Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis) TRÊN ĐẤT RỪNG KHỘP (giai đoạn 2007 –2012) TẠI BINH ĐOÀN 15, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

LÊ CÔNG TOẢN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CÂY CAO SU (Hevea
brasiliensis) TRÊN ĐẤT RỪNG KHỘP (giai đoạn 2007 –2012)
TẠI BINH ĐOÀN 15, TỈNH GIA LAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2013
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

LÊ CÔNG TOẢN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CÂY CAO SU (Hevea
brasiliensis) TRÊN ĐẤT RỪNG KHỘP (giai đoạn 2007 – 2012)
TẠI BINH ĐOÀN 15, TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Quản Lý Tài Nguyên Rừng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG VĂN VINH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2013
ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được
sự giúp đỡ rất nhiều từ các Thầy, Cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin tỏ lòng biết
ơn chân thành đến
Quý Thầy Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ
môn Quản lý Tài nguyên rừng, khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức trong suốt bốn năm học vừa qua.
Chân thành cảm ơn các Chú (Cô), các Anh (Chị) làm việc tại công ty Cao
su Bình Dương, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian đi ngoại
nghiệp để lấy số liệu cho khóa luận tốt nghiệp.
Thầy Trương Văn Vinh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
bài khóa luận tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 06 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Công Toản

i


TÓM TẮT


Đề tài “Đánh giá tình hình sinh trưởng cây Cao su (Hevea brasiliensis)
trên đất rừng khộp ( giai đoạn từ 2007- 2012) tại Binh đoàn 15, tỉnh Gia Lai”
được thực hiện tại công ty Cao su Bình Dương. Thời gian từ tháng 3 đến tháng 6
năm 2013.
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của
rừng Cao su trồng thông qua việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng và đánh giá các
đặc điểm tăng trưởng của các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản như: D1,5, Hvn.
Kết quả nghiên cứu có được:
- Phương trình toán học thích hợp nhất để mô phỏng mối tương quan giữa
chiều cao và tuổi (Hvn/A) của rừng Cao su tại công ty Cao su Bình Dương là:
Hvn = exp(2,43279 - 2,37507/A)
- Phương trình toán học thích hợp nhất để mô phỏng mối tương quan giữa
đường kính với tuổi (D1,5/A) của rừng Cao su tại công ty Cao su Bình Dương là:
D1,5 = 1,35565*A1,2388
- Phương trình toán học thích hợp nhất mô phỏng mối tương quan giữa đường
kính với chiều cao (D1,5/Hvn) của rừng Cao su tại công ty Cao su Bình Dương là:
Hvn = exp(2,27683 – 3,155554/D1,5)

ii


SUMMARY
Research topic "Evaluation of Rubber tree growth (Hevea brasiliensis) in
dipterocarp forest (the period from 2007 to 2012) at 15 Corps, Gia Lai province"
was done at Binh Duong Rubber Company from March to June 2013.
The goal of this project is to survey and evaluate the growth and
development of the rubber forests by the study of the law of growth and evaluate the
growth characteristics of the underlying growth indicators such as: D1, 5, Hvn.
The research results have been:

- Appropriate mathematical equations to simulate the relationship between
height and the age (HVN/A) of the forest Rubbers at Binh Duong Rubber Company:
Hvn = exp(2,43279 - 2,37507/A)
- Appropriate mathematical equations to simulate the relationship between
diameter with the age (D1,5/A) of the forest Rubbers at Binh Duong Rubber
Company:
D1,5 = 1,35565*A1,2388
- The most appropriate mathematical process simulation correlation between
height diameter (D1,5/Hvn) Forest Rubbers Rubber Company in Binh Duong is:
Hvn = exp(2,27683 – 3,155554/D1,5)

iii


MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................i
TÓM TẮT ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC...................................................................................................................iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ........................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và mục đích của đề tài ........................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 3
1.2.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................ 3

1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................. 4
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học................................................... 4
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................................ 4
Chương 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 5
2.1. Cơ sở hoa học ........................................................................................................ 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 6
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................................. 8
2.3.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 8
2.3.2 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................... 9
2.3.3. Tình hình sử dụng đất ...................................................................................... 10
2.3.4. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội ............................................................... 11
2.3.4.1. Thành phần dân số, dân tộc ........................................................................... 11
2.3.4.2. Tình hình văn hoá xã hội............................................................................... 12

iv


2.4. Đặc điểm đối tượng nguyên cứu ......................................................................... 15
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 15
2.4.2. Đặc điểm phân bố cây Cao su .......................................................................... 17
2.4.3 Công dụng và ý nghĩa kinh tế ........................................................................... 17
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 19
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 19
3.2.1. Phương pháp luận ............................................................................................ 19
3.2.2. Phương pháp ngoại nghiệp............................................................................... 20
3.2.3. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................. 20
3.2.3.1. Xử lí số liệu trên phần mềm Excel ................................................................ 20

