Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

THIẾT KẾ CẢI TẠO CÔNG VIÊN TAM GIÁC BÃI TRƯỚC THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THANH TÂM

THIẾT KẾ CẢI TẠO CÔNG VIÊN TAM GIÁC BÃI TRƯỚC
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2013

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THANH TÂM

THIẾT KẾ CẢI TẠO CÔNG VIÊN TAM GIÁC BÃI TRƯỚC
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Thiết Kế Cảnh Quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Giáo viên hướng dẫn : ThS. PHẠM MINH THỊNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2013


 


LỜI CÁM ƠN
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh được sự chỉ dạy tận tình và giúp đỡ của quý thầy cô trong trường mà
giờ đây tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cám ơn:
Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, quý
thầy cô trong khoa Môi Trường và Tài Nguyên cùng toàn thể thầy cô giáo Bộ Môn
Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy
Th.s.Phạm Minh Thịnh đã giúp đỡ cho tôi những lời khuyên bổ ích, để tôi có hoàn
thành tốt luận văn của mình.
Công ty Lâm viên cây xanh thành phố Vũng Tàu đã cung cấp cho tôi những
tài liệu cần thiết cho luận văn.
Và cuối cùng, tôi cám ơn toàn tập thể lớp DH09TK đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trinh học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin chân thành cám ơn
Thủ Đức, ngày 31 tháng 05 năm 2013

Nguyễn Thanh Tâm

ii 

 


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ thiết kế và cải tạo công viên Tam Giác Bãi Trước – Thành
Phố Vũng Tàu” được thực hiện trong vòng 5 tháng từ 01/01/2013 – 31/05/2013.
Đề tài được thực hiện nhằm cải tạo công viên cải thiện những khuyết điểm mà công
viên còn gặp phải và phát huy những ưu điểm vốn có của công viên.
Phương pháp thực hiện như sau:
-

Điều tra thực địa: điều tra, chụp hình hiện trạng, tìm hiểu cây xanh được
trồng phổ biến ở Vũng Tàu, thu nhập thông tin số liệu của khu đất.
Sử lý số liệu: sử dụng các phần mềm đồ họa để vẽ, lập bảng thống kê cây

-

xanh và bảng số liệu.
Kết quả thu được:
-

Phân tích, đánh giá được hiện trạng khu đất thiết kế.

-

Đề xuất ba phương án và ý tưởng thiết kế.

-

Hoàn thành các bản vẽ thiết kế:

+ Mặt bằng thiết kế tổng thể.
+ Mặt đứng
+ Mặt cắt.
+ Phối cảnh tổng thể.
+ Một số phối cảnh tiểu cảnh.

-

Bảng danh mục các loài cây đề xuất được sử dụng trong thiết kế.

-

Thuyết minh thiết kế.

iii 
 


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
Chương1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................2
2.1 Giới thiệu sơ lược về công viên ............................................................................2
2.1.1 Khái niệm về thiết kế vườn-công viên ............................................................... 2

2.1.2 Phân loại công viên ............................................................................................ 2
2.1.3 Cơ cấu trong công viên ...................................................................................... 3
2.2 Tổng quan tài liệu..................................................................................................6
2.2.1 Các vật liệu tạo cảnh trong thiết kế vườn-công viên ......................................... 6
2.2.2 Một số nguyên tắc phối kết và bố trí cây xanh ............................................... 10
2.3 Một số công viên .................................................................................................12
2.3.1 Ở trên thế giới .................................................................................................. 12
2.3.2 Ở Việt Nam ...................................................................................................... 14
2.4 Tổng quan khu vực thiết kế, cải tạo ....................................................................15
2.4.1 Vị trí ................................................................................................................. 15
2.4.2 Hiện trạng khu đất ............................................................................................ 17
2.4.3 Đặc điểm tự nhiên khu vực thiết kế,cải tạo...................................................... 18
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......20
3.1 Mục tiêu ..............................................................................................................20
3.2 Nội dung ..............................................................................................................20
3.3 Phạm vi thực hiện................................................................................................20

iv 
 


3.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................20
3.4.1 Phương pháp đo đạc ......................................................................................... 20
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................ 20
3.4.3 Phương pháp tham khảo, thu nhập tài liệu:...................................................... 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................22
4.1 Phân tích hiện trạng .............................................................................................22
4.2 Đánh giá hiện trạng công viên ............................................................................22
4.3 Đề xuất phương án thiết kế cải tạo......................................................................23
4.3.1 Phân khu chức năng ......................................................................................... 23

