Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa lai tại thị trấn cao lộc huyện cao lộc tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.39 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------

PHƯƠNG VĂN PHỤNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI TẠI THỊ TRẤN CAO LỘC, HUYỆN
CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên thông chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2016 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------

PHƯƠNG VĂN PHỤNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI TẠI THỊ TRẤN CAO LỘC, HUYỆN
CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Liên thông chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K12 - Liên thông trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2016 - 2017


Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thị Lân

Thái Nguyên - năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu vô cùng quan trọng đối với sinh viên khi ra
trường. Đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi từ sinh viên
thành một kỹ sư, vì vậy trong quá trình học tập chúng ta được học hỏi và củng
cố lại kiến thức đã học, cũng như phương pháp vận dụng vào lao động thực
tiễn, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc học tập, tạo ra tiền đề cho
một sinh viên có kiến thức đầy đủ để bước vào cuộc sống. Đồng thời trong
quá trình thực tập chúng ta được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
giúp chúng ta hình thành tác phong lao động , làm việc phù hợp, đúng đắn.
Xuất phát từ quan điểm đó. Được sự nhất trí của nhà trường, khoa Nông
học em được phân công về công ty TNHH MTV Nông Nghiệp Liên Sơn , thị
trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn về chuyên đề “Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa lai tại thị trấn Cao Lộc,
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”
Trong thời gian thực tập vừa qua em nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận
tình của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, anh chị em trong công ty, đặc biệt là
sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lân đã dành
nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em thực hiện chuyên đề
này. Do thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế, nên chuyên đề thực tập
của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và bạn bè để nội dung chuyên đề thực
tập tốt nghiệp của em được hoàn thành và đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!

Thái Nguyên, ngày 6 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Phương Văn Phụng


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong vài năm gần đây ..............3
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới...............4
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa ở việt nam trong 10 năm gần đây .................6
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lúa tại Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2015 .............7
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm .......................26
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí
nghiệm vụ Xuân 2017 tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn (NSC: ngày sau cấy) ........................................................28
Bảng 4.4: Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2017 tại
thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.............................33
Bảng 4.5: Chiều cao cây ở giai đoạn đứng cái làm đòng của các giống lúa thí
nghiệm vụ Xuân 2017 tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn....................................................................................36
Bảng 4.6: Số nhánh tối đa từ đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh của các giống lúa
thí nghiệm vụ Xuân 2017 tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn ...........................................................................37
Bảng 4.7: Số lá trên thân chính của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2017
tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn........................38
Bảng 4.8: Tình hình sâu bệnh hại chính của các giống lúa thí nghiệm vụ
Xuân 2017 tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn .....39



3

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí
nghiệm vụ Xuân 2017 tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn (NSC: ngày sau cấy)....................................................... 28
Hình 4.2: Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2017
tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ...................... 31
Hình 4.3: Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2017 tại
thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (NSC: ngày
sau cấy) ........................................................................................... 34


4

DANH MỤC VIẾT TẮT
NSC

:

Ngày sau cấy

ĐC

:

Đối chứng

ĐVT


:

Đơn vị tính

FAO

:

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc

Ha

:

Hecta

UBND

:

Ủy ban nhân dân


5

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii

DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................iv
MỤC LỤC .........................................................................................................v
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam................................... 3
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ........................................................ 3
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ......................................................... 6
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Lạng Sơn .................................................. 7
2.2. Tình hình nghiên cứu về giống lúa trên thế giới và ở Việt Nam............... 7
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về giống lúa trên thế giới .....................................
8
2.2.1.Tình hình nghiên cứu về giống lúa ở Việt Nam .................................... 10
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................15
3.1. Đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm thực hiện .......................... 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 15
3.1.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 17
3.1.3 Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 17
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 18


3.3.2. Quy trình kỹ thuật ................................................................................ 18
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.................................................. 19
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................26

4.1. Khả năng sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2017 tại thị
trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ................................................ 26
4.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm ............................ 26
4.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa tham gia thí nghiệm
vụ Xuân 2017 tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn .............. 27
4.1.3. Động thái đẻ nhánh của giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2017
tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ...................................... 30
4.1.4. Động thái ra lá của giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2017 tại thị trấn Cao
Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ............................................................... 33
4.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2017 tại
thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ........................................... 35
4.2.1. Chiều cao cây các giống lúa thí nghiệm ............................................... 35
4.2.2. Số nhánh tối đa của các giống lúa thí nghiệm ...................................... 36
4.2.3. Số lá trên thân chính của các giống lúa thí nghiệm .............................. 38
4.3. Tình hình sâu bệnh hại chính của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2017
tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ...................................... 39
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................40
5.1. Kết luận .................................................................................................... 40
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................41
PHỤ LỤC


