Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************

ĐÀO CHÂU THÂN THƢƠNG

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************

ĐÀO CHÂU THÂN THƢƠNG

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ

Ngành: Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. PHAN TRUNG DIỄN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin chân thành cảm ơn ba mẹ đã sinh thành và nuôi dạy
con khôn lớn đến ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, đặc
biệt là quý thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức
quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê đã tạo điều kiện
cho em được thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị, phòng ban, phân xưởng
đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Ts. Phan Trung Diễn đã truyền đạt cho em
nhiều kiến thức bổ ích và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành
khóa luận.
Cuối cùng em xin chúc tất cả quý thầy, cô trường Đại học Nông Lâm
Tp.HCM cùng với quý cô chú, anh chị trong Công Ty cổ phần Giấy Vĩnh Huê luôn
mạnh khỏe và hạnh phúc.
TP.HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Đào Châu Thân Thương

ii



TÓM TẮT
Dựa trên tính cấp thiết của đề tài và sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo nhà
máy giấy Vĩnh Huê, đề tài đã đƣợc thực hiện từ ngày 15/03/2013 đến ngày
30/06/2013 với nội dung chính nhƣ sau: “Quá trình sản xuất sạch hơn tại công ty cổ
phần Giấy Vĩnh Huê”.
Giới thiệu các công đoạn, các khâu công nghệ sản xuất giấy của nhà máy từ
khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu thành phẩm.
Xác định đầu vào của các công đoạn sản xuất và các dòng thải của mỗi công
đoạn.
Đánh giá hiện trạng môi trƣờng tại công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê khi áp
dụng SXSH.
Đề xuất các giải pháp và phân tích tính khả thi nhằm hoàn thiện sản xuất
sạch hơn tại nhà máy.
Giới thiệu việc áp dụng công nghệ sạch và kết quả thu đƣợc tại công ty cổ
phần giấy Vĩnh Huê và một số công ty giấy trong và ngoài nƣớc.

iii


ABSTRACT
Based on the urgency of the subject and the enthusiastic help of the
leadership mill Vinh Hue, subjects were made from 15/03/2013 until 30/06/2013
with the following main content: “Cleaner production process in a joint stock
company Vinh Hue Paper”
Introduction to the stage, the stage production technology of paper
manufacturing from raw material preparation to finished products.
Determine the input of the production stages and each stage of the waste
stream.
Assessing the current state of the environment in Vinh Hue Paper
Corporation after CP.

To propose solutions and analyze the feasibility of the proposed solutions to
improve production at the plant cleaner.
Introduction to the adoption of clean technologies and the results obtained in
Vinh Hue Paper Corporation and a number of paper companies at home and abroad.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ..............................................................................................................iii
ABSTRACT ........................................................................................................... iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... x
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Lời giới thiệu .................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, mục tiêu và nội dung của đề tài ........................................................ 2
1.2.1. Mục đích........................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2
1.2.3. Nội dung thực hiện đề tài ............................................................................... 3
1.3. Phạm vi giới hạn của đề tài ............................................................................... 3
Chƣơng 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về ngành giấy và bột giấy ................................................................ 4
2.1.1. Giới thiệu chung về ngành giấy và bột giấy ................................................... 4
2.1.2. Ngành giấy và bột giấy của Việt Nam ............................................................ 5
2.1.3. Các ảnh hƣởng về mặt môi trƣờng ................................................................. 6
2.1.3.1. Nƣớc thải .................................................................................................... 6

2.1.3.2. Khí thải ....................................................................................................... 8
2.1.3.3. Chất thải rắn ............................................................................................... 9
2.2. Tổng quan về công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê................................................... 9
2.2.1. Một số thông tin về công ty ........................................................................... 9
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 10

v


2.2.3. Hoạt động sản xuất và nguyên nhiên vật liệu để phục vụ sản xuất của nhà
máy ....................................................................................................................... 10
2.3. Giới thiệu về công nghệ sản xuất sạch hơn ..................................................... 12
2.3.1. Cơ sở lý thuyết của sản xuất sạch hơn.......................................................... 12
2.3.2. Định nghĩa sản xuất sạch hơn ...................................................................... 13
2.3.3. Các kỹ thuật sản xuất sạch hơn .................................................................... 14
2.3.3.1. Giảm nguồn thải ....................................................................................... 14
2.3.3.2. Tái chế ...................................................................................................... 14
2.3.3.3. Cải tiến sản phẩm ..................................................................................... 14
2.3.4. Lợi ích của sản xuất sạch hơn ...................................................................... 15
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 16
3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 16
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 16
3.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu từ internet về cách quản lý sản xuất .......... 16
3.2.2. Phƣơng pháp điều tra lấy số liệu trực tiếp từ nhà máy .................................. 16
3.2.3. Phƣơng pháp 6 bƣớc thực hiện nhằm nghiên cứu và tổ chức triển khai sản
xuất sạch hơn......................................................................................................... 17
3.2.3.1. Bƣớc 1: Bắt đầu ........................................................................................ 17
3.2.3.2. Bƣớc 2: Phân tích các công đoạn .............................................................. 18
3.2.3.3. Bƣớc 3: Phân tích các bƣớc quy trình........................................................ 22
3.2.3.4. Bƣớc 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH ..................................................... 22

