Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG CÂY XÁO TAM PHÂN (Paramignya trimera (Oliver) Burkill) TẠI XÃ NINH VÂN THỊ XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

VÕ BẤT BẠI

ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG CÂY XÁO TAM PHÂN
(Paramignya trimera (Oliver) Burkill) TẠI XÃ NINH VÂN
THỊ XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

VÕ BẤT BẠI

ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG CÂY XÁO TAM PHÂN
(Paramignya trimera (Oliver) Burkill) TẠI XÃ NINH VÂN
THỊ XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA

Ngành: Lâm Nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều Nương



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn đến:
Cô Nguyễn Thị Kiều Nương, người đã dành nhiều thời gian quý
báu, tận tình quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận
này.
Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dạy và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Bà Nguyễn Thị Hồng, thuộc thôn Tây xã Ninh Vân đã hết lòng giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu.
Ban quản lý rừng phòng hộ thị xã Ninh Hòa đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu (điều tra thực tế).
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và hoàn thành khóa luận
này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013
Sinh viên

Võ Bất Bại

i



TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra tình hình sử dụng cây

Xáo tam phân (Paramignya

trimera (Oliver) Burkill) tại xã Ninh Vân thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa ”
được thực hiện tại xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Thời gian thực
hiện đề tài từ tháng 03/2013 đến tháng 06/2013.
- Hầu hết người dân tham gia tìm kiếm khai thác sử dụng là những người
dân địa phương có thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh. Đa phần những người dân
này đi khai thác bất cứ giờ nào rỗi trong ngày, nhiều nhất là buổi sáng.
- Thời gian người dân bắt đầu khai thác từ năm 2010. Do nhu cầu của thị
trường nên giá cả ngày càng tăng cao. Năm 2010 giá 170 ngàn đồng/ kg rễ tươi đã
tăng 1 triệu đồng/kg năm 2013. Giá cả cũng khác nhau tùy thuộc vào bộ phận sử
dụng, trong đó rễ cây có giá trị cao nhất. Xáo tam phân được sử dụng trong điều
trị bệnh gan là nhiều nhất.
- Sự tác động của người dân đến Xáo tam phân làm cho loài này ngày càng
hiếm thấy trong tự nhiên.
- Biện pháp bảo tồn hiện nay là lấy cây con từ tự nhiên đem về trồng và lấy
hạt giống để trồng bằng mô hình vườn ươm hộ gia đình.

ii


SUMMARY
The thesis on "The use survey Xao tam phan (Paramignya trimera (Oliver)
Burkill) in Ninh Van commune, Ninh Hoa town, Khanh Hoa province". From
March to July 2013.
This Graduate paper obtains following results:
The most of participars flock to Ninh Van to hunt for panacea "Xao tam

phan" are local people. They are low income is not enought money for their life.
Therefore, they spend all of free time going to the forest or any area where they
may find Xao tam phan, especially in the morning.
They have hunted Xao tam phan for 2010. Xao tam phan price is 170.000
dong for a kilo root in 2013. Every year, it depends on the needs of users. At
present, the root cost is 1 milion for a kilo. However, it depend on different parts
of the tree.
The in fluence of the local people to hunt Xao tam phan on the natural
resource made it become uncommon.
Bring saphing from forest to house for plant. At the time, we should sexual
multiplication of plant by arboretum model.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ............................................................................................................. i
Tóm tắt ................................................................................................................. ii
Summary .............................................................................................................iii
Mục lục ............................................................................................................... iv
Danh sách các từ viết tắt ..................................................................................... vii
Danh sách các bảng ........................................................................................... viii
Danh sách các hình ............................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 4
2.1. Lâm sản ngoài gỗ ............................................................................................ 4

2.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 4
2.1.2. Phân loại LSNG ........................................................................................... 4
2.2. Vai trò LSNG ................................................................................................. 5
2.3. Tổng quan về nghiên cứu cây Xáo tam phân ................................................... 6
2.3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ......................................... 6
2.3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 6
2.3.1.2. Địa hình, đất đai........................................................................................ 7
2.3.1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn ..................................................................... 8
2.3.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................... 8
2.3.2.1. Về nông - lâm - ngư nghiệp ...................................................................... 8
2.3.2.2. Địa chính - đầu tư xây dựng cơ bản - giao thông thủy lợi ........................ 10
2.3.2.3. Văn hóa thông tin - thể dục thể thao - truyền thanh ................................. 10
2.3.2.4. Văn hóa dân cư - y tế - tôn giáo .............................................................. 11

iv


2.3.3. Tổng quan về cây Xáo tam phân ................................................................ 12
2.3.3.1. Về đặc điểm hình thái ............................................................................. 12
2.3.3.2. Về mặt sinh thái ...................................................................................... 13
2.3.3.3. Về mặt phân loại ..................................................................................... 13
2.3.3.4. Những nghiên cứu có liên quan............................................................... 13
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 17
3.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 17
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 17
3.2.1. Ngoại nghiệp ............................................................................................. 17
3.2.2. Nội nghiệp ................................................................................................. 18
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 19
4.1. Vị trí cây Xáo tam phân ................................................................................ 19
4.1.1. Vùng phân bố chung .................................................................................. 19

