Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004Cor. 1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH HỘI HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
TẠI CÔNG TY TNHH HỘI HƯNG

Họ và tên sinh viên: VÕ ĐỨC TỐT
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2009 - 2013

Tháng 02/2013


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TẠI CÔNG TY TNHH HỘI HƢNG

Tác giả

VÕ ĐỨC TỐT

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sƣ chuyên ngành
Quản lý môi trƣờng

Giáo viên hƣớng dẫn: ThS.HOÀNG THỊ MỸ HƢƠNG

Tháng 02 năm 2013




Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

===oOo===

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA

: MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH

: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

HỌ VÀ TÊN SV

: VÕ ĐỨC TỐT

KHÓA HỌC

: 2009 – 2013

MSSV: 09149208


1. Tên đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hƣng”.
2. Nội dung KLTN:
Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Hội Hƣng, quy trình sản xuất, vấn đề
môi trƣờng phát sinh và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng tại công ty.
Hƣớng dẫn các bƣớc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor1:2009 tại công ty.
Đƣa ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hƣng.
3. Thời gian thực hiện : Bắt đầu từ ngày 25/07/2012 đến 20/2/2013.
4. Họ tên Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hƣơng.
Nội dung và yêu cầu KLTN đã đƣợc thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày

Tháng

Năm 2012

Ngày 08 Tháng 08 Năm 2012

Ban chủ nhiệm khoa

Giáo Viên Hƣớng Dẫn

Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hƣơng
i


LỜI CẢM ƠN


Hành trình bốn năm học đại học đã trải qua với biết bao thăng trầm và niềm vui
là dấu mốc quan trọng cho sự khởi nghiệp. Đó là những kiến thức quý báu mà không
phải ai cũng có may mắn đón nhận đƣợc. Trong suốt thời gian học tập tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của tất cả các thầy cô bạn bè, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến:
Gia đình tôi là điểm tựa vững chắc cho tôi vƣợt qua mọi khó khăn, là nơi tạo
điều kiện tốt nhất có thể cho tôi.
Ban giám hiệu trƣờng đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đã cho tôi một
môi trƣờng học tập lý tƣởng, thân thiện.
Các thầy cô trong khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Cô Hoàng Thị Mỹ Hƣơng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp.
Chị Nguyễn Thị Hảo và các anh chị trong Công ty TNHH Hội Hƣng đã hƣớng
dẫn truyền đạt cho em những kiến thức về công ty cũng nhƣ các kỹ năng cơ bản của
một kỹ sƣ môi trƣờng.
Tập thể lớp DH09QM đã hổ trợ đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá
trình học tập và làm khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!!

TPHCM, ngày 20 tháng 12 năm 2012
Sinh viên

Võ Đức Tốt

ii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Công ty TNHH Hội Hƣng là công ty 100% vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài chuyên sản

xuất túi xốp nhựa xuất khẩu. Tuy mới có mặt tại Việt Nam từ năm 2006 nhƣng đến
nay công ty đã có một đội ngủ công nhân viên, kỹ sƣ hùng hậu đáp ứng nhu cầu sản
xuất và phát triển. Trong thời gian thực tập từ 25/07/2012 đến 25/10/2012 tôi may mắn
nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong công ty kết hợp với những kiến
thức ở ghế nhà trƣờng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Xây dựng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hƣng”.
Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên các phƣơng pháp: khảo sát điều tra, phân tích-so
sánh, tham khảo tài liệu, hỏi ý kiến chuyên gia và đã đạt đƣợc một số kết quả sau:
Nắm bắt đƣợc quy trình và công nghệ sản xuất túi xốp nhựa ở công ty là những kiến
thức bổ trợ cần thiết cho khoá luận tốt nghiệp.
Chia công ty ra đƣợc 11 khu vực nhỏ để đánh giá và tránh bỏ sót các khía cạnh
môi trƣờng .
Xác định đƣợc 146 khía cạnh môi trƣờng và 107 khía cạnh môi trƣờng đáng kể.
Xây dựng đƣợc 29 biểu mẫu và 15 hƣớng dẫn công việc.
Đề xuất đƣợc các kiến nghị giúp công ty hoàn thiện hơn công tác quản lý môi
trƣờng của mình cũng nhƣ xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 nhằm nâng cao hình ảnh của công ty trên thị trƣờng.

iii


MỤC LỤC
Trang
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN ............................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN ....................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xiii
Chƣơng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 2

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.4.1 Phƣơng pháp khảo sát điều tra ........................................................................ 2
1.4.2 Phƣơng pháp phân tích–so sánh ...................................................................... 2
1.4.3 Phƣơng pháp tham khảo tài liệu liên quan ...................................................... 3
1.4.4 Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia ................................................................ 3
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 3
1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor.1:2009 ............. 4
1.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ ISO 14001 ...... 4
1.1.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14000 ......... 4
1.1.2 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 ........................................................................................... 4
1.1.2.1 Sơ lƣợc về hệ thống quản lý môi trƣờng ISO 14001:2004/Cor.1:2009 ... 4
1.1.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001 ........ 5
1.2 NHỮNG LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 14001 .................................................... 6
1.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 ...................................................................... 6
1.3.1 Thế giới ........................................................................................................... 6
1.3.2 Việt Nam ......................................................................................................... 7
1.3.2.1 Thuận lợi................................................................................................... 7
xii


