Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZYLADENINE ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ RA HOA CỦA LAN VŨ NỮ TRỒNG TẠI THỦ ĐỨC, TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZYLADENINE
ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ RA HOA CỦA LAN VŨ NỮ
TRỒNG TẠI THỦ ĐỨC, TP.HCM

Học viên thực hiện: LÊ NHỰT DU
Khóa:

2009 - 2013

Chuyên ngành:

NÔNG HỌC

Tp. Hồ Chí Minh – Tháng 08/2013


i

KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZYLADENINE ĐẾN SỰ
SINH TRƢỞNG VÀ RA HOA CỦA LAN VŨ NỮ
TRỒNG TẠI THỦ ĐỨC, TP. HCM

Tác giả


LÊ NHỰT DU

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học

Cán bộ hƣớng dẫn:
TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
KS. NGUYỄN PHẠM HỒNG LAN

Tp. Hồ Chí Minh – Tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi –Lê Nhựt Du xin chân thành cảm ơn!
Cha mẹ cùng những người thân trong gia đình đã nuôi dạy và tạo điều kiện cho
tôi học tập được như ngày hôm nay.
Cô Phạm Thị Minh Tâm và chị Nguyễn Phạm Hồng Lan đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi thực hiện thành công đề tài tốt nghiệp này.
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM và ban Chủ nhiệm khoa
Nông học đã tạo mọi điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài.
Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình truyền đạt và
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt gần 4 năm học tập tại trường.
Tập thể lớp DH09NH, cùng tất cả các anh chị, bạn bè đã gắn bó và giúp sức
cùng tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc!
TP. HCM, tháng 08 năm 2013
Sinh viên thực hiện đề tài


LÊ NHỰT DU


iii

TÓM TẮT
LÊ NHỰT DU, Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2013. KHẢO SÁT
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZELADENINE ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
RA HOA CỦA LAN VŨ NỮ TRỒNG TẠI THỦ ĐỨC, Tp. HỒ CHÍ MINH.
Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM MINH TÂM
KS. NGUYỄN PHẠM HỒNG LAN
Đề tài được thực hiện tại Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh nhằm khảo sát ảnh hưởng
của Benzyladenine đến sự sinh trưởng và ra hoa của lan vũ nữ.
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại
với 11 nghiệm thức gồm không phun BA (phun nước lã), phun BA nồng độ 50, 100,
150, 200, 250, 300, 350, 400, 450 và 500 ppm. Tiến hành phun BA trên lan vũ nữ 3
lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần vào 7 giờ – 8 giờ. Lượng nước sử dụng 450 ml mỗi mức
nồng độ BA cho 15 cây lan.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm số giả hành (giả hành/chậu), chiều cao giả hành
(cm/giả hành), chu vi giả hành (cm/giả hành), chiều cao cây (cm/ cây), chiều dài lá và
chiều rộng lá (cm/lá), tỉ lệ ra hoa (số chậu ra hoa/nghiệm thức).
Qua thời gian tiến hành thí nghiệm đã ghi nhận những kết quả sau:
Phun BA nồng độ 50 ppm cho chiều cao và chu vi giả hành mới, tốc độ và hiệu
suất tăng trưởng chiều cao và chu vi giả hành mới, hiệu suất tăng trưởng chiều cao
cây, chiều rộng lá tốt nhất và cho tỉ lệ ra hoa cao nhất.


iv

MỤC LỤC

Mục

Trang

Trang tựa ................................................................................................................... ... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... ix
Chƣơng 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ............................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới và Việt Nam ........................... 3
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới ............................................. 3
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước ........................................................... 3
2.2 Khái quát về hoa lan và lan vữ nữ .......................................................................... 4
2.2.1 Khái quát về hoa lan ........................................................................................... 4
2.2.2 Khái quát về lan vũ nữ ........................................................................................ 5
2.2.3 Yêu cầu ngoại cảnh của lan vũ nữ ....................................................................... 6
2.3 Sự ra hoa của lan vũ nữ .......................................................................................... 7
2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển hoa ................................................................ 7
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa .................................................................... 7
2.3.2.1 Ánh sáng .......................................................................................................... 8
2.3.2.2 Nhiệt độ ........................................................................................................... 8
2.3.2.3 Dinh dưỡng ...................................................................................................... 8

2.4 Các chất điều hòa sinh trưởng ................................................................................ 9
2.4.1 Sơ lược một số nhóm điều hòa sinh trưởng ......................................................... 9


v

2.4.1.1 Auxin ............................................................................................................... 9
2.4.1.2 Gibberellin (GA) .............................................................................................. 9
2.4.1.3 Acid abcisic .................................................................................................... 10
2.4.1.4 Cytokinin ........................................................................................................ 10
2.4.2 Sơ lược về Benzyladenine (BA) ........................................................................ 10
2.4.2.1 Cấu tạo ............................................................................................................ 11
2.4.2.2 Đặc tính của BA .............................................................................................. 11
2.4.2.3 Ảnh hưởng của BA .......................................................................................... 12
2.4.2.4 Ứng dụng của BA ........................................................................................... 12
2.4.3 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến
sự sinh trưởng và ra hoa của lan ....................................................................... 12
Chƣơng 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 15
3.1 Thời gian và địa điểm ........................................................................................... 15
3.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................... 15
3.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................... 16
3.4 Số liệu thu thập và chỉ tiêu theo dõi ...................................................................... 17
3.4.1 Chỉ tiêu sinh trưởng ........................................................................................... 17
3.4.2 Chỉ tiêu phát triển .............................................................................................. 18
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 19
4.1 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến sự sinh trưởng của lan vũ nữ ............ 19
4.1.1 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến động thái ra giả hành trên lan
vũ nữ ................................................................................................................ 19
4.1.2 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến động thái và tốc độ tăng
trưởng chiều cao giả hành trên lan vũ nữ .......................................................... 20