3.2.3.5. Bƣớc 5: Thực hiện các giải pháp SXSH .................................................... 24
3.2.3.6. Bƣớc 6: Duy trì hoạt động SXSH .............................................................. 25
3.2.4. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến của thầy cô và các chuyên gia ..................... 25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ ............................................................................. 26
4.1. Phƣơng pháp quản lý sản xuất có liên quan đến sản xuất sạch hơn ................. 26
4.1.1. Phƣơng pháp quản lý 5S và Kaizen .............................................................. 26
4.1.2. Đánh giá khả năng ứng dụng và kết quả đạt đƣợc của 5S và Kaizen ............ 28

vi


4.2. Quy trình công nghệ sản xuất giấy vệ sinh tại nhà máy ................................... 29
4.3. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng của nhà máy giấy Vĩnh Huê .......................... 30
4.3.1. Tình hình ô nhiễm nguồn nƣớc .................................................................... 30
4.3.1.1. Ô nhiễm do nƣớc thải sản xuất .................................................................. 30
4.3.1.2. Ô nhiễm do nƣớc thải sinh hoạt ................................................................ 31
4.3.2. Tình hình ô nhiễm do bụi và khí thải ........................................................... 31
4.3.3. Tình hình ô nhiễm do chất thải rắn, chất thải nguy hại. ................................ 33
4.4. Kết quả thực hiện SXSH và tình trạng thực hiện ở nhà máy giấy Vĩnh Huê .... 33
4.5. Các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trƣờng đã đƣợc áp dụng ....... 36
4.5.1. Đối với nƣớc thải ......................................................................................... 36
4.5.1.1. Nƣớc thải sinh hoạt ................................................................................... 36
4.5.1.2. Nƣớc thải từ quá trình sản xuất ................................................................. 37
4.5.1.3. Đối với nƣớc mƣa chảy tràn ...................................................................... 38
4.5.2. Đối với môi trƣờng không khí...................................................................... 38
4.5.2.1. Các biện pháp đã thực hiện nhằm hạn chế ô nhiễm bụi và tiếng ồn. .......... 38
4.5.2.2. Các biện pháp đã thực hiện nhằm hạn chế tác động của khí thải lò hơi...... 39
4.5.3. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại ................................................... 39
4.6. Phân tích nguyên nhân phát sinh chất thải và biện pháp khắc phục nhằm hoàn

thiện SXXH tại công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê..................................................... 40
4.7. Các giải pháp đề xuất và tính khả thi nhằm hoàn thiện SXSH tại nhà máy giấy
Vĩnh Huê ............................................................................................................... 43
4.7.1. Phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật .......................................................... 43
4.7.2. Phân tích tính khả thi về mặt môi trƣờng ..................................................... 45
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 47
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 47
5.2. Những cản trở đối với sản xuất sạch hơn ........................................................ 47
5.3. Kiến nghị ........................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 50
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 51

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Cleaner Production

Sản xuất sạch hơn

BOD

Biochemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD


ChemicalOxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học

SS

Suspended Solid

Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng

TSS

Total Suspended Solid

Tổng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng

IP

Industry Paper

Giấy công nghiệp

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TCVS

Tiêu chuẩn vệ sinh

TRS

Tổng lƣợng lƣu huỳnh dạng khử

M&E

Cân bằng nguyên liệu và năng lƣợng

UNEP

Chƣơng trình môi trƣờng của LHQ

VNĐ

Việt Nam Đồng

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Áp dụng việc sản xuất thƣờng và sản xuất sạch hơn .............................. 12
Hình 3.1: Các bƣớc tiến tới sản xuất sạch hơn ...................................................... 17
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giấy vệ sinh tại nhà máy ................ 29
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất ............................................. 37
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò hơi ..................................... 39

Hình 4.4: Giấy đứt tại phân xƣởng xeo ................................................................. 42
Hình 4.5: Hệ thống nƣớc bị rò rỉ ........................................................................... 42
Hình 4.6: Hơi bị thất thoát tại phân xƣởng xeo ..................................................... 43

