Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯƠNG HIỆN NAY TRONG NGÀNH Y TẾ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.63 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Phụ cấp ra đời nhằm bù đắp thêm cho những hao phí lao động mà tiền lương chưa thể
hiện được hết. Hiện nay, phụ cấp đang áp dụng trong khu vực công đã phần nào thể hiện
được ý nghĩa đó. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề đặc thù, liệu phụ cấp đã đạt được
mục tiêu đó hay chưa?
Lao động trong ngành Y tế là một loại lao động đặc thù với cường độ cao trong hầu
hết các lĩnh vực hoạt động do phải trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân và các dịch bệnh
truyền nhiễm cũng như các loại hoá chất độc hại , các chất phóng xạ. Những đặc thù nghề
nghiệp nêu trên đòi hỏi phải có các chính sách ưu đãi phù hợp thì mới khuyến khích được
tính tích cực, yêu ngành, yêu nghề của cán bộ y tế, góp phần duy trì và phát triển nhân
lực y tế tại các CSYT vùng nông thôn, khối y tế dự phòng và các CSYT điều trị các bệnh
xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Trong những năm qua, nhiều văn bản quy định về chế độ
phụ cấp cho cán bộ y tế như: phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp
trách nhiệm nghề nghiệp, phụ cấp đặc thù nghề nghiệp, phụ cấp ưu đãi nghề,… đã được
ban hành chủ yếu vào thời điểm những năm 1993 – 1994 và được sửa đổi vào những năm
2003, 2004, 2011. Nhưng thực tế, những phụ cấp này mới chỉ đáp ứng được phần nào
những kì vọng của xã hội đối với việc chăm lo đời sống cho các CBYT.
Lí do em chọn đề tài này là vì nhận thấy rằng, trong xã hội đang tồn tại nhiều ý kiến
tiêu cực về các cán bộ y tế, nhất là những cán bộ y tế trong khu vực công. Hi vọng thông
qua bài tiểu luận này, có thể là một tiếng nói bênh vực, cổ vũ, ủng hộ cho các CBYT bởi
vì hiểu được rằng, điều kiện làm việc của họ cũng vô cùng khó khăn vất vả, tiềm ẩn rất
nhiều những nguy hiểm. Mặc dù vậy, lương và các chế độ phụ cấp vẫn chưa bù đắp hết
cho họ những hao phí về tinh thần, thể lực… Họ xứng đáng được nhận một mức lương
tốt hơn, với những chế độ phụ cấp ưu đãi hơn và cả một sự tôn trọng, cảm thông nhiều
hơn.
Bài tiểu luận này nhằm mục đích đánh giá những mặt đạt được của các chế độ phụ cấp
trong ngành y, cũng như những mặt chưa đạt được, từ đó đưa ra một số giải pháp để các
chính sách phụ cấp có thể đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của những cán bộ y tế cũng như
mong muốn đãi ngộ của nhà nước và xã hội đối với ngành y. Bài tiểu luận chia làm 3
phần: phần 1: cơ sở lí luận, phần 2: thực trạng phụ cấp trong các bệnh viện công, phần 3:
một số kiến nghị.






PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm
Khu vực công: “Trong thực tế, thuật ngữ “ khu vực công” (public sector) thường được
hiểu đồng nghĩa với “ khu vực nhà nước” (state sector). Theo nghĩa đó, khu vực nhà nước
là khu vực hoạt động của xã hội trong đó, nhà nước giữ vai trò quyết định, chi phối.”
[2,1]
Như vậy, bệnh viện công có thể hiểu là những bệnh viện do nhà nước thành lập và
quản lí.
Phụ cấp lương: “Là khoản tiền lương bổ sung cho lương cấp bậc, chức vụ, lương cấp
hàm khi điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt có các
yếu tố không ổn định” [5, 277]
1.2 Các hình thức biểu hiện của phụ cấp lương

-

Phụ cấp lương có thể được biểu hiện bằng tiền, hiện vật hoặc các hình
thức khác

-

Phụ cấp lương có thể biểu hiện dưới dạng hữu hình hoặc vô hình

1.3 Vai trò của phụ cấp lương
Bù đắp hao phí cho NLĐ mà trong lương cấp bậc, chức vụ, chuyên môn nghiệp vụ
chưa thể hiện đầy đủ như điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện
sinh hoạt khó khăn. Nhờ đó, giúp NLĐ tái sản xuất sức lao động tốt hơn, nâng cao năng

suất lao động của cá nhân và của tập thể NLĐ
Là một trong những công cụ để nhà nước điều chỉnh quan hệ tiền lương, thu nhập giữa
các ngành nghề, công việc, vùng, miền, khu vực và khuyến khích phát triển các ngành
nghề ưu tiên, các ngành nghề mũi nhọn.
Khuyến khích NLĐ đến làm việc ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, điều kiện sinh hoạt khó
khăn góp phần điều phối và ổn định lực lượng lao động xã hội.
Góp phần thực hiện tốt các mục tiêu an ninh – quốc phòng, mục tiêu kinh tế xã hội và
các mục tiêu khác của nhà nước.

