Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN,
DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: TRỊNH THỊ THÚY HƯỜNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2009 - 2013

Tháng 01/ 2013



KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN,
DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Tác giả
TRỊNH THỊ THÚY HƯỜNG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái


Giáo viên hướng dẫn
Th.s NGUYỄN ANH TUẤN

Tháng 01 – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN





PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Trịnh Thị Thúy Hường

MSSV: 09157082

Lớp: DH09DL

Khoa: Môi trường và Tài nguyên

Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái


Khóa học: 2009 – 2013

1. Tên đền tài:
“Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử và đề xuất giải pháp
phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng
Nai”
2. Nội dung khóa luận tốt nghiệp:
- Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử.
- Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST của Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa
Đồng Nai.
- Điều tra xã hội học 3 đối tượng: khách du lịch, nhân viên, cộng đồng địa
phương.
- Phân tích ma trận SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với
khả năng phát triển DLST tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai.
3. Thời gian thực hiện:
- Bắt đầu: tháng 09/2012
- Kết thúc: tháng 01/2013
4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….. tháng ….. năm ……
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày …. tháng ….. Năm ……
Giáo viên hướng dẫn


 

LỜI CẢM TẠ

 

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến Th.s Nguyễn Anh Tuấn,
người thầy đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát và động viên tôi, hỗ trợ và
đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn Bác Trần Văn Mùi, giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa
Đồng Nai và các cán bộ, nhân viên trong Khu bảo tồn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tôi trong khoảng thời gian tôi học tập và thực tập tại đây.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường ĐH
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những kinh
nghiệm cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua.
Cảm ơn tập thể lớp DH09DL, những người bạn luôn bên cạnh tôi trong khoảng
thời gian sống, học tập và sinh hoạt tại trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Con xin gửi lời cảm ơn từ đáy lòng đến ba mẹ và những người thân trong gia
đình đã động viên chăm sóc con trong khoảng thời gian làm khóa luận tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2012
Sinh viên
Trịnh Thị Thúy Hường

i

 


 

TÓM TẮT
 


Đề tài “Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử và đề xuất
giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa
Đồng Nai” được tiến hành từ tháng 09/2012 đến tháng 01/2013 tại Khu bảo tồn Thiên
nhiên – Văn hóa Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Các phương pháp được
sử dụng: điều tra xã hội học để nắm bắt những thông tin cụ thể, thực tế nhất từ cộng
đồng địa phương, khách du lịch và nhân viên khu bảo tồn, khảo sát thực địa nhằm
kiểm tra độ tin cậy của những thông tin thu thập được về hiện trạng tài nguyên du lịch
và tình hình hoạt động du lịch, thiết lập ma trận SWOT đánh giá những yếu tố ảnh
hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
Qua nghiên cứu cho thấy tài nguyên du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn Thiên nhiên –
Văn hóa Đồng Nai rất đa dạng, đặc sắc và có nét đặc trưng riêng tuy nhiên chưa được
sử dụng đúng với tiềm năng. Tình hình hoạt động du lịch sinh thái tại khu bảo tồn hiện
đang nằm trong tình trạng yếu kém, ít dịch vụ, doanh thu thấp. Ngoài ra, còn thấy
được một số điểm còn hạn chế trong cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ du lịch; tình
trạng thiếu chuyên môn của nhân viên Ban quản lý và sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó
đề xuất một số giải pháp cho hoạt động du lịch sinh thái tại KBT.

ii

 


 

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................... i
TÓM TẮT........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài.................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................... 3
2.1. Một số khái niệm ...................................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái (DLST) ................................................................. 3
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ......................................................... 5
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST ........................................................... 5
2.1.4. Du lịch sinh thái bền vững..................................................................................... 7
2.1.5. Vai trò của DLST tại các KBT .............................................................................. 7
2.2. Tổng quan tỉnh Đồng Nai ......................................................................................... 8
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................................. 8
2.2.2. Tài nguyên ............................................................................................................. 9
2.3. Khái quát Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai ..................................... 11
2.3.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................... 11
2.3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................................ 12
2.3.2.1. Vị trí địa lí......................................................................................................... 12
2.3.2.2. Địa hình ............................................................................................................ 12
2.3.2.3. Đất đai............................................................................................................... 12
2.3.2.4. Khí hậu ............................................................................................................. 13
2.3.2.5. Thủy văn ........................................................................................................... 13
iii

