Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ HTD ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RAU UỐNG VÀ RAU DỀN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ INH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ
HỮU CƠ HTD ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RAU
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

UỐNG VÀ RAU DỀN
INH

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2009 – 2013

SINH VIÊN THỰC HIỆN :TRƯƠNG CÔNG THẮNG

Tp. Hồ Chí

inh, tháng 08/2013


i

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ


HỮU CƠ HTD ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RAU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

UỐNG VÀ RAU DỀN TẠI
INH

Tác giả
TRƯƠNG CÔNG THẮNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. Phạm Thị Minh Tâm
KS. Trần Văn Thích

Tp.Hồ Chí

inh, tháng 08/2013


ii

CẢM TẠ
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất,tôi xin gửi đến Ban giám hiệu nhà trường và quý
thầy cô khoa Nông học – trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường. Và đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Minh Tâm đã
tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn đến cán bộ công nhân viên Hợp tác xã Phước An và những người

nông dân đã rất nhiệt tình ân cần tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này. Tôi
cũng xin cảm ơn đến Bộ môn Thủy nông – trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã
giúp đỡ tôi trong phân tích đất và phân tích nitrate.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã không ngại khó khăn giúp đỡ,
động viên tôi để tôi có thể thực hiện đề tài này một cách tốt nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/8/2013
Sinh viên thực hiện

Trương Công Thắng


iii



TẮT

TRƯƠNG CÔNG THẮNG, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng
7/2013.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Minh Tâm
Đề tài ”Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ
HTD đ n sinh trưởng của rau
Chánh, thành phố Hồ Chí

uống và rau ền t i

Tân

u Tây, huyện Bình


inh”

Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2013 đến tháng 06/2013 tại xã Tân Quý Tây,
huyện Bình Chánh, Tp.HCM nhằm xác định lượng giống gieo và liều lượng phân bón
lá hữu cơ HTD thích hợp nhất đến sinh trưởng, năng suất của rau muống và rau dền.
Đề tài tiến hành 2 vụ. Vụ 1 gồm 2 thí nghiệm. Các thí nghiệm đã được bố trí theo
kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên hai yếu tố, ba lần lập lại, 6 nghiệm thức với 3 lượng giống
gieo, đối với thí nghiệm 1 (rau muống) lượng giống gieo lần lượt là 10; 15; 20
kg/1000m2 và đối với thí nghiệm 2 (rau dền) lượng giống gieo lần lượt là 1; 1,5; 2
kg/1000m2 và 2 liều lượng phun phân bón lá hữu cơ HTD - 04 (192; 224 mL/16L
nước), được phun 9 NSG, phun 2 lần đối với rau muống và 3 lần đối với rau dền (thời
gian mỗi lần phun cách nhau 7 ngày). Vụ 2, xây dựng mô hình và được kế thừa kết
quả tốt nhất từ vụ 1 và so sánh với quy trình trồng truyền thống của nông dân.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: phun phân bón lá hữu cơ HTD ở liều lượng 192
mL/16L nước và lượng hạt giống rau muống gieo 20 kg/1000m2 và hạt giống rau dền
gieo 2 kg/1000m2 cho năng suất và hiệu quả kinh tế, độ mướt và độ ưa thích cao nhất
so với các nghiệm thức còn lại.
Phun phân bón lá hữu cơ HTD ở liều lượng 192 mL/16L và lượng giống gieo 20
kg/1000m2 (rau muống) và 2 kg/1000m2 (rau dền) đạt hiệu quả kinh tế cao hơn (với tỉ
suất lợi nhuận là 1,37 đối với rau muống và 1,61 đối với rau dền) so với quy trình
tuyền thống của nông dân (với tỉ suất lợi nhuận là 1,33 đối với rau muống và 1,33 đối
với rau dền)


iv

ỤC LỤC
Trang
CẢM TẠ ......................................................................................................................... ii

TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... xii
Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ...........................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1 Giới thiệu cây rau ......................................................................................................3
2.1.1 Cây rau muống .......................................................................................................3
2.1.1.1 Nguồn gốc và yêu cầu sinh thái ...........................................................................3
2.1.1.2 Kỹ thuật trồng ......................................................................................................3
2.1.2 Cây rau dền .............................................................................................................5
2.1.2.1 Nguồn gốc và yêu cầu sinh thái ...........................................................................5
2.1.2.2 Kỹ thuật trồng ......................................................................................................6
2.2 Phân bón hữu cơ HTD ............................................................................................... 7
2.2.1 Giới thiệu phân hữu cơ HTD ..................................................................................7
2.2.2 Chế phẩm HTD – 04............................................................................................... 7
2.2.3 Một số kết quả nghiên cứu .....................................................................................8
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 9
3.1 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................9
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................................9
3.3 Tình hình thời tiết và đặc tính lý hóa học đất tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM .......9
3.4 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................10
3.5 Dụng cụ, trang thiết bị ............................................................................................. 10


v


3.6 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 10
3.6.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................10
3.6.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD và lượng
giống gieo đến sinh trưởng và phát triển của rau muống ..............................................10
3.6.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD và lượng
giống gieo đến sinh trưởng và năng suất của rau dền ...................................................11
3.6.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................... 12
3.6.1.3.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng .............................................................................12
3.6.1.3.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .................................................13
3.6.1.3.3 Chỉ tiêu về sâu bệnh hại..................................................................................13
3.6.1.3.4 Chỉ tiêu về độ mướt và độ ưa thích ................................................................ 13
3.6.2 Nội dung 2: Xây dựng mô hình ............................................................................14
3.7 Quy trình trồng ........................................................................................................15
3.7.1 Quy trình đối với thí nghiệm ................................................................................15
3.7.1.1 Chuẩn bị đất trồng ............................................................................................. 15
3.7.1.2 Gieo hạt..............................................................................................................16
3.7.1.3 Kỹ thuật bón phân ............................................................................................. 16
3.7.1.4 Chăm sóc ...........................................................................................................16
3.7.2 Quy trình đối với mô hình ....................................................................................16
3.7.1.1 Chuẩn bị đất trồng ............................................................................................. 16
3.7.1.2 Gieo hạt..............................................................................................................17
3.7.1.3 Kỹ thuật bón phân ............................................................................................. 17
3.7.1.4 Chăm sóc ...........................................................................................................18
3.8 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu ...................................................................18
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................19
4.1 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến sinh
trưởng, năng suất của rau muống ..................................................................................19
4.1.1 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
sinh trưởng của rau muống ............................................................................................ 19

4.1.2 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của rau muống ........................................25


vi

4.1.3 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến độ
mướt và độ ưa thích trên rau muống .............................................................................28
4.1.4 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
hiệu quả kinh tế trên rau muống ....................................................................................30
4.2 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến sinh
trưởng, năng suất của rau dền ........................................................................................ 31
4.2.1 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
sinh trưởng của rau dền .................................................................................................31
4.2.2 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của rau dền ..............................................39
4.2.3 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến độ
mướt và độ ưa thích trên rau dền ...................................................................................42
4.2.4 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
hiệu quả kinh tế của rau dền .......................................................................................... 44
4.3 Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ HTD.................................................................45
4.3.1 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD trên rau muống ...................................45
4.3.1.1 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất trên rau muống.....................................................................................45
4.3.1.2 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến độ mướt và độ ưa thích trên rau
muống ............................................................................................................................ 47
4.3.1.3 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến hiệu quả kinh tế trên rau muống
.......................................................................................................................................48
4.3.2 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD trên rau dền ........................................49
4.3.2.1 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến năng suất và các yếu tố cấu

thành năng suất trên rau dền .......................................................................................... 49
4.3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến độ mướt và độ ưa thích trên rau
dền .................................................................................................................................51
4.3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến hiệu quả kinh tế trên rau dền ....53
chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................54
5.1 Kết luận....................................................................................................................54
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................54


vii

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 56
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN .................58
PHỤ LỤC 2: ..................................................................................................................62
PHỤ LỤC 3: XỬ LÝ KẾT QUẢ THỐNG KÊ ............................................................. 70


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Liều lượng và thời gian bón phân cho rau muống (1000 m2) ......................... 4
Bảng 2.2: Liều lượng và thời gian bón phân cho rau dền (1000 m2) .............................. 6
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết trong thời gian thực hiện tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM
.........................................................................................................................................9
Bảng 3.2: Đặc tính lý hóa học đất tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM ............................. 10
Bảng 3.3: Loại phân và lượng phân bón lá cho mô hình và của người dân (kg/1000m2)
.......................................................................................................................................17
Bảng 3.4: Lượng giống gieo cho mô hình và của người dân (kg/1000m2) ...................17
Bảng 3.5: Kỹ thuật bón thúc cho rau muống của người dân và mô hình ...................... 17