4


1.4 Các phụ cấp hiện nay đang áp dụng trong các bệnh viện công
Hiện nay nhà nước đang áp dụng 14 loại phụ cấp trong khu vực công. Hiều được rằng
ngành y tế là một ngành đặc thù, với điều kiện làm việc căng thẳng, nguy cơ tiếp xúc với
nhiều mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao nên Nhà nước đã có những quan tâm nhất
định đối với ngành y, thể hiện phần nào qua các loại phụ cấp đặc thù ngành. Đối với
ngành y tế, trong các bệnh viện công hiện nay, có một số những phụ cấp được quy định
chung và được thực hiện giống như các đối tượng khác trong khu vực công, như là: phụ
cấp phục vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp kiêm nhiệm nhiệm vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp
thu hút, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp độc hại
nguy hiểm, chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ… Ngoài ra, để bù đắp
cho những hao phí lao động đặc thù trong ngành y tế, nhà nước đã bổ sung thêm những
phụ cấp riêng đối với ngành y như: phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thường trực 24/24,
phụ cấp phẫu thuật thủ thuật, phụ cấp chống dịch… Ngoài ra, một số chế độ phụ cấp mà
ngành y chưa được hưởng là: phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề,
phụ cấp quốc phòng an ninh.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯƠNG
TRONG NGÀNH Y TẾ HIỆN NAY
2.1 Các chế độ phụ cấp chung hiện nay đang áp dụng trong ngành y tế

2.1.1. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được áp dụng cho công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ
chức danh lãnh đạo trong các bệnh viện công từ Trung ương đến cấp huyện được cấp có
thẩm quyền quyết định thành lập.
Đối với ngành y tế, phụ cấp chức vụ lãnh đạo sẽ được trả theo xếp hạng đơn vị, được
quy định tại mục D Phần II Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế về
hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế như sau:
Biểu 1: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo xếp hạng đơn vị

5


TT

Chức danh lãnh đạo

Đơn vị
hạng
đặc biệt

Đơn vị
hạng I

Đơn vị Đơn vị Đơn vị
hạng II hạng III hạng IV

1

Giám đốc, Viện trưởng


1,1

1,0

0,8

0,7

0,6

2

Phó Giám đốc, Phó Viện
trưởng

0,9

0,8

0,6

0,5

0,4

3

Trưởng Khoa, Phòng và các
chức vụ tương đương


0,7

0,6

0,5

0,4

0,3

4

Trưởng Khoa, Phòng; Y tá
trưởng, Kỹ thuật viên trưởng,
Nữ hộ sinh trưởng khoa và
các chức vụ tương đương

0,6

0,5

0,4

0,3

0,2

5

Trưởng trạm y tế


0,2

6

Phó Trưởng trạm y tế

0,15

Căn cứ xếp hạng bệnh viện được đánh giá dựa trên các nhóm tiêu chuẩn: vị trí, chức
năng và nhiệm vụ; quy mô và nội dung hoạt động; cơ cấu lao động và trình độ cán bộ;
khả năng chuyên môn, hiệu quả chất lượng công việc và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị… đã
đảm bảo được tính công bằng trong phụ cấp, thể hiện được việc tính toán mức độ hao phí
lao động khác nhau khi nắm giữ những chức vụ lãnh đạo khác nhau và ở các cơ quan
khác nhau trong cùng ngành y tế
2.1.2. Phụ cấp khu vực
Đối với ngành y phụ cấp khu vực được áp dụng cho các CBYT làm việc tại các cơ sở
y tế xã, phường, thị trấn nơi có yếu tố tự nhiên không thuận lợi, xa xôi, hẻo lánh, đi lại
khó khăn điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần.