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các nguồn nƣớc thải từ các bộ phận và thiết bị khác nhau. ..................... 7
Bảng 2.2: Sản lƣợng sản xuất 6 tháng đầu năm 2012 ............................................ 10
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng nguyên nhiên liệu, hóa chất của công ty năm 2012 .. 11
Bảng 4.1: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý .................................. 31
Bảng 4.2: Kết quả đo bụi và khí thải ..................................................................... 32
Bảng 4.3: Kết quả đo đạc nồng độ bụi và các hơi khí tại nguồn thải. ..................... 32
Bảng 4.4: Phạm vi triển khai và kết quả thực hiện SXSH giai đoạn 1999 – 2000 .. 33
Bảng 4.5: Các giải pháp, tình trạng thực hiện và kết quả thực hiện tại nhà máy .... 34
Bảng 4.6: Nguyên nhân phát sinh chất thải và biện pháp khắc phục ...................... 40
Bảng 4.7: Tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp ...................................... 44
Bảng 4.8: Tính khả thi về mặt môi trƣờng ............................................................. 45

x


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lời giới thiệu
Ngày nay, cùng với sự phát triển các ngành công nghiệp hóa, kinh tế ngày
càng phát triển, đời sống con ngƣời càng đƣợc nâng cao, cuộc sống ngày càng đầy
đủ, hàng hóa sản xuất ra càng nhiều và nhận thức của con ngƣời cũng đƣợc nâng

cao nhiều so với xƣa. Nhƣng cùng với đó là tốc độ đi lên của việc ô nhiễm môi
trƣờng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Nếu nhƣ trƣớc kia ngƣời ta không quan tâm
hoặc ít quan tâm tới khía cạnh môi trƣờng thì ngày nay càng có nhiều chƣơng trình
nhiều hoạt động trong lĩnh vực môi trƣờng. Ngƣời tiêu dùng cũng bắt đầu ít chuộng
hàng giá rẻ gây ô nhiễm môi trƣờng mà chuộng những sản phẩm rẻ nhƣng không
gây ô nhiễm môi trƣờng. Các ngân hàng, các quỹ tín dụng trong và ngoài nƣớc cũng
đang bắt đầu quan tâm tới các dự án thân thiện với môi trƣờng. Còn các doanh
nghiệp công ty cũng đang quan tâm tới việc khám phá sử dụng những nguyên vật
liệu mới vừa thân thiện với môi trƣờng vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất. Đó là
hƣớng mới trong cách phát triển của các công ty trên toàn cầu khi mà nguồn nguyên
liệu, tài nguyên môi trƣờng ngày càng khan hiếm và đáp ứng nhu cầu hàng hóa sạch
ngày càng tăng cao. Nhƣ chúng ta đã biết, giấy là một sản phẩm không thể thiếu
trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nó đóng một vai trò quan trọng trong công
tác giáo dục, ghi chép và lƣu trữ thông tin. Mặc dù, ngày nay với sự bùng nổ của
công nghệ thông tin nhƣng tầm quan trọng của giấy vẫn không hề mất đi mà với
nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì ngành giấy cũng có những bƣớc phát triển để
giấy vẫn là một sản phẩm cần thiết trong cuộc sống.
Nhƣng cũng không thể phủ nhận một điều rằng ngành giấy là ngành khá ô
nhiễm, chất thải của ngành giấy ảnh hƣởng nhiều đến môi trƣờng xung quanh, nƣớc

1


thải chảy vào biển, sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Loại nƣớc thải chứa nhiều
hợp chất hữu cơ có thể bị phân hủy và sinh ra khí độc, gây ra ô nhiễm không khí.
Trong khi con ngƣời, động vật và thực vật luôn cần có nƣớc sạch và không khí
trong lành cho quá trình trao đổi chất. Khi sự sống của các sinh vật bị đe dọa thì sự
sống của con ngƣời cũng chịu ảnh hƣởng không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần.
Mà vấn đề môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời là vấn đề đang đƣợc quan tâm nhất
hiện nay.

Vì vậy, để quá trình sản xuất kinh doanh bền vững chúng ta cần phải có
những hành động để có thể vẫn đảm bảo đƣợc quá trình sản xuất mang lại hiệu quả
kinh tế cho đất nƣớc mà không làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh và sức
khỏe cộng đồng là vấn đề đang cần đƣợc quan tâm.
Đƣợc sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp và sự cho phép của Ban lãnh đạo nhà
máy giấy Vĩnh Huê, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Quá trình sản xuất
sạch hơn tại công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê”.
1.2. Mục đích, mục tiêu và nội dung đề tài
1.2.1. Mục đích
Qua quá trình nghiên cứu cần phải:
 Khảo sát quá trình ứng dụng sản xuất sạch hơn của nhà máy.
 Đánh giá hiện trạng môi trƣờng của nhà máy giấy Vĩnh Huê sau khi áp dụng
SXSH.
 Giới thiệu, phân tích, đề xuất khả năng giảm thiểu lƣợng chất thải và phòng
ngừa ô nhiễm tại một số khu vực sản xuất của nhà máy.
1.2.2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu đề tài nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công
nghiệp sản xuất giấy cụ thể là trong nhà máy giấy Vĩnh Huê để đề xuất những giải
pháp có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động sản xuất của nhà máy với các mục tiêu
sau:
 Giảm thiểu lƣợng chất thải và phòng ngừa ô nhiễm tại khu vực sản xuất của
nhà máy.

