Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NGÃ TƯ RẠCH KIẾN HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH CÔNG TOẠI

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
NGÃ TƯ RẠCH KIẾN HUYỆN CẦN ĐƯỚC
TỈNH LONG AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH CÔNG TOẠI

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
NGÃ TƯ RẠCH KIẾN HUYỆN CẦN ĐƯỚC
TỈNH LONG AN

Chuyên ngành: Thiết Kế Cảnh Quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2013

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập của tôi tại trường Đại học
Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt thời gian qua.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn tới:
Ban giám hiệu Trường đại học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô trong Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên.
Công ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Miền Tây – Tỉnh Long An đã
cung cấp cho tôi số liệu để làm luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đinh Quang Diệp
người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi
trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp DH09TK đã luôn
bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2013
Sinh viên

HUỲNH CÔNG TOẠI

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Thiết kế cảnh quan khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến
Huyện Cần Đước – Tỉnh Long An” được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh từ
ngày 27/1/2013 đến 31/5/2013.
Kết quả thu được như sau:
-

Phân tích đánh giá được hiện trạng của khu đất thiết kế.

-

Đề xuất phương án cải tạo mảng xanh cho khu di tích lịch sử và thiết kế
chi tiết ở một số khu vực trong di tích.

-

Hoàn thành các bản vẽ thiết kế:
+ Mặt bằng thiết kế tổng thể.
+ Mặt đứng.
+ Mặt cắt.
+ Phối cảnh tổng thể.
+ Một số phối cảnh tiểu cảnh.

-

Bảng danh mục các loài cây đề xuất được sử dụng trong thiết kế.

-


Thuyết minh thiết kế.

iii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................... i
Lời cám ơn .................................................................................................. ii
Tóm tắt ....................................................................................................... iii
Mục lục....................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................. viii
Danh sách các hình..................................................................................... ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN ...........................................................................................2
2.1 Tổng quan tài liệu..................................................................................................2
2.1.1 Khái niệm di tích lịch sử ....................................................................................2
2.1.2 Các tiêu chí của một di tích lịch sử - văn hóa ....................................................2
2.1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan ...........................................3
2.1.3.1 Nguyên lý về giác quan trong kiến trúc cảnh quan .........................................3
2.1.3.2 Các dạng bố cục chủ yếu.................................................................................5
2.1.3.3 Các quy luật của thiết kế cảnh quan ................................................................6
2.1.4 Một số nguyên tắc phối kết và bố trí cây xanh ..................................................7
2.1.4.1 Các nguyên tắc phối kết cây xanh ...................................................................7
2.1.4.2 Nguyên tắc bố trí cây xanh..............................................................................9
2.1.5 Vai trò của cây xanh, hệ thống mảng xanh tại các khu di tích lịch sử ...............9
2.1.5.1 Đối với cảnh quan ...........................................................................................9
2.1.5.2 Đối với môi trường........................................................................................10

2.2 Một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở Long An .........................................10
2.3 Giới thiệu về khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến...........................................12
2.3.1 Tên gọi của di tích ............................................................................................12
2.3.2 Sự kiện nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích ...........................................12
iv


2.3.3 Giá trị của di tích ..............................................................................................14
2.4 Tổng quan về khu vực thiết kế ............................................................................15
2.4.1 Vị trí……………………………………………………………………….. ... 15
2.4.2 Điều kiện tự nhiên của khu vực thiết kế ..........................................................16
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....18
3.1 Mục tiêu ..............................................................................................................18
3.2 Nội dung ..............................................................................................................18
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................18
3.3.1 Công tác chuẩn bị .............................................................................................18
3.3.2 Phương pháp ngoại nghiệp ...............................................................................18
3.3.3 Phương pháp tham khảo tài liệu.......................................................................19
3.3.4 Phương pháp nội nghiệp ..................................................................................19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................20
4.1 Kết quả khảo sát hiện trạng khu đất thiết kế .......................................................20
4.2 Đánh giá chung về hiện trạng khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến ................23
4.3 Thuận thợi và khó khăn trong thiết kế ................................................................24
4.3.1 Thuận lợi ..........................................................................................................24
4.3.2 Khó khăn ..........................................................................................................25
4.4 Xây dựng phương án thiết kế ..............................................................................25
4.4.1 Quan điểm thiết kế ...........................................................................................25
4.4.2 Mục tiêu thiết kế...............................................................................................25
4.4.3 Ý tưởng thiết kế................................................................................................26
4.5 Các phân khu thiết kế ..........................................................................................26

