Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHAÛO SAÙT NGUOÀN LÔÏI TOÂM ÑAÁT TAÏI XAÕ VINH KIM, HUYEÄN CAÀU NGANG TÆNH TRAØ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.87 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT NGUỒN LI TÔM ĐẤT
TẠI XÃ VINH KIM, HUYỆN CẦU NGANG
TỈNH TRÀ VINH

NGÀNH: THỦY SẢN
KHOÁ : TC 18
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÂM THANH THẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 2005 -


KHẢO SÁT NGUỒN LI TÔM ĐẤT
TẠI XÃ VINH KIM, HUYỆN CẦU NGANG
TỈNH TRÀ VINH

Thực hiện bởi

Lâm Thanh Thảo

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư thủy sản

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Văn Nhỏ


Thành Phố Hồ Chí Minh
- 2005 -


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm.
Quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình truyền kiến thức cho chúng tôi trong
những năm vừa qua.
Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Văn Nhỏ.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ và các hộ dân xã Vinh
Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập số
liệu về nghề nuôi tôm.

ii


TÓM TẮT

Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp điều tra và thu thập số liệu từ các
nông hộ (100) nhằm tìm hiểu sự phát triển của mô hình nuôi tôm đất quảng canh tại xã
Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Toàn xã Vinh Kim có 1.200 ha diện tích nuôi tôm đất theo phương pháp
quảng canh, năng suất trung bình đạt 591 kg/ha/năm, và đạt sản lượng cao nhất huyện
Cầu Ngang là 710 tấn (2004).
Mô hình nuôi tôm này trên cơ sở lấy giống tự nhiên, không cho ăn nên mức
đầu tư rất thấp (325.000 đ/ha/năm).
Mùa vụ chính từ tháng 9 – tháng 12, mỗi ngày thu hoạch được 4 kg/ha/ngày;
sản lượng tôm thu hoạch 2 đợt/tháng: 126 kg/ha/tháng.
Mùa vụ phụ từ tháng 1 – tháng 3, mỗi ngày thu được 2 kg/ha/ngày; sản lượng

tôm thu hoạch 2 đợt/tháng: 60 kg/ha/tháng.

iii


ABSTRACT

The subject was studied by collecting and investigating famer’s data. (100)
households in other to make a study of development of the extensive farming in Vinh
Kim village, Cau Ngang district, Tra Vinh province.
All suface’s Vinh Kim village have 1.200 hectare, to raise Metapenaeus ensis
on method extensive farming, mean shimp’s productivity achieve output: 591
kg/hectare/year, and achieve output the most in Cau Ngang district is: 710 tons (2004)
.
This extensive farming on base to take natural kind, no feed so invest very
little (325.000 VNÑ/hectare/year).
In main farming season from September to December, havest is 4
kg/hectare/day every day; achieve output Metapenaeus ensis is 2 times/month: 126
kg/hectare/month.
In auxiliary farming season from January to March, havest is 2
kg/hectare/day every day; achieve output Metapenaeus ensis is 2 times/month: 60
kg/hectare/month.

iv


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG


TÊN ĐỀ TÀI
CẢM TẠ
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ, CÁC BẢNG

i
ii
iii
iv
v
viii

I. GIỚI THIỆU
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1 Hiện Trạng Nuôi Tôm Quảng Canh Tại Huyện Cầu Ngang,
Trà Vinh .

4

2.2 Kết Quả Sản Xuất Nông, Ngư, Nghiệp Năm 2004 Tại
Huyện Cầu Ngang .
2.2.1 Về sản xuất cây lúa
2.2.2 Về sản xuất cây màu
2.2.3 Về nuôi thủy sản


4

2.3 Hiện Trạng Chung Của Xã Vinh Kim, Huyện Cầu Ngang
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.3.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

7
7
9

2.4 Sơ Lược Về Tôm Đất

10

2.5 Một Số Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Sản Của Tôm Đất
2.5.1 Đặc điểm hình thái, phân loại
2.5.2 Phân bố
2.5.3 Các giai đoạn thành thục của buồng trứng
2.5.4 Mùa vụ sinh sản
2.5.5 Khả năng sinh sản
2.5.6 Sự phát triển của trứng và ấu trùng
2.5.7 Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường
2.5.8 Ảnh hưởng của độ mặn

10
10
13
13
13

14
14
16
17

v

5
5
6


2.6 Mối Tương Quan Giữa Chiều Dài và Trọng Lượng

17

2.7 Tình Hình Tiêu Thụ và Chế Biến Tôm Đất
2.7.1 Phương thức chế biến tôm khô
2.7.2 Phương thức chế biến mắm chua

18
18
20

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

23

3.1 Đòa Điểm Nghiên Cứu, Thời Gian Thực Hiện


23

3.2 Phương Pháp Điều Tra và Thu Thập Số Liệu
3.2.1 Phương pháp điều tra
3.2.2 Thu thập số liệu

23
23
23

3.3 Nội Dung Nghiên Cứu

23

3.4 Phương pháp phân tích và đánh giá

23

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

4.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Đất
4.1.1 Phân loại
4.1.2 Phân bố