4.1.3 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến động thái tăng trưởng và tốc
độ tăng trưởng chu vi giả hành của lan vũ nữ .................................................. 24
4.1.4 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến sự tăng trưởng chiều cao
cây của lan vũ nữ ............................................................................................. 28
4.1.5 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến sự tăng trưởng kích thước lá
của lan vũ nữ .................................................................................................... 30
4.1.6 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến diệp lục tố trong lá của lan
vũ nữ ................................................................................................................ 32


vi

4.2 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến tỉ lệ ra hoa của lan vũ nữ ................... 33
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 34
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 34
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 35
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 37
Phụ lục 1. Một số hình ảnh trong thí nghiệm ............................................................... 37
Phụ lục 2: Kết quả xử lý thống kê ............................................................................... 40


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

Phân tích phương sai (Analysis of Variance)

ASEAN


Association of Southeast Asian Nations

BA

Benzyladenine

cs

cộng sự

CV

Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

ĐC

Đối chứng

LLL

lần lặp lại

NSP

Ngày sau phun BA lần 1

Tp

Thành phố


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Cấu tạo của BA ............................................................................. ....... ...... 11
Hình 3.1 Giống lan vũ nữ dùng trong thí nghiệm ......................................... ....... ...... 16
Hình 3.2 Bố trí thí nghiệm ngoài thực tế ..................................................................... 17
Hình 4.1 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến tỉ lệ ra hoa của lan vũ nữ .......... 33


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Đặc tính của BA ........................................................................... .............. 11
Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình (0C), ẩm độ trung bình (%) trong các tháng tiến
hành thí nghiệm .......................................................................................................... 15
Bảng 4.1 Ảnh hưởng nồng độ Benzyladenine đến động thái ra giả hành trên lan

vũ nữ .......................................................................................................................... 19
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến động thái tăng trưởng
chiều cao giả hành cũ của lan vũ nữ ............................................................................ 20
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao giả hành cũ của lan vũ nữ ..................................................................................... 21
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến động thái tăng trưởng
chiều cao giả hành mới của lan vũ nữ ......................................................................... 22
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao giả hành mới của lan vũ nữ ................................................................................... 23
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến động thái tăng trưởng
chu vi giả hành cũ của lan vũ nữ ................................................................................. 24
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến tốc độ tăng trưởng chu vi
giả hành cũ của lan vũ nữ ............................................................................................ 25
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến động thái tăng trưởng
chu vi giả hành mới của lan vũ nữ ............................................................................... 26
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến tốc độ tăng trưởng chu vi
giả hành mới của lan vũ nữ ......................................................................................... 27
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của lan vũ nữ ........................................................................................ 28
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây của lan vũ nữ .......................................................................... 29
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến động thái tăng
trưởng chiều dài lá của lan vũ nữ .................................................................. 30


x

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến động thái tăng
trưởng chiều rộng lá của lan vũ nữ ................................................................ 31
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của nồng độ Benzyladenine đến diệp lục tố trong lá

của lan vũ nữ ............................................................................................... 32


1

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hoa lan hay phong lan là nữ hoàng của các loài hoa với nhiều hình dáng đa dạng,
chủng loại phong phú như: Dendrobium, Cattleyda, Oncidium, Vanda, Hồ điệp, Ngọc
điểm… Trong đó, lan vũ nữ (Oncidium) khá đa dạng về chủng loại và có khả năng
thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau nên đây là một trong những loại hoa
thương mại quan trọng trong ngành công nghiệp hoa lan. Xuất khẩu địa lan, hoàng
thảo, hồ điệp và vũ nữ góp phần đáng kể cho nền kinh tế của các nước trong khối
ASEAN (Hew, 1994; Laws, 1995).
Vũ nữ là loài đẹp, dễ chăm sóc, thích hợp nhiều vùng khi hậu nhưng là loài tương
đối khó ra hoa so với nhiều loài lan khác nên diện tích trồng vũ nữ không nhiều. Vì
vậy, tìm ra một hoạt chất vừa kích thích sinh trưởng vừa ra hoa lan vũ nữ là một trong
những đòi hỏi cần giải quyết để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Thực tế có rất
nhiều chất kích thích sinh trưởng và ra hoa như cytokinin, sucrose, gibberellin. Trong
đó, cytokinin đươ ̣c biế t như là mô ̣t trong những tin
́ hiê ̣u sinh lý quan tro ̣ng trong quá
trình sinh trưởng và khởi ta ̣o hoa (Blanchard và Runkle, 2007; Bùi Thị Kim Lý, 2009).
Benzyladenine là hợp chất được biết đến nhiều nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất trong
họ cytokinin. Vì vậy, tìm hiểu tác động của cytokinin (đặc biệt là hợp chất
benzyladenine) đến sự sinh trưởng và ra hoa lan là rất cần thiết.
Từ trên, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội, đề tài Ảnh hưởng của nồng độ
Benzyladenine đến sự sinh trưởng và ra hoa của lan vữ nữ trồng tại Thủ Đức, Tp. Hồ
Chí Minh đã được thực hiện.



