Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

THỬ NGHIỆM BẢO QUẢN THỊT ỐC BƯƠU VÀNG (Pomacea canaliculata, Lamarck 1822) BẰNG ACID CITRIC VÀ RỈ ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

THỬ NGHIỆM BẢO QUẢN THỊT ỐC BƯƠU
VÀNG (Pomacea canaliculata, Lamarck 1822)
BẰNG ACID CITRIC VÀ RỈ ĐƯỜNG

NGÀNH:
THỦY SẢN
KHÓA:
2002 – 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ TẤN PHÁT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 09/2006


THỬ NGHIỆM BẢO QUẢN THỊT ỐC BƯƠU VÀNG
(Pomacea canaliculata, Lamarck 1822)
BẰNG ACID CITRIC VÀ RỈ ĐƯỜNG

thực hiện bởi

Võ Tấn Phát

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản


Giáo viên hướng dẫn: Lê Thanh Hùng

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2006


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Thử Nghiệm bảo quản ốc bươu vàng (Pomacea
canaliculata, Lamarck 1822) bằng phương pháp ủ chua với acid citic và rỉ đường”
được thực hiện tại Trại thực nghiệm khoa Thủy Sản, Phòng phân tích Bộ Môn Dinh
Dưỡng Gia Súc Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trung Tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi
Trường & Tài Nguyên Trường Đại Học Nông Lâm - TP HCM, từ ngày 08/05/2006
đến ngày 30/08/2006.
Đề tài tiến hành nhằm mục đích đánh giá khả năng, thời gian và hàm lượng sử
dụng acid citric và rỉ đường làm chất bảo quản thòt ốc bươu vàng có nhúng nước sôi
và không nhúng nước sôi bằng phương phương pháp ủ chua. Kết qủa sau 28 ngày ủ
chua cho thấy:
a. Thòt ốc bươu vàng không nhúng nước sôi:
Acid citric bảo quản tốt thòt ốc bươu vàng với hàm lượng bổ sung 5%. Sản
phẩm có mùi mắm, giá trò NH3 0,19%, vật chất khô 22,51%, nitơ tổng số 2,23% và
pH 5,78.
Rỉ đường bảo quản được thòt ốc bươu vàng với hàm lượng bổ sung là 10%. Sản
phẩm có mùi mắm, NH3 0,22%, vật chất khô 25,10%, nitơ tổng số 2,05% và pH 5,65.
Rỉ đường bảo quản được thòt ốc bươu vàng với hàm lượng bổ sung là 15%. Sản
phẩm có mùi mắm, NH3 0,20%, vật chất khô 25,26%, nitơ tổng số 1,90% và pH 5,56.
Rỉ đường bảo quản được thòt ốc bươu vàng với hàm lượng bổ sung là 20%. Sản
phẩm có mùi mắm, NH3 0,22%, vật chất khô 25,70%, nitơ tổng số 1,93% và pH 5,33.
b. Thòt ốc bươu vàng nhúng nước sôi: cho kết quả xấu hơn, chỉ bảo quản đựơc
thòt ốc bươu vàng với hàm lượng bổ sung 20% rỉ đường đến ngày 21.


ii


ABSTRACT
Research topic “ Experiment of golden apple snail preservation based on the
method of silage with citric acid and molasses” was carried out from May 8th , 2006
to August 30th, 2006 at the experimental farm of the Faculty of Fisheries, Animal
nutri department of the Faculty of Animal Science and Veterinary Medicine and
Research Center for Environment Technology and natural resource Management,
Nong Lam University.
The experiments were conducted to evaluate the capability, content and time
in using citric acid and molasses to preserve the flesh of golden apple snail
immersed in boiling water and not through silage method. The result after 28th days
showed:
a. The flesh of golden apple snail wasn’t immersed in boiling waiter: The
flesh of golden apple snail was preserve with 5 percent supplementary citric acid,
the product with fish souce flawur, the value of NH3, driedmateral total nitrogen and
pH was 0,19%, 22,51%, 2,23% and 5,78; The flesh of golden apple snail was
preserved with 10% supplement molasses, the product with fish souce flawur, the
value NH3, driedmateral, total nitrogen and pH was 0,22%, 25,10%, 2,05% and 5,67;
The flesh of golden apple snail was preserved with 15% supplementary molasses,
the product with fish souce flawur, the value of NH3, driedmateral total nitrogen and
pH was 0,2%, 25,26%, 1,9%, 5,56. The flesh of golden apple snail was preserved
with 20% supplementary molasses, the product with fish souce flawur, the value of
NH3, driedmateral total nitrogen and pH was 0,22%, 25,70%, 1,93%, 5,33.
b. The flesh of golden snail immersed in boiling water gave a bad result
because it was only preserved with 20% supplement molasses and the time
reservation was only 21th days.