1

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số
thế giới, tập trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Lúa gạo

có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã
hội. Theo FAO, thế giới có đang nguy cơ thiếu hụt lương thực do dân số tăng
nhanh, sức mua lương thực, thực phẩm tại nhiều nước tăng, biến đổi khí hậu
toàn cầu gây hiểm họa khô hạn, bão lụt, quá trình đô thị hoá làm giảm đất
lúa, nhiều nước phải dành đất, nước để trồng cây nhiên liệu sinh học vì sự
khan hiếm nguồn nhiên liệu rất cần thiết cho nhu cầu đời sống và công nghiệp
phát triển. Chính vì vậy, an ninh lương thực là vấn đề cấp thiết hàng đầu của
thế giới ở hiện tại và trong tương lai.
Hiện nay có khoảng 40% dân số trên thế giới sử dụng lúa gạo là nguồn
lương thực chính. Với mức tiêu dùng hàng năm khoảng 180 - 200 kg/người.
Về mặt dinh dưỡng trong lúa gạo có đầy đủ các chất giống như các loại cây
lương thực khác, trong đó tinh bột chiếm hàm lượng chủ yếu (62,4% hàm
lượng chất khô). Ngoài ra trong lúa gạo còn có một số loại Vitamin, đặc biệt là
Vitamin B1. Sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á, ở nước ta
có hơn 60% dân số sống bằng nghề trồng lúa, nên lúa không chỉ có ý nghĩa về
mặt an ninh lương thực mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế cho nông dân và đặc
biệt quan trọng đối với bà con nông dân miền núi.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, địa hình ở
Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực
nước biển, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc núi Mẫu Sơn
1.541m. Miền nhiệt không quá cao là nét đặc trung của khí hậu Lạng sơn.
Mùa Đông tương đối dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình hàng năm là


1.400-1.500mm,. Do vậy, tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nhưng khí
hậu ở Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới. Độ ẩm cao trên ( 82%)
và phân bố tương đối đều trong năm. Sự phân bố khí hậu này đã cho phép
Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á
nhiệt đới và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như hồi, trám,
quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè...

Lạng sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 830,5 nghìn ha với 3 loại đất
chính: đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700m) chiếm trên 90%
diện tích tự nhiên, đất feralit mùn trên núi, đất phù sa và đất than bùn... thích
hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp hàng năm, cây công nghiệp, cây đặc
sản, cây dược liệu. Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 68,9 nghìn ha
chiếm 8,3% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng lúa nước là 38,8 nghìn
ha [7]. Do diện tích trồng lúa thấp, trong những năm qua Lạng Sơn đã tập
trung chỉ đạo ứng dụng tiến bộ trong sản xuất lúa nhằm nâng cao năng suất
lúa, trong đó việc đưa các giống lúa lai vào sản xuất là ưu tiên hàng đầu. Để
lựa chọn được giống lúa có năng suất cao, giới thiệu cho sản xuất đại trà cần
nghiên cứu xác định khả năng thích ứng trong điều kiện cụ thể. Xuất phát từ
tình hình sản xuất lúa thực tiễn tại địa phương chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa lai tại
thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Lựa chọn được giống lúa mới có khả năng sinh trưởng, chống chịu tốt,
năng suất cao và thích hợp với điều kiện sinh thái của huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của một số giống lúa lai thí nghiệm.
- Đánh giá được một số đặc điểm hình thái của các giống lúa lai thí
nghiệm..
- Đánh giá được mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính của các giống lúa lai
thí nghiệm.


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới

Hiện nay thế giới có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục. Tuy
nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm
90% diện tích gieo trồng và sản lượng [12].
Sau đây là tình hình biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lúa
toàn thế giới trong vài năm gần đây.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong vài năm gần
đây
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)

(tạ/hạ)

(triệu tấn)

2010

161,5

43,4

701,2

2011

162,7

44,3


721,6

2012

162,2

45,1

733,0

2013

164,2

44,9

739,1

2014

162,7

45,5

741,4

(Nguồn: FAO STAT, 2017) [11].
Qua bảng 2.1 cho thấy: Diện tích canh tác lúa trên thế giới trong 4 năm
từ 2010 đến 2013 có xu hướng tăng và tăng cao nhất từ năm 2012 – 2013 tăng

hơn 2 triệu ha (164,2 triệu ha) . Nhưng tới năm 2014 diện tích canh tác lúa lại
giảm còn 162,7 triệu ha. Về năng suất của lúa thì tăng dần đều qua các năm
tới năm 2014 cao nhất là 45,5 tạ/ha. Còn về sản lượng thì nhìn chung đều tăng
lên rõ rệt, cao nhất là 741,4 triệu tấn năm 2014. Điều đó cho thấy những tiến
bộ khoa học kỹ thuật về giống mới, kỹ thuật thâm canh tiên tiến đã được áp
dụng rộng rãi trong sản suất lúa đã góp phần làm cho năng suất cũng như sản
lượng tăng lên đáng kể, nhất là vào năm 2014 có thể nhìn thấy diện tích canh


tác giảm so với năm 2013 nhưng năng suất cũng như sản lượng đều cao hơn
năm 2013.
Hiện nay châu Á là châu lục có diện tích lúa cao nhất thế giới với 143,4
triệu ha, sản lượng 667,0 triệu tấn năm 2014 [11].
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới
Tên nước

