Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐỐI KHÁNG CỦA Trichoderma VÀ MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG THANH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐỐI KHÁNG CỦA Trichoderma VÀ MỘT SỐ
LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH
ĐỐM TRẮNG THANH LONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: CAO THỊ MỸ LOAN
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
NIÊN KHÓA: 2009 - 2013

Tháng 08/2013


i

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐỐI KHÁNG CỦA Trichoderma VÀ MỘT
SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY
BỆNH ĐỐM TRẮNG THANH LONG

Tác giả
CAO THỊ MỸ LOAN

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành BẢO VỆ THỰC VẬT

Giảng viên hướng dẫn:
PGS.TS LÊ ĐÌNH ĐÔN



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ, những người đã sinh thành dưỡng dục tôi cho tới ngày hôm nay.
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Nông Học đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập.
Thầy Lê Đình Đôn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian công sức để
truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành đề tài này.
Cô Võ Thị Thu Oanh và chị Phan Thị Thu Hiền đã nhiệt tình chỉ dạy và giúp
đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Các anh chị ở Viện Nghiên Cứu Sinh Học Và Môi Trường của trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt là chị Đào Uyên Trân Đa đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ
cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Các anh chị trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật cùng toàn thể các bạn trong lớp
Bảo Vệ Khóa 35 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tp.HCM, tháng 8 năm 2013

Cao Thị Mỹ Loan


iii


TÓM TẮT
Cao Thị Mỹ Loan, 2013. Đề tài nghiên cứu: “đánh giá tính đối kháng của
Trichoderma và một số loại thuốc hóa học đối với tác nhân gây bệnh đốm trắng
thanh long” được thực hiện trên hai mẫu nấm được phân lập trên cành và quả thanh
long bị bệnh đốm trắng cùng năm dòng nấm Trichoderma, năm loại thuốc Bảo vệ
thực vật. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2013.
Kết quả thu được:
Kiểm chứng được tác nhân gây bệnh đốm trắng thanh long là nấm Scytalidium
dimidiatum.
Tính đối kháng với Trichoderma thì 2 mẫu phân lâ ̣p trên cành (S.C) và mẫu
phân lâ ̣p trên quả (S.Q) có kết quả tương đương nhau. Trong 5 dòng Trichoderma
khảo sát thì dòng có khả năng đối kháng mạnh với 2 mẫu S.C và S.Q là T.103
(Trichoderma virens), 3 dòng đối kháng trung bình: T185 (Trichoderma asperellum),
T170 (Trichoderma atroviride), T186 (Trichoderma asperellum) và một dòng đối
kháng yếu: T142 (Trichoderma harzianum).
Kết quả khảo nghiệm với 5 loại thuốc bảo vệ thực vật của phân lâ ̣p trên
cành (S.C) và mẫu phân lâ ̣p trên quả (S.Q) có kết quả tương đương nhau. Hiệu lực
thuốc được sắp xếp theo thứ tự là: Headline 250EC, Norshield 86.2WG > Keviar
325SC, Agri-Life 100SL > Envio 250SC.


iv

MỤC LỤC
TRANG TỰA…………………………………………………………………..............i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ .ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………...vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH……………………………………………………………vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ……………………………………………..……viii
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... ..1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích đề tài ......................................................................................................... 2
1.3 Nội dung đề tài .......................................................................................................... 2
1.4 Yêu cầu đề tài ............................................................................................................ 3
1.4 Giới hạn đề tài ........................................................................................................... 3
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... ..4
2.1 Sơ lược về cây thanh long ......................................................................................... 4
2.1.1 Phân loại ................................................................................................................. 4
2.1.2 Nguồn gốc............................................................................................................... 4
2.1.3 Thành phần dinh dưỡng .......................................................................................... 5
2.1.4 Các loại thanh long ................................................................................................. 5
2.1.5 Tình hình sản xuất và xuất khẩu Thanh Long ở Việt Nam .................................... 6
2.1.6 Tình hình sâu bệnh hại ........................................................................................... 8
2.2. Sơ lược về bệnh đốm trắng thanh long. .................................................................. 11
2.2.1 Phân bố và thiệt hại .............................................................................................. 11
2.2.2 Triệu chứng bệnh .................................................................................................. 11
2.2.3 Biện pháp phòng trừ ............................................................................................. 12
2.3 Sơ lược về nấm Scytalidium dimidiatum ................................................................. 13
2.4 Sơ lược về các loại thuốc hóa học ........................................................................... 14
2.4.1 Envio 250SC ...................................................................................................... 164


v

2.4.2 Keviar 325SC ....................................................................................................... 14
2.4.3 Headline 250EC .................................................................................................. 165
2.4.4 Norshield 86.2WG .............................................................................................. 146
2.4.5 Agri-life 100SL .................................................................................................... 16