2

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Tìm ra nồng độ Benzyladenine (BA) thích hợp cho sinh trưởng và ra hoa lan vữ
nữ 24 tháng tuổi trồng tại Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm, theo dõi và thu thập số liệu về sự sinh trưởng và tỉ lệ ra hoa lan
vũ nữ.


3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới
Hiện nay, tình hình sản xuất lan trên thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ và đã
trở thành một ngành thương mại có giá trị kinh tế cao đem lại lợi nhuận cho người
trồng và kinh doanh hoa. Năm 1987, toàn thế giới đã tiêu thụ 80 tỉ USD cho hoa lan.
Năm 1990, tiêu thụ hết 100 tỉ USD (Phạm Văn Trường, 2008).
Ở Châu Âu, Hà Lan là nước duy nhất có công nghệ trồng lan xuất khẩu, do trồng
trong nhà kính nên Hà Lan có thể xuất khẩu quanh năm, đặc biệt là Cymbidium. Còn
Italia – nước nhập khẩu hoa lan cắt cành nhiều nhất Châu Âu, chủ yếu từ các nước
Thái Lan 64 triệu cành vào năm 1993. Mỹ nhập từ Thái Lan 16,4 triệu cành, Singapore
289 ngàn cành Dendrobium vào năm 1994.
Ở Châu Á, Nhật là quốc gia nhập khẩu đứng đầu thế giới trị giá 2,4 triệu USD
(2009), chủ yếu là Dendrobium, Oncidium, Cymbidium, Phalaenopsis. Còn Thái Lan
đứng đầu về xuất khẩu hoa lan, hàng năm đã sản xuất 31,6 triệu cây con trong đó

Dendrobium chiếm 80%, Mokara chiếm 10% và Oncidium chiếm 5%, xuất khẩu trên
50 quốc gia và thu 60 – 70 triệu USD (Đồng Văn Khiêm trích dẫn từ Phạm Văn
Trường).
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nƣớc
Do chúng ta ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy phong lan rất đa dạng.
Bên cạnh các loại lan rừng nổi tiếng về màu sắc và hương thơm còn các giống lan
ngoại nhập như Dendrobium, Vanda, Mokara, Phalaenopsis, Cattleya… phân bố khắp
cả nước:


4

- Vùng khí hậu lạnh: Cao nguyên và các tỉnh phía Bắc có thể trồng các loại như
Dendrobium, Cymbidium, Phalaenopsis,…
- Vùng khí hậu nóng ẩm như ở Nam Trung Bộ, nhất là Đông Nam Bộ trồng các
loại: Cattleya, Vanda, Mokara, Ngọc Điểm,…
Năm 2009, tổng trị giá cây lan nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan là 0,9 triệu
USD và nước ta tiêu thụ 698 ngàn cành hoa lan cắt cành của Thái Lan.
Năm 2008, ở Tp. Hồ Chí Minh, diện tích canh tác hoa lan là 97,7 ha, trong đó
hoa lan cắt cành là 83 ha, chiếm 85% diện tích. Chủng loại lan cũng khá phong phú
như hoàng thảo, Cattleya, Mokara, Vanda, Hồ điệp, Cena, Arachus. Về cơ cấu giống
lan, chủng loại lan được trồng nhiều nhất là Mokara (chiếm 44,8%), kế đến là hoàng
thảo (chiếm 39,6%). Đây là chủng loại hoa mới phát triển gần đây tại thành phố Hồ
Chí Minh nhưng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị nên tốc độ
phát triển khá nhanh, tập trung chủ yếu ở Củ Chi, Hóc Môn, quận 12 (Trung tâm
Khuyến nông Tp. Hồ Chí Minh, 2009).
Theo tổng hợp của Dương Hoa Xô (2012), năm 2011 diện tích trồng lan của
thành phố Hồ Chí Minh đã mở rộng lên 176 ha. Người nông dân trồng hoa lan ở thành
phố này không chỉ cung cấp hoa cắt cành cho thị trường nội địa mà đã bắt đầu nhân
giống, cung cấp giống cho các tỉnh trong khu vực, và bước đầu đã có sản phẩm hoa cắt

cành phục vụ xuất khẩu.
Nhìn chung tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam chỉ phát triển mạnh mẽ ở các
tỉnh phía nam, đặc biệt là Đà Lạt và Tp. Hồ Chí Minh. Và thực tế vẫn còn tồn tại là
hàng năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỉ đồng để nhập khẩu hoa lan từ các nước láng
giềng để đáp ứng nhu cầu nội địa.
2.2 Khái quát về hoa lan và lan vữ nữ
2.2.1 Khái quát về hoa lan
Hoa lan hay phong lan có tên khoa học là Orchidaceae. Là một loài cây thuộc họ
thực vật có hoa, bộ măng tây. Họ Lan là một họ lớn thứ hai trong ngành Ngọc lan về
số lượng loài, sau họ Cúc. Họ Lan bao gồm 800 chi và 35.000 loài phân bố ở khắp mọi
nơi trên trái đất, nhưng phong phú nhất là ở các rừng nhiệt đới ẩm của vùng Đông


