Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGHIỆP P.D.T

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG THỊ VĂN

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
CHUYÊN NGHIỆP P.D.T

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG THỊ VĂN

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
CHUYÊN NGHIỆP P.D.T

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: GV. MAI HOÀNG GIANG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỞNG BIỂN TẠI CÔNG TY
TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGHIỆP P.D.T” do VƯƠNG
THỊ VĂN, sinh viên khóa 35, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày
Người Hướng Dẫn
GV. Mai Hoàng Giang

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày….tháng….năm 2012

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày….tháng….năm 2012



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, cha mẹ tôi
những người đã có công sinh thành, dưỡng dục tôi nên người.
Từ ngày đầu cắp sách tới trường, bên cạnh những nổ lực của bản thân, tôi đã
nhận được biết bao công ơn dạy dỗ của các quý thầy cô. Nhân đây tôi xin cảm ơn tất
cả những thầy cô đã từng dìu dắt tôi, cảm ơn công lao của thầy cô khoa kinh tế,
trường Đại Học Nông Lâm TPHCM đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trên giảng đường cũng như những bài học cuộc sống. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến thầy Mai Hoàng Giang_người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn
tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành gửi lòng biết ơn đến toàn thể Ban Giám Đốc và các anh chị
cán bộ nhân viên trong công ty TNHH Phát Triển Thương Mại Chuyên Nghiệp P.D.T
đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại công ty. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến chú Phan Đình Thư – Giám đốc công ty P.D.T đã giúp
tôi có cơ hội thực tập tại công ty. Kế đến tôi xin cám ơn cô Đỗ Thị Tú Hằng_người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường Đại Học Nông Lâm,
nhân viên của công ty P.D.T. Chúc quý thầy, quý cô, quý anh chị và toàn thể bạn bè
luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2012
Sinh viên
Vương Thị Văn


NỘI DUNG TÓM TẮT
VƯƠNG THỊ VĂN. Tháng 12 năm 2012. “Hoàn Thiện Quy Trình Xuất khẩu
Hàng Hoá Bằng Đường Biển Tại Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Chuyên
Nghiệp P.D.T”.

VUONG THI VAN. Dercember 2012. “To Improve The process of exporting
goods by sea At P.D.T Professional Developing Trader Company Limited”.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, hoạt động hoàn thiện quy trình
xuất khẩu đang là yêu cầu bức thiết đặt ra đối với những công ty xuất khẩu để có thể
tồn tại và phát triển.
Vì vậy, khóa luận tập trung nghiên cứu đặc điểm, thực trạng thực hiện quy trình
xuất khẩubằng đường biển tại công ty P.D.T. Cụ thể khóa luận đi sâu vào nghiên cứu
các mặt sau: Thực trạng hoạt động xuất khẩucủa công ty, tìm hiểu quy trình xuất
khẩubằng đường biển của công ty. Khóa luận cũng đã đánh giá về quy trình xuất khẩu
của công ty, qua đó phản ánh một cách khách quan về quy trình xuất khẩu, những mặt
đã đạt được, những điểm hạn chế… và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện
quy trình xuất khẩubằng đường biển để công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Khóa luận đã sử nguồn số liệu thứ cấp tại các phòng ban công ty, và thu thập số
liệu sơ cấp bằng phương pháp quan sát, ghi chép thực địa, phỏng vấn với bảng câu hỏi.
Các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng : thống kê mô tả, so sánh, phân tích
tổng hợp.
Kết quả điều tra cho thấy việc thực hiện quy trình xuất khẩutại công ty hiện nay
là khá tốt. Trong những năm qua công ty đã mở rộng thị trường, doanh thu và lợi
nhuận tăng. Tuy nhiên trong khi thực hiện quy trình xuất khẩucông ty còn gặp nhiều
khó khăn cũng như bộc lộ nhiều hạn chế, trên cơ sở đó khó luận đưa ra một số giải
pháp đưa ra nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình xuất khẩuhàng hóa bằng đường biển
tại công ty PDT.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ...............................................................................................x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3
1.4. Cấu trúc khóa luận ..............................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .......................................................................................5
2.1. quan về công ty TNHH Phát Triển Thương Mại Chuyên Nghiệp P.D.T ...........5
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ...............................................5
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban công ty............................6
2.1.3. Nghiên cứu quá trình kinh doanh .................................................................7
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................9
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................9
3.1.1. Khái niệm chung về xuất khẩu .....................................................................9
3.1.2. Các hình thức xuất khẩu ............................................................................ 12
3.1.3. Quy trình xuất khẩu bằng đường biển của nước ta hiện nay .................... 13
3.1.4. Ma trận SWOT .......................................................................................... 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 23
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 23
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................. 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 25
4.1. Thị trường đồ gỗ và gỗ .................................................................................... 25
4.1.1. Hiện trạng rừng ......................................................................................... 25
4.1.2. Sản xuất và thương mại các sản phẩm từ gỗ và đồ gỗ .............................. 26
v