 



 

2.3.3. Chức năng của Khu bảo tồn Thiên nhiên- Văn hóa Đồng Nai ........................... 14
2.3.4. Cơ cấu tổ chức Khu bảo tồn Thiên nhiên- Văn hóa Đồng Nai ........................... 15
2.3.4.1. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 15
2.3.4.2. Các phòng ban và chức năng ........................................................................... 15
2.3.5. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................... 17
2.3.6. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 21
3.1. Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên, di tích lịch sử và hiện trạng hoạt động du
lịch sinh thái tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai .................................. 21
3.2. Tìm hiểu, điều tra ý kiến của du khách, cán bộ nhân viên và cộng đồng địa
phương tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai .......................................... 22
3.3. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu bảo tồn Thiên
nhiên – Văn hóa Đồng Nai ............................................................................................ 23
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 25
4.1. Kết quả khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn Thiên
nhiên – Văn hóa Đồng Nai ............................................................................................ 25
4.1.1. Hiện trạng về đa dạng sinh học ........................................................................... 25
4.1.1.1. Đa dạng hệ sinh thái ......................................................................................... 25
4.1.1.2. Tài nguyên thực vật .......................................................................................... 26
4.1.1.3. Tài nguyên động vật ......................................................................................... 28
4.1.2. Hiện trạng về di tích lịch sử - văn hóa ................................................................ 32
4.1.3. Hiện trạng cảnh quan thiên nhiên........................................................................ 33
4.1.4. Đánh giá về tài nguyên DLST ............................................................................. 35
4.2. Hoạt động DLST của Khu bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai ..................... 35
4.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn
hóa Đồng Nai ................................................................................................................ 35
4.2.2. Hiện trạng hoạt động DLST tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai ....... 36
4.2.2.1. Các hoạt động du lịch của Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai ..... 36

4.2.2.2.Các hoạt động khác của Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai ......... 40
4.3. Kết quả đều tra xã hội học về hoạt động DLST tại Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn
hóa Đồng Nai ................................................................................................................ 44

iv

 


 

4.3.1. Hoạt động du lịch qua đánh giá của khách du lịch .............................................. 44
4.3.2. Khả năng phát triển DLST dưới góc nhìn của nhân viên khu bảo tồn ................ 50
4.3.3. Kết quả khảo sát cộng đồng địa phương về hoạt động DLST của Khu bảo tồn ........ 55
4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển DLST theo hướng bền vững.......................... 58
4.4.1. Phân tích SWOT (hoạt động DLST ở KBTTN – VH Đồng Nai) ....................... 58
4.4.2. Tích hợp các chiến lược (giải pháp) phù hợp để phát triển DLST bền vững ...... 61
4.4.3. Đề xuất các giải pháp cụ thể ................................................................................ 64
4.4.3.1. Giải pháp về quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................... 64
4.4.3.2. Giải pháp về quảng bá, xây dựng hình ảnh ...................................................... 65
4.4.3.3. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục, bảo vệ môi trường .................................. 67
4.4.3.4. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch .......................................................... 68
4.4.3.5. Giải pháp về bảo tồn tài nguyên ....................................................................... 69
4.4.3.6. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................................... 70
4.4.3.7. Giải pháp về khôi phục, bảo tồn văn hóa bản địa............................................. 70
4.4.3.8. Thiết kế các tour du lịch kết nối trong và ngoài KBT ...................................... 71
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................... 77
5.1. Kết luận................................................................................................................... 77
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 80