5

Nam Á và Trung Mỹ (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1978). Hoa lan có thể mọc
trên đất, có loài sống trên cao sống bám vào thân cây mục, có loài mọc trên đá.
Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa
dạng của chúng. Hoa lan có tất cả các màu trong cầu vồng và kết hợp tinh tế trong
từng loài. Hoa lan có loài rất bé chỉ bằng hạt gạo, có loài có đường kính hoa tới 1m.
2.2.2 Khái quát về lan vũ nữ
Lan vũ nữ thuộc tông Cymbideae, có họ phụ Vandoideae. Lan vũ nữ được Olof
Swartz miêu tả đầu tiên vào năm 1800 với giống điển hình là Oncidium altissimum.
Tên Oncidium bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp, “onkos” có nghĩa là “phồng ra”
(Wikipedia, 2013).
Giống Oncidium có khoảng 700 loài phân bố rất rộng, ở Bắc bán cầu từ Mehico
đến tây Ấn Độ và nam bán cầu đến tận Bolivia, Paraguay (Nguyễn Công Nghiệp,
Trồng hoa lan). Vũ nữ là lan đa thân, có nhiều giả hành to hoặc nhỏ. Phía trên mỗi giả
hành có 1 lá hoặc 2 lá. Tùy theo giống có lá dầy và cứng hoặc dài và mềm như nhiều
giống lan khác. Các loài hoa vũ nữ có hình dạng gần giống như nhau nhưng khác ở

màu sắc và một vài đặc điểm khác. Phát hoa của lan vũ nữ có thể dài gần 2 m như
Oncidium falcipetalum và cũng có những phát hoa ngắn như Oncidium cheirophorum.
Mỗi phát hoa thường mang từ 30 đến100 hoa và có nhiều giống có đường kính hoa lớn
đến 4 – 5 cm. Lan vũ nữ thường nở hoa vào mùa hạ và cũng có những cây nở vào mùa
thu.
Dựa vào đặc điểm sinh trưởng và hình thái mà lan vũ nữ có thể được chia làm 3
nhóm như sau:
- Nhóm vũ nữ lá mỏng: nhóm này giả hành màu xanh và phát hoa dài với cánh
hoa nhỏ và cánh môi lớn. Thường những giống này hoa có màu vàng, vàng kết hợp với
màu nâu đỏ, nâu và nâu vàng. Một số giống vũ nữ khác có hoa màu trắng và hồng,
hoặc màu đỏ đậm. Đây là nhóm lan vũ nữ dễ trồng nhất (Wikipedia, 2012; Bùi Xuân
Đáng, 2004).
- Nhóm vũ nữ Tai Lừa: nhóm này có giả hành mang một lá nhỏ và thẳng. Lá
cứng và đóng vai trò như một nơi tồn trữ nước. Nhóm lan vũ nữ này có phát hoa dài,


6

hoa nhiều màu và có hình dạng khác thường. Kích cỡ của những loại lan vũ nữ thuộc
nhóm này rất đa dạng, có những cây cao chỉ vài cm cho đến những cây lan khổng lồ có
chiều dài lá lên đến 30 cm và phát hoa dài hơn 1 m (Wikipedia, 2012; Bùi Xuân Đáng,
2004).
- Nhóm vũ nữ equitant: lan vũ nữ thuộc nhóm này không có giả hành. Lá được
sắp xếp theo kiểu hình quạt, lá hình tam giác và chiều dài lá nhỏ hơn 15 cm. Phát hoa
mọc từ kẽ lá gần dưới gốc, dài chừng 10 – 15 cm. Hoa giống hệt như các giống vũ nữ
khác nhưng nhỏ hơn, màu sắc rực rỡ và có đặc điểm là hoa nở gần như quanh năm.
Hoa tuy nhỏ nhưng khá lớn nếu so với kích thước thân và lá cây (Wikipedia, 2012; Bùi
Xuân Đáng, 2004). Ở rừng Việt Nam không có giống này, những giống được trồng
hiện nay chủ yếu là nhập nội.
2.2.3 Yêu cầu ngoại cảnh của lan vũ nữ