2.5 Sơ lược về nấm Trichoderma .................................................................................. 16
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 21
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 21
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................ 21
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu............................................................................................. 21
3.2 Nôi dung nghiên cứu ............................................................................................... 21
3.3 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................ 22
3.4.1 Chủng bệnh nhân tạo theo quy trình Koch để kiểm chứng tác nhân gây bệnh . .. 22
3.4.2 Thí nghiệm khảo sát tính đối kháng của 5 dòng Trichoderma đối với nấm gây
bệnh đốm trắng thanh long……………………………………………………..……..26
3.4.3 Thí nghiệm khảo sát tính đối kháng của 5 loại thuốc bảo vệ thực vật đối với nấm
gây bệnh đốm trắng thanh long.……………………….…………………….....……..27
3.5 Phương pháp xử lý số liệu: .............................................................................. ……29
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 30
4.1 Kết quả chủng theo quy trình Koch để kiểm chứng tác nhân ................................ 30
4.1.1 Kết quả chủng theo quy trình Koch. ..................................................................... 30
4.1.2 Kết quả phân lập lại sau chủng của 2 mẫu nấm S.C và S.Q................................. 40
4.2 Đánh giá khả năng đối kháng của 5 dòng nấm Trichoderma với S. dimidiatum trên
môi trường PGA ............................................................................................................ 42
4.3

Kết

quả

khảo

nghiệm


thuốc

hóa

học

đối

với

nấm

Scytalidium

dimidiatum……………………………………………………………………………..47
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 55
5.1 Kết luận: .................................................................................................................. 55
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 57


vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC: Đối chứng
VT: Vết thương
KVT: Không vết thương
PGA: Potato Glucose Agar
WA: Water Agar

NSC: Ngày sau cấy
BVTV: Bảo vệ thực vật
ctv: Cộng tác viên
TLB: Tỉ lệ bệnh
CSB: Chỉ số bệnh
S.C: Mẫu phân lập trên cành
S.Q: Mẫu phân lập trên quả
NT: Nghiệm thức


vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Phương pháp cấy nấm Trichoderma và Scytalidium dimidiatum đối xứng
trên đĩa petri. .................................................................................................................. 26
Hình 4.1: Triệu chứng ban đầu của bệnh đốm trắng thanh long ................................... 30
Hình 4.2: Vế t bê ̣nh sau 9 ngày chủng ở nồng độ 107 của mẫu S.C...............................31
Hình 4.3: Vết bệnh đốm trắng thanh long tạo thành mảng lớn ..................................... 30
Hình 4.4: Bệnh nặng làm thối cành ở 30 ngày sau chủng ............................................ 32
Hình 4.5: Diễn biến bệnh đốm trắng thanh long ở nồng độ 107 không gây vết thương
của mẫu S.C ................................................................................................................... 32
Hình 4.6: Diễn biến bệnh đốm trắng thanh long ở nồng độ 107 không gây vết thương
của mẫu S.C. .................................................................................................................. 33
Hình 4.7 Biểu hiện bệnh ở mỗi nghiệm thức đối với mẫu S.C sau chủng 30 ngày. ..... 37
Hình 4.8: Biểu hiện bệnh ở mỗi nghiệm thức đối với mẫu S.Q sau chủng 30 ngày. .... 38
Hình 4.9: Thang cấp bệnh đốm trắng thanh long .......................................................... 39
Hình 4.10: Hai mẫu nấm phân lập lại sau chủng........................................................... 40
Hình 4.11: Đặc điểm hình thái nấm Scytalidium dimidiatum ...................................... 41
Hình 4.12: Kiểu tương tác giữa Trichoderma và mẫu phân lập trên cành S.C ở 7NSC
....................................................................................................................................... 44

Hình 4.13: Kiểu tương tác giữa Trichoderma và mẫu phân lập trên cành S.Q ở 7NSC44
Hình 4.14: Sợi nấm Trichoderma quấn quanh sợi nấm Scytalidium dimidiatum ......... 45
Hình 4.15: Sợi nấm Trichoderma kí sinh bên trong sợi nấm Scytalidium dimidiatum 46
Hình 4.16: Đường kính tản nấm của mẫu S.C sau 7 ngày trong môi trường thuốc ở
nồng độ 1 ml/l (1 g/l) ..................................................................................................... 48
Hình 4.17: Đường kính tản nấm của mẫu S.Q sau 7 ngày trong môi trường thuốc ở
nồng độ 1 ml/l (1 g/l) ..................................................................................................... 48
Hình 4.18: Đường kính tản nấm của mẫu S.C sau 7 ngày trong môi trường thuốc ở
nồng độ 1,5 ml/l (1,5 g/l) ............................................................................................... 50
Hình 4.19: đường kính tản nấm của mẫu S.Q sau 7 ngày trong môi trường thuốc ở
nồng độ 1,5ml/l (1,5g/l) ................................................................................................. 50


viii

Hình 4.20: đường kính tản nấm của mẫu S.C sau 7 ngày trong môi trường thuốc ở
nồng độ 2ml/l (2g/l). ...................................................................................................... 52
Hình 4.21: Đường kính tản nấm của mẫu S.Q sau 7 ngày trong môi trường thuốc ở
nồng độ 2ml/l (2g/l) ....................................................................................................... 52