2


 Xác định lợi ích kinh tế cho nhà máy và cũng nhƣ mang lại lợi ích cho môi
trƣờng xung quanh.
1.2.3. Nội dung thực hiện đề tài
Để đạt đƣợc mục đích và mục tiêu đã đề ra, luận văn đã đề cập và thực hiện

các nội dung sau:
 Giới thiệu các công đoạn, các khâu công nghệ sản xuất giấy của nhà máy từ
khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu thành phẩm.
 Xác định đầu vào của các công đoạn sản xuất và dòng thải của mỗi công
đoạn.
 Phân tích tính khả thi của các giải pháp đề ra nhằm hoàn thiện sản xuất sạch
hơn tại nhà máy.
 Áp dụng công nghệ sạch và kết quả thu đƣợc tại công ty cổ phần giấy Vĩnh
Huê với một số công ty giấy trong và ngoài nƣớc.
1.3. Phạm vi giới hạn đề tài
Đề tài nghiên cứu áp dụng giải pháp sản xuất sạch cho nhà máy sản xuất
giấy, đề tài không đi sâu vào các giải pháp kinh tế và chỉ chú trọng cho dây chuyền
sản xuất giấy vệ sinh chứ không đi sâu vào các dây chuyền sản xuất giấy khác.
Do thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài không thu thập số liệu sự ô nhiễm
do nƣớc thải sinh hoạt tại nhà máy. Các số liệu đƣợc thu thập từ tài liệu của công ty
cổ phần giấy Vĩnh Huê.

3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về ngành giấy và bột giấy
2.1.1. Giới thiệu chung về ngành giấy và bột giấy
Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng
nghìn năm. Thành phần chính của giấy là cellulose, một loại polyme mạch thẳng,
dài có trong gỗ, bông và các loại cây khác. Trong gỗ, cellulose đƣợc bao quanh bởi
một mạng lignin cũng là polyme. Để tách cellulose ra khỏi mạng polyme đó ngƣời
ta phải sử dụng phƣơng pháp nghiền cơ học hoặc xử lý hóa học.
Quy trình sản xuất bột giấy bằng phƣơng pháp nghiền cơ học là quy trình có

hiệu quả thu hồi cellulose cao nhƣng tiêu tốn nhiều năng lƣợng và không loại bỏ
đƣợc hết lignin khiến chất lƣợng giấy không cao.
Trong sản xuất giấy ngày nay, quy trình Kraft đƣợc áp dụng phổ biến nhất.
Tuy nhiên, hiệu suất thu hồi cellulose ở quy trình hóa học không cao bằng quy trình
nghiền cơ học, nhƣng quy trình hóa học này cho phép loại bỏ lignin khá triệt để,
nên sản phẩm giấy có độ bền tƣơng đối cao.
Lƣợng dƣ lignin trong bột giấy làm cho giấy có màu nâu. Vì vậy, muốn sản
xuất giấy trắng vàng chất lƣợng cao thì phải loại bỏ hết lignin. Thƣờng ngƣời ta oxy
hóa lignin bằng clo nhƣng phƣơng pháp này gây ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy các
nhà hóa học đã tích cực nghiên cứu các quy trình thân thiện môi trƣờng để áp dụng
cho việc tẩy trắng giấy.
Đầu thập niên 1990, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện quy trình khử mực in
trên giấy nhằm mục đích tái chế giấy báo và tạp chí cũ. Quy trình này dựa trên cơ
chế xúc tác enzym lên cellulose và tiêu tốn ít năng lƣợng, hiện nó đã đƣợc nhiều
công ty ở Mỹ và các nƣớc khác áp dụng.

4


Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các quy trình sinh học để áp dụng
cho sản xuất bột giấy, với mục đích giảm tiêu hao năng lƣợng và tăng độ bền của
giấy.
2.1.2. Ngành giấy và bột giấy của Việt Nam
Ngành giấy là một trong những ngành đƣợc hình thành từ rất sớm tại Việt
Nam, khoảng năm 284. Đây là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, đóng góp một phần giá trị GDP của cả nƣớc, phục vụ trực tiếp cho sự
phát triển văn hóa, giáo dục, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc.
Nhu cầu tiêu dùng giấy cả nƣớc năm 2012 ƣớc khoảng 2,9 triệu tấn giấy các
loại. Trong đó giấy in, giấy viết ƣớc khoảng 585 nghìn tấn, giấy in báo là
70.000 tấn, giấy bao bì công nghiệp là 1,79 triệu tấn, giấy tissue là 83,1 nghìn tấn,