24
24
24


4.2 Khảo Sát Tình Hình Nuôi Thuỷ Sản Tại Xã Vinh Kim
4.2.1 Tình hình chung
4.2.2 Các thông tin về chủ hộ
4.2.3 Diện tích nông hộ
4.2.4 Phương pháp đào ao, mương
4.2.5 Độ sâu của ao, mương
4.2.6 Độ ngập nước

25
25
25
26
27
27
27

4.3 Khía Cạnh Kỹ Thuật Đối Với Mô Hình Nuôi Tôm Đất Quảng Canh
4.3.1 Mô hình nuôi
4.3.2 Cải tạo ruộng nuôi
4.3.3 Độ mặn
4.3.4 Con giống
4.3.5 Phương thức chăm sóc và quản lý
4.3.6 Thu hoạch
4.3.7 Sản lượng thu hoạch

28
28
30
31
32

32
32
36

vi


4.4 Khía Cạnh Kinh Tế

39

4.5 Tiềm Năng Nuôi

40

V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

41

5.1 Kết Luận

41

5.2 Đề Nghò

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

43


vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1:

Hình 2:
Hình 3:
Hình 4:
Hình 5:
Hình 6:
Hình 7:
Hình 8:
Hình 9:
Hình 10:
Hình 11:
Hình 12:
Hình 13:
Hình 14:
Hình 15:
Hình 16:
Hình 17:

TRANG

Tôm đất
Cơ quan sinh dục đực tôm đất
Cơ quan sinh dục cái tôm đất

Sân phơi tôm làm bằng xi măng
Phơi tôm trên bao bạt
Máy đập tôm khô
Lò sấy tôm khô
Sản phẩm mắm chua
Nuôi tôm đất kết hợp với nuôi tôm sú
Nuôi tôm đất kết hợp với nuôi tôm sú
Nuôi tôm đất kết hợp với trồng lúa
Nuôi tôm đất kết hợp với trồng lúa
Vét bùn dưới mương bằng tay
Cống cấp nước trong ao
Xà ngôn
Đặt xà ngôn
Giở xà ngôn (thu hoạch)

Hình 18: Lú ba cánh
Hình 19: Lú được treo lên khi thu hoạch xong
Hình 20: Cống ngăn mặn Vinh Kim bò đóng

Bản đồ 2.1: Bản đồ tỉnh Trà Vinh
Bản đồ 2.2: Bản đồ huyện Cầu Ngang

11
12
12
19
19
20
20
21

28
29
29
30
30
31
34
34
35

35
36
42

2
3

Bảng 2.1: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự đẻ trứng, tỷ lệ nở của tôm đất
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian biến thái và tỷ lệ
sống của ấu trùng
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của
tôm đất
Bảng 2.4: Phân loại tôm khô
Bảng 4.1: Cơ cấu độ tuổi của chủ hộ nuôi tôm
Bảng 4.2: Diện tích ruộng lúa, nuôi tôm quảng canh
Bảng 4.3: Phương pháp đào ao của các nông hộ
Bảng 4.4: Độ sâu của ao, mương
viii

16

17
17
19
25
26
27
27


Bảng 4.5: Độ mặn của hai ấp Mai Hương và Cà Tum
Bảng 4.6: Sản lượng tôm thu hoạch tại Vinh Kim
Bảng 4.7: Tỷ lệ và sản lượng các loài tôm
Bảng 4.8: Giá bán của tôm đất
Bảng 4.9: Chi phí đầu tư trên 1 ha/năm

ix

31
37
38
39
39


I. GIỚI THIỆU

1.1

Đặt Vấn Đề


Tỉnh Trà Vinh có đòa hình nằm giữa hạ lưu sông Tiền và sông Hậu, là hai
nhánh sông lớn của sông Mêkông, thông ra biển Đông bằng ba cửa sông chính (Cổ
Chiên, Cung Hầu, Đònh An). Toàn bộ diện tích của tỉnh Trà Vinh được hình thành bởi
sự bồi lắng phù sa do hệ thống sông Tiền và sông Hậu bồi đắp, do đó Trà Vinh là một
vùng đất giàu tiềm năng thuận lợi cho việc phát triển nông, ngư nghiệp.
Vùng đất nơi đây thường bò nhiễm mặn và phèn là nơi cư ngụ của rất nhiều loài
tôm cá. Trong đó có loài tôm đất Metapenaeus ensis với sản lượng rất cao góp phần
không nhỏ vào nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu.
Tôm đất hiện nay đóng vai trò rất lớn trong công nghệ nuôi đa loài, nuôi xen
canh là những phương thức nuôi có tác dụng rất lớn trong cân bằng sinh thái. Tôm đất
có thể nuôi quanh năm trong nhiều loại thủy vực nước lợ như đầm phá, ao hồ, ruộng
lúa.
Tôm đất thường hoạt động về đêm và là loài ăn tạp, cường độ bắt mồi lớn. Tôm
đất có khả năng thích nghi với độ mặn rộng, là đối tượng có sản lượng tương đối lớn
trong các đầm nước lợ, ao hồà, ruộng lúa. Tôm đất là đối tượng kinh tế quan trọng, giá
trò xuất khẩu tương đối cao.
Trên tinh thần đó, được sự phân công của khoa Thủy Sản – Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát
nguồn lợi tôm đất tại xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh.”
1.2

Mục tiêu đề tài
Đánh giá nguồn lợi tôm đất đến đời sống người dân trong vùng.