iii



CẢM TẠ
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên và hỗ trợ về tinh thần lẫn
vật chất cho con trong suốt những năm đi học cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để con hoàn thành luận văn này.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Khoa Học, Khoa Thủy Sản
và phòng phân tích Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tạo mọi
điều kiện và tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt khóa
học.
Chúng tôi xin gởi lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Đồng thời chúng tôi xin chân thành cám ơn các anh nhân viên của Trại Thực
Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện
và giúp đỡ chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Chúng tôi xin gởi lời cám ơn đến các bạn sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản
28 đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong thời gian học tập và quá trình làm đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô
và các bạn để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

iv


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC


TRANG

TRANG TỰA
TÓM TẮT
ABSTRACT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

i
ii
iii
iv
v
vii
viii
ix

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt vấn đề

Mục tiêu đề tài

1
2

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.4

Vài Nét về Nguyên Liệu Protein Động Vật Dùng Làm Thức Ăn Thuỷ Sản
Nguồn protein từ bột cá
Nguồn protein từ phụ phế phẩm của động vật
Nguồn protein từ trùn đất
Vài Nét về Ốc Bươu Vàng
Phân loại
Đặc điểm sinh học ốc bươu vàng
Thành phần dinh dưỡng của ốc bươu vàng

Lên men lactic
Cá ủ silô (cá silage)

3
3
3
3
4
4
4
7
9
10

III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1
3.1.1
3.1.2
3.2
3.2.1
2.3.2
2.3.3
2.5

Thử Nghiệm Bảo Quản Thòt Ốc Bươu Vàng Bằng Acid Citric và Rỉ đường

Thời gian và đòa điểm
Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
Các phương pháp phân tích vật chất khô, ammonia tổng số, nitơ tổng số
Phương pháp phân tích vật chất khô
Phương pháp phân tích ammonia
Phương pháp phân tích nitơ tổng số
Phương Pháp Xử Lý Số Liệu

13
13
13
16
16
16
17
18

v


IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1
4.1.1
4.1.2
4.2

4.2.1

pH
pH các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng không nhúng nước sôi
pH các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng nước sôi
Cảm quan về mùi và màu sắc
Cảm quan về mùi và màu sắc các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng không
nhúng nước sôi
Cảm quan về mùi và màu sắc các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng
nước sôi
NH3 Tổng Số
NH3 tổng số ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng không nhúng nước sôi
NH3 tổng số các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng nước sôi
Nitơ Tổng Số
Nitơ tổng số ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng không nhúng nước sôi
Nitơ tổng số ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng nước sôi
Vật Chất Khô
Vật Chất Khô ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng không nhúng nước sôi
Vật chất khô ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng nước sôi
Giá Thành Sản Xuất
So Sánh Kết Quả Giữa Hình Thức Thòt Ốc Bươu Vàng Nhúng Nước Sôi và
Không Nhúng Nước Sôi

21
21
24
27

V.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

51

5.1
5.2

Kết Luận
Đề Nghò

51
51

4.2.2
4.3
4.3.1
4.3.2
4.4
4.4.1
4.4.2
4.5
4.5.1
4.5.2
4.6
4.7

vi

27
29

31
31
33
35
35
37
39
39
41
43
44


DANH SÁCH CÁC BẢNG
ĐỀ MỤC

NỘI DUNG

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 4.6

Tình hình lây nhiễm ốc bươu vàng ở Châu Á
Diện tích nhiễm ốc bươu vàng ở một số nước Châu Á
Thành phần chất của thòt ốc bươu vàng
Thành phần acid amin thiết yếu của ốc bươu vàng
Thành phần khoáng của ốc bươu vàng