4.6 Hệ thống giao thông của khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến ........................28
4.6.1 Nhóm giao thông chính ....................................................................................28
4.6.2 Nhóm giao thông phụ .......................................................................................28
4.6.3 Nhóm đường dạo ..............................................................................................29
4.7 Đề xuất hệ thống chiếu sáng cho khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch kiến ............29
4.8 Thuyết minh thiết kế ...........................................................................................30

v


4.8.1 Tổng thể khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch kiến ...............................................30
4.8.2 Khu nhà truyền thống .......................................................................................32
4.8.3 Khu quảng trường ............................................................................................33
4.8.4 Khu hương quê .................................................................................................35
4.8.5 Khu hương rừng ...............................................................................................38
4.8.6 Khu khoảng lặng ..............................................................................................39
4.9 Đề xuất chọn cây trồng .......................................................................................40
4.10 Vật liệu sử dụng trong thiết kế ..........................................................................43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................46
5.1 Kết luận ...............................................................................................................46
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KTCQ

Kiến trúc cảnh quan


KTS

Kiến trúc sư

NXB

Nhà xuất bản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TS

Tiến sĩ

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Danh mục các loài thực vật hiện hữu tại khu di tích lịch sử Ngã tư Rạch

Kiến ...........................................................................................................................20
Bảng 4.2 Danh mục các loài cây đề xuất sử dụng trong thiết kế..............................41
Bảng 4.3 Bảng thống kê vật liệu sử dụng trong thiết kế ..........................................43

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Bia đá và ngôi mộ hình hộp của Nguyễn Huỳnh Đức...............................10
Hình 2.2 Cổng chùa Tôn Thạnh ...............................................................................11
Hình 2.3 Khu di tích lịch sử cách mạng Bình Thành ...............................................12
Hình 2.4 Vị trí khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến .............................................15
Hình 2.5 Vị trí của khu dích tích lịch sử với các khu vực xung quanh ....................16
Hình 4.1 Mặt bằng hiện trạng và phân bố cây xanh trong khu di tích lịch sử Ngã Tư
Rạch Kiến ..................................................................................................................22
Hình 4.2 Cây cắt tỉa tạo hình trong khu di tích ........................................................23
Hình 4.3 Cỏ đậu chết thành từng đám ......................................................................23
Hình 4.4 Những khoảng trống chưa được tạo cảnh quan đẹp ..................................24
Hình 4.5 Phân khu chức năng khu di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến.......................26
Hình 4.6 Hệ thống giao thông trong khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến............28
Hình 4.7 Các loại đèn đề xuất cho khu di tích .........................................................30
Hinh 4.8 Mặt bằng tổng thể ......................................................................................30
Hình 4.9 Phối cảnh tổng thể .....................................................................................31
Hình 4.10 Phối cảnh cổng chào ................................................................................32
Hình 4.11 Phối cảnh lối vào thứ hai .........................................................................33
Hình 4.12 Phối cảnh đài phun nước, đường vào quảng trường................................34

Hình 4.13 Phối cảnh một góc trong quảng trường ...................................................35
Hình 4.14 Tiểu cảnh cây cắt tỉa trong quảng trường ................................................35
Hình 4.15 Phối cảnh hương quê, đoạn đường trồng tre ...........................................36
Hình 4.16 Phối cảnh mái nhà tranh ..........................................................................37
Hình 4.17 Tiểu cảnh hồ nước ...................................................................................37
Hình 4.18 Phối cảnh giàn bầu hồ lô, cây đa .............................................................38
Hình 4.19 Phối cảnh bonsai ......................................................................................39
Hình 4.20 Phối cảnh xương rồng..............................................................................39

ix


Hình 4.21 Phối cảnh kè bạc ......................................................................................40

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi nhịp sống ngày càng
hối hả và bận rộn thì con người càng muốn tìm đến những nơi có cảnh quan thiên
nhiên đẹp với bầu không khí trong lành để xua đi hết mọi căng thẳng, mệt mỏi, lấy
lại sự cân bằng trong cuộc sống. Vì vậy, những không gian xanh trong các khu du
lịch, các danh lam thắng cảnh, các công viên ngày càng được quan tâm và thật sự
cần thiết. Bên cạnh đó thì các khu di tích lịch sử vẫn là ưu tiên hàng đầu cho những
ai muốn được tham quan, học tập, tìm hiểu về những truyền thống lịch sử.
Khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến nằm tại trung tâm xã Long Hòa, huyện
Cần Đước, tỉnh Long An, nơi đây ghi dấu một thời gian khổ và hào hùng trên vành
đai diệt Mỹ Rạch Kiến - một thế trận chiến tranh nhân dân độc đáo thể hiện ý chí
sáng tạo của Đảng bộ và quân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