Diện tích

Năng suất

Sả lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Thế giới


162,7

45,5

741,4

Trung quốc

30,5

68,1

208,2

Ấn độ

43,8

35,8

157,2

Indonesia

13,7

51,3

70,8


Bangladesh

11,3

46,2

52,3

Việt Nam

7,8

57,5

44,9

Thái Lan

10,6

30,5

32,6

Myanmar

6,7

38,9


26,4

Philippines

4,7

40,0

18,9

Brazil

2,3

52,0

12,1

Nhật Bản

1,5

66,9

10,5

( Nguồn: FAO STAT, 2017) [12].
Qua bảng 2.2 ta thấy: Nước có diện tích trồng lúa lớn nhất là Ấn độ với
diện tích 43,8 triệu héc ta nhưng sản lượng của Ấn Độ chỉ đạt 157,2 triệu tấn
sau Trung Quốc, vì trong vài thập niên gần đây Trung Quốc đã có nhiều thành

tựu trong cải tiến giống lúa, trong đó đặc biệt quan tâm tới ưu thế lai ở lúa do
đó năng suất bình quân đạt 68,1 tạ/ha, sản lượng đạt 208,2 triệu tấn ( đứng
đầu về sản lượng lúa trên thế giới).
Thái Lan năm 2014 vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
với lượng gạo xuất đi ước đạt hơn 10 triệu tấn [12]. Thái Lan cũng được thiên


nhiên ưu đãi với những vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, diện tích canh tác
lớn (chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên), điều kiện thời tiết thuận lợi, mưa
thuận gió hòa thích hợp cho việc trồng cây lúa nước. Vì vậy, cây lúa nước là
cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của Thái Lan với diện tích 10,6
triệu ha, năng suất bình quân đạt 30,5 tạ/ha, sản lượng đạt 32,6 triệu tấn trong
năm 2014.
Ấn Độ dự báo vẫn đứng vị trí thứ tư trong số các nước xuất khẩu gạo lớn
trên thê giơi . Xuât khâu gao cu a Ân Đ ộ thât thương . Gạo Ấn Độ xuất k
hâu chủ yếu là gạo basmati . Chính phủ nước này đang xem xét ban hành
chính sách cấm xuất khẩu các loại gạo thường không phả i basmati. Theo dư
bao cua Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ trong thâp ky tơi, dư bao xuât khâu gao Ân
Đô se tăng trương hơn 30%, thị phần xuất khẩu gạo của Ấn Độ se tăng từ
16% năm
2007 lên khoang 17% đến năm 2017 [6].
Ngươc lai vơi 3 nươc xuât khâu gao đưng đâu thê giơi , thị phần gạo xuất
khâu dư bao se giam ơ Hoa Ky , Pakistan, và Trung Quốc. Măc du Hoa Ky dư
báo vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới trong giai đoạn

2007 đến

2017, tuy nhiên trong giai đoan nay , xuât khâu gao Hoa Ky tăng châm trong
cả giai doan . Thị phần xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trên thị trường thế giới se
giảm 12% năm 2007 xuông chi con khoang 10% năm 2017. Lý do, tăng nhu

câu trong nư ớc và mở rộng sản xuất ở các vùng có diện tích hẹp , năng xuât
tăng châm làm ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ.
Trung Quôc xuât khâu trung binh 2,6 triêu tân gao trong giai đoan 19982003 tư đo xuât khâu gao cua Trung Quôc tiêp tuc giư ôn đinh ơ mưc 1 triêu
tân gao. Khôi lương gao xuât khâu cua Trung Quôc giam tư năm 2004 do diên
tích lúa thu hẹp lại dẫn đến nguồn cung trong nước hạn chế

. Diên tich san

xuât lua dư bao la giam nhe , bù lại năng suất tăng lên . Mưc tiêu dung giam
nhe bù cho dân số tăn g. Trung Quôc xuât kh ẩu gao ch ất lương cao , gạo hạt


ngăn va trung binh tơi thi trương Băc A va gao ch ất lương thâp, hạt dài tới thị
trương Sahara Châu Phi va môt sô thi trương co thu nhâp thâp cua Châu A[6].
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có chiều dài bờ biển lên tới
3000km, địa hình phức tạp nhiều sông núi, do đó hình thành nhiều vùng canh
tác lúa khác nhau. Căn cứ vào điệu kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình
thành mùa vụ và phương pháp gieo trồng, nghề trồng lúa nước được hình
thành và chia ra là 3 vùng chính: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển
miền Trung và đồng bằng Nam Bộ.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa ở việt nam trong 10 năm gần đây
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(triệu ha)