4.3.2 Ý tưởng thiết kế................................................................................................ 25
4.3.3 Mạng lưới giao thông trong công viên ............................................................. 26
4.4 Thuyết minh thiết kế ...........................................................................................26
4.4.1 Tổng thể công viên ........................................................................................... 26
4.4.2 Khu trung tâm công viên .................................................................................. 28
4.4.3 Khu dịch vụ ...................................................................................................... 28
4.4.4 Khu trẻ em ........................................................................................................ 29
4.4.5.Khu thể thao ..................................................................................................... 30
4.4.6 Một số tiểu cảnh ............................................................................................... 30
4.5 Đề xuất các loại cây trồng trong công viên ......................................................... 32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 34
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 34
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 34
TÓM TẮT TÀI LIỆU 

 


 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP

Thành phố

PGS

Phó giáo sư


KTS

Kiến trúc sư

NXB

Nhà xuất bản

vi 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Cơ cấu sử dụng đất của công viên........................................................ 24
Bảng 4.2 Tỷ lệ các thành phần kiến trúc của công viên ...................................... 25
Bảng 4.3 Danh mục đề xuất cây che bóng dùng trong công viên ....................... 32
Bảng 4.4 Danh mục đề xuất cây bụi, dây leo, phủ nền ....................................... 33
 

vii 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
 

Hình 2.1 Khu nhà Confisco của công viên ....................................................................................... 12 
Hình 2.2 Hoạt động diễn ra tại công viên ......................................................................................... 13 
Hình 2.3 Cổng chính của khu du lịch Suối Tiên .............................................................................. 14 
Hình 2.4 Một góc công viên ............................................................................................................. 15 
Hình 2.5 Họa đồ vị trí công viên Tam Giác ..................................................................................... 16 
Hình 2.6 Vị trí công viên với các khu vực trong thành phố Vũng Tàu ............................................ 16 
Hình 2.7 Khu trung tâm của công viên............................................................................................. 17 
Hình 2.8 Một góc tiểu cảnh của công viên ....................................................................................... 17 
Hình 2.9 Khu trẻ em ......................................................................................................................... 18 
Hình 4.1 Mặt bằng hiện trạng hiện hữu của công viên..................................................................... 23 
Hình 4.2 Sơ đồ phân khu chức năng ................................................................................................ 24 
Hình 4.3 Hệ thống giao thông trong công viên ................................................................................ 26 
Hình 4.4 Mặt bằng công viên ........................................................................................................... 27 
Hình 4.5 Phối cảnh tổng thể ............................................................................................................. 27 
Hình 4.6 Khu trung tâm công viên ................................................................................................... 28 
Hình 4.7 Khu dịch vụ trong công viên ............................................................................................. 29 
Hình 4.8 Khu trẻ em ......................................................................................................................... 29 
Hình 4.9 Khu thể thao ...................................................................................................................... 30 
Hình 4.10 Tiểu cảnh hồ nước ........................................................................................................... 30 
Hình 4.11 Tiểu cảnh đồi âm nhạc ..................................................................................................... 31 
Hình 4.12 Tiểu cảnh đường đi dạo ................................................................................................... 31 

viii 
 


Chương1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra từng ngày, đô thị ngày
càng trở nên ngột ngạt hơn. Do đó, những không gian mở với cây cỏ - từ những

mảng xanh nhỏ đến những công viên cây xanh lớn hoặc những khu vực tự nhiên –
chính là những nơi mà người dân có thể được thư giãn và tận hưởng không khí
trong lành giữa lòng thành phố nhộn nhịp.
Vũng Tàu nằm trên bán đảo cùng tên, thuộc tỉnh lụy của tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, là một TP ven biển nơi đây có những bãi biển dài lý tưởng, thu hút nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Vũng Tàu còn là miền đất có
truyền thống văn hóa lịch sử lâu dài với những di tích mang đậm dấu ấn của những
thời lịch sử.
Bãi trước Vũng Tàu là một khu vực thuận lợi cho việc vui chơi,giải trí và tham
quan của du khách và cư dân nơi đây,chạy dọc theo đường bờ biển. Khi màn đêm
buông xuống có thể tận hưởng cảnh đẹp của vùng biển. Công viên Tam Giác có vị
trí thuận lợi để phát huy những thế mạnh đó.
Với mong muốn làm đẹp cho bộ mặt thành phố, góp phần tạo cho một thành
phố Vũng Tàu thêm xanh,sạch ,đẹp, văn minh. Tạo ra không gian giải trí,vui chơi
cho người dân Vũng Tàu nói riêng và khách du lịch nói chung. Chúng tôi đã tiến
hành đề tài: “Thiết kế cải tạo công viên Tam Giác Bãi Trước – Thành phố Vũng
Tàu”.