cứu nước. Khu di tích đã được bộ văn hóa - thông tin công nhận là di tích lịch sử
văn hóa năm 1996. Công trình xây dựng khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến
mang ý nghĩa lịch sử văn hóa lớn không chỉ riêng ở tỉnh Long An mà còn trên cả
nước.
Việc thiết kế cảnh quan cho khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến vừa góp
phần làm tăng mảng xanh cho khu di tích, vừa tạo không gian xanh thoáng đãng đáp
ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, thư giản cho người dân địa phương, đồng thời góp
phần giáo dục truyền thống yêu nước bất khuất cho các thế hệ sau, nâng cao lòng tự
hào về những chiến tích đã đạt được.
Đó cũng là lý do tôi thực hiện đề tài: “Thiết kế cảnh quan khu di tích lịch
sử Ngã Tư Rạch Kiến”.

1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Khái niệm di tích lịch sử
Khái niệm di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà
cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng,
một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử. Khái niệm này không chỉ áp
dụng với những công trình nghệ thuật to lớn mà cả với những công trình khiêm tốn
hơn vốn đã, cùng với thời gian, thâu nạp được một ý nghĩa văn hoá. (theo hiến
chương Quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu Di tích và Di chỉ, 1964).
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học. (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
2.1.2 Các tiêu chí của một di tích lịch sử - văn hóa
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá

trình dựng nước và giữ nước.
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với than thế và sự nghiệp của anh hung
dân tộc, danh nhân của đất nước.
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời
kỳ cách mạng, kháng chiến.
(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

2


2.1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan
Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan theo Đinh Quang Diệp (2011)
2.1.3.1 Nguyên lý về giác quan trong Kiến trúc cảnh quan
Kiến trúc cảnh quan được quyết định bởi giá trị thẩm mỹ, trong đó giá trị
thẩm mỹ được tạo ra bởi sự cảm nhận lý tính của con người nhờ giác quan gồm:
thính giác, khứu giác, xúc giác nhưng chủ yếu là do thị giác. Hiệu quả giác quan
ngoài các nhân tố khách quan còn do các yếu tố quyết định, gồm: điểm nhìn, tầm
nhìn, góc nhìn.
 Điểm nhìn
Là vị trí của người quan sát trong không gian cảnh quan. Vị trí này có được
sự cảm nhận tốt nhất với yếu tố tạo cảnh nếu như nó cùng chiều với chiều ánh sáng,
khi đó chi tiết vật thể sẽ rất rõ nét ngược lại chi tiết vật thể sẽ bị mờ trong không
gian chỉ còn đường bao vật thể.
Trong thiết kế cảnh quan điểm nhìn ảnh hưởng đến đặt điểm nhấn, vị trí các
yếu tố tạo cảnh và xây dựng không gian cảnh quan.
Sự kết nối điểm nhìn tạo thành tuyến – trục.
Điểm nhìn: Vị trí người quan sát đưa tầm nhìn đến các công trình kiến trúc
trong không gian cảnh quan.
 Tầm nhìn
Tầm nhìn là khoảng cách từ điểm nhìn đến vật thể, nó có mối quan hệ mật

thiết với đặc tính quang học của mắt – kích thước và bề mặt chất liệu của vật thể.
Đặc tính quang học của mắt cho phép nhìn rõ trong hình chóp nón khoảng 28
độ tức D = 2L, trong đó D là khoảng cách nhìn, L là chiều cao của vật. Nếu muốn
nhìn không gian đầy đủ với bầu trời, vật thể, cây xanh thì D = 3L, khi đó góc nhìn
là 18 độ.
Người ta đưa ra các mối tương quan giữa kích thước vật thể (L) và Khoảng
cách nhìn (D) tạo ra cảm giác khác nhau của người quan sát:
 D/L < 1: Không gian nhỏ hẹp, tác động nội tại của các thành phần tạo cảnh
trong không gian rất lớn, con người cảm thấy ngột ngạt, mất cân bằng.

