Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004COR.1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH VINA ECO BOARD (VECO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 177 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TẠI CÔNG TY TNHH VINA ECO BOARD (VECO)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HOÀNG LONG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2009 – 2013

Tháng 06/2013

 


 

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TẠI CÔNG TY TNHH VINA ECO BOARD (VECO)

Tác giả

NGUYỄN HOÀNG LONG


Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành
Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn
ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY

- Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2013
 


 

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:
MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành:
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: NGUYỄN HOÀNG LONG
Mã số SV: 09149106
Khoá học: 2009-2013

Lớp: DH09QM
1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Vina Eco Board (VECO)
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tình hình áp dụng tại Việt Nam và
trên thế giới.
-

Tổng quan và các vấn đề môi trường của Công ty VECO.

-

Xây dựng hệ

thống

quản



môi

trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty VECO.
-

Đánh giá sơ bộ khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/
Cor.1:2009 tại Công ty VECO.


3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 02/2013 và kết thúc: tháng 05/2013
4. Họ tên GVHD : Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày …..tháng ………năm 2013
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày … tháng ... năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY

 



 

LỜI CẢM ƠN

Bốn năm học tập, sinh hoạt tại trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, 1 tháng
thực tập tại công ty VECO đã cung cấp cho em những kinh nghiệm, những kiến thức
quý báu trong cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã dạy cho em những kiến thức làm
hành trang để em vững bước vào đời.
Em xin được gửi lời biết ơn chân thành nhất tới cô Vũ Thị Hồng Thủy - người
đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc
sống. Em cảm ơn cô rất nhiều.
Em xin cảm ơn Ban Tổng giám đốc, Ban lãnh đạo công ty VECO đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập.

Trong quá trình học tập tập thể DH09QM đã giúp đỡ tôi rất nhiều xin chân
thành cảm ơn các bạn.
Cuối cùng từ tận đáy lòng mình, con xin được gửi lời biết ơn đến mẹ người đã
sinh con ra, nuôi dưỡng con đến ngày hôm nay. Mẹ chính là động lực là niềm tin để
con vượt qua những chông gai và vững bước trên con đường phía trước.
Xin cảm ơn tất cả mọi người. Chúc mọi người thành công trong cuộc sống!

TP.HCM, ngày

tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Long

i
 


 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại công ty VECO” được tiến hành tại công ty VECO, thời
gian từ tháng 02/2013 đến tháng 05/2013.
Kết quả thu được khi thực hiện khóa luận bao gồm các nội dung chính sau:
- Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001.
 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001.
 Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam.
- Tổng quan về công ty VECO

 Giới thiệu chung về công ty VECO
 Hiện trạng môi trường và hiện trạng quản lý các vấn đề môi trường tại
công ty VECO.
-

Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 tại công ty VECO.

-

Đánh giá sơ bộ khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại công ty VECO.
Việc thiết lập HTQLMT theo ISO 14001 thật sự đem lại nhiều lợi ích cho công

ty về phương diện môi trường và kinh tế. Tôi hy vọng với những kết quả mà đề tài đã
đạt được sẽ giúp ích cho việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại công ty VECO.

ii
 


 

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
Chương 1 ........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1.2.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................2
1.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI..............................................................................................2
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................2
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................2
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................3
1.7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ...............................................................................................3
Chương 2. .......................................................................................................................4
GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 ..............................4
2.1. GIỚI THIỆU BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000. ......................................................4
2.2.GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004/COR.1: 2009 .................4
2.2.1. Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:
2004/COR.1: 2009. ..........................................................................................................4
2.2.2.Mô hình HTQLMT theo ISO 14001 ...........................................................5
2.3. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 14001, TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI
VIỆT NAM. .................................................................................................................6
2.3.1. Lợi ích.........................................................................................................6
2.3.1.1. Về mặt môi trường .............................................................................6
2.3.1.2.Về kinh tế ............................................................................................6
2.3.1.3. Về mặt thị trường ...............................................................................6
2.3.1.4. Về quản lý rủi ro ................................................................................6
2.3.1.5. Về mặt luật pháp ................................................................................7
2.3.1.6. Tạo cơ sở cho hoạt động công nhận, chứng nhận và thừa nhận. .......7
2.3.2. Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam. .............................................7
Chương 3. .....................................................................................................................10
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VECO ........................................................................10
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VECO ................................................................10
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ...........................................10
3.1.2. Địa chỉ liên hệ...........................................................................................10
3.1.3. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự ................................................................11