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các bệnh phổ biến trên thanh long. .............................................................. 9
Bảng 3.1: Kí hiệu, nguồn gốc và tên khoa học của 5 dòng nấm Trichoderma. ............ 22
Bảng 3.2: Các nghiệm thức làm thí nghiệm thuốc hóa học. ......................................... 29
Bảng 4.1 Tỉ lệ bệnh của mẫu phân lập S.C qua các ngày sau chủng (%). .................... 34
Bảng 4.2 Tỉ lệ bệnh của mẫu phân lập S.Q qua các ngày sau chủng (%). ................... 35
Bảng 4.3 Chỉ số bệnh của mẫu phân lập S.C qua các ngày sau chủng ........................ 36

Bảng 4.4 Chỉ số bệnh của mẫu phân lập S.Q qua các ngày sau chủng ........................ 36
Bảng 4.5 : Đường kính khuẩn lạc và sự tương tác giữa 5 dòng Trichoderma và mẫu
phân lập S.C nuôi cấy kép trên đĩa petri trong môi trường PGA ở nhiệt độ phòng. ..... 42
Bảng 4.6: Đường kính khuẩn lạc và sự tương tác giữa 5 dòng Trichoderma và mẫu
phân lập S.Q nuôi cấy kép trên đĩa petri trong môi trường PGA ở nhiệt độ phòng. ... 43
Bảng 4.7: Đường kính tản nấm của 2 mẫu S.C và S.Q trong môi trường thuốc có nồng
độ 1ml/l (1g/l) qua các ngày sau cấy. ............................................................................ 47
Bảng 4.8: Đường kính tản nấm của 2 mẫu S.C và trong môi trường thử thuốc có nồng
độ 1,5ml/l (1,5g/l) qua các ngày sau cấy. ...................................................................... 49
Bảng 4.9: Đường kính tản nấm của 2 mẫu S.C và S.Q trong môi trường thử thuốc có
nồng độ 2ml/l (2g/l) qua các ngày sau cấy. ................................................................... 51
Bảng 4.10: : Hiệu suất của 5 loại thuốc hóa học đối với mẫu nấm S.C ở ngày thứ 3 sau
cấy. ................................................................................................................................. 52
Bảng 4.11: Hiệu suất của 5 loại thuốc hóa học đối với mẫu nấm S.Q ở ngày thứ 3 sau
cấy. ................................................................................................................................. 53


1

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thanh long (Pitahaya) là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở một số tỉnh
miền nam Việt Nam. Đây là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, ăn rất ngon và đặc biệt
là sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam. Thanh long được trồng ở nước ta
từ hơn 100 năm nay với nguồn gốc từ Pháp. Trong những năm gần đây, Thanh long là
một trong những cây ăn trái có nhu cầu lớn về việc xuất khẩu trái tươi. Những đặc
điểm của thanh long Việt Nam như ngọt, đẹp, dễ ăn, bảo quản lâu, chế biến được
nhiều sản phẩm (nước ép, thuốc giảm cân) có trái quanh năm và luôn hấp dẫn trẻ em,
có lợi cho sức khỏe đã dễ dàng chiếm lĩnh thị trường và đã trở thành một trong những

cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, nông dân ngày càng đầu tư nhiều vào cây
nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.(www.rauhoaquavietnam.vn)
Tuy nhiên, cũng có nhiều loại côn trùng và bệnh gây hại trên loài cây này từ
giai đoạn trồng đến thời gian thu hoạch. Gần đây xuất hiện một bệnh lạ gây hại nặng
trên cây thanh long làm ảnh hưởng đến việc trồng và xuất khẩu thanh long, có tên gọi
là bệnh đốm trắng (đốm tắc kè).
Bệnh đốm trắng thanh long xuất hiện đầu tiên vào năm 2010, nhưng chỉ một vài
vườn với diện tích không đáng kể. Hiện tại, dịch bệnh đã và đang lây lan với tốc độ
nhanh, theo Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận (2012), diện tích thanh long trong
tỉnh bị nhiễm bệnh đốm trắng hại cành và quả lên đến 252 ha, tập trung rải rác ở các
huyện (Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam). Các nhà vườn trồng thanh long ở Long
An cũng đang đối mặt với dịch bệnh “lạ” đó, người dân đã thử dùng nhiều loại thuốc
nhưng bệnh dịch không giảm. Trên quả xuất hiện những đốm trắng lõm xuống, các vết


2

này liên kết với nhau tạo thành mảng, làm cho mẫu mã của quả không đẹp, không bán
được giá. (Thông tấn xã Việt Nam).
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên đồng ruộng, đề tài: “Đánh Giá Tính
Đối Kháng Của Trichoderma Và Một Số Loại Thuốc Hóa Học Đối Với Tác Nhân
Gây Bệnh Đốm Trắng Thanh Long” được thực hiện để tìm hiểu sâu hơn về loại
bệnh hại này.
1.2. Mục đích đề tài
Kiểm chứng tác nhân gây bệnh đốm trắng thanh long.
Đánh giá khả năng đối kháng của một số dòng Trichoderma với tác nhân gây
bệnh đốm trắng thanh long trong điều kiện phòng thí nghiệm nhằm chọn ra dòng
Trichoderma có khả năng kiểm soát bệnh tốt nhất làm cơ sở khuyến cáo sử dụng ngoài
đồng ruộng.
Đánh hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với tác nhân gây bệnh

đốm trắng thanh long trong điều kiện phòng thí nghiệm nhằm chọn ra loại thuốc có
hiệu lực nhất làm cơ sở khuyến cáo sử dụng ngoài đồng ruộng.
1.3 Nội dung đề tài
Kiểm chứng tác nhân gây bệnh đốm trắng thanh long sau phân lập theo quy
trình Koch.
Đánh giá khả năng đối kháng của 5 dòng Trichoderma đối với tác nhân gây
bệnh đốm trắng thanh long.
Đánh giá hiệu lực của 5 loại thuốc bảo vệ thực vật đối với tác nhân gây bệnh
đốm trắng thanh long.