3


 D/L = 1: Không gian cân bằng trong tỷ lệ và cảm giác, tạo ấn tượng gần gũi,
thân mật.
 D/L = 1÷2: vẫn còn cảm giác cân xứng.
 D/L > 2: Không gian trở nên chống chếnh, mối quan hệ xa cách, rời rạc.
Tuy nhiên nếu khoảng cách D quá xa thì ta không thể nhìn thấy chi tiết, chất
liệu trang trí bề mặt. Do đó khi thiết kế cần lưu ý cơ sở này.
Qua điều tra, D ≤ 25m là khoảng cách nhìn rõ, gần gũi và hợp lý.
Trong thiết kế cảnh quan người ta lấy D bằng 21 – 24m , đây là khoảng cách
được coi là module tạo nên không gian gần gũi với con người.
Không gian cân bằng trong cảm giác do tỷ lệ hợp lý giữa D và L.
 Góc nhìn
Là góc nhìn của vật thể, một vật thể có nhiều góc nhìn khác nhau. Mỗi góc
nhìn do sự di chuyển của điểm nhìn dẫn đến thay đổi phối cảnh và hình dáng vật thể
trong tổng thể cảnh quan.
Do sự di chuyển của điểm nhìn tác động đến góc nhìn nên tốc độ di động tác
động mạnh mẽ đến sự cảm nhận với cảnh quan xung quanh. Tốc độ cao nhận biết
các chi tiết vật thể kém, tốc độ chậm nhận biết các chi tiết rõ nét.

Trong kiến trúc cảnh quan, góc nhìn giúp nhà thiết kế hoạch định các chiến
lược về bố cục cảnh quan.
Sự biến tấu về mặt tổ chức không gian (thay đổi góc nhìn) tạo cảm giác ấn
tượng trong thiết kế.
Có 2 nguyên tắc trong bố trí góc nhìn:
 Thuật viễn cận:
Bố trí cảnh quan trên các trục bố cục thẳng, tạo các điểm nhấn trên trục,
dùng thủ pháp khởi đầu và kết thúc trục. Phương pháp này tạo ấn tượng về mặt
không gian, tạo hiệu quả hoành tráng và nghiêm trang.
Trong bố trí các trục dài hoặc đường phố cần có các điểm dừng hoặc điểm
chuyển hướng cảnh quan để tránh đơn điệu. Người ta đúc kết ra rằng: “ Không có

4


điểm dừng chất lượng không gian bị nhạt dần về cuối trục, nó phân tán và hấp lực
bị tan biến đi.”
 Thuật phi viễn cận:
Là thủ pháp biến hoá cảnh quan trùng trùng điệp điệp, cảnh quan biến thiên
liên tục khi các điểm nhìn thay đổi. Nguyên tắc này được dùng trong vườn Trung
quốc, vườn Nhật.
2.1.3.2 Các dạng bố cục chủ yếu
 Bố cục đối xứng
Là dạng bố cục được tổ chức không gian hình học, các yếu tố hình khối đối
xứng qua hệ trục bố cục (đối xứng 1 trục hoặc đối xứng 2 trục).
Quy luật này thường áp dụng trên địa hình bằng phẳng, các yếu tố tạo cảnh
thường có hình khối hình học, cây xanh có hình cân xứng, trong quá trình sinh
trưởng được cắt xén tạo hình.
 Bố cục tự do
Là dạng bố cục có tổ chức không gian tự do, các yếu tố hình khối không đối

xứng nhưng cân bằng qua trục bố cục.
Các cảnh quan theo bố cục tự do thường được xây dựng tận dụng triệt để địa
hình, kết hợp khéo léo giữa cảnh quan nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên, hoặc
được mô phỏng từ cảnh quan thiên nhiên.
 Bố cục kết hợp đối xứng và tự do
Là dạng bố cục có tổ chức không gian đối xứng hình học kết hợp với tự do.
Dạng bố cục này thường xử lý cân đối trên trục chính có những công trình, còn bao
cảnh theo bố cục tự do. Các cảnh quan theo kiểu bố cục này thường theo nguyên tắc
cận cảnh đối xứng, viễn cảnh tự do.
 Trục và trung tâm bố cục chính phụ
Trong một tác phẩm kiến trúc cảnh quan, một số công trình có chức năng
quan trọng hoặc có giá trị thẩm mỹ cao được bố trí tập trung và chi phối cách tạo
cảnh toàn bộ phong cảnh xung quanh gọi là trung tâm bố cục.

