Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu dịch vụ và văn hóa tại khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái tân trào tỉnh tuyên quang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.16 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

TRẦN HẢI TRIỀU
KHÓA: 2015 - 2017

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU
DỊCH VỤ VÀ VĂN HÓA TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN HÓA VÀ SINH THÁI TÂN TRÀO
TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CHẾ ĐÌNH HOÀNG

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lởi cảm ơn chân thành đến gia đình, thầy cô
giáo đã giảng dạy, những thầy cô phụ trách trong khoa Đào tạo sau Đại học
trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và những người bạn đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi trong công cuộc đến với tri thức và khoa học, tạo điều kiện cho


tôi để có thể hoàn thành quá trình học tập xuyên suốt 2 năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Chế Đình Hoàng người
thầy hướng dẫn trực tiếp đã có những định hướng quý báu giúp tôi sớm hoàn
tất luận văn này. Những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của
Thầy cùng sự chỉ đường dẫn lối tận tụy đã giúp tôi rất nhiều trong việc tìm
kiếm, lĩnh hội và phân tích thông tin, đề xuất các giải pháp hợp lý nhất cho
vấn đề đặt ra.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học đã
đóng góp những lời khuyên, định hướng cho luận văn của tôi được hoàn thiện
hơn. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Đào tạo sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để luận văn
này được hoàn thành đứng thời hạn và đạt chất lượng.
Ngoài những nỗ lực và cố gắng của bản thân, còn có sự đông viên
khích lệ, những đóng góp ý kiến và sự giúp đỡ nhiệt tình về mọi mặt của gia
đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !!!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Hải Triều


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Mọi tham
khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công
trình và thời gian công bố.
Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực có
nguồn gốc rõ ràng. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Tác giả luận văn

Trần Hải Triều


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục

Trang

Danh mục các ký hiệu, các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................... 3
* Cấu trúc luận văn........................................................................................ 4
PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ
SINH THÁI TÂN TRÀO
1.1.

Giới thiệu về khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào......5

1.1.1. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu di tích lịch sử Tân Trào............5

1.1.2. Điều kiện Kinh tế xã hội.........................................................................7
1.1.3. Hiện trạng về khu di tích........................................................................9
1.2.

Giới thiệu về di tích lịch sử trong khu di tích lịch sử văn hóa và

sinh thái Tân Trào....................................................................................14
1.2.1. Quá trình xây dựng và bảo tồn tôn tạo các điểm di tích lịch sử ........14
1.2.2. Kiến trúc cảnh quan khu di tích và mối quan hệ với khu dịch vụ & văn
hóa ........................................................................................................17
1.2.3. Mối quan hệ giữa khu dịch vụ với các điểm di tích..............................19
1.2.4. Mối liên hệ không gian, thời gian khu di tích Tân Trào.....................19


1.2.5. Các giá trị về lịch sử và hiện tại............................................................21
1.3.

Thực trạng tổ chức không gian khu di tích lịch sử văn hóa và sinh

thái Tân Trào............................................................................................38
1.3.1. Thực trạng tổ chức không gian các điểm di tích lịch sử.......................38
1.3.2. Thực trạng tổ chức không gian khu dịch vụ và văn hóa ......................41
1.3.3. Đánh giá thực trạng và tiềm năng.........................................................41
1.4.

Đánh giá chung....................................................................................43

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN KHU DỊCH VỤ & VĂN HÓA TẠI KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ SINH THÁI TÂN TRÀO

2.1. Những cơ sở pháp lý về khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân
Trào.................................................................................................................48
2.1.1. Các cơ sở pháp lý .................................................................................48
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm và nghiên cứu khu dịch
vụ & Văn hóa tại khu di tích lịch sử,văn hóa và sinh thái Tân
Trào............................................................................................................... 51
2.2.1. Các yếu tố tự nhiên……........................................................................51
2.2.2. Các yếu tố lịch sử, văn hóa....................................................................52
2.2.3. Các yếu tố kiến trúc cảnh quan truyền thống........................................53
2.2.4. Các yếu tố về môi trường sinh thái........................................................54
2.2.5. Các yếu tố về Kinh tế - Xã hội .............................................................54

2.3. Cơ sở lý thuyết về tổ chức hình thức kiến trúc trong khu di tích lịch
sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào................................................................55
2.3.1. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong khu di tích lịch sử văn
hóa gắn với việc phát triển kinh tế khu vực....................................................55


