Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.21 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG BÌNH ĐỊNH

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ THU ĐÔNG
Chuyên ngành: QLMT & DLST
Niên khóa: 2009 - 2013

TP.HCM, tháng 9 năm 2012


NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẤN
ĐƯỜNG BÌNH ĐỊNH

Tác giả

LÊ THỊ THU ĐÔNG

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VINH QUY


TP. HCM, tháng 09/2012
Trang i 
 


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường và thực tập tại Công ty Cổ phần Đường
Bình Định, tôiđã học tập được nhiều kiến thức, cũng như những kinh nghiệm thực tế
về chuyên ngành của mình, bước đầu dẫn tôi hướng tới công việc mới và chuẩn bị trở
thành một người lao động mới của xã hội.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã
tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên – Trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi
những kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
Đặc biệt, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy – T.S Nguyễn
Vinh Quy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể Ban lãnh đạo và các cô, chú, anh, chị
tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp đầy đủ những
thông tin có liên quan trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ và gia đình đã luôn bên cạnh động
viên giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất, chăm sóc và nuôi dạy cho tôi có điều kiện
học hành như bao bạn khác cùng trang lứa.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp DH08DL, các anh
chị đi trước đã cùng chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn và gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
TP. HCM, ngày 1 tháng 9 năm 2012


SVTH: Lê Thị Thu Đông
Trang ii 
 


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Công
ty Cổ phần Đường Bình Định” được thực hiện từ 01/09/2012 đến 30/12/2012 tại Công
ty CP Đường Bình Định, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Để tài được tiến hành với những nội dung nghiên cứu sau: tìm hiểu SXSH và
tình hình áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới; nghiên cứu, đánh giá tiềm năng áp
dụng SXSH tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định,
từ đó đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của Công ty.
Các phương pháp: khảo sát thực tế Nhà máy, tổng hợp tài liệu, phân tích tài
liệu, điều tra phỏng vấn các đối tượng có liên quan, phương pháp phân tích và một số
phương pháp khác.
Kết quả nghiên cứu sản xuất cho thấy, Nhà máy có tiềm năng lớn trong việc tiết
kiệm nước và giảm thiểu nước thải áp dụng tại công đoạn: tiếp nhận nguyên liệu, xử lý
sơ bộ và hóa chế.Đề tài nghiên cứu đã đề xuất được 33 giải pháp SXSH, trong đó có
15 giải pháp có thể thực hiện ngay.
Hầu hết các giải pháp đều có chi phí đầu tư thấp hoặc không cần đầu tư, nhưng
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khi thực hiện các giải pháp được đề xuất, lượng nước, năng lượng, nguyên
nhiên liệu tiêu thụ và chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất được giảm thiểu đáng
kể, từ đó tiết kiệm được chi phí sản xuất và cải thiện được các vấn đề về môi trường
trong Công ty.

Trang iii 
 



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................... ix
Chương 1 ......................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1

1.2.

Mục tiêu của đề tài .............................................................................................2

1.3.

Phạm vi và giới hạn nghiên cứu.........................................................................2

1.4.

Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................3

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3

Chương 2 ......................................................................................................................... 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................4
2.1.

Tổng quan về SXSH ..........................................................................................4

2.1.1.

Sơ lược về SXSH ........................................................................................4

2.1.1.1.

Sự hình thành và phát triển ý tưởng SXSH ..........................................4

2.1.1.2.

Khái niệm SXSH ..................................................................................5

2.1.2.

Phương pháp luận thực hiện SXSH ............................................................6

2.1.3.

Lợi ích và rào cản trong việc áp dụng SXSH..............................................8

2.2.

2.1.3.1.

Lợi ích áp dụng SXSH .........................................................................8


2.1.3.2.

Rào cản áp dụng SXSH ........................................................................8

Khái quát về ngành sản xuất mía đường ở Việt Nam ........................................9

2.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................9

2.2.2.

Hiện trạng môi trường trong ngành mía đường Việt Nam .......................11

2.3.

2.2.2.1.

Nước thải ............................................................................................11

2.2.2.2.

Chất thải rắn .......................................................................................12

2.2.2.3.

Khí ......................................................................................................12

Tiềm năng SXSH trong ngành sản xuất mía đường ........................................13

Trang iv 

 


Chương 3 .......................................................................................................................14
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BÌNH ĐỊNH ................................14
3.1.

Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đường Bình Định ................................14

3.1.1.

Vị trí địa lý ................................................................................................14

3.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Đường Bình Định ..14

3.1.3.

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đường Bình Định ..........................16

3.1.4.

Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Công ty............................................17

3.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu .....................................17


3.2.1.

3.2.1.1.

Nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất sử dụng.......................................17

3.2.1.2.

Thiết bị sử dụng trong sản xuất ..........................................................20

3.2.2.
3.3.

