BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN TÂN
SƠN NHẤT – BÌNH LỢI – VÀNH ĐAI NGOÀI TẠI
QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH
:
:
:
:
:
NGUYỄN THỊ MINH TUYẾN
09135063
DH09TB
2009 – 2013
Quản Lý Thị Trường Bất Động Sản.
-TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH
NGUYỄN THỊ MINH TUYẾN
THỰC TRẠNG TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN TÂN
SƠN NHẤT – BÌNH LỢI – VÀNH ĐAI NGOÀI TẠI
QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Văn Hải
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
(Ký tên:………………………………….)
-Tháng 7 năm 2013-
i
LỜI CẢM ƠN
Để có được ngày hôm nay, đầu tiên con xin gửi đến ba mẹ cùng gia đình,
những người đã tạo điều kiện cho con học tập đến ngày hôm nay, với tất cả lòng biết
ơn và kính trọng.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Quý thầy cô Khoa
Quản lý Đất đai và Bất động sản đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến Th.S Bùi Văn Hải, Bộ môn
Quy hoạch, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Toàn thể các cô chú, anh chị Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Thủ
Đức, TP. Hồ Chí Minh, đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu và truyền đạt những kinh
nghiệm quý báu, tạo mọi điều kiện tốt để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ban quản lý chung cư Hiệp Bình Chánh, Ban quản lý chung cư Mỹ Long, đặc
biệt là anh Võ Thanh Bằng thuộc Ban quản lý chung cư Mỹ Long, đã tận tình giúp đỡ
và cung cấp những tài liệu cần thiết để em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp Quản lý thị trường Bất động sản khóa 35,
những người bạn thân nhất của tôi, và các anh chị khóa 34 đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Dù đã cố gắng, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian thực tập có hạn. Nên
luận văn không thể tránh khỏi những sai sót.Rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý
thầy cô và sự đóng góp ý kiến quý báu của các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Tuyến
ii
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Tuyến, Khoa Quản lý Đất đai và Bất
động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Thực trạng tái định cư thuộc dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành
đai ngoài tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh”.
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Văn Hải, Bộ môn quy hoạch, Khoa Quản lý
Đất đai và Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của đất nước nên
việc đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế xã hội là vấn đề
quan trọng. Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài là một trong những dự
án cơ sở hạ tầng lớn của thành phố góp phần giải quyết nhiều vấn đền về giao thông,
kinh tế, xã hội. Chính vì thế mà dự án đã ảnh hưởng đến một bộ phận lớn những người
dân sống trên tuyến đường này. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì việc ổn
định cuộc sống người dân sau tái định cư là rất quan trọng.
Tuy dự án đoạn qua quận Thủ Đức đã hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư từ năm 2011 nhưng cho đến nay nhiều hộ dân vẫ chưa ổn định cuộc sống.
Trước tình hình đó đề tài được thực hiện để tìm hiểu nguyên nhân cũng như nhằm mục
đích góp phần bổ sung những ý kiến cho chính sách tái định cư được hoàn thiện hơn
và giúp cho công tác tái định cư sau này ngày càng hiệu quả.
Bằng cách sử dụng cở sở pháp lý như Luật Đất đai, các nghị định văn bản và cơ
sở thực tiễn như chính sách nhà ở của thành phố cùng các phương pháp nghiên cứu
như phương pháp điều tra, phương pháp phân tích tổng hợp…,đề tài đã đi sâu nghiên
cứu mức độ hài lòng của người dân tái định cư đối với căn hộ chung cư và chính sách
hỗ trợ tái định cư của Nhà nước.
Qua 100 phiếu điều tra/153 căn hộ đã bàn giao tại cụm chung cư, trong đó chỉ
có 75 phiếu là của các hộ dân tái định cư (chiếm 49%), và 25 phiếu của các hộ thuê,
mua lại căn hộ tái định cư. Đề tài đã nêu ra những vấn đề còn tồn tại về chất lượng
cũng như cách quản lý đối với nhà tái định cư hiện nay. Ngoài ra cũng đánh giá được
mức độ hài lòng của người dân tái định cư về các tiêu chí của nhà chung cư, về chính
sách hỗ trợ tái định cư, lý giải nguyên nhân vì sao người dân không mặn mà với lựa
chọn căn hộ tái định cư. Từ đó đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao cuộc
sống của người dân tái định cư.
iii
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN........................................................................................................... 3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 3
I.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................................... 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................................. 5
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................ 8
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 18
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 20
I.3.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 20
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 21
I.3.3. Quy trình thực hiện đề tài ............................................................................................. 21
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
22
II.1. Giới thiệu các chung cư Mỹ Long, Mỹ Kim và Hiệp Bình Chánh thuộc dự án Tân
Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài ................................................................................. 22
II.2. Đối tượng, điều kiện, đơn giá bồi thường và các quy định về phương thức thanh
toán căn hộ, nền đất TĐC thuộc dự án TSN – BL tại quận Thủ Đức TP. HCM ................... 25
II.2.1. Điều kiện, hình thức TĐC thuộc dự án TSN - BL ...................................................... 25
II.2.2. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ và TĐC thuộc dự án TSN – BL ...................................... 26
II.2.3. Các quy định về phương thức thanh toán tiền mua, thuê căn hộ, nền đất tái định
cư thuộc dự án TSN – BL ...................................................................................................... 31
II.3. Quá trình thực hiện công tác BT – GPMB và TĐC của dự án TSN – BL..................... 31
II.3.1. Các chính sách bổ sung của Nhà nước nhằm hoàn thiện công tác công tác BT –
GPMB và TĐC của dự án TSN - BL ..................................................................................... 31
II.3.2. Tiến trình thực hiện công tác BT – GPMB và TĐC (từ năm 2008 đến nay) .............. 32
II.4. Nghiên cứu mức độ hài lòng của người dân về nơi ở tại các chung cư TĐC Mỹ
Long, Mỹ Kim, Hiệp Bình Chánh ......................................................................................... 33
II.4.1.Thành lập mẫu điều tra về mức độ hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư
(phụ lục 1) .............................................................................................................................. 33
iv
II.4.2. Độ tin cậy của công cụ nghiên cứu ............................................................................. 34
II.4.3. Mức độ hài lòng của người dân về cuộc sống tại các chung cư TĐC ........................ 38
II.4.4. Chất lượng về các dịch vụ trong khu chung cư TĐC.................................................. 41
II.4.5. Mức độ hài lòng về chính sách hỗ trợ TĐC cư củaNhà nước đối với dự án TSN
– BL ....................................................................................................................................... 50
II.5. Đánh giá chung mức độ hài lòng của người dân về căn hộ chung cư và cuộc sống
sau TĐC của Nhà nước .......................................................................................................... 52
II.6. Tình hình sử dụng các căn hộ chung cư TĐC ................................................................ 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 58