1.3.2.2 Khó khăn .................................................................................................. 8
Chƣơng 2 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HỘI HƢNG ................................... 9
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HỘI HƢNG ................................................ 9
2.1.1 Giới thiệu chung .............................................................................................. 9
2.1.2 Địa điểm hoạt động ......................................................................................... 9
2.1.3 Vốn đầu tƣ ....................................................................................................... 9
2.1.4 Nhu cầu lao động .......................................................................................... 10

2.1.5 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự ..................................................................... 10
2.1.6 Sản phẩm và công suất hoạt động của công ty ............................................. 11
2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TÖI XỐP NHỰA ............................ 11
2.2.1 Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng ........................................................... 11
2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất ....................................................................... 11
2.2.3 Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu ................................................................ 13
2.2.3.1 Nhu cầu nguyên liệu chính ..................................................................... 13
2.2.3.2 Nhu cầu điện ........................................................................................... 13
2.2.3.3 Nguồn cung cấp nƣớc và lƣợng nƣớc sử dụng ....................................... 13
2.2.3.4 Tồn trữ, bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm ..................................... 13
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG ĐANG THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH HỘI HƢNG .................... 13
2.3.1 Hiện trạng môi trƣờng ................................................................................... 13
2.3.1.1 Bụi, khí thải, nhiệt, độ rung và tiếng ồn ................................................. 13
2.3.1.2 Nƣớc thải ................................................................................................ 14
2.3.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại ......................................................... 15
2.3.1.4 Tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, công tác vệ sinh và sự cố môi trƣờng 15
2.3.2 Các biện pháp bảo vệ môi trƣờng hiện đang áp dụng tại công ty ................. 18
2.3.2.1 Đối với bụi, khí thải, nhiệt, độ rung và tiếng ồn .................................... 18
2.3.2.2 Nƣớc thải ................................................................................................ 19
2.3.2.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại ......................................................... 20
2.3.2.4 Tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, công tác vệ sinh và sự cố môi trƣờng 20
Chƣơng 3 KẾT QUẢ-THẢO LUẬN ......................................................................... 22
xiii


A. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG THEO TIÊU CHUẨN
ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH HỘI HƢNG ....................... 22
3.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO .............. 22
3.1.1 Phạm vi của HTQLMT ................................................................................. 22

3.1.2 Thành lập Ban ISO ........................................................................................ 22
3.2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƢỜNG .................................................... 23
3.2.1 Yêu cầu chung ............................................................................................... 23
3.2.2 Nội dung chính sách ...................................................................................... 23
3.2.3 Phổ biến chính sách ....................................................................................... 24
3.2.3.1 Đối với cán bộ - công nhân viên trong công ty ...................................... 24
3.2.3.2 Đối với nhà cung cấp và các bên hữu quan ............................................ 24
3.2.3.3 Kiểm tra lại CSMT ................................................................................. 24
3.3 NHẬN DIỆN KHÍA CẠNH MÔI TRƢỜNG ..................................................... 25
3.3.1 Yêu cầu chung ............................................................................................... 25
3.3.2 Quy trình nhận diện các KCMT .................................................................... 25
3.3.2.1 Xác định phạm vi nhận diện KCMT ...................................................... 25
3.3.2.2 Xác định các hoạt động chính tại công ty .............................................. 25
3.3.2.3 Nhận dạng các KCMT ............................................................................ 25
3.3.2.4 Đánh giá các KCMT và xác định KCMTĐK ......................................... 26
3.3.2.5 Lƣu hồ sơ và cập nhật thƣờng xuyên ..................................................... 29
3.4 YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC ............................................... 30
3.4.1 Yêu cầu chung ............................................................................................... 30
3.4.2 Lƣu hồ sơ ...................................................................................................... 30
3.5 MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ... 31
3.5.1 Yêu cầu chung ............................................................................................... 31
3.5.2 Quy trình thực hiện ....................................................................................... 31
3.5.2.1 Thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu môi trƣờng............................................ 31
3.5.2.2 Xây dựng chƣơng trình môi trƣờng........................................................ 32
3.5.2.3 Triển khai thực hiện ............................................................................... 32
3.5.2.4 Lƣu hồ sơ ................................................................................................ 32
3.6 NGUỒN LỰC, VAI TRÕ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN ...................... 32
xiv



