Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

KHẢO SÁT,ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ,TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

*****************

NGUYỄN NHƯ NGỌC

KHẢO SÁT,ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VƯỜN
QUỐC GIA U MINH HẠ,TỈNH CÀ MAU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN NHƯ NGỌC

KHẢO SÁT,ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC
GIA U MINH HẠ,TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn : TS. NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này em xin chân thành gửi
lời cảm ơn tới:
Ban Giám Hiệu, Khoa Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Môn Cảnh Quan Và Kỹ
Thuật Hoa Viên – Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong suốt bốn năm học, cũng như thực hiện và hoàn thành
tốt luận văn này.
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Ngô An là giáo viên hướng dẫn đã
dành nhiều thời gian và công sức cho việc giúp đỡ, đóng góp ý kiến trong suốt
quá trình làm luận văn.
Qua đây, em xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị cùng toàn thể nhân
viên làm việc trong khu bảo tồn Vườn Quốc Gia U Minh Hạ đã nhiệt tình giúp đỡ,
cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình thu thập tài liệu cho luận văn.
Em xin gởi lời cám ơn đến toàn thể các bạn trong lớp DH09TK đã động viên,
giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm học tập trong suốt bốn năm qua.
Cuối cùng, xin chân thành gởi lời cảm ơn đến những người thân trong gia
đình đã động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập, góp
phần quan trọng cho việc thực hiện và hoàn thành đề tài này.
TP Hồ Chí Minh,15-11-2012
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Nguyễn Như Ngọc


ii


TÓM TẮT
Đề tài nhiên cứu: “Khảo sát, đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển du lich
sinh thái bền vững tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau” được thực hiện từ
tháng 8/2012 đến tháng 12/2012.
Mục tiêu của đề tài: Khảo sát hiện trạng, đánh giá tài nguyên du lịch cùng
các hoạt động hiện có nhằm định hướng bảo tồn, tái tạo các giá trị cảnh quan thiên
nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học để phát triển du lịch sinh thái bền
vững vùng đất ngập nước của Vườn Quốc Gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. Ngoài ra,
còn bảo tồn và phát triển nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm, các giá trị
văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan
và phát triển du lịch.
Kết quả đạt được:

– Đánh giá được hiện trạng và những điều kiện phát triển du lịch sinh thái
của Vườn Quốc Gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau.

– Xác định được các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch có thể khai thác
tại khu vực.

– Xây dựng các mục tiêu phù hợp khi phát triển khu du lịch sinh thái bền
vững nơi đây.

– Đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững tại Vườn Quốc Gia U
Minh Hạ tỉnh Cà Mau.

iii



SUMMARY
The research topic: Research subjects: "Survey, assess and suggest the
solution to develop the sustainable eco – tourism at U Minh Ha national garden –
Ca Mau Province” were executed from 8/2012 to 12/2012.
The objective of the project: actual survey, evaluation of tourism resources
and the current activities in order to orient, protect as well as, recreate the value of
natural landscapes, the biodiversity environment and biological diversity for
ensuring the development of the sustainable eco – tourism at U Minh Ha national
garden – Ca Mau Province. Besides to conserve,develop gen sources of precious
animal, plant species, cultural values, and historical vestiges, serving to work of
study science, and develop tourism. The results gained:
– Evaluate the status and conditions to develop the eco – tourism at U Minh
Ha national garden – Ca Mau Province.
– Identify the different types of travel and tourism products can be exploited
in the area.
– Set up the appropriate targets when developing sustainable eco-tourism.
– Propose the solutions to develop sustainable eco – tourism in U Minh Ha
national garden – Ca Mau Province.

iv


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BTTN – Bảo tồn thiên nhiên
DLST – Du lịch sinh thái
ĐBSCL – Đồng bằng sông Cửu Long
KBT – Khu bảo tồn
TNDLTN – Tài nguyên du lịch tự nhiên