- Nhiệt độ: vũ nữ là nhóm lan thích nghi được với biên độ sinh thái khá rộng.
Chúng có thể trồng được khắp nơi: các tỉnh phía Nam, phía Bắc và vùng cao nguyên.
Nhiệt độ thích hợp là 20 – 25oC.
- Ẩm độ: vũ nữ là cây cần ẩm độ cao, đặc biệt là trong thời kì tăng trưởng vì vậy
trong suốt thời kì sinh trưởng cây cần được tưới 3 lần/ ngày vào mùa nắng. Sau khi có
những cơn mưa đầu tiên cần giảm xuống tưới 2 lần/ ngày trong mùa mưa. Trong thời
kì nghỉ (sau khi trổ hoa) chỉ cần tưới 1 lần/ ngày để duy trì sự sống.
- Ánh sáng: vũ nữ là loài ưa sáng nhưng không chịu được ánh sáng trực tiếp, để
cây ra hoa tốt cần 70% ánh sáng.
- Nhu cầu phân bón: vũ nữ là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao. Có thể dùng nhiều
loại phân bón dưới nhiều dạng khác nhau. Phân bò khô được vò thành từng viên và
được đặt trên bề mặt giá thể tỏ ra rất hữu hiệu cho việc hấp thu dinh dưỡng của cây
qua quá trình tưới nước hàng ngày. Các loại phân vô cơ thường được dùng có công
thức 30-10-10 tưới 5 ngày/ lần với nồng độ 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước trong suốt mùa
sinh trưởng. Khi cây có nụ hoa ta thay phân 30-10-10 bằng 20-20-20 để đảm bảo phác
hoa dài và số lượng hoa. Một tháng trước khi vào mùa nghỉ có thể bón phân 10 – 30 –
30 với 2 lần/tuần để nâng cao sức chịu đựng của cây (Nguyễn Công Nghiệp, 2006).


7

- Giá thể: cũng như các giống lan khác, vũ nữ thích hợp với than, xơ dừa, dớn…
nên trồng trong chậu nhỏ hơn so với Dendrobium.
2.3 Sự ra hoa của lan vũ nữ
2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển hoa
Theo Bùi Trang Việt (2000) hoa thành lập từ chồi ngọn hay chồi nách qua 3 giai
đoạn:
- Sự chuyển tiếp ra hoa: Mô phân sinh dinh dưỡng thành mô phân sinh tiền hoa.
- Sự tượng hoa: Sự sinh cơ quan hoa (quan sát được dưới kính hiển vi), sự phát
triển của sơ khởi hoa làm chồi phồng lên thành nụ hoa.

- Sự tăng trưởng và nở hoa: Mầm hoa vừa hình thành có thể tiếp tục tăng trưởng
và nở hoa hoặc đi vào trạng thái ngủ.
Sự tăng trưởng và nở hoa ít được chú ý vì giống với sự phát triển dinh dưỡng,
trong khi sự tượng hoa rất được quan tâm vì chuyên biệt cho sự ra hoa. Thời gian
chuyển tiếp ra hoa tùy thuộc từng loài và sự tác động của yếu tố môi trường. Tuy
nhiên, các tín hiệu môi trường này có thể thay thế bởi các chất điều hòa sinh trưởng
thực vật.
Quá trình ra hoa bao gồm sự khởi phát hoa, sự phát triển của khối nguyên thủy
thành nụ, sự nở hoa.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ra hoa
Quá trình ra hoa ở lan nhiệt đới có thể chia làm 2 giai đoạn, bao gồm khởi phát
hoa và phát triển hoa. Sự khởi phát hoa do sự thay đổi nồng độ của các hormon đặc
biệt là cytokinin và auxin. Sự thay đổi này do các yếu tố như quang kỳ, cường độ ánh
sáng, nhiệt độ và nước. Sự cảm ứng ra hoa chịu ảnh hưởng của gen, môi trường và các
yếu tố sinh lý, trong đó sự thành thục của cây, sự xuân hóa, quang chu kỳ là 3 yếu tố
quan trọng quyết định cây ra hoa. Sau cảm ứng, mầm hoa sẽ phát triển và sự phát triển
sau đó phụ thuộc vào sự cung cấp các chất đồng hóa từ các nguồn và từ sự quang tổng
hợp (Hew và Yong, 2004).


8

2.3.2.1 Ánh sáng
Vai trò của quang kỳ và dạ kỳ lên sự ra hoa có liên hệ đến hệ sắc tố thực vật và
độ dài sóng của tia sáng. Ánh sáng đỏ có bước sóng từ 600 – 680 nm có tác dụng kích
thích sự ra hoa cây ngày ngắn và kiềm hãm sự ra hoa của cây ngày dài. Tác dụng của
tia đỏ sẽ bị mất đi nếu ta chiếu tia sáng có độ dài sóng 730 nm và ngược lại, tác dụng
của tia hồng ngoại bị mất đi nếu ta chiếu tia có bước sóng 660 nm. Tia đỏ có nhiều
trong ánh sáng ban ngày trong khi vào ban đêm có nhiều tia đỏ xa. Tác dụng của ánh
sáng lên sự ra hoa thể hiện qua hoạt động của phytochrome. Đối với Dendrobium