v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Q.Thủ Đức
Quận Thủ Đức
Q.9
Quận 9
Q.2
Quận 2
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
ĐH
Đại học
BT_GPMB
Bồi thường, giải phóng mặt bằng
TĐC
Tái định cư
UBND
Ủy ban nhân dân
BT, HT và TĐC
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
ĐHXD
Đại học Xây dựng
TS
Tiến sĩ
CP
Cổ phần
THCS
Trung học cơ sở
Ban BT – GPMB
Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng
ĐHQG
Đại học Quốc gia
dự án TSN – BL
Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi
TSN – BL – VĐN
Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Tình hình bố trí tái định cư trên địa bàn quận Thủ Đức tính đến tháng 1/2013....... 13
Bảng 2. Các dự án trọng điểm cần sử dụng quỹ nhà (2013 – 2016)...................................... 14
Bảng 3. Tổng hợp nhu cầu tái định cư bằng căn hộ chung cư trên địa bàn quận Thủ Đức
giai đoạn (2013 – 2016) ......................................................................................................... 15
Bảng 4. Quy mô diện tích, số hồ sơ bị ảnh hưởng bởi dự án chia theo phường .................. 20
Bảng 5. Số căn hộ ở chung cư Mỹ Kim được sử dụng bố trí TĐC cho dự án TSN – BL ..... 23
Bảng 6. Số căn hộ ở chung cư Hiệp Bình Chánh được sử dụng bố trí TĐC cho dự án
TSN – BL ............................................................................................................................... 24
Bảng 7. Đơn giá bồi thường đất phi nông nghiệp là đất ở (không trừ nghĩa vụ tài chính).... 27
Bảng 8. Đơn giá căn hộchung cư Hiệp Bình Chánh theo giá bán tái định cư. ...................... 29
Bảng 9. Đơn giá căn hộ chung cư Mỹ Long theo giá bán tái định cư. .................................. 30
Bảng 10. Đơn giá căn hộ chung cư Mỹ Kim theo giá bán tái định cư. ................................. 31
Bảng 11. Tổng hợp các thang đo được mã hoá ..................................................................... 35
Bảng 12. Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo sự hài lòng của người
dân đối với chính sách tái định cư ......................................................................................... 36
Bảng 13. Hệ số Cronbach’s Alpha của công cụ nghiên cứu.................................................. 38
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Bản đồ dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài của TP. Hồ Chí
Minh ....................................................................................................................................... 19
Hình 2. Bản đồ quận Thủ Đức ............................................................................................... 19
Hình 3. Chung cư Mỹ Long ................................................................................................... 22
Hình 4. Chung cư Mỹ Kim .................................................................................................... 23
Hình 5. Chung cư Hiệp Bình Chánh ...................................................................................... 24
Hình 6. Khuôn viên chung cư Hiệp Bình Chánh ................................................................. 411
Hình 7. Khuôn viên của chung cư Mỹ Kim và Mỹ Long ...................................................... 42
Hình 8. Rác ngoài hành lang chung cư Hiệp Bình Chánh ................................................... 444
Hình 9. Một thang máy bị hỏng hệ thống điện ở chung cư Mỹ Kim .................................... 49
Hình 10. Tiện ích nhà trẻ ở các chung cư .............................................................................. 50
viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ1. Tình hình bố trí tái định cư đối với nguồn TĐC tại quận Thủ Đức (2008 –
tháng 1/2013) ......................................................................................................................... 14
Biểu đồ 2. So sánh giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng căn hộ và nền đất TĐC của quận
Thủ Đức ................................................................................................................................. 16
Biểu đồ 3. Phân kỳ sử dụng căn hộ (2013 - 2016)................................................................. 16
Biểu đồ 4. Hệ thống điện nước cho căn hộ ............................................................................ 39
Biểu đồ 5. Hệ thống thoát nước ............................................................................................. 39
Biểu đồ 6. Không gian sinh hoạt.......................................................................................... 400
Biểu đồ 7. Chất lượng căn hộ đang sống ............................................................................... 41
Biểu đồ 8. Cảnh quan thoáng mát tại khu TĐC ................................................................... 422
Biểu đồ 9. Ảnh hưởng bởi tiếng ồn khói bụi tại khu TĐC .................................................... 43
Biểu đồ 10. Hệ thống thông gió chiếu sáng tại khu TĐC ...................................................... 44
Biểu đồ 11. Dịch vụ (thu gom,xử lý rác..) ở nơi công cộng tại khu TĐC ............................. 45
Biểu đồ 12. Hệ thống bảo vệ an ninh trật tự tại khu TĐC ..................................................... 46
Biểu đồ 13. Hệ thống phòng chống cháy nổ tại khu TĐC ..................................................... 46
Biểu đồ 14. Dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tại khu TĐC .................................................... 47
Biểu đồ 15. Phí dịch vụ (rác, bảo vệ, gửi xe…)trong khu TĐC ............................................ 48
Biểu đồ 16. Môi trường văn hóa sống ................................................................................... 48
Biểu đồ 17. Tỷ lệ không hài lòng về mỗi chỉ tiêu điều tra trong nghiên cứu chất lượng
cuộc sống người dân sau tái định cư của dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai
ngoài tại quận Thủ Đức.......................................................................................................... 53
Biểu đồ 18. Cuộc sống sau tái định cư ................................................................................ 544
Sơ đồ 1. Quy trình thực hiện công tác BT – GPMB-TĐC theo QĐ 17/2008/QĐ-UBND
ngày 14 tháng 3 năm 2008 ..................................................................................................... 17
ix
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua 14 năm phát triển kể từ khi huyện Thủ Đức được tách thành Q.Thủ Đức,
Q.9 và Q.2 theo Nghị định 03/CP, Q.Thủ Đức mới bao gồm 12 phường với tổng diện
tích 4726,5 ha và có tổng dân số khoảng 442.177 người. Tuy còn nhiều khó khăn thử
thách nhưng đang dần vươn lên khẳng định vị thế tiềm năng của mình với nhiều thành
tích đạt được về kinh tế - xã hội. Với vị trí chiến lược tại cửa ngõ phía Đông Bắc
TP.HCM, giáp ranh với Xã Dĩ An và Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Thủ Đức là
khu vực tập trung đông dân cư và nhiều KCN, KCX lớn như KCN Sóng Thần, KCX
Linh Trung, và cụm các trường ĐH và trung học chuyên nghiệp của TP.HCM như hệ
thống trường ĐH Ngân hàng, ĐH Sư phạm Kỹ Thuật, ĐH Quốc gia, ĐH Luật, ĐH
Nông lâm… Theo định hướng phát triển chiến lược đến năm 2025 của TP.HCM,
Q.Thủ Đức thuộc vào nhóm các quận được tập trung phát triển các khu đô thị mới có
quy mô lớn, đồng bộ về hạ tầng xã hội nhằm hướng đến vai trò là khu đô thị mở rộng,
đón nhận xu hướng giãn dân từ khu vực trung tâm trong hiện tại và tương lai. Tuy
nhiên, song song với việc quy hoạch là công tác BT_GPMB và TĐC cho các hộ dân bị
giải tỏa. Bên cạnh đó, chính sách chăm lo các vấn đề về cuộc sống của người dân để
họ ổn định cuộc sống sau khi chuyển đến nơi ở mới cũng là vấn đề nan giải đối với các
cấp chính quyền thành phố.