4.1.3. Những tồn tại của ngành đồ gỗ Việt Nam ................................................ 30
4.1.4. Tầm nhìn của ngành công nghiệp gỗ ........................................................ 30

4.2. Mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của công ty................................ 31
4.2.1. Đặc điểm mặt hàng xuất khẩu ................................................................... 31
4.2.2. Đặc điểm thị trường đồ gỗ xuất khẩu của công ty .................................... 33
4.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây ............................ 37
4.3.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009-2011 ......................... 37
4.3.2. Kết quả kinh doanh của công ty trong 9 tháng năm 2012 ........................ 39
4.4. Quy trình xuất khẩu hàng hóa qua đường biển của công ty ............................ 40
4.4.1. Quy trình xuất khẩu hàng hóa qua đường biển của công ty trong thời gian qua40
4.4.2. Đánh giá quy trình xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển của công ty ..... 59
4.5. Phân tích ma trận SWOT của công ty ............................................................. 67
4.6. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường
biển ở công ty P.D.T ............................................................................................... 70
4.6.1. Giải pháp về nhân sự ................................................................................. 70
4.6.2. Giải pháp về các yếu tố đầu vào ............................................................... 71
4.6.3. Giải pháp về quy trình thực hiện ............................................................... 72
4.6.4. Giải pháp về cơ sở vật chất ....................................................................... 72
4.6.5. Giải pháp về công nghệ ............................................................................. 73
4.6.6. Giải pháp về marketing ............................................................................. 73
4.6.7. Giải pháp khác........................................................................................... 74
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 75
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 75
5.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 76
5.2.1. Kiến nghị đối với Hải quan ....................................................................... 76
5.2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước ...................................................................... 76
5.2.3. Kiến nghị đối với công ty.......................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 78
PHỤ LỤC

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á
( Association Of Southeast Asian Nations)

B/L

Vận Đơn Đường Biển (Bill Of Lading)

C/O

Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá (Certificate Of Origin)

CNTT

Công Nghệ Thông Tin

Công ty PDT

Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Chuyên Nghiệp P.D.T

CSVC

Cơ Sở Vật Chất

DN

Doanh Nghiệp


EU

Liên Minh Châu Âu (European Union)

FAO

Tổ Chức Lương Thực Và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food And Agriculture Organization Of The United Nations)



Hợp Đồng

HH

Hàng Hoá

KH

Khách Hàng

IMF

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế(International Monetary Fund)

SP

Sản Phẩm


TĐTXK

Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Xuất Khẩu

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

VCCI

Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

XK

Xuất Khẩu

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Ma Trận SWOT................................................................................................... 23 
Bảng 4.1 Tình Hình Xuất Khẩu Gỗ Và Đồ Gỗ củaNước Ta Giai Đoạn 2004-9/2012 ..... 27 
Bảng 4.2 Doanh Thu Xuất Khẩu Theo Sản Phẩm của Công Ty Giai Đoạn 2009-2011 .... 31 
Bảng 4.3 Doanh Thu Xuất Khẩu Theo Thị Trường của Công Ty Giai Đoạn 2009-2011......... 35 
Bảng 4.4 Bảng Doanh Thu Và Lợi Nhuận của Công Ty Trong 3 Năm 2009-2011 .......... 37 
Bảng 4.5 Doanh Thu và Tỷ Trọng Doanh Thu Theo Thị Trường của Công Ty 9 Tháng