(tạ/ha)

( triệu tấn)

2005

7,3

48,8

35,8

2006

7,3

48,9

35,8

2007

7,2

49,8

35,9


2008

7,4

52,3

38,7

2009

7,4

52,3

38,9

2010

7,4

53,4

40,0

2011

7,6

55,3


42,3

2012

7,7

56,3

43,7

2013

7,9

55,7

44,0

2014

7,8

57,5

44,9

( Nguồn: FAO STAT, 2017) [12].
Theo bảng thống kê diện tích và sản lượng lúa của cả nước, nhận thấy
rằng bắt đầu từ năm 2005 đến năm 2007 diện tích trồng lúa giảm từ 7,3 triệu
ha xuống 7,2 triệu ha và từ năm 2007 trở đi diện tích trồng lúa có xu hướng

tăng trở lại và đạt 7,8 triệu ha vào năm 2014.


Từ năm 2005 trở lại đây sản lượng lúa gạo có xu thế tăng dần. Ngoài
việc tăng diện tích trồng lúa thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông
nghiệp bằng việc tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chọi
được với nhiều loại sâu bệnh cũng góp phần nâng cao sản lượng lúa gạo của
cả nước.
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi , biên giơi phia băc vơi diên tich đât tư nhiên
830,5 nghìn ha, trong đo diên tich đât nông nghiêp đang sư dung la 68,9 nghìn
ha, chiêm 8,3%; đât lâm nghiêp co rưng la 322,8 nghìn ha, chiêm 38,87% [8].
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lúa tại Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2015
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2010

49,6


40,0

198,3

2011

49,6

34,3

169,9

2012

50,3

40,3

202,8

2013

50,8

41,0

208,1

2014


50,7

42,0

212,9

Sơ bộ 2015

49,8

42,3

210,5

( Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017) [5].
Từ năm 2010 đến năm 2012 diện tích đất trồng lúa tăng lên rõ rệt
từ 49,6 nghìn ha năm 2010 lên 50,3 nghìn ha năm 2012, và có tăng nhe
trong 2 năm tiếp theo nhưng cũng chỉ ở mức 50 nghìn ha. Tuy nhiên đến
năm 2015 diện tích trồng lúa lại giảm xuống còn 49,8 nghìn ha.
Về năng suất lúa ở đạt 40,0 tạ/ha năm 2010 đến năm 2011 có sự
giảm mạnh về năng suất, năm 2011 năng suất chỉ còn 34,3 tạ/ha.Đến
năm 2012 năng suất 40,3 tạ/ha lại có sự tăng lên đáng kể, 2 năm tiếp tiếp
theo năng suất tăng lên dần đều năm 2013 năng suất tăng lên 41,0 và


năm 2014 – 2015 tăng lên ở mức 42 tạ/ha.
Còn về sản lượng cũng tăng giảm theo diện tích năng suất của
từng năm trong đó 2 năm 2010 – 2011 có sự biến động về sản lượng rất
lớn khoảng 30 nghìn tấn, đến năm 2012 sản lượng đạt 202,8 nghìn tấn

tăng lên 40 nghìn tấn và cũng là năm biến động về sản lượng lớn nhất. Các
năm tiếp theo sản lượng đều tăng lên nhưng không nhiều, năm 2013 sản
lượng đạt 208,1. Năm 2014 sản lượng cao nhất 212,9 nghìn tấn. Nhưng đến
năm 2015 sản lượng lại giảm xuống chỉ còn 210,5 nghìn tấn.
2.2. Tình hình nghiên cứu về giống lúa trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về giống lúa trên thế giới
(1) Tình hình nghiên cứu lúa lai tại Trung Quốc
Nhờ phát minh ra lúa lai, Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề thiếu
hụt lương thực đối vói một đất nước đông dân nhất giới, hơn một tỷ người.
Năm 1976, diện tích lúa lai của Trung Quốc là 12,4 triệu ha, năng suất bình
quân 6,9 tấn/ha. Nghiên cứu và sản xuất lúa lai của Trung Quốc đã nhận
được giải thưởng đặc biệt về phát minh năm 1981.
Qua nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều giống lúa lai
đặc biệt là hai giống siêu lai (Peiai 64S/E32 và Peiai 64S/9311) cho năng suất
cao nhất từ 14,8 -17,1 tấn/ha [10].
Đến năm 2005 Trung Quốc đã tạo ra được 210 giống lúa lai các loại.
Về năng suất trung bình của cây lúa Trung Quốc từ 4,2 tấn/ha/vụ (1976)
đã tăng lên 6,5 tấn/ha/vụ (2009) trong khi năng suất lúa trung bình của thế
giới chỉ đạt 3,7 tấn/ha/vụ.
Trung Quốc là nước phát triển lúa lai lớn nhất thế giới. Năm 2010 trồng
20 triệu ha, chiếm 70% tổng diện tích trồng lúa ở Trung Quốc.
Năm 2011 Trung Quốc có 29 triệu ha trồng lúa, năng suất trung bình
toàn quốc đạt 6,3 tấn/ha/vụ. Trong đó 70% diện tích được trồng lúa lai, năng