3.2.3.2. Tính toán và lựa chọn phương trình tương quan và hồi quy trên phần mềm
Stagraphis 3.0. ............................................................................................................ 22
3.2.2.3. Vẽ biểu đồ mô tả mối tương quan và hồi quy giữa các nhân tố .................. 24
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 25
4.1. Cấu trúc rừng trồng Cao su từ tuổi 1 - 6 tại khu vực nghiên cứu ....................... 25
4.1.1 Thống kê tỷ lệ cây chết theo các năm ............................................................... 26
4.1.2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) của rừng trồng Cao su ................. 27
4.1.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,5) .................................................. 27
4.2. Đặc điểm sinh trưởng rừng trồng Cao su tại khu vực nghiên cứu ...................... 34
4.2.1. Mối quan hệ giữa chiều cao vút ngọn với tuổi (Hvn - A) ................................. 34
4.2.2. Mối quan hệ giữa đường kính với tuổi (D1,5 - A) ............................................. 37
4.2.3. Mối tương quan giữa đường kính với chiều cao (D1,5 - Hvn) ........................... 41
4.3. Tăng trưởng về đường kính và chiều cao ........................................................... 43
4.3.1. Tăng trưởng về đường kính (id1,5).................................................................... 43
4.2.5. Tăng trưởng về chiều cao (ih) ......................................................................... .45
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 47
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 47
5.1.1. Về cấu trúc ....................................................................................................... 47
5.1.2. Về sinh trưởng .................................................................................................. 47

v


5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 49
PHỤ BIỂU

vi



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
a, b:

Các tham số phương trình.

Bộ NN&PTNT:

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

UBND

Ủy ban nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

HĐND

Hội đồng nhân dân

THPT

Trung học phổ thông

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên.

Cv %:


Hệ số biến động, %.

A

Tuổi cây Cao su

D1,5:

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,5 m, cm.

D1,5_tn:

Đường kính 1,5 m thực nghiệm, cm.

D1,5_lt:

Đường kính 1,5 m tính theo lý thuyết, cm.

H:

Chiều cao của cây, m.

Hvn:

Chiều cao vút ngọn, m.

H_tn:

Chiều cao thực nghiệm, m.


H_lt:

Chiều cao lý thuyết, m.

Log:

Logarit thập phân (cơ số 10).

Ln:

Logarit tự nhiên (cơ số e).

QĐ-TTg:

Nghị định – Thủ tướng.

P_value:

Mức ý nghĩa (xác suất).

Pa, Pb:

Mức ý nghĩa (xác suất) của các tham số a, b.

r:

Hệ số tương quan.

R:

2

Biên độ biến động.

R:

Hệ số xác định mức độ tương quan.

S:

Độ lệch tiêu chuẩn.

Sk:

Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố.

Sy/x:

Sai số của phương trình hồi quy.



Hệ số kiểm tra lý thuyết

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình


Trang

Hình 4.1. Biểu đồ phân bố % số cây chết qua các năm (N%/A) .......................... 26
Hình 4.2. Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao N%/Hvn ........................ 29
Hình 4.3. Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao N/D1,5 .......................... 31
Hình 4.4. Đường biểu diễn tương quan Hvn/A từ các phương trình thực nghiệm . 34
Hình 4.5. Đường biểu diễn tương quan Hvn/A từ hàm S – Curve ......................... 35
Hình 4.6. Đường biểu diễn tương quan D1,5/A từ các phương trình thực nghiệm . 37
Hình 4.7. Đường biểu diễn tương quan D1,5/A từ hàm Multipcative .................... 39
Hình 4.8. Đường biểu diễn tương quan D1,5/Hvn từ các phương trình thực nghiệm41
Hình 4.9. Đường biểu diễn tương quan D1,5/Hvn từ hàm S – Curve ...................... 42
Hình 4.10. Biểu đồ tăng trưởng đường kính rừng Cao su từ tuổi 1- 6 .................. 43
Hình 4.11. Biểu đồ tăng trưởng chiều cao rừng Cao su từ tuổi 1- 6 ..................... 45

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất tỉnh Gia Lai ..................................................... 10
Bảng 2.2. Đặc điểm dân số và dân tộc của tỉnh Gia Lai ..................................... 11
Bảng 3.1. Công thức tính toán các đặc trưng mẫu ............................................. 21
Bảng 4.1 Bảng thống kê số cây chết qua các năm.............................................. 26
Bảng 4.2. Bảng tóm tắt các đặc trưng mẫu của phân bố (N/Hvn) ........................ 28
Bảng 4.3. Bảng phân bố số cây theo từng cấp chiều cao(N/Hvn) ........................ 28