3

1.4 Yêu cầu đề tài
Chủng nhân tạo nấm sau phân lập trên cây thanh long nuôi cấy mô nhằm cây
bệnh đốm trắng thanh long.
Khảo sát tính đối kháng của 5 dòng Trichoderma: T103, T185, T186, T170,
T142 đối với tác nhân gây bệnh đốm trắng thanh long trong điều kiện phòng thí
nghiệm.
Khảo sát hiệu lực của 5 loại thuốc bảo vệ thực vật: Keviar 325SC
(Azoxystrobin 200 g/l + Difenoconazole 125 g/l), Envio 250SC (Azoxystrobin 250
g/l), Agri-Life 100SL (acid ascorbic 2.5%; acid citric 3%; acid lactic 4%), Headline
250EC (Pyraclostrobin 250 g/l), Norshield 86.2WG trong điều kiện phòng thí nghiệm.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 03 năm 2013 đến tháng 07 năm 2013 tại phòng
Bệnh cây và nhà lưới của Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường của
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Chủng nhân tạo trên giống thanh long ruột trắng được nhân giống từ nuôi cấy
mô đã đưa ra trồng 2 năm. Nguồn nấm là 2 mẫu nấm gây bệnh đốm trắng được phân
lập từ cành và quả cây thanh long. Hai mẫu nấm này có tên khoa học là Scytalidium

dimidiatum được phân lập và định danh tại Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập
khẩu II.
Đề tài chỉ thử nghiệm 5 dòng nấm Trichoderma được đối với 2 mẫu nấm gây
hại trên cành và quả trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Sử dụng 5 loại thuốc bảo vệ thực vật để khảo nghiệm trong điều kiện phòng
thí nghiệm nên việc khảo sát và đưa ra khuyến cáo chỉ nằm trong phạm vi đối tượng
nghiên cứu.


4

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lƣợc về cây thanh long
2.1.1 Phân loại
Theo kết quả phân loại khoa học, cây thanh long có tên khoa học là Hylocereus
undatus Haw. ( Nguyễn Văn Kế, 2003) thuộc:
Họ (familia): Cactaceae
Chi (genus): Hylocereus
Loài (species): H.undatus
Tên tiếng Anh: Dragon Fruit
2.1.2 Nguồn gốc
Thanh long (tên tiếng anh là Pitahaya hoặc Pitaya hay còn gọi là Dragon fruit
thuộc họ Xương rồng) một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả. Thanh Long là loài
thực vật bản địa tại Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Sự hiện diện của nó
được xác thực từ năm 1895. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước trong
khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc
biệt là ở miền tây đảo Java), miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.
().



5

Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát
hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Ở Việt Nam Thanh long được
người Pháp đem vào trồng trên 100 năm nay nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa
từ thập niên 1980. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng thanh
long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000
ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha.
2.1.3 Thành phần dinh dƣỡng
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g quả thanh long (trong đó có 55 g ăn được) như
sau: Nước 80 – 90 g; Cacbonhydrats 9 – 14 g; Protein 0,15 - 0,5 g; Chất béo 0,1 -0,6g;
Chất xơ 0,3 -0,9 g; Tro 0,4 - 0,7 g; Năng lượng 35 – 50 Cal; Canxi 6 – 10 mg; Sắt 0,3 0,7 mg; Phospho 16 – 36 mg; Caroten (Vitamin A): dạng vết; Thiamin (Vitamin B1):
dạng vết; Riboflavin (Vitamin B2): dạng vết; Niacin (Vitamin B3): 0,2 – 0,45 mg; Axit
ascorbic (Vitamin C): 4 – 25 mg. Các giá trị này thay đổi theo giống và điều kiện trồng
trọt.
2.1.4 Các loại thanh long
2.1.4.1 Loại ruột đỏ
Nguyễn Văn Kế (2005), thanh long ruột đỏ vỏ đỏ: có 2 loạzzi là thanh long ruột
đỏ giống Đài Loan và thanh long ruột đỏ lai tạo của 2 giống thanh long ruột trắng Việt
Nam và thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ côlômbia. Đây là loại thanh long với nhiều
ưu thế như: quả to, màu sắc, chất lượng được nhiều người ưa chuộng. Loại này hiện
nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, và Long An có yêu cầu về sinh trưởng và
dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.
Thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ
đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35°C, nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển
chậm hoặc không sinh trưởng được. Do đó khi trồng cần tận dụng hướng nam và đông
nam, nơi có đất đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều.
Thanh long ruột đỏ có tính chống hạn thích hợp với các nơi có cường độ ánh

sáng mạnh, vì thế nếu bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc đất ở