Quy trình công nghệ sản xuất đường ........................................................21

Hiện trạng môi trường và công tác quản lý tại Công ty...................................23

3.3.1.

Hiện trạng môi trường ...............................................................................23

3.3.1.1.

Chất lượng môi trường không khí ......................................................23

3.3.1.2.

Nước thải ............................................................................................23


3.3.1.3.

Chất thải rắn .......................................................................................24

3.3.2.

3.4.

Nguyên, nhiên liệu và thiết bị sử dụng và định mức tiêu thụ ...................17

Công tác quản lý môi trường đang được áp dụng tại Công ty ..................25

3.3.2.1.

Khí thải ...............................................................................................25

3.3.2.2.

Nước thải ............................................................................................25

3.3.2.3.

Chất thải rắn .......................................................................................26

Đánh giá và lựa chọn công đoạn thực hiện SXSH tại Công ty ........................26

Chương 4 .......................................................................................................................28
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SXSH ......................................................28
ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BÌNH ĐỊNH .................................28
4.1.


 

Phân tích quy trình công nghệ cho các công đoạn lựa chọn thực hiện SXSH.28

4.1.1.

Quy trình công nghệ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu.............................28

4.1.2.

Quy trình công nghệ công đoạn xử lý sơ bộ .............................................29

4.1.3.

Quy trình công nghệ công đoạn hóa chế ...................................................30

4.2.

Cân bằng vật liệu và năng lượng .....................................................................33

4.3.

Định giá dòng thải ............................................................................................39

4.4.

Phân tích nguyên nhân, đề xuất các giải pháp .................................................42
Trang v 



4.5.

Sàng lọc các giải pháp......................................................................................44

4.6.

Đánh giá tính khả thi của các giải pháp ...........................................................47

4.6.1.

Mô tả các giải pháp ...................................................................................47

4.6.2.

Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật .......................................................53

4.6.3.

Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế .........................................................57

4.6.4.

Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường ..................................................60

4.7.

Lựa chọn các giải pháp thực hiện ....................................................................62

4.8.


Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH .........................................................65

4.8.1.

Thành lập đội SXSH .................................................................................65

4.8.2.

Lập kế hoạch chuẩn bị thực hiện...............................................................66

4.9.

Duy trì SXSH ...................................................................................................69

4.9.1.

Tiếp tục giám sát .......................................................................................69

4.9.2.

Các công việc tiếp theo .............................................................................70

Chương 5 .......................................................................................................................71
KẾT LUẬN _ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................71
5.1.

Kết luận ............................................................................................................71

5.2.


Kiến nghị ..........................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................73
PHỤ LỤC ......................................................................................................................74

Trang vi 
 


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
 

Bx:

Brix (biểu thị phần khối lượng biểu kiến của chất rắn hoà tan
trong 100 phần khối lượng dung dịch)

BTP:

Bán thành phẩm

BOD:

Biochemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy hóa sinh học)

COD:

Chemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy hóa học)


CTTT:

Cải tiến thiết bị

KSQT:

Kiểm soát quá trình

KHCN & MT:

Khoa học công nghệ và môi trường

SS:

Suspended Solid (hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước)

UNEP:

United Nations Environment Programme (Chương trình môi trường
Liên Hợp Quốc)

UNIDO:

United Nations Industrial Development Organization (Tổ chức phát
triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc)

QLNV:

Quản lý nội quy


THTSD:

Tuần hoàn tái sử dụng

SXSH:

Sản xuất sạch hơn

Pol:

Polarization (thành phần đường saccaroza có trong dung dịch tính
theo phần trăm khối lượng dung dịch đường)

Trang vii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1Tác động môi trường các khí ô nhiễm của ngành mía đường ........................12
Bảng 3.1.Sản lượng đường thực tế vụ ép 2011- 2012 ...................................................17
Bảng 3.2Nguyên, nhiên liệu; phụ liệu và hóa chất sử dụng cho 1 tấn thành phẩm ......18
Bảng 3.3 Điện năng sử dụng năm vụ ép 2011 - 2012 ...................................................18
Bảng 3.4. Lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất ..............................................19
Bảng 3.5. Danh mục máy móc, thiết bị chính trong sản xuất .......................................20
Bảng 3.6. Kết quả giám sát môi trường nước thải tại Công ty ......................................24
Bảng 4.1 Cân bằng vật liệu cho 1 tấn sản phẩm............................................................34
Bảng 4.2. Đơn giá nguyên, nhiên vật liệu .....................................................................39
Bảng 4.3. Định giá dòng thải/lãng phí trên 1 tấn sản phẩm ..........................................40
Bảng 4.4. Nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH ..............................................42
Bảng 4.5. Phân loại, sàng lọc các giải pháp SXSH .......................................................44

Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả phân loại và sàng lọc các giải pháp .................................46
Bảng 4.7. Các tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật ........................................53
Bảng 4.8. Tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp SXSH .................................54
Bảng 4.9. Tính khả thi về mặt kinh tế cho các giải pháp SXSH ...................................58
Bảng 4.10. Các tiêu chí đánh giá ...................................................................................60
Bảng 4.11. Tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp SXSH ..........................60
Bảng 4.12. Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp SXSH .........................................63
Bảng 4.13. Đội SXSH của Công ty ...............................................................................66
Bảng 4.14. Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH ....................................................66
Bảng 4.15. Kế hoạch tiếp tục giám sát ở Công ty ........................................................69

Trang viii 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Phương pháp luận thực hiện SXSH. .................................................................6
Hình 3.1 Cơ cấu nhân sự của Công ty ...........................................................................16
Hình 3.2 Quy trình sản xuất đường tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định ................21
Hình 4.1 Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn tiếp nhận nguyên liệu ...............28
Hình 4.2 Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn xử lý sơ bộ. ...............................29
Hình 4.3 Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn hóa chế .....................................30

Trang ix 
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, môi trường là vấn đề bất
cập không chỉ riêng quốc gia nào, mà là vấn đề chung của toàn cầu. Phát triển kinh tế,
xã hội là nhu cầu của mỗi quốc gia nhưng cần phải có sự phát triển bền vững, phát
triển phải cân bằng 3 yếu tố: kinh tế, xã hội, môi trường.
Trong các ngành công nghiệp nước ta, ngành công nghiệp mía đường là một
trong những ngành công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ở nước ta,
nghề trồng mía đã có từ lâu đời. Cây mía là một trong những cây công nghiệp quan
trọng của nhiều nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là nguyên liệu của công nghiệp chế
biến đường và nhiều ngành công nghiệp khác.
Trước đây, hầu hết trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ trong các
nhà máy đều cũ kỹ, lạc hậu, trình độ và chất lượng sản phẩm còn thấp. Trong những
năm gần đây, do sự đầu tư về công nghệ và thiết bị hiện đại, các nhà máy đường đã
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp mía đường là một ngành sử dụng nhiều nguyên,
nhiên vật liệu, hóa chất, tạo ra nhiều sản phẩm thải (bã, bùn,…), đặc biệt là nước thải.
Nước thải ngành công nghiệp mía đường luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao
gồm: các hợp chất cacbon, nitơ, phốtpho. Các chất này dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật,
gây mùi thối làm ô nhiễm môi trường.
Do đó, cần phải có một chiến lược tổng hợp mang tính phòng ngừa và SXSH là
một trong những biện pháp đó. Các giải pháp SXSH vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa
góp phần bảo vệ môi trường. Đối với ngành sản xuất đường thì SXSH vừa đáp ứng

GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 1

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 



Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

yêu cầu kỹ thuật, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vì giảm lượng nguyên liệu đầu vào,
giảm lượng chất thải rắn và chi phí xử lý chất thải, lại thân thiện với môi trường.
Công ty Cổ phần Đường Bình sản xuất,mua bán đường cát trắng và sản phẩm
sau đường; mua bán vật tư phục vụ sản xuất đường; dịch vụ nhân, lai tạo và cung ứng
giống cây trồng. Mặc dù Công ty rất quan tâm đến vấn đề môi trường nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm và lòng tin của khách hàng, đối tác nhưng hiện nay vẫn chưa có
một công trình, một nghiên cứu để nâng cao chất lượng môi trường cho Công ty.
Vì vậy, cần thiết phải có một “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp
dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định” đã thực hiện và đây là lý do chính để
đề tài được tiến hành.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài bao gồm:
 Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty: tiêu thu
nguyên, nhiên vật liệu; năng lượng và hiệu quả sử dụng trang thiết bị máy móc trong
sản xuất.
 Đánh giá khả năng áp dụng SXSH tại Công ty.
 Đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.
1.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên phạm vi và giới hạn nghiên cứu chỉ
tập trung vào:
 Đề tài được thực hiện tại Công ty CP Đường Bình Định, huyện Tây Sơn, Tỉnh
Bình Định.
 Nghiên cứu quy trình sản xuất tại khusản xuất đường và đề xuất các biện pháp
SXSH cho công đoạn được chọn.
 Thời gian thực hiện đề tài: 01/09/2012 đến 30/12/2012.Do giới hạn về thời gian
và nguồn lực nên đề tài chỉ tập trung chủ yếumột vài công đoạntrong quy trình sản
xuất đường và đề xuất các giải pháp pháp SXSH phù hợp với tình hình thực tế của
Công ty.


GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 2

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

1.4. Nội dung nghiên cứu
Để có thể đạt được những mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu tập trung những nội
dung sau đây:
 Tổng quan tài liệu về SXSH và ngành sản xuất đường
 Nghiên cứu quy trình công nghệ; tình hình sản xuất; tiêu thụ nguyên nhiên vật
liệu và năng lượng tại Công ty.
 Phân tích và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh từ hoạt động sản xuấtvà
hiệu quả công tác quản lý môi trường.
 Đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với Công ty.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, các phương pháp sau đây đã được

áp dụng:
 Tổng hợp tài liệu: tài liệu SXSH, tài liệu Công tyvà một số tài liệu khác.
 Phương pháp điều tra thực tế: khảo sát quá trình sản xuất, tình hình trang thiết
bị máy móc, công tác bảo vệ môi trường.
 Phương pháp điều tra, phỏng vấn: điều tra, phỏng vấn công nhân về thao tác
thực hiện sản xuất.
 Phương pháp phân tích: phân tích số liệu.

 Phương pháp thống kê: các số liệu và dữ liệu thu thập được sẽ thống kê dưới
dạng bảng biểu.
 Phương pháp ma trận: trong bảng đánh giá tính khả thi cho từng giải pháp.
 Phương pháp trọng số: lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng giải pháp.
 Phương pháp đánh giá nhanh: dùng trong sàng lọc các giải pháp.

GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 3

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Tổng quan về SXSH
2.1.1. Sơ lược về SXSH
2.1.1.1.

Sự hình thành và phát triển ý tưởng SXSH

Thực tế cho thấy các quá trình sản xuất công nghiệp luôn gây ra ô nhiễm môi
trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn. Theo thời gian, cách thức để ứng phó với
sự ô nhiễm công nghiệp gây nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian:
 Thiếu nhận thức đối với vấn đề môi trường: không quan tâm đến ô nhiễm do
hậu quả của ô nhiễm gây ra chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các
ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ.

 Pha loãng và phát tán: diễn ra trong thập kỷ 60.


Pha loãng: dùng nước ngầm để pha loãng nước thải trước khi đổ vào

nguồn nhận.


Phát tán: nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải.

 Xử lý cuối đường ống: được tiến hành sau khi các chất ô nhiễm đã được phát
sinh nên mang tính thụ động và đối phó. Các công nghệ xử lý cuối đường ống bao
gồm: sử dụng hàng loạt các kỹ thuật, hóa chất để xử lý chất thải, các nguồn phát sinh
khí thải, chất lỏng. Nhìn chung, các công nghệ này, không làm giảm lượng chất thải
phát sinh mà chỉ làm giảm độ độc hại và thực tế là chuyển ô nhiễm từ dạng này sang
dạng khác. Phương pháp này phổ biến vào những năm 1970 ở các nước công nghiệp
để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
 Tuần hoàn và thu hồi năng lượng.
 SXSH và các biện pháp phòng ngừa: ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại
nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất.
GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 4

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980 với những cách gọi khác nhau
như “phòng ngừa ô nhiễm”, “giảm thiểu chất thải”. Ngày nay thuật ngữ SXSH được sử

dụng phổ biến trên toàn thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương
đương vẫn còn được ưa thích ở một vài nơi.
Các cách ứng phó là những tiếp cận quản lý chất thải bị động trong khi cách
ứng phó sau cùng là cách tiếp cận, xử lý chất thải chủ động.Như vậy, SXSH là tiếp cận
“nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”, “nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ
cũng là chân lý.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ xử lý cuối đường
ống.Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý
ô nhiễm.
Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong “Tuyên ngôn quốc
tế về sản xuất sạch hơn” (International Declaration on Cleaner Production) của
UNEP.Năm 1999, Việt Nam đã ký tuyên ngôn Quốc tế về SXSH khẳng định cam kết
của Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.“Chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (2003) của Việt Nam đã xác định
quan điểm “coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm…”.
2.1.1.2.

Khái niệm SXSH

Theo chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP, 1994): “Sản xuất sạch
hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các
quy trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con
người và môi trường”.
 Đối với các quá trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước
và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của
các chất thải vào nước và khí quyển.
 Đối với các sản phẩm: chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm tất cả
các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm, từ khâu khai thác
nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
 Đối với dịch vụ: SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào
trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.

GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 5

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

 SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.
Theo UNIDO, SXSH là một chiến lược tổng hợp mang tính phòng ngừa áp
dụng cho toàn bộ vòng đời sản phẩm nhằm:
 Tăng năng suất thông qua sử dụng hiệu quả hơn nguyên liệu, năng lượng, nước.
 Cải thiện môi trường thông qua giảm chất thải phát sinh.
 Giảm các tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm thông qua thiết kế
các sản phẩm thân thiện với môi trường, mang lại lợi nhuận cao.
 Đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.1.2. Phương pháp luận thực hiện SXSH
Tùy vào điều kiện thực tế, quy mô, quy trình sản xuất, mục đích của từng doanh
nghiệp mà hiệu quả của các giải pháp SXSH đối với mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, việc thực hiện SXSH phải được một cách có hệ
thống. Theo UNEP, phương pháp luận thực hiện SXSH gồm 6 bước được trình bày
trong hình 2.1.
Duy trì SXSH