TNDLNV – Tài nguyên du lịch nhân văn
TNHH – Trách nhiệm hữu hạn
VQG – Vườn quốc gia
UBND – Uỷ ban nhân dân

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 –Vị trí địa lý tỉnh Cà Mau ................................................................... 21
Hình 2.2 – Hồng Anh Thư Quán ......................................................................... 24
Hình 2.3 – Đình Tân Hưng ................................................................................. 25
Hình 2.4 – Đảo Hòn Khoai ................................................................................. 25
Hình 2.5 – Hòn Đá Bạc ...................................................................................... 26
Hình 2.6 – Biển Khai Long ................................................................................. 26
Hình 2.7 –Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng ở vùng đệm

VQG U Minh Hạ ................................................................................................... 38
Hình 4.1 – Tràm .................................................................................................. 46

Hình 4.2 – Mốp.................................................................................................... 47
Hình 4.3 – Mua lông............................................................................................ 47
Hình 4.4 - Mật cật gai ......................................................................................... 47
Hình 4.5 – Dớn .................................................................................................... 48
Hình 4.6 – Choại ................................................................................................. 48
Hình 4.7 – Bèo cái ............................................................................................... 48

Hình 4.8 – Rái cá lông mũi.................................................................................. 49
Hình 4.9 – Rái cá vuốt bé .................................................................................... 49
Hình 4.10 – Tê tê................................................................................................. 50
Hình 4.11 – Dơi quạ ............................................................................................ 50
Hình 4.12 – Heo rừng ......................................................................................... 50
Hình 4.13 – Khỉ đuôi dài ..................................................................................... 50
Hình 4.14 – Bồ nông ........................................................................................... 51
Hình 4.15 – Điêng điểng ..................................................................................... 51
Hình 4.16 – Cò bợ ............................................................................................... 51
Hình 4.17 – Hổ mang chúa.................................................................................. 51

vi


Hình 4.18 – Sơ đồ bố trí mạng lưới PCCC vào mùa khô 2010-2011 ở VQG U
Minh Hạ................................................................................................................ 54
Hình 4.19 – Tháp quan sát .................................................................................. 55
Hình 4.20 – Giao thông vào VQG.......................................................... ……….55
Hình 4.21 –Hệ thống đê bao được dọn dẹp ........................................................ 56
Hình 4.22 –Bản đồ các tuyến du lịch nội tỉnh .................................................... 80
Hình 4.23 – Bản đồ dự kiến quy hoạch phân khu chức năng ở VQG U Minh
Hạ......................................................................................................................... 82
Hình 4.24 – Mặt bằng tổng thể khu hành chính-nghỉ dưỡng .............................. 86
Hình 4.25 – Mặt bằng tiểu cảnh hồ nước ............................................................ 87
Hình 4.26 – Mặt bằng tiểu cảnh trước phòng trưng bày ..................................... 88
Hình 4.27 – Phối cảnh tổng thể ........................................................................... 89
Hình 4.28 – Tiểu cảnh hồ nước ........................................................................... 89
Hình 4.29 – Một góc chòi nghỉ............................................................................ 89

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 – Những loài động vật ghi vào sách Đỏ VQG U Minh hạ................... 52
Bảng 4.2 – Kết quả điều tra du khách………………………………….............. 60
Bảng 4.3 – Kết quả điều tra người dân địa phương............................................. 63
Bảng 4.4 – Kết quả điều tra Ban quản lý VQG U Minh Hạ................................ 65
Bảng 4.5 – Kết quả điều tra chính quyền địa phương ......................................... 68
Bảng 4.5 – Bảng đề xuất danh mục cây trồng để tạo cảnh quan phục vụ
DLST.................................................................................................................... 90