3.1.4. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ...............................................................11
3.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY VECO .......................................12
3.2.1. Quy trình công nghệ .................................................................................12
3.2.2. Các trang thiết bị chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất ............................14
3.3 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH...............................................14
3.3.1 Các yếu tố tiêu thụ tài nguyên ...................................................................14
3.3.2 Hiện trạng môi trường không khí ..............................................................14
iii
 


 

3.3.2.1 Khí thải và bụi .................................................................................. 14
3.3.2.2 Tiếng ồn, độ rung và nhiệt độ ........................................................... 16
3.3.2 Nước thải ................................................................................................... 17
3.3.3 Chất thải rắn .............................................................................................. 19
3.3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt. ..................................................................... 19
3.3.3.2 Chất thải rắn sản xuất. ...................................................................... 19
3.3.3.3 Chất thải nguy hại ............................................................................. 20
3.3.4 Tai nạn lao động và sự cố cháy nổ ............................................................ 20
3.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ........................... 21
3.4.1 Môi trường không khí ............................................................................... 21
3.4.1.1 Khí thải và bụi .................................................................................. 21
3.4.1.2 Tiếng ồn , độ rung và nhiệt dư.......................................................... 22
3.4.2 Nước thải ................................................................................................... 22
3.4.2.1 Nước mưa ......................................................................................... 22
3.4.2.2 Nước thải sinh hoạt ........................................................................... 23
3.4.2.3 Nước thải sản xuất ............................................................................ 23
3.4.3 Chất thải rắn .............................................................................................. 25

3.4.4 Tai nạn lao động và sự cố cháy nổ ............................................................ 25
3.4.5 Tình hình áp dụng 5S tại Công ty VECO ................................................. 26
Chương 4 ...................................................................................................................... 28
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004/COR.1:2009 TẠI CÔNG TY VECO .................................................... 28
4.1. XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG QLMT VÀ THÀNH LẬP BAN
ISO. ............................................................................................................................ 28
4.1.1. Phạm vi HTQLMT của công ty VECO ................................................... 28
4.1.2. Thành lập ban ISO ................................................................................... 28
4.2. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ......................................................................... 29
4.2.1. Yêu cầu khi xây dựng chính sách môi trường ........................................ 29
4.2.2. Nội dung chính sách môi trường .............................................................. 29
4.2.3. Phổ biến chính sách môi trường............................................................... 31
4.2.4. Kiểm tra lại chính sách môi trường .......................................................... 31
4.3 LẬP KẾ HOẠCH ................................................................................................ 32
4.3.1 Xác định các khía cạnh môi trường .......................................................... 32
4.3.1.1 Nhận diện các khía cạnh môi trường ................................................ 32
4.3.1.2 Đánh giá các khía cạnh môi trường và xác định các khía cạnh môi
trường đáng kể .............................................................................................. 32
4.3.1.3 Lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ .......................................................... 33
4.3.2 Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác .............................................. 34
4.3.3 Các mục tiêu và chỉ tiêu của chương trình môi trường ............................. 34
4.3.3.1 Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường ............................................ 34
4.3.3.2 Xây dựng chương trình quản lý môi trường ..................................... 36
4.3.3.3 Triển khai thực hiện .......................................................................... 36
4.3.3.4 Kiểm tra kết quả thực hiện ............................................................... 37
4.3.3.5 Lưu hồ sơ .......................................................................................... 37
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH .......................................................................... 37
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn .......................................... 37
iv