Bước 6

Thực hiện các giải pháp
Bước 5
Trọng
tâm

kiểm

Chọn lựa các giải pháp SXSH
Bước 4
Đề xuất các giải pháp SXSH

Phân tích quy trình

Bắt đầu

Bước 3

Bước 2

Bước 1

Hình 2.1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH

GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 6

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

 Các giải pháp thực hiện SXSH:
Hiện nay, có nhiều cách để thực hiện SXSH nhưng về cơ bản có 8 nhóm giải
pháp được thực hiện phổ biến:
 Quản lý nội vi: là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH. Quản lý nội vi

thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện được ngay sau khi xác định
được các giải pháp SXSH. Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công việc, giám
sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm.
Các giải pháp quản lý nội vi thông thường ít tốn kém chi phí và khả năng thu hồi vốn
nhanh.
 Thay đổi nguyên vật liệu: là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng
các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể
là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
 Kiểm soát quá trình tốt hơn: để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa
về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình
sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp xuất, pH, tốc độ,… cần được giám sát, duy trì và
hiệu chỉnh ngày càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt
được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất.
 Cải tiến thiết bị hiện có: lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn
về nhiều mặt.
 Tuần hoàn, tái sử dụng tại Công ty: tận dụng chất thải để tiếp sử dụng cho quá
trình sản xuất hay sử dụng cho một mục đích khác.
 Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích: tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho
một mục đích sản xuất các sản phẩm phụ khác.
 Thay đổi sản phẩm: thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản
xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại.
 Thay đổi công nghệ: chuyển sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể
làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải. Thiết bị mới
thường đắt tiền, nhưng có thể thu hồi vốn rất nhanh.

GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 7

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 



Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

2.1.3. Lợi ích và rào cản trong việc áp dụng SXSH
2.1.3.1.

Lợi ích áp dụng SXSH

Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng SXSH không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà
cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:


Tiết kiệm chi phí thông qua giảm lãng phí năng lượng và nguyên liệu.



Cải thiện hiệu quả hoạt động của Công ty.



Chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm tốt hơn.



Thu hồi 1 lượng nguyên liệu bị hao phí trong quá trình sản xuất.



Có khả năng cải thiện môi trường trong làm việc.




Cải thiện hình ảnh Công ty.



Tuân thủ các quy định môi trường tốt.



Tiết kiệm chi phí xử lý cuối đường ống.



Có được các cơ hội thị trường mới và tốt hơn.
2.1.3.2.

Rào cản áp dụng SXSH

Thực tế khi áp dụng SXSH cho thấy những khó khăn, rào cản sau đây:
 Thiếu sự quan tâm, cam kết của doanh nghiệp: thái độ bàng quang, thiếu trách
nhiệm trong quản lý sản xuất và vấn đề môi trường. Thái độ chống đối với sự thay đổi
do sợ thất bại hay sợ những gì họ không hiểu rõ, từ đó mất khả năng kiểm soát quá
trình và làm giảm năng suất.
 Năng lực kỹ thuật bị hạn chế: đa số công nhân, thậm chí người quản lý trong
Công ty thường làm việc dựa trên kinh nghiệm tích lũy. Họ thiếu các kỹ năng cơ bản
về quản lý, kỹ thuật nhằm kiểm soát và cải tiến công nghệ.
 Hạn chế về công nghệ: đa số các công nghệ cũ, truyền thống được Công ty cải
tiến bởi quá trình “thử và sai” mà không có phân tích về công nghệ, điều này làm cho
việc sử dụng thiết bị không được hiệu quả, không ở mức tối ưu và do đó vẫn tái sinh

nhiều chất thải.
 Thiếu kế hoạch, chính sách đầu tư: thể hiện thông qua việc thiếu phân tích kinh
tế đối với các chi phí và lợi ích trực tiếp dễ thấy, thiếu lựa chọn các chỉ tiêu đầu tư,
thiếu kế hoạch đầu tư vào từng dự án.
GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 8

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

 Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm: là hạn chế sự thúc đẩy việc xác định và
thực hiện các giải pháp SXSH.
 Trở ngại thuộc về chính phủ: ảnh hưởng đến việc ra quyết định bao gồm ngăn
cản hay khuyến khích Công ty tham gia vào việc áp dụng SXSH.
 Các chính sách công nghiệp: sự thay đổi chính sách hoặc thiếu các chính sách
khen thưởng, khuyến khích khi doanh nghiệp áp dụng SXSH.
 Các chính sách môi trường: các cơ quan chức năng có khuynh hướng bắt buộc
các cơ sở sản xuất thực hiện hệ thống giới hạn tiêu chuẩn xả thải môi trường mà không
có hướng dẫn về việc giảm phát thải. Vì vậy, các doanh nghiệp thường áp dụng các
biện pháp “Kiểm soát cuối đường ống” hơn là áp dụng biện pháp SXSH.
2.2.