 


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về công viên
2.1.1 Khái niệm về thiết kế vườn-công viên
Theo Hàn Tất Ngạn không gian vườn-công viên là khoảng đất trống lớn nhất
trong đô thị và khoảng đất quan trọng trong vùng miền dành cho các hoạt động nghỉ
ngơi, giải trí; đặc biệt đây là nơi lý tưởng cho việc tổ chức lễ hội truyền thống và
hiện đại mang tính cộng đồng và giao lưu quần chúng với quy mô rộng lớn. Công

viên là không gian thiên nhiên quan trọng của đô thị trong việc hình thành và cải
thiện môi trường môi sinh. Do đó công viên từ xưa đến nay và sau này đã và vẫn sẽ
là một không gian quan trọng của cảnh quan.
2.1.2 Phân loại công viên
Công viên gồm các loại:
-

Công viên trung tâm là cảnh quan có quy mô, vị trí và những đặc tính thiên
nhiên đảm bảo điều kiện tốt nhất cho nhân dân nghỉ ngơi và tổ chức các biện
pháp văn hóa-giáo dục chính trị quần chúng, giải trí, thể dục thể thao.

-

Công viên trung tâm có thể có các dạng: công viên trung tâm có ý nghĩa toàn
quốc hoặc vùng, trung tâm đô thị, liên xã.

-

Công viên thể thao là cảnh quan có các công trình thể thao khác nhau, các công
trình mang chức năng nghỉ ngơi và trau dồi văn hóa-giáo dục. Diện tích cây
xanh chiếm khoảng 50% diện tích toàn công viên.

-

Công viên giải trí, là cảnh quan có số lượng lớn các công trình biểu diễn và vui
chơi. Diện tích cây xanh thường dưới 40% diện tích công viên.

-

Công viên triển lãm, là cảnh quan trong đó có các công trình triển lãm mang ý

nghĩa quốc tế, tòa quốc, vùng hoặc đô thị. Ngoài ra, trong công viên còn có các


 


công trình biểu diễn và dịch vụ. diện tích cây xanh không được nhỏ hơn 35-40%
diện tích công viên.
-

Công viên tưởng niệm, là cảnh quan có các công trình có giá trị di tích cách
mạng, hoặc di tích văn hóa. Công viên có thể được gắn với một sự kiện lịch sử
hay tên tuổi của các nhà hoạt dộng cách mạng, văn hóa…

-

Công viên trẻ em, là mảng cây xanh lớn, kết hợp giữa công trình kiến trúc với
thiên nhiên, trong đó có vùng sinh vật và thảo mộc được bố trí theo một sơ đồ
khoa học. Công viên hình thành nhằm phục vụ nghỉ ngơi-giải trí và đảm bảo sự
phát triển toàn diện cho các em. Đồng thời công viên là nơi các em tìm hiểu và
sưu tầm thế giới tự nhiên. Công viên còn là chỗ tổ chức học ngoại khóa và thực
hiện các biện pháp văn hóa-giáo dục khác, tổ chức các trò vui, thể thao.

-

Công viên rừng, là mảng rừng rộng lớn. Công viên rừng hình thành trên cơ sở
cải tạo mảng rừng hiện có theo nguyên tắc bảo tồn động thực vật hiện có và địa
hình tự nhiên,chủ yếu làm phong phú,đa dạng thêm cảnh quan có sẵn, bố trí các
công trình kiến trúc và trang thiết bị hoàn thiện phục vụ nghỉ ngơi dạo chơi,du
lịch và thể thao.


-

Ngoài ra còn có nơi phục vụ cong tác nghiên cứu khoa học và tim hiểu động,
thực vật địa phương.

-

Công viên bảo tồn, là khu rừng ngoài điểm dân cư, thế giới sinh vật và địa hình
của khu rừng còn nguyên vẹn dấu tích tự nhiên, do đó khu rừng cần được bảo
tồn và sử dụng cho công tác nghiên cứu khoa học và tìm hiểu thiên nhiên trong
các hoạt động du lịch-nghỉ dưỡng.

2.1.3 Cơ cấu trong công viên
1. Các vùng chức năng được phân chia một cách rõ ràng và thường nằm ở phần
đất ngoại vi công viên.
2. Trung tâm công viên (hoặc hệ thống trung tâm trong những trường hợp công
viên có quy mô lớn và phức tạp. Trong đó bao gồm 1 trung tâm chính và các
trung tâm phụ).


 


3. Hệ thống cổng và giao thông, bao gồm cổng chính và các cổng phụ, đường
chính và đường liên hệ giữa các vùng, đường ranh giới giữa các vùng và đường
trong từng vùng.
 Các vùng chức năng của công viên, tùy thuộc vào tính chất, loại công viên mà
có số lượng và nội dung chức năng khác nhau:
-


Công viên trung tâm có 6 chức năng: biểu diễn, văn hóa-giáo dục, thể thao, thiếu
nhi, nghỉ tĩnh và phục vụ.

-

Công viên thực vật có 4 chức năng: trưng bày, nghỉ ngơi, nghiên cứu khoa học
và phục vụ.

-

Công viên thể thao có 3 chức năng: luyện tập và thi đấu thể dục thể thao, nghỉ
ngơi và phục vụ.