v.v... Năm 2013, nhu cầu tiêu dùng giấy các loại của cả nƣớc đạt trên 3 triệu tấn,
tăng nhẹ so với mức tiêu thụ của năm 2012.
Hiện cả nƣớc có khoảng 500 nhà máy giấy, nhƣng đa số còn ở quy mô nhỏ
và trung bình, công nghệ đã lỗi thời. Thời gian qua, dù một số dự án lớn trong
ngành công nghiệp giấy đƣợc triển khai nhƣ dự án nhà máy bột giấy tại Tuyên
Quang (công suất 130.000 tấn/năm), nhà máy bột giấy Phƣơng Nam, v.v... nhƣng
theo các đơn vị này thì cho đến nay các dự án vẫn gặp nhiều khó khăn về vốn,
nguyên liệu, v.v...
Bộ Công Thƣơng dự báo, năm 2013 sản lƣợng giấy trong nƣớc dự kiến sẽ
đạt 2,18 triệu tấn giấy các loại, tăng 17,7 % so với năm 2012. Cộng thêm khoảng
1,3 triệu tấn giấy nhập khẩu, thì nguồn giấy tại thị trƣờng trong nƣớc sẽ khá dồi
dào.
Đến năm 2020 thì nhu cầu giấy sẽ đạt 3,6 triệu tấn. Nhu cầu sử dụng giấy
tƣơng đối lớn nhƣng khả năng đáp ứng tiêu dùng trong nƣớc của toàn ngành giấy là
70 %, còn lại vẫn phải nhập khẩu.
Nƣớc thải, lignin là những vấn đề môi trƣờng chính đối với ngành sản xuất
giấy. Việc xử lý là bắt buộc trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Bên cạnh đó, phát thải khí
từ nồi hơi, chất thải rắn trong quá trình nấu, bùn thải của hệ thống xử lý nƣớc thải

5


cũng là những vấn đề môi trƣờng cần đƣợc quan tâm. Hiện tại chiến lƣợc phát triển
ngành giấy và bột giấy Việt Nam là khuyến khích việc thành lập các doang nghiệp
sản xuất bột giấy công suất 100.000 – 150.000 tấn/năm trở lên và các nhà máy giấy
có công suất 200.000 – 250.000 tấn/năm. Hiệp hội Giấy Việt Nam đang xúc tiến
xây dựng tiêu chuẩn phát thải môi trƣờng của ngành, đồng thời đề xuất cắt giảm hỗ
trợ đối với các cơ sở sản xuất có quy mô dƣới 30.000 tấn/năm.
2.1.3. Các ảnh hƣởng về mặt môi trƣờng
Công nghiệp giấy là một ngành công nghiệp phức hợp, tiêu thụ năng lƣợng

và nƣớc cao. Các vấn đề về môi trƣờng của ngành công nghiệp này thƣờng là nƣớc
thải nhiễm bẩn, khí thải có mùi hôi và chất thải rắn nguy hại. Chất thải nổi bậc nhất
là nƣớc thải, tiếp đó là khí thải và chất thải rắn.
Mức độ ảnh hƣởng phụ thuộc rất nhiều vào phƣơng thức sản xuất, thiết bị và
quy trình vận hành của các công ty.
 Ảnh hƣởng tới rừng do hoạt động lâm nghiệp.
 Ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc do nƣớc thải.
 Ảnh hƣởng tới chất lƣợng không khí do khí thải.
2.1.3.1. Nƣớc thải
Các nhà máy giấy và bột giấy sinh ra một lƣợng lớn nƣớc thải và nếu không
đƣợc xử lý thì có thể ảnh hƣởng tới chất lƣợng nguồn tiếp nhận. Bảng 2.1 cho thấy
các nguồn nƣớc thải khác nhau trong một nhà máy giấy và bột giấy.

6


Bảng 2.1: Các nguồn nƣớc thải từ các bộ phận và thiết bị khác nhau.
Các nguồn điển hình

Bộ phận



Sản xuất bột giấy 



Chuẩn bị phối
trộn bột


Hơi ngƣng khi phóng bột.
Dịch đen bị rò rỉ hoặc bị tràn.
Nƣớc làm mát ở các thiết bị nghiền đĩa.
Rửa bột giấy chƣa tẩy trắng.
Phân tách loại có chứa nhiều sơ, sạn và cát.
Phần lọc ra khi làm đặc bột giấy.
Nƣớc rửa sau tẩy trắng có chứa lignin.

 Rò rỉ và tràn các hóa chất phụ gia.
 Rửa sàn.

Xeo giấy






Phân tách loại từ máy làm sạch ly tâm có chứa xơ, sạn và cát.
Chất thải từ hố lƣới có chứa xơ.
Dòng tràn từ hố bơm quạt.
Phần nƣớc lọc ra từ thiết bị tách nƣớc có chứa xơ, bột đá.

Khu vực phụ trợ







Nƣớc xả đáy.
Nƣớc ngƣng tụ chƣa đƣợc thu hồi.
Nƣớc thải hoàn nguyên từ tháp làm mềm.
Nƣớc làm mát máy nén khí.


Thu hồi hóa chất 




Nƣớc ngƣng tụ từ máy hóa hơi.
Dịch loãng từ thiết bị rửa cặn.
Dịch loãng từ thiết bị rửa bùn.
Nƣớc bẩn ngƣng đọng.
Nƣớc ngƣng tụ từ thiết bị làm mát và từ hơi nƣớc.