2.3.2. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật là cơ sở tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan trong khu di tích lịch sử ,văn hóa & sinh thái Tân Trào vừa có hiệu
quả về bảo tồn nguyên gốc lịch sử của di tích vừa tạo không gian du lịch
phong phú và tiện nghi....................................................................................55
2.3.3. Các quy luật về bố cục trong tổ chức không gian.................................57
2.3.4. Là nơi tưởng niệm và tìm hiểu lịch sử..................................................58
2.3.5. Cơ sở về hình thái không gian trong việc tổ chức kiến trúc cảnh quan
trong khu di tích lịch sử văn hóa & sinh thái Tân Trào..................................58
2.3.6. Cơ sở về hình thức kiến trúc và vật liệu trong việc tổ chức kiến trúc
cảnh quan trong khu di tích lịch sử văn hóa & sinh thái Tân Trào.............59
2.4. Các giá trị thẩm mỹ trong việc bố cục không gian kiến trúc cảnh
quan.

2.4.1. Các lý thuyết về tổ chức không gian cảnh quan và cây xanh...............60
2.4.2. Các quy luật tổ chức không gian...........................................................61
2.4.3. Các phong tục văn hóa, tập quán ....... ..................................................63
2.5. Các văn bản về luật di sản.....................................................................64

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU DỊCH VỤ & VĂN HÓA TẠI KHU DI TÍCH LỊCH
SỬ, VĂN HÓA VÀ SINH THÁI TÂN TRÀO............................................66
3.1. Quan điểm, mục tiêu....................... ....................... ..............................66
3.2. Những nguyên tắc chung cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan khu dịch vụ và văn hóa tại khu di tích....................... .......................67
3.2.1. Nguyên tắc lựa chọn vị trí xây dựng khu dịch vụ & văn hóa ...............68
3.2.2. Xác định cơ cấu tổ chức khu dịch vụ & văn hóa……….......................69


3.2.3. Sự lien kết giữa khu Dịch vụ & Văn hóa với các điểm di tích cũng như
các điều kiện về kiến trúc và cảnh quan tại khu di tích lịch sử văn hóa và sinh
thái Tân Trào...................................................................................................70
3.2.4. Đề xuất các mô hình và nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan khu dịch vụ & văn hóa tại khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân
Trào.................................................................................................................75
3.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu Dịch vụ &
Văn hóa tại khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào...............86
3.3.1. Tổ chức không gian theo dạng tuyến (phân tán)..................................86
3.3.2. Tổ chức không gian theo dạng hợp khối (tập trung ) ..........................87
3.3.3. Tổ chức không gian theo dạng hỗn hợp...............................................88

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng, biểu

Bảng

Bảng

Bảng

Tên bảng, biểu
Bảng đánh giá hiện trạng các di tích lịch sử
tại Tân Trào
Bảng xử lý các quy tắc tổ chức cảnh quan của
khu vực
Bảng tổng hợp nguyên tắc phân vùng bảo vệ di
tích


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu hình

Tên hình vẽ

Hình 1.1.

Bản đồ vị trí tỉnh Tuyên Quang

Hình 1.2.


Đình Tân Trào

Hình 1.3.

Đình Hồng Thái

Hình 1.4.

Lán Nà Lừa

Hình 1.5.

Cây Đa Tân Trào

Hình 1.6.

Hang Bòong

Hình 1.7.

Bản đồ hiện trạng khu di tích

Hình 1.8.

Vị trí, giới hạn và quy mô nghiên cứu

Hình 1.9.

Di tích lán Nà Lừa, nơi làm việc của chủ tịch Hồ Chí
Minh


Hình 1.10.

Cảnh quan khu di tích tân trào

Hình 1.11.

Cây Đa Tân Trào

Hình 1.12.

Đình Tân Trào

Hình 1.13.

Hòn đá thề, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời thề
quyết tâm giành độc lập dân tộc.


Hình 1.14.
Hình 1.15.

Di tích án Cảnh vệ
Di tích lán điện đài
và Chính phủ ở Tân Trào.

Hình 1.16.

Di tích lán Đồng minh


Hình 1.17.

Di tích lán họ Hội nghị cán bộ

Hình 1.18.

Hình 1.19.

Hình 1.20.

Hình 1.21.

Du khách tham quan di tích hầm an toàn của TƯ
Đảng và Chính phủ ở Tân Trào.
Biểu tượng cờ Đảng, cờ Tổ quốc tại khu di tích Nha
Công an Nhân dân Việt Nam ở Tân Trào
Tượng đài Chiến thắng tại Khu di tích Nha Công an
Việt Nam ở Tân Trào
Bảo tang Công an Nhân dân Việt Nam tại khu di tích
Nha Công an Trung ương.
. CMáy bay của Không lực Hoa Kỳ tại sân bay Lũng

Hình 1.22.