6

trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt dính 20%, hạt cát
40%, hạt đất 40% sẽ giúp cho cây hấp thụ tốt.
2.1.4.2 Loại ruột trắng
Nguyễn Văn Kế (2005) Thanh long ruột trắng được trồng phổ biến ở các tỉnh nam
Trung Bộ và Nam Bộ (Bình Thuận, Long An, Tiền Giang) nhưng thương hiệu nổi
tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có
cường độ ánh sáng cao và toàn phần, được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Một số
loài chịu được nhiệt độ từ 500C - 550C. Nhưng nó không chịu được giá lạnh.
Thanh long ruột trắng trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc
màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol (Long Khánh); nó có khả năng
thích ứng với các độ chua (pH) của đất khác nhau. Khi trồng thanh long nên chọn các
chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 - 50 cm và để có năng suất cao nên tưới và
giữ ẩm cho cây vào mùa nắng. Nhưng cây thuộc họ xương rồng chịu hạn giỏi nhưng
chịu đựng độ mặn kém, dù vậy đã có một số hộ ở Cần Giờ trồng thử thanh long trên
đất bị nhiễm mặn (0,8%) đã được lên liếp và cải tạo tầng mặt, mùa khô không tưới.
2.1.5 Tình hình sản xuất và xuất khẩu Thanh Long ở Việt Nam
2.1.5.1 Sản xuất
Có 3 vùng sản xuất thanh long chuyên canh là:
Vùng sản xuất thanh long Bình Thuận
Theo Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, đến cuối năm 2010,
diện tích cây thanh long toàn tỉnh đã lên đến 13404 ha, trong đó có 10826 ha cho thu
hoạch. Trừ huyện đảo Phú Qúy và miền núi Đức Linh, tám huyện, thị xã, thành phố
còn lại của tỉnh đều đã phát triển hơn 7000 ha và có gần 6000 ha cho sản phẩm, được
mệnh danh là “Thủ Đô Thanh Long” của Bình Thuận. Năm 2010, toàn tỉnh thu hoạch
hơn 301000 tấn quả thanh long, năng suất bình quân mỗi ha đạt gần 28 tấn quả/năm.

Giữa tháng 11/2006, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa Học và Công nghệ) đã cấp
đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa thanh long Bình Thuận, và thang long được xác định


7

là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên phạm vi toàn quốc. Từ đầu
năm 2009, Trunng tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận được Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận giao nhiệm vụ triển khai và tổ
chức chứng nhận việc thực hành sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn Việt Nam
(VietGAP).
Vùng sản xuất thanh long Tiền Giang
Ở Tiền Giang thanh long được trồng tập trung ở xã Quơn Long, Đăng Hưng
Phước, Mỹ Tịnh An, Thanh Bình, Trung Hòa và Tân Bình Thạnh… thuộc huyện Chợ
Gạo. Hiện nay tỉnh có khoảng 2.000 ha thanh long.
Vùng sản xuất Thanh long Long An
Nổi tiếng nhất về thanh long trong tỉnh Long An là huyện Châu Thành. Trên địa
bàn các xã Long Trì, Dương Xuân Hội, Hiệp Thanh, An Lục Long huyện Châu Thành
(Long An) có khoàng 1.200 ha thanh long. Trong đó, việc chuyển đổi từ trồng cây trụ
sống sang trụ bê tông và xông đèn cho trái chính vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.1.5.2 Xuất khẩu
Lương Ngọc Trung Lập (2011), thanh long hiện đang nằm trong nhóm trái cây
xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và tăng đều ở những năm gần đây. Năm
2011, Việt Nam xuất khẩu 218.500 tấn thanh long, kim ngạch đạt 107 triệu USD, tăng
81% về sản lượng và 90% về giá trị so với năm 2010, 6 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu
thanh long cũng đã mang về 76,8 triệu USD.
Ngoài những thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,
Hà Lan.… đã xuất hiện một số thị trường mới như: Chilê, Brunei và Greenland. Đáng
lưu ý là thanh long Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật,
Canada và châu Âu luôn đạt mức giá cao hơn các thị trường khác. Thanh long Việt

Nam xuất khẩu sang khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Gần đây, Nga,
Ấn Độ đang mở cửa thị trường cho trái thanh long.