1


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1


Hiện Trạng Nuôi Tôm Quảng Canh Tại Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh

Huyện Cầu Ngang có diện tích đất tự nhiên là 32.500 ha, trong đó có 26.300 ha
đất nông nghiệp, có 18.500 ha đất trồng lúa và 5.000 ha đất giồng cát, kế hoạch
chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông, ngư, nghiệp và phát triển nông thôn của huyện đến
năm 2010 đã được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh phê duyệt với đònh hướng bố trí sản xuất
được chia thành 5 tiểu vùng như sau:
Tiểu vùng I
Nằm phía Tây huyện, có diện tích đất nông nghiệp khoảng 10.000 ha, trong đó
đất trồng lúa 7.500 ha, được giới hạn bởi hương lộ 17 từ Kim Hoà đến ngã ba Trí Liêm
theo hương lộ 18 đến QL 53, đến ngã ba Long Sơn theo hương lộ 21 chạy đến cống
Tân Lập, dọc tuyến đê Tân Lập, Lạc Hoà, theo con giồng Mỹ Quý đến cống Thâu
Râu, gồm các xã Nhò Trường, Trường Thọ và một phần các xã Kim Hoà, Thuận Hoà,
Long Sơn, Thạnh Hoà Sơn, Hiệp Mỹ Tây. Hướng bố trí sản xuất: 2 vụ lúa luân canh
màu, cây ăn trái trên đất triền giồng, đất giồng cát.
Tiểu vùng II
Thuộc khu vực Chà Và, Thâu Râu có diện tích đất sản xuất 8.000 ha, nằm giữa
huyện được giới hạn bởi vùng I và vùng III, gồm một phần các xã Vinh Kim, Hiệp
Hoà, Mỹ Hoà, Thò Trấn Cầu Ngang, Thuận Hoà, Long Sơn, Hiệp Mỹ Tây, Hiệp Mỹ
Đông. Hướng bố trí chủ yếu như sau:
Đối với khu vực Chà Và bố trí một vụ lúa đặc sản kết hợp nuôi tôm càng xanh,
cá nước ngọt, nuôi tôm đất quảng canh.
Đối với khu vực Thâu Râu bố trí một vụ lúa đặc sản kết hợp với nuôi tôm đất
quảng canh vào mùa mưa và luân canh một vụ tôm sú vào mùa khô, ở những nơi có
điều kiện nguồn nước tốt.

2


Tiểu vùng III

Nằm phía Đông huyện, có diện tích đất sản xuất 4.000 ha, được giới hạn bởi bờ
kênh Vónh Bình – Mỹ Cẩm, từ cống Vónh Bình chạy dài đến đường đai ấp thôn rôn đến
Quốc Lộ 53 qua ngã ba Mã Đỏ từ đó theo giồng cát đến đê Đồng Tây, cống Thâu Râu,
gồm các xã: Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc, Thò Trấn Mỹ Long và Vinh Kim, Mỹ Hoà,
Hiệp Mỹ Đông. Hướng bố trí sản xuất:
Hai vụ lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản
.
Hai vụ lúa luân canh cây màu.
Tiểu vùng IV
Nằm ngoài đê ngăn mặn Chà Và, Thâu Râu có diện tích đất sản xuất 1.000 ha,
gồm một phần các xã Vinh Kim, Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam. Hướng bố trí nuôi
chuyên canh thủy sản chủ yếu là tôm sú .
Tiểu vùng V
Thuộc khu vực Cồn Nạn xã Mỹ Long Nam, có diện tích đất 700 ha. Hướng bố
trí nuôi các loại nhuyễn thể như nghêu, sò huyết…
Trong các năm qua thực hiện kế hoạch chuyển đổi, huyện đã từng bước thực
hiện bố trí lại cơ cấu sản xuất theo đúng đònh hướng phù hợp với điều kiện thực tế ở
từng tiểu vùng, trong lãnh vực thủy sản và cây màu có sự chuyển đổi khá nhanh hình
thành nhiều mô hình, cánh đồng có thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm, hệ thống công
trình thủy lợi Chà Và, Thâu Râu được Trung Ương tỉnh tiếp tục thi công hoàn thiện,
việc điều tiết nước bước đầu đã ổn đònh mang lại hiệu quả tưới tiêu, rửa phèn tốt cùng
với hệ thống thủy lợi nội đồng được huyện tập trung thực hiện, nhiều tiến độ Khoa Học
Kỹ Thuật mới về giống, qui trình thâm canh, chương trình IPM… được chuyển giao cho
nông dân ứng dụng có hiệu quả góp phần tích cực để nâng cao năng suất, sản lượng,
chất lượng cây trồng rất đáng kể. Bên cạnh đó nhiều chủ trương chính sách phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn như :chính sách ưu đãi đầu tư kinh tế trang trại…. Được
triển khai và vận dụng vào điều kiện thực tế tại đòa phương là động lực thúc đẩy sản
xuất phát triển góp phần ổn đònh và cải thiện đời sống nhân dân trong huyện.
3