4.1.2. Sự phân bố cây Xáo tam phân trong khu vục nghiên cứu ........................... 20
4.2. Tình hình khai thác, sử dụng cây Xáo tam phân ............................................ 21
4.2.1. Cơ cấu người dân tham gia khai thác ......................................................... 21
4.2.2. Thời gian khai thác và sử dụng .................................................................. 23
4.3. Hiện trạng Xáo tam phân hiện có tại địa phương .......................................... 24
4.4. Mức độ khai thác và bộ phận sử dụng cây Xáo tam phân .............................. 26
4.4.1. Mức độ khai thác và sử dụng ..................................................................... 26
4.4.2. Bộ phận sử dụng cây thuốc ........................................................................ 29
4.5. Công dụng và cách sử dụng cây thuốc .......................................................... 30
4.5.1. Công dụng ................................................................................................. 30
4.5.2. Cách sử dụng ............................................................................................. 30
4.6. Quá trình mua bán và giá trị thương mại của cây thuốc................................. 31
4.6.1. Khoảng thời gian mua bán ......................................................................... 31
4.6.2. Giá trị kinh tế ............................................................................................. 32
4.7. Những thuận lợi, khó khăn của người dân tham gia khai thác ....................... 33

v


4.8. Những thuận lợi, khó khăn của người làm công tác quản lý bảo vệ tài nguyên
rừng ..................................................................................................................... 35
4.9. Biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững cây Xáo tam phân ........................ 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 40
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 40
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 42
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 43

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

FAO

Food Agriculture Organization: Tổ chức Lương Nông Thế Giới

W.W.F

World Wide Fund for Nature: Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

VHTT

Văn hóa thông tin

TDTT

Thể dục thể thao


TW

Trung ương

GS

Giáo sư

TS

Tiến sĩ

GPS

Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu

Ha

Hécta

STT

Số thứ tự

Mm

Milimét

Kg


Kilogram

QLBV

Quản lý bảo vệ

TNR

Tài nguyên rừng

KT - XH

Kinh tế - xã hội

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Thời gian đi lấy thuốc trong ngày

24

Bảng 4.2. Mức độ khai thác cây thuốc theo từng nhóm hộ dân

28

Bảng 4.3. Công dụng của cây thuốc

30


Bảng 4.4. Mức giá cả cây thuốc biến đổi theo thời gian

33

Bảng 4.5. Những thuận lợi, khó khăn của người dân tham gia khai thác

34

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Cây Xáo tam phân

13

Hình 2: Ảnh minh họa cấu tạo hóa học của Saponin

15

Hình 3: Vùng phân bố cây Xáo tam phân

19

Hình 4: Phân bố cây Xáo tam phân tại khu vực nghiên cứu

20


Hình 5: Bản đồ phân bố cây Xáo tam phân tại khu vực nghiên cứu

21

Hình 6: Cơ cấu người dân tham gia vào khai thác

22

Hình 7: Giai đoạn khai thác Xáo tam phân

23

Hình 8: Hiện trạng Xáo tam phân hiện có tại địa phương

25

Hình 9: Hiện trạng đất rừng sau những lần khai thác của người dân

26

Hình 10: Khai thác rễ

27

Hình 11: Cảnh người dân khai thác Xáo tam phân

29

Hình 12: Bộ phận sử dụng


29

Hình 13: Quá trình phơi khô

31

Hình 14: Tập trung mua bán Xáo tam phân

32

Hình 15: Cây con ngoài tự nhiên

37

Hình 16: Cây Xáo tam phân sau khi ươm trồng từ hạt

37

Hình 17: Mô hình vườn ươm tại nhà

38

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam , có bờ
biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như

