Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM TẢO CÔ ĐẶC DẠNG LỎNG, DẠNG NHÃO VÀ VI TẢO TƯƠI (Nannochloropsis oculata) LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG CỦA LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.44 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM TẢO
CÔ ĐẶC DẠNG LỎNG, DẠNG NHÃO VÀ VI TẢO TƯƠI
(Nannochloropsis oculata) LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG CỦA
LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis)

Họ và tên sinh viên: CHU VĂN DU
Ngành học: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khoá: 2009 - 2013

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2013


SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM TẢO CÔ ĐẶC
DẠNG LỎNG, DẠNG NHÃO VÀ VI TẢO TƯƠI
(Nannochloropsis oculata)
LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG CỦA LUÂN TRÙNG
(Brachionus plicatilis)

Tác giả

CHU VĂN DU

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN NHƯ TRÍ


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2013
i


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Ban Chủ Nhiệm khoa Thủy Sản.
Cùng toàn thể quý Thầy Cô trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ, dạy bảo chúng tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt chúng tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Như Trí đã tận
tình hướng dẫn, chỉ đường giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt
nghiệp này.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chân thành cảm ơn các anh, chị ở Trung Tâm
Quốc Gia Giống Hải Sản Nam Bộ - 167 Thùy Vân, Phường Thắng Tam, Tp. Vũng
Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đặc biệt là anh Phi – Giám đốc Trung Tâm và cô Cầm
– Phó Giám đốc, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và tất cả bạn bè đã động viên
giúp đỡ ủng hộ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Do những hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên đề tài không thể tránh khỏi
những sai sót. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “So sánh hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm tảo cô đặc
dạng lỏng, dạng nhão và vi tảo tươi (Nannochloropsis oculata) lên tốc độ sinh trưởng

của luân trùng (Brachionus plicatilis)”, được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7/2013 tại
Trung Tâm Quốc Gia Giống Hải Sản Nam Bộ - 167 Thùy Vân, Phường Thắng Tam,
Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề tài gồm có hai thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: So sánh hiệu quả của 3 dạng vi tảo (cô đặc dạng lỏng, dạng nhão
và tảo tươi) loài Nannochloropsis oculata khi cho ăn cùng mật độ lên tốc độ sinh
trưởng của luân trùng Brachionus plicatilis. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức (NT), mỗi
nghiệm thức lặp lại 5 lần. NT1 cho ăn tảo tươi, NT2 cho ăn tảo cô đặc dạng lỏng, NT3
cho ăn tảo cô đặc dạng nhão. Kết quả sau ba ngày thí nghiệm cho thấy luân trùng cho
ăn bằng tảo tươi là tốt nhất, đạt mật độ cực đại là 602 cá thể/mL vào ngày thứ ba của
thí nghiệm. Sự sai khác về mật độ luân trùng giữa nghiệm thức này so với đối chứng
rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1, mật độ cực đại của luân trùng khi cho ăn
bằng tảo cô đặc dạng nhão đạt 85% so với mật độ cực đại của luân trùng khi cho ăn
bằng tảo tươi. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm 2 : Ảnh hưởng của mật độ tảo khác nhau
của tảo cô đặc dạng nhão lên tốc độ sinh trưởng của luân trùng Brachionus plicatilis.
Sau bốn ngày thí nghiệm kết quả cho thấy. Với mật độ luân trùng bố trí là 100 cá
thể/mL, cho ăn tảo cô đặc dạng nhão với số lượng là 60.000 tế bào/luân trùng/ngày
phù hợp với sự tăng trưởng của luân trùng, đạt mật độ cực đại là 496 cá thể/mL vào
ngày thứ ba của thí nghiệm.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA ................................................................ Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................... viii

Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài .......................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1. Đặc điểm phân loại – hình thái .............................................................................3
2.1.1. Hệ thống phân loại ......................................................................................... 3
2.1.2. Hình thái cấu tạo ............................................................................................ 3
2.1.3. Những đặc điểm khác nhau giữa các dòng luân trùng................................... 4
2.1.4. Đặc điểm phân bố .......................................................................................... 5
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................................... 5
2.2. Đặc điểm sinh sản và vòng đời của luân trùng .....................................................6
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng đời và hoạt động sống của luân trùng ...............7
2.3.1. Các yếu tố vô sinh.......................................................................................... 7
2.3.1.1. Nhiệt độ ...................................................................................................... 7
2.3.1.2. Độ mặn ....................................................................................................... 8
2.3.1.3. pH ............................................................................................................... 8
2.3.1.4. Hàm lượng oxy hòa tan .............................................................................. 9
2.3.1.6. NH3 ............................................................................................................. 9
2.3.2. Các yếu tố hữu sinh ....................................................................................... 9
2.4. Thức ăn................................................................................................................10
2.5. Giống loài luân trùng ..........................................................................................10
2.6. Vai trò của luân trùng trong sản xuất giống các đối tượng thủy sản ..................11
iv


2.7. Tình hình nghiên cứu luân trùng làm nguồn thức ăn cho thủy sản trên thế giới và
ở Việt Nam .................................................................................................................12
2.7.1. Trên thế giới................................................................................................. 12
2.7.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 13
2.8. Giá trị dinh dưỡng của tảo đơn bào sử dụng trong nuôi trồng thủy sản .............14

2.9. Sự cần thiết của việc sử dụng sản phẩm tảo cô đặc ở dạng lỏng/nhão ...............15
2.10. Phương pháp thu hoạch, xử lý và bảo quản vi tảo để tạo sản phẩm cô đặc bằng
phương pháp ly tâm....................................................................................................16
2.11. Các sản phẩm vi tảo hiện có trên thị trường .....................................................17
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................18
3.1. Thời gian và địa điểm..........................................................................................18
3.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu...........................................................................18
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 18
3.2.2. Dụng cụ ........................................................................................................ 18
3.2.3. Hoá chất ....................................................................................................... 18
3.2.4. Nguồn nước ................................................................................................. 18
3.2.5. Thức ăn cho luân trùng ................................................................................ 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................19
3.3.1. Phương pháp nuôi tảo làm thức ăn cho luân trùng ...................................... 19
3.3.2. Phương pháp tạo các sản phẩm tảo cô đặc dạng lỏng và nhão.................... 20
3.3.3. Phương pháp nuôi luân trùng giống ............................................................ 21
3.3.4. Phát triển nuôi cấy giống gốc sang nuôi mồi .............................................. 22
3.3.5. Thí nghiệm 1: So sánh hiệu quả của 3 dạng vi tảo (cô đặc dạng lỏng, dạng
nhão và tảo tươi) loài Nannochloropsis oculata khi cho ăn cùng mật độ lên tốc độ
sinh trưởng của luân trùng Brachionus plicatilis. ................................................. 22
3.3.6. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ tảo cô đặc dạng nhão khác nhau lên
tốc độ sinh trưởng của luân trùng Brachionus plicatilis........................................ 25
3.3.7. Phương pháp theo dõi một số chỉ tiêu chất lượng nước .............................. 25
3.3.8. Phương pháp theo dõi sự gia tăng mật độ luân trùng ................................. 26
3.3.9. Phương pháp xác định mật độ tảo cho ăn .................................................... 27
3.3.10. Phương pháp xử lý thống kê ...................................................................... 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................29
v