3.6.1 Yêu cầu chung ............................................................................................... 32
3.6.2 Nội dung thực hiện ........................................................................................ 33
3.6.3 Lƣu hồ sơ ...................................................................................................... 33
3.7 NĂNG LỰC ĐÀO TẠO VÀ NHẬN THỨC ...................................................... 33
3.7.1 Yêu cầu chung ............................................................................................... 33
3.7.2 Quy trình thực hiện ....................................................................................... 34
3.7.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo ....................................................................... 34
3.7.2.2 Lãnh đạo xem xét và phê duyệt .............................................................. 35
3.7.2.3 Xây dựng chƣơng trình đào tạo .............................................................. 35
3.7.2.4 Đại diện lãnh đạo phê duyệt chƣơng trình đào tạo ................................. 35
3.7.2.5 Triển khai thực hiện ............................................................................... 35
3.7.2.6 Đánh giá kết quả đào tạo ........................................................................ 36
3.7.2.7 Lƣu hồ sơ ................................................................................................ 36
3.8 THÔNG TIN LIÊN LẠC ..................................................................................... 36
3.8.1 Yêu cầu chung ............................................................................................... 36
3.8.2 Lƣu hồ sơ, tài liệu ......................................................................................... 36
3.9 HỆ THỐNG CÁC TÀI LIỆU .............................................................................. 36
3.10 KIỂM SOÁT TÀI LIỆU, HỒ SƠ ...................................................................... 37
3.10.1 Yêu cầu chung ............................................................................................. 37
3.10.2 Nhận dạng tài liệu, hồ sơ ............................................................................. 37
3.11 KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH ............................................................................... 38
3.11.1 Yêu cầu chung ............................................................................................. 38
3.11.2 Quy trình kiểm soát ..................................................................................... 38
3.11.2.1 Nhận dạng các yêu cầu và đối tƣợng cần kiểm soát ............................ 38
3.11.2.2 Xây dựng chƣơng trình kiểm soát điều hành ....................................... 38
3.11.2.3 Phê duyệt và thực hiện kế hoạch kiểm soát điều hành ......................... 39
3.11.2.4 Kiểm tra kết quả ................................................................................... 39
3.11.2.5 Lƣu hồ sơ .............................................................................................. 39
3.12 SỰ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VÀ ƢPTTKC ..................................................... 39
3.12.1 Yêu cầu chung ............................................................................................. 39

3.12.2 Xây dựng chƣơng trình chuẩn bị sẵn sàng và ƢPTTKC ............................ 40
xv


3.12.2.1 Xác định các tình trạng khẩn cấp ......................................................... 40
3.12.2.2 Thực tập đáp ứng tình trạng khẩn cấp .................................................. 40
3.12.2.3 Duy trì hoạt động ứng cứu sự cố khẩn cấp của công ty ....................... 40
3.12.2.4 Lập biên bản sau sự cố ......................................................................... 41
3.12.2.5 Lƣu hồ sơ .............................................................................................. 41
3.13 GIÁM SÁT, ĐO LƢỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƢỜNG ........... 41
3.13.1 Yêu cầu chung ............................................................................................. 41
3.13.2 Lƣu hồ sơ .................................................................................................... 42
3.14 ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ............................................................................ 42
3.14.1 Yêu cầu chung ............................................................................................. 42
3.14.2 Nội dung đánh giá ....................................................................................... 42
3.14.3 Lƣu hồ sơ .................................................................................................... 42
3.15 SỰ KHÔNG PHÙ HỢP VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC PHÕNG NGỪA . 43
3.15.1 Yêu cầu chung ............................................................................................. 43
3.15.2 Lƣu hồ sơ .................................................................................................... 43
3.16 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ......................................................................................... 43
3.16.1 Yêu cầu chung ............................................................................................. 43
3.16.2 Lƣu hồ sơ .................................................................................................... 44
3.17 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO .......................................................................... 44
3.17.1 Yêu cầu chung ............................................................................................. 44
3.17.2 Lập kế hoạch ............................................................................................... 44
3.17.2.1 Tần suất cuộc họp ................................................................................. 44
3.17.2.2 Thành phần tham dự ............................................................................. 44
3.17.2.3 Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ ......................................................................... 44
3.17.3 Tiến hành họp và rút ra các cơ hội cải tiến, khắc phục và phòng ngừa ...... 45
3.17.4 Lƣu hồ sơ .................................................................................................... 46

B. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI
CÔNG TY TNHH HỘI HƢNG .................................................................................. 46
3.18 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI
CÔNG TY TNHH HỘI HƢNG ................................................................................. 46
xvi


3.19 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG HTQLMT TẠI
CÔNG TY .................................................................................................................. 49
3.19.1 Thuận lợi ..................................................................................................... 49
3.19.2 Khó khăn ..................................................................................................... 50
Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 51
4.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 51
4.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 52

DANH MỤC BẢNG - HÌNH – SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001 .......................... 5
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự. ......................................................................................... 10
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất túi xốp của công ty. ................................................ 11
Bảng 1.1: Các tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004/Cor.1:2009. ............................................ 6
Bảng 2.1: Nhu cầu lao động. .................................................................................................... 10
Bảng 3.1: Bảng tổng các KCMTĐK của công ty .................................................................... 26
Bảng 3.2: Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty ............................... 47
Hình 2.1: Hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn. ................................... 19

xvii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD ( Biochemical Oxygen Demand ) Nhu cầu oxy sinh hóa
COD ( Chemical Oxygen Demand )