viii


MỤC LỤC
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
Chương 2: TỔNG QUAN ................................................................................. 4
2.1. Tổng quan về Du lịch và DLST ...................................................... 4
2.1.1. Du lịch .......................................................................................... 4
2.1.1.1. Khái niệm chung về du lịch ....................................................... 4
2.1.1.2. Các loại hình Du lịch................................................................. 6
2.1.2. Du lịch sinh thái ........................................................................... 7
2.1.2.1. Khái niệm chung về Du lịch sinh thái ....................................... 7
2.1.2.2. Quan hệ giữa Du lịch sinh thái và các loại hình Du lịch khác .. 9
2.1.2.3. Đặt trưng cơ bản của Du lịch sinh thái...................................... 9
2.1.2.4. Các tài nguyên Du lịch sinh thái ............................................. 10

Tài nguyên du lịch tự nhiên................................................................... 10
Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................. 10
2.1.2.5. Phát triển du lịch sinh thái bền vững....................................... 12
2.1.2.6. Du lịch sinh thái ở Việt Nam .................................................. 14
2.2. Tổng quan về đất ngập nước .......................................................... 15
2.2.1. Khái niệm về đất ngập nước........................................................ 15
2.2.2. Chức năng của đất ngập nước ..................................................... 17
2.3. Đặc điểm tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau...... 20
2.3.1. Khái quát về tỉnh Cà Mau .......................................................... 20
2.3.1.1. Lịch sử hình thành tỉnh Cà Mau............................................... 20
2.3.1.2.Vị trí địa lý tỉnh Cà Mau ........................................................... 20
2.3.2. Tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau.................. 22
2.3.2.1. Tiềm năng phát triển Du lịch của tỉnh Cà Mau....................... 22
2.3.2.2. Các địa điểm du lịch nổi tiếng................................................. 24

ix


2.3.2.3. Dự án, chính sách, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Cà Mau. 27
2.4. Đặc điểm của Vườn Quốc Gia U Minh Hạ ................................... 29
2.4.1. Lịch sử hình thành Vườn Quốc Gia U Minh Hạ......................... 29
2.4.2. Vị trí địa lý ................................................................................. 30
2.4.3.Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 30
2.4.3.1. Địa hình ................................................................................... 30
2.4.3.2. Đất đai – Thổ nhưỡng ............................................................. 30
2.4.3.3. Khí hậu thủy văn ..................................................................... 31
Khí hậu ................................................................................................. 31
Thủy văn................................................................................................ 32
2.4.3.4. Tài nguyên Động – Thực vật................................................... 33
Tài nguyên Động vật ............................................................................ 33

Tài nguyên Thực vật............................................................................. 34
2.4.4. Đặc điểm kinh tế xã hội VQG và vùng phụ cận ........................ 34
Tăng trưởng kinh tế .............................................................................. 34
Các cơ sở kinh tế chủ yếu..................................................................... 35
Nông lâm nghiệp, thủy sản................................................................... 35
Công nghiệp – TTCN ........................................................................... 36
Thương mại – dịch vụ .......................................................................... 36
Dân số và lao động ............................................................................... 36
2.4.5. Hiện trạng sử dụng đất VQG...................................................... 37
2.4.6.Phân khu chức năng VQG............................................................ 38
2.4.7. Các dự án đầu tư, qui hoạch VQG U Minh Hạ ........................... 39
Chương 3:MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..42
3.1. Mục tiêu của đề tài ........................................................................ 42
3.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 42
3.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 42
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu................................................. 42
3.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học................................................. 43

x


3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................... 43
3.3.4. Phương pháp phân tích SWOT ................................................... 44
3.3.5. Phương pháp tra cứu và khảo sát bản đồ..................................... 44
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................... 44
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 45
4.1. Tài nguyên DLST và hiện trạng phát triển DLST tại Vườn
Quốc Gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau ....................................................... 45
4.1.1. Tài nguyên DLST tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ ................... 45
4.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên..................................................... 45