4.1. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường nước trong quá trình nhân nuôi.....29
4.1.1. Nhiệt độ ....................................................................................................... 29
4.1.2. pH................................................................................................................ 30
4.2. Ảnh hưởng của 3 dạng vi tảo tươi, tảo cô đặc dạng lỏng và dạng nhão lên tốc độ
sinh trưởng của luân trùng Brachionus plicatilis .......................................................32
4.3. Ảnh hưởng của 3 mật độ tảo cô đặc dạng nhão khác nhau lên tốc độ sinh trưởng
của luân trùng Brachionus plicatilis. .........................................................................34
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................36
5.1. Kết luận ...............................................................................................................36
5.2. Đề nghị ................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................37
PHỤ LỤC 

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Bảng 2.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động sinh sản của luân trùng Brachionus
plicatilis (theo Ruttner và Kolisko, 1972) ...................................................................... 8
Bảng 3.1: Mật độ tảo cho ăn hàng ngày ...................................................................... 22
Bảng 4.1: Kết quả nhiệt độ nước trung bình (0C) của các nghiệm thức qua các ngày
trong thí nghiệm 1 ........................................................................................................ 29
Bảng 4.2: Kết quả nhiệt độ nước trung bình (0C) của các nghiệm thức qua các ngày
trong thí nghiệm 2 ........................................................................................................ 30
Bảng 4.3: pH trung bình trong thí nghiệm 1 ................................................................ 30
Bảng 4.4: pH trung bình trong thí nghiệm 2 ................................................................ 31
Bảng 4.5: Mật độ luân trùng trung bình đạt được qua các ngày ở các nghiệm thức của
thí nghiệm 1 (cá thể/mL) .............................................................................................. 32

Bảng 4.6: Mật độ luân trùng trung bình đạt được qua các ngày ở các nghiệm thức của
thí nghiệm 2 (cá thể/mL) .............................................................................................. 34

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
 

Hình 2.1. Luân trùng Brachionus plicatilis ................................................................... 4
Hình 2.2. Brachionus plicatilis (kiểu S) và Brachionus plicatilis (kiểu L) (Fu và cộng
sự, 1991) ......................................................................................................................... 4
Hình 2.3. Sinh sản đơn tính và hữu tính của luân trùng Brachionus plicatilis (Hoff và
Snell, 1978) ..................................................................................................................... 7
Hình 3.1. Hệ thống nuôi tảo bằng tấm và ống dẫn. ..................................................... 20
Hình 3.2. Sản phẩm tảo cô đặc dạng lỏng và dạng nhão ............................................. 21
Hình 3.3. Luân trùng được nuôi trong các ống Falcon đặt trên trục quay................... 22
Hình 3.4. Bố trí thí nghiệm 1 ....................................................................................... 24
Hình 3.5. Cấu trúc bể ương nuôi luân trùng ................................................................ 24
Hình 3.6. Bố trí thí nghiệm 2 ....................................................................................... 25
Hình 3.7. Cấu tạo buồng đếm Neubauer...................................................................... 27
Biểu đồ 4.1: Sự biến động mật độ luân trùng trung bình ở 3 NT của thí nghiệm 1 .... 33
Biểu đồ 4.2: Sự biến động mật độ luân trùng trung bình ở 3 NT của thí nghiệm 2 .... 34

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Nguồn thức ăn tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự
thành công bước đầu trong sản xuất giống thủy sản. Đây là nguồn thức ăn tươi sống
giàu dinh dưỡng không thể thiếu cho hầu hết ấu trùng thủy sản, đặc biệt là ở giai đoạn
đầu khi ấu trùng thủy sản vừa mới biết ăn thức ăn ngoài. Luân trùng nước mặn
Brachionus plicatilis là một trong những loại thức ăn tự nhiên có giá trị dinh dưỡng
cao. Nhờ khả năng sinh trưởng nhanh tạo sinh khối lớn, có kích thước nhỏ, bơi lội
chậm chạp và lơ lửng trong nước mà luân trùng phù hợp với tập tính ăn của ấu trùng
thủy sản.
Hiện nay, trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập
đến kỹ thuật nuôi nhằm nâng cao sinh khối và chất lượng luân trùng, phục vụ cho nghề
nuôi thủy sản. Việc gia tăng sinh khối luân trùng đã được thử nghiệm với nhiều loại
thức ăn khác nhau, trong đó tảo tươi được coi là thức ăn tốt nhất cho luân trùng vì
ngoài giá trị dinh dưỡng cao, tảo còn có thể cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm
bớt những sản phẩm từ sự chuyển hóa của luân trùng. Nannochloropsis oculata là một
trong những loài vi tảo biển có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giàu axit béo thiết yếu
nên rất tốt để làm thức ăn cho luân trùng. Tuy nhiên, việc nuôi tảo theo phương pháp
truyền thống trong các trại sản xuất giống hiện nay thường không đảm bảo về mặt số
lượng và chất lượng. Những rủi ro do bị tạp nhiễm và những biến động trong nhân
nuôi vi tảo dẫn đến không đáp ứng đủ và kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Vì vậy, nhiều
trại sản xuất giống đã chuyển sang dùng các sản phẩm thay thế tảo tươi như nấm men,
vi khuẩn, thức ăn viên, tảo khô, tảo cô đặc… Nhưng nhìn chung, khi sử dụng các sản
phẩm này thay thế hoàn toàn tảo tươi thì chất lượng luân trùng không cao, không phù
hợp cho nhu cầu của ấu trùng và hậu ấu trùng, ngoại trừ sản phẩm tảo cô đặc bảo quản
1