Có nhiều hình thức tái định cư như nhận căn hộ chung cư, nhận nền hay nhận
tiền tự lo nơi ở mới trong đó hình thức nhận căn hộ chung cư được nhiều người dân
cũng như Nhà nước quan tâm nhất. “Đảm bảo cuộc sống của người dân TĐC đến nơi
ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” là chủ trương đúng đắng mà Đảng và Nhà
nước yêu cầu các chủ đầu tư khi triển khai các dự án đầu tư. Nhưng thực tế phần lớn
các hộ dân không thoải mái với nơi ở mới với nhiều lý do: chất lượng chung cư không
được tốt, phải thay đổi nghề nghiệp, không hài lòng với chính sách hỗ trợ của Nhà
nước, không đủ khả năng trả nợ ngân hàng… Cũng chính vì lý do này mà người dân
sau khi nhận căn hộ tái định cư thường bán lại cho người khác gây nên tình trạng lộn
xộn trong việc quản lý các căn hộ tái định cư.
Xuất phát từ lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng tái định cư
thuộc dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai ngoài tại quận Thủ Đức, TP. Hồ
Chí Minh”.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Phản ánh về cuộc sống của người dân tại các khu tái định cư để xác định mức độ
hài lòng của họ về nơi ở mới. Xác định những vấn đề còn tồn tại trong chương trình
nhà ở tái định cư của chính quyền thành phố và Ban quản lý dự án từ đó đưa ra những
đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách tái định cư của Thành phố, cũng như đóng góp ý
kiến nhằm xây dựng và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân sau tái định cư.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đời sống của người dân sau TĐC và chính sách của Nhà nước ở các chung cư
Mỹ Long, chung cư Mỹ Kim, chung cư Hiệp Bình Chánh tại quận Thủ Đức – TP. Hồ
Chí Minh.
1
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài đã bố
trí 153 căn hộ trong đó chung cư Mỹ Long (75 căn), Mỹ Kim (40 căn), Hiệp Bình
Chánh (38 căn) thuộc phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh. Số
mẫu điều tra dự kiến là 100 mẫu phiếu điều tra thông tin trên tổng số 153 căn hộ được
bàn giao, theo các tiêu chí: kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường,…(mẫu phiếu điều tra
được trình bày ở phụ lục 1).
Phạm vi thời gian: số liệu được thu thập từ 3/2013 – 7/2013.
2
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Một số khái niệm
a) Thu hồi đất:thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất giao cho tổ chức UBND xã, phường, thị trấn quản
lý theo quy định của Luật Đất Đai năm 2003 (Điều 4 Luật Đất Đai 2003).
b) Bồi thường khi Nhà nướcthu hồi đất: là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất được thu hồi cho người bị thu hồi đất (Điều 4 Luật Đất
Đai 2003).
c) Hỗ trợ khi Nhà nướcthu hồi đất: là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất
thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm
mới.
d) Tái định cư: là biện pháp nhằm ổn định, khắc phục đời sống cho những người
bị ảnh hưởng bởi dự án của Nhà nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bị thu hồi hết hoặc thu
hồi một phần, phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống, phải chuyển đến
nơi ở mới.
e) Khung giá đất: là do Chính phủ quy định, xác định mức giá tối đa và mức giá
tối thiểu của mỗi loại đất với mục đích sử dụng được xác định phụ thuộc vào tiềm
năng của đất đai được sử dụng đúng mục đích với hiệu quả cao nhất.
f) Bảng giá đất: trên cơ sở khung giá đất do Chính phủ quy định, UBND cấp tỉnh
hàng năm xây dựng bảng giá cho các loại đất tại địa phương ứng với các mức độ tiềm
năng khác nhau đảm bảo sự công bằng giữa những người sử dụng đất với các điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau.
g) Giá đất: do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định công bố vào
ngày 01 tháng 01 hàng năm, được sử dụng làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất, thuế
thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền sử dụng đất và tiền thu khi giao đất, cho
thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án sử dụng đất,
tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao không thu tiền sử dụng đất, tính lệ phí trước bạ,
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi
phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước.
Giá đất được xác định là cầu nối các mối quan hệ đất đai – thị trường – sự quản
lý của Nhà nước. Hay nói cách khác, giá đất là công cụ kinh tế để người quản lý và
người sử dụng đất tiếp cận cơ chế thị trường đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá sự
công bằng trong phân phối đất đai để người sử dụng thực hiện nghĩa vụ của mình và
Nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đai theo quy hoạch sử dụng đất và pháp luật.
2. Phân loại tái định cư
Phân loại TĐC theo thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị
định 197/2004.NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
3
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
Về hình thức TĐC:
-
Di dân vô vùng đô thị hóa.
Chuyển dịch nội ngoại thành, bao gồm từ việc thực hiện các chương trình cải
tạo đô thị cho tới việc di chuyển theo sở nguyện của người dân.
- TĐC tại chỗ khi thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư.
Xét về sở nguyện của người dân cũng có nhiều mức độ:
-
TĐC tự phát: là việc mua bán đất thuộc diện giải tỏa và xây dựng trái phép
không theo quy hoạch. Do việc xây dựng trái phép ở khu vực không có hạ tầng,
giá đất rẻ nên nhiều người có thu nhập thấp trong đó có những người thuộc diện
giải tỏa từ các dự án nhận tiền bồi thường tự lo chỗ ở.
- TĐC tự giác: là việc TĐC để thực hiện các dự án và người dân tự giác chấp
hành kế hoạch và phương án TĐC, kể cả việc tạo lập chỗ ở mới ở các dự án
phát triển nhanh.
- Cưỡng bức TĐC: thường là cưỡng bức giải tỏa và bố trí chỗ ở cho những người
bị giải tỏa chưa được sự đồng thuận của họ.
Xét về tính chất, TĐC có 2 dạng:
-
TĐC bắt buộc: để thực hiện các dự án phục vụ lợi ích chung. Nhìn chung các
quốc gia trên thế giới đều xác lập quyền ưu tiên của Nhà nước trong việc thu
hồi đất để thực hiện dự án vì lợi ích quốc gia.
- TĐC tình nguyện: thông thường trong các dự án cải tạo đô thị ở quy mô nhỏ, vì
lợi ích trực tiếp của những người tham gia dự án.
3. Tiêu chuẩn phân hạng nhà chung cư
Các căn hộ chung cư được phân hạng theo tiêu chuẩn quy định trong Thông tư
số 14/2008/TT – BXD ban hành ngày 02 tháng 8 năm 2008 của Bộ xây dựng hướng
dẫn về phân hạng nhà chung cư. Thông tư này hướng dẫn đánh giá, phân hạng chất
lượng sử dụng nhà chung cư cho các chủ đầu tư (chủ sở hữu) nhà chung cư để tự thực
hiện trước khi tham gia giao dịch trên sàn giao dịch bất động sản.
Nhà chung cư được phân hạng phải đảm bảo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu
chuẩn thiết kế và kỹ thuật hiện hành; quy hoạch chi tiết xây đựng do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc đánh giá, phân hạng nhà chung cư được thực hiện
sau khi có dự án và thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công được các cơ quan có thẩm
quyền quyết định; được thực hiện đối với từng chung cư độc lập. Sau khi công trình
được nghiệm thu bàn giao theo quy định của pháp luật và xây dựng, thì việc đánh giá
phân loại vẫn phải đảm bảo theo tiêu chí của thông tư này.
a) Nhà chung cư được phân hạng theo những tiêu chí sau (phụ lục 3):
- Những tiêu chí về quy hoạch, kiến trúc.