4.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................... 52
4.1.2. Hiện trạng phát triển DLST tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ .... 53
4.1.2.1. Chòi canh tháp quan sát .......................................................... 53
4.1.2.2. Hệ thống giao thông ................................................................ 53
4.1.2.3. Hệ thống đê bao....................................................................... 53
4.1.2.4. Hệ thống cống ......................................................................... 56
4.1.2.5. Hệ thống điện .......................................................................... 56
4.1.2.6. Hệ thống nước ........................................................................ 56
4.1.2.7. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ................................................. 57
4.1.2.8. Các loại hình và sản phẩm du lịch ........................................... 57
4.1.2.9. Ban quản lý Vườn Quốc Gia U Minh Hạ ................................ 58
4.2. Kết quả điều tra xã hội học............................................................ 60
4.2.1. Kết quả điều tra du khách............................................................ 60
4.2.2. Kết quả điều tra người dân tại VQG U Minh Hạ ........................ 63
4.2.3. Kết quả điều tra cán bộ quả lý VQG U Minh Hạ........................ 65
4.2.4. Kết quả điều tra chính quyền địa phương .................................. 68
4.3. Kết quả phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp phát triển DLST
................................................................................................................ 72
4.3.1. Kết quả phân tích SWOT ........................................................... 72
4.3.1.1. Điểm mạnh .............................................................................. 72

xi


4.3.1.2. Điểm yếu ................................................................................. 73
4.3.1.3. Cơ hội ...................................................................................... 73
4.3.1.4. Thách thức............................................................................... 74
4.3.2. Các giải pháp phát triển DLST bền vững tại VQG U Minh Hạ.. 74
4.3.2.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh tận dụng thời cơ .................... 74
4.3.2.2. Giải pháp không để điểm yếu làm mất thời cơ ....................... 75

4.3.2.3. Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách ........... 76
4.3.2.4. Giải pháp không để thủ thách bộc lộ điểm yếu....................... 76
4.4. Đề xuất kế hoạch chiến lược quản lý và đẩy mạnh phát triển
DLST tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ ................................................. 77
4.4.1. Một số đề xuất để đẩy mạnh phát triển ...................................... 77
4.4.1.1. Bảo vệ yếu tố sinh thái đặc thù của Vườn Quốc Gia U Minh Hạ
................................................................................................................ 77
4.4.1.2. Về yếu tố con người trong DLST ở Vườn Quốc Gia U Minh Hạ
................................................................................................................ 77
4.4.1.2.1. Đối với đội ngũ cán bộ quản ký và hướng dẫn du lịch sinh thái
................................................................................................................ 77
4.4.1.2.2. Đối với khách du lịch ........................................................... 78
4.4.1.2.3. Đối với những cư dân địa phương ....................................... 78
4.4.1.3. Về yếu tố xây dựng cơ sở hạ tầng ........................................... 78
4.4.1.4. Việc xây dựng quảng bá.......................................................... 79
4.4.2. Một số giải pháp khác nhằm phát triển DLST bền vững Vườn
Quốc Gia U Minh Hạ ........................................................................... 80
4.4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................... 80
4.4.2.2. Giải pháp kết nối khu du lịch với các điểm du lịch khác
trong khu vực lân cận ............................................................................ 80
4.4.2.3. Giải pháp về quy hoạch........................................................... 82
4.4.2.4. Giải pháp thiết kế cảnh quan ................................................... 84
4.4.2.5. Giải pháp về đào tạo................................................................. 91

xii


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 92
5.1. Kết luận ......................................................................................... 92
5.2. Kiến nghị ....................................................................................... 93