lạnh. Sản phẩm tảo cô đặc có hàm lượng carbohydrate thấp hơn so với tảo tươi tương
ứng, trái lại hàm lượng protein cao hơn. Sử dụng tảo cô đặc sau bảo quản 1–2 tuần cho
kết quả tốc độ phát triển của hậu ấu trùng tương đương trường hợp cho ăn bằng tảo
tươi (McCausland et al., 1999). Theo Heasman et al. (2000) khi sử dụng kết hợp sản

phẩm cô đặc của 2 loài Chaetoceros calcitrans và Skeletonema costatum, sau thời gian
bảo quản 7–8 tuần cho tốc độ phát triển của ấu trùng tôm đạt 85–90% so với tảo tươi
tương ứng. Tác giả đã kết luận sản phẩm tảo cô đặc khi thu hoạch, xử lý và bảo quản
thích hợp có khả năng thay thế tảo tươi cho ương nuôi ấu trùng và hậu ấu trùng hai
mảnh vỏ. Vì vậy sử dụng sản phẩm tảo cô đặc thay thế cho tảo tươi là điều hoàn toàn
có thể.
Nhận thức được điều đó, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc sản
xuất giống các đối tượng thủy sản nước mặn và lợ có giá trị kinh tế cao, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “So sánh hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm tảo cô đặc
dạng lỏng, dạng nhão và vi tảo tươi (Nannochloropsis oculata) lên tốc độ sinh
trưởng của luân trùng (Brachionus plicatilis)”.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá hiệu quả sử dụng các dạng và mật độ vi tảo Nannochloropsis oculata
lên tốc độ sinh trưởng của luân trùng Brachionus plicatilis nhằm chọn được dạng vi
tảo thích hợp cho việc nuôi sinh khối.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm phân loại – hình thái
2.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Rotifera
Lớp: Monogononta
Bộ: Ploima
Họ: Brachionidae
Giống: Brachionus
Loài: Brachionus plicatilis (Müller, 1786)
2.1.2. Hình thái cấu tạo

Luân trùng Brachionus plicatilis có nhiều hình dạng khác nhau, thường có dạng
hình trứng dài, hơi dẹp theo hướng lưng bụng, kích thước từ 100-340µm (Dhert,
1996). Bờ bụng trước có 4 gai dạng u lồi giữa có khe hình chữ V.
Luân trùng có cấu tạo gồm 3 phần: đầu, thân và chân. (Hình 2.1).
Phần đầu của luân trùng có vòng tiêm mao có chức năng bơi lội và thu gom
thức ăn, có miệng, nhiều cơ quan cảm giác và phụ bộ. Kiểu phân bố và hình dạng của
vòng tiêm mao thay đổi tùy theo giống loài luân trùng. Miệng thường ở vị trí vùng
bụng, xung quanh bao bởi vòng tiêm mao. Bên trong vòng tiêm mao là hàm nghiền nối
với dạ dày chứa đầy dịch thức ăn.
Phần thân là phần chính của cơ thể, được bao bọc bởi lớp cuticula không thấm
nước, trong suốt có thể nhìn thấy được nội tạng bên trong. Phần thân chứa các cơ quan
như: hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Lớp ngoài của luân trùng
Brachionus plicatilis được cấu tạo bởi 2 lớp sợi nhỏ bằng keratin.
Phần chân là phần tận cùng cơ thể, có cấu tạo hình nhẫn, có hoặc không có sự
phân đốt tùy từng loài, có thể co rút khi bơi lội. Số lượng ngón chân phụ thuộc vào
giống loài luân trùng và thường có từ 0 đến 4 ngón. Một số loài sống trôi nổi chân có
3


thể tiêu giảm hoặc không có, còn những loài sống bám thì tuyến chân tiết chất nhầy
giúp con vật bám vào giá thể (Bùi Thị Phalel, 2010).

Hình 2.1. Luân trùng Brachionus plicatilis
2.1.3. Những đặc điểm khác nhau giữa các dòng luân trùng
Dựa vào các đặc điểm hình thái khác nhau, người ta phân loại ra 2 dòng
Brachionus là dòng nhỏ (dòng S) và dòng lớn (dòng L).

Hình 2.2: Brachionus plicatilis (kiểu S) và Brachionus plicatilis (kiểu L) (Fu và cộng
sự, 1991)
4



Luân trùng dòng S là Brachionus rotundiformis, có chiều dài vỏ giáp từ 100210 μm (trung bình là 160 μm), trên vỏ giáp có gai nhọn; luân trùng dòng L là
Brachionus plicatilis, có chiều dài vỏ giáp từ 130-340 μm (trung bình là 239 μm), trên
vỏ giáp có các gai góc tù. Theo James và Abu-Rezeq (1989), trọng lượng khô của luân
trùng dòng S là 0,22μg và luân trùng dòng L là 0,33μg.
Luân trùng dòng S và L sinh trưởng với tốc độ khác nhau, có khả năng chịu
đựng nhiệt độ khác nhau và có nhiệt độ sinh trưởng tối ưu khác nhau (Fushuko, 1989).
Dòng S sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ từ 28-350C. Dòng L đạt sinh trưởng tối ưu ở
nhiệt độ từ 18-250C.
2.1.4. Đặc điểm phân bố
Luân trùng phân bố khắp nơi trên thế giới, chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Theo Pechenik (2000), trong khoảng 2.000 loài luân trùng được mô tả thì có
tới 95% loài sống trong môi trường nước ngọt bao gồm ao, hồ, trên bề mặt rêu hoặc
một số thủy vực thủy sinh. Một số loài được tìm thấy giữa các kẽ đá, sỏi của các bãi
cát nước ngọt. Khoảng 5% luân trùng sống trong môi trường nước lợ nông. Trong tự
nhiên, phân bố chủ yếu là con cái, con đực rất hiếm gặp và thường xuất hiện với số
lượng lớn vào thời kỳ sinh sản hữu tính.
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Luân trùng Brachionus plicatilis là loài ăn lọc liên tục, có đặc điểm ăn tạp
không chọn lọc, thức ăn có kích thước 20-25 µm mang đến miệng nhờ sự chuyển động
của vòng tiêm mao (Dhert, 1996) thông qua hoạt động bơi lội. Trong tự nhiên, các loại
thức ăn thường được luân trùng sử dụng là tảo, vi khuẩn, nấm men, chất hữu cơ lơ
lửng trong nước.
Tốc độ ăn lọc thức ăn còn phụ thuộc vào mật độ thức ăn, loại thức ăn và bị chi
phối bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn. Ở nhiệt độ cao, tốc độ lọc thức
ăn của luân trùng tăng nhanh, trong khi ở độ mặn cao tốc độ này giảm xuống.
Trong điều kiện sống tối ưu, ở nhiệt độ 22oC, mật độ tảo 2,3x106 tb/ml, luân
trùng có thể tiêu thụ khoảng 200 tế bào/cá thể luân trùng/phút (Lubzens, 1987). Theo
Hirayama và Ogawa (1972) thì tốc độ lọc của Brachionus plicatilis giảm khi mật độ