-

Công viên giải trí có 4 chức năng: giải trí, biểu diễn, nghỉ ngơi và phục vụ.

-

Công viên tưởng niệm có 4 chức năng: hành lễ, nghỉ ngơi, văn hóa-giáo dục và
phục vụ.

-

Công viên triển lãm có 4 chức năng: giải trí, biểu diễn, nghỉ ngơi và phục vụ.

-

Công viên thiếu nhi có 4 chức năng: vui chơi-giải trí, văn hóa-giáo dục, thể thao

và phục vụ.

-

Công viên rừng có 5 chức năng: du lịch nghỉ-dạo, thể thao, nghiên cứu khoa học
và phục vụ.

-

Công viên bảo tồn có 3 chức năng: nghiên cứu khoa học, du lịch nghỉ dưỡng và
phục vụ.

 Trung tâm công viên thường chiếm 10-15% diện tích toàn công viên, có vị trí
gần cổng chính và thuận lợi với tất cả vùng trong công viên. Trung tâm công
viên có thể được giải quyết ở dạng một quần thể kiến trúc liên hệ chặt chẽ với
lối vào và đường trục chính, với các vùng chức năng trong công viên.
 Lối vào chính của công viên phải tính đến cơ cấu quy hoạch đô thị, hướng dòng
ngoại tới công viên, cần có quảng trường trước cổng để phân sự chú ý của
người.


 


 Ngoài lối đi chính cần tổ chức thêm một số lối ra vào phụ. Thông thường trong
công viên có 4 loại giao thông chính: đường trục chính, đường giữa các vùng,
đường vòng kín và đường từng vùng.
-

Đường trục chính: là đường dẫn từ cổng chính đến trung tâm công viên. Do đó,

đường trục chính có lưu lượng người đi lại lớn nhất. Bởi vậy, chiều rộng thường
12-30 m. Trong trường hợp chiều rộng đường lớn thì nên bố trí bồn hoa, cây
trang trí hay bể nước non bộ, vòi phun trên mặt đường.
Trục đường chính thẳng hay cong còn phụ thuộc vào địa hình và ý đồ bố cục.

Nếu đường trục chính mang chức năng giao thông là chính, địa hình bằng phẳng thì
trục đường thẳng và giải pháp bố cục phong cảnh đường trục chính ở dạng cân
xứng, đều đặn, tạo bố cảnh sâu. Kết thúc trục có thể là một công trình hay sân ngắm
cảnh.
Nếu trục đường có cả chức năng dạo chơi, có mặt nước rộng nằm sát cổng chính
hoặc có di tích lịch sử đã được xếp hạng hay cây cổ thụ nằm chếch cổng chính… thì
trục đường ở dạng cong. Cây trồng trên đường này thường nhiều loại, bố trí sinh
động, có bố cục chỗ rẽ của đường nhằm báo hiệu cho người đi lại biết trước chỗ rẽ.
-

Đường vòng kín: là đường nối tất cả các vùng chức năng của công viên với nhau
và là đường dài nhất trong công viên,có mức độ quan trọng sau đường trục
chính, có chiều rộng từ 6-8m trở lên.

-

Đường giữa các vùng: là đường nối đường vòng kín với trung tâm công viên,
làm chức năng giới hạn các vùng và liên hệ giữa vùng trung tâm với vùng ngoại
vi công viên, làm đường dạo và đảm bảo sự phân bố đồng đều lượng người trên
ku đất công viên, có chiều rộng 10-15m.

-

Đường trong từng vùng: tùy vào ý nghĩa, chức năng, mật độ tập trung người
từng vùng mà đường có chiều rộng khác nhau; chiều rộng đường cho vùng biểu

diễn, văn hóa giáo dục và vùng thể thao là 3-10 m, vùng nghỉ ngơi yên tĩnh là
1,5-3 m.


 


2.2 Tổng quan tài liệu
2.2.1 Các vật liệu tạo cảnh trong thiết kế vườn-công viên
2.2.1.1 Đá và sỏi
Những viên đá tưởng chừng như vô tri, vô giác nhưng lại chứa đựng khả năng
cân bằng tính âm nước nếu bạn biết cách sắp xếp hợp lí.
Nước mang sự tươi mát là nơi tích tụ năng lượng âm. Các chuyên gia phong thủy
tin rằng các viên đá mang năng lượng dương, có khả năng cân bằng tính âm. Đồng
thời sự kết hợp giữa đá và nước sẽ mô tả một cách tự nhiên hình ảnh sông-núi.
Để tạo sự cân bằng, bạn cần chú ý một số nguyên lý:
-

Số lượng đá dùng làm trang trí phải là số lẻ.

-

Căn theo hình dáng vân đá, xác định đúng chiều của từng tảng đá. Chú ý
luồng đặt đá đúng chiều dựng đứng. Đặt một hòn đá dẹp, phẳng bên cạnh
một hòn đá dựng đứng.