2.2

Kết Quả Sản Xuất Nông, Ngư, Nghiệp Năm 2004

2.2.1

Về sản xuất cây lúa

Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm được: 29.747 ha, năng suất trung bình đạt
3.64 tấn/ha, sản lượng:108.190 tấn.
Vụ lúa hè thu: tổng diện tích xuống giống được: 11.204 ha, năng suất trung bình
đạt 4 tấn/ha, sản lượng thu hoạch: 42.588 tấn.
Vụ lúa mùa: Tổng diện tích xuống giống được :18.543 tấn ha, năng suất trung
bình đạt 3,6 tấn/ha, sản lượng thu hoạch 65.602 tấn.
Nhìn chung vụ lúa mùa năm nay có nhiều khó khăn, bất lợi về thời tiết như:
từng đợt nắng hạn kéo dài, mùa mưa kết thúc sớm và lượng mưa phân bố không đều…
Nên ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích xuống giống và năng xuất thu hoạch. Tuy
nhiên bên cạnh những bất lợi còn có những thuận lợi như: công tác thủy lợi nội đồng
được thực hiện tốt có thể đảm bảo được nhu cầu tưới tiêu, đã ổn đònh được sản xuất ở
vùng thủy lợi Chà Và, Thâu Râu, đồng thời được sự quan tâm đồng bộ của các ngành,
các cấp nên năng suất đạt được khá cao. Bên cạnh đó, điểm nổi bật trong sản xuất
của vụ mùa năm nay là việc chuyển đổi cơ cấu giống chất lượng cao được thực hiện
tốt như: giống lúa Tài Nguyên, Nàng Thơm Chợ Đào, MTL250, OMCS21, ST3… từ
đó đã nâng cao hiệu quả đáng kể.
2.2.2 Về sản xuất cây màu
Trong năm 2004, toàn huyện đã gieo trồng cây màu được: 7.512 ha. Trong đó
gồm có: màu lương thực:1.625 ha, màu thực phẩm: 3.761 ha, màu công nghiệp: 2.126
ha, nhiều loại màu có giá trò cao, thò trường tiêu thụ ổn đònh được mở rộng diện tích
đáng kể. Cụ thể như sau:

Cây màu lương thực: gieo trồng được: 1.625 ha, chủ yếu là bắp nếp, khoai lang,
khoai mì, bắp lai… Tập trung ở các xã như: Mỹ Long Bắc, Thạnh Hoà Sơn, Nhò
Trường, Long Sơn, Trường Thọ… Trong đó cây bắp lai đã trồng được: 217 ha ở xã Long
4


Sơn, Thạnh Hoà Sơn, Nhò Trường, Trường Thọ, Hiệp Hoà. Đây là cây màu thích nghi
tốt với các loại đất trong huyện, dễ trồng năng suất cao, trung bình đạt: 6.5 – 7 tấn/ha,
có nơi đạt 8 tấn/ha.
Màu thực phẩm: gieo trồng được:3.761 ha, chủ yếu gồm có các loại cây như:
dưa hấu, bí rợ, bắp cải, cà chua, rau đậu các loại… Trong đó nổi bật có dưa hấu: 780
ha, màu thực phẩm được bố trí sản xuất ở hầu hết các xã trong huyện. Trong một số
loại màu thực phẩm thì dưa hấu, bí rợ được mở rộng diện tích với nhiều chủng loại
giống mới vừa có năng suất cao, kháng sâu bệnh và có phẩm chất tốt hơn nên có hiệu
quả kinh tế cao.
Màu công nghiệp: gieo trồng được: 2126 ha, gồm có đậu phộng (lạc) 1.937 ha,
còn lại là mía, thuốc lá. Đối với cây đậu phộng là cây chủ lực của huyện, diện tích
được mở rộng rất đáng kể, tăng hơn năm trước 520 ha, tập trung chủ yếu ở các xã
như: Mỹ Long Bắc, Thạnh Hoà Sơn, Nhò Trường, Long Sơn, Trường Thọ, Hiệp Hoà,
Mỹ Hoà… trong vụ màu năm nay, qua việc áp dụng tốt các qui trình kỹ thuật mới
cùng với sự mạnh dạn đầu tư cải tạo điều kiện đất đai, nên đa số diện tích trồng đậu
phộng đạt năng suất khá cao, trung bình đạt 3,5 – 4 tấn/ha.
2.2.3 Về nuôi thủy sản
a. Nuôi tôm sú
Toàn huyện đã có: 3.893 lượt hộ thả nuôi, với số lượng con giống là:
274.787.000 con trên diện tích mặt nước: 3001 ha, đạt 118,44% kế hoạch năm. Vùng
nước ngọt hoá của tiểu vùng I thuộc khu vực cánh đồng Lạc Hoà, Lạc Thạnh A của xã
Thạnh Hoà Sơn bà con tiếp tục mở rộng ao hồ để nuôi tôm sú theo cơ cấu tôm, lúa, kết
quả đạt được rất khá, năng suất bình quân đạt được 0,6 tấn/ha/vụ, tỷ lệ nuôi có lãi
chiếm tới 67%. Với kết quả này bà con đang có xu hướng mở rộng diện tích canh tác

toàn vùng. Ngoài ra (khu vực Chà Và) ấp Giữa của xã Kim Hòa, Cà Tum, Chà Và,
Mai Hương của xã Vinh Kim. Bờ kinh I, II của xã Mỹ Hoà… một số hộ thả nuôi tôm sú
kết quả đạt được rất khả quan.

b. Nuôi tôm đất tự nhiên

5


Toàn huyện đã có 4.980 hộ nuôi tôm đất quảng canh với diện tích 6.200 ha.
Sản lượng đạt 930 tấn tôm tập trung nhiều ở khu vực Chà Và, Thâu Râu, như: ấp Cà
Tum, Mai Hương… Với mô hình sản xuất 1 vụ lúa kết hợp nuôi tôm đất tự nhiên. Nhìn
chung trong điều kiện đất đai, nguồn nước được cải thiện khá tốt nên nguồn lợi thủy
sản từng bước được khôi phục.
c.