 


 

4.4.1.1 Nội dung............................................................................................37
4.4.1.2 Quy định............................................................................................37
4.4.1.3 Lưu hồ sơ ..........................................................................................38
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức .................................................................38
4.4.3 Trao đổi thông tin ......................................................................................39
4.4.4 Tài liệu .......................................................................................................39
4.4.5 Kiểm soát tài liệu .......................................................................................40
4.4.6 Kiểm soát điều hành ..................................................................................41
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp ........................41
4.5 KIỂM TRA...........................................................................................................43
4.5.1 Giám sát và đo lường.................................................................................43
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ ..................................................................................43
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa.........................44
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ .........................................................................................44
4.5.5 Đánh giá nội bộ .........................................................................................45
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO .............................................................................46
Chương 5 ......................................................................................................................48
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..............48
5.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT VÀO CÔNG TY ..................48
5.1.1. Thuận lợi...................................................................................................48
5.1.2. Khó khăn ..................................................................................................48
5.1.3. Đánh giá khả năng áp dụng dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
14001: 2004/ Cor.1: 2009. .............................................................................................49
5.2. KẾT LUẬN ........................................................................................................52
5.3. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................54
 PHỤ LỤC

v
 


 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trường.

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand).

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand).

CSMT

: Chính sách môi trường.


CTNH

: Chất thải nguy hại.

ĐDLĐ

: Đại diện lãnh đạo.

HĐKPPN

: Hành động khắc phục phòng ngừa.

HTQLMT

: Hệ thống quản lý môi trường.

ISO 14001

: Tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.

KCMT

: Khía cạnh môi trường.

KCMTĐK

: Khía cạnh môi trường đáng kể.

KPH


: Không phù hợp.

BLĐTBXH

:Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam.

QĐ – BYT

: Quyết định - Bộ Y Tế.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

XLNT

: Xử lý nước thải.


DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

vi
 


 

DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1. Cấu trúc và thành phần Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .........................................4
Hình 2. 2. Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001................5
Hình 3.1: Quy trình Công nghệ sản xuất .......................................................................12
Hình 3.2: Quy trình xử lý nước thải ..............................................................................23

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Lượng nguyên liệu công ty sử dụng .............................................................14
Bảng 3.2: Lượng nhiên liệu công ty sử dụng ................................................................14
Bảng 3.3: Kết quả đo nồng độ bụi ................................................................................15
Bảng 3.4: Kết quả đo nồng độ khí thải ..........................................................................16
Bảng 3.5: Kết quả đo cường độ ồn: ...............................................................................16
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải ........................................................19
Bảng 4. 1: Quy trình xác định trách nhiệm và quyền hạn .............................................37

vii
 




Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang bước vào một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức với sự phát
triển không ngừng của khoa học công nghệ. Sự phát triển này đã góp một phần không
nhỏ thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển
kinh tế thì các vấn đề môi trường cũng ngày một gia tăng. Vì vậy, bảo vệ môi trường
và sức khỏe của người lao động là một vấn đề quan trọng trong chính sách phát triển
của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đang có
những bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường phát triển và hội nhập. Các doanh
nghiêp, công ty, nhà máy sản xuất mọc lên ngày càng nhiều, do đó tính cạnh tranh
trong sản xuất ngày càng cao. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định về mặt môi trường
do nhà nước Việt Nam ban hành, các doanh nghiệp còn phải xây dựng cho mình “ Hệ
thống quản lý môi trường” (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001- một tiêu chuẩn
quốc tế về mặt môi trường, nhằm nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất
và tăng tính cạnh tranh trong quá trình xuất khẩu hàng hóa trên thị trường quốc tế. Đây
chính là bước quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển của các doanh nghiệp.
Việc bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe lao động cho người sản xuất là một
yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Công ty VECO thực hiện xây dựng
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 nhằm đáp ứng các nhu cầu trên và góp phần
nâng cao hình ảnh công ty đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.