Nhu cầu oxy hóa học

CSMT

Chính sách môi trƣờng

ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo

HTQLMT

Hệ thống quản lý môi trƣờng

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KCX

Khu chế xuất

KCMT

Khía cạnh môi trƣờng


KPH

Không phù hợp

KPPN

Khắc phục và phòng ngừa

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QLMT

Quản lý môi trƣờng

UPTTKC

Ứng phó tình trạng khẩn cấp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSS ( Suspendid solids ) Tổng chất rắn lơ lửng
KCS

Kiểm soát chất lƣợng sản phẩm

MTV


Một thành viên

DV

Dịch vụ

TM

Thƣơng mại

THC

Hợp chất hữu cơ bay hơi

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ISO ( International Organization for Standardization ) Tổ chức quốc tế về tiêu
chuẩn hóa
CN

Công nghiệp

CTR

Chất thải rắn

CTNH


Chất thải nguy hại

KCMTĐK

Khía cạnh môi trƣờng đáng kể

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trƣờng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam
xiii


BYT

Bộ Y tế

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVS

Tiêu chuẩn vệ sinh

CTMT


Chƣơng trình môi trƣờng

QCKTQG

Quy chuẩn khí thải quốc gia



Nghị định

CP

Chính phủ

TTLT

Thông tƣ liên tịch

BTC

Bộ tài chính

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

BKHCN

Bộ Khoa học Công nghệ


BLĐTBXH

Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNMT

Tài nguyên Môi trƣờng

xiv


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng

Chƣơng MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật cũng đã
phát triển nhanh chóng. Nhiều nhà máy xí nghiệp đƣợc xây dựng để sản xuất đủ hàng
hóa cung cấp cho thị trƣờng. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trƣờng không theo kịp sự
phát triển nhanh của kinh tế và kỹ thuật nên kéo theo sự ô nhiễm môi trƣờng ngày
càng trầm trọng do phát sinh nhiều chất thải. Ô nhiễm môi trƣờng hiện đang là vấn đề
cấp bách và luôn đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện trạng môi trƣờng đang ngày
càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi ô nhiễm do khí thải, nƣớc thải, chất thải rắn đòi hỏi
các cấp có thẩm quyền cần tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết triệt để vấn
đề môi trƣờng, kiểm soát, hạn chế ô nhiễm.
Việt Nam đang trong giai đoạn hòa nhập vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới

nên bảo vệ môi trƣờng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu để giảm
tác động đến môi trƣờng do các hoạt động của con ngƣời gây ra. Mỗi doanh nghiệp
đều có các hƣớng bảo vệ môi trƣờng của riêng mình nhằm tăng tính cạnh tranh cũng
nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. Một trong những hƣớng bảo vệ môi trƣờng đƣợc
hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam áp dụng đó là xây dựng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.
Hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 là bộ tiêu chuẩn do tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng và ban hành đƣa ra phƣơng pháp quản lý và cải tiến
HTQLMT cho tất cả các tổ chức nào mong muốn áp dụng. Quá trình áp dụng là hoàn
toàn tự nguyện, ngoài việc mang lại những lợi ích thiết thực trong bảo vệ môi trƣờng
còn giúp doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng sản phẩm, uy tín trên thị trƣờng phát triển
bền vững.
Công ty TNHH Hội Hƣng là công ty 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chuyên sản
xuất túi xốp nhựa xuất khẩu nên việc cạnh tranh trên thị trƣờng là điều không thể tránh
khỏi. Để tạo nên sự vững mạnh của mình trong lĩnh vực sản xuất túi xốp nhựa ngoài
việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo thị trƣờng tiêu thụ ổn định cũng nhƣ bảo
SVTH: Võ Đức Tốt

1

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng

vệ môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống công nhân thì áp dụng HTQLMT theo
tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 là sự lựa chọn hàng đầu. Trong thời gian thực
tập, tìm hiểu thực tế tại công ty tôi nhận thấy công ty có nhiều điều kiện thuận lợi nên
đã quyết định thực hiện đề tài:”Nghiên cứu xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hƣng” nhằm giúp công ty phát

triển bền vững hơn cũng nhƣ giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng môi trƣờng và các biện pháp kiểm soát mà công ty
đang áp dụng.
Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.
1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hƣng.
Đề xuất các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm mà công ty có thể áp
dụng.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng.
Tổng quan hoạt động sản xuất và hiện trạng môi trƣờng tại công ty.
Tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 dựa trên tình hình thực tế của công ty.
Đƣa ra các giải pháp để xây dựng hoàn thiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 vào Công ty TNHH Hội Hƣng.
1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1

Phƣơng pháp khảo sát điều tra
Tham quan dây chuyền, quy trình sản xuất trong công ty, tìm hiểu về công nghệ,
máy móc thiết bị.
Phỏng vấn cán bộ, công nhân viên trong công ty.