Kết quả pH các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng không nhúng nước
từ ngày thứ nhất đến ngày 28
Kết quả pH ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng nước sôi
từ ngày thứ nhất đến ngày 28
Kết quả cảm quan về mùi các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng
không nhúng nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày 28
Kết quả cảm quan về mùi các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng
nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Kết quả cảm quan màu sắc các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng
nhúng nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Kết quả NH3 tổng số (%) ở các nghiệm thòt ốc bươu vàng xay
nhuyễn không nhúng nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Kết quả NH3 tổng số (%) ở các nghiệm thức thòt ốc bươu
vàng nhúng nước từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Kết quả nitơ tổng số (%) ở các nghiệm thức thòt ốc bươu
vàng không nhúng nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Kết quả Nitơ tổng số (%) ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng
nhúng nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Kết quả vật chất khô (%) ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng
không nhúng nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Kết quả Vật chất khô (%) ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng
nhúng nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Giá thành sản xuất
So sánh kết qủa giữ hai hình thức thòt ốc bươu vàng nhúng nước
sôi và không nhúng nước sôi ở ngày 21
So sánh kết quả tổng hợp giữa hai hình thức thòt ốc bươu vàng
Nhúng nước sôi và không nhúng nước sôi ở ngày 28

Bảng 4.7
Bảng 4.8

Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18
Bảng 4.19
Bảng 4.20

TRANG

vii

5
5
7
8
8
21
24
27
29
29
31
33
35
37

39
41
43
44
45


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
ĐỀ MỤC

NỘI DUNG

Biểu đồ 4.1

Diễn biến pH ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng không nhúng
nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Diễn biến pH ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng nước
sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Diễn biến NH3 tổng số ở các nghiệm thức thòt không nhúng
nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Diễn biến NH3 tổng số ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng
nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Diễn biến nitơ tổng số ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng
không nhúng nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Diễn biến nitơ tổng số ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng
nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Diễn biến vật chất khô ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng
không nhúng nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28
Diễn biến vật chất khô ở các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng
nước sôi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 28


Biểu đồ 4.2
Biểu đồ 4.3
Biểu đồ 4.4
Biểu đồ 4.5
Biểu đồ 4.6
Biểu đồ 4.7
Biểu đồ 4.8

TRANG

viii

22
25
32
34
36
38
40
42


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
ĐỀ MỤC

NỘI DUNG

Hình 3.1
Hình 3.2

Hình 3.3
Hình 4.4

Nguyên liệu ốc bươu vàng sử dụng làm thí nghiệm
Hệ thống chưng cất đạm
Tủ sấy mẫu thức ăn
Màu Sắc các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng không nhúng nước sôi ở
ngày thứ bảy
Màu sắc các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng nước sôi ở ngày
thứ bảy
Màu sắc các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng không nhúng nước sôi
ở ngày thứ 14
Màu sắc các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng nước sôi ở ngày
thứ 14
Màu sắc các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng không nhúng nước sôi ở
ngày thứ 21
Màu sắc các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng nước sôi ở ngày
thứ 21
Màu sắc các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng không nhúng nước sôi ở
ngày thứ 28
Màu sắc các nghiệm thức thòt ốc bươu vàng nhúng nước sôi ở ngày
thứ 28
Sản phẩm nghiệm thức A.5%, M.10%, M.15%, M.20% thòt ốc bươu
vàng không nhúng nước sôi ngày thứ 28

Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9

Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12

TRANG

ix

19
19
20
46
46
47
47
48
48
49
49
50


I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Trong nuôi trồng thủy sản, chi phí thức ăn thường chiếm tỷ trọng rất lớn, vào
khoảng 60-70% trong tổng số chi phí nuôi. Còn chi phí thức ăn cao thấp tùy thuộc vào
nguồn nguyên liệu từng vùng sinh thái hoặc lệ thuộc vào cung cầu của thò trường

nguyên liệu thức ăn thủy sản.
Ở nước ta hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh trong khi
đó bột cá phần lớn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu làm ảnh hưởng đến giá thức ăn
thủy sản. Cho nên việc tìm kiếm nguồn protein khác có chất lượng và giá thấp nhằm
thay thế bột cá là điều cần thiết không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các nước trên
thế giới.
Trong khi đó, ốc bươu vàng là đòch hại của lúa, có mặt nhiều nơi ở nước ta.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong những năm qua từ trung ương đến đòa phương đã
phát động nhiều phong trào thu bắt ốc và trứng ốc bươu vàng lên đến 86,5 tấn ốc và
8,5 tấn trứng ốc bươu vàng (Cục BVTV, 1998) chủ yếu tiêu hủy gây lãng phí.
Ốc bươu vàng là nguồn thức ăn tươi sống cung cấp protein và người dân đã sử
dụng ốc bươu vàng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và các loài cá. Tuy nhiên, ốc
bươu vàng chỉ xuất hiện vào những tháng đầu mùa mưa (khoảng tháng năm và tháng
sáu) đến cuối mùa mưa (khoảng tháng 11) còn những tháng mùa khô thì ốc bươu
vàng không hoặc ít xuất hiện. Do đó, để hạn chế thiệt hại năng suất lúa, sử dụng
nguồn protein từ ốc có hiệu quả, lâu dài làm thức ăn cho thủy sản và ứng dụng các
biện pháp bảo quản ốc bươu vàng là cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu sản xuất có nguồn cung cấp ốc bươu vàng quanh năm, vì
vậy việc bảo quản ốc bươu vàng là điều cần thiết. Do đó, được sự đồng ý của Ban
chủ Nhiệm Khoa cho phép tôi thực hiện đề tài: “Thử nghiệm bảo quản ốc bươu
vàng (pomacea canaliculata, lamarck 1822) bằng phương pháp ủ chua với acid
citric và rỉ đường”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài

Thử nghiệm bảo quản thòt ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) bằng phương
pháp ủ chua với acid citric và rỉ đường nhằm:
- Đánh giá khả năng sử dụng acid citric và rỉ đường làm chất bảo quản trong
quá trình ủ chua.



-2- Đánh giá hàm lượng sử dụng acid citric và rỉ đường trong quá trình ủ chua.
- Đánh giá thời gian sử dụng acid citric và rỉ đường làm chất bảo quản.


-3-

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Vài Nét về Nguyên Liệu Protein Động Vật Dùng Làm Thức Ăn Thuỷ Sản

2.1.1 Nguồn protein từ bột cá
Hiện tại nguồn protein từ động vật được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản chủ
yếu từ bột cá do bột cá có những ưu điểm như sau: hàm lượng protein cao trung bình
40-60% tùy theo nguồn gốc và phương thức chế biến, bột cá chứa đầy đủ các amino
acid thiết yếu, đặc biệt là các acid béo HUFA và PUFA, bột cá giàu vitamin, độ tiêu
hóa cao, kích thích tăng trưởng… Tuy nhiên sử dụng nhiều bột cá trong thức ăn sẽ ảnh
hưởng đến giá thành thức ăn do bột cá có giá cao, phụ thuộc nhiều vào mùa vụ…
2.1.2 Nguồn protein từ phụ phế phẩm của động vật
Nguồn protein từ phụ phế phẩm của động vật như: bột lông vũ, bột thòt, bột
máu hay bột huyết của các lò giết mổ và bột đầu tôm đều có hàm lượng protein rất
cao nhưng không cân đối về amino acid thiết yếu.
2.1.3 Nguồn protein từ trùn đất
Theo Nguyễn Văn Bảy (2001), trùn đất có hàm lượng protein từ 60-71,5%
khối lượng khô. Hàm lượng protein và amino acid của trùn đất tương tự như bột cá.
Trong thí nghiệm sử dụng trùn đất cho gà thả vườn cho kết quả tăng trọng và tỷ lệ đẻ
khả quan.
Theo Võ Thanh Liêm (2005), nuôi trùn quế (Perionyx excavatus) và khảo sát

ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lăng nha (Mystus wyckioides Cha và
Fang, 1949) từ giai đoạn cá hương lên cá giống với công thức thức ăn 60% trùn quế +
40% cám gạo cho tăng trưởng tốt nhất và thức ăn 45% trùn quế + 55% cám gạo cho
tỷ lệ sống cao.
Ngoài ra, còn có các nguồn protein từ các phụ phế phẩm lò giết mổ gia súc
gia cầm và các nhà máy chế biến thủy sản, côn trùng, ốc….