- Những tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Những tiêu chí về chất lượng hoàn thiện và trang thiết bị gắn liền với nhà chung
cư.
- Những tiêu chí về chất lượng dịch vụ quản lý nhà chung cư.
b) Yêu cầu đối với từng hạng nhà chung cư.
- Nhà chung cư hạng 1 (cao cấp): là hạng có chất lượng sử dụng cao nhất; đảm
bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn
thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức hoàn hảo.
4
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
- Nhà chung cư hạng 2: là hạng có chất lượng sử dụng cao; đảm bảo yêu cầu về
quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang
thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ khá hoàn hảo.
- Nhà chung cư hạng 3: là hạng có chất lượng sử dụng khá cao; đảm bảo yêu cầu
về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang
thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ khá.
- Nhà chung cư hạng 4: là hạng có chất lượng sử dụng trung bình; đảm bảo yêu
cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện,
trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt tiêu chuẩn, đủ điều
kiện để đưa vào khai thác sử dụng.
4. Môi trường ở trong khu chung cư tái định cư
a) Mô hình nhà ở
Mô hình nhà ở cho người TĐC trong thời gian gần đây có nhiều thay đổi và cải
tiến hơn:
- Không gian ở tái định cư: Không gian ở trong các khu tái định cư tập trung, bao
gồm căn hộ, công trình và đơn vị ở tái định cư với ý nghĩa là môi trường ở mà tại đó
người dân di dời có điều kiện khôi phục và phát triển cuộc sống xã hội và kinh tế.
Thực chất TĐC là một chương trình phục hồi nhằm đảm bảo cho người dân bị ảnh
hưởng có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước lúc di chuyển, cụ thể là đảm bảo cải thiện
hay ít nhất là khôi phục mức sống và khả năng thu nhập cho họ.
- Mua lại những dự án căn hộ chậm tiêu thụ của các doanh nghiệp với giá làm
sao để doanh nghiệp có lãi. Đây quả thật là một tín hiệu vui với các doanh nghiệp BĐS
vì nó vừa giúp các doanh nghiệp có tiền để thanh khoản, vừa lại giải quyết được
chương trình an sinh xã hội của thành phố.
- Nhà nước đầu tư và khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư và xây dựng
nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. Tạo điều kiện cho người dân tái định cư
có thể sớm tự tìm nơi ở phù hợp với điều kiện của họ.
b) Chỉ tiêu môi trường trong khu chung cư TĐC
- Xây dựng khu TĐC phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phù
hợp với tiêu chuẩn và quy định xây dựng.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo chất lượng (đường xá, cầu cống, ống cấp
thoát nước, điều kiện vệ sinh môi trường, an ninh, y tế,…), điều kiện sống phải tốt hơn
hoặc ít nhất cũng bằng nơi ở cũ.
- Đặc biệt là chú trọng đễn mảng môi trường xanh trong không gian ở của khu
TĐC.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
1. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc chung của chính sách BT, HT và TĐC khi Nhà
nước thu hồi đất
a) Cơ sở pháp lý xây dựng chính sách BT, HT và TĐC khi Nhà nướcthu hồi đất.
Thu hồi đất – quyền định đoạt về đất của Nhà nước
Luật Đất đai quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu. Chủ sở hữu về đất đai có các quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng đất đai.
Một trong những quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai theo điểm c Khoản 2
Điều 5 Luật Đất đai là giao đất, cho thuê, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử
dụng. Quyền thu hồi đất của Nhà nước thực hiện với các trường hợp sau:
5
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
Thu hồi đất để giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân thuê đất sử dụng
vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển
kinh tế. Quỹ đất cả nước hiện nay (trừ quỹ đất chưa sử dụng) đều đã giao hoặc cho các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê để sử dụng vào các mục đích cụ thể. Do vậy, muốn
có quỹ đất để giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê. Nhà nước phải thu
hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng như điều 32 Luật Đất đai đã
quy định “việc quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người cho người
khác chỉ thực hiện khi có quyết định thu hồi đất đó”
Thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm về Luật Đất đai:
Thứ nhất là sai phạm về sử dụng đất của người sử dụng đất bao gồm sử dụng đất
sai mục đích hoặc không có hiệu quả, cố ý hủy hoại đất, thiếu trách nhiệm để người
khác lấn chiếm đất, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, không sử dụng
đất được giao đúng thời hạn quy định (12 tháng liền đối với cây hàng năm; 18 tháng
đối với cây lâu năm; 24 tháng đối với đất trồng cây rừng; đất dùng để thực hiện các dự
án đầu tư không được sử dụng trong 12 tháng liền hoặc tiến độ đầu tư chậm 24 tháng,
kể từ khi đất được giao).
Thứ hai là sai phạm về quản lý đất đai như giao đất không đúng thẩm quyền,
không đúng đối tượng, đất chưa sử dụng bị lấn chiếm.
Thu hồi đất của người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng.
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc nộp tiền sử
dụng đất bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước nay giải thể, phá sản, chuyển đi nơi
khác, không còn nhu cầu sử dụng đất; cá nhân sử dụng đất chết mà không có người
thừa kế; người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
Thu hồi đất có BT, HT và TĐC
Theo Điều 39, 41 Luật Đất đai, Nhà nước chỉ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư đối với người sử dụng đất bị thu hồi, khi Nhà nước thu hồi dùng vào các mục
đích như: quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,lợi ích công cộng; phát triển kinh tế.
Nhà nước thực hiện bồi thường và hỗ trợ, tái định cư đối với người đang sử dụng
đất, nếu hộ có hoặc đủ điều kiện để cơ quan Nhà nước xét cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo quy định Điều 50 Luật Đất đai.
Chính phủ ban hành chính sách BT, HT và TĐC
Từ những nguyên tắc cơ bản về thu hồi đất, thực hiện BT, HT và TĐC khi Nhà
nước thu hồi đất dùng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng, phát triển kinh tế quy định tại Luật Đất đai và theo thẩm quyền được Quốc hội
giao, Chính phủ đã quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất dưới các hình thức sau:
Nghị định 197/2004/NĐ – CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất;
Thông tư số 116/2004/TT – BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
thi hành Nghị định số 197/2004/NĐ – CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
6
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
b) Nguyên tắc chung của chính sách BT, HT và TĐC.
Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư:
Việc thực hiện BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế gắn liền với lợi
ích Nhà nước, lợi ích của người đang sử dụng đất bị thu hồi và lợi ích của nhà đầu tư,
người được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất. Các lợi ích này phải được giải quyết một
cách hài hòa góp phần chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất có hiệu quả.
Đảm bảo công khai, dân chủ trong thực hiện:
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi là quan hệ về quyền sử
dụng đất giữa người đang sử dụng đất với nhà đầu tư có sự can thiệp của Nhà nước,
không phải giao dịch quyền sử dụng đất thông thường trên thị trường.Tuy nhiên, người
bị thu hồi đất chỉ chấp nhận chuyển quyền sử dụng đất của mình khi chính sách BT,
HT và TĐC phù hợp với Luật Đất đai và được thực hiện công khai, người dân được
bàn bạc dân chủ.