Bảng 4.4. Bảng tóm tắt các đặc trưng mẫu của phân bố N/D1,5 ......................... 31
Bảng 4.5. Bảng phân bố số cây theo từng cấp chiều cao (N/D1,5) ...................... 31
Bảng 4.6. Bảng số liệu các phương trình tương quan giữa chiều cao với tuổi .... 34
Bảng 4.7. Chỉ tiêu tính toán cho từng dạng hàm theo Hvn/A .............................. 35
Bảng 4.8. Số liệu tính toán từ phương trình tương quan Hvn/A .......................... 36
Bảng 4.9. Bảng số liệu các PT tương quan giữa đường kính với tuổi ................. 38
Bảng 4.10. Chỉ tiêu tính toán cho từng dạng hàm theo D1,5/A............................ 39
Bảng 4.11. Số liệu tính toán từ phương trình tương quan D1,5/A........................ 39
Bảng 4.12. Bảng số liệu các phương trình tương quan giữa D1,5 và Hvn ............ 41
Bảng 4.13. Chỉ tiêu tính toán cho từng dạng hàm theo D1,5/Hvn ........................ 42
Bảng 4.14. Số liệu tính toán từ phương trình tương quan D1,5/Hvn .................... 43
Bảng 4.15. Số liệu tính toán lượng tăng trưởng của D1,5 ................................... 44
Bảng 4.16. Số liệu tính toán lượng tăng trưởng của Hvn .................................... 45

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu của mỗi quốc gia, là tài nguyên có khả
năng tái tạo được. Nó đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người
cũng như toàn bộ sinh vật trên trái đất, rừng cung cấp oxi duy trì sự sống và là bộ
phận quan trọng của môi trường sinh thái. Ngoài ra, rừng cung cấp nhiều lâm đặc
sản quý hiếm, duy trì sự phát triển của nguồn gen động thực vật có giá trị kinh tế
cao, bảo tồn đa dạng sinh học, vai trò to lớn đối với an ninh quốc phòng và nền kinh
tế quốc dân...Đặc biệt hơn rừng có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái
cho con người. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa
quanh năm dồi dào, đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ động - thực vật rừng phát triển
phong phú. Bên cạnh đó, đất nước ngày càng phát triển, dân số tăng, nhu cầu cuộc

sống của con người ngày càng cao, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, làm cho các
sản phẩm từ rừng không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của con người. Để đáp
ứng được nhu cầu đó thì việc trồng rừng là mục tiêu đặt lên hàng đầu. Nước ta nằm
trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây Cao su, do đó, cây Cao su trở thành một cây công nghiệp dài
ngày có giá trị kinh tế cao. Với lợi thế này, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu
Cao su thiên nhiên đứng hàng thứ 4 trên thế giới.
Rừng Khộp là một trong những kiểu rừng chính ở Việt Nam, là rừng thưa
nhiệt đới, rừng nhiệt đới rụng lá, thành phần gồm cây rụng lá xen lẫn cây thường
xanh ở mức độ khác nhau, thường thấy ở Đông Nam Á các vùng có độ cao dưới
1000 m, lớp đất mặt cạn. Cây chỉ thị trong rừng Khộp là những loài thuộc họ Dầu

1


như: Dầu Đọt Tím (Dipterocarpus grandiflorus), Dầu Bao (Dipterocarpus
baudii)…Rừng Khộp “nghèo” là rừng cây dầu chiếm tỉ lệ lớn và các loài cây gỗ họ
Dầu có giá trị khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Trong thực tế, dễ nhận diện rừng Khộp “nghèo”
nhưng lại khó nhận diện rừng Khộp “giàu” do ít tìm thấy các cây thuộc họ Dầu.
Đất rừng Khộp dù “giàu” hay “nghèo” đều có một số đặc điểm chung như:
tầng đất mặt không dày và biến thiên rất lớn theo địa hình trên diện tích hẹp, lớp
lateric, đá ong, phiến thạch, lớp sét bí chặt xuất hiện gần mặt đất, trên vùng bằng
phẳng thường bị ngập úng, lớp đất cát xuất hiện ngay trên lớp đất mặt, trên vùng
sườn dốc thường xuất hiện đá tảng, đá lẫn gần mặt đất, phiến thạch, phiến sét dày
đặc trong lớp đất mặt.
Rừng khộp là một hệ sinh thái rừng mà nó đã tồn tại trong một điều kiện sinh
khí hậu đắc trưng của Tây Nguyên, có vai trò rất quan trọng trong vấn đề bảo cệ
môi trường, điều tiết dòng chảy…việc khai thác trắng những diện tích này để trồng
cây công nghiệp (Cao su, cà phê, tiêu, điều...) đã phá vỡ kết cấu sinh thái định hình
của rừng để canh tác độc canh cây công nghiệp, điều này sẽ làm gia tăng hiện tượng