5


Các trung tâm và yếu tố hình khối tạo cảnh có mối quan hệ lẫn nhau thông
qua hệ thống trục bố cục.
Hệ thống bố cục có thể trùng với đường hoặc có thể là trục ảo, bao gồm trục
bố cục chính và phụ. Trục bố cục có thể cong hay thẳng, chính hay phụ tùy thuộc
vào chủ đề, tư tưởng và đặc điểm địa hình.
Trục bố cục chính thường cũng là trục chính của trung tâm chính cảnh quan,
các công trình có quy mô đồ sộ, hình tượng nghệ thuật cao, có tư tưởng cao. Nó
thường ảnh hưởng quyết định đến vị trí và hình khối các yếu tố tạo cảnh, làm rõ chủ
đề tư tưởng của tác phẩm kiến trúc cảnh quan.
Trung tâm, trục bố cục phụ có ý nghĩa hỗ trợ trung tâm, trục bố cục chính.
Sự phân định trung tâm chính phụ rõ ràng là rất quan trọng, góp phần làm thu hút sự
chú ý ban đầu, tập trung đến chủ đề chính.
2.1.3.3 Các quy luật của thiết kế cảnh quan

 Quy luật hài hoà
Là cách thức tổ chức các yếu tố tạo cảnh một cách dung hoà, đồng nhất và
tương tự, bao gồm:
-

Hài hoà đồng nhất: Biểu hiện sự thống nhất về tạo hình (nhịp điệu, màu sắc,
chất cảm, tỷ lệ,...) sử dụng nhân tố tiêu chuẩn hoá (module) làm cơ sở cho tất
cả không gian.

-

Hài hoà tương tự: Dùng phương pháp lặp đi lặp lại các yếu tố tương tự nhau
về hình dáng và không gian. Hài hoà tương tự biểu hiện sự thống nhất đa
dạng.

 Quy luật cân đối và nhất quán
Là quy luật đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa các yếu tố tạo cảnh và tổng
thể, giữa bố cục chính và phụ, giữa ý tưởng chính và các ý tưởng phụ trợ:
-

Cân đối về mặt hình khối, tỷ lệ, màu sắc các thành phần tạo cảnh quan.

-

Nhất quán giữa các yếu tố phụ với nhau, yếu tố phụ với chính để tổng thể hài
hoà và thống nhất về ngôn ngữ và ý tưởng.

6



 Quy luật tương phản
Là quy luật biểu hiện sự đối lập nhau về hình khối, ánh sáng, màu sắc và âm
thanh của các yếu tố tạo cảnh:
-

Quy luật tương phản gây hiệu quả nhanh về giác quan bởi tính hấp dẫn và
kích thích khi tạo ra các điểm nhấn trong không gian.

-

Quy luật tương phản không nên dùng dàn trải sẽ dễ gây cảm giác đối nghịch
phá vỡ tính hài hoà tổng thể.

 Quy luật cân bằng
Bao gồm: cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng:
-

Cân bằng đối xứng tạo ra bởi quy tắc bố trí đối xứng qua trục hoặc qua điểm
nhấn của các yếu tố tạo cảnh giống nhau (hình khối, màu sắc, chất liệu, độ
lớn).

-

Cân bằng không đối xứng tạo lên do sự bố trí không đối xứng nhau của các
yếu tố tạo cảnh nhưng cân xứng về cảm giác vì cân bằng sức hút qua trục.

2.1.4 Một số nguyên tắc phối kết và bố trí cây xanh
2.1.4.1 Các nguyên tắc phối kết cây xanh
Các nguyên tắc phối kết cây xanh theo Hàn Tất Ngạn (1996):
 Cây độc lập

Cây có hình khối dáng dấp và màu sắc đẹp, độc lập, có kích thước tỷ lệ hài
hoà với không gian trong quần thể kiến trúc, thường được bố trí độc lập. Khi bố trí,
cần chú ý đến yếu tố đặc trưng về hình khối dáng dấp và màu sắc sao cho có thể thụ
cảm được trọn vẹn các yếu tố ấy và đồng thời góp phần thể hiện tính chất bố cục
chung.
Đối với cây để phát triển tự nhiên nên tổ hợp với một số yếu tố tạo cảnh khác
như đá, mô đất, ghế đá…Khi bố trí cây độc lập, để tăng cường hiệu quả trang trí
cũng cần phải chọn nền có màu sắc tương phản, để làm nổi bật yếu tố trang trí của
cây.