Lƣợng nƣớc cần thiết để sản xuất giấy ở các nhà máy giấy rất cao, đặc biệt là
ở công đoạn xeo lƣợng nƣớc sử dụng là rất cao chiếm khoảng 60 % lƣợng nƣớc tiêu
thụ của cả nhà máy. Đặc điểm của nƣớc thải nhà máy giấy là :
-

PH: tính kiềm.

-

Mùi hôi.

7



-

Đục, hàm lƣợng cao.

-

BOD và COD cao.

-

Hàm lƣợng DO thấp.
Mức xả cụ thể vào dòng thải từ quá trình xeo giấy chứa chất rắn lơ lửng (SS)

cao và thấp hơn về lƣợng chất hữu cơ hoà tan BOD so với quá trình nghiền bột. Các
chất gây ô nhiễm do nhà máy giấy tạo ra từ lƣợng nƣớc trắng, các chất phế liệu, lọc
và rơi vãi các sợi, chất độn và chất phụ gia.
Các chất rắn lơ lửng trong dòng thải khi thải ra ngoài lƣu vực có thể hình
thành lớp phủ đáy sông và giết hại các hệ động thực vật tự nhiên, các chất thải dạng
hoà tan làm giảm khả năng hoà tan của oxy của dòng chảy, làm cạn kiệt nguồn oxy
cần thiết, duy trì đời sống thuỷ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật yếm khí
hoạt động, kết quả của quá trình này làm tăng lƣợng oxy trong nƣớc, tăng nồng độ
của các khí CH4, H2 S mà chính những khí này gây ra mùi hôi cho khu vực xung
quanh.
Tại các nhà máy mà bột giấy đƣợc tẩy trắng, thì công đoạn tẩy chính là công
đoạn tẩy chính là công đoạn gây ô nhiễm nhiều nhất. Nƣớc thải từ công đoạn tẩy
chiếm 50 – 70 % tổng lƣợng nƣớc thải và chiếm 80 – 95 % tổng lƣợng dòng thải ô
nhiễm.
2.1.3.2. Khí thải
Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất giấy

là mùi. Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methyl mercaplant,
dimethyl sulphide và dimethyl – disulphide. Các hợp chất này còn thƣờng đƣợc gọi
là tổng lƣợng lƣu huỳnh dạng khử (TRS). Các hợp chất này đƣợc thoát ra từ quá
trình nấu, khi phóng bột. Các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tƣơng đối nhỏ
hơn so với TRS và có chứa hydrocacbon.
Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy. Tại
đây, clo phân tử bị rò rỉ theo một lƣợng nhỏ trong cả quá trình tẩy. Tuy nồng độ ô
nhiễm không cao nhƣng loại phát thải này lại cực kỳ độc hại.

8


Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lƣợng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát ra
ngoài. Các Oxit lƣu huỳnh đƣợc sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (nhƣ than
đá, dầu FO, v.v...) đƣợc sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nƣớc. Phát thải bụi cũng
đƣợc quan sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị kiểm soát
bụi (cyclon, túi lọc, ESP, v.v...). Một lƣợng nhỏ bụi cũng đƣợc thoát ra khi cắt dăm
mảnh gỗ. Bên cạnh những loại phát thải này còn có rất nhiều loại phát thải tức thời
khác từ quá trình sản xuất.
2.1.3.3. Chất thải rắn
Chất thải rắn gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình
làm sạch ly tâm, cát và sạn. Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, và cặn từ tầng
làm khô của trạm xử lý nƣớc thải. Bên cạnh đó, đôi khi còn có cặn dầu thải từ thùng
chứa dầu đốt. Khi sử dụng than, xỉ và phần than chƣa cháy từ lò hơi cũng là nguồn
thải rắn cần phải đƣợc thải bỏ một cách an toàn. Lƣợng thải rắn của các công đoạn
và hoạt động khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ quy mô hoạt động,
thành phần nguyên liệu thô, v.v... và rất khó ƣớc tính.
Tuy nhiên, nếu tính trung bình thì Việt Nam khi sản xuất ra 1 tấn giấy sẽ sinh
ra một lƣợng chất thải rắn khoảng từ 45 – 60 kg. Tuy nhiên, lƣợng đó chƣa bao gồm
các phế liệu nhƣ biên giấy, là phần sẽ đƣợc tuần hoàn trở lại sản xuất.

2.2. Tổng quan về công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê
2.2.1. Một số thông tin về công ty
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ
Tên tiếng Anh: VINH HUE PAPER JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VINH HUE
Trụ sở: 66/5 quốc lộ 1K, phƣờng Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP. HCM
Mã số thuế: 0302566539
Vốn diều lệ: 12.000.000.000 VNĐ
Website: www.vinhhue.com.vn
Diện tích khuôn viên công ty: 40.000 m2.