2. Các căn cứ pháp lý để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của
dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Thủ Đức
a) Cơ sở pháp lý cấp trung ương: Các văn bản pháp lý do trung ương ban hành.
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số
116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số 69/2006/TTBTC ngày 07 tháng 12 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về thu tiền sử dụng đất và Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm
2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày
03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày
15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường về hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007.
b) Cơ sở pháp lý địa phương: Do địa phương ban hành.
Căn cứ Chỉ thị số 08/2002/CT-UB ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Ủy ban nhân
dân thành phố về chấn chỉnh và tăng cường quản lý Nhà nước về đất trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh;
7
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
Căn cứ Quyết định số 225/2005/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Ủy
ban nhân dân thành phố quy định hạn mức đất ở tại thành phố;
Căn cứ Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của
UBND thành phố về thủ tục kiểm kê bắt buộc hiện trạng khuôn viên nhà, đất và tài sản
gắn liền trên đất để phục vụ công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất;
Căn cứ Quyết định số 144/2007/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Ủy
ban nhân dân thành phố về ban hành các loại giá đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh;
Căn cứ Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2008 của
UBND thành phố về ban hành Biểu giá chuẩn về suất vốn đầu tư phần xây dựng công
trình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Ủy
ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Ủy
ban nhân dân thành phố về thu hồi đất tại các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và
Thủ Đức để tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng tuyến
đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài;
Căn cứ Công văn số 5255/UBND-ĐTMT ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban
nhân dân thành phố vềđơn giá bồi thường trong dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi –
Vành đai ngoài trên địa bàn quận Thủ Đức;
Căn cứ Công văn số 1381/UBND-GPMB ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban
nhân dân quận Thủ Đức về việc đề xuất bổ sung đơn giá bồi thường đất ở tuyến đường
Trịnh Phong Đáng (đường số 9 – Phường Linh Tây) trong phạm vi dự án đường nối
sân bay Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Thủ Đức;
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
1. Vị trí vai trò của công tác GPMB và TĐC trong hệ thống quản lý của Nhà
nước về đất đai
Thu hồi đất là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà
nước về đất đai, sau khi có quyết định phải chi trả bồi thường thiệt hại cho người có
đất bị thu hồi. Vậy công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng hết sức quan trọng,
công tác này có tốt hay không phụ thuộc vào công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Đối với việc ban hành các văn bản pháp luật thì Nhà nước ban hành khung giá
các loại đất phải sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, có các chính sách
hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi thật hợp lý, trình tự, thủ tục thực hiện.
Phải đảm bảo công tác bồi thường thực hiện tốt, đảm bảo lợi ích hài hòa cho Nhà
nước, lợi ích cho nhà đầu tư và lợi ích cho người có đất bị thu hồi. Ngược lại nếu công
tác bồi thường gặp khó khăn chứng tỏ các văn bản pháp luật có liên quan chưa phù
hợp cần phải bổ sung điều chỉnh để hoàn thiện.
Đối với công tác đo đạc, phân hạng, lập bản đồ địa chính phải thật chính xác vì
khi tiến hành bồi thường dựa vào diện tích của từng thửa, từng hạng đất để tính bồi
thường. Nếu thực hiện tốt công tác này thì sẽ không xảy ra tình trạng tranh chấp, khiếu
kiện, còn ngược lại sẽ dẫn tới tình trạng khiếu kiện, tranh chấp làm cho việc BT –
GPMB gặp khó khăn, tiến độ thực hiện dự án kéo dài.
8
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công tác hết sức quan trọng.
Vì Giấy chứng nhận là điều kiện cơ bản để bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu
hồi. Do đó, cần phải đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa
đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất vừa giúp cho công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư được diễn ra nhanh chóng.
Việc quản lý hồ sơ địa chính cũng hết sức quan trọng, nhất là công tác chỉnh lý
biến động đất đai cần phải cập nhật thường xuyên, giúp việc xác định nguồn gốc rõ
ràng. Khi đó công tác bồi thường cũng sẽ được dễ dàng thuận lợi.
Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo mà làm tốt giúp cho việc bồi
thường diễn ra nhanh, đúng pháp luật, còn ngược lại sẽ làm cho dự án kéo dài ảnh
hưởng đến đời sống người dân và tiến độ thi công, ngoài ra còn gây nhiều tiêu cực
khác như chủ đầu tư sẽ lợi dụng khe hở đó mà làm trái pháp luật chẳng hạn sử dụng
không đúng mục đích, xây dựng nhà trái phép, đầu cơ đất…
Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi
thường, GPMB và nguồn quỹ đất để tạo lập nơi ở ổn định mới cho người dân sau tái
định cư. Các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch tránh tình trạng dự án không
đúng quy hoạch ảnh hưởng đến việc sử dụng đất cũng như lợi ích kinh tế, xã hội. Quy
hoạch tốt thì công tác BT – GPMB sẽ thực hiện thuận lợi. Ngược lại, việc bồi thường
gặp khó khăn lúc đó cần phải xem xét lại quy hoạch có phù hợp chưa, có cần phải điều
chỉnh, bổ sung hay không…
2. Chính sách hỗ trợ đời sống người dân sau tái định cư của một số tỉnh thành
trên cả nước và tại TP. Hồ Chí Minh
a) Những bài học cần được rút ra từ TP. Đà Nẵng.
“Thứ nhất, điều chỉnh tiến độ quy hoạch, chỉnh trang đô thị, xây dựng các khu tái
định cư phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.Mặc
dù trong những năm qua, mức tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng khá cao, cơ sở sản
xuất kinh doanh công nghiệp, dịch vụ và thương mại không ngừng được mở rộng và
phát triển, xong mỗi năm cũng chỉ đủ khả năng giải quyết việc làm cho khoảng hơn
20.000 lao động. Trong khi đó, số lao động được bổ sung hàng năm do quá trình phát
triển tự nhiên của dân số cùng với hàng chục nghìn lao động mất việc làm do phải di
dời giải toả theo các dự án quy hoạch - chỉnh trang đô thị lại lớn hơn rất nhiều. Do
vậy, thành phố không thể tạo ra và đáp ứng đầy đủ nhu cầu việc làm, chống thất
nghiệp cho cộng đồng dân cư. Trong khi đó, việc di dời tái định cư, chỉnh trang đô thị
lại làm khá tràn lan ở mọi quận huyện. Ở một số địa phương, quy hoạch di dời giải toả,
tái định cư kéo dài, một bộ phận nhân dân không ổn định được cuộc sống. Đây là kinh
nghiệm phải đặc biệt chú ý. Vì vậy, cần có kế hoạch tổng thể để chỉ đạo việc di dời,
tái định cư có trọng điểm, làm đâu xong đấy; đồng thời xác lập kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội, mở mang khu công nghiệp, phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư, phát
triển sản xuất. Trên cơ sở này mà giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân.