xói mòn, làm biến đổi tiểu vùng khí hậu, gây suy giảm đa dạng sinh học. Đã có
nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy giá trị to lớn của rừng tự nhiên hỗn loài so với
diện tích rừng trồng. Việc chuyển đổi những diện tích rừng tự nhiên sang độc canh
cây công nghiệp sẽ làm mất đi 25% số loài, các loài chim, lưỡng cư, bò sát cũng
giảm đi từ 40% đến 60%, trong lúc đó các vườn cây công nghiệp chỉ tồn tại một vài
loài. Điều đáng quan tâm là nguy cơ làm thoái hóa đất, mất khả năng hoàn bù dinh
dưỡng cho đất, dễ dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa; trong lúc đó các khu rừng tự
nhiên có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng, làm màu mỡ đất đai, có khả năng tích
tụ điều hòa nguồn nước, chống bốc hơi, chống ô nhiễm nguồn nước và không khí,
đây là chưa kể đến những hệ lụy nguy hiểm tiềm ẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường và xã hội.
Thực hiện Quyết định số 750/QĐ-TTg của Chính phủ về Quy hoạch phát
triển cây Cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, vùng Tây Nguyên sẽ
được giao trồng mới 95 nghìn đến 100 nghìn ha Cao su. UBND tỉnh đã xây dựng kế

2


hoạch phát triển cây Cao su trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo đó, sẽ quy hoạch
66.457 ha đất xấu, bạc màu, rừng nghèo để trồng Cao su, ngoài ra, sẽ chuyển đổi
25.210 ha đất nông nghiệp kém hiệu quả để trồng Cao su tiểu điền. Đến nay tổng
diện tích trồng Cao su trên đất rừng khộp tại Gia Lai là 26.806,02 ha. Việc mở rộng
diện tích trồng Cao su đã trở thành quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ, được xem
là một trong những giải pháp nhằm phát huy tối đa, sử dụng hợp lý nguồn lực lao
động tại chỗ, khai thác các thế mạnh, tiềm năng của địa phương mà còn tạo ra cơ
hội để đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, giúp đồng
bào xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy việc phát triển cây Cao su trên đất rừng
khộp nghòe với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng tại Gia Lai Lf một
thách thức lớn, chưa được kiểm nghiệm trên thực tế. Hiện nay có những diện tích

Cao su trên đất rừng khộp nghèo có dấu hiệu sinh trưởng chậm lại và là câu hỏi lớn
cho vấn đề sản lượng mủ trong tương lại. Được sự đồng ý của Bộ môn quản lý tài
nguyên rừng, khoa Lâm Nghiệp dưới sự hướng dẫn của thầy ThS.Trương Văn Vinh,
đề tài, “Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Cao su (Hevea brasiliensis) trên đất
rừng khộp từ tuổi 1 đến tuổi 6 tại công ty Cao su Bình Dương, tổng Công ty 15
(Binh đoàn 15)” nhằm góp phần vào việc phát triển và nâng cao hiệu quả của Cao
su (Hevea brasiliensis) trên đất rừng khộp.
1.2. Mục tiêu và mục đích của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu và đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng Cao su
trồng trên đất rừng khộp nghòe thông qua việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng và
đặc điểm tăng trưởng của các chỉ tiêu cơ bản như: D1,5, Hvn.
1.2.2. Mục đích của đề tài
Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Cao su được trồng thuần
loài đều tuổi tại khu vực Huyện Chư Prông, giai đoạn tuổi 1 đến tuổi 6 làm cơ sở
cho việc đề xuất các biện pháp kinh doanh nhằm phát triển cây Cao su trên đất rừng
khộp nghòe đạt được hiệu quả cao.

3


1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Việc nghiên cứu đề tài trước hết là một phương pháp tốt để tự hệ thống, củng
cố lại những kiến thức đã học được. Giúp cho sinh viên bước đầu làm quen, hiểu
biết thêm về các kiến thức điều tra ngoài thực tế, không những hoàn thiện cả về mặt
lý thuyết mà cả thực hành, từ đó nâng cao được hiệu quả và chất lượng học tập, làm
tiền đề cho mỗi sinh viên sau khi ra trường có kiến thức vững vàng để bước vào
cuộc sống và công tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy một bức tranh tổng thể ban đầu về sinh trưởng
và phát triển của cây Cao su trên đất rừng khộp nghòe. Việc nắm bắt được quy luật
sinh trưởng, mối liên hệ giữa sinh trưởng của cây rừng với đặc điểm đất đai sẽ làm
tiền đề cho việc đưa ra những biện pháp kinh doanh cụ thể, hợp lý phục vụ cho công
tác điều tra kinh doanh rừng cũng như công tác quy hoạch phát triển rừng Cao su tại
địa phương.