6


Hệ số phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so
với mức l ương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó
khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Mức tiền phụ cấp khu
vực được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp khu vực

=


Hệ số phụ cấp khu vực

x Mức lương tối thiểu chung

Tuy nhiên, với mức lương tối thiểu chung như hiện nay, phụ cấp khu vực chưa thể thể
hiện được hết vai trò của mình. Dẫn tới sự chênh lệch về số lượng, chất lượng và sự phân
bố cán bộ y tế giữa các vùng, miền thiếu đồng đều. Những cán bộ có trình độ chuyên
môn cao thường tập trung tại các thành phố lớn. Tỷ lệ cán bộ y tế ở tuyến xã và huyện
vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong khi Đảng và
Nhà nước luôn khẳng định vai trò của đặc biệt của hệ thống y tế cơ sở thì thực tế những
chính sách phụ cấp đối với cán bộ ở tuyến này hiện nay là chưa thỏa đáng, đời sống của
CBYT tuyến cơ sở còn khó khăn chính là nguyên nhân cho sự mất cân bằng kể trên. Nếu
có thể điều chỉnh tăng hệ số phụ cấp khu vực bên cạnh những ưu đãi khác có thể sẽ phần
nào giải quyết được tình trạng này.
2.1.3 Phụ cấp đặc biệt
Phụ cấp đặc biệt được áp dụng cho CBYT đang làm việc ở các cơ sở y tế trên địa bàn
hải đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.
Phụ cấp đặc biệt được tính bằng tỷ lệ % so với mức lương hiện hưởng cộng với phụ
cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% . Mức phụ cấp tùy theo khu vực làm việc và
được quy định cụ thể trong phụ lục kèm theo Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày
05/01/2005 của Bộ Nội vụ.

Công thức tính

7


Phụ cấp đặc biệt =


Mức lương hiện hưởng +PC

X Tỷ lệ % được hưởng

chức vụ lãnh đạo + PC thâm
niên vượt khung (nếu có)
Cùng với phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt sẽ góp phần bù đắp tốt hơn cho những
CBYT phải công tác ở những bệnh viện công miền núi, hải đảo hoặc vùng biên giới.
2.1.4 Phụ cấp thu hút
Phụ cấp thu hút nhằm khuyến khích CBYT đến làm việc ở những vùng kinh tế mới,cơ
ở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn như xa xôi,hẻo
lánh,xa khu dân cư,chưa có mạng lưới giao thông ,đi lại khó khăn, chưa có hệ thống điện
nước sinh hoạt, nhà ở thiếu thốn....
Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp
chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Công thức tính phụ cấp thu hút:
Mức tiền phụ cấp thu hút = Mức lượng tối thiểu chung x Hệ số lương theo chức
vụ,ngạch,bậc hoặc cấp hàm hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + %
(quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x 70%
Các mức hưởng phụ cấp thu hút có thể nói là khá cao, tuy nhiên, phụ cấp thu hút được
quy định hiện nay chỉ áp dụng đối với những vùng đặc biệt khó khăn được quy định tại
Điều 1 Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Trong khi đó, thực tế là các CBYT, đặc biệt là các
CBYT có tay nghề cao đều mong muốn làm việc ở những bệnh viện trung ương và tình
trạng thiếu nhân lực ở các cơ sở y tế cấp tỉnh, huyện, xã càng ngày càng gia tăng. Lấy ví
dụ điển hình, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, trong năm 2016 Thanh Hóa có
7,6 bác sĩ/vạn dân; theo đó, cả tỉnh còn thiếu khoảng 1.150 bác sĩ [1,1]. Thiết nghĩ, phạm
vi áp dụng của phụ cấp thu hút trong ngành y cần được mở rộng, cùng với sự nâng cấp
các trang thiết bị khám chữa bệnh tại các bệnh viện ở các tỉnh, huyện xã, để có thể thu
hút được CBYT từ tuyến trên xuống tuyến dưới. Điều này không những làm giảm áp lực

cho các bệnh viện trung ương mà còn giúp cho người dân có cơ hội khám chữa bệnh tại
những cơ sở y tế công gần hơn, giảm bớt chi phí khám chữa bệnh.

8


2.1.5 Phụ cấp trách nhiệm công việc
Hiện nay theo thông tư số 05/2005/TT-BNV về Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp
trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức thì phụ cấp trách nhiệm đang
được thực hiện trong các cơ sở y tế với 4 mức: 0,5 0,3 0,2 0,1 Với mức lương cơ bản hiện
hành là 1.210.000 đồng thì mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hiện nay được thể
hiện trong bảng sau:
Biểu 2: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc trong ngành y tế hiện nay ( với
mức lương cơ bản vào 4/2017) Đvt: Đồng

Hệ số

Đối tượng

Mức hưởng

0,5

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các
phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 2, Bảo vệ sức khoẻ Trung
ương 3, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 5 thuộc Bệnh viện Hữu
nghị và phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam
thuộc Bệnh viện Thống nhất

605.000


0,3

Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ
phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại
trạm cấp cứu 05

363.000

0,2

Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các trại điều
dưỡng thương binh nặng, bệnh viện điều trị, trại nuôi dưỡng
người tâm thần, bệnh phong;

242.000

0,1

Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh
viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung
tâm y tế;