PHỤ LỤC
 

v

 


 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 

KBTTN – VH Đồng Nai : Khu bảo tồn Thiên Nhiên - Văn hóa Đồng Nai
KBTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên

KBT

: Khu bảo tồn

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

UBND

: Ủy ban nhân dân


CĐĐP

: Cộng động địa phương

DLST

: Du lịch sinh thái

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

DTTN

: Diện tích tự nhiên

IUCN

: Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên

vi

 


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các điểm du lịch nổi bật của tỉnh Đồng Nai ........................................... 10 
Bảng 2.2: Các phòng ban của Khu bảo tổn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai ....... 15 

Bảng 2.3: Thống kê nhân khẩu các xã vùng ven KBTTN – VH Đồng Nai ............ 17 
Bảng 4.1: Cấu trúc thành phần loài khu hệ thú KBTTN – VH Đồng Nai ............... 29 
Bảng 4.2: Cấu trúc thành phần loài chim ở KBTTN – VH Đồng Nai ..................... 29 
Bảng 4.3: Cấu trúc thành phần loài bò sát ở KBTTN – VH Đồng Nai ................... 30 
Bảng 4.4: Cấu trúc thành phần loài ếch nhái ở KBTTN – VH Đồng Nai ............... 30 
Bảng 4.5: Cấu trúc thành phần loài côn trùng ở KBTTN – VH Đồng Nai ............. 31 
Bảng 4.6: Các loại thức ăn, đồ uống mà nhà ăn cung cấp ....................................... 39 
Bảng 4.7: Thống kê số lượng khách của KBTTN – VH Đồng Nai ......................... 40 
Bảng 4.8: Thống kê số lượng ý kiến về các điểm cần làm tốt hơn tại KBT ............ 48 
Bảng 4.9: Sự hiểu biết về DLST của nhân viên KBTTN-VH Đồng Nai................. 50 
Bảng 4.10: Nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa người và voi ở KBT ................... 53 
Bảng 4.11: Ma trận SWOT đối với hoạt động DLST tại KBTTN-VH Đồng Nai ... 58 
 

vii

 


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai................... 15 
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cách thức khách du lịch biết đến KBTTN – VH Đồng Nai44 
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện thời gian lưu lại KBTTN–VH Đồng Nai của du khách .... 45 
Hình 4.3: Biểu đổ thể hiện mục đích đến KBTTN–VH Đồng Nai của khách du lịch . 46 
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện điểm thu hút khách du lịch của KBTTN – VH Đồng Nai 47 
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện những điểm cần làm tốt hơn tại KBTTN-VH Đồng Nai .. 48 
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hoạt động xâm hại rừng của người dân đối với
KBTTN-VH Đồng Nai. ................................................................................................. 51 

Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện các vấn đề khó khăn của KBTTN-VH Đồng Nai khi phát
triển DLST..................................................................................................................... 52 
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện các nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa người và voi tại
KBTTN-VH Đồng Nai .................................................................................................. 54 
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện nguồn thu nhập chính của cộng đồng tại KBTTN-VH
Đồng Nai ....................................................................................................................... 55 
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện các hoạt động tuyên truyền cho cộng đồng địa phương
của KBTTN-VH Đồng Nai ........................................................................................... 56 
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện mức độ duy trì và tổ chức của các lễ hội truyền thống tại
KBTTN-VH Đồng Nai .................................................................................................. 57 
Hình 4.12: Thứ tự ưu tiên các hình thức quảng bá. ...................................................... 67 
 
 

viii

 