-

Không đặt đá có cạnh tròn trịa bên viên đá mẻ cạnh.


-

Chôn sâu hòn đá xuống đất, lấp ít nhất 1/3 thân đá.

-

Nếu xếp đá thành hàng, thì lấy viên đá đầu tiên làm chuẩn, xếp những viên
tiếp theo viên đá chuẩn này.

-

Chú ý giữ cho bề mặt đá luôn sạch, tránh để rêu,mốc, ẩm ướt bám dày trên
bề mặt,vì sẽ làm giảm năng lượng dương của viên đá.

2.2.1.2 Hồ nước
Cũng như giao thông, nước được coi là huyết mạch của khu vườn, công viên.
Theo phong thủy, nước là yếu tố quan trọng bởi nó điều hòa khí hậu, tạo cảm giác
mát mẻ và dễ chịu
Nước bày trí trong công viên có thể là đài phun, tiểu cảnh suối thác với các
thiết bị như là máy bơm, phun nước tự động sẽ được khéo léo giấu kín bên trong tạo
cảm giác tự nhiên và hiên đại.
Tiểu cảnh nước theo phong cách Châu Á thường kết hợp nước với hòn non bộ,
cây thế tạo sự yên bình, tĩnh lặng. Theo phong cách Châu Âu sử dụng mặt nước
động, đài phun nước, thác để tạo điểm nhấn.


 


Người châu Á thường trang trí mặt nước theo phong cách nước tĩnh thay vì nước

động như châu Âu. Họ cầu kỳ hơn, thể hiện rõ ở việc trang trí theo dạng non bộ.
Non bộ mô phỏng lại mô hình tự nhiên với non nước, cây cối, công trình kiến trúc,
cảnh sinh hoạt…
Phong cách trang trí tiểu cảnh nước, non bộ của người châu Á bị ảnh hưởng bởi
phong thủy. Vì vậy trang trí theo phong cách châu Á bạn không nên làm bừa bãi.
Nếu làm theo dạng non bộ, cây thế được sử dụng nhiều. Để tạo ra không gian núi
non, thác, suối giống thật, việc lựa chọn cây cối, sinh vật cảnh cũng rất quan trọng.
Bạn nên chọn cây nhỏ và vừa phải để trang trí vì nếu cây to sẽ làm cho núi của
bạn biến thành hòn đá. Nếu có trang trí thêm có mô hình bằng sứ như nhà cửa, động
vật, người vào thì nên chú ý để chúng tỉ lệ với nhau.
2.2.1.3 Giàn hoa
Trong các công viên người ta thường sử dụng dùng giải pháp trồng dây leo để
giảm sự hấp thụ ánh nắng mặt trời từ những bức tường, mái nhà, các vật liệu công
trình. Chúng ta có thể uốn nắn dây leo thành vòm, giàn để trang trí cổng, đường
dạo.
Giàn hoa còn có thể làm điểm nhấn, thưởng ngoạm, một số loài hoa làm giàn hoa
như: sử quân tử, hoa giấy, đăng tiêu,…
2.2.1.4 Cầu
Với nhiều phụ kiên trang trí đa dạng, bạn có thể tạo ra sự độc đáo cho công viên,
sân vườn nhà bạn bằng cách trang trí chiếc cầu xinh xắn. Có rất nhiều loại cầu nên
phụ thuộc vào không gian mà có thể bố trí sao cho phù hợp.
Nếu trong công viên có một con suối nhỏ thì không thể thiếu một chiếc cầu nhỏ
xinh xắn. Nó là điểm nối, là mạch giao thông trong không gian mà nó có mặt. Một
chiếc cầu nhỏ bắc qua một con sông nhỏ uốn lượn, dưới dòng sông thả mấy chú cá
hay cây thủy sinh, bạn có thể đứng trên cầu ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của thiên
nhiên. Một khung cảnh như chốn Hồng Lâu hiện ra trước mắt bạn, như thế còn gì
tuyệt vời hơn nữa.


 