121.000

Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc

9



Đối với những công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao, mức phụ cấp giao động từ
121.000 đến 605.000 trong thời điểm hiện nay có thể nói là chỉ ở mức khuyến khích,
động viên chứ chưa thể hiện được vai trò bù đắp những hao phí về thể lực, tinh thần,
những khó khăn trong công việc cho NLĐ trong ngành y tế với những công việc đặc biệt
nêu trên.
2.1.6 Phụ cấp lưu động
Đối với các cơ sở y tế công, phụ cấp lưu động là chế độ thay cho công tác phí.
Cách tính phụ cấp:
Phụ

Mức

Hệ số phụ cấp lưu

Số ngày thực tế lưu động

cấp

lương tối

động

trong tháng

lưu

thiểu

động


=

chung

x
x
Số ngày làm việc theo chế độ
1 tháng

Đối với ngành y tế, theo Thông tư 19/LB-TT Thông tư liên bộ của liên bộ lao độngthương binh và xã hội- tài chính – y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm,
phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm trong ngành y tế thì phụ cấp lưu động được
quy định như sau:

Mức 1, hệ số 0,6 ( hiện nay tương ứng với 726.000) áp dụng:
- Những người làm việc trong các tổ điều tra, sưu tầm dược liệu quý, hiếm ở các miền
núi cao, biên giới, hải đảo, nơi xa xôi hẻo lánh.
Mức 2, hệ số 0,4 áp dụng:
- Những người làm công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế
hoạch, sốt rét, bướu cổ ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh.

10


- Những người thường xuyên tăng cường đi tuyến cơ sở để khám, chữa bệnh và chăm
sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân thuộc địa bàn xã, thôn, bản ở miền núi, vùng cao,
vùng sâu, xa xôi hẻo lánh;
Mức 3, hệ số 0,2 áp dụng:
- Những người làm công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sịnh phòng dịch, sinh đẻ có kế
hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du.
Với mức phụ cấp lưu động hiện nay mà CBYT trong khu vực công hiện hưởng như

vậy thay cho công tác phí, dễ nhận ra rằng nó không phản ánh được tính chất lưu động
khó khăn, vất vả của họ. Cách tính trả phụ cấp như trên quá cứng nhắc và thiếu tính linh
hoạt, chưa tính đến các chi phí lưu trú và sinh hoạt trong quá trình công tác lưu động của
CBYT
2.1.7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Ngành y tế là một trong những ngành có điều kiện lao động nặng nhọc - độc hai nguy
hiểm
Đối với ngành y tế, theo Thông tư 19/LB-TT Thông tư liên bộ của liên bộ lao độngthương binh và xã hội- tài chính – y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm,
phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm trong ngành y tế thì phụ cấp độc hại, nguy
hiểm được quy định các mức hưởng như sau:

Mức 1, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người:
- Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả làm
các xét nghiệm Hansen;
- Chiếu chụp điện quang;
- Mổ xác, giải phẩu pháp y và bảo quản trông nom xác;
- Dùng các chất phóng xạ Radium. Cobal để khám chữa bệnh.

11


- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm
thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các
khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh);
- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh SIDA, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao
ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện
đa khoa;
- Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp.
Mức 2, hệ số 0,3 áp dụng đối với những người:
- Giải phẩu bệnh lý;

- Trực tiếp làm xét nghiệm vi sinh (vi rút, vi trùng);
- Chiết xuất dược liệu độc bảng A;
- Thường xuyên sử dụng các hoá chất độc mạnh mà trong môi trường làm việc vượt
qua tiêu chuẩn quy định như sau:
+ Axít sufuric (H2SO4) vượt quá đậm độ 0,01 mg/lít không khí;
+ Benzol vượt quá đậm độ 0,05 mg/lít không khí;
+ Toluen vượt quá đậm độ 0,10 mg/lít không khí;
+ Xynol vượt quá đậm độ 0,10 mg/lít không khí.
- Sản xuất các chấp hấp thụ dùng cho phân tích sắc ký như silicazen các ống chuẩn độ
dung dịch mẹ.
Mức 3, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người:
- Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thư hở có mùi hôi thối ở các bệnh viện
chuyên khoa hoặc khoa ung thư của bệnh viện đa khoa;

12


- Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà,
trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ);
- Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, suất huyết não,
viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tuỷ;
- Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II,
bệnh nhân bỏng từ độ II trở lên và có diện tích bỏng 8% đối với trẻ em và 15% đối với
người lớn;
- Trực tiếp giữ giống, chủng loại vi sinh vật, ký sinh trùng trên động vật và chăn nuôi
súc vật đã tiêm cấy vi trùng gây bệnh;
- Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần áo bệnh nhân;
- Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân;
- Thường xuyên làm công tác vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét phải tiếp xúc với môi
trường phân, nước thải, rác, hơi khí độc;

- Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hoá chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng
hoá chất độc để xử lý sát trùng);
- Làm xét nghiệm sinh hoá, huyết học, ký sinh trùng;
- Pha chế thuốc độc bảng A và thủ kho hoá chất;
- Pha chế huyết thanh, vacxin trong phòng kín và hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang
thiết bị.
Mức 4, hệ số 0,1 áp dụng đối với những người:
- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo;
- Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả;

13


- Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng
làm thị trường;
- Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.
Điều kiện làm việc nêu trên đều là những môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm, các
CBYT phải tiếp xúc với nhiều mầm bệnh và các yếu tố gây ra bệnh nghề nghiệp. Với
điều kiện làm việc như vậy, CBYT không chỉ có nguy cơ cao mắc bệnh nghề nghiệp mà
còn có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Tuy
nhiên, với mức hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm như trên, không thể nào bù đắp được
hết những rủi ro, nguy hiểm mà họ phải đối mặt trong quá trình làm việc. Mức phụ cấp
này có thể nói là một thiệt thòi và thiếu sót lớn đối với các cán bộ CBYT.
2.2 Các chế độ phụ cấp đặc thù nghề hiện nay đang áp dụng đối với ngành y tế
2.2.1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề
Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với ngành y là phụ cấp đặc biệt áp dụng đối với những
đối tượng công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế
độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng
Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở)
trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ

không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm
thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các cơ
sở sự nghiệp y tế công lập.
Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức
lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt
khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Mức phụ cấp ưu đãi:
Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm
các công việc: Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao,
tâm thần; Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.
Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm
các công việc :Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu

14


115, truyền nhiễm; Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm; Kiểm dịch y tế biên
giới.
Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp
khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi,
chống độc, bỏng và da liễu.
Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm
chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn,
chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược,
mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở
sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết
tật đặc biệt.
Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với: Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm
chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế
hoạch hóa gia đình; Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên

môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong,
lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.
Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên
chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối
tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại
cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn
thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc
hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của
đối tượng được hưởng.
Phụ cấp ưu đãi đã thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước và xã hội đối với
ngành y tế. Tuy nhiên, chỉ dựa vào lương và các khoản phụ cấp lương, thu nhập của
CBYT ở bệnh viện công so với một số ngành nghề khác, đặc biệt ở khu vực tư nhân, thì
thu nhập của các CBYT kể cả những người có trình độ cao và thâm niên nhiều năm công
tác sẽ thấp hơn rất nhiều, mặc dù hao phí lao động, đặc biệt là chất xám bỏ ra không ít.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Thực trạng nhận thức và thực hành y đức
trong nhân viên y tế ở ba tuyến huyện, tỉnh, TW” [13] đã cho thấy, có hơn 54% bác sỹ có
thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng, và từ đó cho đến nay, chính sách lương và phụ cấp đối
với lĩnh vực Y tế không có nhiều thay đối. Điều đó cho thấy rằng phụ cấp ưu đãi chưa
đóng vai trò lớn trong tăng sức cạnh tranh của ngành Y tế so với các ngành nghề, lĩnh vực
khác. Hiện nay, theo số liệu thống kê mới nhất của tổng cục thống kê vào năm 2015 thì tỉ
lệ bác sĩ trên 1 vạn dân ở nước ta là 8 bác sĩ/ 1 vạn dân [14] . Để đạt được mục tiêu 10
bác sĩ/ 1 vạn dân của bộ Y tế đến năm 2020 và để tránh nguy cơ thiếu trầm trọng CBYT

15


trong những chuyên khoa đặc biệt, chúng ta cần có chính sách phụ cấp ưu đãi thu hút hơn
đối với ngành y tế.
2.2.2. Phụ cấp thường trực 24/24 giờ
Căn cứ theo quyết định số 73/2011/QĐ-TTg Về việc quy định một số chế độ phụ cấp

đặc thù đối với công chức, viên chức,NLĐ trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ
cấp chống dịch, thì mức hưởng phụ cấp thường trực 24/24 giờ hiện nay như sau:
NLĐ thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau
+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương
đương.
+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá
quân dân y.
- NLĐ thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp
thường trực 24/24 giờ;
- NLĐ thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp
thường trực 24/24 giờ.
Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ
cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ
hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường
trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy
định trên.
NLĐ thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
NLĐ được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực
Phụ cấp thường trực 24/24 được chi trả với các mức cố định như trên đã bộc lộ những
bất cập, việc áp dụng các mức như nhau đối với tất cả các chuyên khoa trong cùng một
hạng bệnh viện là rất không hợp lí và kém linh hoạt, bởi vì ở mỗi khoa trong ca trực sẽ có
mức độ phức tạp là khác nhau, số giường bệnh khác nhau, hao phí lao động mà các bác sĩ
trực trong từng khoa cũng khác nhau… Mặt khác, trên thực tế, do vấn đề thiếu nhân lực
nên nhiều bệnh viện không thể đảm bảo bố trí nghỉ bù cho CBYT sau phiên trực, nhưng
phụ cấp này chưa đề cập đến chế độ khi NLĐ được huy động khi làm việc trong thời gian
nghỉ ngơi đó.
2.2.3. Phụ cấp chống dịch