Khái quát về ngành sản xuất mía đường ở Việt Nam
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Nghề làm mía đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía
đường mới bắt đầu từ thế kỷ XX. Năm 1994, cả nước chỉ có 9 nhà máy sản xuất đường
với tổng công suất gần 11.000 tấn mía/ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất

nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hằng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000
tấn đường. Năm 1995, với chủ trương “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường
hiện có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu
nhỏ. Ở những vùng tập trung nguyên liệu lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công
nghệ tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng đường năm 2000
đạt khoảng 1 triệu tấn” (Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ 8). Chương trình mía đường
được chọn là chương trình khởi đầu để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp.
Ngành mía đường được giao “không phải là ngành kinh tế vì lợi nhuận tối đa mà là
ngành kinh tế xã hội”.
Thực hiện “Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường” ngành mía đường Việt
Nam tuy còn non trẻ, chỉ sau 5 năm (1995-2000) đã có bước tiến đột phá. Đầu tư mở
rộng công suất 9 nhà máy sản xuất cũ, xây dựng mới 33 nhà máy, tổng số nhà máy
đường cả nước là 44, tổng công suất là 81.500 tấn. Năm 2000 đạt mục tiêu 1 triệu tấn
đường. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đường tiêu thụ trong nước, chấm dứt được
GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 9

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

tình trạng hằng năm. Nhà nước phải bỏ ra hàng triệu USD để nhập khẩu đường. Đặc
biệt công nghiệp mía đường hầu hết các nhà máy đường mới đều được xây dựng tại
các vùng nông thôn, vùng trung du, vùng núi, vùng dân tộc ít người, vùng đất nghèo
khó khăn, vùng sâu, vùng xa và được phân bố đều ở cả 3 miền (Miền Nam: 14 nhà
máy, Miền Trung và Tây Nguyên:15 nhà máy và Miền Bắc: 13 nhà máy).
Đáng chú ý nhất là ngành mía đường phát triển đã giúp cho nông dân khai
hoang phụ hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở thêm đất trồng mía được hơn

200.000ha, đưa tổng diện tích trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy và các cơ sở
chế biến thủ công được gần 18 triệu tấn mía cây, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu
lao động cho nông nghiệp….
Trong hơn 16 năm qua, cùng với các hỗ trợ của nhà nước, sản xuất và đời sống
đã được cải thiện lớn, bộ mặt nông thôn đã được đổi mới, đường xá giao thông nông
thôn, đường điện, trường học đã mở mang nhiều thêm….
Tóm lại, hơn một thập kỷ qua (1995 – 2011) tuy thời gian chưa nhiều, được sự
hỗ trợ và sự tác động có hiệu quả bởi chính sách của Chính Phủ, ngành mía đường
non trẻ của Việt Nam đã đóng góp một phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân,
và phần quan trọng hơn là góp phần lớn về mặt xã hội, giải quyết việc làm ổn định
hàng triệu nông dân trồng mía và hơn 2 vạn công nhân ổn định làm việc trong các nhà
máy, có đời sống vật chất, tinh thần ổn định ngày càng cải thiện, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tạo nên các vùng sản xuất hàng hóa lớn, bộ mặt nông thôn các vùng
trồng mía được đổi mới….
Đặc biệt là trong 3 năm qua thực hiện quyết định 28/2004/QĐ-TTg của thủ
tướng chính phủ, nhà máy đường đã được chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước
sang Công ty Cổ phần, mối quan hệ hợp tác giữa nhà máy và người trồng mía, các địa
phương trồng mía, trong việc xây dựng vùng nguyên liệu có nhiều triển vọng mới.
Tuy nhiên, hiện nay ngành mía đường Việt Nam đang đứng trước những thách
thức lớn:

GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 10

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

 Các nhà máy đường Việt Nam phần lớn vừa mới được xây dựng với quy mô

vừa và nhỏ, trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị và lao động, hiệu
quả và chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao.
 Vùng nguyên liệu quy mô nhỏ, phân tán chưa được đầu tư tương xứng với yêu
cầu sản xuất công nghiệp, phần lớn nằm ở các vùng trung du và miền núi, nông thôn
vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông.
 Chịu ảnh hưởng, rủi do rất lớn do thời tiết hạn hán và bão lũ.
2.2.2. Hiện trạng môi trường trong ngànhmía đường Việt Nam
Công nghiệp sản xuất mía đường ở Việt Nam là ngành gây ô nhiễm khá lớn do
công nghệ lạc hậu, hầu hết thiết bị cũ, hay gặp sự cố kỹ thuật và bị rò rỉ nhiều lại
không có bất kỳ thiết bị xử lý nào, trong số các chất ô nhiễm có: bụi khói lò hơi, bùn
lọc, nước thải, khí thoát ra từ các tháp phản ứng sunfit hóa và cacbon hóa. Riêng bã
mía được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ván ép, còn mật rỉ được lên men để chế
biến cồn.
2.2.2.1.