suất bình quân 7,2 tấn/ha/vụ. Năng suất lúa lai tăng trung bình 20% so với
giống thường. Riêng chỉ phần tăng năng suất do lúa lai hiện nay nuôi sống
khoảng 70 triệu người ăn hàng năm.
Để đạt thành tựu trên, Trung Quốc phát triển lúa lai dựa trên 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1975-1995: giai đoạn phát triển lúa lai 3 dòng, sử dụng

giống bất dục đực từ dòng lúa hoang Oryzae rufipogon. Giống lúa lai phát
triển trên diện tích 12,4 triệu ha và đạt năng suất trung bình 6,9 tấn/ha.
- Giai đoạn 1996-2000: Phát triển giống giống lúa lai hai dòng bằng
cách phun hóa chất gây bất dục đực lên cây me (chemical hybridizing agents
CHAs). Giống lai 2 dòng phát triển diện tích 2,8 triệu ha, năng suất đạt 10,2
tấn/ha. cao hơn giống lai ba dòng 20%. Trong cùng thời gian này Trung Quốc
khởi động chương trình siêu lúa lai.
- Giai đoạn 2001-2006: Phát triển chương trình siêu lúa lai với , những
giống lúa lai này cho năng suất 12,5 tấn/ha trên diện rộng. Trên diện hep có
cặp lai P64S/E32 cho năng suất kỷ lục 17,1 tấn/ha.
- Giai đoạn 2007-2015: Tiếp tục chương trình siêu lúa lai với mục tiêu
đạt năng suất 13,5 tấn/ha trên diện rộng, trên diện hẹp tạo ra giống lai dự kiến
có năng suất 15-20 tấn/ha/vụ [4].
(2) Tình hình nghiên cứu lúa lai tại Ấn Độ
Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu lúa ưu thế lai từ 1970, nhưng đến 1989 mới
được hệ thống hóa và tăng cường thực sự. Sau năm năm đã phóng thích được
sáu giống ưu thế lai, tính đến tháng 12/2001 đã phóng thích 18 giống . Việc
phát triển lúa lai ở Ấn độ, tuy gặp một số khó khăn do chất lượng gạo thấp,
giá lúa giống cao, nhưng phần lớn nông dân vẫn muốn tiếp tục canh tác lúa
lai. Năm 1996 Ấn độ đã sản xuất được 1.300 tấn hạt giống lai F1 và gieo cấy
khoảng 500.000 ha lúa lai thương phẩm, năng suất hạt lai chỉ đạt 1,5 – 2


tấn/ha . Năm 2002 diện tích lúa lai của nước này chỉ vào khoảng 250 ngàn ha,
bằng một nửa diện tích lúa lai của Việt Nam, năm 2007 diện tích lúa lai của
Ấn độ đã đạt 1,1 triệu ha, gần gấp đôi diện tích lúa lai của Việt Nam trong
cùng thời điểm. điều đáng ghi nhận là toàn bộ diện tích lúa lai của Ấn độ
được cung cấp bằng hạt giống do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu
chọn tạo. Tính đến nay Ấn độ đã cho ra đời 33 tổ hợp để phục vụ sản xuất đại
trà, trong đó có tổ hợp lúa lai thơm Pusa RH 10 nổi tiếng. Ấn độ là nước đi

tiên phong trong việc nghiên cứu chọn tạo những tổ hợp lúa lai cho những
vùng canh tác khó khăn như vùng cao phụ thuộc vào nước trời, vùng đất
nhiễm phèn, nhiễm mặn và đã cho ra hàng loạt tổ hợp cho những vùng này [9].
2.2.1.Tình hình nghiên cứu về giống lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam Nghiên cứu ứng dụng về cây lúa trong thời gian qua đóng
góp vào sự phát triển nông nghiệp Việt Nam là kết quả với sự hợp tác giữa
nhà quản lý, các tổ chức nghiên cứu ứng dụng trong nước và hợp tác Quốc tế
bằng chứng cho thấy những kết quả đó là một số kết quả nghiên cứu về chọn
tạo giống lúa ở Việt Nam sau:
- Thu thập đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn
tạo giống lúa cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng núi Tây Bắc Việt Nam
của Trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp điều tra, thu
thập, phân loại giống địa phương và chọn lọc cá thể theo chu kỳ để làm vật
liệu di truyền lai tạo giống lúa cho vùng núi nước trời phía Bắc Việt Nam như
G4, G6, G10, G13, G14, G19,G22,G24…
- Chọn giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20 của Trường Đại học nông
nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp cách ly toàn cá thể với nguồn gen dòng bất
dục ĐH4 và dòng phục hồi từ các dòng nhập nội, dòng lai và các dòng phổ
biến trong sản xuất đã chọn ra tổ hợp Việt Lai 20 có thời gian sinh trưởng