Tài liệu tham khảo................................................................................ 95

xiii


Chương1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi những nhà máy, xí
nghiệp chiếm phần lớn không gian, môi trường bị suy giảm nghiêm trọng, kéo theo
những hệ lụy như thiên tai, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường do tiếng ồn,
khói bụi đang dần dần đe dọa đến cuộc sống, sức khỏe con người. Bên cạnh đó con
người phải hối hả cuốn theo vòng xoáy, nhịp sống xô bồ thì niềm khát khao tìm một
không gian mới lạ, thư giãn sau những giờ làm việc mệt nhọc là một điều tất yếu.
Nắm bắt được xu hướng trên, ngành du lịch ra đời đang ngày càng phát triển trên
khắp thế giới để đáp ứng kịp thời nhu cầu của con người.
Ngành du lịch tạo nên một sức hút to lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Nó được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, mang lại nhiều lợi
nhuận, góp phần đẩy mạnh các ngành khác cùng phát triển. Không những thế,
ngành du lịch còn đưa con người trên khắp thế giới lại gần nhau hơn, để lại dấu ấn
của họ trên từng cây số trong những lần chinh phục, khám phá những vùng đất
mới.Theo số liệu thống kê của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm 2011
ngành du lịch và lữ hành toàn cầu đã đóng góp tới 6,3 nghìn tỷ đô la GDP, tạo ra
255 triệu việc làm, 743 tỷ đô la đầu tư, 1,2 nghìn tỷ đô la xuất khẩu, đại diện 9%
GDP, 1/12 tổng số việc làm, 5% tổng đầu tư và 5% tổng xuất khẩu toàn cầu. Theo
dự báo của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, số lượng khách quốc tế năm 2012
sẽ vượt 1 tỷ lượt người, đóng góp 6,5 nghìn tỷ đô la cho kinh tế toàn cầu và tạo ra
260 triệu việc làm trên toàn thế giới và trong 10 năm tới sẽ đạt mức tăng trưởng
trung bình 4% năm (Nguồn internet).
Riêng ở Việt Nam, ngành du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc
biệt khi nước ta đang dần chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ.


1


Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng. Du
lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam. Đối với khách du lịch ba-lô, những
người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu chiến binh Mỹ
và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á. Các dự
án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại các thành
phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng. Công ty lữ
hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân
tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài
cho du khách đặc biệt còn gắn kết tình hữu nghị với các quốc gia láng giềng
Campuchia, Lào, Thái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy định về đi lại,
xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước từ năm 1997.
Hòa chung vào xu hướng phát triển, một hình thức du lịch mới ra đời vào
cuối những năm 80 đã trở thành một trào lưu đánh dấu một bước tiến mới cho lịch
sử của ngành du lịch,đó là du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái phát triển mạnh mẽ
trong nhiều năm gần đây đã thu hút khách du lịch khắp mọi nơi trên thế giới đặt
chân đến những vùng đất xa xôi, đắm mình với thiên nhiên, cảnh vật, tận hưởng
không khí trong lành, khám phá những điều hoàn toàn đối lập với cuộc sống công
nghiệp mà hằng ngày họ phải đối mặt. Ngoài ra, du lịch sinh thái không chỉ là một
hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên để thu lợi nhuận mà nó còn góp phần to lớn
trong việc bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên phong phú, giữ gìn sắc thái văn hóa bản
địa.
Tính đến hết năm 2010, Việt Nam tự hào được UNESCO công nhận 8 khu
dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng
Nai, Cù Lao Chàm, Cần Giờ Cà Mau và biển Kiên Giang. Ngoài ra nước ta còn có
hơn 30 vườn quốc gia cùng với nhiều địa điểm đẹp khác chạy dài từ bắc vào nam
phục vụ cho việc phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. Cùng với sự phát

triển chung của cả nước, du lịch ở đồng bằng Sông Cửu Long vốn có lợi thế về sông
nước, thiên nhiên hữu tình, mộc mạc, thích hợp cho du lịch sinh thái. Thực tế đã
chứng minh được điều đó khi năm 2011, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