8

Dự báo kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta sẽ tăng đáng kể trong
những năm tới sau khi Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Chilê đã cho phép
thanh long Việt Nam được nhập khẩu vào các quốc gia này phát triển thêm nhiều mô
hình trồng thanh long theo VietGAP để cho an toàn, vì nhiều thị trường tiêu thụ cũng
đang hướng đến tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
2.1.6 Tình hình sâu bệnh hại
Nhìn chung thanh long tương đối ít bị sâu bệnh phá hoại như nhiều cây ăn quả
khác. Một số sâu bệnh hại chủ yếu trên cây thanh long là:
2.1.6.1 Côn trùng gây hại thanh long.
Nguyễn Văn Kế (2009), một số côn trùng gây hại thanh long là:
Kiến: Cắn, đục khoét làm hư hom giống và các cành thanh long non, cắn mất
tai lá trên trái, gây tổn thương vỏ trái, đây là loại côn trùng dễ phòng trừ.
Bọ xít: hại thanh long từ khi có nụ hoa đến khi trái hình thành, chúng hại bằng
cách chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ nhưng đến khi quả chín nơi các vết
chích sẽ xuất hiện một chấm đen, mất giá trị xuất khẩu
Ruồi vàng hay ruồi trái cây (Dacus dorsalis): là đối tượng nguy hiểm đang
được báo động hiện nay. Con trưởng thành chích và đẻ trứng vào quả gây thoái hóa
phần thịt quả và phần nhựa chảy ra ngoài vỏ làm quả thanh long bị hư, không xuất
vườn được.
2.1.6.2. Bệnh gây hại thanh long.
Theo Nguyễn Văn Hoà (2010), các bệnh phổ biến trên thanh long được trình
bày ở bảng 2.1.



9

Bảng 2.1: Các bệnh phổ biến trên thanh long.

STT Bệnh hại

Tác nhân

Bộ Phận

Thời điểm

Mức độ

gây bệnh

bị hại

ghi nhận

phổ biến

1

Thán thư

Collectorichum
Gloeosporioides

Trái, hoa


Mùa mưa

+++

2

Thối trái

Fusarium Sp

Trái

Trái sắp chín

++

++

3

Thối bẹ

Altermaria sp, bacteria

Cành

Cuối mùa
nắng, đấu
mùa mưa


4

Thối bẹ

Fusarium sp. Bacteria

Cành

Tháng 6- 8

+++

5

Macssonia agaves syd,
Rám cành
sphaceloma sp.

Cành

Cuối mùa
nắng đầu
mùa mưa

++

6

Đốm cành Glocosporium avages


Cành

Quanh năm

+

7

Đốm đen

Ascochyta sp.

Trái và cành

+

8

Nấm bồ
hóng

Capnodium sp.

Cành, hoa,
trái

+++

9


Đốm vòng
vàng

Chưa xác định

Cành

+

10

Bệnh ghẻ

Chưa xác định

Cành

++

Ghi chú: + mức độ bệnh thấp; ++ mức độ bệnh trung bình; +++ mức độ bệnh khá
phổ biến


10

Bệnh thối cành (thối bẹ): thân cành bị thối mềm có màu vàng nâu, vết thối
thường bắt đầu từ ngọn xuống. Phân lập từ vết bệnh ghi nhận được 2 loại nấm kí sinh
là Alternaria sp. và Fusarium sp. Ngoài ra cũng ghi nhận được có vi khuẩn ở vùng
bệnh.

Bệnh đốm nâu: bệnh này do Glocosporium agve và Ascochyta sp. gây ra thường
gặp trên cành, bệnh xuất hiện rải rác trong năm không gây thiệt hại nghiêm trọng cho
cây. Tuy nhiên nếu bệnh xuất hiện nhiều, các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm hư
lớp biểu bì của cành cây, có khi cành bị hư hại chỉ còn lại phần lõi.
Bệnh đốm đen trái (Bipolaris. sp.): bệnh thường xuất hiện trên nụ, hoa; đặc biệt
trong mùa mưa bệnh tấn công nặng lúc hoa nở. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh
có thể làm bông không thể nở hoa được. Ban đầu, vết bệnh chỉ xuất hiện những chấm
đen nhỏ, sau đó phát triển thành những mảng to, liên kết lại với nhau làm đen cả bông.
Bên trên vết bệnh hình thành một lớp bào tử mịn, màu đen. Bệnh rất dễ lây lan từ bông
này sang bông khác trên cùng một trụ hoặc từ trụ này qua trụ khác, hoặc vườn này
sang vườn khác đặc biệt trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều trong và sau thời gian
hoa nở. Nếu không có biện pháp phòng trừ thích hợp bệnh sẽ tấn công lên tai trái gây
tì vết làm giảm chất lượng thương phẩm.
Bệnh rám cành: trên thân cành xuất hiện các đốm vàng sau chuyển sang màu
nâu rồi thối, vết bệnh thường xuất hiện từ giữa cành. Bệnh này do nấm Macssonia
agaves Syd và Sphaceloma sp. tấn công gây hại.
Bệnh ghẻ và bệnh đốm vòng chưa xác định được tác nhân tuy nhiên nó ít phổ
biến và không gây hại đáng kể cho cây.
Bệnh xì mủ trái thanh long: bệnh thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn sau khi
hoa nở (2 –3 ngày sau khi phát hoa chéo) và ở giai đoạn trái non. Bệnh phát sinh rất
nhanh chóng nhất là trong điều kiện ẩm độ cao và mưa thường xuyên. Triệu chứng ban
đầu là trái bị thối nhũn, bên trên vết bệnh có xuất hiện tơ nấm màu đen và rất nhanh
chóng lan rộng ra làm thối cả trái. Bệnh chỉ phát sinh nặng trong khoảng hai năm trở


11

lại đây và gây thiệt hại năng suất khoảng 5 -10%, đặc biệt gây hại trên giống thanh
long ruột đỏ.
2.2 Sơ lƣợc về bệnh đốm trắng