Bảng 3.6: Kỹ thuật bón thúc cho rau muống của người dân và mô hình ...................... 17
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
động thái tăng trưởng chiều cao của rau muống (cm/cây) ............................................19
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của rau muống (cm/cây/5 ngày) ............................... 20
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
động thái tăng trưởng số của rau muống (lá/cây) .......................................................... 21
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
tốc độ tăng trưởng số lá của rau muống (lá/cây/5 ngày) ...............................................22
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
thái tăng trưởng đường kính thân của rau muống (mm/cây) .........................................23
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
tốc độ tăng trưởng đường kính thân của rau (mm/cây/5 ngày) .....................................24
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
năng suất của rau muống ............................................................................................... 25
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
hiệu quả kinh tế trên rau muống ....................................................................................30
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
thái tăng trưởng chiều cao cây của rau dền (cm/cây) ....................................................31


ix

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD
đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của rau dền (cm/cây/5 ngày) ............................. 33
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD
đến thái tăng trưởng số lá của rau dền (lá/cây).............................................................. 34
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD
đến tốc độ tăng trưởng số lá của rau dền (lá/cây/5 ngày) ..............................................36
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD

đến thái tăng trưởng đường kính thân của rau dền (mm/cây) .......................................37
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD
đến tốc độ tăng trưởng đường kính thân của rau dền (mm/cây/5 ngày) ....................... 38
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD
đến năng suất của rau dền .............................................................................................. 39
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD
đến hiệu quả kinh tế của rau dền ...................................................................................44
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến năng suất lý thuyết trên rau
muống ............................................................................................................................ 45
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến hiệu quả kinh tế trên rau
muống ............................................................................................................................ 48
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến năng suất trên rau dền
(tấn/1000m2) ..................................................................................................................49
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến hiệu quả kinh tế trên rau dền
.......................................................................................................................................53


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến tỉ lệ
sâu bệnh hại trên rau muống .......................................................................................... 27
Hình 4.2: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến độ
mướt trên rau muống .....................................................................................................28
Hình 4.3: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
độ ưa thích trên rau muống ............................................................................................ 29
Hình 4.4: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
bảo quản trên rau muống ............................................................................................... 29
Hình 4.5: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến

tỉ lệ sâu bệnh hại trên rau dền ........................................................................................ 41
Hình 4.6: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
độ mướt trên rau dền......................................................................................................42
Hình 4.7: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
độ ưa thích trên rau dền .................................................................................................43
Hình 4.8: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
bảo quản trên rau dền ....................................................................................................43
Hình 4.9: Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến tỉ lệ sâu bệnh hại trên rau
muống ............................................................................................................................ 46
Hình 4.10: Ảnh hưởng của bón lá hữu cơ HTD đến dư lượng nitrate trên rau muống .47
Hình 11: Đánh giá sử dụng lượng giống gieo và lượng phân bón lá hữu cơ HTD đến
phẩm chất trên rau muống ............................................................................................. 47
Hình 4.12: Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến thời gian bảo quản trên rau
muống ............................................................................................................................ 48
Hình 4.13: Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến tỉ lệ sâu bệnh hại trên rau dền
.......................................................................................................................................50
Hình 4.14: Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến dư lượng nitrate trên rau dền
.......................................................................................................................................51


xi

Hình 4.15: Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến độ mướt và độ ưa thích trên
rau dền ........................................................................................................................... 51
Hình 4.16: Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ HTD đến thời gian bảo quản trên rau
dền .................................................................................................................................52
Hình 1: Toàn cảnh khu thí nghiệm 1 .............................................................................58
Hình 2: Toàn cảnh khu thí nghiệm 2 .............................................................................58
Hình 3: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD và lượng giống gieo đến
sinh trưởng của rau muống 27NSG ...............................................................................59

Hình 4: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD và lượng giống gieo đến
sinh trưởng của rau dền 34NSG ....................................................................................59
Hình 5: Toàn cảnh mô hình ........................................................................................... 60
Hình 6: Đánh giá sử dụng phân bón hữu cơ HTD và lượng giống gieo sinh trưởng trên
rau muống ...................................................................................................................... 60
Hình 7: Đánh giá sử dụng phân bón hữu cơ HTD và lượng giống gieo đến sinh trưởng
trên rau dền ....................................................................................................................61


