội đang tồn tại

+ Đảo chính: là thủ đoạn giành quyền lực Nhà nước của 01 cá nhân hoặc 01 nhóm người
nhằm xác lập 01 chế độ xã hội có cùng bản chất.
* Nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội:
QHSX đối lập LLSX, GC thống trị lỗi thời đối lập giai cấp cách mạng
ĐTGC
CMXH
* Vai trò của CMXH trong sự phát triển xã hội:


- Giai cấp cách mạng phải lật đổ sự thống trị chính trị của giai cấp thống trị; giành lấy chính
quyền Nhà nước và sử dụng chính quyền Nhà nước để xóa bỏ QHSX cũ, lạc hậu xây dựng QHSX
mới thúc đẩy LLSX, kinh tế phát triển
- Vai trò của cách mạng xã hội là rất to lớn, không có cách mạng xã hội, không thể chuyển
được hình thái kinh tế- xã hội lỗi thời lên 01 hình thái KT- XH mới, cao hơn, mở đường cho sự
TBXH. CMXH trở thành quy luật của sự tiến bộ xã hội
* Điều kiện khách quan: chin muồi cho cách mạng nổ ra được gọi là tình thế cách mạng,
tình thế cách mạng là một cuộc khủng hoảng toàn quốc, lay chuyển cả giai cấp thống trị lẫn giai cấp
bị trị.
* Nhân tố chủ quan: muốn CMXH nổ ra và giành thắng lợi, ngoài tình thế cách mạng, còn
phải có sự chin muồi của nhân tố chủ quan và sự kết hợp đúng đắn giữa nhân tố chủ quan và điều
kiện khách quan
- Sự chín muồi của nhân chủ quan trong CMXH biểu thị ở trình độ cao có tính tổ chức, ở mức
độ quyết tâm cao của giai cấp cách mạng sẵn sàng tiến hành các hoạt động cách mạng, kiên quyết lật
đổ chính quyền đương thời, xác lập chính quyền cách mạng do giai cấp đó làm chủ thể
Liên hệ thực tế:

- Đảng ta luôn đấu tranh phê phán các quan điểm bảo thủ, trì trệ định kiến qua các
văn kiện đại hội.
- Duy trì đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng XHCN.
- Đổi mới lĩnh vực kinh tế địa phương:

+ Cải thiện chất lượng môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phòng chống
cháy nổ để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sẳn có ở địa phương.
+ Tăng trưởng GDP đầu ngành đạt mức cao thực hiện phát triển bền vững nền
kinh tế.
+ Phát triển nhanh các thành phần kinh tế, các loại doanh nghiệp, nâng cao hiệu
quả kinh tế, kinh tế nhiều thành phần.
+ Tập trung được sự đầu tư từ các nguồn lực nước ngoài.
+ Đẩy mạnh CNH-HĐH, giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao
+ Xây dựng nông thôn mới có nhiều tiến bộ.
+ Hệ thống cở sở hạ tầng phát triển, hội nhập được với các nước trên thé giới.
+ Ngành nông nghiệp đã phối hợp với UBMTTQ và các ban ngành thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, khuyến khích áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông
nghiệp.
+ Trong thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp: đã phát triển các cơ sở kinh
doanh có hiệu quả, tăng vốn đầu tư và nguồn lao động
+ Trong xây dựng: đã xây dựng nhiều tuyến đường thông xã, thông huyện tạo điều
kiện vận chuyển và mua bán hàng hóa.
- Lĩnh vực Văn hóa – Xã hội:
+ Về giáo dục: phát động toàn dân đưa trẻ đến trường, giúp đỡ học sinh có hoàn
cảnh khó khăn, học sinh nghèo theo nhiều hình thức.
+ Về y tế: tập huấn kiến thức chuyên môn cho cán bộ, kiểm tra, giám sát VSATTP,
dịch bệnh tại địa phương luôn được kiểm soát, vận động người dân thực hiện bảo hiểm y
tế toàn dân.


+ An sin xã hội: tổ chức quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ
vốn xây dựng kinh tế gia đình.
+ An ninh trật tự luôn giữ vững thể hiện qua cuộc tuần tra, đấu tranh với các loại
tội phạm, thường xuyên tổ chức các buổi họp dân tuyên truyền cho người dân bằng
nhiều hình thức về thủ đoạn của các loại đối tượng, để người dân nắm và tố giác tội

phạm, nhanh chống bắt đối tượng bằng phương thức gắn camera tại các điểm phức tạp
và dọc QL 91,từ đó đã giảm các vụ trọng án xảy ra tại địa phương.