2.2.1 Phân bố và thiệt hại
Trên thế giới, bệnh đốm trắng đã từng được ghi nhận ở một số quốc gia và vùng
lãnh thổ như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan. Thế nhưng tại Việt Nam, bệnh chỉ mới
xuất hiện và Bình Thuận là địa phương phát hiện bệnh đầu tiên. Theo đơn đề nghị của
Tổ hợp tác thanh long VietGAP Cẩm Hang, tổ hợp tác có 24 hộ, với tổng diện tích
24,7 ha. Từ mùa mưa năm 2010, vườn thanh long của một số tổ viên xuất hiện bệnh
“lạ” trên cành non và trái, làm hư toàn bộ chồi non và trái thanh long. Năm 2011 và
đầu mùa mưa 2012, bệnh này đã lan ra toàn bộ diện tích thanh long của tổ hợp tác, làm
hư hỏng hàng chục tấn trái, gây thiệt hại nặng cho nông dân. Chỉ tính riêng tại xã Hàm
Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc hiện có 2.600 ha thanh long nhiễm bệnh.
Hiện nay bệnh đã lây lan vào khu vực phía Nam tại các vườn thanh long thuộc
xã Long Trì, Long An, Tiền Giang. Tại xã Long Trì, một số hộ đã phải tiêu hủy những
cọc thanh long bị nhiễm bệnh nặng. Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ
thực vật Nam bộ, đây là loại bệnh mới rất nguy hiểm, trong khi các cơ quan chức năng
chưa nghiên cứu một cách đầy đủ về đặc tính sinh học, sinh thái, quy luật phát sinh
gây hại. Đặc biệt là chưa xác định được thuốc phòng và đặc trị hiệu quả, một số hộ đã
phải tiêu hủy những cọc thanh long bị nhiễm bệnh nặng. (Thanh Tuyền - Truyền hình
Long An)
2.2.2 Triệu chứng bệnh
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận, biểu hiện của bệnh là những
đốm chấm trắng nhỏ lõm xuống xuất hiện trên cành non, quả gần chín và quả chín, các
vết này liên kết với nhau tạo thành mảng, làm cho mẫu mã của quả không đẹp. Trên
cành non cũng có nhiều đốm chấm, sau đó sẽ tạo thành các vết mụn màu gỉ sắt sau 710 ngày lớp biểu bì sẽ chết, do đó nấm, vi khuẩn xâm nhập vào gây thối cành. Vì biểu
hiện ban đầu của bệnh là những đốm trắng nên người dân đặt luôn tên là bệnh “đốm
trắng”. Ngoài việc làm chậm tốc độ phát triển của cây thanh long, bệnh “lạ” còn gây


12

hại rất lớn trên trái thanh long. Bệnh gây ra những vết nám trên trái khiến người dân

không thể bán được những trái bị bệnh. Bệnh thường gây hại ở những vườn nhiều cỏ,
độ PH trong vườn cây thấp, bộ rễ kém phát triển.
Theo Lê Văn Hoàng (2012), bệnh “lạ” này xuất hiện trước đây nhưng nông dân
không chú ý, tuy nhiên gần đây mức độ phát tán nhanh hơn. Bệnh gây hại rất nguy
hiểm, chẳng những gây thối trái mà có khả năng làm hại cây. Điều đáng lưu ý là bệnh
có thể lây lan nhanh trong vườn thông qua nguồn nước, gió, ốc bò từ cây bệnh sang
cây lành, qua con người và động vật…
2.2.3 Biện pháp phòng trừ
Trong khi chờ kết quả giám định mẫu bệnh, Chi cục Bảo vệ thực vật Bình
Thuận đưa ra một số giải pháp khắc phục như dọn sạch cỏ vườn thanh long, thu gom
cành, trái bị hư hỏng ra khỏi vườn phun thuốc Agri-life, Actinovate khoảng 2 lần, mỗi
lần cách nhau 1 tuần, tăng cường bón phân lân và kali, hạn chế bón đạm và thuốc kích
thích sinh trưởng...
Theo Võ Mai (2012), bệnh “lạ” mà nông dân quen gọi là bệnh “ đốm trắng” đã
xuất hiện cả trên vùng thanh long Bình Thuận, Long An. Tại Trung Quốc, Đài Loan,
Malaysia cũng xuất hiện bệnh này. Bước đầu phân tích của Viện BVTV cho biết, tên
khoa học của loại nấm bệnh được gọi là Neoscytalidium dimidiatum, tạm gọi là bệnh
“đốm nâu”. Trong lúc chờ các cơ quan khoa học giám định nguyên nhân và cách
phòng trị, nông dân theo dõi thường xuyên vườn thanh long, nhất là vườn cận kề có
bệnh. Khi phát hiện bệnh thì chặt bỏ và tiêu hủy ngay, vệ sinh sạch sẽ vườn, bón vôi
quanh gốc. Nguy cơ bệnh lây lan và thiệt hại rất lớn làm ảnh hưởng đến vùng thanh
long xuất khẩu, các cơ quan khoa học đang vào cuộc, nông dân chủ động phòng ngừa,
tránh để bệnh phát tán rộng thêm.


