Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bhxh ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.83 KB, 86 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
LỜI MỞ ĐẦU
BHXH là một chính sách lớn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm tổ
chức thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập nước. BHXH đã được Liên
hợp Quốc thừa nhận và coi đó là một trong những quyền lợi cơ bản của con
người. Do đó, BHXH cần phải được thực hiện đối với mọi người lao động.
Trong những điều kiện khác nhau của đất nước, chính sách BHXH cũng có sự
thay đổi góp phần to lớn giúp cho người lao động ổn định cuộc sống khi họ
gặp phải những sự kiện bảo hiểm.
Với tỷ lệ chiếm 51,48% dân số, 52% lực lượng lao động xã hội của đất
nước, phụ nữ là nguồn nhân lực quan trọng đã và đang tham gia trên mọi lĩnh
vực của đời sống cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Thực tế cho thấy phụ nữ
Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc và ngày nay là công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài
đóng góp cho xã hội, phụ nữ còn phải đảm đương công việc gia đình với thiên
chức là người vợ, người mẹ. Chính bởi vậy, ngay từ khi thành lập nước, Đảng
và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lao động nữ được thể hiện: ngay khi
BHXH Việt Nam đi vào hoạt động chế độ trợ cấp thai sản là một trong số ít
chế độ được triển khai thực hiện ngay lúc đó. Chế độ thai sản đã góp phần
giảm bớt những gánh nặng cho người lao động đặc biệt là lao động nữ trong
xã hội.
Chế độ trợ cấp thai sản có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách
BHXH và là một chế độ không thể thiếu đối với người lao động không chỉ bởi
tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà còn bởi chính tính chất nội tại của nó là
sản xuất ra sức lao động xã hội. Trong những năm qua, chế độ thai sản đã bảo
vệ cho hàng vạn lao động nữ và hàng vạn trẻ em. Tuy nhiên, với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường cũng như sự phát triển và tiến bộ xã hội thì hiện tại
chế độ thai sản cũng còn một số điểm chưa phù hợp.
Vấn đề đặt ra cho BHXH Việt Nam là: làm thế nào để cải thiện, nâng
cao hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện chế độ thai sản, từ đó sẽ nâng cao
được đời sống vật chất của lao động nữ trong thời kỳ họ gặp sự kiện thai sản.


Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, bằng hiểu biết hạn chế của
mình với mong muốn được đóng góp một số ý kiến, quan điểm trong lĩnh vực
này, trong thời gian thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học – BHXH
Việt Nam em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai
sản trong BHXH ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, xem xét, đánh giá thực trạng chế độ
thai sản ở nước ta qua các thời kỳ. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
chế độ thai sản vho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của Việt
Nam.
Để phục vụ mục đích đó, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương
(không kể mở đầu và kết luận) như sau:
Chương I: Lý luận chung về BHXH và chế độ trợ cấp thai sản
Chương II: Thực trạng triển khai và quản lý chế độ trợ cấp thai sản
trong BHXH ở Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ thai sản ở Việt
Nam
Trong quá trình viết chuyên đề do còn nhiều hạn chế về lý luận và thực
tiễn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ
dẫn của các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế Bảo hiểm, đặc biệt là Giáo
viên hướng dẫn: Thạc sỹ Nguyễn Hải Đường cùng toàn thể cán bộ tại Trung
tâm Nghiên cứu Khoa học - BHXH Việt Nam và các bạn để đề tài của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Uyên
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
2

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ
CẤP THAI SẢN
I/ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BHXH
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở …Để
thoả mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản
phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con
người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như
vậy, việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ
thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế cuộc sống,
không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và
mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó
khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất
thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau,
tai nạn hay già, yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của
tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội
khác … khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc
sống không vì thế mà mất đi. Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất
hiện thêm một số nhu cầu mới như: Cần được khám chữa bệnh và điều trị khi
ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng. Bởi
vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải
tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm
bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ
của Nhà nước. Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc
chắn.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn công nhân trở nên
phổ biến thì mối quan hệ kinh tế giữa người lao động làm thuê và giới chủ
cũng trở nên phức tạp. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động,
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A

3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số
thu nhập nhất định để họ trang trải những yêu cầu thiết yếu khi không may bị
ốm đau, tai nạn, thai sản. Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không
xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy
ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không
muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ - thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc
giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và
có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội. Do vậy, Nhà nước đã
phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm
tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải
đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa
trên cơ sở xác suất rủi ro xảy xa đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của
cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi toàn quốc gia
- được gọi là quỹ BHXH. Quỹ này còn được bổ sung từ Ngân sách Nhà nước
(NSNN) khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp
phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà
rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động
và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có
lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được
những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết
lập ngày càng lớn và nhanh chóng, khả năng giải quyết các phát sinh lớn của
quỹ ngày càng đảm bảo.
Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành
viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và
sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho người lao động. Vì vậy, BHXH đã
trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một
nhu cầu tất yếu khách quan. BHXH đã được pháp luật nhiều quốc gia ghi
nhận, đã trở thành một trong những quyền con người và được Đại Hội đồng

Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngông Nhân quyền ngày
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
10/12/1948 như sau: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội
có quyền hưởng BHXH. Quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền
về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và tự do phát triển của con
người”.
II/ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BHXH
1. BHXH trên thế giới
Ở thời cổ đại, con người vừa tự lực, vừa biết hợp đoàn để đi săn bắn,
lao động nhằm kiếm sống, vật lộn với thiên nhiên. Khi gặp rủi ro tai biến thì
họ vừa tự mình chịu đựng khắc phục, vừa được các thành viên của cộng đồng
hỗ trợ, cưu mang. Ở thời kỳ này, sự tương trợ lẫn nhau mang tính tự phát,
theo bản năng và mới được thể hiện trong phạm vi cộng đồng nhỏ: giữa anh
chị em cùng gia đình, thân tộc, giữa các thành viên cùng bộ lạc, thôn xóm.
Đến gia đình có phân công lao động, sản xuất xã hội phát triển hơn,
quan hệ xã hội, quan hệ tác động lẫn nhau giữa các cá nhân, giữa các cộng
đồng cũng phát triển hơn. Tôn giáo xuất hiện, các thánh địa, hội nhà chùa,
nhà thờ, trại bảo dưỡng … được thiết lập, trong đó có mục đích từ thiện, trợ
giúp các tín đồ, các con chiên gặp phải nghịch cảnh, trước hết là người nghèo,
trẻ mồ côi. Những hoạt động nhân ái của người dân cũng làm thức tỉnh giới
cầm quyền. Để ngăn chặn rối loạn xã hội có thể nảy sinh làm lung lay địa vị
thống trị, không ít vua quan đã tham gia hoạt động từ thiện. Nhiều triều đại
vua đã coi việc hỗ trợ các gia đình giảm thiểu nghèo khó không chỉ là nghĩa
vụ nhân đạo, mà còn là một trong những nguyên tắc quan trọng bậc nhất để
làm yên dân thịnh nước.
Ngành công nghiệp hình thành, hàng loạt người dân nông thôn di cư ra
thành thị. Trong khoảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, một số nghiệp đoàn
thợ thủ công ra đời. Tình đoàn kết tương thân giữa những người làm thuê nảy

nở dần. Ở một số nước Châu Âu, nhiều quỹ tương trợ được thành lập: ở Anh
năm 1973 có hội “Bằng hữu” giúp hội viên trong các trường hợp bị ốm đau,
thương tật …
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
Nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá phát triển đã xuất hiện việc thuê
mướn công nhân:
- Lúc đầu giới chủ cam kết sẽ trả công lao động cho giới thợ dựa vào
kết quả lao động. Có làm thì có hưởng, không làm thì không hưởng.
- Dần dần giới chủ đã cam kết sẽ trợ cấp cho giới thợ một khoản thu
nhập nhất định khi họ gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn. Trong thực tế
nhiều khi các trường hợp rủi ro không xảy ra nên giới chủ không chi một
khoản tiền nào. Tuy nhiên có những lúc, những nơi rủi ro xảy ra dồn dập và
nếu thực hiện đúng cam kết thì giới chủ phải trợ cấp số tiền lớn. Vì vậy, họ đã
không thực hiện đúng cam kết. Mâu thuẫn giữa giới thợ liên kết lại với nhau
để đấu tranh đòi quyền lợi. Các hành động công nghiệp như lãng công, bế
xưởng, đập phá máy móc, đình công đã xảy ra. Cuộc đấu tranh diễn ra càng
ngày càng rộng lớn đã tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội.
Dần dần, trong cơ chế thị trường đã xuất hiện một bên thứ 3 đóng vai trò
trung gian giúp thực hiện những cam kết giới chủ và giới thợ bằng hoạt động
thích hợp của nó. Nhờ vậy, thay vì cho việc phải chi trực tiếp những khoản
tiền lớn khi người lao động làm thuê bị ốm đau, tai nạn, giới chủ có thể trích
ra hàng tháng một khoản tiền nho nhỏ được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở
xác suất những biến cố của tập hợp những người lao động làm thuê. Số tiền
này được giao cho bên thứ 3 tồn tích dần thành một quỹ tiền tệ. Khi người lao
động bị ốm đau, tai nạn thì cứ theo cam kết chi trả , không phụ thuộc vào giới
chủ có muốn hoặc không. Như vậy, một mặt giới chủ đỡ bị thiệt hại về kinh tế
do không phải chi một lúc những khoản tiền lớn, mặt khác, người lao động
làm thuê được bảo đảm chắc chắn một phần thu nhập khi bị ốm đau, tai nạn.

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhiều trường hợp rủi ro xảy ra vượt quá khả
năng khắc phục của một ông chủ. Giới thợ luôn luôn mong muốn phải chi ít
hơn, nên tranh chấp giữa chủ - thợ lại tiếp diễn. Trước tình hình đó, Nhà nước
đã phải can thiệp, điều chỉnh. Sự can thiệp này, một mặt làm tăng vai trò của
Nhà nước, giới chủ buộc phải đóng góp thêm, đồng thời giới thợ cũng phải
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
đóng góp một phần vào sự bảo đảm cho chính mình, cả giới chủ và giới thợ
đều thấy mình có lợi và được bảo vệ. Mặt khác, Nhà nước lại tăng chi tiêu
ngân sách. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của
người lao động được dàn trải theo nhiều chiều, một quỹ tiền tệ tập trung trên
phạm vi quốc gia nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động khi bị ốm, tai
nạn, tuổi già … được thiết lập. Nhờ vậy, đã tạo ra khả năng giải quyết các
phát sinh rủi ro, bất lợi lớn nhất với một tổng dự trữ nhỏ nhất. Trên cơ sở xác
suất phát sinh rủi ro của cả tập hợp người lao động trong phạm vi bao quát
của quỹ. Điển hình là:
+ Vào năm 1850 dưới thời tổng thống Bis-mác, nhiều bang của
nước Đức đã giúp các địa phương lập quỹ bảo hiểm ốm đau, do các công
nhân đóng góp để được bảo hiểm. Năm 1884, xuất hiện chế độ rủi ro nghề
nghiệp. Năm 1889, xuất hiện chế độ bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật.
+ Trong khoảng thời gian từ năm 1883 đến 1889 một hệ thống
BHXH lớn lần đầu tiên đã ra đời áp dụng nguyên tắc người được BHXH phải
đóng phí BHXH. Theo gương nước Đức, năm 1918, Pháp thực hiện BHXH
phổ cập trong cả nước nhưng không thành công. Đến năm 1930, Pháp thông
qua đạo luật thứ 2 về BHXH áp dụng chủ yếu cho ngành công nghiệp và
thương mại.
+ Từ thập kỷ 30 của thế kỷ XX, liên tiếp các nước Mỹ latinh, Hoa Kỳ,
Canada, đều áp dụng, từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai và sau khi giành
độc lập, nhiều nước châu Phi, châu Á và vùng Caribê cũng lần lượt áp dụng