Văn Phong, Nha Trang, Cam Ranh... Đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền
đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh.
Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển.
Khánh Hòa hiện nay bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam
Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa ) và 6 huyện (Vạn Ninh , Diên Khánh , Khánh Vĩnh ,
Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện Trường Sa) với tổng diện tích 5217,6 km². Dân số
Khánh Hòa hiện nay phân bố không đều. Dân cư tập trung đông nhất ở thành phố
Nha Trang (chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh ), là trung tâm chính trị , kinh tế, văn hóa
của tỉnh.
Xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa là một xã có dân cư thưa
thớt, với khoảng 394 hộ với 1.704 nhân khẩu chuyên sinh sống chủ yếu bằng nghề
đánh bắt nuôi trồng hải sản , đất sản xuất nông lâm nghiệp rất nghèo nàn , mô hình
sản xuất kinh doanh không có hiệu quả . Có ưu thế về phát triển du lịch nhưng các
dự án đầu tư phát triển vẫn giậm chân tại chỗ. Vì vậy, hiện tại người dân ở đây có
mức thu nhập từ hoạt động sản xuất nông , lâm nghiệp không t hể đáp ứng cho nhu
cầu đời sống vật chất hằng ngày , buộc họ phải vào rừng săn bắt và thu hái lâm sản
ngoài gỗ một cách phổ biến nhằm mục đích sử dụng và đem bán lấy tiền trang trải
cho những khoản trong gia đình.
Cây thuốc ở Việt Nam là một nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị khoa học
và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đây thực sự là một kho báu còn nhiều điều chưa
được khám phá. Trong tương lai, chắc chắn sẽ có nhiều loại thuốc mới được phát

1


hiện từ kho tàng tri thức bản địa người dân Việt Nam. Tuy vậy, nhưng cho đến nay
ở nước ta lại chưa có quyển sách nào dựa trên cơ sở điều tra nghiên cứu nghiêm
túc về y học gia truyền được xuất bản; cũng chưa có một ông lang hoặc người làm
thuốc nổi tiếng nào trong các cộng đồng dân tộc thiểu số được tôn vinh và nêu tên
trong các bộ sách về Y Dược cổ truyền của Việt Nam.

Thời gian gần đây tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) rộ lên thông tin một
loại cây rừng được coi là “thần dược”, có thể trị nhiều bệnh nan y, nhất là bệnh xơ
gan cổ trướng. Thậm chí bệnh đến hồi thập tử nhất sinh vẫn chữa khỏi! Sau khi
một vài tờ báo đăng thông tin về hiện trạng săn tìm cây thuốc này ở khu vực Hòn
Hèo cùng với những “khoảng trống” về giá trị dược liệu của nó, Chi cục lâm
nghiệp tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với Phòng kinh tế và Hạt kiểm lâm thị xã
Ninh Hòa đến nắm thông tin tại UBND xã Ninh Vân, sau đó tổ chức điều tra và
thu thập mẫu ngay hiện trường. Mẫu vật đã được đưa về Viện sinh học nhiệt đới
để định danh. Các nhà khoa học có ghi nhận bước đầu về chủng loại cây thuốc
này...
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên đã nảy sinh ra một yêu cầu cần thiết ,
đó là cần phải có những điều tra cụ thể về tình hìn h sử dụng cây thuốc là cây Xáo
tam phân để từ đó làm căn cứ đề

xuất giải pháp về việc quản lí , khai thác và sử

dụng cây thuốc tại địa phương mộ t cách hợp lí và bễn vững , chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài : "Điều tra tình hình sử dụng cây

Xáo t am phân tại xã Ninh

Vân thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa " nhằm cung cấp thông tin ban đầu về việc
khai thác, sử dụng cây xáo tam phân làm cơ sở trong việc quản lý và bảo tồn
nguồn gen cây thuốc có giá trị kinh tế.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Điều tra thực trạng tình hình khai thác, sử dụng cây Xáo tâm phân, khu vực
phân bố, giá trị kinh tế và đề xuất giải pháp bảo tồn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn , địa bàn rộng, điều kiện đi lại khó khăn tại xã Ninh
Vân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.Vì vậy, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu


2


trong khuôn khổ 30 hộ của xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trong
đó, số hộ được điều tra phỏng vấn vốn có cuộc sống bấp bênh và thường xuyên
vào rừng để khai thác LSNG.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Lâm sản ngoài gỗ
2.1.1. Khái niệm
Ngày nay, trong Lâm nghiệp thuật ngữ LSNG được dùng phổ biến. Định
nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á
- Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 5-8-1991: "Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest
product) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản
ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ". Do đó, không
được coi là LSNG những sản phẩm như cát, đá, nước, dịch vụ du lịch sinh thái
(dẫn qua cẩm nang ngành lâm nghiệp, 2006).
Hầu hết các định nghĩa đều cho rằng LSNG là những sản phẩm có nguồn
gốc sinh vật ngoại trừ gỗ được khai thác từ rừng và phục vụ cho mục đích con
người. FAO (1999) LSNG là những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ
được khai thác từ rừng, đất có cây rừng và cây ở ngoài rừng (cẩm nang ngành lâm
nghiệp, 2006). Theo W.W.F (1989) thì LSNG là tất cả các vật liệu sinh học khác
gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ cho mục đích của con người (Nguyễn
Quốc Bình, 2009). Cũng theo Nguyễn Quốc Bình, LSNG là những sản phẩm từ
sinh vật có được từ hệ sinh thái rừng và đất rừng phục vụ cho mục đích sử dụng

của con người. Mục đích sử dụng của con người tùy thuộc vào đặc tính riêng của
từng cộng đồng, từng quốc gia hay từng khu vực.
2.1.2 Phân loại LSNG
Khung phân loại LSNG được đề xuất (cẩm nang ngành lâm nghiệp, 2006):
để phù hợp với điều kiện thực tế, khung phân loại LSNG của Việt Nam được đề
xuất như sau:

4


- Sản phẩm có sợi, bao gồm: tre nứa, mây song, các loại lá, thân, vỏ có sợi
và cỏ.
- Sản phẩm dùng làm thực phẩm:
 Nguồn gốc từ thực vật: thân, chồi, củ, rễ, lá, hoa, quả, gia vị, hạt có dầu,
nấm ăn.
 Nguồn gốc có từ động vật rừng: mật ong, thịt thú rừng, cá trai ốc, tổ
chim ăn được, trứng và các loại côn trùng.
- Các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm:
 Thuốc có nguồn gốc thực vật
 Cây có độc tính
 Cây làm mỹ phẩm
- Các sản phẩm chiết xuất:
 Tinh dầu
 Dầu béo
 Nhựa và nhựa dầu
 Dầu trong chai cục
 Gôm
 Ta-nanh và thuốc nhuộm
- Động vật và các sản phẩm động vật không làm thực phẩm và làm thuốc.
 Động vật sống, chim và côn trùng sống: da, sừng, xương, lông vũ ...

- Các sản phẩm khác:
 Cây cảnh
 Lá để gói thức ăn và hàng hóa ...
Tuy nhiên, đối với từng loại cụ thể việc phân loại không cố định mà biến
đổi theo địa phương và thời gian vì công dụng của lâm sản có sự thay đổi, ví dụ:
Quế có thể xếp vào dược liệu nhưng cũng được xếp vào gia vị ... cũng như nhiều
sản phẩm có thể được phân vào các nhóm khác nhau tùy từng nơi, từng lúc ...
2.2. Vai trò LSNG

5


LSNG không những góp phần quan trọng về kinh tế xã hội mà còn có giá
trị lớn đối với sự giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của rừng. Đã từ
lâu, LSNG được sử dụng đa mục đích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
như làm dược liệu, đồ trang sức, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm,
... Do vậy, chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của nhân dân (Lê
Ngọc Anh, 2010).
LSNG đóng một vai trò quan trọng trong sinh kế của người nghèo ở nông
thôn, là nguồn lương thực, thuốc men, vật liệu xây dựng, và thu nhập. Thống kê
cho rằng hơn 60 triệu người dân sống hoàn toàn dựa vào rừng ở các khu vực châu
Mỹ Latinh, Tây Phi và Đông Nam Á, cộng với khoảng 400-500 triệu dân sống
phụ thuộc trực tiếp vào sản phẩm từ thiên nhiên. Tiếp cận với tài nguyên rừng
giúp các hộ nông thôn đa dạng hóa sinh kế và giảm khả năng hứng chịu rủi ro.
Thu nhập từ lâm sản thường rất quan trọng vì nó bổ sung vào thu nhập khác. Rất
nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập từ việc bán lâm sản, thường khi việc sản xuất
nông nghiệp không đủ trang trải cho cuộc sống. Thu nhập từ lâm sản thường được
dùng để mua hạt giống, thuê lao động làm việc canh tác, hoặc tạo nguồn vốn cho
các hoạt động buôn bán khác. Đối với các hộ nghèo nhất, LSNG có thể đóng vai
trò vô cùng quan trọng vừa là nguồn lương thực thực phẩm, vừa là nguồn thu nhập