110-115 ngày, tiềm năng năng suất 8-10 tấn/ha, chất lượng dinh dưỡng cao,
thích hợp cho hệ thống canh tác 3-4vụ/năm ở các tỉnh phía Bắc.
- Tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC93-1 phục vụ sản
xuất lượng thực ở vùng cao của Viện Bảo Vệ Thực Vật Từ Liêm, Hà Nội với
phương pháp chọn lọc từ tập đoàn lúa cạn IRRI nhập nội năm 1993 đã chọn
được giống LC93-1 có thời gian sinh trưởng 115-125 ngày, năng suất 3-4
tấn/ha, chịu hạn khá, chất lượng gạo tốt, thích hợp cho vùng đồng bào dân tộc
nghèo ở vùng cao.
- Nghiên cứu các giống lúa phẩm chất cao phục vụ đồng bằng sông Cửu

Long của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phương pháp
ứng dụng công nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết hợp với
khảo nghiệm đồng ruộng để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất
lượng gạo tốt như OM1490, OM2517, OM3536, OM2717, OM2718,
OM3405, OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản xuất ngập
lũ Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tạo giống lúa biến đổi gen giàu chất vi dinh dưỡng của Viện nghiên
cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp Agrobacterium và hệ
thống chọn lọc manose chuyển gen với vector pCaCar, pEun3 mang gen psy,
crtI vào giống lúa IR6, MTL250, Tapei309 tạo ra các dòng lúa giàu Vitamine
A giúp giảm suy dinh dưỡng của cộng đồng dân cư nghèo với gạo là thực
phẩm chính.
- Ứng dụng kết quả điện di protein SDS-Page trong công tác chọn tạo
giống lúa chất lượng cao của Trường Đại học Cần Thơ dùng phương pháp
điện di protein SDS-Page tuyển chọn các giống lúa thuần như lúa Nếp Bè
Tiền Giang, VĐ20, Klong Kluang, đánh giá đa dạng di truyền của tập đoàn
giống phục vụ công tác lai tạo như tập đoàn lúa mùa ven biển đồng bằng sông


Cửu Long và khảo sát quy luật di truyền ở mức độ phân tử như hàm lượng
proglutelin, acidic glutilin, basic glutelin.
- Xác định gen fgr điều khiển tính trạng mùi thơm bằng phương pháp
Fine Mapping với microsatellite của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông
Cửu Long dùng phương pháp microsatellite phân tích quần thể tổ hợp lai
Khao dawk mali/OM 1490 cho thấy rằng gen fgr diều khiển mùi thơm là gen
lặn trên nhiễm sắc thể số 8, băng thể hiện mùi thơm xuất hiện ở độ lớn 190bp
và không thơm ở độ lớn 90bp (cặp mồi RG28F-R), băng thể hiện mùi thơm
xuất hiện ở độ lớn 160bp và không thơm ở độ lớn 120bp (RM223). Gen thơm
là tính trạng phức tạp chịu ảnh hưởng rất mạnh của điều kiện ngoại cảnh.
- Phân tích sự bắt cặp nhiễm sắc thể tương tự trong các dòng lai xa thuộc

giống O. sativa bằng phương pháp lai in situ huỳnh quang (Fluorescence in
situ hybriddization) của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với
kỹ thuật dùng label quỳnh quang đính vào DNA probe để lai với nhiễm sắc
thể trên kính tiêu bản và được nhìn thấy dưới kính hiển vi quỳnh quang, lai xa
giữa lúa trồng (Oryza sativa) và lúa hoang (O.officinalis, O.brachyyantha,
O.granulata) giúp đa dạng hóa nguồn gen cây lúa.
- Kỹ thuật Transgenomics AraC/AvrXa10-transactivator mới dùng cho
nghiên cứu bộ gen chức năng và cải thiện giống cây trồng với phương pháp
dùng protein AraC điều khiển Opera Ara có vai trò trong quá trình trao đổi
đường arabinose của vi khuẩn Escherichia coli và protein AxrXa10 của vi
khuẩn Xanthomonas oryzea trong sự kích hoạt sự thể hiện của gen chỉ thị
chuyển vào cây trồng.
- Nghiên cứu chọn giống lúa chống chịu khô hạn của Viện cây lương
thực thực phẩm với phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu
hạn địa phương và các dòng lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp lai
hữu tính kết hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu


hạn khá và năng suất cao như CH2, CH3, CH 133, CH5 trồng rộng rãi ở vùng
Trung du miền núi phía Bắc, Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây nguyên.
- Phân tích QTL (quantitative trait loci) tính trạng chống chịu mặn của
cây lúa của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương
pháp marker RFLP, microsatellite phân tích bản đồ di truyền của tổ hợp lai IR
28/Đốc Phụng xác định marker RM223 liên kết với gen chống chịu mặn với
khoảng cách di truyền 6,3cm trên nhiểm sắc thể số 8 ở giai đoạn mạ.
- Chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc lá ở Miền Bắc của
Trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội dùng phương pháp thu thập mẫu bệnh,
ứng dụng công nghệ sinh học phân lập, nuôi cấy và phân biệt gen kháng bệnh
bằng PCR đã xác định 16 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây bệnh khác
nhau. Các dòng chỉ thị ỊRBB5 (có gen Xa5), IRBB7 (Xa7), IRBB21 (Xa2) có

tính kháng đa số các chủng vi khuẩn gây bệnh.
- Chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá của Trường Đại học
nông nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp lai giữa dòng bất dục 103s và dòng
phục hồi chứa gen kháng bệnh bạc lá tạo ra các tổ hợp lai như Việt lai 24,
Việt lai 27 kháng bệnh bạc lá, thời gian sinh trưởng 108-110 ngày, năng suất
7,2-7,6tấn/ha.
- Áp dụng chỉ thị phân tử để chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá của Viện
nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp chỉ thị marker
kết hợp với chọn giống truyền thống thanh lọc và đánh giá kiểu hình, kiểu gen
các giống lúa mùa địa phương xác định gen kháng bạc lá Xa5, Xa13 trên
nhiểm sắc thể số 5, 8 và việc liên kết các gen mục tiêu làm tăng tính kháng
rộng của giống lúa.
- Nghiên cứu chất kích kháng và khả năng ứng dụng trong quản lý tổng
hợp bệnh cháy lá trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long của Viện nghiên cứu
lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu sử dụng chất kích thích tính


kháng đối với bệnh cháy lá lúa như dipotassium hydrogen phosphat
(K2HPO4), oxalic acid (C2H2O4), natritetraborac (Na2B4O7) dùng xử lý hạt
giống trước khi sạ hàng giúp giảm bệnh cháy lá, tăng cường lực mạ, tăng số
hạt chắc và năng suất.
- Quản lý tính kháng rầy nâu của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông
Cửu Long đã cho thấy rằng độc tính của quần thể rầy nâu có chiều hướng gia
tăng trên giống chỉ thị ASD7 (gen bph2), Rathu heenati (bph3) và giống
chuẩn kháng (bph2 và bph3). Hình thành các quần thể có độc tính gây hại
khác nhau tùy thuộc trình độ thâm canh trên đồng ruộng ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long. Quản lý tính kháng rầy nâu bền vững bao gồm việc đa dạng
hoá nguồn gen trong sản xuất, lai tạo gen kháng rầy nâu từ lúa hoang, chọn
tạo giống lúa kháng ngang và ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp.
- Nghiên cứu di truyền phân tử tính trạng kháng rầy nâu của cây lúa của

Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp PCR chọn
giống kháng rầy nâu có gen Bph-10 ở nhiễm sắc thể số 12 liên kết với marker
RG457 (tổ hợp lai PTB33/TN1) và RM227 (IR 64/Hoa lài).
- Quản lý tính kháng của sâu đục thân sọc nâu Chilo suppressalis
(Lepidoptera:Pyralidea) đối với giống lúa BT của Viện nghiên cứu lúa đồng
bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu về thời gian, tập tính, giao phối, sự phát
tán, ký chủ phụ và chiến lược quản lý tính kháng của sâu [11].


PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm thực hiện
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đs1 (đc)

Là giống lúa thuần Japonica do Viện Di truyền Nông
nghiệp nhập nội và tuyển chọn.