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
 

1.1. Đặt vấn đề
Trong suốt mấy chục năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có
những bước tiến đáng khích lệ và hiện đã trở thành một ngành kinh tế có vị trí xứng
đáng trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống văn hoá - xã hội của con người. Đối với các nước đang phát triển

như Việt Nam, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc
gia.
Nhu cầu muốn trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách. Do đó, DLST đã
trở thành ngành “công nghiệp không khói” đang được Nhà Nước đặc biệt quan tâm
đầu tư vừa để phát triển du lịch vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững.
Việt Nam có những bước đầu tư về đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt chú
trọng đầu tư phát triển DLST. Nhà nước cũng đã từng bước nâng cấp một số KBTTN
thành vườn quốc gia để thu hút đầu tư nước ngoài và hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước như KBTTN Bạch Mã (1991), Tràm Chim (1998), Cát Bà (1991), Nam Cát
Tiên (1992). Đồng thời sắp xếp lại các KBTTN để tăng cường các điểm DLST.
Và một trong những đơn vị đang phát triển loại hình DLST là KBTTN – VH
Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. KBT nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, là
một trong 200 vùng sinh thái quan trọng trên thế giới đã được xác định trong “Global
200 ecoregions”, và là một trong 13 vùng ưu tiên của khu vực Đông Nam Á được xác
định bởi Quỹ Hội viên hệ sinh thái nguy cấp (Critical Ecosystem Partnership Fund –
CEPF). KBT với diện tích 97.152 ha, là một trong những KBT có diện tích lớn nhất
Việt Nam, sở hữu các giá trị tài nguyên thiên nhiên phong phú, di tích lịch sử và văn
hóa bản địa độc đáo và do vậy KBT đã trở thành dự án trọng điểm về văn hóa du lịch
được tỉnh Đồng Nai tập trung đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển theo mô
hình DLST kết hợp với giáo dục nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Sự phát triển
1

 


 

DLST ở đây, ngoài ý nghĩa về kinh tế còn góp phần rất quan trọng vào nỗ lực bảo tồn
đa dạng sinh học, môi trường tự nhiên của KBT; khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa
ở khu vực này để phát triển loại hình du lịch lịch sử về với cội nguồn, tạo việc làm và

nâng cao mức sống cho cộng đồng thông qua việc thu hút người dân bản địa vào hoạt
động dịch vụ DLST.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc khai thác tiềm năng DLST, lịch sử - văn
hóa ở KBTTN - VH Đồng Nai để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu, nghỉ
dưỡng, DLST... còn nhiều hạn chế. Hoạt động phát triển du lịch tại KBT chưa có một
định hướng tổng thể, các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, kém hấp dẫn. Hiệu quả của
hoạt động du lịch đối với nỗ lực bảo tồn và nâng cao đời sống cộng đồng còn chưa
cao.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, đề tài “Khảo sát hiện trạng tài
nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai” được chọn làm luận văn
tốt nghiệp tại khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh.
1.2. Mục tiêu của đề tài
 Đánh giá được hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử và hoạt động
du lịch ở KBTTN - VH Đồng Nai.
 Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhằm góp
phần phát triển DLST theo hướng bền vững.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Tài nguyên thiên nhiên và di tích lịch sử ở KBTTN - VH Đồng Nai.
 Hoạt động DLST ở KBTTN - VH Đồng Nai.
 Cộng đồng địa phương vùng ven, khách du lịch và nhân viên của KBT.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
 Thời gian: Đề tài được thực hiện từ 09/2012 đến 01/2013.
 Không gian: KBTTN - VH Đồng Nai và khu vực sinh sống của người dân 3
xã vùng ven: Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý.

2

 



 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái (DLST)
DLST là một loại hình du lịch mới, rất dễ có sự nhầm lẫn giữa DLST và các
loại hình du lịch khác nên bằng cách sử dụng các khái niệm, nhiều tổ chức đã cố gắng
làm rõ sự nhầm lẫn này. Có nhiều khái niệm được đưa ra:
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm hỗ trợ cho các
mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát
triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần tích cực
vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Loại hình du
lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và ngày càng được
quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế. ( Ngô An, 2010)
Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWP, IUCN đã đưa ra định nghĩa về
DLST ở Việt Nam: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. ( Phạm trung Lương, 2002)
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn
môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. ( Lindberg và Hawkins,
1993).
“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự
nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại
trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế
những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho những người
dân địa phương tham gia tích cực” (Celballos – Lascurain, 1996)
Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số định nghĩa mở rộng

hơn về nội dung của DLST:
3

 