cơ chế BHXH tương tự. Tuy vậy, tuỳ theo đặc điểm kinh tế, xã hội riêng có
của mỗi nước mà họ áp dụng các chế độ BHXH khác nhau. Nội dung cụ thể
của từng chế độ cũng không thống nhất.
Trên cơ sở thực tiễn áp dụng các chế độ đa dạng bảo vệ người lao động
giảm thiểu những rủi ro, khó khăn. Hội nghị toàn thể Tổ chức Lao động quốc
tế (ILO) đã thông qua công ước số 102 (1952) tổng hợp kinh nghiệm áp dụng
các cơ chế trong hệ thống an toàn xã hội (trong đó BHXH là một cơ chế chủ
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
yếu trụ cột thứ nhất của hệ thống của các nước trên thế giới đã nêu ra 9 chế độ
bảo vệ người lao động:
+ Chăm sóc y tế.
+ Trợ cấp ốm đau.
+ Trợ cấp thất nghiệp.
+ Trợ cấp tuổi già.
+ Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
+ Trợ cấp gia đình.
+ Trợ cấp thai sản.
+ Trợ cấp tàn tật.
+ Trợ cấp tử tuất.
2. BHXH ở Việt Nam
Từ khi cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo, BHXH được coi trọng,
được củng cố và phát triển không ngừng. Quyền lợi đối với giai cấp công
nhân và người lao động làm thuê được quan tâm ghi rõ trong các Nghị quyết
của Đảng, từ Đường Cách mệnh năm 1927 đến các Nghị quyết những năm
1930 – 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân đã đấu tranh và
giành được một số quyền lợi về đời sống cho người lao động. Nghị quyết
Trung ương Đảng tháng 11/1940 có ghi: “…Khi thiết lập được chính quyền
cách mạng thì đặt luật BHXH, có quỹ hưu bổng cho thợ thuyền già, đặt quỹ

cứu tế thất nghiệp và ban bố Bộ luật lao động”. Trong tuyên ngôn 10 điểm
Chương trình Điều lệ Việt Minh (25/10/1941) cũng bao gồm nội dung trên và
ghi thêm “Người già, kẻ tàn tật được Chính phủ chăm nom và cấp dưỡng”.
Ngay sau khi giành được chính quyền và suốt trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản nói về BHXH, chế độ BHXH đã trải qua nhiều giai đoạn, nhiều lần bổ
sung, sửa đổi và cải tiến, từng bước phát triển thành một hệ thống chế độ
BHXH tương đối hoàn chỉnh.
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
Quá trình hình thành và phát triển của BHXH ở Việt Nam có thể được
phân chia thành các giai đoạn như sau:
 Từ năm 1961 trở về trước
Năm 1945 cuộc cách mạng của dân tộc ta đã giành được thắng lợi đáng
dấu sự kiện này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng
trường Ba Đình, dù với một nền tài chính hết sức eo hẹp, kinh tế nghèo nàn
và lạc hậu, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn quan tâm đến chế độ chính sách
BHXH. Khởi đầu là sự ra đời của sắc lệnh số 54/SL ngày 01/11/1945 đã quy
định trợ cấp hưu bổng đối với công chức (phải đủ 55 tuổi hoặc sau khi làm
việc được 30 năm), tiếp đó là sắc lệnh số 105/SL ngày 14/6/1946 đã hoàn
thiện thêm về mức trợ cấp hưu bổng cho công chức. Ở hai sắc lệnh này Chính
phủ đã quy định rõ mức đóng góp của các bên vào quỹ hưu bổng.
Sau đó, sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947; sắc lệnh số 76/SL và số
77/SL ngày 22/5/1950 đã quy định cụ thể về các chế độ: ốm đau, thai sản,
hưu trí, chăm sóc y tế, tai nạn lao động và tiền tuất đối với cán bộ, công nhân
viên chức.
- Hoà bình được lập lại (1954), miền Bắc nước ta bước vào thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ BHXH có những bước phát triển mới.
Tháng 11/1954, chế độ lương hưu thương tật được hình thành và đến ngày