7


 Khóm cây
Đối với khóm cây thân gỗ, ngoài việc tạo hình khóm bằng cách bố trí các cây
tham gia trong khóm cần nghiên cứu màu sắc, cấu trúc lá và độ thưa thoáng của cây
để nêu bật được đặc điểm của khóm cây.
Những khóm cây bụi được bố cục tốt sẽ tạo ra những mảng màu trong phong
cảnh và dễ gần gũi, bởi vì cây bụi thường thấp, độ phân cành có thể ở sát tận gốc,
tạo tán cây ở dạng mảnh trên mặt đất.
 Hàng cây:
Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân loại không gian và tạo bóng
mát, gồm có trồng theo hàng cây thưa và hàng cây dày.
 Rừng nhỏ
Đây là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong khu vực.
Cây được bố trí tự do để đem lại hiệu quả như rừng cây tự nhiên.
 Dây leo
Cây leo giàn là kiểu trang trí tạo khoảng không gian và đem lại sự thoáng
mát. Giàn cây có vai trò nhấn mạnh, tính chất trang trí lối đi và sự chuyển tiếp
không gian từ khu vực này sang khu vực khác.

 Hoa
Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh và thu hút sự chú ý lớn do tính chất
trang trí của chúng, màu sắc rựa rỡ của chúng đập vào mắt người xem.
 Cỏ
Thảm có là yếu tố thiết yếu trong cảnh quan, cỏ được sử dụng làm nền tạo
nên sự hài hòa giữa các yếu tố tạo cảnh.
2.1.4.2 Nguyên tắc bố trí cây xanh
Các nguyên tắc bố trí cây xanh theo Chế Đình Lý (1997)
 Sự đơn giản
Sự đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt, sự lặp lại về hình dạng, kết cấu và
màu sắc. Sự đơn giản tạo nên nét thanh lịch tao nhã.

8


 Sự thay đổi
Bằng cách thay đổi về hình dạng, màu sắc và kết cấu, cảnh quan sẽ tránh
được sự buồn tẻ và thu hút người xem.
 Sự nhấn mạnh
Đó là một cách hoạch định chú ý đối với các đặc trưng quan trọng, các điểm
nhấn của công trình.
 Sự cân bằng
Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng, trong đó cân bằng bất
đới xứng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng cân bằng cùng kích thước sẽ mang
lại cảm giác tự nhiên hơn kiểu cân bằng đối xứng.
 Sự liên tục
Sự liên tục tạo ra bởi sự phát triển của hình dạng, màu sắc hay kết cấu. Nó có
thể được tạo ta bởi những tổ hợp của mỗi loại.
 Sự cân đối
Một bản đồ thiết kế hoa viên được phác thảo với một tỷ lệ thực địa. Gồm có

tỷ lệ tương đối và tỷ lệ tuyệt đối. Được sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các tính
chất khác của cây xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và phải đảm bảo các
nguyên tắc cấu trúc cây xanh.
2.1.5 Vai trò của cây xanh, hệ thống mảng xanh tại các khu di tích lịch sử
2.1.5.1 Đối với cảnh quan
Cây xanh và hệ thống mảng xanh có vai trò rất lớn trong việc hình thành
cảnh quan cho một khu vực. Sự chọn lựa cây trồng và cách bố trí phù hợp không chỉ
tạo được một cảnh quan đẹp mà còn có những nét độc đáo riêng biệt cho từng khu
di tích lịch sử. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu
sắc (lá, hoa, thân cây,...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công
trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.
Không chỉ góp phần hình thành cảnh quan đẹp và riêng biệt cho từng khu
vực, cây xanh còn có vai trò tạo bóng mát, không khí trong lành cho khách tham
quan.

9


Đối với những cây lâu năm, nó còn mang một ý nghĩa lịch sử to lớn, gắn liền
với lịch sử hình thành của các khu di tích lịch sử.
2.1.5.2 Đối với môi trường
Cây xanh và hệ thống mảng xanh có vai trò:
-

Điều hòa khí hậu.

-

Ngăn chặn gió và sự di chuyển của không khí.


-

Làm không khí trong lành và cung cấp dưỡng khí cao hơn thông qua việc hút
khí CO2 và thải khí O2.

-

Hạn chế bụi và tiếng ồn.

-

Ổn định nguồn nước ngầm trong đất.

-

Chống xói mòn đất.

-

Hấp thu ánh nắng mặt trời

2.2 Một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở Long An
-

Lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức
Lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở

Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể
kiến trúc bao gồm các công trình chính như: cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương
Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của triều Nguyễn.

Đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa đã liệt hạng lăng Nguyễn Huỳnh Đức
là 1 trong 404 cổ tích ở Đông Dương.