Nuôi tôm càng xanh

Toàn huyện đã có 191 hộ nuôi tôm càng xanh với số lượng tôm giống 9.520.000
con trên diện tích 125,5 ha (chủ yếu nuôi trên ruộng lúa), tập trung ở các xã Vinh Kim,
Mỹ Hoà (bình quân 0.5 tấn/ha). Giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là
do độ mặn khu vực này có phần tăng cao hơn các năm trước.
2.3

Hiện Trạng Chung Của Xã Vinh Kim, Huyện Cầu Ngang

2.3.1
2.3.1.1

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Vò trí đòa lý

Xã Vinh Kim nằm về phía Bắc của huyện Cầu Ngang, cách thò trấn Cầu Ngang
8 km theo đường Quốc Lộ 53 và cách thò xã Trà Vinh 30 km theo đường Quốc Lộ 53.
Diện tích tự nhiên của xã là 3.367,4 ha, được chia thành 7 ấp gồm: ấp Cà Tum, Mai
Hương, Chà Và, Giồng Lớn, Trà Cuôn , Thôn Rôn, ấp Rẫy.
Phía bắc và đông bắc giáp xã Phước Hảo huyện Châu Thành.
Đông nam giáp xã Mỹ Long Bắc.
Nam giáp xã Mỹ Hoà, Kim Hoà.
Tây giáp xã Kim Hoà.

6


Trên đòa bàn xã có đường Quốc Lộ 53 chạy qua với chiều dài 7 km, là tuyến
đường giao thông huyết mạch nối liền với các xã trong huyện và thò trấn Cầu Ngang,
đồng thời nối liền giữa tỉnh Trà Vinh với huyện Duyên Hải, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giao lưu trao đổi hàng hóa với bên ngoài để phát triển các ngành kinh tế của
huyện nói chung và của xã nói riêng.
2.3.1.2

Đòa hình

Cũng như các xã khác trong huyện, Vinh Kim có dạng đòa hình đặc thù của
vùng ven biển, đòa hình tương đối bằng phẳng, nhưng bò chia cắt mạnh bởi hệ thống
sông rạch, đồng thời bò ngăn cách bởi các giồng cát hình thành những khoảng cao thấp
cục bộ, tạo nên tính đa dạng về đòa hình. Với dạng đòa hình này, thích hợp cho canh tác
lúa, nuôi trồng thủy sản hoặc trồng các cây hoa màu và cây lâu năm.
2.3.1.3 Khí hậu
Vinh Kim nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, trong năm có

hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa bắt đầu vào khoảng cuối tháng 5 dương lòch kéo dài đến cuối tháng
10 dương lòch. Tổng lượng mưa trong năm đạt khoảng 130 mm, với lượng mưa và chu
kỳ mưa như trên cho thấy mùa mưa đến muộn và thời gian mưa ngắn. Mặt khác, diện
tích canh tác thường bò nhiễm mặn nên khi mùa mưa đến cũng chưa thể gieo trồng
ngay được mà phải có thời gian rửa mặn, vì vậy thời gian có nước ngọt an toàn cho sản
xuất không dài, đây là hạn chế lớn trong sản xuất nông nghiệp trên đòa bàn xã.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, trong mùa này lượng nước
bốc thoát hơi rất cao và đạt cao nhất là tháng 4, một số khu vực bò nhiễm mặn do lượng
muối từ dưới sâu theo sự bốc hơi nước lên bề mặt. Vào mùa khô, tình hình sản xuất
nông nghiệp rất hạn chế, chỉ trồng được loại cây màu chòu hạn .

2.3.1.4 Nhiệt độ

7


Nhiệt độ trung bình trong năm là 25 – 280C, tổng lượng bức xạ dồi dào, phân
bố khá đều hòa qua các tháng ổn đònh qua các năm. Lượng bức xạ tăng dần từ cuối
tháng 12 tới giữa tháng 4 dương lòch đạt cao nhất là 8.300 cal/cm2/tháng và sau đó
giảm dần đến tháng 9 đạt thấp nhất là 5.300 cal/cm2/tháng. Với nhiệt độ và lượng bức
xạ trên rất thuận lợi cho nhiều loại cây phát triển mà đặc biệt là cây trồng nhiệt đới có
hiệu quả kinh tế cao.
2.3.1.5 Độ ẩm
Do chòu ảnh hưởng của khối không khí biển nên độ ẩm của không khí khá cao,
độ ẩm lúc 7 giờ sáng trung bình đạt trên 90%. Độ ẩm không khí tăng dần trong mùa
mưa và giảm dần trong mùa khô. Ngoài tháng 4 do lượng bức xạ cao nên độ ẩm giảm,
các tháng còn lại đều có độ ẩm tối cao (xấp xỉ 100%) và độ ẩm tối thấp từ 70 – 90%.