2


đón trên 1,2 triệu lượt khách quốc tế và trên 8 triệu lượt khách nội địa. Nằm trong
hệ thống bảo tồn và phát triển hệ sinh thái của Việt Nam, Vườn quốc gia U Minh
Hạ tại tỉnh Cà Mau được xem là nơi có hệ sinh thái đặc trưng cho vùng đất ngập
nước còn sót lại của đồng bằng Sông Cửu Long với nhiều loài động thực vật quý
hiếm được liệt vào Sách Đỏ cần được bảo vệ. Đặc biệt, Vườn quốc gia U Minh Hạ
nằm ở vùng đất xa xôi tận cùng phía nam của tổ quốc với đất đai trù phú, thiên
nhiên hiền hòa với con người, vẻ đẹp hoang sơ thu hút sự khám phá của du khách.
Nơi đây còn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc ghi dấu những chiến tích hào hùng của thời
kì kháng chiến của quân và dân ta, gắn liền với giáo dục truyền thống yêu nước của
vùng đất U Minh kiên cường. Với thiên nhiên trù phú của vùng đất ngập nước,
Vườn quốc gia U Minh hạ còn cung cấp cho con người về nhiên liệu, thức ăn, giải
trí và lưu trữ nguồn gen quý hiếm. Cùng những lợi ích vô cùng to lớn trên, việc bảo
tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia U
Minh Hạ là hết sức quan trọng. Vì vây, đề tài “Khảo sát, đánh giá và đề xuất giải
pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ, tỉnh Cà
Mau” được chọn với hy vọng tạo một hướng đi mới nhằm góp phần định hướng cho
chiến lược phát triển du lịch sinh thái bền vững và bảo tồn thiên nhiên của nước
Việt Nam.

3


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về du lịch và DLST
2.1.1. Du lịch
2.1.1.1. Khái niệm chung về du lịch
Hiện nay du lịch đã phát triển mạnh, trở hành một hiện tương kinh tế xã hội
trên khắp thế giới nhưng nhìn chung nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất
hoàn toàn, tùy thuộc vào cách nhìn nhận, quan điêm, sự hiều biết dựa trên từng góc
độ, hoàn cảnh của mỗi người cũng như mỗi quốc gia mà đưa ra những định nghĩa
về du lịch khác nhau.
Theo định nghĩa đơn giản thì du lịch là đi để vui chơi, giải trí hoặc nhằm
mục đích kinh doanh, là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có thể
lưu trú qua đêm và có sự trở về.
Theo tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc liên hợp quốc, du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du
hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiều, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài
môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích kiếm tiền. Du
lịch là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn khu định cư.
Tại hội nghị liên hợp quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 - 5/9
/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay

4


ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm
việc của họ.
Theo I.I pirogionic (1985) thì du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong

thời gian rảnh rỗi liên quan đén sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về
tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi
(Tour round the world – cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town
– cuộc dạo quanh thành phố; tour the inspection – cuộc kinh lý kiểm tra,…). Tiếng
pháp du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại,…theo nhà
sử học trần quốc vượng, du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi, lịch là
lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vậy du lịch được hiểu là đi chơi nhằm tăng thêm
kiến thức.
Theo luật du lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động liên quan đến các
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh trong một khoảng thời
gian nhất định mà không nhằm mục đích kiếm tiền.
Như vậy,có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp ta thấy du lịch bao
gồm những nội dung cơ bản sau:
– Du lịch là một hiện tượng kinh tế – xã hội.
– Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của
các ca nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
– Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm
phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân
hoặc tập thể khi học ở ngoài nơi cư trú của họ.
(Nguồn:Th%C6%B0%20vi%E1%BB%87n%20Gi%C3%A1o%20%C3%A1n%20%
C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD.htm).