1.4.2

Phƣơng pháp phân tích–so sánh
Các kết quả điều tra khảo sát về hiện trạng quản lý môi trƣờng tại công ty đƣợc
phân tích, so sánh với các yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009.


SVTH: Võ Đức Tốt

2

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng

1.4.3

Phƣơng pháp tham khảo tài liệu liên quan
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009.
Kế thừa có chọn lọc tài liệu hiện có của công ty và các tài liệu chuyên ngành có
liên quan.
Tham khảo sách, báo, thƣ viện, internet,…
Tham khảo tài liệu khóa luận của các anh chị khoá trƣớc.

1.4.4

Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Học hỏi và tiếp thu các ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn, tiếp nhận các kiến thức
tìm hiểu đƣợc thông qua ngƣời hƣớng dẫn.
Tham khảo ý kiến từ các thầy cô trong khoa Môi trƣờng và Tài nguyên đại học
Nông Lâm TP.HCM.

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này đƣợc thực hiện dựa trên khảo sát tình hình quản lý môi trƣờng thực tế
tại Công ty TNHH Hội Hƣng.

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 25/07/2012 đến 20/02/2013.
Đối tƣợng nghiên cứu: Các hoạt động sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ tại Công
ty TNHH Hội Hƣng có khả năng phát sinh khía cạnh môi trƣờng.
1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, nên việc xây dựng hệ thống quản lý môi
trƣờng chỉ đƣợc thực hiện trên lý thuyết mà chƣa có điều kiện áp dụng vào trong
quá trình hoạt động của công ty. Vì vậy, kết quả của đề tài chƣa đánh giá đƣợc
hiệu lực áp dụng các kế hoạch, chƣơng trình, quy trình đề ra.

SVTH: Võ Đức Tốt

3

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
1.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ ISO 14001
1.1.1

Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14000
ISO là một tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa có tên đầy đủ là “The

International Organization For Standardization”. Là một tổ chức phi chính phủ, nhiệm
vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn, không có
giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. ISO 14000 có cấu
trúc tƣơng tự nhƣ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000, có thể đƣợc áp

dụng với mọi loại hình tổ chức bất kể quy mô nào.
1.1.2

Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn

ISO14001:2004/Cor.1:2009
1.1.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/Cor.1:2009
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi
trƣờng do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành, đƣa ra các yêu cầu về quản lý môi
trƣờng cần đáp ứng của tổ chức. Mục đích của bộ tiêu chuẩn là giúp các tổ chức sản
xuất, dịch vụ bảo vệ môi trƣờng ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản
lý môi trƣờng.
Hệ thống quản lý môi trƣờng là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ
chức có đề cập đến các khía cạnh môi trƣờng của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra
các kết quả hoạt động thân thiện với môi trƣờng để tiến tới cải tiến liên tục.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 đƣợc ban hành vào 29/12/2010 thay
thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 có những đặc điểm:
Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm.
Việc thực hiện là tự nguyện.
Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của mọi bộ phận, cá nhân
liên quan.
SVTH: Võ Đức Tốt

4

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng


Trợ giúp cho bảo vệ môi trƣờng và phòng ngừa ô nhiễm.
Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
+

Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT.

+

Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với CSMT đã công bố.

+

Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác.

+

HTQLMT của tổ chức đƣợc chứng nhận là phù hợp bởi tổ chức bên ngoài
cấp.

+

Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.1.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
CHÍNH SÁCH
MÔI TRƢỜNG
LẬP KẾ HOẠCH
- Khía cạnh môi trƣờng
- Yêu cầu pháp luật và

các yêu cầu khác
- Mục tiêu, chỉ tiêu và
chƣơng trình QLMT

XEM XÉT
CỦA LÃNH
ĐẠO
CẢI TIẾN LIÊN TỤC

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
- Cơ cấu, trách nhiệm và quyền
hạn
- Năng lực, đào tạo và nhận thức
- Thông tin liên lạc
- Hệ thống tài liệu
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát điều hành
- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng
tình trạng khẩn cấp

KIỂM TRA VÀ HÀNH
ĐỘNG KHẮC PHỤC
- Giám sát và đo lƣờng
- Đánh giá sự tuân thủ
- Sự không phù hợp, hành
động khắc phục và phòng
ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ
- Đánh giá nội bộ


Sơ đồ 1.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Mô hình trên đƣợc áp dụng bởi phƣơng pháp luận Lập kế hoạch – Thực hiện –
Kiểm tra – Hành động khắc phục (Plan – Do – Check – Act/PDCA). Trƣớc hết, mọi
việc bắt đầu bằng việc hoạch định, tức lập kế hoạch (Plan) cho những việc cần làm.
Sau đó là đến khâu triển khai thực hiện (Do) những công việc đó. Tiếp theo là kiểm tra
(Check) lại những việc đã làm xem có đúng không, có phù hợp không, có sai sót gì
không. Cuối cùng là hành động khắc phục, phòng ngừa những sai sót, yếu kém, những
SVTH: Võ Đức Tốt