Năm 2012 ........................................................................................................................... 39 
Bảng 4.6 Kết Quả Khảo Sát Đánh Giá Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường
Biển của Công Ty ............................................................................................................... 60 
Bảng 4.7 Ma Trận SWOT của Công Ty PDT .................................................................... 67 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty P.D.T..................................................................... 6 
Hình 4.1 Biểu Đồ Tình Hình Xuất Khẩu Gỗ Và Đồ Gỗ của Nước Ta Giai Đoạn 20049/2012 ................................................................................................................................. 27 
Hình 4.2 Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu Xuất Khẩu Theo Sản Phẩm của Công Ty Giai
Đoạn 2009-2011 ................................................................................................................. 32 
Hình 4.3 Biểu đồ Thể HiệnDoanh Thu Xuất Khẩu Theo Thị trường của Công Ty Giai
Đoạn 2009-2011 ................................................................................................................. 35 
Hình 4.4 Biểu Đồ Thể Hiện Tốc Độ Tăng Doanh Thu Và Lợi Nhuận của Công Ty Qua
3 năm 2009-2011 ................................................................................................................ 37 
Hình 4.5Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Doanh Thu Theo Thị Trường của Công Ty 9
Tháng Năm 2012 ................................................................................................................ 39 
Hình 4.6 Sơ Đồ Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển của Công Ty .......... 42 
Hình 4.7 Quy Trình Thực Hiện Bước Mở Đơn xin khoang ............................................... 46 
Hình 4.8 Sơ Đồ Các Bước Thực Hiện Khai Báo Hải Quan Điện Tử................................. 48 
Hình 4.9 Sơ Quy Trình Thanh Toán Bằng Phương Thức T/T của Công Ty ..................... 56 
Hình 4.10 Biểu Đồ Đánh Giá Quy Trình Xuất KhẩuHàng Hóa Bằng Đường Biển của
Công Ty .............................................................................................................................. 61 
Hình 4.11 Biểu Đồ Thể Hiện Sự Đánh Giá Của Nhân Viên Trong Việc Công Ty Có
Cần Thay Đổi Gì Trong Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hoá Bằng Đường Biển .................. 64 
Hình 4.12 Biểu Đồ Thể Hiện Sự Đánh Giá Cơ Sở Vật Chất Công Ty PDT ...................... 65 

ix



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bộ Chứng Từ Xuất Khẩu Hàng Hoá Bằng Đường Biển
Phụ lục 2: Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Đánh Giá Về Việc Đánh Giá Quy Trình Xuất
Khẩu Hàng Hoá Bằng Đường Biển Của Công Ty PDT

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Với xu hướng toàn cầu hoá, ngày 1/1/2007 Việt Nam ra nhập WTO, chưa tận
dụng những lợi thế mà việc ra nhập WTO để phát triển kinh tế đất nước, chúng ta phải
đối mặt ngay với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam điêu đứng.
Nếu như khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, nước ta chưa hội nhập sâu nên ít bị
ảnh hưởng, thậm chí là ảnh hưởng không đáng kể, dù cho là khởi đầu của khủng
hoảng là nước bạn Thái Lan.Nhưng với khủng hoảng kinh tế thế giới lần này thì
không. Khủng hoảng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế, mà đối
tượng đầu tiên bị ảnh hưởng, bị tác động sâu nhất là những DN xuất XK. Hàng trăm
ngàn DN phá sản, giải thể, hay cắt giảm sản xuất. Năm 2010 khủng hoảng bắt đầu
phục hồi phát triển, năm 2011 kinh thế giới lại đứng trước đợt thoái trào mới đến từ
các cuộc khủng hoảng nợ công ở Mỹ, ở EU… Năm 2012 nền kinh tế thế giới càng ảm
đạm hơn, IMF tiếp tục hạ mức dự báo tăng kinh tế thế giới năm 2012 trưởng thấp hơn
dự báo thời điểm năm 2011, IMF cũng hạ dự báotăng trưởng năm 2013 và dự báo năm
2013 nền kinh tế cũng chưa thể phục hồi được. Ở trong nước, tồn kho tăng cao, nợ
xấu từ hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng khó khăn từ kinh tế thế giới 10 tháng 2012 có
khoảng 45.000 DN phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động.