2.3.1.6 Thủy văn

Trên đòa bàn xã có sông chính là sông Cổ Chiên và sông Vónh Kim, các sông
này đều chòu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Đông, nên có khả năng chi
phối mạnh mẽ đến chế độ nước trên đòa bàn xã.
Đặc biệt sông Cổ Chiên chạy dọc theo hướng đông Nam của xã và thông qua
kênh Vónh Bình, Mỹ Cẩm với biên độ triều khá cao thuận lợi cho việc tiêu thoát.
Nhưng nước sông gần như mặn quanh năm và có khuynh hướng giảm dần khi đi vào
các nhánh. Vì vậy phần diện tích dọc sông Cổ Chiên thường bò nhiễm mặn, gây hạn
cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, trên đòa bàn xã còn có nhiều kinh mương phục vụ việc tiêu thoát
nước, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt góp phần tháo chua, rửa mặn
cải tạo đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.(Báo cáo quy
hoạch sử dụng đất huyện Cầu Ngang)

2.3.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tại xã
Vinh Kim, huyện Cầu Ngang
8


2.3.2.1 Thuận lợi
Có Quốc lộ 53 chạy qua, nên rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá và giao
lưu kinh tế, văn hoá. Ngoài ra còn nằm gần thò trấn Cầu Ngang và huyện Duyên Hải,
có điều kiện thuận lợi để tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nông
nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa.
Điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để phát triển cây trồng, đặc biệt là cây
trồng nhiệt đới.
Đòa hình tương đối bằng, phù hợp cho canh tác và nuôi trồng thủy sản.
2.3.2.2 Khó khăn
Tài nguyên đất nghèo dinh dưỡng, bò nhiễm phèn và nhiễm mặn nên trong
trồng trọt, canh tác còn gặp nhiều hạn chế.
Nguồn nước còn gặp nhiều khó khăn trong mùa khô, bò nhiễm mặn nên khả

năng phục vụ cho sản xuất rất kém. Đặc biệt ở mùa khô, mực nước cạn kiệt ở một số
nơi trong khi lượng bốc hơi lớn làm cho muối từ dưới di chuyển lên bề mặt gây tình
trạng bò nhiễm mặn.

2.4

Giới Thiệu Sơ Lược về Tôm Đất
9


Ở các nước Châu Á – Thái Bình Dương các loài thuộc giống tôm đất
(Metapenaeus) luôn có tỷ lệ sản lượng cao so với các loài tôm nuôi khác trong hệ
thống nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến.
Nguồn giống tôm đất trong tất cả các ao, đầm nuôi trước đây và hiện nay đa số
giống tự nhiên.
Sản lượng của giống tôm đất nói chung (Metapenaeus) và loài tôm đất
(Metapenaeus ensis) nói riêng luôn có tỷ lệ sản lượng cao trong sản lượng tôm nuôi ở
tất cả các vùng ven biển Việt Nam. Đặc biệt, ở các tỉnh ven biển miền Bắc tôm đất
xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 3, tháng 5 và tháng 7, tháng 10.
tôm đất sinh sản rộ nhất vào tháng 4 tháng 8 (nhất là tháng 5, tháng 6) và tháng 10
tháng 11; ngư dân thường bắt được nhiều tôm đất lớn vào thời gian này (Phạm Văn
Trang, Nguyễn Duy Khoắt, 1993).
Tuy nhiên nguồn giống tôm đất trước đây cho tất các đầm nuôi ở Việt Nam
cũng là giống tự nhiên. Trước và trong những năm 80, nguồn giống tự nhiên còn phong
phú, năng suất tôm đất trong các đầm nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến đạt tới
100 –300 kg/ha/năm tuỳ vùng, góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngoại tệ từ xuất
khẩu tôm của cả nước.
Tôm đất là đối tượng nuôi có nhiều đặc điểm ưu việt: sinh trưởng nhanh, thời
gian nuôi ngắn, rộng muối, rộng nhiệt, phổ thức ăn rộng, ngưỡng oxy thấp và đặc biệt
tôm đất có khả năng đề kháng cao với một số bệnh.

Những năm gần đây do nhiều nguyên nhân như: cường độ khai thác quá mức
cho phép, ngư cụ khai thác không chọn lọc, môi trường ô nhiễm, vùng sinh trưởng của
tôm đất ở ven biển bò thu hẹp… Nên nguồn giống tôm đất tự nhiên bò giảm sút nghiêm
trọng dẫn đến sản lượng tôn khai thác từ biển và trong đầm chỉ đạt xấp xỉ 20 – 30% so
với 10 năm trước đây (Trung tâm khuyến ngư Tỉnh Trà Vinh).