Cò, nơi tiếp nhận nhiều chuyến bay của quân ta trong
thời kì làm việc tại chiến khu Tân Trào

Hình 1.23.

Du khách tham quan Khu di tích Nha Công an Việt

Nam.

Hình 1.24.

Di tích Ty Tư Pháp

Hình 1.25.

Di tích nhà in báo

Hình 1.26.

Di tích lán Hang Thia

Hình 1.27.

Bảng đánh giá hiện trạng các di tích lịch sử tại Tân
Trào


Hình 1.28.

Hình 1.29.
Hình 1.30.
Hình 1.31.

Bản đồ vị trí, mối liên hệ vùng khu di tích lịch sử Tân
Trào
Đường từ TP Tuyên Quang đi về khu di tích lịch sử
ATK Tân Trào

Hồ Nà Lừa
Các sơ đồ phân tích cảnh quan giao thông khu di tích
Tân Trào

Hình 2.1.

Bảng xử lý các quy tắc tổ chức cảnh quan khu vực

Hình 2.2.

Các yếu tố tạo nên cảnh quan không gian

Hình 3.1.

Hình 3.2.

Hình 3.3.

Các sơ đồ phân tích cảnh quan giao thông khu di tích
lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào
Bản đồ vị trí, mối liên hệ vùng khu di tích lịch sử Tân
Trào
Đường từ TP Tuyên Quang đi về khu di tích lịch sử
ATK Tân Trào

Hình 3.4.

Hồ Nà Lừa

Hình3.5.


Quầy bán hàng dịch vụ

Hình 3.6.

Các sản phẩm địa phương

Hình 3.7.

Lễ hội ngoài trời của dân tộc

Hình 3.8.

Mặt bằng khán phòng biểu diễn trong nhà

Hình 3.9.

Biểu diễn nghệ thuật trong nhà


Hình 3.10.

Sân khấu ngoài trời

Hình 3.11.

Biểu diễn văn hóa các dân tộc

Hình 3.12.


Khu nghỉ dưỡng sinh thái


1

1. MỞ ĐẦU


Lý do chọn đề tài.

Tân Trào là xã nằm trong thung lũng nhỏ ở phía Đông Bắc huyện Sơn
Dương tỉnh Tuyên Quang, có những tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du
lịch, lịch sử văn hóa và sinh thái. Trước hết, đây là nơi hội tụ của 177 di tích
lịch sử cách mạng và kháng chiến, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp vị lãnh
tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh,
nơi các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ, các bộ ngành đã ở
đây lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa dành chính quyền ( Cách Mạng tháng
Tám năm 1945 ) và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì 9 năm
dành thắng lợi. Trong đó có 18 di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp
hạng là di tích Quốc gia, nhiều di tích được cả nước biết đến như: Cây Đa
Tân Trào, Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái, Lán Hang Bòng, Lán Hang
Thia, Lán Nà Lừa….
Cũng trên mảnh đất Tân Trào, Làng văn hóa – du lịch của dân tộc Tày còn
lưu giữ được những nét kiến trúc nhà sàn cổ, phong tục tập quán mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc Tày, cụ thể: Cơm lam chấm muối vừng, cá đục kho
trám bùi, xôi ngũ sắc, mắm ruộng, rau rớn xào, quả cọ om… Hằng năm, tại
xã Tân Trào còn tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc: lễ hội Tân Trào, lễ hội cầu
may, cầu phúc tại đình Tân Trào, lễ hội đình Hồng Thái… Tân Trào có cảnh
quan sinh thái hấp dẫn: Núi Hồng quanh năm mây phủ, rừng đặc dụng Tân
Trào có nhiều thực vật quý hiếm, nhiều hồ và thác nước đẹp như: Hồ Lán Nà

Lừa, thác Đồng Man-Lũng Tẩu, suối Khuổi Kịch, Khuôn Pén…
Nhận thức rõ về tiềm năng và lợi thế nêu trên, căn cứ Quyết định số
662/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể Khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Quốc gia
Tân Trào, phục hồi tôn tạo di tích….để khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế


2

về tài nguyên du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái tại Tân Trào phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung.
Với một địa danh truyền thống lịch sử văn hóa có nhiều di tích lịch sử
cách mạng giàu ý nghĩa lại có nhiều danh lam thắng cảnh, khu ATK Tân
Trào là nơi hấp dẫn du khách với chương trình du lịch: Văn hóa lịch sử sinh
thái.
Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế của xã Tân Trào,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cảnh quan các điểm du lịch văn hóa
di tích lịch sử đang đối diện với sự thay đổi môi trường xung quanh như: các
công trình kiến trúc xây mới quanh các điểm di tích, thay đổi về môi trường
văn hóa, thay đổi do thiên nhiên, khí hậu theo thời gian.
Tuy nhiên, đến nay khu dịch vụ & văn hóa vẫn chưa được nghiên cứu đầu tư
xây dựng dẫn đến việc đón tiếp khách tham quan và du lịch còn gặp phải
nhiều khó khăn và bất cập như thiếu các dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi – sinh
hoạt văn hóa – lễ hội không có nơi tổ chức. Với lí do trên việc nghiên cứu tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan cho khu dịch vụ & văn hóa là hết sức
cần thiết.
Hơn nữa nghiên cứu các giá trị tài nguyên bản địa để đề xuất giải pháp tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan các điểm di tích văn hóa lịch sử ATK
Tân Trào nhằm gìn giữ, tôn tạo các di tích và khai thác các giá trị cảnh quan,
văn hóa, lịch sử, sinh thái phục vụ cho khách du lịch.




Mục đích nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng giá trị di sản, cảnh quan khu vực, đưa ra được những
đặc trưng tính chất của khu vực từ đó đưa ra các giải pháp về tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan và biện pháp quản lý một cách có hiệu quả.


3

Xác định các định hướng, các giải pháp cơ bản trong việc tổ chức không
gian cảnh quan kiến trúc khu dịch vụ & văn hóa tại khu di tích lịch sử, văn
hóa và sinh thái Tân Trào.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Cảnh quan kiến trúc khu dịch vụ & văn hóa tại khu di tích lịch sử văn hóa và
sinh thái Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Về không gian: khu dịch vụ & văn hóa tại khu di tích lịch sử văn hóa và sinh
thái Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Về thời gian: Kể từ năm 2010 đến năm 2030


Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
-


Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Tìm kiếm và thu thập các tài liệu khu di tích lịch sử ATK Tân Trào.
+ Tổng hợp đối chiếu với các tài liệu lịch sử có liên quan.
-

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Điều tra khảo sát thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng. Tiếp cận không
gian khu dịch vụ & văn hóa, các điểm đi tích khu vực ATK Tân Trào với
vùng bao quanh.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Xây dựng Khu dịch vụ & giải trí mang tầm vóc ý nghĩa lớn; đồng bộ hạ
tầng cơ sở, tận dụng cảnh quan thiên nhiên, hài hòa với khu vực.
- Xác định chức năng, đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan mang tính truyền thống.
- Xác định và hệ thống hóa các giá trị của khi di tích và các yếu tố ảnh
hưởng đến cảnh quan khu du lịch văn hóa lịch sử khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất nguyên tắc tổ chức không gian cảnh quan khu du lịch văn hóa lịch
sử ATK Tân Trào nhằm gìn giữ tôn tạo và khai thác các giá trị cảnh quan


4

văn hóa lịch sử phục vụ du lịch, nâng cao giá trị của toàn bộ khu di tích lịch
sử, văn hóa sinh thái Tân Trào.
- Góp phần thúc đẩy tôn tạo, nâng cao giá trị của toàn bộ khu di tích lịch sử,
văn hóa sinh thái Tân Trào.
1.


Cấu trúc luận văn

Chương 1: Khái quát về khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân
Trào.
Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu
dịch vụ & văn hóa tại khu di tích, lịch sử văn hóa và sinh thái tại các
điểm di tích ở Tân Trào.
Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu dịch
vụ & văn hóa tại khu di tích, lịch sử văn hóa và sinh thái tại các điểm di
tích ở Tân Trào.
Phần kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


89

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


* KẾT LUẬN
1.

Di tích lịch sử văn hóa là một tài sản quý giá của mỗi dân tộc. Nó

minh chứng cho một giai đoạn lịch sử, đánh dấu cho trình độ phát triển về
văn hóa,về kiến trúc và về kỹ thuật xây dựng. Vì vậy cần phải gìn giữ cá di
tích này để thế hệ sau có cơ hội được tìm hiểu và nhận được các giá trị mà
thế hệ trước gửi gắm.
2.

Việc quy hoạch xây dựng các di tích kiến trúc phải song song với bảo

tồn cảnh quan di tích. Mọi di tích truyền thống ở Việt Nam đều gắn bó với
không gian xung quanh, gắn với yếu tố địa hình, mặt nước, cây xanh. Các
yếu tố này kết hợp và tạo nên một bố cục hoàn chỉnh theo các dạng bố cục
truyền thống hay thuyết phong thủy.
3.