5


2.1.1.2. Các loại hình Du lịch

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch:
– Du lịch làm ăn.
– Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt.
– Du lịch nội quốc, quá biên.
– Du lịch tham quan trong thành phố.
– Du lịch trên những miền quê (du lịch sinh thái).
– Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm.
– Du lịch hội thảo, triển lãm MICE.
– Du lịch giảm stress, Du lịch ba-lô, tự túc khám phá.
– Du lịch bụi, du lịch tự túc.
Hiện nay việc đa dạng hóa các loại hình du lịch không chỉ là một nhiệm vụ
mà còn là yếu tố tiên quyết cho sự tồn tại của ngành du lịch một quốc gia. Trên thực
tế, du lịch Việt Nam vẫn đang ở dạng tiềm năng, những lợi thế du lịch chỉ được khai
thác ở mức độ cơ bản. Tuy vậy, với những bước thử nghiệm về các loại hình du
lịch mới, du lịch Việt Nam bước đầu đã gặt hái được những thành công.
Đến với Việt Nam du khách có thể trải nghệm với các loại hình du lịch như :
– Du lịch tham quan.
– Du lịch văn hóa.
– Du lịch xanh.
– Du lịch MICE.
– Du lịch Teambuilding.
Sự đa dạng các loại hình du lịch kết hợp với các yếu tố du lịch sẵn có là tiền
đề cho sự phát triển du lịch của Việt Nam. Có thể là những bước đi dài nhưng là
những bước đi cần thiết.
(Nguồn : />
6


2.1.2. Du lịch sinh thái
2.1.2.1. Khái niệm DLST

Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực
sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến
lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc
gia và thế giới. DLST khuyến khích quản lý du lịch có trách nhiệm bảo tồn, khôi
phục và duy trì tính độc đáo, tự nhiên của các điểm du lịch.
Ở Việt Nam DLST được xác định là một trong những tiềm năng và thế mạnh
đặc thù của du lịch Việt Nam và phát triển du lịch sinh thái là một hướng ưu tiên
trong chiến lược phát triển du lịch ở nước ta.
Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh
vực này, điển hình như:
Hector Ceballos-Lascurain – một nhà nghiên cứu tiên phong về DLST, định
nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "DLST là du lịch đến những khu
vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên
cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động – thực vật hoang dã, cũng
như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những
khu vực này".
Năm 1991, "DLST là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái
tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức
phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hóa hiện hữu’’ (Boo, 1991).
Một định nghĩa khác của Honey (1999) : “DLST là du lịch hướng tới những
khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít
tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi
trường, nó trực tiêp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa
phương và nó khuyên kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.
Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là du lịch dựa vào thiên
nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được
quản lý bền vững về mặt sinh thái”.

7



Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với
các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường,
không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển
kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa
phương”.
Ở Nêpan: DLST là đề cao sự quan tâm của nhân văn vào việc hoạch định và
quản lý các tài nguyên du lịch tăng cường phát triển cộng đồng liên kết giữa bảo tồn
thiên nhiên và phát triển du lịch sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn
lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào.
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược
quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “DLST là
hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có
tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi
ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Hiện nay DLST đang đóng một vai trò quan trọng trong nhiều dự án bảo tồn
thiên nhiên và phát triển cảnh quan, các mục tiêu của DLST có liên quan đến các
khu bảo tồn thiên nhiên là:
– Sự tương thích về mặt sinh thái và văn hóa của phát triển du lịch là một
điều kiện quan trọng.
– Phát triển du lịch phải hỗ trợ tài chính cho công tác bảo tồn ở các khu
BTTN và VQG.
– Tạo thu nhập cho người dân địa phương.
– Góp phần quan trọng nhằm thuyết phục mọi người chấp nhận bảo tồn thiên
nhiên là một kết quả gián tiếp của các tác động kinh tế.
DLST là cách tốt nhất nhằm giúp cả cộng đồng địa phương và các khu
BTTN và VQG. Đó cũng là một hợp phần lý tưởng của chiến lược phát triển bền
vững trong đó tài nguyên thiên nhiên được sử dụng như một yếu tố thu hút khách du
lịch mà không gây tác hại tới thiên nhiên của khu vực. Là một công cụ quan trọng