tảo Chlorella lớn hơn 2x106 tb/ml, mặc dù lượng tiêu thụ không đổi. Tốc độ lọc thức
ăn sẽ gia tăng khi cho luân trùng vào môi trường có tế bào tảo non đang phát triển hơn
5


so với môi trường có các tế bào tảo già. Theo Hino và Hirano (1980) có mối tương
quan thuận giữa kích thước luân trùng và kích thước lớn nhất của các phần tử thức ăn
được lựa chọn.
2.2. Đặc điểm sinh sản và vòng đời của luân trùng
Luân trùng Brachionus plicatilis có tuổi thọ ngắn, trung bình 3,4 ‒ 4,4 ngày ở
điều kiện nhiệt độ 25°C. Chúng có thể đạt đến giai đoạn trưởng thành chỉ 0,5 – 1,5
ngày sau khi nở hay đẻ. Sau đó, con cái có thể đẻ liên tục, mỗi lần cách nhau khoảng 4
giờ. Suốt đời sống, con cái có thể tham gia đẻ 10 lứa (Lavens and Sorgeloos, 1996;
trích bởi Nguyễn Minh Hiền, 2009). Tuy nhiên, khả năng sinh sản của con cái còn tùy
thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ.
Vòng đời của luân trùng có sự luân phiên giữa 2 hình thức sinh sản (hình 2.3).
Sinh sản vô tính: Con cái vô tính sẽ sinh ra trứng lưỡng bội (2n) và sẽ phát triển
thành con cái vô tính. Con cái này sinh sản với tốc độ nhanh, nhịp sinh sản khoảng 4
giờ dưới điều kiện thuận lợi. Tốc độ sinh sản phụ thuộc vào điều kiện nuôi và tuổi của
luân trùng. Đây là hình thức sinh sản nhanh nhất để tăng quần thể luân trùng và là hình
thức quan trọng trong hệ thống nuôi luân trùng.
Sinh sản hữu tính: Trong vòng đời của luân trùng, khi có sự biến động đột ngột
của điều kiện môi trường như nhiệt độ, nồng độ muối… luân trùng sẽ chuyển sang
hình thức sinh sản hữu tính. Trong quá trình này xuất hiện cả con cái vô tính và con
cái hữu tính, chúng đều có hình thái giống nhau, khó phân biệt tuy nhiên con cái hữu
tính sẽ sinh ra trứng đơn bội (1n).
Con non sinh ra từ những trứng đơn bội không thụ tinh sẽ phát triển thành con
đực. Con đực có kích thước bằng 1/3 kích thước con cái. Chúng không có ống tiêu hoá
và bàng quang nhưng có tinh hoàn đơn với nhiều tinh trùng thành thục.
Trứng đơn bội được thụ tinh gọi là trứng nghỉ. Trứng nghỉ có vách tế bào dày

giúp nó chịu đựng qua điều kiện khắt nghiệt và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nở thành
con cái vô tính (Walker, 1981; Dhert, 1997;).

6


Con cái vô phối đơn tính
Gián phân
Trứng vô phối đơn tính
VÔ TÍNH

Chất kích thích thụ tinh

Chất kích thích nở
Trứng nghỉ
Thụ tinh

HỮU TÍNH
Giảm phân
Con cái vô phối lưỡng tính

Tinh trùng (n)
Con đực

Trứng vô phối lưỡng tính
Không thụ tinh

Hình 2.3. Sinh sản đơn tính và hữu tính của luân trùng Brachionus plicatilis (Hoff và
Snell, 1987)
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng đời và hoạt động sống của luân trùng

2.3.1. Các yếu tố vô sinh
2.3.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và khả năng tiêu thụ thức ăn của
luân trùng. Ở nhiệt độ cao sẽ tăng khả năng tiêu thụ thức ăn đồng thời tăng chi phí
thức ăn, khi đó luân trùng sẽ tiêu thụ rất nhanh nguồn carbohydrate và chất béo dự trữ
(Dhert, 1996).
Nhiệt độ thích hợp cho luân trùng phụ thuộc vào kiểu hình thái của chúng. Luân
trùng dòng lớn (dòng L) sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ 18-25°C trong khi luân trùng dòng

7


nhỏ (dòng S) thích hợp với nhiệt độ là 28-35°C, nhưng nhìn chung dao động nhiệt độ
thích hợp cho luân trùng là 20-30°C (Fulks và Main, 1991).
Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến khả năng bơi lội của luân trùng. Sự thay
đổi đột ngột nhiệt độ môi trường có thể làm giảm khả năng bơi lội của chúng, ảnh
hưởng đến thành phần sinh hoá và khả năng tiêu thụ thức ăn của luân trùng.
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động sinh sản của luân trùng Brachionus
plicatilis (theo Ruttner và Kolisko, 1972)
Nhiệt độ (0C)

150C

200C

250C

Thời gian để phát triển phôi ( ngày)

1,3


1,0

0,6

Thời gian để con cái non đẻ lần đầu (ngày)

3,0

1,9

1,3

Khoảng thời gian giữa 2 lần đẻ (giờ)

7,0

5,3

4,0

Tuổi thọ (ngày)