Jaquelyn Thomas, công suất quang hợp có tăng bởi tăng bức xạ trên lá, và do đó làm
tăng số hoa (Hew và Young, 2004).
2.3.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ thấp ảnh hưởng trực tiếp hay cảm ứng lên sự ra hoa khó phân biệt được.
Nhìn chung, cây hai năm hay cây đa niên đòi hỏi nhiệt độ lạnh là bắt buộc trong khi
cây hàng niên thường đòi hỏi không bắt buộc.
Điều kiện nhiệt độ thấp làm giảm sự sinh trưởng của cây, giảm sự hô hấp và thúc
đẩy sự phân giải tinh bột và các chất dự trữ khác, có thể cải thiện trực tiếp sự đồng hóa
cung cấp cho đỉnh chồi và thúc đẩy quá trình theo hướng sinh sản.
Nhiều loại lan phải trải qua thời kì xuân hóa sau khi trưởng thành để cảm ứng ra
hoa. Điều này đúng với lan nhiệt đới (Hew và Young, 2004). Đối với lan hồ điệp, nhiệt
độ ngày/đêm: 25/20oC được dùng để kích thích ra hoa. Tăng hoặc giảm nhiệt độ không
khí trong nhà kính có thể được dùng để điều khiển ngày nở hoa khi phát hoa được hình
thành. Sự ra hoa của Phalaenopsis amabilis bị cản trở khi đặt dưới nhiệt độ ngày/đêm:
30/25oC. Tuy nhiên, việc này có thể bị phá vỡ bởi gibberellin. Cây xử lý với GA cũng
cho thấy có sự tăng hoạt động tổng hợp sucrose.
2.3.2.3 Dinh dƣỡng
Đạm là yếu tố quan trọng cho sự tượng hoa. Dạng đạm ammonium có hiệu quả
nhiều lên sự kích thích ra hoa hơn đạm dạng nitrate vì ammmonium giúp cho sự vận
chuyển của cytokinin từ rễ lên thân tốt hơn đạm dạng nitrate. Đạm ammonium làm gia
tăng số mầm hoa trong khi đạm nitrate thúc đẩy sự kéo dài hoa. Khi mầm hoa bắt đầu


9

được hình thành, thì nó không phải lúc nào cũng phát triển hoàn toàn thành nụ hoa.
Phát hoa mới được hình thành ở Aranda Christine 130 thay đổi thành chồi sinh dưỡng
khi được bón phân với lượng N cao (Hew và Yong, 2004).
Có sự tương quan thuận giữa sự bón phân lân và hàm lượng cytokinin vì
cytokinin thúc đẩy hiệu quả của chất lân trong việc hình thành hoa. Lân cũng ảnh

hưởng đến quá trình phát triển của hoa.
Kali cũng hỗ trợ sự phát triển của hoa. Hàm lượng kali trong lá thấp có liên quan
đến tỉ lệ hoa cái bất thụ và điều này có thể thay thế bằng việc phun cytokinin, do ảnh
hưởng của kali lên mức độ cytokinin trong cây.
Mo cũng ảnh hưởng lên sự sản xuất và khả năng sống của hạt phấn. Bo cũng ảnh
hưởng lên sự thụ tinh nhưng Bo cần thiết hơn cho sự phát triển của ống phấn (Đào
Thanh Vân, 2008).
2.4 Các chất điều hòa sinh trƣởng
2.4.1 Sơ lƣợc một số nhóm điều hòa sinh trƣởng
2.4.1.1 Auxin
Auxin (AIA-acid indol-3-acetic), các chất có cấu trúc tương tự hay dẫn xuất, tiền
chất của AIA cũng đều được gọi là auxin.
Auxin có 3 dạng chính, tự do và kết hợp. Ở dạng tự do mới biểu hiện hoạt tính.
Dạng kết hợp là hình thức giúp vận chuyển và dự trữ auxin trong cây.
Auxin tác động đến sự lớn lên, kéo dài của tế bào. Cơ quan tổng hợp chủ yếu là
chồi ngọn, ngoài ra còn được tổng hợp ở các cơ quan non đang sinh trưởng lá non, quả
non, phôi hạt…
2.4.1.2 Gibberellin (GA)
GA là nhóm lớn, hiện nay phát hiện trên 100 chất, đó là các Giberelin Ax hay
GAx theo thứ tự khám phá. GA3 được cô lập từ chủng Fusarium. GA là những
terpenoid, được tạo từ 4 đơn vị isopren (C5). Các đơn vị này ít nhiều bị biến đổi trong
phân tử giberelin. Theo lý thuyết, các giberelin có 20C, nhưng nhiều chất chỉ có 19C.
GA có tác dụng điều chỉnh sự phát triển của thực vật và ảnh hưởng đến một các
quá trình phát triển như làm cho thân dài ra, nảy mầm, ngủ, ra hoa, biểu hiện gen, kích


10

thích enzyme và hiện tượng già yếu của lá cũng như quả… Cơ quan tổng hợp chủ yếu
ở lá non và một số cơ quan sinh trưởng như quả non, phôi hạt đang nảy mầm, rễ non.