Thứ hai, cần có kế hoạch cụ thể chi tiết để đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho
cộng đồng dân tái định cư, đây là nhiệm vụ xã hội cấp bách. Điều bức xúc nhất sau khi
tái định cư là người lao động thiếu việc làm, không có việc làm, thất nghiệp. Vì vậy,
thu nhập giảm sút, tỷ lệ hộ nghèo gia tăng…Như vậy, muốn sớm ổn định sản xuất,
từng bước nâng cao đời sống cho nhóm dân cư sau tái định cư phải chú trọng việc lập
kế hoạch bố trí lao động phù hợp với khả năng giải quyết việc làm ở từng vùng dân cư
cũng như trên bình diện chung của cả thành phố. Để có cơ sở giải quyết một cách có
9
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
hiệu quả bài toán phức tạp trên cần chú trọng các giải pháp sau: Tiến hành điều tra,
đánh giá xã hội ban đầu để nắm được chính xác đặc điểm cộng đồng dân chuyển cư,
nguồn lao động của cộng đồng người sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án; thống kê, phân tích
thực trạng cơ cấu và chất lượng nguồn lao động của nhóm dân cư đó theo tuổi, theo
trình độ học, theo nghề nghiệp, theo đặc điểm gia đình và theo mức sống.Với nghề
nghiệp, cần nghiên cứu cơ cấu nghề nghiệp trước khi chuyển cư, tỷ lệ lao động hoạt
động trong từng ngành nghề. Từ đó sẽ dự báo số ngành nghề có khả năng tiếp tục duy
trì và phát triển, đồng thời dự liệu được số người mất việc làm ở những ngành nghề
không có điều kiện tồn tại sau tái định cư. Đây là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định
chính sách giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người dân sau tái định cư.
Thứ ba, phải tổ chức thực hiện một cách đồng bộ có hệ thống từ khâu đền bù,
giải toả, bố trí nơi ở sau tái định cư đến giải quyết việc làm cho nhân dân. Mục tiêu
hàng đầu mà chính quyền thành phố Đà Nẵng xác định khi thực hiện dự án tái định cư
là đảm bảo tính ổn định về việc làm, thu nhập, không làm suy giảm đi nguồn thu nhập
của dân. Song trên thực tế lâu nay, ở một số dự án, Ban quản lý chỉ chú trọng đến khâu
đền bù, giải phóng mặt bằng, sau đó không còn chú trọng đến bố trí đất ở và ổn định
đời sống người dân. Nhiều hộ gia đình ở một số dự án than phiền về tiền thuê nhà ở
tạm và thời gian giải quyết đất ở quá kéo dài đã gây nên không ít nỗi khổ cho họ. Việc
chuẩn bị trước một bước về đất ở hay chung cư cho các hộ diện giải toả phải được coi
là biện pháp cần thiết đầu tiên, giúp người dân sớm ổn định đời sống, nhanh chóng hoà
nhập cộng đồng sau tái định cư.
Thứ tư, tăng cường sự tham gia của cộng đồng, của các đoàn thể, các tổ chức
chính trị - xã hội trong toàn bộ quá trình thực hiện di dời, giải toả, tái định cư.Trong
những năm qua, Đà Nẵng là thành phố đi đầu trong việc huy động mọi nguồn lực
trong dân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội. Đặc biệt trong công cuộc cải
tạo, chỉnh trang đô thị đã có nhiều người dân sẵn sàng hy sinh phần tài sản, đất đai,
nhà cửa - nơi gắn bó với bao kỷ niệm thiêng liêng, lâu đời của mình để di dời vì sự
phát triển chung của thành phố.Thành công đó được khởi nguồn từ đường lối chiến
lược, chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp tình hợp lý của cấp uỷ Đảng và chính
quyền thành phố.Tuy nhiên, để có sự tương hợp giữa “ý Đảng, lòng dân” phải phát
huy đồng bộ vai trò của các nhóm, của cộng đồng, của các tổ chức chính trị - xã hội
trong việc tuyên truyền vận động giúp từng người dân thông hiểu các chủ trương chính
sách. Phải thực hiện phương châm: ở đâu có khó khăn, vướng mắc, ở đó có tổ dân phố,
Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc...Ngoài ra, cộng
đồng và các tổ chức chính trị xã hội còn tham gia thường xuyên và có hiệu quả vào
việc ổn định đời sống, tổ chức học nghề, tạo việc làm, hướng dẫn thủ tục vay vốn tín
chấp cho các hộ muốn sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình. Sáng kiến
của các tổ chức như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh trong xây dựng quỹ tiết kiệm
nhân dân nhằm giúp những hộ nghèo có vốn để sản xuất kinh doanh là một kinh
nghiệm quý cần được nhân rộng.Đây là công tác mà nhờ đó không ít hộ đã vượt được
nghèo.
Thứ năm, một kinh nghiệm cần chú ý khác của Đà Nẵng trong quá trình di dời,
giải tỏa, tái định cư là phải đặc biệt quan tâm những hộ gia đình có đông thành viên,
thuộc diện nghèo, học vấn thấp, nhiều người lao động phổ thông chưa qua đào tạo
nghề. Đây là những gia đình chuyển cư sau tái định cư đang hết sức lúng túng trong
định hướng phát triển, tạo lập vốn, chọn nghề, cân đối cơ cấu chi tiêu, định hướng phát
10
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
triển cho con cái. Do vậy, ngoài việc cấp thêm lô đất phụ, cần hỗ trợ vốn, mở lớp dạy
nghề, tìm kiếm việc làm và tư vấn việc giải quyết thích hợp giữa thu nhập và chi tiêu,
đồng thời tăng cường tri thức thị trường cho họ và con cái họ.
Thứ sáu, thực tế quá trình giải tỏa,di dời và tái dịnh cư ở Đà Nẵng đã chỉ ra rằng
việc lập, xét duyệt quy hoạch chi tiết khu tái định cư cần sự tham vấn của những đối
tượng bị ảnh hưởng, tức là phải dựa vào ý nguyện của đại đa số dân chuyển cư. Bởi lẽ,
quy hoạch, chỉnh trang đô thị là quá trình sắp xếp, tạo lập lại không gian - vật lý đô thị
đẹp đẽ hơn,hợp lý hơn, cho sự phát triển bền vững của xã hội. Do vậy,hơn ai hết, chỉ
có người dân trong cộng đồng chuyển cư mới cảm nhận hết những nhu cầu vật chất và
tinh thần của chính mình. Những suy nghĩ chủ quan, duy ý chí của một ít người thậm
chí của một số nhà hoạch định chính sách cũng nhiều khi không thể hiện hết ý chí của
nhân dân.Vì vậy, điều tra để nắm vững nguyện vọng của cộng đồng trước chuyển cư là
một việc làm hết sức cần thiết.
Thứ bảy, xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện dự án thực sự có phẩm chất
đạo đức, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm cao. Thực tế cho thấy, sự thành
công của mỗi dự án tái định cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện vật chất, nguồn
kinh phí, cơ chế chính sách, đội ngũ cán bộ... Trong đó cán bộ trực tiếp thực hiện dự
án được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Ở những dự án nào có đội ngũ cán bộ
giỏi về chuyên môn, trong sáng về đạo đức và có cái tâm vì dân vì nước thì ở đó hiệu
quả của dự án đạt mức cao nhất. Cũng vì thế nên muốn thực hiện thành công chương
trình di dời, tái định cư cần coi trọng việc nâng cao mức sống cho người dân sau tái
định cư với một số biện pháp cụ thể sau:
-
Một là, chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực sự giỏi về chuyên
môn, nhất là những người có nhiệm vụ làm quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển
khai điều hành dự án.