9


2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê đƣợc thành lập từ năm 1965. Năm 1978
đƣợc quốc hữu hóa và đổi thành xí nghiệp Quốc doanh giấy Vĩnh Huê trực thuộc
Sở Văn hóa thông tin TP và đến năm 1984 trực thuộc Sở Công Nghiệp TP.Hồ Chí
Minh. Từ tháng 4/2002, chuyển thành công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê hoạt động
theo luật doanh nghiệp.
Hiện nay tổng sản lƣợng sản phẩm từ 9.500 tấn đến 10.000 tấn/năm, trong
đó:
 Sản lƣợng khăn giấy xuất khẩu là: 5.500 tấn đến 6.000 tấn/năm.
 Sản lƣợng giấy vệ sinh, giấy khăn cao cấp các loại: 1.200 tấn đến
1.300 tấn/năm.
 Sản lƣợng giấy carton, duplex, ống nòng: 2.800 tấn đến 3.000 tấn/năm.
Bảng 2.2: Sản lƣợng sản xuất 6 tháng đầu năm 2012
STT

Sản phẩm


Đơn vị

Số lƣợng

1

Giấy bao bì carton

Tấn

480

2

Giấy vệ sinh, khăn giấy

Tấn

420

2.2.3. Hoạt động sản xuất và nguyên nhiên vật liệu để phục vụ sản xuất của
nhà máy
Dựa trên các mối quan hệ khách hàng đang đƣợc mở rộng, cũng nhƣ công
nghệ sản xuất ngày càng hoàn thiện. Công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê từ khi thành
lập đến nay đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trong quá trình
hoạt động, công ty không ngừng đầu tƣ nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm và bảo
vệ chất lƣợng môi trƣờng. Thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị trong những năm
qua cho thấy sản phẩm của công ty đã đƣợc khẳng định thông qua nhu cầu thị
trƣờng ngày càng tăng. Tốc độ phát triển của công ty từ 10 – 25 %/năm. Sản phẩm

do công ty sản xuất chiếm một thị phần đáng kể thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu
sang một số nƣớc khác trên thế giới.

10


Hiện nay nhà máy có tổng số 510 công nhân viên (trong đó có 115 đại học
và 04 trên đại học), nhà máy đang hoạt động với 02 quy trình sản xuất giấy chính:
 Quy trình sản xuất giấy vệ sinh: 02 dây chuyền
 Quy trình sản xuất giấy bao bì – carton: 02 dây chuyền
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng nguyên nhiên liệu, hóa chất của công ty năm 2012
Thành phần

STT

Số lƣợng

Đơn vị

Mục đích/công đoạn sản xuất

Nguyên liệu
1

Giấy vụn tái sinh

620

Tấn


Sản xuất giấy carton và giấy vệ
sinh

2

Bột thu hồi

350

Tấn

Sản xuất giấy bao bì

Hóa chất
1

Oxy già (H2O2)

3

Tấn

Tẩy trắng bột

2

Bột cao lanh

6


Tấn

Phụ gia bột giấy

Nhiên liệu
0,5

Tấn

Lò hơi

Củi

1.750

Tấn

Lò hơi

Nhớt

70

Kg

Bôi trơn

1

Dầu DO


2
3

11


2.3. Giới thiệu về công nghệ sản xuất sạch hơn

CP
Hình 2.1: Áp dụng việc sản xuất thƣờng và sản xuất sạch hơn
2.3.1. Cơ sở lý thuyết của sản xuất sạch hơn
Quá trình công nghiệp hóa nhanh và rộng là một trong những yếu tố đóng góp
quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với sự bùng
nổ tăng trƣởng công nghiệp thƣờng là các vấn đề về môi trƣờng. “Theo đánh giá của
Chƣơng trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong top 05 nƣớc đứng
đầu thế giới dễ bị tổn thƣơng nhất đối với biến đổi khí hậu. Nếu mực nƣớc biển tăng 1 m
ở Việt Nam sẽ mất 5 % diện tích đất đai, 11 % ngƣời mất nhà cửa, giảm 7 % sản lƣợng
nông nghiệp và 10 % thu nhập quốc nội GDP. Nếu mực nƣớc biển dân lên là 3 – 5 m thì
điều này đồng nghĩa với có thể xảy ra thảm họa ở Việt Nam” (trích bài “Việt Nam chịu
ảnh hƣởng ra sao bởi biến đổi khí hậu?” trên báo điện tử VietNamNet). Suy nghĩ truyền
thống về môi trƣờng tập trung vào vấn đề phải làm gì với các chất thải và phát thải đã
phát sinh. Một trong các cách thức tiếp cận để giải quyết vấn đề này là phƣơng pháp tiếp
cận “cuối đƣờng ống (EOP)”, tức là xử lý phát thải và chất thải chỉ sau khi chúng ta đã
phát sinh. Về thực tiễn, điều này đồng nghĩa với xây dựng và vận hành các cơ sở xử lý
nƣớc thải, các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí và các bãi chôn lấp an toàn – đây là
những công việc rất tốn kém.