15

10

7

Số trứng do con cái đẻ trong suốt vòng đời


23

23

20

2.3.1.2. Độ mặn
Lubzens (1987) cho rằng luân trùng Brachionus plicatilis là loài rộng muối, có
khả năng chịu được khoảng độ mặn từ 1 – 97‰, nhưng sự sinh sản chỉ xảy ra tối ưu ở
độ mặn dưới 35‰. Tuy nhiên, sự thay đổi độ mặn đột ngột có thể ức chế hoạt động
bơi lội cũng như làm giảm tốc độ lọc thức ăn của luân trùng, ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng, chất lượng thậm chí có thể gây chết luân trùng.
Khi nuôi cần chú ý đến độ mặn nước ương ấu trùng cá để nuôi luân trùng với
mật độ thích hợp.
2.3.1.3. pH
pH là một yếu tố quan trọng điều khiển sự xuất hiện của các loài trong nước do
ảnh hưởng của pH đến quá trình sống của các loài luân trùng khác nhau dẫn đến sự
cạnh tranh giữa hai hoặc nhiều loài luân trùng khi pH biến động (Klug et al., 2000;
trích bởi Trần Sương Ngọc, 2012).
pH cũng ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất như hoạt động bơi lội hay
tốc độ hô hấp của luân trùng. Tuy nhiên đối với luân trùng Brachionus plicatilis các
hoạt động này không bị ảnh hưởng khi pH dao động trong khoảng 6,5 đến 8,5 (Epp và
8


Winston, 1978). Khi pH suy giảm dưới 5,6 hoặc trên 8,7 thì hoạt động bơi lội của luân
trùng suy giảm và trong môi trường kiềm giảm nhanh hơn trong môi trường axit
(Snell, 1987).
2.3.1.4. Hàm lượng oxy hòa tan

Luân trùng có thể tồn tại trong môi trường có hàm lượng oxy hòa tan dưới 2
ppm. Hàm lượng oxy hòa tan trong bể nuôi luân trùng sẽ thay đổi rất lớn tùy theo nhiệt
độ, mật độ luân trùng, loại và lượng thức ăn. Vì vậy, trong bể nuôi luân trùng nên sục
khí liên tục để đảm bảo lượng oxy đầy đủ cho luân trùng phát triển.
2.3.1.5. Ánh sáng
Khi so sánh hệ thống nuôi ngoài trời với ánh sáng mặt trời đầy đủ và nuôi trong
điều kiện tối, Fukusho (1989) nhận thấy luân trùng Brachionus plicatilis phát triển tốt
trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.
2.3.1.6. NH3
NH3 là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của quần thể trong hệ
thống nuôi luân trùng. Tỉ lệ NH3/NH4+ chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ và pH. Nồng độ
NH3 cao sẽ gây độc cho luân trùng. Trong điều kiện nuôi, hàm lượng NH3 không nên
vượt quá 1 ppm được cho là an toàn đối với luân trùng (Hoff và Snell, 2004).
2.3.2. Các yếu tố hữu sinh
Hai nhóm sinh vật mà nhiều tác giả cho rằng chúng thường sống chung và có
mối quan hệ cơ hữu với luân trùng là vi khuẩn và nguyên sinh động vật.
Vi khuẩn
Pseudomonas và Acinetobacter là hai nhóm vi khuẩn cơ hội phổ biến có thể là
nguồn thức ăn bổ sung quan trọng cho luân trùng. Một số loài thuộc Pseudomonas
tổng hợp vitamin B12 rất cần thiết cho sự sinh sản của luân trùng (Yu và cộng sự,
1988). Hầu hết các vi khuẩn trong bể nuôi luân trùng không gây hại cho luân trùng
nhưng chúng có thể tham gia vào chuỗi thức ăn và tạo ảnh hưởng có lợi cho các sinh
vật cạnh tranh thức ăn với luân trùng (như trùng tiêm mao). (Gast, 1985; trích bởi
Nguyễn Minh Hiền, 2009). Bên cạnh đó cũng có một số chủng vi khuẩn gây ảnh
hưởng bất lợi đến luân trùng. Ví dụ như: Vibrio aglinolyticus, Flavobacteria có thể
kìm hãm sự sinh trưởng hay thậm chí gây chết luân trùng (Yu, 1990; Chang, 1993).
9


Nguyên sinh động vật

Hai loài phổ biến đó là Uronema sp. và Euplotes sp, thường tồn tại trong môi
trường sống của luân trùng và chúng cạnh tranh thức ăn với luân trùng. Chúng còn thải
ra các chất thải do trao đổi chất làm tăng hàm lượng NO2 và giảm pH gây hại cho luân
trùng. Tuy nhiên, hai loài trùng tiêm mao này lại có tác dụng làm sạch vi khuẩn và
mùn bã trong bể nuôi. Để làm giảm sự nhiễm các loài protozoa trong môi trường nuôi
luân trùng, ta có thể bổ sung một hàm lượng nhỏ formalin (20 mg/L) vào bể nuôi tảo
khoảng 24h trước khi cho luân trùng ăn (Dhert, 1996).
Ngoài ra, trong quá trình nuôi sự xuất hiện của moina sẽ làm giảm đi quần thể
luân trùng. Vì vậy, nên thường xuyên dùng vợt moina lọc lại luân trùng để hạn chế sự
xuất hiện của chúng.
2.4. Thức ăn
Luân trùng là động vật ăn lọc không chọn lọc, thức ăn chủ yếu là các loại vi tảo
như: Chlorella, Dunaliella, Nannochloropsis… Ngoài ra, chúng còn có khả năng ăn
nhiều loại thức ăn khác như: men, bột đậu nành, thức ăn nhân tạo. Giá trị thức ăn
quyết định đến giá trị dinh dưỡng của luân trùng.
Thành phần các acid béo thiết yếu của luân trùng phụ thuộc rất nhiều vào loại
thức ăn. Brachionus plicatilis được gây nuôi bằng nấm men có tỉ lệ HUFA rất thấp.
Việc nuôi kết hợp nấm men và tảo làm thức ăn cho luân trùng cho tỉ lệ HUFA tăng 2 3 lần so với khi chỉ nuôi luân trùng bằng dung dịch tảo.
Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại
thức ăn lên tỉ lệ sống và sinh khối của luân trùng. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Phúc
(2008) đã khẳng định rằng nuôi luân trùng Brachionus plicatilis bằng tảo Chlorella thì
luân trùng phát triển rất tốt với mật độ cao. Tuy nhiên, chất lượng của luân trùng phụ
thuộc rất lớn vào chất lượng thức ăn mà chúng sử dụng.
2.5. Giống loài luân trùng
Kết quả nghiên cứu của Qin-Ma et al. (2010) về sự khác nhau các chỉ tiêu vòng
đời của 8 dòng luân trùng Brachionus calyciflours ở các vùng địa lý khác nhau thuộc
Trung Quốc cho thấy tuổi thọ, thời gian để mật độ tăng lên gấp đôi, số lượng con cái
sinh ra, trưởng thành và tham gia sinh sản, tốc độ gia tăng quần thể đều bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi nhiệt độ, dòng địa lý của luân trùng và mối tương tác của hai yếu tố này.
10