-42.2

Vài Nét về Ốc Bươu Vàng

2.2.1 Phân loại
Ốc bươu vàng có vò trí phân loại như sau:
Ngành: Mollusca
Lớp: Gastropoda
Lớp phụ: Prosobranchia
Bộ: Monotocardia-mesogastropoda
Tổng họ: Viviparoidea
Họ: Pilidae
Giống: Pomacea
Loài: Pomacea canaliculata, Lamarck 1822
Tên tiếng Anh: Golden apple snail, Golden miracle snail…
2.2.2 Đặc điểm sinh học ốc bươu vàng
2.2.2.1 Nguồn gốc ốc bươu vàng
Theo Halwart (1944a; trích bởi Huỳnh Kim Ngọc, 2002), ốc bươu vàng có tên
khoa học Pomacea canaliculata được Lamarck mô tả đầu tiên năm 1822, có xuất xứ
từ Paraguay, sau đó lan rộng ra các vùng nước ngọt ở Nam Mỹ, tuy nhiên theo Edra
(1989), nguồn gốc ốc bươu vàng là ở lưu vực sông Amazon và ốc bươu vàng còn tìm
thấy ở những vùng đồng bằng ngập nước ở Brazil (Teles và ctv, 1991).

2.2.2.2 Tình hình phân bố
Theo Florentino M. Olivares Jr. và ctv (1989; trích bởi Huỳnh Kim Ngọc,
2002) cho rằng ốc bươu vàng từ Argentina, Brazil được du nhập vào Florida (Mỹ), tại
đây ốc bươu vàng được nhân giống và nhanh chóng lây lan sang các bang khác. Sau
đó ốc được xuất khẩu đi Châu Âu, Châu Á và nhiều nơi khác. Do những thông tin ban
đầu về giá trò dinh dưỡng cao, dễ nuôi, mau lớn và là nguồn cung cấp thức ăn lý
tưởng cho khu vực nông thôn nơi mà đa số nông dân có nguồn dinh dưỡng thấp, nhiều
người lập tức nghó tới việc thương mại hóa và nuôi với qui mô công nghiệp để sản
xuất khẩu sang Châu Âu và các nước khác.


-5Theo Nguyễn Duy Khoát (1993), ốc bươu vàng được nhập vào miền Nam
nước ta từ cuối năm 1989 đến tháng 6/1991, chủ yếu từ Philippine.
.
Bảng 2.1 Tình hình lây nhiễm ốc bươu vàng ở Châu Á
Tên nước
Đài Loan
Philippine
Nhật Bản
Trung Quốc
Hàn Quốc

Năm nhiễm
1980
1980
1981
1985
1986

Tên nước

Indonesia
Malaysia
Việt Nam
Thái Lan
Lào

Năm nhiễm
1987
1987
1988
1990
1992

(Nguồn: Halwart, 1994a; trích bởi Huỳnh Kim Ngọc, 2002)
Bảng 2.2 Diện tích nhiễm ốc bươu vàng ở một số nước Châu Á
Tên Nước
Thái Lan
Philippine
Malaysia
Đài Loan
Việt Nam
Nhật Bản
Indonesia

Diện Tích (ha)
Năm ghi nhận
640.000
1996
400.000-500.000
1989

260.000
1998
171.524
1986
109.715
1997
16.195
1987
50.000
/
(Nguồn: Cục BVTV, 2000)