 

DLST là loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng
để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những
cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ,
hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia
cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên
nhiên một cách bền vững ( Lê Huy Bá, 2000).
Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (WTO): “Du lịch sinh thái là việc đi lại có
trách nhiệm tới các khu vực tự nhiên mà bảo tồn được môi trường và Cải thiện phúc
lợi cho người dân địa phương.
Theo Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái còn được hiểu dưới những
tên gọi khác như:
 Du lịch thiên nhiên
 Du lịch dựa vào thiên nhiên
 Du lịch môi trường
 Du lịch đặc thù
 Du lịch xanh
 Du lịch thám hiểm
 Du lịch bản xứ
 Du lịch có trách nhiệm
 Du lịch nhạy cảm
 Du lịch nhà tranh
 Du lịch bền vững

Tóm lại, cho đến nay khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ
khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên khái niệm được công nhận nhiều
nhất tại Việt Nam là khái niệm được Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWP,
IUCN đưa ra: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và Văn hóa bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” ( Phạm Trung Lương, 2002).

4

 


 

2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Theo Ngô An, 2010 để phát triển DLST cần có bốn 4 nguyên tắc cơ bản dưới
đây:
 Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,
qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
 Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.
 Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Nguyên tắc đầu tiên là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt
rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du khách có được
sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh
thái khu vực và văn hóa bản địa dẫn đến thái độ cư xử của du khách tích cực hơn cho
bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương.
Nguyên tắc thứ hai có thể hiểu như sau: Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động
tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên, vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh
thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững.

Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải
pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.
Nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng được xem là một
trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa
bản địa là một bộ phần hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh
thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục,sinh hoạt văn hóa truyền
thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh
thái tự nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST.
Nguyên tắc cuối cùng vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm
cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST
Đối với DLST, để phát triển cần có nhiều yêu cầu, qua quá trình tham khảo và
tìm hiểu, có hai nhóm yêu cầu cơ bản để phát triển DLST như sau:

5

 


 

 Những yếu tố đóng vai trò thiết yếu đối với việc tổ chức thành công DLST
(Drumm, 2002):
 Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN.
 Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều
hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ.
 Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.
 Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên
tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân.

 Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN.
 Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.
 Sẽ không thể có DLST nếu như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự
hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức.
 Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (Phạm Trung
Lương, 2002):
 Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái
cao.
Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu
tự nhiên và động thực vật là điều kiện cần có để phát triển DLST.
Không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng
nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
 Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:
(1) Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về các
đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
(2) Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ
một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao
sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch.
 Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.
+ Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du
khách mà khu vực có thể tiếp nhận.

6

 


 

+ Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu

lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động
sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra.
+ Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu
vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt
động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác.
+ Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt
đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – xã
hội, kinh tế - xã hội của khu vực.
+ Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du
lịch có khả năng phục vụ.
+ Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có
thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực.
+ Các chỉ số sức chứa chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương
pháp thực nghiệm.
 Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa
bản địa. Vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.
2.1.4. Du lịch sinh thái bền vững
Hiện nay trên thế giới cũng có rất nhiều khái niệm và định nghĩa về DLST bền
vững, nhưng theo Ngô An, 2010 có hai khái niệm được xem là đầy đủ nhất:
 “DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”
 “Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức” (Allen K,
1993).
2.1.5. Vai trò của DLST tại các KBT
Du lịch là một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát
triển nhanh tập trung vào các môi trường còn hoang sơ như các vùng biển và các
KBTTN. Các KBTTN ngày càng thu hút sự quan tâm của các du khách nước ngoài
cũng như du khách địa phương. DLST ở các KBT có mang đến những lợi ích cho các

7

 