xii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

: bảo vệ thực vật

Đ/C

: đối chứng

NTG

: ngày trước gieo

NSG

: ngày sau gieo

NT


: nghiệm thức

Stt

: số thứ tự

TN

: thí nghiệm

Tp.HCM

: thành phố Hồ Chí Minh

đ

: đồng


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Rau muống và rau dền là một trong các loại rau rất quen thuộc với người dân Việt.
Chúng thường xuất hiện từ các bữa ăn rất bình dân đến những nơi rất sang trọng và
được chế biến thành nhiều món khác nhau. Chúng là một nguồn dinh dưỡng dồi dào
mà cơ thế chúng ta cần đến. Rau muống chứa khoảng 92% nước, 3,2% protit, 2,5%
gluxit, 1% xenluloza, có hàm lượng mối khoáng cao như 85mg canxi, 31,5mg

phosphor, 1,2mg sắt và các loại vitamin khác. Trong rau dền, hàm lượng dinh dưỡng
có đến 3,9 mg sắt, 67 mg phospho, 1,3 g chất xơ, 267 mg canxi trong 100g cơ chất
(theo vi.wikipedia.org).
Rau muống và rau dền là hai loại rau rất tốt cho sức khỏe con người. Nhưng hiện
nay, vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà người nông dân đã sử dụng phân hóa học và
thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định, gây nên ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Để giải quyết được vấn đề trên, việc sử dụng phân hữu cơ có nguồn gốc từ sinh học
vừa cải thiện được môi trường đất, nước, vừa không gây ngộ độc do dư lượng nitrat và
thuốc bảo vệ thực vật. HTD là phân hữu cơ sinh học có tác dụng cung cấp dinh dưỡng
cần thiết cho cây và hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên mỗi loại
cây khác nhau sẽ có liều lượng bón khác nhau. Nhằm tìm ra liều lượng thích hợp nhất
của rau muống và rau dền, đề tài ” Ảnh hưởng của lượng giống gieo và liều lượng
phân bón lá hữu cơ HTD đến sinh trưởng của rau muống và rau dền tại thành phố Hồ
Chí Minh” đã được thực hiện.


2

1.2

ục tiêu đề tài

Tìm ra lượng hạt giống gieo và liều lượng phân bón hữu cơ HTD tốt nhất cho sự
sinh trưởng, năng suất của rau muống và rau dền tại xã Tân Quý Tây, huyện Bình
Chánh, Tp HCM.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất rau muống và rau dền.



3

Chương 2
TỔNG

UAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu cây rau
2.1.1 Cây rau

uống

2.1.1.1 Nguồn gốc và yêu cầu sinh thái
Cây rau muống có tên khoa học: Ipomoea aquatic Forsk, thuộc họ bìm bìm:
Convolvulaceae. Cây rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, vùng nhiệt
đới châu Phi, Nam Mỹ và châu Đại Dương.
Cây mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, không lông. Lá
hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài. Hoa to, có màu trắng hay hồng tím, ống
hoa tím nhạt, mọc từng 1 – 2 hoa trên một cuống. Quả nang tròn, đường kính 7 – 9
mm, chứa 4 hạt có lông màu hung, đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm.
Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao ở nhiệt độ cao,
đủ ánh sáng trong vùng nhiệt đới ẩm. Rau muống ít gặp ở khu vực có độ cao trên 700
m so với mặt nước biển, và nếu có thì sinh trưởng kém. Nhiệt độ trung bình thấp dưới
230C, rau muống sẽ sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp. Rau muống có thể trồng
trên nhiều loại đất khác nhau (đất sét, đất cát, cát pha) nhưng cần ẩm ướt, giàu mùn
hoặc được bón nhiều phân hữu cơ. Độ pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của rau
muống là 5,3- 6,0 (Trạm bảo vệ thực vật Tp HCM, 2010).
2.1.1.2 Kỹ thuật trồng
Theo quy trình canh tác cây rau muống của Trạm Bảo vệ thực vật Tp.HCM (2010),
kỹ thuật trồng rau muống gồm:

Thời vụ: Gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 3.
Giống: Hiện nay rau muống chủ yếu sử dụng giống địa phương.


đất trồng

Chọn đất xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, nguồn nước thải.