- Hai là, phải lựa chọn những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt để không dễ bị cám
dỗ, lung lạc bởi những lợi ích kinh tế để thực hiện chính sách đền bù, trợ cấp cho
dân đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch. Nếu không ngay cả công trình cơ sở hạ
tầng của khu tái định cư cũng có nguy cơ bị bớt xén dẫn đến chất lượng thấp…
Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức sống và niềm tin của nhân dân cả trước
mắt và lâu dài.Trên đây, là một số vấn đề được rút ra từ những kinh nghiệm thực
hiện di dời, giải tỏa, tái định cư của thành phố Đà Nẵng trong những năm vừa
qua,cần phải tiếp tục tổng kết và nhân rộng.”
(Nguồn:Nhận định của PGS. TS Nguyễn Chí Dũng, Thạc sỹ Trần Văn Thạch)
b) Các hình thức tổ chức TĐC và khu ở TĐC tại Hà Nội – những ưu điểm và hạn chế.
Hiện nay ở Hà Nội, tổ chức khu ở TĐC được thực hiện theo nhiều hình thức tùy
theo đặc điểm, yêu cầu của mỗi dự án phát triển. Qua khảo sát và nghiên cứu của TS
Nguyễn Thanh Mai (ĐHXD) thì có thể phân loại các dạng tổ chức TĐC như sau:
- Tổ chức tái định cư tại chỗ
Người dân sau khi bị di dời, hoặc sinh sống trong khu ở tạm, có thể trở lại không
gian ở mới được thiết lập tại đúng vị trí trước khi di dời. Tái phát triển khu dân cư
cũng thuộc hình thức TĐC tại chỗ, thường áp dụng cho các dự án cải tạo nâng cấp khu
nhà ổ chuột, dân nghèo đô thị. Ngoài ra còn có di chuyển người dân đến công trình
nhà ở xây chen tại các không gian trống sẵn có trong các khu ở cũ, phục vụ mục đích
11
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
giãn dân. Tổ chức TĐC theo dạng này hạn chế được di dời, giảm thiểu xáo trộn cuộc
sống. Tuy nhiên, thường làm tăng mật độ dân cư cục bộ, tăng mức độ sử dụng hệ
thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng hiện hữu đang quá tải tại khu vực trung tâm đô
thị (Khu Kim Liên, Thành Công - Hà Nội).
-
Tổ chức tái định cư phân tán
Tổ chức TĐC theo kiểu phân tán thường diễn ra trong phạm vi phường, quận,
quy mô di dời nhỏ. Người dân bị di dời hoàn toàn và được TĐC vào các công trình
nhà ở xây mới trên những mảnh đất trống trong đô thị, thuộc phạm vi của phường,
quận đó. Do vậy bán kính di dời nhỏ, mức độ xáo trộn không nhiều. Tuy nhiên, diện
tích trống ở gần khu vực trung tâm đang ngày một giảm đi, ngược lại, giá trị đất lại
tăng cao, nên sử dụng khu đất với mục đích kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
-
Tái định cư kết hợp trong các khu ở mới
Khu nhà tái định cư được hình thành ngay trong khu đô thị mới với việc sử dụng
một phần diện tích nhà ở trong khu đô thị mới để di dời dân cư từ các dự án phát triển
đô thị và thường gọi là khu đất 20% (do 20% diện tích đất nộp lại cho UBND thành
phố làm khu TĐC). Tuy nhiên, các khu ở mới thường được xây dựng chủ yếu với mục
đích kinh doanh, các khu ở TĐC với mục đích di dân giải phóng mặt bằng nên những
yêu cầu và đặc điểm riêng cho đối tượng TĐC ít được thoả mãn. Ngoài ra phương án
này thường gây sức ép lên chủ đầu tư, do vấn đề nguồn vốn. Đến tháng 4/2006, thành
phố đã bắt đầu có những điều chỉnh giảm bớt sử dụng quỹ nhà trong khu đô thị mới
phục vụ GPMB và thay vào đó, định hướng phát triển các khu TĐC tập trung sẽ được
đẩy mạnh đến 2020.
- Tổ chức tái định cư tập trung
Thiết lập các khu ở mới phục vụ chủ yếu mục tiêu tái định cư, đón nhận dân cư
di dời từ nhiều dự án khác nhau trong đô thị. So sánh các kiểu tổ chức TĐC, có thể
thấy ưu điểm của hình thức TĐC tập trung trong trường hợp các dự án phát triển quy
mô lớn, kèm theo di dân với số lượng lớn. Khu TĐC tập trung thường được lựa chọn
nằm ngoài khu vực trung tâm, nơi có quỹ đất dồi dào.Các khu TĐC tập trung có quy
mô đủ lớn để tiếp nhận số lượng lớn dân di dời, có các chức năng của một đơn vị ở và
những điều kiện cần thiết nhằm khôi phục cuộc sống cho người dân.Ngoài ra, khu
TĐC tập trung khắc phục những nhược điểm của việc sử dụng lãng phí hệ thống hạ
tầng kỹ thuật trong các khu ở quy mô nhỏ, rải rác trong đô thị. Điều kiện phát triển
kinh tế và trình độ công nghệ kỹ thuật hiện đại cho phép các chủ đầu tư có tiềm lực, có
tính chuyên nghiệp cao đầu tư vào các khu ở quy mô lớn, giúp nâng cao chất lượng
nhà ở, tạo uy tín với người dân.
3. Tình hình bố trí tái định cư trên địa bàn quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh
a) Nguồn tái định cư trên địa bàn quận Thủ Đức từ năm 2008- tháng 1/2013.
Trong thời gian qua, tính đến tháng 1 năm 2013 trên địa bàn quận Thủ Đức đã bố
trí 210 nền đất và 178 căn hộ thuộc các dự án sau:
+ Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài đã bố trí 139 nền đất và 153 căn
hộ (giải tỏa trắng đủ điều kiện tái định cư 730 trường hợp).
+ Dự án Xa Lộ Hà Nội đã bố trí tái định cư 21 nền đất và 08 căn hộ. Trong đó 02 hộ
tạm cư (giải tỏa trắng đủ điều kiện tái định cư 48 trường hợp).
12
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
+ Dự án Gò Dưa đã bố trí tái định cư 38 nền đất, 02 căn hộ tạm cư (giải tỏa trắng đủ
điều kiện tái định cư 64 trường hợp).
+ Dự án trường THCS Trường Thọ đã bố trí tái định cư 12 căn hộ (giải tỏa trắng đủ
điều kiện tái định cư 13 trường hợp).
+ Dự án Hầm vượt Linh Xuân đã bố trí tái định cư 05 nền đất (giải tỏa trắng đủ điều
kiện tái định cư 14 trường hợp).
+ Dựán nút giao thông trạm 2 đã bố trí tái định cư 02 nền đất (giải tỏa trắng đủ điều
kiện tái định cư 02 trường hợp).