Hình 2.1 Bia đá và ngôi mộ hình hộp của Nguyễn Huỳnh Đức
(nguồn:)

10


-

Chùa Tôn Thạnh
Chùa Tôn Thạnh được Thiền Sư Viên Ngộ sáng lập và xây dựng 1808, ban

đầu có tên là Lan Nhã, đây là ngôi chùa cổ nhất Long An. Trong chùa còn lưu giữ
nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật mang phong cách thế kỷ XIX. Đặc biệt là
pho tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng đồng, chuông đồng thế kỷ XIX, bảo tháp
sư Viên Ngộ… Trong những năm 1859 – 1862 Chùa Tôn Thạnh là nơi nhà thơ yêu
nước Nguyễn Đình Chiểu đã sống, dạy học và sáng tác thơ văn, trong đó có bài
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nổi tiếng.

Hình 2.2 Cổng chùa Tôn Thạnh
(nguồn:)
-

Khu di tích lịch sử cách mạng Bình Thành
Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực Bình Thành là căn cứ của Tỉnh ủy

Chợ Lớn và Khu 7 với tên gọi “Quân khu Đông Thành”. Trong kháng chiến chống
Mỹ, tỉnh ủy Long An và các cơ quan trực thuộc đã trú tại căn cứ Bình Thành để

lãnh đạo phong trào cách mạng tỉnh nhà đến thắng lợi hoàn toàn.
Xung quanh khu vực Bình Thành vẫn còn nhiều dấu tích, những địa danh
vang bóng một thời phản ánh quá trình hoạt động của Đảng bộ và quân – dân Long
An trong hai thời kỳ kháng chiến.

11


Hình 2.3 Khu di tích lịch sử cách mạng Bình Thành
(nguồn:)
2.3 Giới thiệu về khu di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến
Theo tài liệu của phòng văn hóa - thông tin huyện Cần Đước, tỉnh Long An:
2.3.1 Tên gọi của di tích
Tên gọi của di tích là "Khu căn cứ Mỹ tại Rạch Kiến" ngày nay với tên gọi là
"Khu di tích lịch sử ngã tư Rạch Kiến"
Theo cuốn Địa chí Long An thì địa danh Rạch Kiến về nguồn gốc có hai
cách giải thích:
-

Con rạch nơi chảy qua có nhiều tổ kiến, giống như cách cấu tạo địa danh;
Rạch cá tre, Rạch Ông, Rạch Tra,... ban đầu rạch gắn với tên người (Rạch
ông Kiến và rạch bà Kiến) hay rút gọn thành Rạch Kiến.

-

Năm 1967, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tách 8 xã của huyện Cần Đước
(Cần Đước) và một xã quận Thạnh Đức (Cần Giuộc) lập thành một quận mới
lấy tên là quận Rạch Kiến. Tại đây chúng cho xây dựng căn cứ quân sự bao
gồm địa phận pháo, khu vực bộ binh Mỹ, chỉ huy Sở hành chính ngụy, sân
bay dã chiến. Bên ngoài căn cứ này bao quanh nhiều lớp rào kẽm gai, có bố

trí mìn rất kiên cố.

2.3.2 Sự kiện nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích
Ngày 20/12/1966 Đế quốc mỹ đổ quân xuống tái chiếm Rạch Kiến với âm
mưu khống chế, đánh phá vùng giải phóng Cần Đước, Cần Giuộc hòng tiêu diệt lực

12


lượng cách mạng và cứu vãn tình thế đang ngày càng rệu rã suy sụp ngụy quân,
ngụy quyền ở vùng này.
Được sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy mà trực tiếp là các đồng chí Tư
Thân, Hai Phải, Huyện ủy họp đánh giá tình hình và chủ trương thiết lập một vành
đai diệt Mỹ ở Rạch Kiến. Một ban chỉ huy được thành lập bao gồm các đồng chí
Nguyễn Văn Nguyễn (Bảy Nguyễn), Nguyễn Văn Nam (Sáu Nam), Lê Văn Được
(Tư Đô Lương). Ban chỉ huy thường đóng ở xã Phước Vân, cũng có khi đóng ở
Long Hòa tại nhà Bà Tư Đức (ấp 1).
Vành đai diệt Mỹ bao gồm 10 xã: Long Hòa, Tân Trạch, Long Trạch là
những xã tiếp cận với địch nhất. Rồi đến các xã Long Khê, Phước Vân, Long Sơn,
Long Định, Long Can, Mỹ Lệ, Phước Tuy và 2 xã của huyện Cần Giuộc là Phước
Lâm và Thuận Thành.
Trên vành đai diệt Mỹ ta tổ chức đào khắp các đoạn đê làm chướng ngại vật
cản xe M 113 của địch. Đoạn đường từ ngã tư Xoài Đôi đi ngã tư An Thuận và
đoạn đường từ căn cứ Rạch Kiến đi Tân Trạch, Long Sơn là những đoạn đường ta
thường gài mìn diệt nhiều xe tăng dọc hai bên sông Đôi Ma đều có giao thông hào
địa hình do ta tác chiến, có bố trí các bải chông mìn diệt địch. Hầm chông còn được
ta bố trí ở khắp nơi, trên đường hành quân, ngoài gò mã, đồng ruộng...Trong thôn
ấp nhiều công sự các nhân và đào các giao thông hào bọc theo lộ đất trong xã và
liên xã. Mỗi con đường đi vào thôn đều có bố trí cửa chiến đấu “trên các ngã đường
ta dựng lên các phòng thông tin, các hình nộm, đặt các bảng khẩu hiệu,...” những