4

Trồng rau muống cạn nên chọn đất thịt nhẹ hay thịt trung bình, giàu chất hữu cơ,
gần nguồn nước tưới.
Đất phải được cày, bừa kỹ, nhặt cỏ trước khi gieo trồng. Rạch hàng lên luống: mặt
luống rộng 1,2 m, rãnh luống 0,3 m, cao 0,15 m.
ật độ, khoảng cách
Gieo hạt:
+ Gieo thẳng: rạch hàng với khoảng cách 20 – 25 cm x 6 – 7 cm/khóm (gieo 3 –
4 hạt/khóm)
+ Gieo vãi: khi cây có 4 – 5 lá thật thì tỉa thưa và định khóm (mỗi khóm 3 – 4
cây), có thể sử dụng cây tỉa trồng ra ruộng khác.
Lượng hạt gieo 45 – 50 kg/ha
Phân bón
Bảng 2.1: Liều lượng và thời gian bón phân cho rau muống (1000 m2)
Lần
bón

Cách bón
Bón lót


Bón thúc

(NTG)

(NSG)

Lượng phân nguyên chất (kg)
Số lượng phân các loại
200 kg phân hữu cơ + 13

3–5

kg NPK (16 – 16 – 8)

N – P2O5 – K2O
2,1 – 2,1 –1,0

I

7 – 12

10 kg urea + 11 kg DAP

6,6 – 5,1 – 0

II

15 – 19

10 kg urea + 12 kg DAP


6,8 – 5,5 – 0

III

19 – 23

10 kg urea

5,5 – 0 – 0

Tổng

21,0 – 12,7 – 1,0
(Nguồn: Phạm Lương Thiện, 2012)

Tưới nước, chă

sóc

Rau muống cạn cần giữ ẩm thường xuyên, độ ẩm thích hợp là 90% mới cho năng
suất cao và chất lượng tốt.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh hại: gồm có các sâu hại chính:
+ Sâu ba ba (Taiwania cirumdata) thường gây hại trên các ruộng rau muống nước,
ruộng có độ ẩm cao, hoặc rau muống bè. Phòng trừ phải diệt được cả sâu non và


5


trưởng thành, có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Cypermethrin, Fipronil,
Fencalerate.
+ Sâu khoang (Spodoptera litura) phát hiện sớm, bắt sâu bằng tay, bắt ổ trứng và ổ
sâu non mới nở, khi cần thiết mới phun thuốc, có thể sử dụng Cypermethrin, thời gian
cách ly tối thiểu là 7 ngày.
+ Sâu xanh (Helicoverpa armigera) ít khi gây hại nặng. Khi cần phòng trừ có thể sử
dụng các thuốc Cypermethrin.
+ Rầy xám (Tettigoniella sp) thường hại nặng ở rau muống cạn, có thể phòng trừ
bằng thuốc: Fenobucarb, Cypermethrin. Phun kỹ sau mỗi lần thu hoạch trên cả ruộng.
+ Bệnh gỉ trắng (Albugo Ipomoea) rất phổ biến và xuất hiện ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, trong mùa mưa, những nơi có độ ẩm cao. Triệu chứng: Lá, cuống lá và thân
đều bị bệnh. Triệu chứng đầu tiên là những đám biến vàng ở mặt trên lá. Về sau, các
đám này bị chết và bao quanh bởi một quầng vàng, Những đám lồi màu trắng giống
như mụn ở mặt dưới của lá. Cuống lá và dây bị bệnh phình ra và xoắn lại. Bệnh lây lan
do gió và côn trùng phát tán nấm. Có thể sử dụng thuốc Difenoconazole, Mancozeb,
Metalaxyl.
Khi sử dụng phải tuân theo đúng hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc, thời
gian cách ly từ 7 – 10 ngày.
Thu ho ch
Sau khi gieo hạt khoảng 25 – 28 ngày thì tiến hành thu hoạch khi đó chiều cao cây
rau muống đạt khoảng 35 – 40 cm.
2.1.2 Cây rau ền
2.1.2.1 Nguồn gốc và yêu cầu sinh thái
Cây rau dền (Amaranthus lividus L.) là loại rau mùa hè, mọc khỏe có bộ rễ phát
triển ăn sâu vào đất nên chịu được hạn, chịu nước rất giỏi. Hạt nhỏ có vỏ sừng nên giữ
được sức nẩy mầm rất lâu khi bị rơi xuống hay bị vùi sâu trong đất. Rau dền phát triển
tốt ở nhiệt độ 23- 300C, ẩm độ cao. Ở điều kiện này cây cho năng suất cao (Trạm bảo
vệ thực vật Trà Ôn, 2004).



6

2.1.2.2 Kỹ thuật trồng
Theo quy trình kỹ thuật trồng rau dền của Trạm Bảo vệ thực vật Trà Ôn (2004) gồm:
Thời vụ: Gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 7
Giống: Hiện nay rau dền chủ yếu sử dụng giống địa phương. bao gồm giống màu tím
và màu trắng.