Nhị ưu

Giống lúa lai được nhập nội của Trung Quốc

Liên ưu

Giống lúa lai được nhập nội của Trung Quốc

Đặc ưu

Giống lúa lai được nhập nội của Trung Quốc


Việc đưa giống thuần đs1 vào làm giống đối chứng vì đs1 đang là
giống phổ biến tại địa phương là giống chất lượng cao nhưng năng suất lại
thấp. Nếu xét về hiệu quả kinh tế một bên giống thuần năng suất thấp chất
lượng cao giá thành cao và một bên chất lượng không cao nhưng năng suất
cao nên giá thành tuy thấp hơn nhưng số lượng nhiều vì vậy hiệu quả về kinh
tế cũng tương đương nhau.
* Giới thiệu về giống
- Đs1:
Nguồn gốc: Là giống lúa thuần Japonica, hạt tròn, gạo trong, cơm
ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu do Viện Di truyền Nông nghiệp nhập nội và
tuyển chọn.
Đặc điểm giống: Là giống cảm ôn, nên gieo trồng được cả 2 vụ. Thích
hợp vụ Xuân hơn vụ Mùa.
Thời gian sinh trưởng: Tại các tỉnh miền núi phía Bắc vụ Xuân 140-150
ngày, vụ Mùa 115-120 ngày. Tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du
Bắc Bộ vụ Xuân 135-145 ngày, vụ Mùa 110-115 ngày (nếu gieo sạ thời gian
rút ngắn 3-5 ngày). Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ thời gian rút ngắn 3-5 ngày so


với khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tại Nam Trung Bộ vụ Đông xuân 110115 ngày; vụ Hè thu 100-105 ngày.Chiều cao cây 90-100 cm, lá đòng đứng,
lòng mo, đẻ nhánh gọn. Hạt bầu tròn, vỏ trấu màu vàng, khối lượng 1000 hạt
26-27 gram, cơm trắng, mềm, vị đậm và ngon. Năng suất trung bình 60-65
tạ/ha, thâm canh đạt 75-80 tạ/ha.
Cứng cây, chống đổ tốt, chịu rét rất tốt, chống chịu sâu bệnh khá (nhiễm
nhe khô vằn trong vụ mùa), chịu thâm canh[16].
Nhị ưu :
Nguồn gốc: giống lúa lai Nhị ưu 838 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty
TNHH khoa học kỹ thuật giống cây trồng Chúng Trí, Tứ Xuyên, Trung Quốc
sản xuất. Dòng bố Phúc Khôi 838, dòng me Nhị 32A.
Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Bắc và Công ty cổ phần giống

cây trồng Thanh Hóa độc quyền phân phối tại Việt Nam.
Đặc điểm giống: Là giống cảm ôn, gieo cấy được cả hai vụ.
Thời gian sinh trưởng: Vụ Xuân từ 130–135 ngày; Vụ Mùa từ 110–
115 ngày.
Thân cứng, đẻ trung bình khá, lá xanh nhạt, to bản, góc lá đòng lớn nên
khoe bông. Bông dài từ 23-27 cm, số hạt chắc/bông từ 130-160 hạt, mỏ hạt
tím, vỏ trấu màu vàng sáng, hạt bầu hơi dài. Số lượng 1000 hạt từ 27-28
gram. Khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh khá, chịu rét tốt, chống
đổ khá, lá đòng đứng. Năng suất trung bình đạt 70 – 75 tạ/ha [16].
Liên ưu:
Nguồn Gốc: Giống lúa lai Liên ưu 362 là giống lúa lai 3 dòng do Trung
Quốc sản xuất đã được khảo nghiệm cơ bản trong hệ thống khảo nghiệm
Quốc gia.
Đặc điểm giống: Là giống cảm ôn, gieo cấy được cả hai vụ.Thời gian
sinh trưởng: Vụ Xuân từ 115–125 ngày; Vụ Mùa từ 95–100 ngày. thấp cây,


thân lá đứng, độ thuần đồng ruộng cao, năng suất khá cao, cơm gạo tốt, trắng,
mềm [17].
Đặc ưu:
Nguồn gốc: Là tổ hợp lúa lai ba dòng do Trung Quốc chọn tạo. Đây là
giống có tiềm năng năng suất cao, có nhiều triển vọng phát triển tại Việt Nam
trong thời gian tới.
Đặc điểm giống: Là giống cảm ôn, gieo trồng được 2 vụ. Thời gian sinh
trưởng: Tại các tỉnh phía Bắc vụ Xuân 125-130 ngày, vụ Mùa 105-110 ngày
(nếu gieo sạ thời gian rút ngắn 3-5 ngày). Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ thời gian
rút ngắn 3-5 ngày so với khu vực đồng bằng sông Hồng. Tại Nam Trung Bộ
vụ Đông xuân 110-115 ngày, vụ Hè thu 100-105 ngày.Chiều cao cây 105-110
cm, thân cứng, bông to dài 23-24cm, số hạt trên bông 160-170 hạt, đẻ nhánh
khá. Hạt mỏ tím, vỏ trấu màu vàng sáng, hạt bầu, khối lượng 1000 hạt 26-27

gram, gạo trắng, ngon cơm mềm hơn Nhị ưu 838. Chống chịu sâu bệnh khá.
Phạm vi thích ứng rộng.Năng suất bình quân 8,0-8,5 tấn/ha, thâm canh tốt đạt
9,5-10 tấn/ha [16].
3.1.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2017 – đến tháng 5/2017
3.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm trong
vụ xuân tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm
trong vụ xuân tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Nghiên cứu khả tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm
trong vụ xuân tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn


×