5

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng

điểm không phù hợp (Act) để cải tiến. PDCA giúp cho công việc đƣợc hoạch định và
triển khai một cách bài bản, hạn chế đƣợc những sai sót dẫn đến thiệt hại, mất mát.
PDCA là một công cụ rất hiệu quả để đảm bảo tính liên tục và cải tiến của hệ thống
quản lý môi trƣờng.
1.2 NHỮNG LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 14001
Cải tiến quá trình sản xuất, giảm thiểu chất thải và chi phí.
Giảm ô nhiễm môi trƣờng, giảm rủi ro.
Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
Giảm phàn nàn từ các bên hữu quan.
Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.
Đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh.
Nâng cao lợi nhuận.
1.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001
1.3.1


Thế giới
Hiệu quả và lợi ích của ISO 14000 là rất rõ ràng nên ISO 14000 đƣợc áp dụng

rộng rãi trên thế giới. Số lƣợng các doanh nghiệp đƣợc chứng nhận tăng lên hàng năm
và rộng rãi ở các khu vực. Theo thống kê tiêu chuẩn hàng năm của tổ chức Tiêu chuẩn
quốc tế ISO, kể từ lần ban hành đầu tiên đến cuối năm 2009, toàn thế giới có hơn
223149 tổ chức đã đƣợc cấp chứng chỉ ISO 14001. Nhƣ vậy năm 2009 tiêu chuẩn ISO
14001:2004 tăng lên là 34334 (so với năm 2008).
Bảng 1.1: Các tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004/Cor. 1:2009.
STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11

Tên tổ chức
Xuất xứ
BVQI
Anh
Quacert
Việt Nam
GIC

Anh
SGS
Thụy Sĩ
DNV
NaUy
QMS
Autralia
Global
Thái Lan
ITS
Mỹ
TUV Nord
Đức
TUV Rheinland
Đức
AFAQ ASCERT international
Pháp
(Nguồn: />
SVTH: Võ Đức Tốt

6

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng

1.3.2

Việt Nam

Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã đƣợc cấp lần đầu tiên vào năm

1998 đến nay, số lƣợng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không
ngừng tăng lên qua các năm. Chứng chỉ ISO 14001 đƣợc cấp cho nhiều doanh nghiệp
thuộc nhiều loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ đa dạng nhƣ thực phẩm, may
mặc, cơ khí... và du lịch – khách sạn.
Thời gian đầu các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14000 hầu hết là công ty
liên doanh hoặc có vốn nƣớc ngoài và một phần nữa là các công ty này chịu áp lực từ
công ty mẹ nên phải có chứng chỉ ISO 14000. Điều đó cũng góp phần làm cho tình
hình áp dụng ISO 14000 tại Việt Nam ngày càng sôi nổi hơn. Nhƣng sau hơn 10 năm
ISO 14000 đƣợc áp dụng, các doanh nghiệp trong nƣớc cũng đã có những nhận thức
đúng đắn về hiệu quả của việc áp dụng ISO 14000 và tầm quan trọng của công tác bảo
vệ môi trƣờng nên đã có những chiến lƣợc áp dụng ISO 14000 cho tổ chức của mình.
Mặc dù có những chuyển biến tích cực, song một số doanh nghiệp trong nƣớc vẫn gặp
khó khăn về tài chính, nhận thức, tƣ vấn... nên số chứng chỉ ở nƣớc ta vẫn còn thấp
hơn nhiều so với các nƣớc trên thế giới.
1.3.2.1 Thuận lợi
Khi áp dụng ISO 14001 sẽ mang lại nhiều lợi ích nhƣ sau:
a) Đối với lĩnh vực môi trƣờng:
Giúp cho tổ chức, doanh nghiệp quản lý môi trƣờng một cách có hệ thống và kết
hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục.
Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục.
Giảm thiểu các tác động môi trƣờng do tổ chức, doanh nghiệp gây ra.
Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trƣờng và hệ sinh thái.
Tăng cƣờng đƣợc sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi trƣờng.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng trong tổ chức.
Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trƣờng.
b) Đối với cơ hội kinh doanh – lợi nhuận:
Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tƣ, khách hàng, nâng cao cơ hội tiếp
cận huy động vốn và giao dịch.