đất trồng

Vì hạt rau dền rất nhỏ nên cần làm đất kỹ (làm đất nhuyễn) tạo điều kiện cho hạt
nẩy mầm đều, khi gieo nên trộn hạt với tro bếp để gieo cho đều.
Kích thước líp: 0,9 – 1,0 m x chiều dài (tùy kích thước vườn).
ật độ, khoảng cách
Lượng giống gieo ở vườn ươm từ 1,5 – 2 g/m2
Sau khi gieo khoảng 25 – 30 ngày thì nhổ cấy (cây cao 10 – 15 cm), trồng với khoảng
cách: 15 x 15 cm hoặc 12 x 20 cm.
Phân bón:
Bảng 2.2: Liều lượng và thời gian bón phân cho rau dền (1000 m2)
Lần
bón

Cách bón

Lượng phân nguyên chất

Bón lót Bón
(NTG)


thúc Số lượng phân các loại

(NSG)
200 kg phân hữu cơ + 10

3–5

kg NPK (16 – 16 – 8)

N – P2O5 – K2O
1,6 – 1,6 – 0,8

I

7 – 12

10 kg urea + 10 kg DAP

6,4 – 4,6 – 0

II

15 – 19

12 kg urea + 12 kg DAP

7,7 – 5,5 – 0

III


19 – 23

10 kg urea

6,4 – 0 – 0

Tổng

22,1 – 11,7 – 0,8
(Nguồn: Phạm Lương Thiện, 2012)

Bón lót: kết hợp làm đất và bón lót phân cho cây: 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng/1.000 m2.
Sau khi cấy từ 5 – 7 ngày thì cây đã phục hồi nên bón thúc bằng phân urê pha thật
loãng 4 kg/1.000m2.
Tưới nước: 1 ngày/lần
Phòng trừ sâu bệnh


7

Cây rau dền ít bị sâu bệnh, chủ yếu bị các loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu
khoang. Có thể dùng Cypermethrin để phun phòng trị.
Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian
cách ly. Không được dùng các loại thuốc cấm, không sử dụng quá liều qui định.
Thu ho ch
Sau khi gieo hạt khoảng 28 – 35 ngày thì tiến hành thu hoạch khi đó chiều cao cây
rau dền đạt khoảng 30 – 35 cm.
2.2 Phân bón hữu cơ HTD
2.2.1 Giới thiệu phân hữu cơ HTD
Các thành phần chính của nhóm chế phẩm HTD bao gồm:



Nhóm enzymes 8 – 12 loại như: Dehydrogenase, Catalase, Glucosidase,

Urease, Alkaline phosphatase, Aryl sulphatase, Lipase đã được kích hoạt bằng phản
ứng sinh hóa.


Vi khuẩn có ích (bacteria) trên 80 loại.



Một phần nhỏ các khoáng đa, vi lượng
Việc sử dụng chế phẩm HTD trong thực tế cũng giúp cho giảm lượng phân bón sử

dụng cho cây trồng. Hệ vi sinh vật có ích có mặt phong phú trong HTD tạo những hoạt
động hiệu quả về dinh dưỡng cho cây trồng bằng các phản ứng: nitrat hóa, phản nitrat
hóa, sulfo hóa.
2.2.2 Ch phẩ

HTD – 04

HTD - 04: sử dụng cho các đối tượng rau màu.
Giới thiệu
Thành phần của phân HTD – 04 gồm:


Đa enzymes: cellulase, dehydrogena, catalase.




Vi sinh vật có ích: Bacillus sp, Trichoderma sp, vi sinh vật cố định đạm, phân

giải phospho, kali.


Chất hữu cơ tự nhiên: acid humic, acid fulvic.



Đệm hữu cơ và hoạt chất sinh học đặc biệt.


8

2.2.3

ột số k t quả nghiên cứu

Trương Trường Thọ (2012), HTD – 04 đã được thử nghiệm ở các liều lượng khác
nhau trên cây xà lách tại xã Lanhin – huyện Chư Păh – tỉnh Gia Lai, kết quả đạt được
là phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD – 04 ở liều lượng 120 mL/10L đạt năng suất
và hiệu quả kinh tế cao nhất với năng suất thực thu là 21,1 tấn/ha và hiệu quả kinh tế
cao (90.988.000 đ).
Tạ Thị Kim Thi (2012), HTD – 04 đã được thử nghiệm ở các liều lượng khác nhau
trên cây cải thìa vụ Xuân Hè huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, kết quả đạt được là phun
phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD – 04 ở nồng độ 1,5 % là tốt nhất với năng suất đạt
55.230 tấn/ha và lợi nhuận đạt được 55,230 triệu đ/ha.
HTD – 04 đã được thử nghiệm ở các liều lượng khác nhau trên cây cải bẹ xanh tại
xã Trà Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, kết quả đạt được là phun phân bón lá hữu