27/7/1956 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 980/TTg kèm theo
Điều lệ ưu đãi thương binh, quân nhân, du kích, Thanh niên xung phong bị
thương tật và Điều lệ ưu đãi gia đình liệt sỹ. Ngày 6/12/1958 Thủ tướng
Chính phủ ban hành Nghị định số 523/TTg, quy định chế độ trợ cấp dài hạn
cho quân nhân tình nguyện đã phục viên từ ngày hoà bình lập lại mang bệnh
kinh niên tái phát yếu ốm, không còn khả năng lao động được Hội đồng Giám
định Y khoa xác nhận trợ cấp do ngân sách đài thọ.
Chính sách BHXH và việc tổ chức thực hiện các chính sách đó thực sự
là nguồn cổ vũ lớn lao đối với công nhân viên chức làm cho họ yên tâm hăng
hái lao động sản xuất, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
tục đấu tranh giải phóng miền Nam. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những điểm
không phù hợp:
+ Đối tượng tham gia còn hạn hẹp, đối tượng được hưởng chế độ
BHXH chỉ có cán bộ công nhân viên chức, chưa mở rộng đến các thành phần
kinh tế khác do đó đã làm mất đi tính tích cực, tính ưu việt của chủ nghĩa xã
hội đối với người lao động, chưa xác lập được sự công bằng giữa những
người lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH.
+ Việc thực hiện các chính sách BHXH còn phân tán không có
hiệu quả. Vì thế nó chưa thực sự trở thành chính sách xã hội lớn. Chính phủ
đã ban hành điều lệ tạm thời về BHXH kèm theo Nghị định số 218/CP ngày
25/12/1961 trên cơ sở xây dựng hệ thống BHXH mới.
 Từ năm 1962 đến năm 1994
Trong giai đoạn này điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công
nhân viên chức Nhà nước ban hành ngày 27/12/1961 được bắt đầu áp dụng từ
ngày 1/1/1962, gồm 6 chế độ:
+ Trợ cấp ốm đau.
+ Trợ cấp thai sản.

+ Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
+ Trợ cấp mất sức lao động.
+ Trợ cấp hưu trí.
+ Trợ cấp tử tuất.
Theo quyết định số 31/CP ngày 20/3/1963 của Hội đồng Chính phủ quy
định nhiệm vụ của Bộ Nội vụ và Tổng công đoàn Việt Nam đối với công tác
BHXH. Lúc này, việc quản lý sự nghiệp BHXH được phân ra như sau: Tổng
công đoàn Việt Nam quản lý 3 chế độ: ốm đau, thai sản, TNLĐ & BNN nhẹ;
Bộ Nội vụ quản lý 3 chế độ: mất sức lao động, hưu trí, tử tuất.
Trong thời gian thực hiện Điều lệ tạm thời này các chế độ, chính sách
BHXH đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ,
được thể hiện qua sự ra đời của các Nghị định ngày 30/10/1964, Hội đồng
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
Chính phủ ban hành Nghị định số 161/CP; Nghị định số 164/CP (ngày
14/7/1979) về sửa đổi bổ sung một số chế độ. Chế độ trợ cấp mất sức lao
động được tính trên cơ sở thời gian công tác liên tục tương ứng là 6-8-10
năm. Chế độ trợ cấp tiền tuất được sửa đổi từ 4 mức thành 1 mức, không phân
biệt theo số lượng người phải nuôi dưỡng, nếu gia đình có nhiều người phải
nuôi dưỡng thì được hưởng trợ cấp đến mức ngang với tiền lương của người
công nhân viên chức trước khi chết.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản để áp dụng BHXH ở vùng mới giải phóng
(miền Nam) lúc này BHXH đã được thực hiện trong phạm vi cả nước.
Các nghị định số 10/NĐ-76 ngày 18/6/1976 của Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam; Nghị định số 186/CP ngày
25/9/1976 đã quy định rõ hơn về chính sách BHXH khu vực miền Nam.
Bước vào những năm đầu của thập kỷ 80, tình hình kinh tế - xã hội của
nước ta gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế suy giảm, lạm phát lớn, tình trạng dư

thừa lao động phổ biến, đời sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn.
Chính sách BHXH đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình
hình thực tiễn. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị
quyết 16/HĐBT ngày 8/2/1982, trong đó quy định giảm điều kiện nghỉ hưu.
Sau đó, cùng với việc cải tiến chế độ tiền lương ngày 18/9/1985, Hội đồng Bộ
trưởng tiếp tục ban hành Nghị định số 236/HĐBT, bổ sung, sửa đổi một số
chế độ chính sách về thương binh và xã hội. Mục tiêu của Nghị định là nhằm
ưu đãi những người có thời gian hoạt động cách mạng nhưng vẫn còn tồn tại
một số vấn đề sau:
+ Chưa tách bạch rõ ràng giữa chế độ BHXH với chế độ ưu đãi và các
chính sách xã hội khác. Việc đưa các loại ưu đãi vào hệ thống BHXH là
không hợp lý, dễ làm lẫn lộn chức năng của mỗi cơ chế và trong thực tế đã
phát sinh không ít tiêu cực. Ưu đãi xã hội phải được thực hiện theo tiêu
chuẩn, điều kiện và các nguồn tài chính khác. Một trong những biểu hiện của
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
sự đan xen này là việc giảm tuổi đời và việc quy đổi thời gian công tác để
hưởng các chế độ BHXH dẫn đến tình trạng phổ biến là trong số người nghỉ
hưu thì đa số là người nghỉ hưu trước tuổi quy định.
+ Trong giai đoạn này, sự nghiệp BHXH do nhiều cơ quan quản lý,
quỹ BHXH bị phân tán, không tập trung như giai đoạn trước. Do đó, chưa
phân định rõ ràng chức năng quản lý nhà nước và chức năng hoạt động sự
nghiệp BHXH, do đó tiến hành bị chồng chéo làm cho hoạt động BHXH rất
khó quản lý, gây ra sự lạm dụng hoặc thực hiện không đúng quy định.
+ Để khắc phục tình hình này, ngày 10/9/1994, Chủ tịch nước đã công
bố Pháp lệnh số 28 về chính sách ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ
và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến,
người có công với cách mạng để dần tách chính sách ưu đãi xã hội ra khỏi
chính sách BHXH.