16


Căn cứ theo quyết định số 73/2011/QĐ-TTg Về việc quy định một số chế độ phụ cấp
đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế
độ phụ cấp chống dịch, thì Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống
dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi chung là tham gia chống dịch) được hưởng
phụ cấp chống dịch theo mức sau đây:
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: 150.000 đồng/ngày/người;
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: 100.000 đồng/ngày/người;
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C: 75.000 đồng/ngày/người;
Nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được
tính bằng 1,3 lần mức quy định trên. Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ, ngày Tết thì
mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
Phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 được quy định như sau:
Mức phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ vào ngày thường là 100.000
đồng/ngày/người, áp dụng cho tất cả các loại dịch; vào ngày nghỉ hằng tuần bằng 1,3 lần
mức phụ cấp thường trực vào ngày thường; vào ngày lễ, ngày Tết bằng 1,8 lần mức phụ
cấp thường trực vào ngày thường.
NLĐ tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000
đồng/người/phiên trực.
NLĐ tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được nghỉ và được hưởng nguyên
lương như sau: Vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; Vào ngày
lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng
khẩn cấp về dịch theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì được
hưởng mức phụ cấp chống dịch và mức bồi dưỡng được tính bằng 1,5 lần mức quy định
Có thể dễ nhận thấy rằng khi làm việc trong các ổ dịch và vùng dịch, CBYT có nhiều
nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh dịch nguy hiểm có thể gây tử vong.

Khi làm việc trong vùng có ổ dịch thì nguy cơ mắc bệnh dịch sẽ cao hơn so với vùng
dịch. Tuy nhiên hiện nay trong phụ cấp chưa có khái niệm cụ thể về “ ổ dịch” và “ vùng
dịch ” cũng như chưa đưa ra mức phụ cấp khác nhau cho 2 vùng này. Bên cạnh đó, việc
chia ra các bệnh dịch hạng A, B, C cũng không thực sự cần thiết vì bệnh dịch thì đều có
nguy hiểm nhất định và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của CBYT. Vì vậy, khi
tham gia chống dịch thì CBYT nên được hưởng mức phụ cấp như nhau dù đó là bệnh
dịch gì, và mức phụ cấp chống dịch đang áp dụng như hiện nay đang là quá thấp so với
những rủi ro và nguy hiểm mà họ phải đối mặt.
2.2.4 Phụ cấp phẫu thuật thủ thuật

17


Phụ cấp chống dịch được quy định và tính trả theo Quyết định số 73/QĐ-TTg về Về việc
quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động
trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch
Biểu 3: Mức phụ cấp phẫu thuật thủ thuật

Đối tượng

Mức phụ cấp (đồng/người/phẫu thuật)
Loại đặc
biệt

Loại I

Loại II

Loại III


a) Người mổ chính, người gây mê
hồi sức hoặc châm tê chính

280.000

125.000

65.000

50.000

b) Người phụ mổ, người phụ gây
mê hồi sức hoặc phụ châm tê

200.000

90.000

50.000

30.000

c) Người giúp việc cho ca mổ

120.000

70.000

30.000


15.000

Thực tế cho thấy, với tình hình gia tăng các loại bệnh nguy hiểm và phức tạp trong việc
điều trị, có những ca phẫu thuật thủ thuật phức tạp kéo dài trong nhiều giờ, cần mức độ
hao phí tinh thần và thể lực cao của CBYT (đối với những ca phức tạp, kíp mổ phải đứng
phẫu thuật suốt nhiều giờ) thì mức phụ cấp như trên còn chưa bù đắp hết được những hao
phí đó. Bên cạnh đó, danh mục các loại phẫu thuật thủ thuật được hưởng phụ cấp hiện
nay chưa được cập nhật kịp thời với tình hình gia tăng của các loại bệnh hoặc chưa được
phân hạng phù hợp, các tiêu chí phân loại còn chung chung, thiếu cụ thể đã dẫn đến nhiều
bất cập trong việc tính trả phụ cấp này.
3. Đánh giá
3.1 Những mặt đạt được
Trong những năm qua, nhiều chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho CBYT đã được sửa đổi,
bổ sung và ban hành. Đặc biệt đã được quy định 4 loại phụ cấp dành riêng cho Ngành.
Điều này đã thể hiện sự quan tâm ưu đãi của Nhà nước và xã hội đối với CBYT theo tinh