 

cộng đồng địa phương và các KBT thông qua việc tạo ra những nguồn lợi. Tuy nhiên,
DLST cũng có thể đe dọa đến nguồn lợi của các KBT bằng cách hủy hoại các sinh
cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến chất lượng nước và đe dọa cộng
đồng địa phương do việc phát triển quá mức, đông đúc và phá vỡ các giá trị văn hóa
địa phương. Thêm vào đó, DLST có thể bị rò rỉ khi lợi tức từ du lịch rơi vào túi các
nhà quản lý, điều hành du lịch bên ngoài khu vực.Và kết quả là DLST có thể phá hủy
rất nhiều nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào. Ngược lại, DLST nếu được lập kế hoạch một
cách cẩn trọng sẽ mang đến những lợi ích cho các KBT, cộng đồng địa phương và các
bên tham gia. Quản lý DLST trong các KBT do vậy phải được lồng ghép vào quản lý
lãnh thổ, quản lý động thực vật hoang dã, khôi phục những loài bị đe dọa hay hoạt
động giáo dục môi trường.
2.2. Tổng quan tỉnh Đồng Nai
 Diện tích: 5.903,94 km²
 Dân số: 2.483.211 người (2009)
 Tỉnh lỵ: thành phố Biên Hòa
 Thị xã: Long Khánh
 Các huyện: Cẩm Mỹ, Định Quán, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống
Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc.
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm
Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí trung tâm Vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt Nam.
Khí hậu
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ Bazan), có hai
mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt
đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
Nhiệt độ bình quân sơ bộ năm 2009 là: 25,90C.
8

 


 

Số giờ nắng trung bình sơ bộ năm 2009 là: 2.454 giờ.
Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ khoảng 2.301,6mm.
Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài
ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp,
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
Độ ẩm trung bình sơ bộ năm 2009 là 82%.
Thổ Nhưỡng
Địa hình Đồng Nai gồm một số thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp, tuy nhiên
phần đất tiếp giáp với cao nguyên Lâm Viên và Di Linh thì tương đối cao. Phần lớn
đất ở Đồng Nai là đất bazan, đất xám và đất phù sa cũ rất tốt cho việc trồng trọt. Bởi
vậy Đồng Nai trồng nhiều cây công nghiệp (cây cao su, cà phê...), cây ăn trái và cây
công nghiệp ngắn ngày.
2.2.2. Tài nguyên
Tài nguyên nước và khoáng sản
Con sông lớn và quan trọng nhất là sông Đồng Nai. Đọan sông Đồng Nai chảy

qua địa bàn tỉnh dài 294 km.
Sông La Ngà là phụ lưu lớn nhất bên tả ngạn sông Đồng Nai hợp lưu với sông
Đồng Nai cách Trị An 38km về phía thượng lưu.
Ngoài ra còn có nhiều sông suối khác: sông Buông, sông Thị Vải, sông Đồng
Tranh, sông Nhạn, sông Vọng, sông Gia Vi, sông Tầm Bung...
Trên địa bàn tỉnh có 23 hồ đập lớn nhỏ, lớn nhất là hồ Trị An với diện tích
32.400 ha.
Nguồn nước mặt và nước ngầm rất phong phú đủ cung cấp cho sản xuất và sinh
hoạt trong tỉnh và khu vực.
Khoáng sản: Đồng Nai có tài nguyên phong phú và đa dạng, nhất là khoáng sản phi
kim loại, trong đó chủ yếu là đá xây dựng và đá ốp lát, sét gạch ngói, thạch anh, cát xây
dựng, vật liệu san lấp, sét kaolin, puzlan, Laterit, đất phún… đáp ứng nguồn cung ứng vật
liệu xây dựng cho công trình hoặc cơ sở chế biến các sản phẩm liên quan.
Tài nguyên du lịch
Đến Đồng Nai du khách sẽ có dịp tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các
khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các
9

 