- Quyết định số 60/HĐBT ngày 1/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về
sửa đổi chế độ trợ cấp đối với công nhân viên chức nghỉ hưu vì mất sức lao
động.
- Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 ban hành điều lệ Bảo hiểm
Y tế (BHYT), mở ra một loại hình bảo hiểm bắt buộc và loại hình bảo hiểm tự
nguyện
- Ngày 22/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/CP quy định
tạm thời chế độ BHXH. Nội dung trước hết nhằm xoá bỏ tư duy bao cấp, ỷ lại
trong lĩnh vực BHXH, mở ra loại hình xã hội bắt buộc và loại hình BHXH tự
nguyện, thực hiện cơ chế đóng góp phí BHXH đối với người được bảo hiểm.
Nghị định quy định 5 chế độ trợ cấp: ốm đau, TNLĐ & BNN, thai sản, hưu
trí, tử tuất, xoá bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động vốn đã bộc lộ nhiều biểu
hiện tiêu cực và bất hợp lý, thống nhất hoá tổ chức quản lý BHXH trong cả
nước.
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
 Từ năm 1995 đến nay
Trên cơ sở thực tiễn thực hiện BHXH từ trước, nhất là căn cứ vào những
kinh nghiệm thực hiện Nghị định 43/CP và để hoàn thiện chính sách BHXH,
ngày 26/1/1995 Chính phủ ban hành Nghị định 12/CP về Điều lệ BHXH đối
với người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế.
Điều lệ BHXH mới có sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể chủ yếu
là điều kiện và mức hưởng trợ cấp BHXH.
Điều lệ BHXH mới được ban hành đã mở ra một trang mới trong lịch sử
ra đời của BHXH nước ta, với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận động theo
cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Để phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập, từ năm 1998 đến nay
chính sách BHXH đã được tu chỉnh, bổ sung. Đặc biệt nhất là sự tu chỉnh, bổ
sung Bộ luật Lao động trong đó chương nói về BHXH cũng có một số thay

đổi. Sự thay đổi chính sách BHXH được cụ thể hoá tại Nghị định
01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ.
Hiện nay ở Việt Nam theo quy định của pháp luật có các chế độ BHXH
sau đây:
+ Trợ cấp ốm đau.
+ Trợ cấp thai sản.
+ Trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghiệp.
+ Trợ cấp hưu trí.
+ Trợ cấp tử tuất.
+ Bảo hiểm Y tế (chăm sóc Y tế)
+ Trợ cấp nghỉ dưỡng sức.
BHXH Việt Nam đã đi vào hoạt động được nhiều năm và cho đến nay đã
thực hiện được khá tốt vai trò của mình theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước
đề ra, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, góp phần làm lành
mạnh hoá thị trường lao động đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của đông
đảo người lao động trong các thành phần kinh tế.
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
III/ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BHXH
1. Đối tượng, bản chất, chức năng của BHXH
1.1 Đối tượng BHXH
Nói đến đối tượng BHXH ta phải nói đến 2 loại đối tượng đó là đối
tượng của BHXH và đối tượng tham gia BHXH.
1.1.1 Đối tượng của BHXH
Chúng ta đều biết, BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập
thay thế cho người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất đi do người
lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên
nhân như ốm đau, tai nạn, già yếu … Chính vì vậy, đối tượng của BHXH
chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị

giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người lao động
tham gia BHXH.
1.1.2 Đối tượng tham gia BHXH
Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao
động. Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà
đối tượng tham gia BHXH là khác nhau. Đối tượng này có thể là tất cả hoặc
một bộ phận những người lao động nào đó.
Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH
đối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương.
Nếu xem xét trên mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài người lao
động còn có người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của
Nhà nước. Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm
của họ để bảo hiểm cho người lao động mà họ sử dụng. Còn cơ quan BHXH
nhận sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động phải có
trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đối
với người lao động. Mối quan hệ ràng buộc này chính là đặc trưng riêng có
của BHXH. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của BHXH một cách ổn
định và bền vững .
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
1.2 Bản chất của BHXH
BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hoá. Khi trình độ phát
triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH
có điều kiện ra đời phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng, sự ra đời và
phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế
chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống
BHXH vững mạnh được. Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa
dạng, các chế độ BHXH ngày càng mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng
phong phú.