Cây cầu không chỉ nối qua sông hay suối trong khung cảnh mà bạn có thể đặt để
tạo điểm nhấn mở đầu cho không gian thiết kế, tạo nên sự duyên dáng, sinh động
hơn cho công viên hoặc khu vườn của bạn.
2.2.1.5 Chòi nghỉ
Khi thiết kế chòi nghỉ trong dự án công viên hay một khu vườn, bạn nên tận dụng
địa hình cảnh quan. Diện tích của chòi nghỉ đủ với lượng người trong ý tưởng thiết
kế có thể ngồi ngắm cảnh.
Chòi nghỉ có thể thiết kế cạnh khu vui chơi, sân tập thể thao, đây là không gian
nghỉ ngơi lý tưởng. Cho dù được bố trí ở đâu thì chòi nghỉ vẫn phải tuân theo
nguyên tắc tạo được những góc nhìn đẹp cho người ngắm cảnh, nhất là có thể bao
quát toàn cảnh hay một khu vực nào đó trong công viên, khu vườn.
Chức năng sử dụng chính của chòi nghỉ là phục vụ ngắm cảnh và nghỉ ngơi, nhất
là vào mùa hè. Gần chòi nghỉ, cũng nên tạo những khối đá tự nhiên và trồng hoa
dây leo. Bố trí đèn trong công viên, vườn và trong chòi nghỉ vừa thỏa mãn mục đích
chiếu sáng, vừa tạo nên sự sinh động, lung linh huyền ảo.
2.2.1.6 Tượng và bình gốm
Có nhiều cách lựa chọn để trang trí và chum là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nó
tạo cảm giác mới lạ, mang nhiều nét cổ điển. Khi đó, nó sẽ làm cho khung cảnh toát
lên vẻ đẹp văn hóa Việt Nam.
Những đồ sành, sứ vốn rất thân quen với dân ta từ xưa trong cuộc sống hằng
ngày nhưng chum, vại đã bị lãng quên vì xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu
bạn khéo léo sử dụng các sản phẩm đó thì sẽ đạt hiệu quả vô cùng ấn tượng.
Bạn có thể đặt một chiếc chum nước nhỏ bên lối đi trong công viên hay khu
vườn, nó vừa tôn lên vẻ đẹp tự nhiên và vừa rất hữu dụng. Bạn có thể kết hợp
những chiếc chum với kích thước khác nhau để thêm phần sinh động.
Ngoài ra có thể trang trí công viên bằng một số sản phẩm được biến tấu như
hình ảnh thiếu nữ Việt Nam hoặc một số sản phẩm sành sứ nghệ thuật khác để công
viên trở nên đẹp hơn, sinh động hơn.



 


2.2.1.7 Lối đi
 Đường giao thông
Giao thông được xem là huyết mạch trong xây dựng cũng như trong công viên.
Giao thông đơn giản và mạch lạc thì khí sẽ lưu thông tốt, cây cối xanh tươi, tinh
thần của con người cũng luôn sảng khoái, phấn chấn.
Những đường giao thông uốn cong lượn, tròn trịa với đường nét khỏe khoắn được
cách điệu tạo nên giao thông đẹp. Chiều rộng đường dạo tùy thuộc vào diện tích
công viên, ý đồ thiết kế có thể giao động từ 0,9 m-1,5 m.
Trồng cây bo viền hai bên thì cần chọn những loài cây hiện đại để tạo nên sự
hài hòa. Với sự kết hợp khéo léo. Còn nếu không, theo ý đồ thiết kế, không cần cây
bo viền có thể tạo nên sự ranh giới, chuyển giao một cách nhịp nhàng.
 Đường đi dạo
Đường dạo thường có cách tạo hình khác biệt như giật khúc hay uốn lượn vòng
tròn. Đường dạo được thiết kế thao nhiều hình dạng, nguyên liệu khác nhau nhưng
thường sử dụng vật liệu thiên nhiên.
Đường dạo được cấu thành từ những viên đá chẻ với kích thước khác nhau, hoặc
những tảng đá tròn mỏng. Những viên đá được xếp đá cách nhau trung bình 2040cm để bước đi được thoải mát.
Đường dạo cầu kì được thiết kế rộng hơn và được lát từ những viên đá chẻ nhỏ
và trung bình, giữa các viên đá có thể trồng thêm cỏ để tạo thêm sự tự nhiên, mềm
mại.
2.2.1.8 Đèn chiếu sáng
Ngoại thất là không gian mở, tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên nên
nguyên tắc chiếu sáng và đèn sử dụng khác với nội thất.
Chúng ta thường thấy bộ đèn nội thất thường có rất nhiều đèn treo trần, thì đèn
ngoại thất lại nhiều đèn sàn (thường gọi là đèn nấm, đèn cây,..) bởi trong không

gian ngoại thất đòi hỏi chiếu sáng phong phú.
Chiếu sáng ngoại thất gồm:
-

Chiếu sáng chung: bố trí đèn để chiếu sáng toàn bộ khu vực ngoại thất.


 


-

Chiếu sáng nhấn: bố trí đèn chiếu sáng vài khu vực thật đẹp trong khu vực
như: non bộ, tượng,..dùng để thu hút thị giác vào buổi tối, mang tính dẫn
hướng trong không gian.

-

Chiếu sáng trang trí: bố trí đèn để làm đẹp ngoại thất bằng ánh sáng, làm cho
không gian ngoại thất thật phong phú, như chiếu sáng để làm nổi mảng xanh,
mảng hoa tạo nên điểm thu hút mắt nhìn của người xem.
Màu sắc, ánh sáng luôn là một cặp khi thiết kế không gian. Trong ngoại thất,
do không gian rộng nên nếu sử dụng nhiều đèn có màu sắc một cách có tính
toán sẽ tạo nên nhiều ấn tượng phong phú.