 

thắng cảnh: hồ Long ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà... hay tham quan
các di tích lịch sử, văn hóa: chiến khu Đ, Văn miếu Trấn Biên, nghiên cứu các di chỉ khảo
cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa.
Bảng liệt kê bên dưới được sắp xếp ngẫu nhiên theo kết quả tra cứu được từ
nhiều nguồn.
Bảng 2.1: Các điểm du lịch nổi bật của tỉnh Đồng Nai
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Điểm du lịch
Mộ cổ Hàng Gòn
Đình Phú Mỹ
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
Khu du lịch Bửu Long và hồ Long Ần
Thác Trị An
Làng Bưởi Tân Triều
Bảo tàng Đồng Nai
Cù Lao Ba Xê
Sân Gôn Đồng Nai

Đảo Ó - Đồng Trường
Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài
Khu du lịch Thác Giang Điền
Suối Mơ
Thác Đá Mai
Đá Ba Chồng
Núi Chứa Chan và chùa Gia Lào
Khu du lịch sinh thái Cao Minh
Rừng Sác
Hồ Đa Tôn

Vị trí
Long Khánh
Nhơn Trạch
Tân Phú
Biên Hòa
Vĩnh Cửu
Vĩnh Cửu
Biên Hòa
Biên Hòa
Trảng Bom
Vĩnh Cửu
Trảng Bom
Trảng Bom
Định Quán
Định Quán
Định Quán
Xuân Lộc
Vĩnh Cửu
Nhơn Trạch

Tân Phú

Tài nguyên rừng
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động
thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỷ
lệ che phủ của rừng còn 47,8% DTTN, năm 1981 còn 21,5%.
Năm 2006 độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có vườn quốc gia
Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với việc triển khai thực hiện

10

 


 

chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả
cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50% đến năm 2010.
2.3. Khái quát Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
2.3.1. Lịch sử hình thành
KBT trước đây thuộc lâm phần của 3 lâm trường Mã Đà, Vĩnh An và Hiếu
Liêm. Những lâm trường này làm nhiệm vụ khai thác rừng tự nhiên và trồng rừng cây
nguyên liệu giấy.
Năm 1996, UBND tỉnh Đồng Nai quyết định đóng cửa rừng, nghiêm cấm khai
thác rừng tự nhiên và chuyển sang bảo vệ rừng.
Năm 2003, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh
Cửu trên cơ sở sáp nhập lâm phần của lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà và một phần lâm
trường Vĩnh An.
Năm 2006, UBND tỉnh quyết định sáp nhập Trung tâm quản lí di tích Chiến
khu Đ vào Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu và đổi tên thành Khu bảo tồn Thiên nhiên

và Di tích Vĩnh Cửu.
Giữa năm 2008, UBND tỉnh quyết định sáp nhập Ban quản lí rừng phòng hộ
Vĩnh An vào KBT.
Năm 2009, UBND tỉnh quyết định sáp nhập Trung tâm Thủy sản Đồng Nai vào
Khu bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.
Quyết định số 2208/QĐ- UBND 28/8/2010, UBND tỉnh quyết định đổi tên Khu
bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu thành Khu bảo tồn Thiên nhiên- Văn hóa
Đồng Nai.
Với giá trị đa dạng sinh học cao, ngày 29 tháng 6 năm 2011, KBT và Vườn
Quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới
Đồng Nai, với tổng diện tích là 966.563 ha, nằm trên địa bàn của 05 tỉnh gồm: Đồng
Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương và Đắc Nông. (Nguồn: BQL KBTTN – VH
Đồng Nai).