SVTH: Võ Đức Tốt

7

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng

Gỡ bỏ hàng rào thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng ra quốc tế.
Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín của tổ chức.
Cải tiến việc kiểm soát các chi phí.
Tiết kiệm đƣợc vật tƣ và năng lƣợng.
c) Đối với lĩnh vực pháp lý:
Tăng cƣờng nhận thức về qui định pháp luật và quản lý môi trƣờng.
Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng.
Dễ dàng có đƣợc giấy phép và ủy quyền.
1.3.2.2 Khó khăn
a) Về vấn đề nhận thức:
Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt
Nam còn hạn chế, sự hiểu biết về tầm quan trọng của HTQLMT chƣa cao, nó còn
mới đối với các doanh nghiệp.
b) Về tài chính:
Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức phải bỏ ra một khoản chi
phí khá cao cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT. Do đó nó sẽ là một rào
cản lớn cho các doanh nghiệp muốn xây dựng tiêu chuẩn ISO 14001 đặc biệt là
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
c) Về nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện:
Nguồn lực nhƣ: Thông tin, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ cao, cơ sở
đào tạo các cố vấn có trình độ và các kiểm toán viên còn thiếu nên chƣa thể đáp

ứng đƣợc các yêu cầu của các điều khoản ISO 14001 khi cần thay đổi trong cơ
cấu và trong tổ chức. Ngoài ra, doanh nghiệp chƣa có kinh nghiệm áp dụng nên
không muốn áp dụng.

SVTH: Võ Đức Tốt

8

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng

Chƣơng 2
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HỘI HƢNG
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HỘI HƢNG
Giới thiệu chung

2.1.1

Tên công ty: Công ty TNHH Hội Hƣng.
Địa chỉ: Số 8, đƣờng 15, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08 37224981

Fax: 08 37224982

Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, gia công các sản phẩm nhựa.
Đại diện: Ông WONG, HING CHUN

Quốc tịch: Trung Quốc


Chức vụ: Tổng giám đốc.
Địa điểm hoạt động

2.1.2

Diện tích đất sử dụng: 3.000m2 thuê dài hạn một phần nhà xƣởng tại địa chỉ: Số
8, đƣờng 15, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh của Công ty TNHH
xây dựng giao thông Nhị Hiệp.
Các hạng mục xây dựng chính bao gồm: Nhà bảo vệ, tƣờng rào bao bọc khuôn
viên, nhà ăn, nhà vệ sinh, trạm điện hạ thế, hệ thống điện sản xuất và sinh hoạt,
hệ thống cấp thoát nƣớc, đƣờng giao thông nội bộ.
Kết cấu xƣởng: Tƣờng gạch, khung, sàn bê tông cốt thép, kèo thép,…phù hợp
với yêu cầu nơi sản xuất hàng dân dụng.
Vị trí: Công ty có vị trí tiếp giáp nhƣ sau:

2.1.3

+

Phía Đông giáp khu nhà ở lƣu trú công nhân Linh Trung.

+

Phía Tây giáp đƣờng 15, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.

+

Phía Nam giáp Công ty TNHH Boeim tech VN.


+

Phía Bắc giáp Công ty sản phẩm tiêu dùng TOSIBA Việt Nam.
Vốn đầu tƣ

Vốn đầu tƣ (đăng ký): 600.000USD (Sáu trăm ngàn đô la Mỹ).
Vốn điều lệ (vốn góp): 600.000USD (Sáu trăm ngàn đô la Mỹ), do các nhà đầu tƣ
sau đây góp vốn:
SVTH: Võ Đức Tốt

9

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng

+

Ông WONG, TAM SUNG góp 240.000USD (Hai trăm bốn mƣơi ngàn đô la
Mỹ), chiếm tỷ lệ 40% (Bốn mƣơi phần trăm) vốn điều lệ, bằng tiền mặt.

+

Ông WONG, YUNG CHUN góp 180.000USD (Một trăm tám mƣơi ngàn đô
la Mỹ), chiếm tỷ lệ 30% (Ba mƣơi phần trăm), vốn điều lệ, bằng tiền mặt.

+

Ông WONG, HING CHUN góp 180.000USD (Một trăm tám mƣơi ngàn đô

la Mỹ), chiếm 30% (Ba mƣơi phần trăm) vốn điều lệ, bằng tiền mặt.

2.1.4

Nhu cầu lao động
Bảng 2.1: Nhu cầu lao động.
DIỄN GIẢI

STT

Năm sản xuất ổn định
Ngƣời Việt Nam Ngƣời nƣớc ngoài
500
50

1

Lao động trực tiếp (Công nhân)

2

40

10

3

Lao động gián tiếp (Nhân viên kỹ
thuật, văn phòng, KCS…)
Quản lý


20

5

4

Bảo vệ

7

0

567

65

Cộng

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trƣờng tháng 05/2012).
Tổng nhu cầu sử dụng nhân công trong hoạt động sản xuất của công ty là 632
ngƣời, thời gian làm việc của lao động trực tiếp là 12h/ngày và 1 tháng đƣợc 4 ngày
nghỉ tự do. Công nhân gián tiếp làm việc 8h/ngày, có tăng ca thêm 2 giờ tuỳ thuộc vào
nhu cầu lao động sử dụng.
2.1.5

Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Tổng Giám
đốc


Phòng Hành
chính Nhân
sự

Phòng Tài
chính Kế
toán

Giám đốc
sản xuất

Phòng
KCS

Phòng Kinh
doanh XNK

Xƣởng sản xuất
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự.
SVTH: Võ Đức Tốt

10

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng

Ghi chú:
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, phân xƣởng xem: Phụ lục 1.