4


Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hoá
của một vật sống (theo V.Bertalanfly) hoặc là sự biến đổi của nhân tố điều tra theo
thời gian (theo Vũ Tiến Hinh- Phạm Ngọc Giao, 1997). Sự sinh trưởng gắn liền với
thời gian nên còn được gọi là quá trình sinh trưởng. Các đại lượng sinh trưởng được
xác định trực tiếp hoặc gián tiếp qua chỉ tiêu nào đó của cây. Ví dụ: chiều cao (H),
đường kính (D), thể tích (V). Sự biến đổi theo thời gian của các đại lượng này đều
có quy luật. Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần là trọng tâm nghiên cứu của sản
lượng rừng và là vấn đề có tính chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự
đoán sản lượng cũng như xác định hệ thống biện pháp tác động nhằm nâng cao
năng suất của rừng.
Nghiên cứu sinh trưởng dựa trên những kiến thức về sinh thái rừng (sinh thái
quần xã). Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây rừng nói riêng và cả quần xã
rừng nói chung đều chịu tác động của điều kiện tự nhiên và ngược lại nó cũng ảnh
hưởng, gây biến đổi điều kiện tự nhiên trong quần xã rừng. Điều kiện tự nhiên và
quần xã rừng có quan hệ qua lại hữu cơ. Vì vậy nghiên cứu của cây rừng phải xem
xét được sự thay đổi của địa hình, đất đai, phương thức gây trồng, tiểu khí hậu…..
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trước đây, để nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng hay lâm
phần người ta đi tìm những nhân tố có tính chất tác động rõ rệt đến quá trình sinh

5


trưởng và tăng trưởng của cây rừng như khí hậu, đất đai, nước, không khí…Ở Phần
Lan, Canada nhiều tác giả đã phân chia mức độ tốt xấu của các dạng rừng dựa vào
hoàn cảnh sinh thái của lâm phần thông qua những thực vật chỉ thị. Sinh trưởng của
cây rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền: Loài cây, môi trường sống, thời
gian….Vì vậy sinh trưởng của cây rừng là một hàm số biến đổi theo thời gian. Các
nhà khoa học đã mô phỏng quá trình sinh trưởng của cây rừng bằng các hàm toán
học. Như các nhà khoa học Đức Thommasius, Gompezt …..đã mô hình hoá toán
học sinh trưởng của các loài cây gỗ là hàm đồng biến giới hạn theo thời gian. Mặc
dù mỗi tác giả đều có hướng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề khác nhau nhưng
đều có chung một mục đích là tìm hiểu những quy luật kết cấu lâm phần, kết hợp
với những thành tựu khoa học tự nhiên để mô phỏng những quy luật đó bằng những
mô hình toán học chặt chẽ, như các công trình xây dựng biểu đầu tiên châu Âu của
Hartig (1805), Cotta (1821), Fis (1866),…
Ở Trung Quốc từ đầu những năm 1950 đã co nhiều ha rừng tự nhiên bị thay
thế bởi các đồn điền Cao su. Chúng không chỉ phát triển trên đất đỏ bazan màu mỡ,
những nơi bằng phẳng với khí hậu ấm áp mà còn phát triển trên cả những loại đất có
độ phì nhiêu kém hơn ở những vùng dốc có khí hậu lạnh hơn. Kết quả nghiên của
WANG Xianpu cho thấy rừng Cao su ở Trung Quốc có khả năng bảo vệ đất và
nước tốt hơn một số loại rừng thuần loài khác.
Ailen et al.,(1982) khi nghiến cứu về tác động môi trường rừng Cao su ở bán
đảo phía tây Singapo nhận thấy những hiệu quả thấp về giữ nước và bảo vệ đất của
rừng trồng Cao su. Ông kết luận rằng quá trình trồng Cao su sẽ không tránh khỏi sự
gia tăng dòng chảy mặt và xói mòn đất. Xói mòn đất càng nghiêm trọng hơn khi

người trồng Cao su tiến hành phát dọn thực bì dưới tán rừng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta khoa học nghiên cứu về sản lượng rừng hình thành tương đối
muộn so với các nước khác, nhưng việc nghiên cứu và dự đoán sản lượng rừng
phục vụ công tác điều tra kinh doanh rừng nước ta đã được các nhà khoa học thuộc
Viện khoa học lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, trường Đại học Lâm

6


Nghiệp và các trung tâm nghiên cứu trong cả nước tiến hành nghiên cứu, lúc đầu
chỉ là thăm dò, mô tả định tính. Cho đến nay thì mô hình toán học cũng đã dần làm
rõ ngành khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đầu tiên các tác giả Nguyễn Ngọc Nhị và
Nguyễn Văn Khánh phân vùng sinh trưởng cho thực vật rừng Việt Nam dựa vào các
đặc trưng về khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và thực vật với hệ thống chi tiết gồm 6
cấp, tổng số khu vực sinh trưởng cấp cho toàn quốc.
Phùng Ngọc Lan (1998) đã khảo nghiệm một số phương trình sinh trư ng cho
một số loài cây như: Thông đuôi ngựa, Mỡ….Tác giả cho thấy các đường thực
nghiệm và đường sinh trưởng về lý thuyết đa số gặp nhau tại một điểm, từ đó chứng
tỏ sai số của phương trình rất nhỏ, song có hai giai đoạn sai số ngược dấu nhau một
cách hệ thống.
Nguyễn Ngọc Lung (1987) nghiên cứu sinh trưng và định lượng bằng các mô
hình toán học, hoá học. Tác giả cũng có nhận xét tương tự khi áp dụng các hàm sinh
trưởng của Gompertz và một số hàm khác cho một số loài cây rừng Việt Nam, sử
dụng hàm humacher xây dựng mô hình sinh trưởng cho loài Thông ba lá tại Lâm
Đồng.
Vũ Tiến Hinh (1989 - 1998) đã xây dựng phương pháp xác định quy luật
sinh trưởng cho từng loại cây rừng tự nhiên và mô phỏng xây dựng động thái phân
bố đường kính trên cơ sở sinh trưởng định kỳ của lâm phần hỗn loài khác tuổi.
Những công trình nghiên cứu đã đề xuất được hướng giải quyết và phương pháp