Định nghĩa thế nào là BHXH vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận vì được
tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau . Sau đây là một trong những khái niệm
phản ánh khá rõ nét về mục tiêu, bản chất và chức năng của BHXH: “BHXH
là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động
khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất
việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm
bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần bảo đảm an toàn xã
hội”.
Theo đó, bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu
sau đây:
 Một là: BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của
xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị
trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó.
Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Do đó có thể
nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh
tế của mỗi nước.
 Hai là: Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ
sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH
và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc
cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH (bên nhận nhiệm
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo
trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ điều kiện
ràng buộc cần thiết.
 Ba là: Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động,
mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn
chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp …
Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên

như: tuổi già, thai sản … Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong
và ngoài quá trình lao động.
 Bốn là: Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi
khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn
quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do các bên tham gia
BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
 Năm là: Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu
thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập,
mất việc làm. Nó được tổ chức lao động quốc tế cụ thể hoá:
+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo
nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ;
+ Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật;
+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu
cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
BHXH là bộ phận lớn nhất trong hệ thống An sinh xã hội. Có thể nói,
không có BHXH thì không thể có một nền An sinh xã hội vững mạnh.
1.3 Chức năng của BHXH
Chức năng là sự khái quát của các nhiệm vụ cơ bản, là dạng hoạt động
đặc trưng và khái quát nhất của tổ chức hay cá nhân gắn với chức danh nào đó
trong một hệ thống tổ chức hoạt động thuộc một phạm vi nhất định trong xã
hội. Cũng như các thành phần khác của kinh tế bảo hiểm, bảo hiểm xã hội có
hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Tuy
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
nhiên, do tính đặc thù của mình, BHXH không những có tính kinh tế mà còn
có tính xã hội rất cao. Vì vậy, về tổng quát, BHXH có những chức năng sau:
 Thứ nhất: Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
cho người lao động được bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị
giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm theo những điều kiện

xác định
Nói là bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao
động là nói sự thay thế hoặc bù đắp đó nhất định phải xảy ra khi người lao
động bị rơi vào các trường hợp nói trên và hội tụ các điều kiện quy định. Sở
dĩ như vậy vì giữa người lao động với cơ quan BHXH có mối quan hệ hết sức
chặt chẽ. Quan hệ này phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và quan hệ tài
chính BHXH. Quan hệ đó diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia bảo hiểm, bên
nhân bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Bên tham gia trước hết là người sử
dụng lao động có trách nhiệm phải đóng phí để bảo hiểm cho người lao động
mà mình sử dụng, đồng thời người lao động cũng phải có trách nhiệm đóng
phí để tự bảo hiểm cho mình. Sự đóng góp này là bắt buộc, đều kỳ và theo
những mức quy định cho bên nhận bảo hiểm, đó là cơ quan BHXH chuyên
nghiệp. Khi người lao động hội đủ các điều kiện cần thiết thì nhất định họ
phải được hưởng trợ cấp với mức hưởng, thời điểm và thời hạn hưởng phải
đúng quy định, dù cho người sử dụng lao động hoặc người lao động có muốn
như thế hay không.
 Thứ hai: Phân phối lại thu nhập
BHXH là bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, thất nghiệp, tuổi già, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài
chính tập trung được tồn tích dần bởi sự đóng góp của những người sử dụng
lao động và có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước.
Như vậy những người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng góp vào
quỹ BHXH là để bảo hiểm nhưng không phải trực tiếp cho mình mà cho
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
người lao động do mình sử dụng nên không được quyền hưởng trợ cấp, những
người lao động có đóng góp vào quỹ BHXH mới có quyền hưởng trợ cấp
nhưng do còn khoẻ mạnh, có việc làm và có thu nhập bình thường nên cũng

không được hưởng trợ cấp bảo hiểm. Số lượng những người không được
hưởng trợ cấp như vậy thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số những
người tham gia đóng góp. Chỉ những người lao động bị giảm hoặc mất thu
nhập trong những trường hợp xác định và có đủ các điều kiện cần thiết mới
được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH. Số lượng những người này thường chiếm
tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp nêu trên. Như vậy,
BHXH đã lấy số đông bù số ít và thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập
theo cả chiều dọc và chiều ngang giữa những người lao động có thu nhập thấp
hơn, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu
phải nghỉ việc và khái quát hơn là giữa số ít người hưởng trợ cấp theo những
chế độ xác định. Điều đó cũng góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội.
 Thứ ba: Góp phần kích thích, khuyến khích người lao động hăng
hái lao động sản xuất.
Người lao động có việc làm, khi khoẻ mạnh làm việc bình thường sẽ có
tiền lương, tiền công, khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già hoặc
không may bị chết đã có BHXH bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập quan trọng, do đó đời sống của bản thân và gia đình họ luôn luôn có chỗ
dựa luôn luôn được đảm bảo. Chính vì thế, họ sẽ gắn bó với công việc, với
nơi làm việc và yên tâm, tích cực lao động sản xuất góp phần tăng năng suất
lao động cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Nói cách khác, tiền lương (tiền
công) và BHXH là những động lực thúc đẩy hoạt động lao động của người
lao động.
 Thứ tư: Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích.
BHXH dựa trên cơ sở đóng góp ít nhưng đều kỳ của mọi người sử
dụng lao động, người lao động và Nhà nước cho bên thứ 3 là cơ quan BHXH,
để tồn tích dần thành một quỹ tập trung, quỹ này lại huy động phần nhàn rỗi
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
tương đối vào hoạt động sinh lợi làm tăng thêm nguồn thu. Do đó, BHXH