GA được vận chuyển trong cây theo hệ thống mạch dẫn, có thể tồn tại ở dạng tự
do hay liên kết theo nhiều dạng khác nhau (Wikipedia, 2012).
2.4.1.3 Acid abcisic
Là một sesquiterpen (3 đơn vị isopren), giống giberelin, acid abcisic cũng có
nguồn gốc từ acid mevalonic.
Acid Abcisic hoạt động trong sự phát triển và tính chống chịu, là chất đối kháng
với giberelin, có vai trò cản sự nảy mầm, kéo dài sự ngủ nghỉ của hạt, làm chậm kéo
dài lóng.
Acid abcisic kích thích sự rụng nhưng không phải là chủ yếu so với ethylen và
auxin. Acid abcisic làm đóng khí khẩu (Wikipedia, 2012).
2.4.1.4 Cytokinin
Cytokinin có vòng adenine với 5 carbon isopentenyl. Bên cạnh zeatin, cytokinin
còn bao gồm isopentenyladenin và dihydrozeatin. Vì các chuỗi bên của zeatin có chứa
1 liêt kết đôi nên zeatin có hai đồng phân hình học (dạng cis và trans). Trong đó, dạng
trans – zeatin là phong phú nhất (Srivastava, 2002).
Cytokinin được tìm thấy trong tế bào chất và trong thành phần của tRNA. Trong
tRNA, cytokinin tồn tại ở dạng dẫn xuất của ribosylate. Rất nhiều ribosylate cytokinin
được biết trong thành phần của tRNAs như: isopentenyladenin–9–riboside, cis và
trans–zeatin–9–riboside, 2–methylthioisopentenyladenin–9– riboside, cis và tran –2
methylthiozeatin–9–riboside.
Các Cytokinin hoạt động tích cực trong việc thúc đẩy phân chia tế bào, tham gia
vào sự phát triển của tế bào, và các quá trình sinh lý. Có tác dụng trong việc hình thành
chồi, điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn. Cytokinin là hormone trẻ hóa, kéo dài tuổi
thọ của cây do ức chế quá trình phân hủy protein, nucleic acid, chlorophyll.
Cytokinin có vai trò trong việc phân hóa giới tính cái, hoạt hóa phân chia tế bào
do kích thích sự tổng hợp nucleic acid, protein, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ.
2.4.2 Sơ lƣợc về Benzyladenine (BA)


11


2.4.2.1 Cấu tạo

Hình 2.1 Cấu tạo của BA
BA là hợp chất được biết đến nhiều nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất trong họ
Cytokinin (cùng với kinetin). BA là một loại hormon tăng trưởng được tổng hợp trên
nhiều loại cây trồng khác nhau. BA đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia và
phát triển của tế bào. BA cũng làm trì hoãn quá trình già úa của lá. BA cũng thường
được sử dụng để điều chỉnh kích cỡ, cải thiện màu sắc và số lượng trái cây (Wikipedia,
2012).
2.4.2.2 Đặc tính của BA
Bảng 2.1: Đặc tính của BA
Đặc tính

BA

Dạng/ màu sắc

Bột màu trắng hay vàng nhạt

Công thức phân tử

C12H11N5

Khối lượng phân tử

225.25 đvC

Điểm nóng chảy


2330C

Điểm sôi

Không xác định

Khối lượng riêng

1.4g/ cm3

Độ tan trong nước (20oC)

60 mg/l


12

2.4.2.3 Ảnh hƣởng của BA
BA gây kích ứng cho da, mắt, hệ hô hấp và khi sử dụng BA thì phải mặc đồ bảo
hộ lao động và phải sử dụng hệ thống thông gió khi làm việc trong phòng kín. BA có
mức độc cấp tính thấp, và được coi là tương đối an toàn cho người khi sử dụng nếu
được bảo hộ đúng cách Tuy nhiên, BA cũng chưa được xác định như là chất gây ung
thư cũng như chất gây đột biến. BA gây độc nhẹ cho các loài thủy sinh do đó không
nên sử dụng BA gần nguồn nước.
2.4.2.4 Ứng dụng của BA
Trong nông nghiệp, BA đóng vai trò ngày càng tăng trong sản suất do có khả
năng làm tăng sản lượng. BA được sử dụng rộng rãi trong quá trình trồng trà và thuốc
lá, cũng có thể được sử dụng để tạo mầm ít rễ và dưa hấu không hạt. Khi được sử dụng
trong lĩnh vực gieo giống cây trồng, BA có thể làm tăng tỉ lệ phần trăm nảy mầm và
hạn chế được sâu bọ. Ngoài ra, cũng được sử dụng trong việc sản xuất thuốc trừ sâu.

2.4.3 Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng thực vật đến sự
sinh trƣởng và ra hoa của lan
Kết quả thí nghiệm của Chen và Chang (2003) cho thấy mô sẹo từ thân rễ của
Cymbidium ensifolium var. misericors ra hoa sớm khi được nuôi cấy trong môi trường
½ MS chứa NAA, thidiazuron (TDZ), N6-(2-isopentenyl) adenine (2iP) hoặc N6benzyladenine (BA) trong vòng 100 ngày. Lan được nuôi cấy trong môi trường có
chứa TDZ nồng độ 3,3 – 10 µM hoặc 2iP nồng độ 10 – 33 µM kết hợp với NAA nồng
độ1,5 µM có hiệu quả cảm ứng ra hoa tốt nhất.
Blanchard và Runkle (2007) đã tiến hành thí nghiệm để xác định cách sử dụng
benzyladenine để điều khiển sự ra hoa ở Doritaenopsis sp. và hồ điệp. Nhiệt độ trong
nhà kính giảm từ 28°C xuống 23°C để lan cảm ứng ra hoa. Phun dung dịch BA nồng
độ 100, 200, 400 mg/l hoặc 25, 50, 100 mg/l BA kết hợp lần lượt với Gibberrellin
A4 + A7 vào ngày hạ nhiệt độ, 7 và 14 ngày sau khi hạ nhiệt độ. Nghiệm thức được
phun BA nồng độ 200 và 400 mg/l xuất hiện phát hoa sớm hơn các nghiệm thức không
xử lý từ 3 – 9 ngày, có số phát hoa trung bình nhiều hơn từ 0,7 – 3,5 phát hoa và số
hoa trên một phát hoa nhiều hơn từ 3 – 8 hoa so với nghiệm thức không xử lý với BA.