cơ vi sinh HTD – 04 ở liều lượng 140 mL/10L với năng suất đạt 37,93 tấn/ha và lợi
nhuận thu được là 94.589.000 đ/ha (Trịnh Xuân Phong, 2012).
Năm 2012, HTD – 04 và HTD – 02 đã được thử nghiệm ở các liều lượng khác nhau
trên cây rau muống, rau dền và rau mồng tơi tại xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đạt được khi phun phân hữu cơ vi sinh 50% HTD –
04 và 50% HTD – 02 ở liều lượng 120 mL/10L cho năng suất (rau muống: 24 tấn/ha,
rau dền: 16,27 tấn/ha và rau mồng tơi: 46,13 tấn/ha) và hiệu quả kinh tế (rau muống:
130.613.000 đ/ha, rau dền: 91.146.000 đ/ha và rau mồng tơi: 277.146.000 đ/ha) cao
nhất.
Năm 2011, HTD – 04 đã được thử nghiệm ở các liều lượng khác nhau trên cải bẹ
xanh tại Đồng Nai, kết quả đạt được là phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD – 01 ở
liều lượng 160mL/10L đạt năng suất 40 tấn/ha và hiệu quả kinh tế đạt 239.388.000
đ/ha/vụ (Nguyễn Đình Bình, 2012).
Năm 2011, HTD – 04 đã được thử nghiệm ở các liều lượng khác nhau trên cải ngọt
tại Đồng Nai, kết quả đạt được là phun phan bón lá hữu cơ vi sinh HTD – 04 ở liều
lượng 140ml/10l đạt năng suất 36,3 tấn/ha và hiệu quả kinh tế đạt 119.550.000 đ/ha/vụ
(Nguyễn Thanh Dũng, 2012).


9

Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội ung nghiên cứu
Đề tài gồm 2 nội dung:
Nội dung 1: Tiến hành 2 thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ vi sinh và

_

lượng giống gieo đến sinh trưởng và năng suất của rau muống (TN1) và rau dền

(TN2).
Nội dung 2: Kế thừa kết quả tốt nhất của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 để xây

_

dựng mô hình nhằm so sánh với quy trình trồng truyền thống của nông dân.
3.2 Thời gian và đ a điể

nghiên cứu

Thí nghiệm đã được thực hiện tại xã Tân Quý Tây, Huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 6 năm 2013.
3.3 Tình hình thời ti t và đặc tính l hóa học đất t i huyện Bình Chánh, Tp.HC
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết trong thời gian thực hiện tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM
Tháng

Nhiệt độ

Lượng mưa

Ẩm độ

Số giờ nắng

Tối thấp

Tối cao

Trung bình


(mm)

(%)

(h)

3

24,1

36,5

29,3

5,5

68

243,7

4

25,5

39,0

30,4

12,7


69

186,8

5

25,0

37,9

29,8

140,1

75

192,9

6

23,9

36,7

29,0

131,1

79


147,8

(Nguồn: Trạm Khí tượng Thủy Văn Khu vực Nam Bộ,2013)
Nhận xét: Qua bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình, ẩm độ qua các tháng tương
đối thích hợp với sự sinh trưởng tốt của cây rau muống và rau dền. Lượng mưa tăng
dần từ tháng 3 đến tháng 6 do đang vào giai đoạn chuyển từ mùa khô sang mùa mưa
nên rất tốt cho sự sinh trưởng mạnh của cây rau, tuy vậy số giờ nắng giảm dần nhưng
vẫn không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây rau.