(Nguyễn Bích Huệ, 2007).
LSNG là một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội
nước ta, nhưng đến nay vẫn chưa được quy hoạch phát triển tổng thể, các loại
LSNG nước ta chưa thực sự được quan tâm khai thác, bảo tồn và phát triển. Trước
thực trạng đó, một dự án mang tên "hỗ trợ chuyên ngành lâm sản" do Viện Khoa
học Lâm nghiệp (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) phối hợp với IUCN
thực hiện đã được triển khai nhằm tìm lại giá trị LSNG, giúp người dân có cách
khai thác và phát triển hợp lý (wedsite ĐCSVN, 2005).
2.3. Tổng quan về nghiên cứu cây Xáo tam phân
2.3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lí

6


Xã Ninh Vân thuộc huyện Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) là một nơi “ẩn dật”
đúng nghĩa vì gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Dù đã được khai thác du
lịch bởi những resort cao cấp nhưng không gian Ninh Vân vẫn còn giữ được nét
hoang sơ. Từ lâu, Ninh Vân đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những kỳ nghỉ,
trăng mật…
Xã Ninh Vân cách thành phố biển Nha Trang khoảng 60 cây số. Từ Nha
Trang, nếu đi tàu cao tốc chỉ mất khoảng 20 phút để đặt chân đến vịnh biển xinh
đẹp này. Ninh Vân nằm trên bán đảo Hòn Hèo. Vịnh biển này chỉ toàn trời, mây,
biển, đá, cây cối và đậm nét hoang sơ.
- Phạm vi ranh giới
+ Bắc giáp: xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa (giới hạn bởi Đèo)
+ Nam giáp: biển Đông
+ Đông giáp: biển Đông
+ Tây giáp: biển Đông
- Tọa độ địa lý

12° 22′ 54″ N (vĩ độ Bắc), 109° 17′ 36″ E (kinh độ Đông)
2.3.1.2. Địa hình, đất đai
* Địa hình
Chung quanh là núi và biển bao bọc, nhiều núi cao hàng trăm mét, đặc biệt
là dãy núi Hòn Hèo có trên dưới 10 ngọn núi lớn, ngọn núi cao nhất cao hơn 800m
như một bức tường thành ngăn bão tố và cũng ngăn cách địa hình với các vùng lân
cận. Ỡ giữa là đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 0,1 m
đến 1,5 m so với mặt nước biển.
* Đất đai
Trên 70% là núi rừng. Đất chủ yếu là đất đồi núi và đất cát ven biển, hoạt
động nông nghiệp chủ yếu là trồng xen canh các loại cây nông nghiệp ngắn ngày
như dưa hấu, đậu xanh, hành, ... đặc biệt ở đây thích hợp cho trồng cây tỏi. Đồng
bằng ít phì nhiêu. Nguồn đất sét, đá vôi chất lượng tốt, trữ lượng khá nên nghề
làm xi măng và gạch ngói phát triển.

7


2.3.1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn
* Khí hậu
Ninh Vân thuộc khí hậu nhiệt đới quanh năm gió mùa gồm 3 ngọn: gió
nồm, gió nam ( gió Lào) và gió bấc.
+ Nhiệt độ trung bình: 26,60C
+ Lượng mưa trung bình: 1350 mm
Hàng năm mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, thường gây lũ lụt lớn. Mùa
khô nắng gắt, gió nam thổi mạnh, thường gây hạn hán. Nhiệt lượng ánh sáng dồi
dào, 2882 giờ nắng trong năm, tổng nhiệt lượng bình quân trong năm 95000C
thích hợp với nghề làm muối, trồng lúa, nên Ninh Vân sản xuất nhiều nông sản
như gạo, cá khô, muối, nước mắm.
* Thủy văn

Chế độ thủy văn của vùng phụ thuộc chặt chẽ vào lượng mưa, các sông
rạch tự nhiên ít ảnh hưởng đến khu vực này.
Nguồn nước mặt chủ yếu là nguồn nước mưa và nước ngầm. Do địa hình
xung quanh là núi cao và biển bao bọc nên hiện nay chế độ thủy văn ảnh hưởng
trực tiếp bởi chế độ mưa lượng bốc hơi nước và việc quản lí điều tiết đê điều.
Phần khác, do địa hình khu vực thấp, nên độ ngập nước rất phức tạp, thời
gian ngập của địa bàn khu vực cũng diễn biến lâu dài và bất ổn định.
Chế độ thuỷ văn trong vùng có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động phòng
cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ tầng đất và quá trình sinh trưởng của các loài cây
rừng.
2.3.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Về nông - lâm - ngư nghiệp
a) Nông nghiệp:
* Tổng diện tích canh tác 30 ha, chia ra 03 vụ trên năm
- Vụ chính là cây tỏi : Diện tích trồng 30 ha, năng suất 6 tấn/ha đạt 180 tấn
x 30 triệu đồng/tấn