Nước thải

Do đặc trưng của ngành sản xuất, trong nước thải đường có giá trị BOD cao,
phần lớn chất rắn lơ lửng trong nước thải là chất vô cơ. Nước rửa mía cây chủ yếu
chứa các hợp chất vô cơ. Trong điều kiện công nghệ bình thường, nước làm nguội, rửa
than và nước thải từ các quá trình khác có tổng chất rắn lơ lửng không đáng kể, chỉ có
một phần than hoạt tính bị thất thoát theo nước, một ít bột trợ lọc, vải lọc do mục nát
tạo thành các sợi nhỏ lơ lửng trong nước. Nhưng trong điều kiện các thiết bị lạc hậu, bị
rò rỉ thì hàm lượng các chất rắn huyền phù trong nước thải có thể tăng cao.
Các chất thải Nhà máy đường làm cho nước thải có tính axit, trong trường hợp
ngoại lệ, độ pH có thể tăng cao do trộn lẫn CaCO3hoặc nước xả rửa cột resin.
Lượng nước thải này chủ yếu là từ các quá trình: ép mía, rửa lọc, làm mát, rửa
thiết bị và rửa sàn; nước thải từ khu lò hơi. Một phần nhỏ là do nước thải của người
lao động phát sinh do quá trình phục vụ ăn uống, sinh hoạt.
Ngoài các chất đã nói trên, trong nước thải Nhà máy đường còn thất thoát một

lượng đường khá lớn, gây thiệt hại đáng kể cho Nhà máy.
GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 11

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

2.2.2.2.

Chất thải rắn

Cũng như các hoạt động sản xuất công nghiệp khác, hoạt động trong ngành
công nghiệp mía đường đã đưa vào môi trường nhiều loại rác thải với mức thải (khối
lượng rác thải phát sinh), tỉ trọng (kg/m3) và có thành phần khác nhau, tùy theo quy
mô, sản lượng. Phần lớn, chất thải rắn của ngành sản xuất đường bao gồm: mảnh vụn
mía, bùn, bã, đường rơi vãi.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất sản phẩm còn phát sinh ra các chất thải rắn
như: bao bì bằng polime, chất dẻo, thủy tinh, xenlulo,cũng như các chất thải trong sinh
hoạt của người sản xuất cũng được thải ra môi trường với lượng lớn.
2.2.2.3.

Khí

Giống như ngành sản xuất công nghiệp khác, ngành công nghiệp mía đường
cũng sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, trong quá trình cô đặc
và làm sạch nước mía. Quá trình này đòi hỏi phải sử dụng một lượng hóa chất lớn, bao
gồm: H2SO3, SO2, Ca(OH)2 , H2SO3 , H3PO4. Các chất này, khi vào môi trường sẽ tạo
ra các khí gây ô nhiễm môi trường.

Có thể tóm tắt các tác động về môi trường của các khí ô nhiễm trong sản xuất
mía đường như bảng sau:
Bảng 2.1Tác động môi trường các khí ô nhiễm của ngành mía đường
Các chất khí ô nhiễm

Tác động đến môi trường

CO2

Hiệu ứng nhà kính

SO2

Tạo mưa axit

H2SO3

Tạo mưa axit và gây hiệu ứng nhà kính

H3PO4

Gây hiện tượng ăn mòn

(Nguồn: Các chất gây ô nhiễm - Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, 2007)

GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 12

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 



Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

2.3.

Tiềm năng SXSH trong ngành sản xuất mía đường

Từ năm 1996, SXSH đã được áp dụng thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam.Sau
hơn 10 năm thực hiện, có gần 300 doanh nghiệp triển khai áp dụng SXSH tại các tỉnh
trên cả nước.Kinh nghiệm cho các nước trên thế giới cũng như kinh nghiệm áp dụng
SXSH ở Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy tất cả các cở sở công nghiệp, dù lớn
hay nhỏ đều có thể tiết kiệm tiêu thụ nguyên liệu, đặc biệt là năng lượng và
nước.Được sự quan tâm của bộ KHCN & MT cùng với các tổ chức quốc tế, SXSH
được biết đến tại hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp. Có 8 ngành sản xuất hiện có
trên 100 doanh nghiệp nhận thức về SXSH là dệt may, rau quả nông sản, mỏ và khai
khoáng, xi măng, gạch gốm, thủy sản, thực phẩm, gỗ - tre – nứa, nhựa và cao su.
Ngành sản xuất đường là ngành tiêu thụ nhiều điện và nước, việc sử dụng
nguyên, nhiên liệu đầu vào chưa được tối ưu hóa, công nghệ sản xuất còn lạc hậu nên
lãng phí nguyên, nhiên liệu, lượng nước thải ra môi trường cũng rất lớn. Việc áp dụng
SXSH vào ngành sản xuất đường có tính khả quan lớn, khả năng tiết kiệm nước
khoảng 20-30%, giảm lượng lớn nguyên liệu bị thất thoát.Để đạt được những kết quả
đó không nhất thiết phải có công nghệ cao chí phí đầu tư lớn, thực tế có nhiều giải
pháp chỉ là huấn luyện lại thao tác công nhân và thay đổi phương pháp vận hành hiệu
quả hơn thì có thể tiết kiệm lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm, hay có những giải
pháp đầu tư hàng trăm triệu đồng nhưng thời gian thu hồi vốn chưa tới 1 năm.

GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 13

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 



Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP ĐƯỜNG BÌNH ĐỊNH
3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần đường Bình Định
3.1.1. Vị trí địa lý
Công ty Cổ Phần Đường Bình Định tọa lạc tại: km 52 - Quốc lộ 19 - Tây Giang
- Tây Sơn - Bình Định.
 Nằm trên con đường huyết mạch nối liền khu vực miền trung và Tây Nguyên.
 Cách Ga Diêu Trì 40km.
 Cách cảng Quy Nhơn 52km về hướng Đông.
Vị trí này rất thuận lợi trong giao thông hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt và
đường thủy.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Đường Bình
Định
Thực hiện chương trình một triệu tấn đường vào năm 2000 của Chính Phủ,
Nghị quyết hội nghị thứ 15 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định về chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết TW VII. Ngày 30/4/1994, UBNN tỉnh Bình
Định ban hành quyết định số 1548/QĐ – UB giao nhiệm vụ xây dựng dự án đầu tư
Nhà máy Đường Bình Định, mở đầu cho sự hình thành nhà máy Đường Bình Định.
Ngày 8/3/1995 UBND tỉnh đã có Quyết định số 387/QĐ – UB thành lập Công
ty Đường Bình Định. Công ty có nhiệm vụ trực tiếp quản lý và điều hành dự án đi vào
hoạt động có hiệu quả ngay từ đầu, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa tỉnh nhà.
Ngày 25/6/1995 tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy.
Ngày 7/6/1996, toàn bộ thiết bị và nguyên vật liệu được nhập về.
GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 14


SVTH: Lê Thị Thu Đông
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công ty Cổ phần Đường Bình Định

Ngày 18/7/1996, Nhà máy lắp máy và sau gần 18 tháng xây dựng và lắp đặt,
ngày 24/04/1997 Nhà máy chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một thành quả
không ngừng phấn đấu, là niềm vui, hạnh phúc to lớn của tập thể cán bộ - công nhân
viên toàn Công ty, của các đơn vị thi công và của các chuyên gia trong nước và trong
tỉnh. Đồng thời từ đây cũng đánh dấu sự mở đầu đáng ghi nhớ, đó là lần đầu tiên tỉnh
nhà xây dựng hoàn thành một Nhà máy công nghiệp lớn nhất tỉnh, góp phần to lớn
tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh và ngành đường cả nước.
Sau khi đi vào hoạt động, Nhà máy đã không ngừng sản xuất và trải qua 2 vụ ép
đầu tiên, Công ty đã đạt doanh thu trên 98 tỷ đồng, trả nợ vốn vay trong và ngoài nước
đúng hạn nộp ngân sách nhà nước trên 2,82 tỷ đồng, đảm bảo đời sống vật chất và tinh
thần cho người lao động trong và ngoài vụ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người
lao động an tâm công tác gắn bó với Nhà máy, với Công ty.
Năm 2000, công tác nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn, nguồn mía nguyên
liệu giảm mạnh do giảm diện tích và năng suất. Tổng nguyên liệu thu mua chỉ đạt 62,7
% so với kế hoạch đã đề ra, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, Ban Giám đốc Công ty đã linh hoạt tháo gỡ khó khăn, nhờ đó các chỉ tiêu
chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh đã đạt kế hoạch.
Năm 2002, thực hiện chủ trương cổ phần hóa của trung ương, UBNN tỉnh đã
quyết định chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa Công ty Đường Bình Định.
Ngày 28/3/2003 được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Đường
Bình Định (theo Quyết định số 62/2003/QĐ-UB ngày 31/3/2003 của UBND tỉnh Bình
Định).
 Công ty có tên giao dịch là: Binh Dinh Sugar Joint Ctock Company (BISUCO).
• Trụ sở chính: km 52 - Quốc lộ 19 - Tây Giang - Tây Sơn - Bình Định.

• Website/email: www.bisucovn.com /
• Điện thoại: (056) 3884.375 – 884.37
• Fax: (056) 3884.380

GVDH: TS. Nguyễn Vinh QuyTrang 15

SVTH: Lê Thị Thu Đông
 


×