Câu 3: Ý thức xã hội và việc xây dựng ý thức xã hội? Liên hệ thực tiến địa phương?
3.1. Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội
3.1.1. Bản chất và nguồn gốc của ý thức xã hội
* Bản chất của ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội: là đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất,
quan hệ vật chất của xã hội.
- Những yếu tố cơ bản của đời sống vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất bao gồm:
PTSX vật chất và điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số.
=> Trong đó: PTSXVC là yếu tố cơ bản nhất. QHVC trong xã hội thì QHVC giữa người
với tự nhiên và giữa người với nhau là cơ bản nhất.
Khái niệm ý thức xã hội: là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những
quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng… của những cộng đồng xã hội nảy sinh
từ tồn tại xã hội của họ và phản ánh tồn tại xã hội đó trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
* Nguồn gốc của ý thức xã hội chính là tồn tại xã hội.
3.1.2. Cấu trúc của ý thức xã hội
* Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh bao gồm:
- Ý thức chính trị: là hình thái của ý thức xã hội, phản ánh những quan hệ kinh tế, chính
trị, xã hội, lợi ích giai cấp…. cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực Nhà nước
trong xã hội. Bao gồm: Ý thức chính trị thông thường và Hệ tư tưởng chính trị
- Ý thức pháp quyền: ra đời gắn liền với xã hội có giai cấp và nhà nước. Ý thức pháp
quyền luôn mang tính giai cấp. Tuy nhiên, trong mỗi chế độ xã hội chỉ có một hệ thống pháp
luật của giai cấp thống trị nhằm bảo vệ, củng cố những quan hệ, trật tự xã hội, lợi ích của giai
cấp thống trị xã hội.
- Ý thức đạo đức: là mặt tinh thần của đời sống xã hội, nó hình thành rất sớm cùng với
tồn tại xã hội loài người.Trong xã hội có giai cấp, đạo đức cũng mang tính giai cấp của riêng
mình. Tuy nhiên, ý thức đạo đức mang tính “chi phối” trong toàn xã hộibao giờ cũng là ý thức

đạo đức của giai cấp thống trị, mặc dù trong cuộc sống thường ngày, mỗi giai cấp luôn ứng xử
theo những lợi ích trực tiếp của mình.
- Ý thức tôn giáo: bao gồm tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo
- Ý thức thẩm mỹ: là cái chủ yếu trong hoạt động nghệ thuật. Trong xã hội có giai cấp,
nghệ thuật cũng mang tính giai cấp.
* Theo trình độ phản ảnh, ý thức xã hội được chia thành: ý thức thông thường và ý
thức lý luận
- Ý thức xã hội thông thường: là toàn bộ những tri thức, những quan niệm… của
những cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn
hang ngày của họ.
- Ý thức lý luận: là những tư tưởng quan điểm của một cộng đồng xã hội, một giai cấp,
tầng lớp xã hội đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày
dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.
* Ngoài ra, người ta còm phân chia ý thức xã hội theo 2 cấp độ: tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng.
3.1.3. Tính giai cấp của ý thức xã hội


- Ý thức xã hội mang tính giai cấp
- Ý thức xã hội vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính dân tộc và mang tính nhân loại
3.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội
3.2.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Ý thức xã hội là cái phản ánh của tồn tại xã hội, còn tồn tại xã hội là cái được phản ánh
bởi ý thức xã hội . Do vậy, ý thức xã hội với tư cách là cái phản ánh bao giờ cũng biến đổi
chậm hơn so với tồn tại xã hội.
Sự lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội có nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Thứ nhất: do sức ỳ của tâm lý xã hội, nhất là thói quen, phong tục, tập quán, truyền
thống.
- Thứ hai: trong ý thức xã hội có những yếu tố bảo thủ
- Thứ ba: trong xã hôij có giai cấp, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm

xã hội, tập đoàn xã hội, giai cấp xã hội khác nhau.
=> Chính vì vậy, những tư tưởng, quan điểm, tâm lý cũ không tự động mất đi khi tồn tại
xã hội cũ mà trên đó chúng nảy sinh, tồn tại, phản ánh mất đi, mà phải thông qua cuộc đấu
tranh cải tạo triệt để toàn bộ xã hội cũ, tồn tại xã hội cũ và xây dựng xã hội mới, tồn tại xã hội
mới của các lực lượng xã hội tiến bộ.
3.2.2. Ý thức xã hội có thể “vượt trước tồn tại xã hội”
- Ý thức xã hội nếu phản ánh đúng quy luật vận động khách quan của tồn tại xã hội thì
nó có thể phản ảnh vượt trước tồn tại xã hội.
- Khi nói ý thức xã hội có thể “vượt trước” tồn tại xã hộikhông có nghĩa là trong trường
hợp này, ý thức xã hội không bị quy định bởi tồn tại xã hội. Nghĩa là, tính vượt trước ở đây là
tính vượt trước của sự phản ánh chứ không phải vượt trước bản thân ý thức xã hội. Bao gồm:
phản ánh vượt trước có cơ sở và phản ánh vượt trước không có cơ sở.
3.2.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
- Ý thức xã hội của mỗi thời đại không xuất hiện trên mãnh đất trống không mà được
xuất hiện trên cơ sở kế thừa những yếu tố của ý thức xã hộithời đại trước.
- Trong xã hội có giai cấp, sự kế thừa của ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp
=> Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong quá trình xây dựng văn hóa tinh thần xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay,
chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc tất cả những tinh hoa văn hóa của nhân loại, trước hết
phải biết phát huy những giá trị tinh thần truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc.
- Quá trình tiếp thu, kế thừa những di sản văn hóa tinh thần của nhân loại, chúng ta phải
đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng
cộng sản Việt Nam. Việc tiếp thu, kế thừa phải đứng trên quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm
lợi ích và quan điểm giai cấp, có thái độ đúng với quá khứ, không phủ định sạch trơn quá khứ
cũng như bê nguyên si cúa các thời đại trước.
3.2.4. Sự tác động qua lại giữa cac hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của
chúng
- Các hình thái ý thức xã hội còn tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động qua lại lẫn nha
giữa các hình thái ý thức xã hội vừa là sự biểu hiện mang tính tương đối của ý thức xã hội vừa
là quy luật phát triển của ý thức xã hội. Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo

những phương thức riêng của mình làm cho sự phản ánh ý thức xã hội nói chung đa dạng,
phong phú.


- Lịch sử phát triển của ý thức xã hội chứng tỏ, ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thểm tùy
thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, mà một hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hang đầu và đóng
vai trò chi phối các hình thái ý thức xã hội khác.
3.2.5. Sự tác động trở lại của ý thức đối với tồn tại xã hội
Sự tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội theo hai khuynh hướng: tích cực và
tiêu cực.
- Tích cực: Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật khách quan của sự vận động, phát
triển của tồn tại xã hội thì thông qua hoạt động thực tiễn của con người nó có thể tác động tích
cực trở lại tồn tại xã hội.
=> thúc đẩy PTSX phát triển, cải biến điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý coa lợi cho
con người;…. Thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng tiến bộ
- Tiêu cực: Nếu ý thức xã hội lạc hậu, phản ánh không đúng quy luật khách quan của sự
vận động, phát triển của tồn tại xã hội thì sẽ tác động tiêu cực tới tồn tại xã hội.
=> cản trở SXVC phát triển; hủy hoại môi trường sống tự nhiên, mất cân bằng về dân
số…. kìm hãm sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
3.3. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội
Một là, ý thức xã hội không hình thành một cách tự phát mà hình thành một cách tự
giác, lâu dài, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN với sự tham gia tích cực của quảng đại quần chúng
nhân dân.
Hai là, ý thức xã hội mới là kết quả của sự kế thừa toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử
tư tưởng của dân tộc và nhân loại, đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với những ý thức
lạc hậu, phản tiến bộ.
Ba là, hình thành ý thức xã hội mới phải gắn liền với sự phát triển kinh tế, củng cố
QHSX XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
- Liên hệ thực tiễn địa phương: phường Mỹ Thạnh

- Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy - ủy ban, bản thân thường xuyên chủ động phối hợp
với các ban ngành đoàn thể phường tuyên truyền về chính sách mới cho người dân ở địa bàn
dân cư địa cho người dân nắm, am hiểu về: tình hình ANTT, trật tự xã hội, BHYT, chống hàng
gian hàng giả, mê tính dị đoan, chống thủ đoạn xuyên tạc, trọng nam khinh nữ,…Cho phép tổ
chức các phong tục, tập quán đúng theo pháp luật của pháp luật của nhà nước, áp dụng khoa
học công nghệ cao và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp để hạn chế sức lao động, đạt hiệu quả
cao tăng lợi nhuận cho người dân, phát huy văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như CLB đờn
ca tài tử, bóng đá, cầu lông…



×