Ngoài ra, các chỉ tiêu này còn bị ảnh hưởng gián tiếp bởi kích thước cơ thể và trứng
của luân trùng.
2.6. Vai trò của luân trùng trong sản xuất giống các đối tượng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt ở giai đoạn phát triển từ ấu trùng/cá bột lên
cá giống, thức ăn tự nhiên là thành phần không thể thiếu được của rất nhiều loài cá,
giáp xác và thân mềm nước ngọt và lợ, mặn. Ở giai đoạn này, ấu trùng/cá bột rất nhỏ
(kích thước miệng nhỏ), chưa phát triển hoàn chỉnh các cơ quan cảm giác (như mắt,
xúc giác, cơ quan đường bên) và hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh là những yếu tố hạn chế
việc chọn lựa và sử dụng thức ăn thích hợp trong suốt thời kỳ bắt đầu ăn thức ăn
ngoài.
Kích cỡ miệng của cá bột lúc bắt đầu ăn thức ăn ngoài giới hạn kích thước hạt
thức ăn vừa với miệng (có thể ăn vào được). Nhìn chung, kích cỡ miệng có liên quan
với kích thước cơ thể và phụ thuộc vào đường kính trứng, thời gian dinh dưỡng bằng
noãn hoàng.
Luân trùng Brachionus là một trong những thức ăn quan trọng của nhiều loài cá
nước ngọt, mặn, lợ như: bống tượng, thát lát, chim vây vàng, cá chẽm, …
Luân trùng Brachionus plicatilis đã được nuôi và sử dụng làm thức ăn cho hơn
60 loài cá biển và 18 loài giáp xác (Nagata, 1989). Nhờ có kích thước nhỏ, bơi lội
chậm chạp, sống lơ lửng trong nước làm cho luân trùng trở thành con mồi thích hợp
cho ấu trùng các loài cá và giáp xác biển có kích thước miệng nhỏ (Snell và Carrillo,
1984; trích bởi Trần Công Bình và ctv., 2006).
Hơn nữa, do đặc điểm ăn lọc không chọn lọc nên luân trùng có thể được giàu
hoá bằng các chất dinh dưỡng cần thiết hay kháng sinh để đưa vào cơ thể ấu trùng nuôi
(Lubzens và cộng sự, 1989). Vì vậy, luân trùng đã trở thành nguồn thức ăn tươi sống
không thể thiếu trong sản xuất giống của nhiều loài giáp xác và nhất là các loài cá
biển.
Zheng và ctv. (1994; trích bởi Lê Đức Ngoan, 2008) nghiên cứu sử dụng luân
trùng cho tôm he đã khẳng định Brachionus plicatilis là một trong những loại thức ăn

thích hợp nhất cho ấu trùng tôm he ở giai đoạn Mysis 3. Đây còn là nguồn thức ăn tốt
cho ương ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon).
11


Theo Cruz và ctv. (1989; trích bởi Lê Đức Ngoan, 2008), cá bột rô phi cho ăn
kết hợp thức ăn chế biến với luân trùng đạt được trọng lượng cuối, tốc độ tăng trưởng
hàng ngày và năng suất cao hơn so với cá bột chỉ cho ăn một loại thức ăn, hoặc luân
trùng hoặc thức ăn chế biến.
Ngoài các loài cá nước mặn và lợ, luân trùng còn là nguồn thức ăn ban đầu rất
cần thiết của ấu trùng cua biển Scylla paramamosain. Luân trùng Brachionus plicatilis
là nguồn thức ăn thích hợp cho giai đoạn Zoea 1 và Zoea 2 của cua biển.
Luân trùng là một mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của thủy vực. Mặt
khác, luân trùng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng và được xem như là túi chứa các
loại vitamin, các acid béo cần thiết cho cơ thể các loài cá. Chính vì thế mà các tác giả
trong và ngoài nước không ngừng nghiên cứu để tìm ra phương pháp nuôi nhằm thu
sinh khối lớn, phục vụ cho sản xuất các loài thủy hải sản.
2.7. Tình hình nghiên cứu luân trùng làm nguồn thức ăn cho thủy sản trên thế
giới và ở Việt Nam
2.7.1. Trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn thức ăn
tự nhiên phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, nhất là trong lĩnh vực nuôi sinh khối phiêu
sinh động làm thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản.
Năm 1995, Brachionus plicatilis lần đầu tiên được Katashi nghiên cứu và phát
hiện như một loại thức ăn lý tưởng cho ấu trùng cá biển Ayu (Plecoglossus altivelia).
Năm 1964, tại Yashima (Nhật Bản) đã bắt đầu nuôi sinh khối Brachionus plicatilis.
Đến năm 1965, chúng được dùng rộng rãi cho loài cá Pagrus major và là thức ăn có
giá trị cao. Hiện nay, nuôi sản xuất Brachionus plicatilis dòng S và L là mục tiêu của
nghề nuôi cá Pagrus major, Japanese flounder, Japanese sweet fish, ... Với qui mô sản
xuất lớn, sản lượng luân trùng ở trung tâm nuôi cá có thể đạt từ 4 - 8 triệu con/ngày.