2.1.6

Sản phẩm và công suất hoạt động của công ty
Sản phẩm của công ty là túi xốp nhựa với công suất sản phẩm 74 tấn túi xốp
nhựa/tháng.

2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TÖI XỐP NHỰA
2.2.1

Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng
Ghi chú:
Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng xem: Phụ lục 2.

2.2.2

Quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau:
Nguyên liệu nhựa dạng hạt
(P.E, P.A)
Kiểm tra, định lƣợng
Không

Bộ phận thổi

in
Bộ phận in

Tái chế phế
liệu


Bộ phận cắt, dập quai

Đóng gói

Xuất khẩu
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất túi xốp của công ty.
 Thuyết minh quy trình sản xuất:
Nguyên liệu hạt nhựa sau khi mua về đƣợc vận chuyển vào bộ phận thổi, ở đây
tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà công nhân định lƣợng, kiểm tra, chọn các
màu thích hợp cùng với khối lƣợng hạt nhựa tái chế. Sau khi lựa chọn xong, các hạt
nhựa đƣợc đƣa vào phểu và trộn cho đều bằng máy trộn, quá trình trộn thƣờng diễn ra
SVTH: Võ Đức Tốt

11

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Hội Hưng

trong vòng 10 phút. Tiếp theo các hạt nhựa đƣợc qua hệ thống gia nhiệt nóng chảy,
trục vít đùn nhựa nóng chảy rồi đƣợc thổi lên nhờ hệ thống cung cấp khí. Tuỳ thuộc
vào kích thƣớc của khách hàng yêu cầu mà có thể thổi thành các dây nhựa khác nhau.
Khi thổi lên thành bao khí, dây nhựa sẽ đi qua hệ thống trục xoay để không cho khí
thoát ra ngoài cũng nhƣ đảm bảo kích thƣớc của bao bì rồi qua hệ thống tia laze nếu
bao bì đó cần in mẫu mã. Hệ thống tia laze có chức năng làm cho dây nhựa thẳng và
bám hơn thuận lợi cho việc in mực đƣợc dính chặt hơn. Sau khi qua tia laze, dây nhựa
đƣợc cuốn vào một cái ống carton tạo thành cuộn nhựa nặng từ 50-100kg thuận tiện
cho việc đƣa cuộn nhựa xuống khỏi hệ thống cuốn và dễ dàng đƣa cuộn nhựa lên và
xuống ở bộ phận in.

Cuộn nhựa ở bộ phận thổi sẽ đƣợc xe nâng di chuyển qua bộ phận in, ở đây
cuộn nhựa đƣợc đƣa lên máy in và dây nhựa đƣợc luồn qua các trục xoay. Tùy vào yêu
cầu khách hàng mà trục xoay đƣợc gia công cơ khí thành các mẫu mã khác nhau đƣợc
đạt trong phểu mực in. Mực in đƣợc cho vào phểu và châm dung môi xăng vào với tỷ
lệ thích hợp, xăng có tác dụng làm cho mực in mau khô thuận lợi cho việc cuốn lại
thành cuộn nhựa.
Sau đó cuộn nhựa đƣợc chuyển qua bộ phận cắt và dập quai, ở đây cuộn nhựa
đƣợc đƣa vào vị trí cắt, dây nhựa đƣợc luồn qua hệ thống trục xoay. Công nhân vận
hành chỉnh cho dây nhựa vào đúng vị trí cắt và dập quai, sau đó bấm cho máy tự động
hoạt động. Công nhân có nhiệm vụ xếp bao bì và loại bỏ các bao bì không đạt tiêu
chuẩn, bao bì đƣợc bỏ trên các pallet di chuyển qua bộ phận đóng gói.
Bộ phận đóng gói có nhiệm vụ kiểm tra và cân lại bao bì, tiếp tục loại bỏ các
bao bì bị hỏng và xếp vào các thùng carton đóng kín lại. Xếp các thùng hàng vào các
pallet cất giữ trong kho hàng và chờ thời gian xuất khẩu.
Các phế liệu bao gồm: Bao bì hỏng ở các bộ phận, các hạt nhựa rơi vãi ở bộ
phận thổi đƣợc thu gom và rửa sạch, nhựa nóng chảy đóng thành khối lớn ở bộ phận
thổi. Tất cả đƣợc di chuyển qua bộ phận tái chế phế liệu, ở đây công nhân phân loại
theo các màu khác nhau rồi cho lên dây chuyền di chuyển vào máy có hệ thống trục vít
nung nóng có tấm lƣới chắn các kim loại, tạp chất. Sau đó kéo thành sợi qua bể nƣớc
tuần hoàn để làm mát rồi qua máy cắt để cắt nhỏ thành các hạt nhựa tái chế. Các hạt
nhựa tái chế sẽ cung cấp lại cho bộ phận thổi để sản xuất.
SVTH: Võ Đức Tốt

12

GVHD: Th.S: Hoàng Thị Mỹ Hương


×