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các DN
không chỉ phải cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải cạnh tranh với những DN nước ngoài.
Các chính sách bảo hộ thương mại đã và đang được các nước dựng nên ngày càng tinh
vi hơn, việc kinh doanh của các DN cũng trở nên khó khăn hơn. Các DN nước ngoài
với nhiều ưu thế về quản trị, kinh nghiệm nguồn vốn, luôn không ngừng tự hoàn thiện
đã vượt qua nhiều cuộc cạnh tranh, nhiều cuộc khủng hoảng vậy mà cũng gục ngã, bị
chôn vùi trong khủng hoảng 2008-2009, hay 2011-2012… Mà những DN Việt Nam
1


nhỏ bé, non trẻ đang đứng trên vai của gã khổng lồ thế giới nhìn ra xung quanh, chúng
ta nhìn thấy gì? Liệu đứng trên vai gã khổng lồ tầm nhìn của chúng ta có cao hơn, xa
hơn, nhận biết được ưu thế của mình so với gã, tìm được luật chơi, chọn đúng sân chơi
để tham gia cuộc chơi hay đứng trên vai nó mà chúng ta cũng tưởng chúng ta chính là
gã khổng lồ? Nay gã khổng lồ đang lung lay, liệu rằngđứng trên trên vai nó chúng ta
có ngã xuống không? Liệu khi nó ngã xuống, nó có kéo theo ta ngã? Liệu DN Việt
Nam sẽ tiếp tục phát triển, đi lên hay bị luật chơi cạnh tranh đầy khốc liệt của nền
kinh tế thế giới loại bỏ?
Tất cả những điều này có phải là hồi chuông cảnh tỉnh tới các DN Việt Nam
cần nhìn lại mình, nhất là các DN XK những DN ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc bởi
những diễn biến của kinh tế thế giới. Đã đến lúc họ phải sẵn sàng thay đổi hoàn thiện
mình, để cạnh tranh để phát triển hay chính là trụ lại được trong nền kinh tế khó khăn
như hiện nay, hoặc trở thành là một trong số 45,000 ngàn DN khác phá sản, giải thể,
ngừng hoạt động tiếp theo.
Đối với một DN XK thì quy trình XK có vai trò cực kỳ quan trọng, có một quy
trình XK HH tốt, hợp lý, biết phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu sẽ giúp DN hoạt
động kinh doanh tốt. DN XK Việt Nam với sản xuất manh mún, yếu kém trong khâu
quản trị, hạn chế về nguồn vốn không còn cách nào khác là phải tự hoàn thiện quy
trình XK để nâng cao hiệu quả XK mang lại lợi nhuận, giúp DN ổn định phát triển.
Nhận thấy được tầm trọng về vấn đề hoàn thiện quy trình XK đối với DN XK

Việt Nam nói chung và công ty PDT nói riêng cho thấy việc tìm hiểu và hoàn thiện
quy trình XK hàng hóa rất quan trọng.Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài
“Hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển tại công ty TNHH
Phát Triển Thương Mại Chuyên Nghiệp P.D.T” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Tìm hiểu thực tế quy trình giao hàng XK bằng đường biển tại công ty PDT
- Qua đó đề ra các biệp pháp hoàn thiện quy trình XK của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đánh giá chung về hoạt động XK của công ty PDT .
- Phân tích quy trình XKHH bằng đường biển tại công ty PDT.
2


- Điều tra đánh giá quy trình XK HH bằng đường biển tại công ty PDT.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình XKHH bằng đường biển tại
công ty PDT.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2012
Địa điểm nghiên cứu: tại công ty TNHH phát Triển thương mại chuyên nghiệp
P.D.T.
Địa chỉ: 62D/28 Nguyên Hồng, P.11, Q. Bình Thạnh
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở Đầu
Chương này nêu lên lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
để giúp cho người đọc nắm được nội dung cần thiết trong việc nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Tổng Quan
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức, chức
năng của từng phòng ban, tình hình hoạt động của công ty.

Chương 3: Cơ Sở Lí Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trình bày những vấn đề lí luận liên quan đến quy trình XK và nêu lên những
phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận
để đạt mục tiêu nghiên cứu cuối cùng.
Chương 4: Kết Quả Và Thảo Luận
Chương này là chương quan trọng, nêu lên nội dung chính của kháo luận, từ
những số liệu thập được từ kết quả hoạt động XK tại công ty mà ta tiến hành phân tích
những vấn đề liên quan đến quy trình XK HH bằng đường biển, phân tích quy trình
XK HH bằng đường biển, điều tra đánh giá về quy trình, từ đó rút ra những nhận xét,
đánh giá chung về quy trình XK HH bằng đường biển tại công ty để từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình XK HH bằng đường biển tại công ty Phát Triển
Thương Mại Chuyên Nghiệp P.D.T.