1



Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 
Đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1: 2009 tại công ty VECO” được thực hiện sẽ đóng góp một phần
trong sự phát triển chung của công ty.
1.2.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các nhà máy chế biến gỗ và các sản phẩm về gỗ, đặc biệt là sản xuất ván ép ra
đời ngày càng nhiều, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn. Bên cạnh yêu cầu
về chất lượng sản phẩm thì vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động là
một vấn đề được quan tâm đặc biệt. Nhận thức được vấn đề đó, ban lãnh đạo nhà máy
tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 với mong
muốn sẽ cải thiện công tác bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, tuân thủ các quy
định của pháp luật, nâng cao hình ảnh của công ty, tăng tính cạnh tranh trên thị trường
trong nước và thế giới.
1.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại công ty
VECO.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001, tình hình áp dụng ISO
14001 tại Việt Nam;

-

Tìm hiểu về công ty VECO, các nguồn gây ô nhiễm và hiện trạng quản lý môi
trường tại công ty;

-


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại công ty
VECO;

-

Đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/
Cor.1:2009 tại công ty VECO.

1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Địa điểm nghiên cứu: Công ty VECO, Lô D2-D7, KCN Phú An Thạnh, xã An
Thạnh, Huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

-

Thời gian thực hiện: từ tháng 2/2013 đến 5/2013.
2


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 
-

Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất và các bộ phận
liên quan trong nhà máy.

1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-


Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế tình hình sản xuất tại công ty
VECO.

-

Phương pháp thu thập dữ liệu:
 Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn ban lãnh đạo, công nhân viên trong công ty.
 Dữ liệu thứ cấp: Tham khảo tài liệu hiện có của công ty, tham khảo tài
liệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 và các tài liệu chuyên
ngành khác, sách, báo, internet…

-

Phương pháp đánh giá chấm điểm và cộng điểm: Tùy vào mức độ của từng
yếu tố và tùy vào từng yêu cầu tưng ứng, các khía cạnh môi trường sẽ được cho
điểm, các khía cạnh môi trường có ý nghĩa được định nghĩa dựa vào kết quả
cho điểm này, cụ thể sẽ được nêu ở phần nhận diện khía cạnh, đánh giá tác
động.

-

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình thực
hiện đề tài.

1.7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ đưa ra các bước cần thực hiện trong quá trình xây dựng HTQLMT
theo ISO 14001 và xây dựng các thủ tục quan trọng chứ không xây dựng toàn bộ hệ
thống tài liệu cho công ty.
Đề tài chỉ xây dựng trên lý thuyết, chưa tính toán chi phí thực hiện và chưa
được áp dụng trên thực tế. Do đó, không tránh khỏi thiếu sót và chưa đánh giá được

hiệu quả áp dụng thực tế các hoạch định đề ra.

3


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 

Chương 2.
GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
2.1. GIỚI THIỆU BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000.
Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ( International
organization for standar dization). ISO 14000 là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản
lý môi trường (QLMT). Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia làm 2 nhóm theo sơ đồ
2.1 sau đây:

ISO 14000 - Bộ tiêu chuẩn về QLMT

Đánh giá tổ chức

Đánh giá sản phẩm

Hệ thống quản lý môi trường (EMS)

Đánh giá chu trình sống của SP (LCA)

Kiểm toán môi trường

Ghi nhãn môi trường (EL)


Đánh giá kết quả hoạt động MT

Các KCMT trong các TC về SP (EAPS)

Hình 2. 1. Cấu trúc và thành phần Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
2.2.GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004/COR.1: 2009
2.2.1. Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:
2004/COR.1: 2009.
4