2.2.2 Một số nguyên tắc phối kết và bố trí cây xanh
2.2.2.1 Một số nguyên tắc phối kết cây xanh
Theo Hàn Tất Ngạn (năm 1996) cây xanh có thể phối kết theo một số nguyên
tắc sau:
 Cây độc lập


Cây độc lập là cây có hình khối dáng dấp và màu sắc đẹp, có kích thước tỉ lệ
hài hòa với không gian kiến trúc xung quanh, thường được bố trí độc lập.
Cây độc lập có vai trò chủ đạo trong không gian của vườn công viên, để có
thể cảm thụ hết giá trị trang trí của cây độc lập phải chọn loại cây có tán đẹp, hoặc
màu sắc hoa lá rực rỡ, tương phản với những cây xung quanh.
 Khóm cây

Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng lẻ.
Thành phần khóm cây có thể là thân gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân gỗ và cây
bụi. Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoáng của tán lá, việc bố
trí và tạo hình khóm cây rất đa dạng.
Tạo cảm giác đồng nhất khi khóm cây cùng loại hay tạo cảm giác sinh động
bằng cách tổ chức trong khóm cây có màu sắc và cấu trúc chủ đạo, chúng ta có thể
tổ hợp các loại cây có thời kỳ nở hoa khác nhau để duy trì trong khóm cây mùa nào
cũng có hoa.

10 
 


 Hàng cây

Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân loại không gian và tạo bóng
mát, gồm có hai dạng cơ bản: trồng theo hàng cây thưa và hàng cây dày.
 Rừng nhỏ

Đây là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong khu vực.
Cây được bố trí theo bố cục tự do để đem lại hiệu quả rung cây tự nhiên.
 Cây leo


Cây leo giàn là kiểu trang trí tạo khoảng không gian và đem lại sự thoáng
mát. Giàn cây có vai trò nhấn mạnh, tính chất trang trí lối đi và sự chuyển tiếp
không gian từ khu vực này sang khu vực khác.
 Cỏ

Thảm cỏ là yếu tố thiết yếu trong cảnh quan, cỏ được sử dụng làm nền tạo
nên sự hài hòa giữa các yếu tố tạo cảnh khác nhau.
 Hoa

Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh và thu hút sự chú ý lớn do tính chất
trang trí của chúng, màu sắc rực rỡ của chúng đập vào mắt người xem.
2.2.2.2 Nguyên tắc bố trí cây xanh
Theo Chế Đình Lý (năm 1997) cây xanh có thể bố trí theo các nguyên tắc
sau:
-

Sự đơn giản:
Sự đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt, sự lặp lại về hình dạng, kết cấu màu

sắc. Sự đơn giản tạo nên nét thanh lịch tao nhã.
-

Sự thay đổi:
Bằng cách thay đổi hình dạng kết cấu và màu sắc. Cảnh quan sẽ tránh được

sự buồn tẻ và kích thích người xem.
-

Sự nhấn mạnh:

Đó là một cánh hoạch định chú ý đối với các đặc trưng quan trọng, các điểm

nhấn của công trình.

11 
 


-

Sự cân bằng:
Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng, trong đó cân bằng

không đối xứng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng cân bằng cùng kích thước sẽ
mang lại cảm giác tự nhiên hơn kiểu cân bằng đối xứng.
-

Sự liên tục:
Sự liên tục tạo ra bởi sự phát triển của hình dạng kết cấu hoặc màu sắc. Nó

cũng có thể được tạo từ những tổ hợp của mỗi loại.
-

Sự cân đối:
Một bản đồ thiết kế hoa viên được phác thảo với một tỉ lệ thực địa. Gồm có

tỷ lệ tương đối và tỷ lệ tuyệt đối. Được sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các tính
chất khác của cây xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và cần phải đảm
bảo các nguyên tắc cấu trúc cây xanh.
Tất cả các yếu tố trên từ các yếu tố tạo cảnh như đá sỏi, hồ nước, cầu, chòi

nghỉ,.. đến các nguyên tắc phối kết, bố trí cây xanh được vận dụng một cách linh
hoạt và kết hợp hài hòa để tạo nên giá trị cảnh quan cho công viên.
2.3 Một số công viên
2.3.1 Ở trên thế giới
a) Công viên Quần đảo của sự phiêu lưu – Florida, Hoa Kỳ

Hình 2.1 Khu nhà Confisco của công viên
(Hình minh họa)
Công viên có tên tiếng anh đầy đủ là Islands of Adventure trực thuộc tập
đoàn giải trí hàng đầu thế giới Universal. Bên trong khu công viên gồm 5 đảo xinh