3


Chương 5: Kết Luận và Kiến Nghị
Trên cơ sở phân tích từ chương 4, từ đó rút ra những kết luận chung về quy
trình XK, đồng thời đề xuất những kiến nghị giúp quy trình XK ngày càng hoàn
thiện, giảm bớt rủi ro, nhằm giúp hoạt động XK được thực hiện một cách hiệu quả.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. quan về công ty TNHH Phát Triển Thương Mại Chuyên Nghiệp P.D.T
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Tên DN: Công ty TNHH Phát Triển Thương Mại Chuyên Nghiệp P.D.T

- Tên công ty viết bằng tiếng Anh: P.D.T PROFESSIONAL DEVELOPING
TRADER CO., LTD
- Tên công ty viết tắt: P.D.T CO.,LTD
- Trụ sở chính của Công ty đặt tại : 62D/28 Nguyên Hồng, P.11, Q. Bình Thạnh
- Điện thoại: 08. 351 66 620
- Fax: 08. 351 66 619
- Email:
- Mã số thuế: 0302901508
- Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ
-Công ty Công ty TNHH Phát Triển Thương Mại Chuyên Nghiệp P.D.T được
thành lập vào tháng 3 năm 2003, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số:4102014533 cấp ngày 18 tháng 03 năm 2003 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu nghành nghề kinh doanh: mua bán nguyên vật liệu, máy móc thiết
bị, gỗ, gốm sứ, hoá chất (trừ hoá chất có tính độc hại mạnh) hàng bách hoá, hàng trang
trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ. Dịch vụ thương mại, giao nhận HH xuất nhập
khẩu,ủy thác xuất nhập khẩu.
- Phạm vi hoạt động: trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong và ngoài nước.
- Bản chất là một công ty TNHH TM - DV với số vốn kinh doanh khiêm tốn,
nên DN không thể tự sản xuất thành phẩm các mặt hàng nói trên mà phải đặt hàng các
nhà máy, xí nghiệp sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ trong địa bàn thành phố Hồ Chí
5


Minh. Hiện tại, DN đang ký kết hợp tác lâu dài với Công ty TNHH SX TM DV Duy
Ngọc, Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ XK Long Bình Tân và Công ty TNHH Thịnh Phát,
Công ty TNHH Đức Toàn, Công Ty TNHH Anh Khoa, công ty các xí nghiệp vừa và
nhỏ khác. Công ty P.D.T có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo chủ trương,
chính sách của Nhà nước và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh
doanh của mình.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban công ty
a. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty P.D.T
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

GIÁM ĐỐC

PHÒNG Xuất
Nhập Khẩu

PHÒNG KỸ
THUẬT

PHÒNG KẾ
TOÁN

PHÒNG KHO –
VẬT TƯ

Nguồn: Phòng Kế Toán
b.

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Hội Đồng Thành Viên:
-Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan có thẩm quyền cao

nhất trong công ty.
-Ra các quyết định liên quan đến phương hướng hoạt động, vốn điều lệ của
công ty.
-Có quyền quyết định vấn đề nhân sự cũng như các vấn đề sống còn của công

ty.
Giám Đốc:
Điều hành, quản lý trực tiếp và hoạch định thống nhất mọi hoạt động kinh
doanh của công ty.Chỉ đạo trực tiếp và phân công nhiệm vụ cho tất cả các phòng ban.

6


Là người đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động kinh doanh, có
quyền ký kết hợp đồng kinh tế có liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động đó.
Phòng Xuất Nhập Khẩu:
Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, thống
kê số liệu kinh doanh xuất nhập khẩu, lưu trữ các chứng từ xuất nhập khẩu và đồng
thời chịu trách nhiệm lo các thủ tục có liên quan đến XK và nhập khẩu cho công ty.
Phòng Kỹ Thuật:
- Tư vấn kỹ thuật cho phòng kinh doanh và các phòng ban khác.
- Nâng cao tay nghề nhằm đưa chất lượng SP tới KH một cách tốt nhất.
- Nhận và triển khai các đơn đặt hàng được đưa xuống từ phòng kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm về kĩ thuật, chất lượng SP cũng như kiêm luôn việc giải
quyết các trục trặc về máy móc trong công ty.
Phòng Kế Toán:
- Tổ chức công tác kế toán, ghi chép, phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời
mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty.
- Tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực tài chính.
- Lập và quản lý công văn hành chánh của công ty.
- Lập kế hoạch hoạt động vui chơi, giải trí trong các ngày lễ tết..
Phòng Kho – Vật Tư :
- Quản lý kho HH của công ty .