cái đó đều có gài mìn dụ địch để tiêu diệt chúng.
Ta phát động phong trào thi đua diệt Mỹ bất kể già trẻ gái trai đều tham gia
hưởng ứng phong trào này. Ai cũng tìm mọi cách diệt được nhiều địch để đạt danh
hiệu dũng sĩ diệt Mỹ. Rất nhiều trường hợp vay mượn nhau những xác Mỹ để đạt
danh hiệu dũng sĩ và sau đó trả lại sòng phẳng.
Ở vành đai không ngày nào không xảy ra chiến trận. Địch đi càn ta tổ chức
chống càn. Địch cho xe cơ giới đi mở đường hành quân càn quét thì ta đào lộ sắp

13


chướng ngại vật gài mìn ngăn bước tiến và tiêu diệt chúng. Địch cho cán gáo đen đổ
quân thì ta phục kích sẵn máy bay, bắn tỉa quân địch “nhảy dù”.
Bên cạnh đấu tranh vũ trang ta cũng phát triển mạnh mũi binh vận ở khắp
các xã vành đai. Lực lượng chủ yếu là chị em phụ nữ, có cả ông già, bà lão. Gặp
binh lính người việt là chị em tuyên truyền khuyên bảo chúng, hãy quay súng trở về
với cách mạng, có những càn binh lính người Việt đi đầu là bia đỡ đạn cho Mỹ. Gia
đình cha mẹ vợ con lính ra níu kéo ngăn cản không cho tiếp tục nhúng tay vào tội
ác. Kết quả trận càn bị phá vỡ không thực hiện được.
Thế trận của vành đai diệt Mỹ là thế trận chiến tranh nhân dân, cho nên cách
đánh thật muôn hình muôn vẻ, đơn giản có, phức tạp có. Một người, 3 người cũng
làm nên trận đánh, đánh thế nào cho có hiệu quả nhất đó là phương châm của ta.
Mỗi người dân ở vành đai là một chiến sĩ, một cái cây, ngọn cỏ, con ong cũng hóa
thành vũ khí đánh kẻ thù.
Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến thực sự là dây thòng lọng siết chặc cổ địch,
buộc chúng phải đầu hàng trước cái thế trận kỳ lạ này của chiến tranh ở Việt Nam.
2.3.3 Giá trị của di tích
Khu di tích căn cứ Mỹ ngụy tại Rạch Kiến có giá trị chủ yếu về mặt lịch sử.
Nó gắn liền với một sự kiện nổi tiếng “Vành đai diệt Mỹ ở Rạch Kiến” thời kỳ
1966-1970. Địch đã tập trung một lực lượng lớn và những phương tiện chiến đấu

hiện đại ở đây với mục đích phá phong trào cách mạng, bình định vùng Cần Đước,
Cần Giuộc. Đế quốc Mỹ tưởng rằng với sức mạnh ấy chúng có thể đè bẹp lực lượng
cách mạng. Nào ngờ chúng đã bị bao vây thắt chặt bởi cái “Vành đai” thần kỷ của
nhân dân ta. Và cuối cùng chúng đã phải rút lui vô điều kiện, bỏ lại những cơ sở
“cái xác” của âm mưu bình định ôm sự thất bại nhục nhã về nước.
Khu di tích ghi dấu một thời kỳ chiến tranh ác liệt đã xảy ra tại vùng này.
Địch càng thể hiện sức mạnh của chúng bao nhiêu (thông qua số lượng quân, qua
vũ khí và phương tiện chiến đấu hiện đại), thì sự thất bại của chúng càng sâu đậm
và thắng lợi của “Vành đai diệt Mỹ” một loại hình chiến tranh đặc biệt, một thế trận

14


×