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 
Thuộc bộ ISO 14000, ngày 15/7/2009 tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 đã được điều
chỉnh số hiệu thành ISO 14001: 2004/Cor.1: 2009. ISO 14001:2004/Cor.1: 2009 là
một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
ban hành, đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng của tổ chức. Mục
đích giúp các đơn vị sản xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và cải
tiến liên tục HTQLMT.
2.2.2.Mô hình HTQLMT theo ISO 14001

Bắt đầu
Xem xét của
lãnh đạo

o
o
o
o

o

Kiểm tra và hành động
Giám sát và đo
Đánh giá mức độ tuân thủ
Sự không phù hợp, hành động
khắc phục và phòng ngừa
Kiểm soát hồ sơ
Đánh giá nội bộ

o
o
o
o
o
o
o

Chính sách
môi trường

CẢI TIẾN
LIÊN TỤC

Lập kế hoạch
o Xác đinh khía cạnh môi
trường
o Yêu cầu pháp luật và yêu
cầu khác
o Mục tiêu, chỉ tiêu và

chương trình MT

Thực hiện
Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn
Năng lực, đào tạo, nhận thức
Thông tin liên lạc
Hệ thống tài liệu
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành
Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình
trạng khẩn cấp

Hình 2. 2. Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

5


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 
2.3. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 14001, TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001
TẠI VIỆT NAM.
2.3.1. Lợi ích
2.3.1.1. Về mặt môi trường
-

Tăng cường hiệu quả của công tác QLMT qua quá trình cải tiến liên tục;

-

Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục;


-

Giảm thiểu các tác động môi trường, sự cố môi trường do tổ chức/ doanh
nghiệp gây ra;

-

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức.
2.3.1.2.Về kinh tế

-

Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng, tài nguyên và nhiên liệu đầu vào;

-

Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ;

-

Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên;

-

Tránh các khoản tiền phạt do vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường;

-

Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường;


-

Giảm chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp;

-

Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.
2.3.1.3. Về mặt thị trường

-

Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng;

-

Tăng sức cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới;

-

Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường
và cộng đồng xung quanh.
2.3.1.4. Về quản lý rủi ro

-

Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra;

-


Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm rủi ro;
6


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 
-

Giúp ngăn ngừa ô nhiễm.
2.3.1.5. Về mặt luật pháp

-

Nâng cao trình độ hiểu biết về các yêu cầu của luật pháp cho mọi nhân viên;

-

Mang đến uy tín cho tổ chức, giảm bớt áp lực từ các cơ quan chức năng.
2.3.1.6. Tạo cơ sở cho hoạt động công nhận, chứng nhận và thừa nhận.

-

Được sự đảm bảo từ việc chứng nhận của bên thứ 3;

-

Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại;

-


Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

2.3.2. Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam.
-

Thuận lợi
 Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường (BVMT) là một vấn đề còn

mới nhưng các văn bản có liên quan đến BVMT đã được áp dụng rộng rãi. Điều đó
cho thấy công tác BVMT đã từng bước được hoàn chỉnh, ngày càng được quan tâm và
được thể chế hóa vào hầu hết các ngành, luật. Các văn bản quy phạm pháp luật đã có
tác dụng to lớn, góp phần đáng kể trong việc cải thiện và nâng cao ý thức trong quản
lý nhà nước về BVMT.
 Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Các tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/ nhà thầu của mình phải
đảm bảo vấn đề môi trường trong suốt quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh.
Chứng chỉ ISO 14001 chính là sự đảm bảo cho các yếu tố trên.
 Sự quan tâm của cộng đồng
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng
ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Yêu cầu của người tiêu dùng không chỉ dừng ở
chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến công tác BVMT của nhà sản xuất/ kinh
doanh. Để đáp ứng yêu cầu của cộng đồng các doanh nghiệp cần nhanh chóng thực
hiện việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
7