- Chịu trách nhiệm trong việc xuất nhập hàng khi có yêu cầu.
- Thường xuyên thông báo tình hình xuất nhập tồn HH trong kho cho phòng
kinh doanh cũng như ban giám đốc biết .
- Bảo quản, kiểm tra vật tư - HH một cách tốt nhất.
2.1.3. Nghiên cứu quá trình kinh doanh
Đồ gia dụng bằng gỗ của công ty XK sang các nước trên thị trường chủ yếu là
đáp ứng nhu cầu cho tầng lớp bình dân. Các mặt hàng này đơn giản, giá rẻ nên được
người dân có thu nhập trung bình lựa chọn. Nên công ty giữ vững và phát triển các
thị trường XK như Hoa Hỳ, EU, Chile… Mặt khác công ty đã quan tâm đến việc
7


nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ nước ngoài. Công ty xác định việc tìm kiếm
thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, nên rất giữ chữ tín với KH, coi thị trường như là
một vấn đề sống còn của mình.
Ngoài những nhân tố quan trọng như chất lượng tốt và giá cả phải có sức cạnh
tranh, SP đồ gia dụng gỗ còn phải đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo hợp
thời tiết, khí hậu, nhất là đảm bảo yếu tố an toàn. Công ty đã thực hiện các biện pháp
để nâng cao chất lượng SP và đa dạng hóa SP, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng,
phong phú của KH, nhằm hạn chế những rủi ro trong kinh doanh của công ty.
Năm 2003, do năm đầu mới thành lập, công ty còn non yếu về mọi mặt hoạt
động XK chưa thực sự phát triển. Đến sang năm 2008, 2009, cả nền kinh tế thế giới
khủng hoảng, hoạt động kinh doanh của công ty cũng trì trệ. Đến năm 2010, 2011
công ty đã vượt qua khỏi khủng hoảng, có những bước tiến mới. Điều đó đã thể hiện
những bước tiến vững chắc của P.D.T trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

8


CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm chung về xuất khẩu
a. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất phát từ xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế người ta định nghĩa XK như
sau :
Nguyễn Thị Bình Minh (2010): “XK là hình thức bán các sản phẩm, dịch
vụ,hàng hoá ra nước ngoài nước ngoài”.
“XK là việc bán HH (HH có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một nước khác
trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền của một trong
hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế).
Theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương Mại của Việt Nam năm 2005:
“XK HH là việc HH được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật”.
XK không phải là hoạt động kinh doanh buôn bán riêng lẻ mà là hệ thông các
quan hệ buôn bán được pháp luật của các quốc gia trên thế giới cho phép. Các quốc gia
tham gia vào hoạt động mua bán này đều phải tuân thao các tập quán, thông lệ quốc tế.
Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, hoạt động XK đóng vai trò hết sức quan trọng
cho mục tiêu phát triển đất nước, phản ánh mối quan hệ xã hội và sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia.
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay thì XK là hoạt động tất yếu của
mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Các quốc gia có sự khác biệt về điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, con người… do đó mỗi quốc gia sẽ có những thế
mạnh, lợi thế riêng. Để tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các
9


quốc gia thường tiến hành trao đổi hàng hóa dịch vụ với nhau. Tuy vậy, hoạt động XK

không chỉ diễn ra ở các nước có lợi thế mà còn diễn ra ngay cả ở các quốc gia không
có bất kì một lợi thế nào. Những quốc gia này vẫn có thể thu được lợi ích không nhỏ
khi tham gia XK.
Theo David Ricardo: “những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn các nước
khác, hoặc bị kém lợi thế hơn so với các nước khác trong việc sản xuất SPHH, thì họ
có thể thu được lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về
một số mặt hàng” (Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Bình Minh, 2010).
b. Tầm quan trọng của xuất khẩu
 Đối với quá trình phát triển kinh tế
- XK tạo ra nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu máy móc thiết bị, máy móc phục
vụ mục tiêu kỹ thuật của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- XK đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển .
- XK tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
- XK tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực
sản xuất trong nước.
- Thông qua XK, HH của nước ta sẽ tham gia vào các cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng. Để có thể giành thắng lợi trong các cuộc cạnh
tranh đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích
nghi với thị trường.
- XK đòi hỏi các DN phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất
kinh doanh.
 XK có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống của nhân dân.
Tác động của XK đối với đời sống bao gồm nhiều mặt. Trước hết, sản xuất
HHXK là nơi thu hút hàng triệu người lao động và đem lại cho họ nguồn thu nhập
không nhỏ. XK còn tạo ra vốn để nhập khẩu HH vật phẩm tiêu dùng hàng ngày, đáp
ứng ngày càng phong phú hơn đời sống của nhân dân.