12 
 


đẹp nối với nhau theo chiều kim đồng hồ. Mỗi đảo ở đây được xây dựng theo những
chuyên đề văn hóa rất riêng như: đảo đầu tiên nói về Châu Âu trung cổ, đảo thứ hai
lại nói về cổ tích của người Ả rập và các đảo tiếp theo cũng được xây dựng mô
phỏng theo thần thoại Hy lạp.
b) Công viên East Coast

Hình 2.2 Hoạt động diễn ra tại công viên
(Hình minh họa) 
Với vị trí gần biển và là nơi diễn ra nhiều hoạt động giải trí, Công viên East
Coast sẽ không khiến bạn thất vọng. Với rất nhiều nhà hàng, quán bar và quán cà
phê, không có gì ngạc nhiên khi công viên này là một trong những nơi nổi tiếng
nhất Singapore.
Làn gió biển mát lạnh và những bóng cây râm mát khiến Công viên East Coast
trở thành một nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc dã ngoại hoặc tiệc nướng ngoài trời.
Ngoài ra, công viên còn có những khu vực và trang thiết bị dành cho việc rèn luyện

sức khỏe và luyện tập thể dục, chẳng hạn như khu thể thao dưới nước (bao gồm cáp
trượt SKI360° nổi tiếng), tennis, bowling, sân chơi cát dành cho trẻ em và khu vực
thái cực quyền dưỡng sinh. Dọc theo bãi biển dài 7,5 km đầy cát là một đường đi
dành cho xe đạp dài 12 km và một đường chạy bộ 15 km.

13 
 


2.3.2 Ở Việt Nam
a) Công viên văn hóa Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh)
Công viên văn hóa Suối Tiên thuộc quận Thủ Đức, cách trung tâm TP.Hồ Chí
Minh 19km, trên đại lộ Hà Nội. Công viên văn hóa Suối Tiên là một trong những
công viên lớn nhất Việt Nam, với nhiều loại hình vui chơi, hấp dẫn du khách. Trong
công viên có đầy đủ phong cảnh thiên nhiên hữu tình như: núi(nhân tạo), rừng, hồ,
suối,… và có cả biển nhân tạo.
Ở đây, nuôi nhiều loại thú quý hiếm mà ấn tượng nhất là đàn cá sấu hàng ngàn
con. Khi bước vào Thủy Cung, du khách sẽ trầm trồ, ngạc nhiên với hàng trăm loại
cá đủ màu sắc của các đại dương xa xôi tung tăng bơi lội trong bể kính trông thật
thích mắt.
Suối tiên là khu vui chơi, giải trí của người Sài Gòn và du khách trong và ngoài
nước vào những ngày nghỉ cuối tuần.

Hình 2.3 Cổng chính của khu du lịch Suối Tiên
(Hình minh họa)

14 
 



b) Công viên Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội)
Thiên đường Bảo Sơn là một công viên được xây dựng trong một không gian
thoáng đãng ở đường cao tốc Láng Hòa Lạc, trên địa phận xã An Khánh, huyện
Hoài Đức, Hà Nội, có diện tích khoảng 34 ha.

Hình 2.4 Một góc công viên (Hình minh họa)
Công viên có nhiều hạng mục như: ẩm thực; biểu diễn nghệ thuật; làng nghề truyền
thống Việt Nam: trình diễn các công đoạn sản xuất và bán những sản phẩm làm ra;
Phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà ống,…Du lịch sinh thái vườn Thượng uyển; thế
giới đại dương với 2000 loài cá…
Ngoài ra, còn có những màn biểu diễn đêm nhạc nước màu hiện đại, chiếu phim nổi
laser trên màn hình nước, đặc biệt là màn trình diễn cá heo và hải cẩu ở sân khấu đa
năng với 7000 chỗ ngồi. Đây dúng là điểm du lịch mới hấp dẫn du khách.
2.4 Tổng quan khu vực thiết kế, cải tạo
2.4.1 Vị trí
Công viên Tam Giác tọa độ: 10020’48”N,10704’24”E.
Công viên được bao quanh bởi 3 con đường Quang Trung, Lê Lợi, BaCu. Cụ thể:
Phía Đông là con đường Quang Trung cách 10m là công viên Bãi Trước.
Phía Tây là đường Lê Lợi
Phía Nam là đường Bacu cách 5m là Trung tâm văn hóa

15 
 


Công viên có cổng chính tiếp giáp với Biển Đông, đây là vị trí tuyệt đẹp thu hút mọi
ánh nhìn của người tham gia giao thông, hay những người đi qua đây.

Hình 2.5 Họa đồ vị trí công viên Tam Giác
(nguồn: ảnh chụp từ Google Map)

Tương quan vị trí: theo chúng tôi phân tích công viên với các khu vực trong thành
phố:

Hình 2.6 Vị trí công viên với các khu vực trong thành phố Vũng Tàu
(nguồn: internet từ bản đồ vệ tinh Google Map) 

16 
 


×