10

Bảng 3.2: Đặc tính lý hóa học đất tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM
Độ sâu (cm)

C%

%N

%P2O5

%K

%OM

20

2,16

0,22


0,47

0,17

3,72

Thành phần cơ giới (%)

pH (1:5)

Cation trao đổi (meq)

Sét

Thịt

Cát

H2 O

KCl

Ca2+

Mg2+

58,42

17,43


24,15

5,26

4,21

0,12

26,46

Qua kết quả phân tích đất tại phòng Phân tích Bộ môn Thủy Nông, trường Đại học
Nông Lâm Tp.HCM ngày 23/06/2013 cho thấy: Đất tại địa điểm thực hiện có thành
phần sét cao (58,42%) giúp giữ nước tốt thích hợp cho cây rau khi cần nhiều nước và
giúp hạn chế việc rửa trôi đất trong quá trình tưới tiêu đối với các luống rau trong quá
trình canh tác. Đất có tính chua nhẹ, thành phần hữu cơ và chất mùn trong đất thấp.
Hàm lượng dinh dưỡng (N, P, K) trong đất tương đối cao giúp cây rau sinh trưởng tốt.
Lượng cation Ca2+ trong đất tương đối thấp do kỹ thuật canh tác ít bón vôi cải tạo đất
và lượng cation Mg2+ cao.
3.4 Vật liệu nghiên cứu
Hạt giống của 2 loại (rau muống và rau dền): giống địa phương mua tại hợp tác xã rau
Phước An, Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh.
Phân bón hữu cơ HTD đã được mô tả chi tiết tại mục 2.9.
3.5 Dụng cụ, trang thi t b
Cuốc, liềm, bình phun thuốc, bình tưới vòi sen, bình phun, thước đo, cân, cọc tre và
các dụng cụ chăm sóc khác.
3.6 Phương pháp nghiên cứu
3.6.1 Bố trí thí nghiệ
3.6.1.1 Thí nghiệ


1: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD và

lượng giống gieo đ n sinh trưởng và phát triển của rau

uống

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) 3 lần lặp lại.Thí
nghiệm bao gồm 2 yếu tố, trong đó gồm 2 mức phun phân HTD và 3 lượng giống gieo,
trong đó:


11

_ Yếu tố A: Liều lượng phun phân bón lá hữu cơ HTD (mL/16L):
 A1: 192
 A2: 224
_ Yếu tố B: Lượng giống gieo (kg/1000m2):
 B1: 10
 B2: 15
 B3: 20
Sơ đồ bố trí thí nghiệ :
Hàng bảo vệ
Khối 1

Khối 2

Khối 3

A2B3


A2B2

A1B2

A1B1

A2B1

A1B3

A1B2

A1B3

A1B1

A2B2

A1B1

A2B1

A2B1

A2B3

A2B2

A1B3


A1B2

A2B3

Hàng bảo vệ
Hướng dốc
ui

ô thí nghiệ :

Diện tích thí nghiệm: 6,75 m2 x 6 x 3 = 121,5 m2
3.6.1.2 Thí nghiệ

2: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá hữu cơ HTD và

lượng giống gieo đ n sinh trưởng và năng suất của rau ền
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD – 2) 3 lần lặp lại.Thí
nghiệm bao gồm 2 yếu tố, trong đó gồm 2 mức phun phân HTD và 3 lượng giống gieo,
trong đó:
_ Yếu tố A: Liều lượng phun phân bón lá hữu cơ HTD (mL/16L):
 A1: 192
 A2: 224


12

_ Yếu tố B: Lượng giống gieo (kg/1000m2):
 B1: 1
 B2: 1,5
 B3: 2

Sơ đồ bố trí thí nghiệ :
Hàng bảo vệ
Khối 1

Khối 2

Khối 3

A2B3

A2B2

A1B2

A1B1

A2B1

A1B3

A1B2

A1B3

A1B1

A2B2

A1B1


A2B1

A2B1

A2B3

A2B2

A1B3

A1B2

A2B3

Hàng bảo vệ
Hướng dốc
ui

ô thí nghiệ :

_ Diện tích thí nghiệm: 6,75 m2 x 6 x 3 = 121,5 m2
3.6.1.3 Các chỉ tiêu theo õi
Chọn cây theo dõi: mỗi ô thí nghiệm chọn 5 điểm theo đường chéo góc để theo dõi,
mỗi điểm gồm 2 cây chỉ tiêu, các cây lấy chỉ tiêu được đánh dấu bằng cọc tre, không
chọn cây ngoài cùng và 5 ngày theo dõi 1 lần (ngày bắt đầu là ngày sau khi phun phân
hữu cơ HTD đầu tiên).
Các chỉ tiêu theo dõi đều giống nhau ở cả 2 thí nghiệm.
3.6.1.3.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng
Chiều cao cây (cm): đo từ gốc sát mặt đất tới đỉnh sinh trưởng. (Trường hợp đất bị
rửa trôi thì sẽ đo ở vị trí ngang với cọc theo dõi đã được đánh dấu trước đó)

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/5 ngày) = chiều cao cây đo lần sau –
chiều cao cây đo lần trước liền kề.


×