8


- Sau khi thu hoạch tỏi , trồng xen canh cây đậu phộng , đậu xanh , hành,
ngô, dưa hấu, doanh thu 900 triệu đồng/vụ x 0,2 vụ.
- Cây bí đỏ diện tích với 18 ha, năng suất 180 tấn/ha, doanh thu 540 triệu
đồng. Hiện nay bà con đang xuống giống trồng cây tỏi theo mùa vụ.
* Chăn nuôi gia súc , gia cầm: Tổng đàn bò hiện có 926 con, heo 38 con,
gia cầm 578 con, dê 61 con. Hiện nay diện tích đồng cỏ đã bị thu hẹp nên đàn bò
có xu hướng giảm.
Xã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông , Hội nông dân thị xã , Công ty
phân bón và thuốc trừ sâu ... mở các lớp tập huấn về kỹ thuật ch ăm sóc các loại
cây trồng chủ yếu cho nông dân địa phương


. Thực hiện quyết định

1956 của

Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn , xã đã phối hợp Hội nông dân
mở lớp đào tạo và cấp chứng chỉ về Kỹ thuật trồng cây lương hực, thực phẩm cho
nông dân có nhu cầu đào tạo nghề.
b) Đặc điểm tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng trên địa bàn xã là 801,79 ha, trong đó diện tích rừng tự
nhiên: 441,15 ha, rừng trồng sản xuất: 360,64 ha đang được chăm sóc và bảo vệ.
Tăng cường công tác tuần tra , kiểm tra, kiên quyết ngăn chặn và xử lý cá
nhân, hộ gia đình săn bắn động vật hoang dã và khai thác lâm sản trái phép trên
địa bàn xã.
Đã triển khai trồng rừng khép kín 10 ha và trồng rừng tập trung theo Quyết
định 147 là 20 ha.
Phối hợp với đồn biên phòng tuần tra , kiểm tra các khu vực rừng trên địa
bàn xã, không xảy ra tình trạng đốt phá rừng và cháy rừng . Tuy nhiên do nhu cầu
sử dụng cây Xáo ta m phân ngày càng nhiều nên việc ngăn chặn các hành vi khai
thác và bảo vệ nguồn gen cây này trên địa bàn không mang lại hiệu quả.
c) Ngư nghiệp:
Toàn xã hiện có 82 chiếc ghe đang đánh bắt , sản lượng trong năm 2012 là
710 tấn hải sản các loại và 3.500 con tôm hùm giống đạt 100 % chỉ tiêu giao; khai
thác rong mơ 670 tấn tổng mức doanh thu 4 tỷ đồng. Trong năm 2012 có Đoàn

9


hiệp Hội pháp ngữ hỗ trợ và phát triển các lĩnh vực khoa học đời sống


(AFEPS)

đến địa phương đào tạo cấp chứng chỉ về lặn biển cho 15 ngư dân, cấp cứu biển và
cấp cứu tai nạn cho 10 ngư dân và tặng 10 bình oxy sơ cấp cứu.
2.3.2.2. Địa chính - đầu tư xây dựng cơ bản - giao thông thủy lợi
Phối hợp với Trung tâm bán đấu giá đất tỉnh Khánh Hòa , Trung tâm phát
triển Quỹ đất thị xã Ninh Hòa và các ngành chức năng có liên quan tổ chức giao
đất, cắm mốc, lập thủ tục bán đấu giá đất ở nông thôn.
Phối hợp với Phòng Tài nguy ên - Môi trường kiểm tra hiện trạng đất của
những hộ nghèo và đất trồng rừng theo chương trình 743 năm 2004, 2005, 2006.
Phối hợp với đoàn thể vận động nhân dân hiến đất mở đường vào bãi rác
(khu vực Soi ) với chiều rộng 6,5m, dài 774m và đường ra suối Lầu rộng 6m, dài
700m.
Giải quyết các hồ sơ cấp giấy chứng nhận q

uyền sử dụng đất , chuyển

nhượng và tách thửa . Niêm yếu công khai các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy
chứng nhận QSDĐ.
Hoàn thành thủ tục trình UBND thị xã ban hành Quyết định giao đất , đến
nay đã có 03 quyết định giao đất trồng rừng sản xuất theo chương trình 743 năm
2005, 2006 và có 02 quyết định giao đất xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.
Thống nhất gi á cho thuê quỹ đất 5% do xã quản lý và làm hợp đồng cho
thuê đất quỹ tại khu vực Đèo và các vùng còn lại trên địa bàn xã với mức giá
1500đ/m2 /năm.
2.3.2.3. Văn hóa Thông tin - Thể dục thể thao - Truyền thanh
a) Công tác VHTT - TDTT
Tiếp tục phát động phong trào luyện tập TDTT trong toàn dân, gia đình thể
thao được duy trì và tăng cao.
Tham gia các hoạt động văn hóa - thể thao do thị xã tổ chức như:

- Giải đấu bóng chuyền cán bộ Ủy ban nhân dân các xã, phường cấp thị xã.
- Hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp thị xã.
- Tham gia giao lưu ngày Gia đình Việt Nam 28/6.

10


- Hội thao người cao tuổi.
Phối hợp với Trung tâm văn hóa thị xã tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ
"Khuyến học, khuyến tài".
Tổ chức thi đấu giải bóng chuyền phong trào địa phương nhân dịp ngày
Thương binh liệt sĩ (27/7/1947) và giải cờ tướng phong trào.
b) Công tác truyền thanh
Ngoài việc tiếp âm đài TW, đài tỉnh như đã quy định, đài Truyền thanh đã
phát kịp thời 133 thông báo các loại, tuyên truyền về việc cấm phát hành, tàng trữ
băng đĩa trái phép, Nghị định số 11 của Chính phủ, tuyên truyền tài liệu kỷ niệm
51 năm ngày thành lập Hội nông dân giải phóng miền Nam (21/4/1961), tuyên
truyền tài liệu các ngày lễ như (08/03, 26/3, 30/4 - 01/05) Luật khiếu nại, Luật tố
cáo, Luật phòng chống tham nhũng, Luật lưu trữ số 01, Đề án xây dựng nông thôn
mới xã Ninh Vân, tuyên truyền phòng chống dịch tay - chân - miệng, phòng dịch
tiêu chảy cấp, dịch sốt xuất huyết; tuyên truyền đề cương ngày Người cao tuổi
(01/10); tuyên truyền công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu;
tuyên truyền phòng chống dịch gia súc, gia cầm ...
Hệ thống loa đài truyền thanh hiện xuống cấp nên chất lượng đài phát chưa
đạt yêu cầu, đang được khắc phục và sửa chữa.
2.3.2.4. Văn hóa dân cư - y tế - tôn giáo
a) Văn hóa dân cư
Tổng số hộ trên địa bàn xã là : 408 hộ, gồm 1805 khẩu.
Xã Ninh Vân là khu vực xa trung tâm thị xã nên phần lớn người dân có đời
sống kinh tế còn nghèo nàn, thiếu các phương tiện thông tin. Do vậy đời sống văn

hóa ở đây còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, ảnh hưởng xấu tới việc tiếp nhận
thông tin để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Từ đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra
đó là cần phải có những giải pháp cụ thể, đặc biệt là những chính sách, giải pháp
về khai thác, sử dụng LSNG nhằm nâng cao hơn đời sống vật chất và văn hóa cho
người dân ở đây.
b) Y tế

11


Trạm y tế được xây dựng nhiều nơi trên địa bàn xã, thực hiện chế độ trực
trạm 24/24 giờ, giải quyết các trường hợp cấp cứu.
Chương trình tiêm chủng được mở rộng triển khai đều hàng tháng, đảm bảo
đúng quy trình kỹ thuật.
c) Tôn giáo
Tình hình tôn giáo tren địa bàn xã hiện nay có 43 hộ, 93 khẩu.
Trong đó:
- Thiên chúa giáo: 04 hộ, 15 khẩu.
- Tin lành: 06 hộ, 38 khẩu.
- Phật giáo: 33 hộ, 40 khẩu.
Ban công an xã phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, đồn
Biên phòng 364, công an thị xã thường xuyên kiểm tra nắm rõ tình hình hoạt động
của tôn giáo không để truyền đạo trái phép diễn ra trên địa bàn.
2.3.3. Tổng quan về cây Xáo tam phân
2.3.3.1. Về đặc điểm hình thái
Đây là một loài cây gỗ nhỏ, dạng dây trườn, vỏ màu nâu vàng, thân dài trên
4 m, đường kính khoảng 10 cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn, dài đến 7 - 8 cm.
Lá đơn, mọc cách hay chụm ba, phiến dày, không có lông, mép cong xuống dưới,
có hình thuôn hẹp, dài 8 - 12 cm, rộng 1 - 3 cm. Lá mọc ở gần gốc có phiến kích
thước lớn hơn so với lá ở đoạn trên thân và cành, đầu lá tù hoặc hơi lõm. Phiến lá

có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn, bên trong có nhiều điểm dầu. Cuống lá
ngắn 4 - 6 mm. Gỗ hơi cứng có màu vàng, đối với phần rễ có màu vàng đậm hơn.
Các bộ phận của cây có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ có mùi thơm dịu rất đặc trưng.