13

Nghiệm thức được xử lý BA + GA không ảnh hưởng đến số phát hoa và tổng số hoa.
Blanchard và Runkle (2007) cho rằng, BA không thể thay thế vai trò cảm ứng ra hoa
của nhiệt độ thấp hoa ở lan, xử lý BA 200 mg/l ở nhiệt độ 29°C lan không xuất hiện
hoa.
Kết quả thí nghiệm của Lê Trường Bình (2008) về hiệu lực nông học của các chất
điều hòa sinh trưởng thực vật đối với sinh trưởng và phát triển của Dendrobium Sonia
trưởng thành đã chỉ ra vai trò đặc biệt của cytokinin lên sự ra hoa, nhất là nồng độ
cytokinin (trong khoảng 10 – 30 ppm) càng cao thì khả năng ra hoa càng nhiều.
Dendrobium nobile thường ra hoa vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân vì nhiệt
độ trong thời gian này thấp. Sakia và Ichihara (2010) đã tiến hành thí nghiệm kích
thích sự ra hoa của Dendrobium nobile bằng BA. Cây lan thí nghiệm đã trưởng thành,

được trồng trong điều kiện ánh sáng trực tiếp, bón phân có hàm lượng đạm thấp để
giảm sự sinh trưởng sinh dưỡng và tăng sự tích trữ chất dinh dưỡng trong giả hành.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức xử lý BA nồng độ 450, 900 and 4.500
mg/l có cảm ứng ra hoa mà không cần yêu cầu xử lý nhiệt độ thấp. Nghiệm thức
không xử lý BA không ra hoa. Lan thí nghiệm nở hoa hoàn toàn trong vòng 10 tuần
sau được xử lý BA (Sakai và Ichihara, 2010). Như vậy BA có thể thay thế vai trò của
nhiệt độ thấp đối với sự cảm ứng ra hoa trên Dendrobium nobile. Kết quả này ngược
lại đối với kết luận của Blanchard và Runkle (2007) khi thí nghiệm xử lý BA trên lan
Doritaenopsis sp. và hồ điệp.
Thí nghiệm tiến hành trên Dendrobium Angel White được phun BA với các mức
nồng độ khác nhau từ 0 đến 300 mg/l. BA được phun hàng tuần/ lần cho tháng đầu tiên
và 2 tuần/ lần cho những tháng tiếp theo. Kết quả thí nghiệm phun các mức nồng độ
BA trên cây con Dendrobium Angel White cho thấy các nghiệm thức xử lý BA nồng
độ 200, 250 và 300 ppm có tỷ lệ xuất hiện phát hoa lần lượt là là 85%, 75%, 45%,
trong khi nghiệm thức không xử lý BA có tỷ lệ xuất hiện phát hoa là 20%. Lan
Dendrobium Angel White được xử lý BA nồng độ 200 ppm có tỉ lệ xuất hiện phát hoa,
chiều dài phát hoa, số hoa/phát hoa, đường kính hoa lớn nhất so với các nghiệm thức
xử lý BA nồng độ 0, 100, 150, 250 và 300 ppm (Nisha và cs., 2012).


14

Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của BA đối với sự ra hoa đã chỉ ra rằng lan xử
lý BA nồng độ 90 ppm thích hợp nhất đối với lan Dendrobium Sonia 9 tháng tuổi về tỉ
lệ xuất hiện phát hoa, đường kính hoa, số hoa của phát hoa, số hoa trên giả hành, màu
sắc hoa và tuổi thọ của hoa. Xử lý BA nồng độ 60 ppm thích hợp nhất đối với lan
Denrobium Sonia 12 tháng tuổi về tỉ lệ xuất hiện phát hoa, đường kính hoa, chiều dài
phát hoa, chiều dài đoạn mang hoa số hoa của phát hoa, số hoa trên giả hành, màu sắc
hoa và tuổi thọ của hoa (Đỗ Thị Lịch Sa, 2012).
Các nghiên cứu về tác động của chất điều hòa sinh trưởng trên lan đã cho thấy

BA có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa ở lan. Tuy nhiên, ảnh hưởng BA còn
phụ thuộc vào loài, tuổi lan và các yêu cầu điều kiện môi trường để lan ra hoa. Vì thế,
ảnh hưởng cụ thể của BA đối với vũ nữ và nhiều loại lan khác vẫn chưa được rõ. Vì
vậy, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật BA đến sự
sinh trưởng và ra hoa trên lan để đạt được hiệu quả trong sản xuất lan vũ nữ là điều cần
thiết.


×