10



 XK là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Chúng ta thấy rõ XK và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ
thuộc lẫn nhau. Hoạt động XK có thể sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác
vì vậy tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn XK và công
nghiệp sản xuất hàng XK thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư phát triển, mở rộng vận
tải quốc tế Mặt khác chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo tiền đề để mở
rộng XK.
Tóm lại, đẩy mạnh XK được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển
kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước.
 Đối với các DN.
XK giúp cho các DN sử dụng khả năng dư thừa.
XK tạo điều kiện cho DN giảm được chi phí.
XK giúp cho DN thu được nhiều lợi ích hơn.
DN có thể phân tán rủi ro khi tham gia vào hoạt động XK.
XK tạo cơ hội nhập khẩu cho DN : Việc kinh doanh có thể đến tư phía nhà
XK hay nhà nhập khẩu.
Theo Nguyễn Thị Bình Minh (2010) ưu điểm và nhược điểm của hoạt động XK
như sau:
 Ưu điểm:
- Giúp DN đạt được chi phí thấp nhất và lợi thế và địa điểm
- Là nhân tố quan trọng làm lành mạnh môi trường tài chính quốc gia, giảm nợ
vay, thực hiện cân bằng thanh toán và cán cân buôn bán quốc tế.
- Đơn giản, ít tốn kém và rủi ro do hoạt động nước ngoài là thấp nhất vì thu tiền
ngay.
- Tránh được các ảnh hưởng của chu kì kinh tế.
- Là dạng tiếp cận thử nghiệm của kinh doanh quốc tế.
- Không phải chuyển giao bí quyết công nghệ.
- Được sự ủng hộ của chính phủ nước nhà.

 Nhược điểm:
Sẽ không thích hợp nếu DN không có lợi thế về địa điểm.
11


Phụ thuộc chặt chẽ vào hàng rào thương mại và ít hiểu biết về thị trường.
Khó phân phối, điều chỉnh SP và không thực hiện tốt công tác marketing.
Chi phí vận tải cao, thời gian phân phối dài và lợi nhuận ít nhất.
Bị ảnh hưởng mạnh bởi tỷ giá hối đoái.
c. Nhiệm vụ của xuất khẩu
 Phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh XK nhằm tạo
thành cao trào XK, coi XK là mũi nhọn đột phá cho sự giàu có.
 Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi quyền lực của đất nước như đất đai,
nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, kỹ thuật – công nghệ chất xám theo
hướng khai thác lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh.
 Nâng cao năng lực sản xuất hàng XK để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch XK.
 Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) XK chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị
trường thế giới và của KH về chất lượng và số lượng, có hấp dẫn và khả năng cạnh
tranh cao.
3.1.2. Các hình thức xuất khẩu
a. Xuất khẩu trực tiếp
XK trực tiếp hàng của mình ở thị trường nước ngoài.
Các công ty có kinh nghiệm quốc tế thường trực tiếp bán các SP của mình ra thị
trường nước ngoài. KH của công ty không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng. Những ai
có nhu cầu mua SP của công ty đều là KH của công ty. Để thâm nhập thị trường quốc
tế qua hình thức XK trực tiếp, các công ty thường sử dụng hai hình thức chủ yếu là:
* Đại diện bán hàng:
Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng không trên danh nghĩa của mình mà
lấy danh nghĩa của người uỷ thác
* Đại lý phân phối

Đại lý phân phối là người mua HH của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu
vực mà công ty phân định.
b. Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khấu gián tiếp được coi là hình thức công ty XK các HH và dịch vụ của
minh thông qua trung gian (thông qua người thứ ba).