Năng suất trung bình 30 con/ml/ngày.
Vào năm 1997, Su và ctv. công bố công trình nghiên cứu về kỹ thuật gây nuôi
thức ăn tươi sống phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
Theilacker và McMaster đã lần đầu tiên công bố kết quả nghiên cứu
về Brachionus plicatilis là một loại thức ăn tuyệt vời cho ấu trùng cá biển vào năm
1971 (Wendy và Kenvan, 1991). Tuy nhiên, nuôi luân trùng đến nay vẫn ở qui mô thí
12


nghiệm, chủ yếu phục vụ cho ương nuôi các loài cá đối, cá măng, cá chẽm trắng, cá
mú. Sản lượng nuôi mỗi ngày thường đạt 100 - 500 triệu con, năng suất trung bình 25 75 con/ml/ngày.
Tại Trung Quốc, hầu hết các nghiên cứu về luân trùng Brachionus plicatilis làm
thức ăn cho ấu trùng cá biển được tiến hành từ năm 1980. Đến nay, nuôi luân trùng với
qui mô lớn là mục tiêu của nghề nuôi cá chẽm. Năng suất bình quân là 10 con/ml/ngày
(Chen, 1991).
Sản xuất luân trùng ở Thái Lan cũng được Kong Keo báo cáo năm 1991, với
sản lượng 166 triệu cá thể/ngày và năng suất là 30 cá thể/ml/ngày. Luân trùng được
dùng làm thức ăn cho đối tượng nuôi thủy sản chính như: cá chẽm, cá mú, tôm càng
xanh.
Dhert (1993) đã nghiên cứu nhiều loại thức ăn khác nhau làm tăng hàm lượng
DHA (Docosahexaenoic Acid) trong luân trùng, vì DHA là loại acid béo cung cấp
năng lượng rất hiệu quả cho cá biển ở giai đoạn còn nhỏ. Theo Yaruda và Taga (1986)
cho rằng vi khuẩn cũng là loài thức ăn tốt làm tăng sinh quần thể luân trùng vì vai trò
lớn nhất của vi khuẩn là sản xuất vitamin B12, loại vitamin rất cần thiết cho sinh trưởng
của luân trùng.
2.7.2. Tại Việt Nam
Ở nước ta cũng đã có nhiều nghiên cứu gây nuôi luân trùng làm thức ăn cho
một số loài tôm cá. Trần Thanh Xuân (1993) đã thí nghiệm gây nuôi luân trùng làm
thức ăn cho ấu trùng tôm càng xanh; Viện nghiên cứu Hải Sản (1977 - 1985) đã thử
nghiệm nuôi sinh khối luân trùng làm thức ăn cho tôm he bằng phương pháp hệ thống

tuần hoàn cải tiến (Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh Phương, 2005).
Trần Sương Ngọc và Nguyễn Hữu Lộc (2006) đã nghiên cứu nuôi kết hợp luân
trùng - tảo - cá rô phi. Kết quả cho thấy khi cho ăn với liều lượng 100.000 tb tảo/luân
trùng/ngày thì mẻ nuôi đạt mật độ cao nhất (2.309 cá thể/mL) sau 5 ngày nuôi. Định
mức duy trì 700 luân trùng/mL cho phép thu hoạch 45,36 triệu luân trùng/100 L/ngày
và kéo dài trong 6 ngày.
Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Tấn Huy và Nguyễn Thanh Phương (2008) đã tiến
hành thí nghiệm nuôi luân trùng siêu nhỏ (Brachionus rotundiformis) bằng tảo
13


Chlorella và men bánh mì. Các tác giả đã kết luận rằng không có sự khác biệt về mật
độ luân trùng thu được khi nuôi bằng hai loại thức ăn trên.
Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh Phương (2005) đã làm đề tài nghiên
cứu tác động của chất kích thích sinh sản lên sự tăng sinh khối luân trùng (Brachionus
plicatilis). Kết quả cho thấy cả hai loại chất kích thích sinh sản (HCG và LH - RHa)
đều có tác dụng kích thích luân trùng sinh sản, làm gia tăng sinh khối luân trùng.
Nguyễn Minh Hiền (2009) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của lượng sữa đậu
nành lên mật độ luân trùng cho kết quả cũng tốt.
Theo Trần Thanh Xuân (1993; trích bởi Võ Thị Thanh Tâm, 1996) cho rằng có
hai phương pháp nuôi: Phương pháp nuôi từng đợt và phương pháp nuôi liên tục.
2.8. Giá trị dinh dưỡng của tảo đơn bào sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Tảo đơn bào không những là thức ăn tươi sống đặc biệt quan trọng cho tất cả
các giai đoạn phát triển của nhiều động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) như:
hầu, vẹm, điệp, nghêu, sò,… mà chúng còn là thức ăn bổ dưỡng cho ấu trùng hầu hết
các loài tôm, cá , ốc và các động vật phù du. Hàng trăm loài tảo đơn bào đã được thử
nghiệm làm thức ăn cho động vật thủy sản, nhưng cho tới nay chỉ khoảng hai mươi
loài tảo đơn bào được sử dụng rộng rãi (Brown, 2002). Tính ưu việt của tảo đơn bào là
không gây ô nhiễm môi trường, cung cấp đầy đủ các vitamin, chất khoáng, vi lượng,
đặc biệt là các axit béo không no. Tảo đơn bào có tốc độ tăng trưởng nhanh, có khả

năng thích ứng khá tốt với những thay đổi của môi trường như nhiệt độ, ánh sáng.
Các hàm lượng lipid, protein, hydratcarbon có trong tảo còn liên quan trực tiếp
tới giá trị dinh dưỡng của tảo. Sử dụng tảo có hàm lượng protein cao giúp cho ấu trùng
vẹm giống phát triển tốt. Mặt khác, tảo có hàm lượng hydratcarbon cao giúp cho sự
phát triển tốt nhất của ấu trùng hầu giống và ấu trùng điệp.
Đến nay, tất cả các nghiên cứu đều xác định rằng mỗi loài tảo khác nhau thì
chúng có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Mỗi loài tảo có thể thiếu ít nhất là một thành
phần dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, việc sử dụng hỗn hợp nhiều loài tảo khác nhau làm
thức ăn cho đối tượng thủy sản sẽ cung cấp chất dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, việc
kết hợp các loài tảo phải hợp lý cả về tỷ lệ và thành phần thích ứng với nhu cầu dinh
dưỡng của từng đối tượng nuôi cụ thể thì mới đem lại hiệu quả cao.
14