8


trong quản lý các khu BTTN & VQG. Tuy vậy phát triển DLST phải đảm bảo được
phát triển phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
(Nguồn:Th%C6%B0%20vi%E1%BB%87n%20Gi%C3%A1o%20%C3%A1n%20%
C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD.htm)
2.1.2.2. Quan hệ giữa DLST và các loại hình Du lịch khác
Nhìn chung khi đề cập đến DLST, chúng ta không thể tách rời nó với các
loại hình du lịch khác mà còn phải dựa vào chúng làm nền tảng để so sánh, đối
chiếu với DLST.
Nếu dựa vào vấn đề thiên nhiên, DLST còn liên quan đến các loại hình khác
như nghỉ dưỡng, tham quan, mạo hiểm, thể thao, vui chơi giải trí, thắng cảnh,... chủ
yếu đưa con người về với thiên nhiên, giáo dục nâng cao nhận thức về thiên nhiên
môi trường, văn hóa cộng đồng địa phương, giúp con người có trách nhiệm hơn với
việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa cộng đồng,đồng thời tạo được việc làm
có ích cho người dân địa phương.
Dựa vào văn hóa, DLST liên quan đến loại hình khác như tham quan nghiên
cứu, hành hương lễ hội,...
Vì vậy, khi nghiên cứu các đặc tính của DLST như sự hấp dẫn, kinh tế, xã
hội thì không thể nào mà bỏ qua việc thông qua các loại hình du lịch khác.
2.1.2.3. Đặc trưng cơ bản của DLST
– Tính đa ngành: Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch lien quan
nhiều ngành quản lý (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa,
cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tìm theo,…).Mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh
tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện,
nước, nông sản, hàng hóa,…)
– Tính đa thành phần: Gồm nhiều bên liên quan như khách du lịch, những
người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.

– Tính đa mục tiêu: Bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử, văn hóa, nâng
cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du

9


lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm trong xã
hội về bảo tồn.
– Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể
các tuyến du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
– Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với
cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ
biển, thể thao theo mùa,…hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí,…
– Tính chi phí: Mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ
không phải với mục tiêu kiếm tiền.
– Tính xã hội hóa: Thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia vào
hoạt động du lịch.
DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng:
– Tính giáo dục cao về môi trường, góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên
thiên nhiên .
– Duy trì tính đa dạng sinh học, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa
phương.
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002).
2.1.2.4. Các tài nguyên Du lịch sinh thái
Tài nguyên trong DLST được phân thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên
nhân văn có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xã hội. Nói đến tài
nguyên DLST, ta không thể không kể đến tài nguyên thiên nhiên; tuy nhiên, có sự
gắn kết yếu tố du lịch vào trong tài nguyên nên được gọi là tài nguyên du lịch hay
tài nguyên DLST.
Lấy thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển, tài nguyên DLST

là một bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị của tự nhiên
DLST thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và
phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy vậy, không phải bất cứ
mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được xem là tài nguyên DLST, mà chỉ
có các thành phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh

10


thái cụ thể có thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ
cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem là tài
nguyên DLST.
Tài nguyên Du lịch tự nhiên (TNDLTN):
TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi
phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ,
được lôi cuốn và phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất phục vụ du lịch.
TNDLTN bao gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật. Trong chuyến du
lịch, người ta cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Trong chuyến du lịch,
người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp. Phong cảnh theo một nghĩa
nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch. Căn
cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó làm 4
loại:
– Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới).
– Phong cảnh tự nhiên trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con
người.
– Phong cảnh nhân tạo (văn hóa), trước hết nó là những yếu tố do con người
tạo ra.
– Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hóa khi có những thay đổi
không có lợi đối với môi trường tự nhiên).
(Nguồn: />2.1.2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người
tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch.
TNDLNV có các đặc điểm sau:
– Có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc
chỉ có ý nghĩa thứ yếu.

11


×