12


Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh XK là: Đại lý, công ty quản
lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Các trung gian mua bán này
không chiếm hữu HH của công ty nhưng trợ giúp công ty XKHH sang thị trường nước
ngoài.
3.1.3. Quy trình xuất khẩu bằng đường biển của nước ta hiện nay
XK là hoạt động bán SP được sản xuất ở trong nước ra nước ngoài, hoạt động
này phức tạp hơn rất nhiều so với việc bán SP ở trong nước. Vì vậy, để hoạt động kinh
doanh XK có hiệu quả chúng ta cần phải tổ chức hoạt động này một cách khoa học và
chặt chẽ với nhiều nghiệp vụ khác nhau, từ khâu điều tra nghiên cứu thị trường lựa
chọn HHXK, lựa chọn đối tác giao dịch, tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp
đồng và thực hiện hợp đồng. Mỗi khâu trong quá trình cần phải được nghiên cứu một
cách kỹ lưỡng và đặt nó trong một mỗi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Theo Vũ Thanh Liêm (2010) và Đoàn Hồng Vân (2005) thì quy trình xuất khẩu
hàng hoá bằng đường biển được thực hiện như sau:
a. Nghiên cứu thị trường quốc tế
Nghiên cứu thị trường là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ DN nào muốn tham
gia vào thị trường quốc tế. Đó là quá trình điều tra, khảo sát để tìm khả năng bán hàng
đối với một hoặc một nhóm SP, kể cả biện pháp thực hiện mục tiêu đó. Các thông tin
về tình hình cung cầu thị trường, động thái giá cả, các chính sách, pháp luật, tập quán
buôn bán có liên quan tới xuất nhập khẩu của các nước nhằm lựa chọn được thị trường
thích hợp với DN.

Công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài gồm các vấn đề chính sau:
- Nghiên cứu chính sách ngoại thương của quốc gia (gồm: nghiên cứu chính
sách thị trường, chính sách mặt hàng, các chính sách hỗ trợ)
- Xác định và dự báo được những biến động của quan hệ cung cầu HH trên thị
trường thế giới.
- Tìm hiểu hệ thống thông tin giá cả, phân tích cơ cấu giá cả quốc tế và dự báo
được những biến động của nó.
Phương pháp nghiên cứu thị trường nước ngoài
Có hai phương pháp chủ yếu để tiến hành nghiên cứu thị trường thế giới: nghiên
cứu tại bàn làm việc và nghiên cứu tại hiện trường.
13


- Nghiên cứu tại bàn làm việc: Theo phương pháp này các cán bộ nghiên cứu
thị trường phải đọc, nghiên cứu các tài liệu xuất bản trong nước, các tài liệu xuất bản ở
nước ngoài;, các tài liệu không xuất bản hoặc không phát hành rộng rãi của các tổ
chức, cơ quan.
- Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp nhưng độ chính xác của thông tin
không cao vì phụ thuộc chủ yếu vào năng lực nghiên cứu và dự đoán của cán bộ được
phân công. Muốn thẩm định thông tin và đảm bảo tính chính xác của thông tin cao
hơn, cần thuê tư vấn đánh giá cho thêm ý kiến (xin ý kiến chuyên gia…).
- Nghiên cứu tại hiện trường: Phương pháp này tốn kém hơn phương pháp
nghiên cứu trên. Cách tiến hành có thể là quan sát, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua
điện thoại, phỏng vấn qua thư, bảng hỏi…
b. Lựa chọn đối tác giao dịch
Việc lựa chọn đối tác XK đáng tin cậy có ý nghĩa không nhỏ đến sự thành bại
trong hoạt động XK của DN. Để có thể lựa chọn được đối tác như mong muốn các DN
lên tiến hành nghiên cứu các đối tác của mình trên một số phương diện sau:
- Quan điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh
- Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Khả năng tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh
DN nên chọn những đối tác có đặc điểm sau:
- Nên lựa chọn đối tác là những người xuất nhập khẩu trực tiếp như vậy DN
không phải chia sẻ lợi nhuận mà thu được lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, trong trường
hợp là SP và thị trường hoàn toàn mới, thì DN nên thông qua các đại lý hoặc các Công
ty uỷ thác để giảm bớt chi phí trong việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
- Đối tác là những DN quen biết, có uy tín trong kinh doanh.
- Đối tác là những DN có thực lực tài chính.
- Đối tác là nhưng DN có thiện chí trong quan hệ làm ăn, không có biểu hiện
của hành vi lừa đảo.
c. Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kết quả thu lượm được trong quá trình nghiên cứu thị trường,
DN tiến hành lập phương án kinh doanh. Phương án kinh doanh chính là kế hoạch hoạt
14


×