luận trong nghiên cứu sinh trưởng. Từ đó có các biện pháp tác động đạt hiệu quả tốt
nhất trong kinh doanh và nuôi dưỡng rừng. Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước cho thấy việc nghiên cứu tình hình sinh trưởng của một số loài
cây nào đó đều dựa vào các chỉ tiêu về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn,
đường kính tán, tuổi lâm phần và vòng năm. Từ đó tính toán các chỉ tiêu về tăng
trưởng và đưa ra những nhận xét, đánh giá chính xác. Thông qua những nghiên cứu
có liên quan đến đề tài này có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu cho rừng trồng
nói chung và rừng trồng Cao su nói riêng.

7


Nghiên cứu ứng dụng chế độ khai thác trên một số dòng vô tính mới PB 235,
VM 515, VCV… tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Mai Văn Sơn (2001 – 2005) nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và
thị trường phát triển bền vững vùng Cao su phục vụ chế biến và xuất khẩu.
KS. Nguyễn Ngọc Truyện (2001 – 2005) xây dựng tiêu chuẩn cấp Ngành
“Phương pháp lấy mẫu mủ Cao su để phân tích các thông số sinh lý dùng trong
chẩn đoán tình trạng sinh lý vườn cây khai thác”.
ThS. Trần Minh (2006 – 2010) nghiên cứu ứng dụng kết hợp chất kích thích
mủ và máng chắn nước mưa cho Cao su khai thác khu vực Miền Trung và Tây
Nguyên.
ThS. Vi Văn Toàn điều tra các bệnh hại chính trên Cao su thuộc vùng Dự án
Đa dạng hóa Nông nghiệp tại Tây Nguyên và Miền Trung.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Bắc cao nguyên Trung Bộ
thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. . Với tổng diện tích tự nhiên là 15.485 km2, độ
cao trung bình so với mặt biển từ 800 – 900 m, đỉnh núi cao nhất là núi Konkakinh
(1.748 m), Gia Lai có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng.

Gia Lai có 17 đơn vị hành chính: thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã
Ayun Pa (tên cũ là Cheo Reo) và các huyện: Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Đăk
Đoa, Đăk Pơ, Đức Cơ, Ia Grai, Ia Pa, Kbang, Krông Pa, Kong Chro, Mang Yang,
Phú Thiện, Chư Pưh, trải dài từ:
+ Vĩ tuyến: từ 12o28’50’’ đến 16o36’30’’vĩ độ Bắc.
+ Kinh tuyến: từ 107o27’23’’ đến 108o54’40’’ kinh độ Đông.
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Ranh
giới tiếp giáp:
 Phía bắc giáp: Đức Cơ, Ia Grai, thành phố Pleiku, Đăk Đoa.
 Phía nam giáp: huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.
 Phía đông giáp: các huyện Chư Sê, Chư Pưh.

8


 Phía tây giáp: Cam Pu Chia.
2.3.2. Đặc điểm tự nhiên
a. Đặc điểm địa hình
Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Đông sang Tây, chia
thành 3 dạng chính:
 Địa hình đồi núi.
 Địa hình cao nguyên: là cao nguyên đất đỏ bazan
 Địa hình thung lung được phân bố dọc theo các sông, suối, khá bằng
phẳng, ít bị chia cắt.
b. Khí hậu
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, có
lượng mưa dồi dào, không có bão và sương muối.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:
 Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10.
 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C. Khí hậu và thổ nhưỡng Chư Prông rất
thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp, chăn nuôi và kinh doanh
tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.3.3. Tình hình sử dụng đất
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất tỉnh Gia Lai
Thứ
tự

Diện tích
(ha)
1.647.685
1.373.246
515.282
292.463
57.666
233.929
868
222.819
857.850
641.427

Mục đích sử dụng

Tổng diện tích đất tự nhiên
1
Nhóm đất nông nghiệp
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1
Đất trồng cây hăng năm

1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.2 Đất trồng cây hăng năm khác
1.1.1.3 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
1.2
Đất lâm nghiệp
1.2.1
Đất rừng sản xuất
9

Cơ cấu
(%)
100.00%
83.34%
31.27%
17.75%
3.50%
14.20%
0.05%
13.52%
52.06%
38.93%


1.2.2
1.2.3
1.3
2
2.1

2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.2.7
2.2.8
2.2.9
3
3.1
3.2
3.3

Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đât nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng

Đất tôn giáo tín ngưỡng
Đất nghĩa trang nghĩa địa
Đất sông suối mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đời núi chưa sử dụng
Đất núi đá không có rừng cây

158.686
9.63%
57.737
3.50%
114
0.01%
160.520
9.74%
14.633
0.89%
10.514
0.64%
4.119
0.25%
50.252
3.05%
1.121
0.07%
8.593
0.52%
3.993

0.24%
1.741
0.11%
34.805
2.11%
108
0.01%
1.315
0.08%
29.294
1.78%
32
0.00%
113.919
6.91%
2.350
0.14%
106.536
6.47%
5.033
0.31%
(Số liệu thống kê năm 2008)

Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp của tỉnh chiếm tỷ lệ còn thấp so với
tổng diện tích đất tự nhiên, bởi tuyệt đại đa số là hộ thuần nông. Để khắc phục tình
trạng trên tỉnh cần phải có kế hoạch khai thác sử dụng các loại đất một cách hợp lý.
Đối với đất nông nghiệp: Diện tích đất canh tác hàng năm không thể mở
rộng, mà chỉ bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu
giống cây trồng vật nuôi và đầu tư thâm canh tăng vụ trên diện tích đất trồng cây
hàng năm, áp dụng các mô hình canh tác trên đất dốc theo phương thức Nông - lâm

kết hợp, đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, triển khai kịp thời các cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp.
Đối với đất lâm nghiệp: Tiềm năng về đất lâm nghiệp còn rất lớn, cần tích
cực vận động nhân dân tăng cường liên doanh, liên kết với Công ty lâm nghiệp để

10


trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, trồng rừng sớm vào đầu vụ để cây có điều kiện sinh
trưởng tốt.
2.3.4. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội
2.3.4.1. Thành phần dân số, dân tộc
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Gia Lai đạt gần 1.322.000 người, bao
gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52%
dân số. Còn lại là các dân tộc Jrai chiếm 33,5%, dân tộc Bahnar 13,7%, các công
đông dân tộc khác như: Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường...chiếm tỉ lệ thấp.
Bảng 2.2. Đặc điểm dân số và dân tộc của tỉnh Gia Lai
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số lượng

1

Tổng dân số

Người


1.322.000

2

Tổng số cộng đồng dân tộc

Dân tộc

34

3

Tổng dân số sống trong thành thị

Người

399.900

4

Tổng dân số sống ở nông thôn

Người

922.100

5

Tổng dân số nam


Người

671.200

6

Tổng dân số nữ

Người

650.800

7

Mật độ dân số

Người/km 2

85

8

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng

%

17,2

9


Cơ cấu dân tộc

%

100

- Kinh

%

52

- Jarai

%

33,5

- Bahnar

%

13,7

- Dân tộc khác

%

0,8


2.3.4.2. Tình hình văn hoá xã hội
a. Giáo dục
11


Cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư từ nhiều nguồn vốn, các chương
trình mục tiêu, các dự án tiếp tục triển khai để nâng cao chất lượng dạy và học ở các
ngành học, cấp học. Đầu năm học 2012-2013 có 356.646 học sinh, tăng 2,1% so với
năm học 2011-2012, có 786 trường học (tăng 19 trường), tỷ lệ huy động trẻ trong
độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 76,4%, huy động trẻ em 5 tuổi đến trường đạt 99%,
100% huyện, thị xã, thành phố và 221/222 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập
giáo dục THCS, 89/222 xã, phường, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục mầm
non. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98,23%, hệ giáo dục thường xuyên đạt 49,44%. Tập
trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay có
62 trường học đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 8,06%, có 22 học sinh đạt giải trong kỳ
thi học sinh giỏi cấp quốc gia và 653 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp
tỉnh, 13 huyện, thị xã có Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 204/222 xã, phường,
thị trấn đã thành lập trung tâm học tập cộng đồng, hiện có 14 trường phổ thông dân
tộc nội trú với 2.343 học sinh, 14 trường phổ thông dân tộc bán trú với 2.195 học
sinh, triển khai đầu tư xây dựng Trường phổ thông dân tộc nội trú các huyện phía
Đông.
Việc tổ chức đào tạo, liên kết đào tạo của Phân hiệu Trường Đại học Nông
lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai, Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường chính
trị, Trung cấp Nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên được thực hiện đúng quy
chế, tuy nhiên tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, việc triển khai các
chương trình mục tiêu quốc gia, cung cấp trang thiết bị dạy học còn chậm, đã kịp
thời chấn chỉnh việc tuyển sinh của Công ty Cổ phần Phát triển văn hóa giáo dục
cộng đồng ASEAN.
b. Văn hóa - thể thao - du lịch