+ Dự án cải tạo kênh Ba Bò đã bố trí tái định cư 03 nền đất và 01 căn hộ (giải tỏa
trắng đủ điều kiện tái định cư 61 trường hợp).
+ Các dự án khác: 02 căn hộ (BOT 01 căn,Trường học, bệnh viện 01 căn).
- Tổng số các hộ dân các dự án trên đủ điều kiện tái định cư 934 trường hợp trong
đó có 386 trường hợp được bố trí căn hộ chung cư và nền đất, còn lại 548 trường
hợp tự lo chỗ ở.
- Tổng số các hộ dân các dự án được bố trí đất nền là 210 trường hợp.
- Tổng số các hộ dân các dự án được bố trí căn hộ chung cư là 176 trường hợp.
- Về căn hộ Quận đã mua 404 căn hộ. Trong đó đã bố trí 178 căn hộ, còn lại 225
căn hộ.
- Về nền đất Quận đã mua 243 nền đất. Trong đó đã bố trí 222 nền đất, còn lại 21
nền đất.
Bảng 1. Tình hình bố trí tái định cư trên địa bàn quận Thủ Đức tính đến tháng 1/2013
Nguồn
TĐC
Tình
hình sử
dụng
Đã bố trí
Khu
nhà ở
BC
(HĐ)
Khu
Nhà ở
BC
Khu
nhà ở
Tam
Bình
Khu
nhà
ở
Êm
Đềm
5
95
53
64
Chưa bố
trí
Tổng
Nền
đất
PH TT
5
Chung
cư Mỹ
Kim
40
Chung Chung Chung
cư Mỹ
cư
cư
Long HBC
Linh
Trung
79
45
21
5
95
53
85
15
225
5
40
79
45
240
Chú thích:
Khu nhà ở BC (HĐ): Khu nhà ở Bình Chiểu (Hoán đổi chợ đầu mối)
Khu nhà ở BC: Khu nhà ở Bình Chiểu
Nền đất PH – TT: Nền đất Phú Hữu - Trường Thọ
Chung cư HBC: Chung cư Hiệp Bình Chánh
(Nguồn: Ban BT – GPMB quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh
13
Ngànhh Quản lý Thị
T trường Bất
B động sảản
SVTH
H: Nguyễn Thị
T Minh Tuuyến
250
200
150
225
100
95
50
0
5
Khhu
nhàà ở
hoáán
đổi chợ
c
đầuu
mốối
Khu
Nhà ở
Bình
Chiểu
53
21
64
5
40
79
45
15
Khu Kh
hu Nền Chung Chhung Chung
g Chung
nhà ở nhàà ở đất cư Mỹ cư Mỹ cư
cư
m
Tam Êm
Phú Kim Loong HBC Linh
Bình Đềềm Hữu Trung
g
Trường
Thọ
Đã bbố trí
Ch
hưa bố trí
Biểuu đồ1. Tìnhh hình bố trí tái định cư
ư đối với ng
guồn TĐC tạại quận Thủủ Đức (2008 –
tháng 1/2013)
b) Nhhu cầu sử dụng
d
quỹ nh
hà tái định cư trong giai
g đoạn (22013 – 20116) trên địaa bàn
quận Thủ
T Đức TP
P. Hồ Chí Minh
M
N
Ngày
23 thháng 8 năm
m 2012 Ủyy ban nhân
n dân quận Thủ Đức có văn bảản số
2563//BĐK –UB
BND về việệc đăng kýý nhu cầu sử dụng quuỹ nhà tái định cư thhuộc
chươnng trình 12.500 căn hộ.
T nhiên theo
Tuy
t
chỉ đạạo của Thànnh phố, phảải xác định nnhu cầu tái định cư chho cả
những
g dự án có kế hoạch triển
t
khai trrong giai đoạn
đ
2013 – 2016, để Thành phốố chủ
động bố
b trí, nhằm
m đáp ứng nhu
n cầu bố trí tái định cư và khônng gây lãng phí.
H
Hiện
nay, sau
s khi rà soát
s
lại tất cả các dự án đang triển khai vàà chuẩn bị triển
khai giai
g đoạn 20
013 đến năăm 2016, Ủy
Ủ ban nhânn dân quận Thủ Đức thhống nhất đăng
đ
ký nhuu cầu sử dụụng quỹ nhàà tái định cư
ư thuộc chư
ương trình 12.500
1
căn, cụ thể như sau:
Bảng 2.Các dự án
n trọng điểm
m cần sử dụụng quỹ nhàà (2013 – 2016)
2
ST
TT
D án
Dự
Số lượnng
Diệnn tích (m2)
căn hộộ
1 Dự án Quốc Lộ 133
250
60m
m2 - 80 m2
2 Dự án đường vànhh đai phía đđông nút
100
60m
m2 - 80 m2
g thông Bình Thái
giao thhông – Nút giao
3 Dự án đường Trườ
ờng Thọ
30
60m
m2 - 80 m2
4 Dự án đường vànhh đai ngoài – Bình
150
60m
m2 - 80 m2
Thái – Gò Dưa
5 Dự án Trạm biến thế điện Bìình Thái
2
60m
m2 - 80 m2
6 Dự án Đại học Quuốc gia
520
60m
m2 - 80 m2
7 Dự án Xử lý nướcc thải Suối Nhum
N
10
60m
m2 - 80 m2
Tổng cộng
c
1.062
(
(Nguồn:
Baan BT – GP
PMB quận T
Thủ Đức TP
P. Hồ Chí Minh)
M
14
Ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
SVTH: Nguyễn Thị Minh Tuyến
Tổng nhu cầu căn hộ đăng ký trong chương trình 12.500 căn của quận Thủ Đức
là 1.062 căn hộ.
Bảng 3.Tổng hợp nhu cầu tái định cư bằng căn hộ chung cư trên địa bàn quận Thủ
Đức giai đoạn (2013 – 2016)
stt
A
1
2
3
4
5
6
Tên dự án
B
Dự án quốc lộ 13
Đường vành đai
phía đông – nút giao
thông Bình Thái
Dự án đường
Trường Thọ
Đường vành đai
ngoài - Bình Thái –
Gò Dưa
Trạm biến điện
Bình Thái
Đại học quốc gia
Dự án xử lý nước
thải suối Nhum
Tổng cộng
7
Căn hộ
nền đất
đang đầu
tư xây
dựng
Nhu
cầu
căn
hộ
TĐC
3
4
250
Phân kỳ sử dụng căn hộ
TĐC
Số hộ
bị ảnh
hưởng
Số hộ
giải
tỏa
trắng
1
816
2
500
216
150
100
100
223
50
30
30
400
300
150
50
100
04
04
02
02
520
100
150
270
10
10
1062
112
330
620
1040
1040
22
18
2721
2062
- 320 nền
(7/2013)
- 220 căn
hộ
(12/2015)
520
Năm
2013
Năm
2014
5
6
Năm
(2015 –
2016)
7
250
(Nguồn: Ban BT – GPMB quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh)
Ghi chú:
- Số 320 nền đất phục vụ cho dự án ĐHQG tại cột 3 do quận Thủ Đức chuẩn bị sẽ
hoàn tất vào tháng 7/2013.
- Số 220 căn hộ tại cột 3 phụ vụ dự án ĐHQG dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2015.
15