18


thần của Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị "Nghề y là nghề đặc biệt" và cần phải "được
đãi ngộ đặc biệt".
Các chính sách về lương và các chế độ phụ cấp ưu đãi đối với CBYT đã được các đơn
vị trong Ngành nghiêm túc triển khai thực hiện. Các chế độ phụ cấp đã được vận dụng
kịp thời, đầy đủ ở hầu hết các CSYT. Một số cơ sở khá thuận lợi trong thực hiện do có đủ
nguồn chi trả (từ ngân sách Nhà nước và từ nguồn tài chính tự chủ)
Các chế độ phụ cấp đang áp dụng hiện nay đã phần nào bù đắp hao phí cho NLĐ trong
ngành y tế mà trong lương cấp bậc, chức vụ, chuyên môn nghiệp vụ chưa thể hiện đầy đủ
như điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt khó khăn.
Nhờ đó, giúp CBYT tái sản xuất sức lao động tốt hơn
Các chế độ phụ cấp giúp động viên khuyến khích CBYT đến khám chữa bệnh ở các

vùng xa xôi, hẻo lánh, điều kiện sinh hoạt khó khăn góp phần điều phối và ổn định lực
lượng lao động xã hội, để người dân ở những vùng sâu vùng xa có cơ hội được khám
chữa bệnh
3.2. Những mặt chưa đạt được
Lương cơ bản thấp, cùng với các chế độ phụ cấp, đãi ngộ chưa thỏa đáng tiềm ẩn

nguy cơ khó thu hút tuyển dụng ngành y tế trong tương lai, đặc biệt là khu vực bệnh
viện công, nhất là đối với những ngành có điều kiện lao động nặng nhọc độc hại nguy
hiểm như lĩnh vực Dự phòng, trong điều trị các bệnh đặc thù, phòng chống dịch cũng
như trong các đơn vị y tế tuyến cơ sở
Với điều kiện đặc thù của lao động ngành Y tế, các chính sách ưu đãi còn chưa
thỏa đáng, chưa đảm bảo tính công bằng giữa cống hiến và đãi ngộ của CBYT so với
cán bộ viên chức của một số ngành khác cụ thể như ngành Giáo dục – Đào tạo.

Quá trình vận dụng các chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho CBYT tại các đơn vị đã
bộc lộ nhiều bất cập cần khắc phục cả trong các văn bản quy định cũng như trong cơ
chế phân bổ tài chính thực hiện và kiểm tra giám sát. Đặc biệt là về các quy định hiện
hành mặc dù đã qua nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi song hầu hết chế độ phụ cấp ưu đãi
đối với CBYT đều đã lạc hậu, không theo kịp với mức độ phát triển kinh tế và sự
19


trượt giá của thị trường. Do đó đã đến lúc cần thiết phải tiếp tục được điều chỉnh, sửa
đổi và bổ sung.
3.3 Một số nguyên nhân chính
Nguyên nhân chủ yếu nhất là do ngân sách nhà nước eo hẹp, rất khó để tăng lương
cơ sở cũng như tăng thêm hệ số phụ cấp. Bên cạnh đó các chế độ phụ cấp đã được xây
dựng từ lâu, bộc lộ rõ sự lạc hậu, không gắn với tình hình bệnh dịch đang ngày càng
nhiều và nguy hiểm hiện nay, nên không bù đắp hết những hao phí lao động, đặc biệt
là chất xám của NLĐ trong ngành y tế phải bỏ ra trong những ca bệnh phức tạp, chưa

tính toán hết những căng thẳng, nguy hiểm trong quá trình làm việc của họ.
PHẦN 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Khẩn trương tiến hành việc điều chỉnh, sửa đổi và ban hành bổ sung các chế độ
phụ cấp ưu đãi dành cho cán bộ y tế sao cho phù hợp hơn với thực tiễn, thỏa đáng hơn
với đặc thù lao động của Ngành và đảm bảo đủ sức hấp dẫn để thu hút và giữ chân cán bộ
yên tâm công tác trong những lĩnh vực ít lợi thế như: dự phòng, một số chuyên khoa đặc
thù,
y
tế
tuyến

sở,
vùng
khó
khăn…
Ban hành bổ sung các loại phụ cấp ưu đãi mà CBYT hiện chưa được hưởng, bao gồm:
Phụ
cấp
thâm
niên.
- Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động, trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng… cho
CBYT
công
tác
tại
vùng
khó
khăn.
- Chế độ Bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho CBYT khi bị nhiễm bệnh dịch, tử vong do
bệnh