13

2.3 Sơ lƣợc về nấm Scytalidium dimidiatum
Họ: Incertae sedis
Chi: Scytalidium

Loài: dimidiatum
Scytalidium dimidiatum hay còn gọi là Neofusicoccum mangiferae (2006) tên
ban đầu là Dothiorella mangiferae bởi Hans và Paul Sydow (1916). Một tác nhân gây
bệnh thực vật phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Được biết
đến gây bệnh nấm móng trên người ở các nước ôn đới và nhiệt đới.
Scytalidium dimidiatum sợi nấm lúc non màu trắng khi già chuyển sang xám
đen. Phát triển đầy đĩa trên môi trường PGA trong 5 ngày. Bào tử có nhiều dạng: quả
lê, hình trứng, hình tròn, trụ, hình khúc. (Hans 2001).
Scytalidium dimidiatum gây loét, chết mầm, chồi chết và thối cành trên cây nho
(Phillips, 2002; van Niekerk và ctv 2004; Luque và ctv, 2005 Taylor et al, 2005;
Úrbez-Torres và ctv 2006a, 2008). Những triệu chứng này bao gồm gỗ vệt, chết mầm
chồi, thối nụ, thối cành ghép (Lohoczky, 1974; Larignon và ctv, 2001, Phillips, 2002,
Taylor và ctv, 2005; Úrbez-Torres và ctv, 2008a).
Gây các bệnh loét, bệnh chết mầm và thối rễ trên một loạt các cây ký chủ
(Punithalingam, 1980). Bệnh chết mầm cây ăn quả ở Ai Cập (Nattrass, 1933), cành
héo, chết cây có múi ở Iran (Alizadeh et al., 2000). Bệnh đốm lá ở Ấn Độ (Chandra,
1974) và một bệnh thối mục và để bị bệnh chết mầm bạch đàn ở Arizona (Matheron và
Sigler, 1993).


14

2.4 Sơ lƣợc về các loại thuốc hóa học
2.4.1 Envio 250SC
Thành phần hoạt chất: Azoxystrobin 250 g/l
Tên hóa học:
(Methyl (E)-2-[2[6-(2-cyanophenoxy) pyrimidin-4-yloccy] phenyl]-3methoxyacrilate)
Công thức hóa học:

Tính chất: Thuốc kỹ thuật là chất rắn không màu, nhiệt độ nóng chảy 1160C.

Tan trong nước 6mg/l (ở 200C). Tan ít trong hexane, octanol, tan trung bình trong
methanol, aceton, tan nhiều trong ethyl, acetate, dichloromethane. Nhóm độc IV, LD50
qua miệng là > 5000mg/kg, qua da là >2000mg/kg. Ít độc với cá và ong mật. Thuốc
trừ bệnh nội hấp phổ tác dụng rộng, phòng trừ các bệnh đốm lá, sương mai, phấn
trắng, gỉ sắt, chết cây con, thán thư cho nhiều loại cây trồng.
Sử dụng: Thuốc hiện đang phòng trừ bệnh đạo ôn, khô vằng, vàng lá hại lúa,
bệnh thán thư xoài, trừ bệnh cỏ sân gôn.
Một số tên thƣơng mại khác: Amistar 250SC, Azony 25SC, Majestic 250SC,
Star DX 250SC, Overamis 300SC…
2.4.2 Keviar 325SC
Thành phần hoạt chất: Azoxystrobin 200 g/l + Difenoconazole 125 g/l
Tên hóa học + tính chất + công thức hóa học của Azoxystrobin đã có ở mục


15

Tên hóa học Difenoconazole: 3-chloro-4-[4-methyl-2(1H-1, 2, 4-triazole-1-ylmethyl) – 1, 3-dioxolan-2-yl] phenyl 4-chloropheny erher.
Công thức hóa học Difenoconazole

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể trắng, tan trong acetone, toluene,
ethylic. Điểm cháy > 630C. Nhóm độc III, LD50 qua miệng là 1453mg/kg, LD qua da
là 2010 mg/kg. Tương đối độc với cá, ít độc với ong. TGCL 7 ngày. Thuốc trừ nấm,
tác động nội hấp. Phổ tác động rộng, phòng trừ nhiều nấm thuộc lớp nang khuẩn, đảm
khuẩn và nấm bất toàn.
Sử dụng: Thuốc hiện đăng kí phòng trừ bệnh đạo ôn, khô vằn, vàng lá, lem lép
hại lúa, bệnh đốm vòng, mốc sương cà chua, hành, chết cây con lạc, phấn trắng hoa
hồng, rỉ sắt thán thư cà phê, thán thư xoài.
Một số tên thƣơng mại khác: Amistar top 325SC, Amity top 333SC, Arasuper 350SC, Audione 250 WG (325SC, 55WP, 60SC, 210WP), Myfatop 325SC
(650WP), Trobin top 325SC…
2.4.3 Headline 250EC

Thành phần hoạt chất: Pyraclostrobin 250 g/l
Tên hóa học: Methyl N- (2[2 - (4- chlorophenyl) - 1H- Pyrazol-3-yl] oxy –
methyl) N- methoxy carbamate


×