Việc tổ chức thiết kế cảnh quan các di tích là một công việc đồi hỏi sự

nghiên cứu một cách khoa học về lịch sử, về bố cục kiến trúc, về vật liệu
truyền thống... Phương pháp nghiên cứu cũng phải thận trọng và kết hợp
nhiều tài liệu lịch sử, các cơ sở khoa học tham khảo ý kiến chuyên gia, tham
khảo kinh nghiệm các nước khác...
4.

Quá trình khảo sát thực tế cho thấy việc tổ chức kiến trúc cảnh quan


quần thể di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào đặc biệt là khu vực
dịch vụ & văn hóa chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Các đồ án quy
hoạch của xã chưa xem xét kỹ đến vấn đề bảo tồn cảnh quan di tích dẫn đến
tình trạng lấn chiếm , đường giao thông chạy lấn vào khu vực bảo vệ di tích,
các công trình xây dựng xung quanh lấn chiếm vào các di tích hay hiện
tượng tu sửa di tích một cách tự phát thiếu kiến thức, không được sự hướng
dẫn của cơ quan quản lý.


90

5.

Việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan quần thể di tích lịch sử,

văn hóa và sinh thái Tân Trào và khu dịch vụ & văn hóa dựa trên quan điểm
về văn hóa, lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu , tìm hiểu và tham quan
sau này.
Mọi chủ trương, định hướng, giải pháp bố cục cảnh quan kiến trúc đối với
khu dịch vụ & văn hóa trong quy hoạch cũng như trong chỉ đạo việc xây
dựng khu dịch vụ & văn hóa tại Tân Trào khẳng định sự cần thiết của công
trình đối với tổng thể khu di tích.

* KIẾN NGHỊ
1.

Các nghiên cứu đề xuất trong luận văn chỉ mới ở mức độ sơ bộ, do đó

cần có nghiên cứu sâu hơn để chuẩn hóa thành các tiêu chuẩn, các văn bản
hướng dẫn cụ thể và áp dụng vào thực tế khi triển khai các thiết kế chi tiết và

các dự án cụ thể.
2.

Các nguyên tắc, nội dung như đã đề xuất cần được cụ thể hóa đưa vào

trong nôi dung, vào trong các quy định, quy chế quản lý để làm căn cứ cho
công tác nghiên cứu và triển khai các dự án đầu tư xây dựng để đảm bảo khu
du lịch được khai thác hiệu quả cá tiềm năng du lịch của các di tích lịch sử
phát triển kiến trúc cảnh quan phù hợp có bản sắc, nâng cao sức hấp dẫn cho
khu du lịch.
3.

Các nhà thiết kế cần nghiên cứu một cách khoa học, phân tích đánh

giá dựa trên các điều kiện ,tiềm năng, nhu cầu thực tế, các yêu cầu về sinh
thái và đảm bảo sức chứa với dự báo phù hợp, sản phẩm du lịch thích hợp...
đề ra các chỉ tiêu cụ thể và hợp lý cho từng khu vực.


91

TÀI KIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Minh Dũng (2007), Bảo tồn và phát huy cảnh quan khu di

tích cách mạng Tân Trào, Luận văn thạc sỹ trường Đại học kiến trúc Hà
Nội.
2.


Ngô Kim Dung (2002), Duy trì và phát triển không gian kiến trúc

cảnh quan của các công trình tôn giáo – tín ngưỡng truyền thống trong đô
thị Hà Nội, Luận án tiến sỹ trường Đại học kiến trúc Hà Nội.
3.

Ngô Thế Thi (1997), Giải pháp thẩm mỹ trong kiến trúc cảnh quan,

Tạp chí kiến trúc Việt Nam số 4, Hà Nội.
4.

Luật xây dựng số: 16/2003/QH11.

5.

Luật di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành.

6.

Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính Phủ.

7.

Bùi Thị Hải Yến, Quy Hoạch Du lịch, NXB giáo dục, Hà Nội, tr.

275-303
8.

Nguyễn Quốc Hùng (2002) “Bảo vệ di sản thiên nhiên trong quy


hoạch phát triển” Tạp chí quy hoạch- xây dựng, số 1 (1) 12/2002, tr.73-76.
9.

Doãn Quốc Khoa (2003) Kế thừa một số giá trị cảnh quan đô thị

truyền thống trong quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, Luận án Tiến sỹ,
trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
10.

UBND Tinh Tuyên Quang (2008), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng

thể khu du lịch, lịch sử văn hóa và sinh thía Quốc gia Tân Trào – tỉnh Tuyên
Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Tuyên Quang
11.

Trang thông tin điện tử

12.

Trang thông tin điện tử

13.

Trang thông tin điện tử

14.

Nguyễn Thế Khải, Khai thác không gian kiến trúc cảnh quan tại các

khu di tích, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.




×