hoàn toàn có thể bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người
lao động khi họ gặp rủi ro, khó khăn theo những chế độ xác định, góp phần
bảo đảm ổn định và an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ.
Trên giác độ xã hội, bằng phương thức dàn trải rủi ro thiệt hại theo cả
thời gian và không gian, BHXH đã giúp giảm thiểu thiệt hại cho số đông
người trong xã hội, đồng thời làm tăng khả năng giải quyết rủi ro, khó khăn
của những người lao động tham gia bảo hiểm với một tổng dự trữ ít nhất. Đối
với Nhà nước, chi cho BHXH đối với người lao động là cách thức phải chi ít
nhất nhưng vẫn giải quyết tốt những rủi ro, khó khăn về đời sống của người
lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị
và xã hội ổn định và an toàn. Đối với người sử dụng lao động và người lao
động cũng như vậy. Cả hai giới này đều thấy nhờ BHXH mà mình có lợi và
được bảo vệ.
BHXH đã phát huy tiềm năng của số đông và ưu điểm của nhiều
phương thức hoạt động trong kinh tế thị trường để bảo đảm an toàn đời sống
cho người lao động cũng như cho xã hội. Đồng thời BHXH cũng tạo ra sự
gắn bó chặt chẽ về lợi ích, cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của các bên
tham gia BHXH, cũng như của các bên đó đối vơi Nhà nước.
2. Quỹ BHXH
2.1 Khái niệm và đặc điểm
Trong đời sống kinh tế - xã hội, người ta thường nói đến rất nhiều loại
quỹ khác nhau như: quỹ tiêu dùng, quỹ sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ tiền
lương, quỹ tiền thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ tiết kiệm … Tất cả các loại quỹ này
đều có một điểm chung là tập hợp các phương tiện tài chính hay vật chất khác
cho những hoạt động nào đó theo mục tiêu định trước với những quy định,
quy chế nhất định. Quỹ lớn hay nhỏ biểu thị khả năng về mặt phương tiện và
vật chất để thực hiện mục tiêu đề ra.
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường

Tất cả các loại quỹ đều không chỉ tồn tại với một khối lượng tĩnh tại một
thời điểm mà còn luôn biến động theo hướng tăng lên ở đầu vào với các
nguồn thu và giảm đi ở đầu ra với các khoản chi như một dòng chảy liên tục.
Tương tự như vậy, quỹ BHXH cũng được hình thành từ các nguồn thu khác
nhau và được sử dụng để chi trả các trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng và
các chi phí quản lý khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy, quỹ BHXH phải
tính toán sao cho nguồn thu phải đủ lớn và phải liên tục để đảm bảo các chi
phí đầu ra của BHXH không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai.
Theo đó ta có khái niệm về quỹ BHXH: “Quỹ BHXH là tập hợp những
đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH (có thể bao gồm người
lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp) và
các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả
cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu
nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm và chi phí cho
các hoạt động nghiệp vụ BHXH”.
Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự
phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện
hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn
tại và phát triển.
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN. Từ đó
ta thấy quỹ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau:
• Quỹ ra đời và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc
sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro làm giảm
hoặc mất thu nhập từ lao động. Hoạt động của quỹ không nhằm mục đích
kinh doanh kiếm lời. Vì vậy, nguyên tắc quản lý quỹ BHXH là: Cân bằng thu
– chi.
• Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả, vừa mang
tính chất không hoàn trả. Tính chất hoàn trả thể hiện: người lao động là đối
tượng tham gia và đóng góp BHXH đồng thời họ cũng là đối tượng được
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A

20
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
nhận trợ cấp, được chi trả từ quỹ BHXH cho dù chế độ, thời gian trợ cấp và
mức trợ cấp của mỗi người sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào những biến cố hoặc
rủi ro mà họ gặp phải, cũng như mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH
của họ. Tính không hoàn trả thể hiện: cùng tham gia và đóng góp BHXH,
nhưng có người được hưởng trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau,
nhưng cũng có những người được ít lần hơn, thậm chí không được hưởng.
Chính từ đặc điểm này nên một số đối tượng được hưởng trợ cấp từ quỹ
BHXH thường lớn hơn nhiều so với mức đóng góp của họ và ngược lại. Điều
đó thể hiện tính xã hội của toàn bộ hoạt động BHXH.
• Quá trình tích luỹ để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài
chính đối với quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Đặc điểm này
xuất phát từ chức năng cơ bản nhất của BHXH là bảo đảm an toàn về thu
nhập cho người lao động. Vì vậy, đến lượt mình, BHXH phải tự bảo vệ mình
trước nguy cơ mất an toàn về tài chính. Nhiều nhà kinh tế cho rằng: Quỹ
BHXH là “Của để giành” của người lao động phòng khi ốm đau, tai nạn hoặc
tuổi già… Nguồn quỹ này được đóng góp và tích luỹ lại trong suốt quá trình
lao động. Nếu xem xét tại một thời điểm cụ thể nào đó, quỹ BHXH luôn tồn
tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi để chi trả trong tương lai. Lượng tiền này
có thể biến động tăng và cũng có thể biến động giảm do mất an toàn, giảm giá
trị do yếu tố lạm phát. Do đó, bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH đã trở
thành yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quá trình hoạt động của BHXH.
• Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính
BHXH. Nó là khâu tài chính trung gian cùng với NSNN và tài chính doanh
nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên mỗi khâu tài
chính được tạo lập, sử dụng cho một mục đích riêng và gắn với một chủ thể
nhất định, vì vậy chúng luôn độc lập với nhau trong quản lý và sử dụng. Thế
nhưng tài chính BHXH, NSNN và tài chính doanh nghiệp lại có quan hệ chặt
chẽ với nhau và đều chịu sự chi phối của pháp luật Nhà nước.

Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
21
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
• Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng
thời kỳ nhất định của đất nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng có
nhiều điều kiện thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, nhu cầu thoả mãn về
BHXH đối với người lao động càng được nâng cao. Đồng thời khi kinh tế - xã
hội phát triển, người lao động và người sử dụng lao động sẽ có thu nhập cao
hơn, do đó họ càng có điều kiện tham gia và đóng góp BHXH …
2.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH
Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ thuộc vào
pháp luật BHXH và tuỳ thuộc vào mục đích của hệ thống BHXH của mỗi
nước. Nhìn chung, quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:
- Người sử dụng lao động đóng góp
- Người lao động đóng góp
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm
- Các nguồn khác (như cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng
hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi).
Trong nền kinh tế hàng hoá, trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH cho
người lao động được phân chia cho cả nguời sử dụng lao động và người lao
động trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro,
mà là lợi ích giữa hai bên. Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một
phần BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra
một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình thuê
mướn. Đồng thời nó còn góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạo
được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ - thợ. Về phía người lao động, sự đóng
góp một phần để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi
ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách
chặt chẽ.

Mối quan hệ chủ - thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích. Vì
thế, cũng như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH không thể
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
22
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
thiếu được sự tham gia đóng góp của Nhà nước. Trước hết các luật lệ của Nhà
nước về BHXH là những chuẩn mực pháp lý mà cả người lao động và người
sử dụng lao động đều phải tuân theo, những tranh chấp chủ thợ trong lĩnh vực
BHXH có cơ sở vững chắc để giải quyết. Ngoài ra, bằng nhiều hình thức, biện
pháp và mức độ can thiệp khác nhau, Nhà nước không chỉ tham gia đóng góp
và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH, mà còn trở thành chỗ dựa để đảm bảo cho
hoạt động BHXH chắc chắn và ổn định.
Ở một số quốc gia phát triển quỹ BHXH phần lớn là thu từ các khoản
thuế, nhất là các khoản thuế đặc biệt như rượu, thuốc lá đuợc dùng để chi trả
các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ. Quỹ BHXH được hình thành trên cơ
sở thuế thường được áp dụng cho hệ thống BHXH toàn dân, cho cả những
người tham gia lực lượng lao động và không tham gia lực lượng này. Phần
lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu
trên. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham
gia BHXH có khác nhau.
Về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng
lao động hiện có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng: phải căn cứ
vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp. Quan điểm
thứ hai: phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân
đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp.
Về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao động
phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y
tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng
lao động cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau. Một số nước khác lại
quy định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí quản

lý BHXH …
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
23
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
Bảng 1: Mức đóng góp BHXH ở một số nước trên thế giới
Tên nước Chính phủ
Tỷ lệ đóng góp
của người lao
động so với tiền
lương (%)
Tỷ lệ đóng góp của
người sử dụng lao
động so với quỹ
lương (%)
CHLB Đức
CH Pháp
Inđônêxia
Philipin
Malaixia
Bù thiếu
Bù thiếu
Bù thiếu
Bù thiếu
Chi toàn bộ chế độ
ốm đau, thai sản.
8,188,14 ÷
82.11
0,3
25,985,2 ÷
5,9

6,223,16 ÷
68,19
5,6
05,885,6 ÷
75,12
Nguồn: BHXH ở một số nước trên thế giới - Xuất bản năm 1993
Ở nước ta, từ 1962 đến 1987, quỹ BHXH chỉ được hình thành từ 2
nguồn: Các xí nghiệp sản xuất vật chất đóng góp 4,7% quỹ lương của xí
nghiệp, phần còn lại do NSNN đài thọ. Thực chất là không tồn tại quỹ BHXH
độc lập. Từ năm 1988 đến nay, các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng góp 15%
quỹ lương của đơn vị. Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị
trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993 và Điều lệ
BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995,
trong các văn bản này đều quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn
sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền
lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó, 10% để chi
trả các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
24
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hải Đường
- Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế
độ hưu trí và tử tuất.
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ
BHXH đối với người lao động.
- Các nguồn khác.
Mức đóng góp BHXH thực chất là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố
quyết định sự cân đối thu chi quỹ BHXH. Vì vậy, quỹ này phải được tính toán
một cách khoa học. Trong thực tế, việc tính phí BHXH là một nghiệp vụ

chuyên sâu của BHXH và người ta thường sử dụng các phương pháp toán học
khác nhau để xác định. Khi tính phí BHXH, có thể có những căn cứ tính toán
khác nhau:
- Dựa vào tiền lương và thang lương để xác định mức trợ cấp
BHXH, từ đó có cơ sở xác định mức phí đóng.
- Quy định mức phí BHXH trước rồi từ đó xác định mức hưởng.
- Dựa vào nhu cầu khách quan của người lao động để xác định
mức hưởng, rồi từ mức hưởng BHXH này có thể xác định được mức phí phải
đóng.
Mặc dù chỉ thuần tuý mang tính kỹ thuật nhưng xác định phí BHXH lại
khá phức tạp vì nó liên quan đến cả người lao động. người sử dụng lao động
và Nhà nước. Liên quan đến khả năng cân đối thu nhập của người lao động và
điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, khi xác định phí
BHXH vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc: Cân bằng thu chi, lấy số đông bù số
ít và có dự phòng. Mức phí xác định phải được cân đối với mức hưởng, với
nhu cầu BHXH và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất.
Phí BHXH xác định theo công thức:
P = f
1
+ f
2
+ f
3
Trong đó:
P - Phí BHXH
f
1
- Phí thuần tuý trợ cấp BHXH
Nguyễn Thị Thanh Uyên Lớp: Bảo hiểm 44A
25

×