Các địa phương, đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể
thao, triển lãm phục vụ các ngày lễ, Tết, mừng kỷ niệm 80 năm thành lập tỉnh. Công
trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Gia Lai được tập trung
kiểm tra thường xuyên, đảm bảo đúng yêu cầu về tiến độ và chất lượng; hiện đang
khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Lễ khánh thành vào ngày

12


09/12/2012. Hoàn thành hồ sơ kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể “Lễ cầu mưa của
Yang Pơtao Apui”, để đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia. Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ văn hóa, lễ hội, quán
bar, nhà hàng, karaoke, vũ trường. Tập trung tôn tạo, sưu tầm, bảo tồn và phát huy
bản sắc giá trị văn hoá các dân tộc của tỉnh, triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai
- Kon Tum, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, các
đội chiếu phim lưu động đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền.
Phong trào thể dục và thể thao ngày càng phát triển; phối hợp tổ chức thành
công các giải bóng đá, cầu lông, võ thuật, quần vợt, điền kinh,...Các hoạt động thể
thao diễn ra sôi nổi, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các giải thể thao nhân các
ngày lễ, kỷ niệm. Các đội tuyển tham gia 26 giải đấu toàn quốc, giải mở rộng, đạt
18 huy chương Vàng, 13 huy chương Bạc, 18 huy chương Đồng; tỷ lệ gia đình tham
gia luyện tập thể dục thể thao đạt 19,5%.
Doanh thu du lịch đạt 191 tỷ đồng, tăng 21,3%; có trên 209.000 lượt khách
du lịch đến tỉnh, trong đó gần 7.455 khách quốc tế.
c. Y tế
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, tỷ lệ giường bệnh đạt 21,34 giường
bệnh/1 vạn dân, có 71 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (đạt 32%), bình quân 5,9 bác
sỹ/1 vạn dân, tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 66,2%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng
đủ liều đạt 95%, 100% xã, phường, thị trấn có y tế hoạt động.

d. Thông tin - Truyền thông - Phát thanh truyền hình
Thực hiện rà soát quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông, quy hoạch hạ
tầng viễn thông thụ động; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tuân thủ nghiêm các
quy định về quản lý thông tin thuê bao di động trả trước và chấn chỉnh việc xây
dựng các trạm thu, phát sóng thông tin di động. Thông tin liên lạc trên địa bàn được
đảm bảo, hệ thống Hội nghị truyền hình qua mạng của tỉnh hoạt động ổn định, phát
huy tác dụng. Toàn tỉnh có 1.294 trạm thu phát sóng (BTS), 07 trạm điều khiển
thông tin di động (BSC); 1,386 triệu thuê bao điện thoại, đạt 102,69 thuê bao/100

13


dân, 42,63 nghìn thuê bao Internet, đạt 3,16 thuê bao/100 dân, tỷ lệ dân sử dụng
Internet đạt 27,45%, tình hình ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh đã có những
chuyển biến tích cực, hiện có 212 đơn vị có trang thông tin điện tử, có khoảng
60.732 máy tính, ước đạt tỷ lệ gần 4,5 máy tính /100 dân. Có 213 xã có báo đến
trong ngày, đạt 96%. Doanh thu bưu chính viễn thông ước đạt 1.170 tỷ đồng, bằng
101,74% kế hoạch, tăng 18%.
Hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình đã tập trung tuyên
truyền việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động chính trị,
các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn. Báo Gia Lai phát hành 367 kỳ với hơn
2,32 triệu tờ; Đài tỉnh đã phát thanh 16.104 giờ, truyền hình 31.190 giờ; sóng truyền
hình tỉnh đã được phát tại các hệ thống truyền hình của Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon
Tum.
e. Giao thông
Giao thông Gia Lai khá thuận lợi không những về đường bộ mà còn cả
đường hành không. Tỉnh có Quốc lộ 14 nối các tỉnh Đắk Lắk, Kontum thông đến
Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh đã rút ngắn
khoảng cách từ Gia Lai đến các trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. Các
tuyến Quốc lộ 19 xuống thành phố Quy Nhơn, thuộc Bình Định, Quốc lộ 25 đến

Tuy Hoà, thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, Sân bay Pleiku của Gia Lai, có
đường bay nối Pleiku với các thành phố lớn là Đà Nẵng, Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh.
f. Điện lưới
Gia Lai có tiềm năng về thủy điện rất lớn với trữ năng lý thuyết khoảng 10,5
– 11 tỷ kW, trữ năng kinh tế kỹ thuật là 7,1 tỷ kW với công suất lắp máy 1.502
MWh. Ngoài 4 công trình thuỷ điện lớn có công suất lắp máy 1.422 MW, còn có 85
công trình thuỷ điện nhỏ với công suất 80.200 kW phân bổ khá đều khắp, tạo điều
kiện cho phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, công trình thuỷ điện Yaly với công suất
720 MW và sản lượng điện 3,68 tỷ kWh đã hoàn thành vào tháng 4/2002 có tác
động lớn đến phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, đảm bảo nhu cầu năng lượng

14


×