11

 


 

2.3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.3.2.1. Vị trí địa lí
KBTTN – VH Đồng Nai nằm về phía Bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc địa giới hành
chính các huyện Vĩnh Cửu; Trảng Bom; Thống Nhất; Định Quán và Tân Phú tỉnh
Đồng Nai.
Phạm vi ranh giới:
 Phía Bắc giáp huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước và huyện Tân Phú, tỉnh Đồng
Nai;
 Phía Nam giáp huyện Vĩnh Cửu; Trảng Bom; Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai;

 Phía Đông giáp huyện Tân Phú; Định Quán, tỉnh Đồng Nai;
 Phía Tây giáp huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước và huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương.
Tọa độ địa lý:
 Từ 11004’19’’ đến 11031’01’’ vĩ độ Bắc
 Từ 106053’57’’ đến 107018’28’’ kinh độ Đông
KBT cách thành phố Biên Hòa khoảng 40 km, thành phố Hồ Chí Minh khoảng
70 km và thành phố Vũng Tàu 100 km, giao thông thuận tiện là một trong những khu
vực có lợi thế thu hút đầu tư phát triển du lịch.
2.3.2.2. Địa hình
Nằm trong địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo lộc – Lâm Đồng xuống
vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ, KBT thuộc dạng địa hình vùng đồi
với ba cấp độ (đồi thấp, đồi trung bình và đồi cao).
Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Khu vực phía
Bắc, phía Tây và một phần phía Đông, địa hình gồm nhiều đồi dốc, nhưng độ chênh
lệch cao giữa các khu vực không nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất 368
m, thấp nhất 20 m, bình quân 100 – 120 m; độ dốc lớn nhất 350 m độ dốc bình quân 8
– 100 m.
2.3.2.3. Đất đai
Theo tài liệu địa chất khoáng sản Đông Nam Bộ (Nguyễn Đức Thắng, 1986);
kết quả điều tra xây dựng bản đồ tỷ lệ 1/50.000 (năm 2003) của Phân viện quy hoạch

12

 


 

thiết kế nông nghiệp miền Nam và kết quả điều tra đặc điểm các loài đất phục vụ dự

án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa chiến khu Đ – Đồng Nai (2008), cho
thấy đất trong KBT gồm các loài đất chính sau:
 Đất feralit trên phù sa cổ (Fp);
 Đất feralit đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs);
 Đất feralit nâu đỏ trên đá Basalt (Fk);
 Đất xám gley (Xg).
2.3.2.4. Khí hậu
Khí hậu Đồng Nai nói chung và KBTTN – VH Đồng Nai nói riêng thuộc khí
hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm là
điều kiện đảm bảo cho động, thực vật phát triển.
Nhiệt độ bình quân năm từ 25 – 270C, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất
và tháng lạnh nhất chỉ có 4,20C.Nhiệt độ trung bình tối cao các tháng là 29 – 350C,
nhiệt độ trung bình tối thấp các tháng là 18 – 250C. Tổng tích ôn tương đối cao (9.000
– 9.7000C) và phân bố tương đối đều theo mùa. Độ ẩm tương đối 80 – 82%. Ít có gió
bão và sương muối.
KBT có lượng mưa tương đối cao (2.000 – 2.800 mm), sự phân bố mưa theo
không gian đã hình thành 3 vành đai chính. Vành đai phía Bắc giáp Bình Phước có
lượng mưa rất cao >2.800 mm và có số ngày mưa 150 – 160 ngày; vành đai trung tâm
có lượng mưa 2.400 – 2.800 mm và số ngày mưa trong năm là 130 – 150 ngày và vành
đai phía Nam có lượng mưa thấp nhất nhưng vẫn có trị số 2.000 – 2.400 mm.
Mùa khô thường kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng
mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 – 15% lượng mưa cả năm.
Mùa mưa thường kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
trong 6 tháng mùa mưa chiếm khoảng 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm.
2.3.2.5. Thủy văn
Mùa khô lượng dòng chảy nhỏ, nước trên sông Đồng Nai xuống thấp nên khả
năng cung cấp nước bị hạn chế.
Mùa mưa thường xuất hiện lũ, nước trên sông Đồng Nai có năm gây hiện tượng
ngập úng ở khu vực địa hình thấp thuộc hạ lưu, nhất là những năm mưa lớn các hồ
nước thủy điện thượng lưu xả ở mức tối đa.

13

 


×