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 
-


Khó khăn
 Nhận thức
Các tổ chức trong nước chưa thật sự quan tâm đến HTQLMT và nhận thức của

họ về ISO 14001 còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng HTQLMT
chỉ áp dụng cho những nhà máy, công ty lớn, những công ty đa quốc gia chứ không áp
dụng cho những cơ sở dịch vụ, những công ty vừa và nhỏ.
Một số doanh nghiệp cho là: Việc áp dụng HTQLMT chỉ phục vụ cho mục đích
xin chứng nhận mà không hiểu rằng điều đó sẽ đem lại lợi ích kinh tế và cải thiện môi
trường làm việc cho chính cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.
 Chi phí
Để xây dựng HTQLMT, doanh nghiệp phải sử dụng một khoản chi phí khá lớn.
Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, nếu không có
yêu cầu của pháp luật hay đối tác thì các doanh nghiệp sẽ không áp dụng ISO 14001.
 Mục tiêu môi trường chưa phù hợp
Một số vấn đề trong việc thiết lập mục tiêu môi trường thường gặp phải:
 Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi
trường trọng tâm của tổ chức;
 Mục tiêu chung chung, không rõ ràng;
 Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với mục tiêu chung của tổ chức;
 Mục tiêu được thiết lập dựa trên những nhiệm vụ bắt buộc là không cần
thiết;
 Một số tổ chức sau một thời gian triển khai, áp dụng ISO 14001 đã đạt
được mục tiêu môi trường của mình đề ra, sau đó lại lúng túng trong việc
thiết lập mục tiêu mới.
 Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Đánh giá nội bộ là một hoạt động quan trọng, cần được triển khai định kỳ nhằm
xác định hiệu lực của việc vận hành và tìm ra các cơ hội để cải tiến hiệu quả của
8



Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 
HTQLMT. Hiện nay, hoạt động đánh giá nội bộ cũng là yếu điểm của các doanh
nghiệp. Một số nguyên nhân thường gặp trong hoạt động đánh giá nội bộ:
 Sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc;
 Năng lực của đánh giá viên nội bộ không đáp ứng được nhu cầu;
 Việc đánh giá nội bộ chỉ mang tính hình thức.
Vì vậy, các phát hiện trong đánh giá nội bộ đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự
cho việc cải tiến công tác BVMT của các doanh nghiệp.

9


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 

Chương 3.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VECO
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VECO
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
-

VECO là một công ty với 100% vốn đầu tư từ tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản).
Được xem là nhà máy sản xuất gỗ ép lớn nhất ở Việt Nam với dây chuyền công
nghệ sản xuất tự động và hiện đại do Dieffenbacher cung cấp. Nhà máy VECO
được xây dựng trên khu đất rộng hơn 20 hecta với nhiều hạng mục phức tạp do
nhiều nhà thầu tham gia cung cấp máy móc và thi công xây dựng.


-

Sáng ngày 16/05/2012, Chủ đầu tư tập đoàn Sumitomo đã tiến hành làm Lễ
Khánh Thành nhà máy ván ép Vina Eco Board tọa lạc tại khu công nghiệp Phú
An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đến tham dự Lễ Khánh Thành có
Chủ đầu tư, tập đoàn Sumitomo, đơn vị NewCC cùng các vị khách mời.

3.1.2. Địa chỉ liên hệ
- Tên Công ty: CÔNG TY VECO.
- Điện thoại: (072) 3640199
- Mã số thuế: 1101273830
- Địa chỉ: Lô 2 – Lô 7, KCN Phú An Thạnh, Xã An Thạnh, Huyện Bến Lức, tỉnh
Long An.
- Diện tích: 20 héc ta.
- Đại diện: Ông Soichiro Kitamura
- Chức vụ: Giám đốc
10


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 
3.1.3. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
-

Toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty khoảng 200 người. Đội ngũ cán
bộ công nhân viên có tay nghề cao, nhiệt tình, tận tụy trong công việc.