12



Xét đến quy trình công nghiệp cần phải hiểu rằng bất cứ quy trình hoặc hoạt động
nào cũng không bao giờ đạt đƣợc hiệu suất 100 %. Luôn có tổn hao nào đó vào môi
trƣờng và không thể chuyển thành dạng sản phẩm hữu dụng. Tổn hao này là sự lãng phí
hay sự ô nhiễm gắn liền với sản xuất công nghiệp. Yếu tố này thƣờng đƣợc nhắc đến nhƣ
“cơ hội bị mất đi trong quá trình sản xuất”. Hiện nay tiếp cận xử lý cuối đƣờng ống vẫn
đang đƣợc áp dụng phổ biến trong các cơ sở công nghiệp, nhƣng khả năng tiếp nhận ô
nhiễm của môi trƣờng đang gần nhƣ cạn kiệt và các đơn vị sản xuất công nghiệp dần
nhận thức đƣợc sự cần thiết phải xem xét lại các công đoạn sản xuất của mình. Điều này
đã dẫn đến sự xuất hiện khái niệm về một tiếp cận mang tính chủ động để giảm chất thải
tại nguồn trong quản lý chất thải. Tiếp cận chủ động này đƣợc gọi là sản xuất sạch hơn
(SXSH).
2.3.2. Định nghĩa sản xuất sạch hơn
Chƣơng trình môi trƣờng của Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa sản xuất
sạch hơn nhƣ sau: Là việc áp dụng liện tục các chiến lƣợc phòng ngừa, tổng hợp về
mặt môi trƣờng và các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu
suất và giảm thiểu rủi ro cho con ngƣời và môi trƣờng.
Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc bảo toàn nguyên
liệu, năng lƣợng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lƣợng cũng nhƣ tất cả các
chất thải trong nguồn thải.
Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hƣởng tiêu
cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ khâu thiết kế đến khâu thải bỏ.
Đối với dịch vụ: Phƣơng pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng từ khâu thiết
kế, cải tiến việc quản lý nhà xƣởng, đến khâu lựa chọn các loại đầu vào (dƣới dạng
các sản phẩm).
Trên thực tế sản xuất sạch hơn có nghĩa là:
 Tránh hoặc giảm bớt lƣợng chất thải đƣợc sản xuất ra.
 Sử dụng có hiệu quả nguồn năng lƣợng và nguyên vật liệu.
 Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ có ích cho môi trƣờng.
 Giảm bớt lƣợng chất thải xả vào môi trƣờng, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.


13


2.3.3. Các kỹ thuật sản xuất sạch hơn
2.3.3.1. Giảm nguồn thải
Bảo dƣỡng tốt hằng ngày: Các quy định ngăn ngừa rò rỉ và rơi vãi (ví dụ: lịch
trình bảo dƣỡng phòng ngừa và kiểm tra thiết bị thƣờng xuyên), nâng cao hiệu lực các
nội quy thiết bị hiện có (thông qua công tác thanh tra và đào tạo đúng quy cách).
Thay đổi quy trình công nghệ:
 Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Thay thế các nguyên liệu đầu vào bằng các
nguyên liệu ít độc, hoặc nguyên liệu có thể tái tạo, hoặc nguyên liệu phụ có thời gian
sống dài hơn.
 Kiểm soát quy trình tốt hơn: Phổ biến các quy phạm làm việc, các nội quy
vận hành máy và ghi chép thông tin quy trình công nghệ, nhằm chạy các quy trình
công nghệ với hiệu suất cao hơn để tạo ra chất thải và khí thải ít hơn.
 Cải tiến thiết bị: Cải tiến các thiết bị và các bộ phận sản xuất hiện có, ví dụ:
bổ sung các thiết bị đo lƣờng và kiểm soát, nhằm vận hành các quy trình với hiệu
suất cao hơn và tỷ lệ tạo ra chất thải và khí thải ít hơn.
 Thay đổi công nghệ: Thay thế công nghệ, quy trình chế biến theo thứ tự hoặc
tổng hợp, nhằm giảm thiểu chất thải và khí thải tạo ra trong quá trình sản xuất.
2.3.3.2. Tái chế
Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ: Sử dụng các nguyên liệu thải ra ở cùng một
quy trình công nghệ hoặc ứng dụng có hiệu quả vào quy trình khác trong công ty.
Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích: Cải biến quy trình phát sinh chất thải, để
cải biến các nguyên liệu thải ra thành loại vật liệu có thể tái sử dụng hoặc tái chế để
ứng dụng cho các quy trình khác bên ngoài công ty.
2.3.3.3. Cải tiến sản phẩm
Có thể cải tiến các đặc tính của sản phẩm, nhằm giảm thiểu các tác động môi
trƣờng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc giảm thiểu tác động môi trƣờng

của các đặc tính của bản thân sản phẩm khi sử dụng hay sau khi sử dụng (loại bỏ).

14


×