12


Hình 1: Cây Xáo tam phân
2.3.3.2. Về mặt sinh thái
Loại cây này được ghi nhận phân bố ở vùng núi đá, cao độ khoảng trên 200
m, nơi đây có khí hậu khô cằn, lớp đất mặt mỏng. Thảm thực vật chủ yếu gồm cây
bụi và dây leo: keo dậu, gai quýt, chùm hôi, nhãn rừng, trắc dây... Nhìn chung, cây
phân bố tương đối rộng trong khu vực, có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi.
2.3.3.3 Về mặt phân loại
Loài cây này thuộc họ Cam (Rutaceae). Do chưa thu hái được hoa, trái nên
có khó khăn trong việc xác định tên chi và loài. Tuy nhiên, qua đối chiếu mẫu thu
được cho thấy thể hiện các đặc điểm của loài trang xa một lá (tên khoa học
là Luvunga monophylla (DC.) Mabb.). Ở Việt Nam, loài này còn được GS. Phạm
Hoàng Hộ (“Cây cỏ Việt Nam”, 1999) gọi là Xáo tam phân (có tên khoa học đồng
danh là Paramignya trimera (Oliver) Burkill). Theo GS. Phạm Hoàng Hộ thì cây
này trước đây được tìm thấy ở núi Lấp Vò, Bình Dương.
2.3.3.4. Những nghiên cứu có liên quan
Theo công văn 539/VDL-QLKHĐT ngày 14-11-2012 của Viện Dược liệu
(thuộc Bộ Y tế), mẫu xáo tam phân lấy ở Hòn Hèo và đã đưa ra cho kết quả
nghiên cứu ngày 3-10-2012 như sau: xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya
trimera (Oliv) Guillaum; thuộc họ cam (Rutaceae) bao gồm nhiều thành phần
dược chất quý hiếm có tác dụng đối với việc điều trị một số loại bệnh nan y như:

13



flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid. Trong đó
dược chất chiếm thành phần chủ yếu là courmarin và triterpenoid.
TS Nguyễn Văn Thuận, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu, đã xác nhận tác
dụng chữa bệnh của cây xáo tam phân. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dược
liệu với các kết quả thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cho thấy có tác dụng ức chế,
tiêu diệt được 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan (Hep-G2), ung thư đại tràng
(HTC116), ung thư vú (MDA MB231), ung thư buồng trứng (OVCAR-8) và ung
thư cổ tử cung (Hela). Trong đó, Xáo tam phân cho kết quả điều trị tốt nhất đối
với bệnh ung thư gan và ung thư cổ tử cung). Việc hiểu biết về những dược chất
có trong thành phần cây Xáo tam phân sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về tác dụng
kỳ diệu của thần dược mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Dưới đây là công
dụng của những dược chất được tìm thấy trong cây thuốc Xáo tam phân.
Flavonoid
Flavonoid là một nhóm hợp chất rất thường gặp trong thực vật và cây dược
liệu. Phần lớn các flavonoid có màu vàng. Ngoài ra còn có những chất màu xanh,
tím, đỏ hoặc không màu. Flavonoid tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất,
sinh tổng hợp và quá trình enzym.
Hoạt tính sinh học của flavonoid: Có tác dụng với khối u và một số dạng ung thư
như enpatin (3,5,3'-trihydroxy-6,7,4'-trimetoxyflavon), enpatoretin (3,3'-dihydroxy
-5,6,7,4'-tetrametoxyflavon).
Các kết quả nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng: tác dụng sinh học của
flavonoid là do khả năng chống oxy hoá của chúng quy định. Do khả năng ức chế
quá trình oxy hoá nên chúng có hiệu ứng chống u lành tính và u ác tính do có khả
năng dập tắt các gốc tự do như OH, ROO (là các yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế
bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hóa,...). Flavonoid tạo phức với các ion kim loại
nên ngăn cản các phản ứng oxy hóa mà những ion đó là enzym xúc tác. Do đó, các
chất flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, tai biến
mạnh, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ.


14


×