-

Sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự trong công ty được trình bày trong phụ lục 01.


3.1.4. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Công ty VECO chuyên sản xuất ván ép với nguyên liệu là gỗ tràm, gỗ các loại
cây ăn quả và cả gỗ cao su.
Thị trường tiêu thụ của công ty tương đối rộng lớn, trong nước có các đối tác
lớn như các hãng đồ gỗ của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công Thương, thị trường nước ngoài
gồm các khách hàng nổi tiếng khó tính như Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ,…

11


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 
3.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY VECO
3.2.1. Quy trình công nghệ

Nhiên liệu

Vỏ cây

Bụi

Lò đốt cấp nhiệt
Nhiệt thừa

Khí thải
Bụi
Bụi

Thu hồi bụi, xử lý khí


Dung môi

Nhiệt thừa

Bụi, gỗ

Bụi

Hình 3.1: Quy trình Công nghệ sản xuất

12


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty VECO 
Thuyết minh công nghệ:
Gỗ nguyên liệu  Bóc vỏ, vỏ được sử dụng làm chất đốt  gỗ được cắt thành
những dăm gỗ có kích thước tương đối bằng nhau. Để tránh bụi phát tán từ quá trình
cắt, công ty đã trang bị hệ thống thu bụi và lắp các cylon 44 000m3/h  dăm gỗ được
sàn lọc và bỏ các dăm lớn nhờ các quạt hút 25 000m3/h  bụi được hút vào túi vải 
tái sản xuất.
Dăm gỗ được xử lý để sấy khô và ổn đinh độ ẩm trong gỗ. Nhiệt đươc cung cấp
từ quá trình đốt của khu nhiên liệu  nhiệt cao, máy sấy được đặt ngoài khi sản xuất
và được đặt cạnh khu vực lò hơi máy phát điện.
Sau khi sấy khô, dăm gỗ được phối trộn keo, keo sử dụng chủ yếu là
ureformaldehyde melamine ưa nước nên được phối trộn với nước trước khi sử dụng.
Quá trình này không làm bay hơi dung môi nhưng không tránh bụi phát tán ra ngoài
môi trường  công ty lắp thiết bị xử lý bằng túi lọc, máy hút 32 000m3/h.
Sau đó hỗn hợp được đưa qua khâu định hình  đây là khâu nhiều bụi nhất,

công ty đã bố trí 2 quạt hút, 1 với công suất 87 100m3/h, 1 với công suất 10 600m3/h
nhằm thu gom triệt để bụi gỗ thu qua cylon  lọc qua túi vải.
Quá trình ép  hơi dung môi chủ yếu là HCHO, PVC, polyphenolic, polystyre,
aceton, isoamyl acetate, polyester, poly erethane  các hơi dung môi được hút lên và
đưa vào hệ thống xử lý khí thải theo công nghệ mới nhất Cộng hòa Liên Ban Đức.
Sản phẩm được làm nguội ở nhiệt độ phòng, sản phẩm phát thải ra nhiệt thừa 
công ty xử lý nhiệt thừa bằng cách bố trí hệ thống quạt thông gió.
Sản phẩm được cắt phần thừa đảm bảo quy cách.
Sản phẩm được xử lý bề mặt (điều này không thường xuyên, tùy thuộc vào yêu
cầu của khách hàng). Bề mặt sản phẩm được xử lý bằng hệ thống máy đánh bóng và
làm phẳng bề mặt gỗ. tại đây, các tấm particleboard (ván ép) sau khi được cắt đúng
quy cách sẽ được chà nhám, đánh bóng và làm phẳng bề mặt tăng độ nhẵn và độ
bóng của sản phẩm. máy đánh bóng được thiết kế  không cho bụi thoát ra ngoài, bụi
được thu gom về hệ thống xử lý.
Sau cùng, sản phẩm được đóng gói, đưa vào kho và vận chuyển giao cho khách
hàng.
  

13


×