2.9. Sự cần thiết của việc sử dụng sản phẩm tảo cô đặc ở dạng lỏng/nhão
Vi tảo có giá trị dinh dưỡng cao và trở thành nguồn dinh dưỡng cần thiết cho rất
nhiều đối tượng nuôi thủy sản, đặc biệt là ấu trùng nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Enright và
cộng sự, 1986; Brown và cộng sự , 1997). Tuy nhiên, giá thành sản phẩm rất cao do
lắp đặt cơ sở hạ tầng, nhân công và chi phí của trại giống, đặc biệt là trại sản xuất
giống (SXG) trên các đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Hơn thế nữa, nuôi tảo theo
phương pháp cổ truyền trong trại SXG đôi khi không đảm bảo về mặt số lượng và chất
lượng. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm kiếm và thử nghiệm các sản
phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế đòi hỏi phải có giá thành rẻ hơn tảo tươi, có
kích cỡ phù hợp, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và chất lượng dinh dưỡng không bị
thay đổi ít nhất là trong suốt một chu kỳ sản xuất giống.
Có nhiều sản phẩm thay thế đã được thứ nghiệm như nấm men, vi khuẩn, thức
ăn viên, tảo khô, tảo cô đặc,… cho nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu
dinh dưỡng và giai đoạn phát triển của các đối tượng nuôi. Nhìn chung, khi sử dụng
các sản phẩm này thay thế hoàn toàn tảo tươi thì không phù hợp cho nhu cầu của ấu
trùng và hậu ấu trùng, ngoại trừ sản phẩm tảo cô đặc bảo quản lạnh. Giá trị dinh dưỡng

của sản phẩm tảo cô đặc ở dạng lỏng hoặc nhão của các loài tảo khác nhau đã được
đánh giá thông qua ấu trùng và hậu ấu trùng hàu trong các nghiên cứu của nhiều tác
giả (Nell and O’Connor, 1991; Donaldson, 1991; Robert và cộng sự, 1996; Knuckey
và Brown, 1998; McCausland và cộng sự , 1999; Heasman và cộng sự, 2000; Robert
và cộng sự, 2001; trích bởi Đặng Tố Vân Cầm, 2011) với kết quả đầy hứa hẹn.
Các loại thức ăn thay thế như vi khuẩn, nấm men, thức ăn tổng hợp và tảo khô
thường được sử dụng cho ấu trùng hai mảnh vỏ và ấu trùng tôm. Tuy nhiên, kết quả
cho thấy những sản phẩm này đều làm cho ấu trùng có tốc độ phát triển chậm hơn và
tỷ lệ sống thấp hơn so với tảo tươi (Robert và Trintignac, 1997; D’Souza, 1998). Vì
vậy, cần phải có sản phẩm thay thế là tảo ở dạng cô đặc, có phương pháp bảo quản
thích hợp để duy trì chất lượng dinh dưỡng và tế bào sống.
Có nhiều cách bảo quản tảo như sấy (dried), đông lạnh (frozen), tạo dạng
lỏng/nhão (pastes/slurries). Các sản phẩm như tảo Mercenaria mercenaria khô được
sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng sò huyết, tảo Skeletonema và Tetraselmis đông lạnh
làm thức ăn cho tôm họ Penaeid.
15


Tuy nhiên, Brown (1972) thấy rằng các sản phẩm này không thay thế được
khuê tảo tươi khi so sánh trên đối tượng Penaeus aztecus. Sản phẩm tảo khô giảm giá
trị dinh dưỡng đối với ấu trùng tôm và hai mảnh vỏ. Nhìn chung các sản phẩm này
không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và khi sử dụng làm ảnh hưởng xấu đến chất
lượng môi trường nước nuôi.
Đối với tảo Chaetoceros calcitrans dạng nhão, bảo quản ở 4ºC chỉ giảm 29%
acid ascorbic trong khi đó dạng khô mất đến 94%. Sản phẩm tảo ở dạng lỏng/nhão cho
chất lượng dinh dưỡng tốt hơn, do duy trì được các thành phần tế bào. Tetraselmis có
thể bảo quản ở dạng nhão trong thời gian dài (Montaini và cộng sự, 1995). Tuy nhiên,
việc đảm bảo chất lượng dinh dưỡng sau thời gian bảo quản dài không phải dễ cho tất
cả các loài. Việc phát triển các kỹ thuật để gia tăng thời hạn bảo quản là vô cùng cần
thiết. Hơn nữa sử dụng tảo ở dạng sản phẩm tránh được trường hợp đưa trực tiếp hóa

chất (hàm lượng môi trường dinh dưỡng còn sót lại trong dịch tảo tươi) và vi khuẩn
vào bể nuôi, ảnh hưởng xấu đến ấu trùng nhuyễn thể và tôm (Griffith và cộng sự,
1973).
Chất lượng sản phẩm tảo cô đặc phải đạt yêu cầu không độc, dễ dàng phân tách
trở lại thành từng tế bào và số lượng tế bào bị hỏng <10%. Điều khó khăn là phải có
phương pháp bảo quản, sản phẩm phải đảm bảo không thay đổi chất lượng dinh dưỡng
so với tảo tươi trong thời hạn ít nhất là 1 tháng.
2.10. Phương pháp thu hoạch, xử lý và bảo quản vi tảo để tạo sản phẩm cô đặc
bằng phương pháp ly tâm
Ly tâm là cách được sử dụng thông thường trong thu hoạch tảo để tạo sản phẩm
cô đặc. Ly tâm khối lượng lớn tảo nuôi thường được thực hiện bằng máy tách váng,
tốc độ dòng chảy được điều chỉnh theo loài tảo và tốc độ ly tâm của máy tách. Các tế
bào sẽ đọng lại ở đầu máy ly tâm ở dạng bột nhão đặc, sau đó bột nhão này được treo
lơ lửng trở lại trong một dung tích nước hạn chế. Chất huyền phù được tạo thành có
thể bảo quản trong tủ lạnh trong 1–2 tuần hoặc được đông lạnh. Tuy nhiên, tình trạng
tế bào bị phá vỡ và tuổi thọ hạn chế là những nhược điểm chủ yếu của sinh khối tảo
bảo quản trong thời gian dài. Tảo Tetraselmis suecica được thu gom và lưu trữ tránh
sáng ở 4ºC có thể duy trì khả năng sống, trong khi đó chúng sẽ chết hoàn toàn sau khi
đông lạnh.
16


×