dịch…
- Ban hành các chính sách hỗ trợ về tài chính như: hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn; hỗ trợ thu nhập tăng thêm, ưu tiên nâng lương sớm; hỗ trợ mua đất hoặc
nhà ở cho cán bộ công tác tại các lĩnh vực ít lợi thế.
Điều chỉnh, bổ sung sửa đổi các chế độ phụ cấp ưu đãi hiện hành.
- Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề: Mở rộng đối tượng để mọi CBYT công tác trong
ngành y tế đều được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề. Nâng định mức ưu đãi: mức
tối thiểu là 30%, mức tối đa là 70%. Tùy thuộc vào mức độ ưu đãi cho từng lĩnh vực
chuyên môn, từng vùng miền và từng tuyến công tác, định mức cần được điều chỉnh cho
phù hợp. Nâng định mức ưu đãi cho các lĩnh vực đặc thù như pháp y, giải phẫu bệnh, tâm
thần, lao, phong, truyền nhiễm, X-quang, xét nghiệm, nhi, y tế dự phòng. Bổ sung chi trả
phụ cấp ưu đãi theo nghề trong cả thời gian đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

20


vụ của CBYT được cử đi học do nhu cầu của đơn vị.
- Chế độ phụ cấp thường trực 24/24 giờ: Cần đổi tên "phụ cấp trực" thành "tiền trực" và
bỏ 24/24h để đảm bảo chi trả xứng đáng cho các đối tượng theo đúng nghĩa "thường
trực" ở bệnh viện. Điều chỉnh định xuất trực cho phù hợp với từng chuyên khoa, theo
hạng bệnh viện và số giường bệnh thực kê. Thay cách tính chi trả bằng tiền theo giá trị
tuyệt đối như hiện nay bằng cách tính theo mức lương và phụ cấp hiện hưởng (định mức
bằng 01 ngày lương và phụ cấp). Cần bổ sung thêm chế độ cho những trường hợp do đơn
vị không thể bố trí cho CBYT nghỉ bù sau phiên trực thì được trả 100% lương và phụ
cấp/ngày
hiện
hưởng

không
tính

ngày
nghỉ
bù.
- Chế độ phụ cấp phòng chống dịch: Nâng định mức phụ cấp dập dịch. Quy định giờ làm
việc/ngày tham gia dập dịch và thường trực chống dịch bằng 8h/ngày. Phân định rõ khái
niệm “ổ dịch” và “vùng dịch” và mức phụ cấp phòng chống dịch. Định mức phụ cấp nơi
có ổ dịch cao hơn phụ cấp nơi vùng dịch (gấp 2 lần so với vùng dịch). Các bệnh dịch
nguy
hiểm
đều
được
hưởng
chế
độ
phụ
cấp
như
nhau.
- Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật: Nâng định mức tăng lên so với dự thảo. Rà soát
lại danh mục phẫu thuật thủ thuật cần được phụ cấp cũng như phân hạng sao cho phù
hợp.
- Chế độ phụ cấp lưu động: Nâng mức phụ cấp lưu động (lên hệ số 1,5 lương cơ bản).
Ngoài phụ cấp lưu động cần phải chi trả công tác phí và lưu trú cho theo chế độ hiện
hành.
3.2. Các thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cần phải được xây dựng
một cách chi tiết, cụ thể, chính xác và sát thực với điều kiện thực tế để các đơn vị dễ dàng
triển khai vận dụng.
3.3. Cần xây dựng cơ chế tài chính thích hợp (phân bổ kịp thời nguồn ngân sách nhà
nước để chi trả ngay sau khi có quyết định điều chỉnh) để đảm bảo cho CBYT được
hưởng các chế độ phụ cấp kịp thời và đầy đủ ngay từ khi văn bản có hiệu lực thi hành.

3.4. Tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm tra giám sát thực hiện chế độ chính sách
đối với CBYT tại các đơn vị trong toàn Ngành thông qua việc xây dựng cơ chế tiếp nhận
và xử lý thông tin phản hồi trong đó quy định rõ trách nhiệm của các đối tác có liên quan,
đa dạng hóa các hình thức tiếp nhận thông tin phản hồi (qua các chuyên trang trên báo
của Ngành, qua các chuyên mục trên tạp chí, tờ tin, qua diễn đàn trên trang Web của các
Cục, Vụ chức năng, của Viện Chiến lược & Chính sách Y tế, của Công đoàn Ngành…) để
kịp thời tham mưu điều chỉnh sửa đổi những bất cập trong quy định hiện hành.

21



×