2.5

Một Số Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Sản Của Tôm Đất
10


2.5.1 Đặc điểm hình thái, phân loại
Tôm đất, có nơi gọi là tôm rảo, có vò trí trong hệ thống phân loại như sau:
Ngành chân khớp

:

Arthropoda

Lớp giáp xác

:

Crustacea

Bộ mười chân:

:


Decapoda

Họ tôm he

:

Penaeidae

Giống tôm đất

:

Metapenaeus

Loài tôm đất

:

Metapenaeus ensis De Haan 1844

Vỏ tôm đất trưởng thành (khai thác ở biển) cứng và được bao phủ một lớp lông
tơ nhỏ, hơi nhám. Vỏ tôm đất đang ở giai đoạn sinh trưởng trong đầm nước lợ nhẵn,
bóng và có màu xanh cỏ.
Cơ quan sinh dục ngoài là đặc điểm rõ nhất để phân biệt tôm đất. Cơ quan sinh dục
ngoài tôm đất (Petasma) có 2 thuỳ trước chụm lại hình mũi tên chóa về phía trước.
Cơ quan sinh dục cái (Thelycum) của tôm đất dạng hở hình 2 cánh cung. Con cái
thường lớn hơn con đực cùng tuổi. Chủy của tôm đất có 7 - 10 gai ở mép trên, mép
dưới không có gai. Tôm đất có cơ thể thon, màu sắc thường thay đổi: màu nâu xanh
hoặc màu đỏ tối để thích nghi với môi trường sống của nó. Trên cơ thể thường có
chấm đỏ nâu hoặc xám xanh. Râu (anten) luôn có màu đỏ sáng.


11


Hình 1: Toâm ñaát

Hình 2: Cô quan sinh duïc caùi toâm ñaát

12


Hình 3: Cơ quan sinh dục đực

2.5.2 Phân bố
Trên thế giới, tôm đất phân bố ở các vùng biển khu vực Ấn Độ, Tây Thái Bình
Dương: từ Nhật Bản cho tới phía đông Ấn Độ và phía bắc Australia.
Ỏû Việt Nam, tôm đất phân bố rộng rãi ở khắp các vùng biển từ Bắc tới Nam, từ
các vùng nước có độ mặn cao.
Giống Metapenaeus thuộc nhóm có kích thước vừa nằm trong họ Penaeidae
sống ở vùng nước ấm, ban ngày thích vùi mình trong nền đáy, thường sống ở vùng biển
có nền đáy cát bùn. Tôm đất cũng có vòng đời tương tự một số loài thuộc giống tôm
he. Trứng được đẻ ra vùng biển có độ sâu 15 - 30m. Trứng nở và quá trình biến thái
diễn ra ở khu vực này và các khu vực lân cận. Ấu trùng theo thủy triều vào vùng biển
gần bờ, nhất là các vùng cửa sông và các đầm nước lợ để sinh trưởng trong thời gian 4
- 6 tháng. Khi đến thời kì bắt đầu phát triển tuyến sinh dục, tôm đất bơi theo thủy triều
ra các vùng biển xa bờ để sống và hoạt động sinh sản. Bởi vậy, điều kiện môi trường,
diện tích, hàm lượng thức ăn… Của các vùng cửa sông, vùng nước lợ đặc biệt là vùng
rừng ngập mặn ven biển liên quan chặt chẽ đến sản lượng tôm đất khai thác từ biển.
Ngược lại trữ lượng tôm đất ở biển (nguồn tôm bố mẹ) liên quan chặt chẽ đến tôm đất
giống ở vùng cửa sông ven biển và các vùng nước lợ. Việc khai thác tôm đất ở biển

quá mức: cho phép hoặc khoanh bao hầu hết diện tích nước lợ ven biển, tàn phá vùng
rừng ngập mặn tức là làm thu hẹp”vùng sinh trưởng” của tôm đất là những nguyên
nhân chủ yếu không những dẫn đến tình trạng giảm sút sản lượng tôm đất khai thác ở
biển mà còn làm suy giảm nhanh chóng sản lượng tôm đất trong các đầm nuôi quảng
canh, quảng canh cải tiến do mật độ tôm đất giống giảm sút.
Vùng biển Cát Bà, Long Châu là bãi tôm truyền thống và thường có sản lượng
lớn so với các vùng biển khác thuộc vònh Bắc Bộ. Tôm đất ở đây chiếm tỷ lệ cao so
với các loại tôm khác (tới 20 - 30% so với tổng sản lượng tôm).
2.5.3 Các giai đoạn thành thục của buồng trứng
Dựa vào hình thái của buồng trứng khi nhìn qua lớp vỏ ở mặt lưng của tôm cái,
người ta cũng chia thành 5 giai đoạn thành thục giống như đối với các loài tôm he: I, II,
III, IV và V. Giai đoạn V là thời gian sau khi tôm đã đẻ xong, hình thái ngoài cửa
buồng trứng giống với giai đoạn I.

13


2.5.4 Mùa vụ sinh sản
Đối với vùng biển ở vònh Bắc Bộ, tôm đất thường thành thục vào thời gian có
nhiệt độ nước biển cao từ tháng 4-12 trong năm. Đối với các vùng biển ở phía Nam có
thể bắt gặp tôm đất thành thục suốt quanh năm. Đây là một thuận lợi rất lớn trong sản
xuất giống nhân tạo.