Theo Acosta và Bullin (1989; trích bởi Huỳnh Kim Ngọc, 2002) nguyên nhân
ốc bươu vàng lây lan nhanh chóng ở Châu Á, làø do nhiều quốc gia khi du nhập ốc
bươu vàng không nhận thức đầy đủ ảnh hưởng của ốc bươu vàng tác động đến hệ sinh
thái do việc ốc thoát ra ngoài vùng nuôi, xâm nhiễm khu vực trồng lúa nước nơi mà
điều kiện sinh thái phù hợp cho sự lây lan, phát triển của chúng và trôi theo nguồn
nước từ nơi cao đến những vùng thấp hơn, bênh cạnh đó lũ lụt, hệ thống dẫn thủy lợi
cũng là nguyên nhân giúp trứng và ốc lây lan ra những vùng lân cận.
2.2.2.3 Môi trường sống
Ốc bươu vàng chỉ sống ở vùng nước ngọt do ốc có nguồn gốc ở vùng đầm lầy,
sông ngòi vùng Nam Mỹ (FAO, 1989), ốc không sống được trong nước bùn đục, nước
có pH nhỏ hơn 4 và nước có độ mặn lớn hơn 8‰ (J.H.Ali).
Lê Đức Đồng (1998; trích bởi Huỳnh Kim Ngọc, 2002) cho rằng ốc sống dưới
nước và cả trên cạn, dưới nước ốc thở bằng mang, trên cạn thở bằng phổi do giữa
mang và phổi có một ống thông nhau, ống này còn có nhiệm vụ lấy không khí vào để
ốc hô hấp. Do vậy, ốc có thể sống trong điều kiện thiếu oxy. Khi mùa vụ kết thúc hay
khi mùa khô xảy ra, ốc đóng nắp lại, vùi mình sâu xuống đất bùn ẩm cách mặt đất 3-



-65cm, ngủ tiềm sinh và hoạt động trở lại khi ruộng được dẫn nước. Nhiệt độ thích hợp
nhất cho sự phát triển của ốc là 20 – 300C, nên mùa hè ốc ăn nhiều, lớn nhanh hơn
mùa đông, dưới 200C ốc ít ăn, ở 130C ốc ngừng ăn và buông mình chìm xuống đáy,
khi nhiệt độ xuống ở 80C và kéo dài 4 – 5 ngày, ốc chết. Độ pH thích hợp cho ốc là
6,5 – 7,5. Độ mặn thích hợp cho ốc là 4 ‰.
Theo Huỳnh Kim Ngọc (2002) cho rằng ốc bươu vàng sinh trường và phát
triển bình thường ở độ mặn 1-5‰, ốc kém ăn và hoạt động kém ở độ mặn 6-7‰, ở
độ mặn 8‰ ốc hầu như không ăn và ốc chết sau 3 ngày.
2.2.2.4 Tập tính dinh dưỡng
Theo Huỳnh Kim Ngọc (2002) cho rằng ốc bươu vàng có thể ăn thức ăn động
vật, thức ăn hỗn hợp (cám gạo + bột cá).
Theo Cục BVTV (2000) cho rằng ốc bươu vàng ăn được hầu hết các loại thực
vật thân mềm như bèo hoa dâu, bèo tây, rau xanh các loại, khoai mì, xơ mít… đặc biệt
là lúa non. Đối với lúa chúng thích nhất là mạ non, như một “cổ máy ăn” chúng có
thể ăn liên tục 24/24 giờ. Quan sát tám cặp ốc bươu vàng trên 1m2 lúa cấy chúng có
thể phá hoại 100% lúa mới sạ và 20% lúa mới cấy trong một ngày.
2.2.2.5 Sinh trưởng của ốc
Lê Đức Đồng (1998; trích bởi Huỳnh Kim Ngọc, 2002) cho rằng ốc bươu vàng
mới nở có vỏ mềm, rơi từ vỏ ổ trứng rỗng xuống nước dễ dàn bám vào vách, thành ao
hồ, cây trồng hay trên vỏ ốc lớn hơn. Chiều cao vỏ ốc lúc mới nở khoảng 1,0 –
1,5mm Vỏ cứng sau hai ngày, ốc con bắt đầu bò đi khi đạt kích thước 2-5mm, ốc con
ăn rong tảo, cây mọng nước, cây có lá mềm gần đó và thường có khuynh hướng tập
hợp thành từng nhóm quanh nơi có thức ăn. Ốc bươu vàng có tính háo ăn, ăn cả ngày
lẫn đêm do đó lớn rất nhanh và thành thục sinh dục trong một thời gian ngắn.
Theo Cục BVTV (2000), trứng ốc bươu vàng từ khi nở đến 45 ngày sau ốc có
thể đạt 20 – 25g/con, một số trường hợp có thể đạt 40 – 45g/con, trong điều kiện hảo
có thể đạt 0,7 gram/con trong một ngày đêm.