2.5.5

Khả năng sinh sản

Trung bình một tôm đất cái đẻ ra 120.000 - 130.000 trứng/lần đẻ, nở ra trung
bình 100.000 - 120.000 ấu trùng Nauplius.
2.5.6


Sự phát triển của trứng và ấu trùng

Tôm đất thành thục thường đẻ vào khoảng thời gian từ 18 giờ đến 24 giờ tùy
thuộc vào mùa và nhiệt độ nước.
Trứng tôm đất sau khi đẻ có màu trắng đục, đường kính trứng khoảng 0,28 mm.
Trong điều kiện nhiệt độ 28 - 320C quá trình phát triển của phôi diễn ra trong
vòng 15 – 12 giờ. Sau quá trình phát triển phôi, trứng nở thành ấu trùng Nauplius.
Những trứng không thụ tinh thường có màu tối, không nhìn thấy phôi ở bên trong và sẽ
vỡ sau thời gian ngắn. Sự phát triển của ấu trùng tôm đất cũng diễn ra qua các giai
đoạn Nauplius - Zoea, Mysis và Postlarva như ấu trùng tôm he nhưng mỗi giai đoạn có
nhiều giai đoạn nhỏ hơn và thời gian biến thái dài hơn ngay cả trong cùng điều kiện
nhiệt độ.
2.5.6.1

Giai đoạn Nauplius: gồm 6 giai đoạn nhỏ.

Nauplius I: Có dạng quả lê, chiều dài trung bình 0,27 mm. Cơ thể không phân
đốt, phần dưới rộng và có một mắt đơn, phần sau tròn và có một gai. Ấu trùng có đôi
phần phụ. Đôi thứ nhất chỉ có 1 nhánh tận cùng có 3 gai nhỏ. Đôi thứ 2 chia làm 2
nhánh, nhánh ngoài dài hơn nhánh trong. Nhánh ngoài có 6 gai, nhánh trong có 5 gai.
Đôi phần phụ thứ 3 chia làm 2 nhánh, mỗi nhánh tận cùng có 3 gai.
Nauplius II: Có chiều dài trung bình 0,28 mm. Đôi phần phụ thứ nhất đã có 7
gai: 3 gai mặt trong, 3 gai cuối với gai giữa dài nhất và 1 gai ở mặt ngoài. Đôi phần
phụ thứ 2 có gai thứ 4 của nhánh ngoài chẻ đôi ở đỉnh. Đôi thứ 3 không thay đổi.

14


Nauplius III: Phần cuối cơ thể phát triển thêm thành 3 gai ở mỗi bên.

Nauplius IV: Phần chạc đuôi có gai ở mỗi bên, cơ thể bắt đầu kéo dài ra.
Nauplius V: Chạc đuôi phát triển, mang mỗi bên 6 gai. 2 gai ở đỉnh của phần phụ
thứ nhất dài xấp xỉ nhau. Nhánh trong của đôi phần phụ thứ 2 có 3 gai dài ở đỉnh và
2 gai ngắn ở mặt trong. Nhánh ngoài có 9 gai.
Nauplius VI: Cơ thể kéo dài ra, phần đầu ngực đã có ranh giới rõ rệt. Các cơ quan
ở phía trước cơ thể phát triển. Chạc đuôi có 7 gai ở mỗi bên.
Toàn bộ 6 giai đoạn Nauplius ấu trùng sống nhờ noãn hoàng. Quá trình biến thái
diễn ra trong khoảng thời gian 36 – 50 giờ trong điều kiện nhiệt độ 320C.
2.5.6.2

Giai đoạn Protozoea (Zoea)

Gồm có 3 giai đoạn nhỏ:
Zoea I: Ấu trùng có chiều dài khoảng 0,8 mm. Vỏ đầu ngực lượn tròn ở phía trước
với 1 rãnh ở giữa. Mắt đơn vẫn tồn tại, mắt kép đang phát triển. Phần chạc đuôi
vẫn có 7 gai ở mỗi bên. Phần bụng chia thành 7 đốt. Đôi phần phụ thứ nhất chia
thành 3 đốt: đốt gối, đốt giữa và đốt tận cùng. Đốt tận cùng có gai rất dài. Đôi phần
phụ thứ 2 chia thành 2 nhánh: nhánh trong chia làm 2 đốt, nhánh ngoài chia làm 10
đốt.
Zoea II: Có chiều dài khoảng 1,5 mm. Chủy và mắt kép đã phát triển, đã có gai ở
bên mắt.
Zoea III: Chiều dài của ấu trùng khoảng 1,9 mm. Các đốt bụng từ 1 đến 5 mỗi đốt
có 1 gai ở phía sau phần lưng, riêng đốt thứ 5 có cả 2 gai sau bên. Mỗi thuỳ của
tấm đuôi có 7 gai, chạc đuôi phân làm 2 nhánh, nhánh ngoài có 6 gai ngắn ở tận
cùng.
Ấu trùng Zoea ăn thức ăn ở ngoài là các loại tảo có kích thước nhỏ. Thời gian biến
thái của cả 3 giai đoạn Zoea từ 85 – 120 giờ, tuỳ điều kiện nhiệt độ. Ấu trùng bắt
mồi theo cơ chế lọc thụ động và cũng luôn bơi về phía trước, có tính hướng quang
mạnh như ấu trùng Zoea của các loài tôm he.
2.5.6.3 Giai đoạn Mysis


15


×