-72.2.2.6 Sinh sản ốc bươu vàng

Theo Cục BVTV (2000), khi ốc cái đạt 15g và ốc đực 10g, chúng có thể giao
phối và đẻ trứng. Trứng được đẻ thành ổ, mỗi ổ từ 25-500 trứng. Trứng có hình cầu
và màu hồng. Ốc thường đẻ trứng vào buổi tối và sáng sớm trên những thân cây hoặc
que cọc nhô lên trên mặt nước khoảng 0,3-0,5m (có khi cao hơn), ở những bể nuôi ốc,
trứng được đẻ trên những thành bể. Bình quân một ngày ốc có thể đẻ được ba ổ trứng,
năm ngày đẻ một lứa. Khi đẻ xong ốc rơi từ nơi đẻ xuống nước, trứng mới đẻ có màu
hồng đỏ, sau nhạt dần, khi sắp nở có màu hồng nhạt. Sau khi đẻ từ 7 – 14 ngày trứng
nở, tỉ lệ nở từ 70- 80% và tỉ lệ sống tính đến 10 ngày tuổi đạt khoảng 86%. Trứng ốc
được bảo vệ bởi chất tiết ra từ ốc mẹ.
Theo Hỳnh Kim Ngọc (2001), ốc bươu vàng có khả năng đẻ nhiều ổ trứng và
lượng trứng đẻ trong một tháng rất lớn, trung bình ốc đẻ khoảng 1000 trứng/tháng, cá
biệt có thể trên 1500 trứng/tháng.
2.2.3 Thành phần dinh dưỡng của ốc bươu vàng
Bảng 2.3 Thành phần chất của thòt ốc bươu vàng
Thành phần
Tỷ lệ hàm lượng (%)
Protein
9,8
Lipid
7,1
Glucid
0,4
Nước
77,7
Tro
0,4
(Nguồn: Phạm Uyên Nguyên - Thái Kim Bảo, 1991; trích bởi Dương Minh Nhật, 2003)


-8Bảng 2.4 Thành phần acid amin thiết yếu của ốc bươu vàng

Tên acid amin
Leucine
Isoleucine
Lysine
Methionine
Cysteine
Phenylalanine
Tyrosine
Threonine
Tryptophane
Valine
Tổng cộng

Khối lượng (g/gN)
0,403
0,363
0,350
0,129
0,329
0,363
0,324
0,107
0,588
2,948

(Nguồn: Phạm Uyên Nguyên - Thái Kim Bảo, 1991; trích bởi Dương Minh Nhật, 2003)
Bảng 2.5 Thành phần khoáng của ốc bươu vàng
Kết quả
Thòt ốc
Vỏ ốc

Ca
%
0,47
32,97
P
%
0,10
7,200
K
%
0,12
0,040
Na
%
0,10
0,240
Mg
%
0,12
0,330
Fe
%
0,01
0,100
Al
%
0,06
0,030
Hg
Ppm

0,26
4,100
Pb
Ppm
0,40
3,200
(Nguồn: Phạm Uyên Nguyên - Thái Kim Bảo, 1991; trích bởi Dương Minh Nhật, 2003)
Thành phần

Đơn vò tính

Nếu tính theo hàm lượng protein thô trên vật chất khô của mẫu thì ốc bươu
vàng có hàm lượng protein thô là 43,95%. Như vậy so với bột cá thì ốc bươu vàng chỉ
thiếu ba loại amino acid thiết yếu đó là arginine, histidine và methionine. Hàm lượng
protein thô của ốc bươu vàng có thể bằng hoặc chỉ kém khoảng 1/3 hàm lượng
protein thô của bột cá (tùy loại).


-92.3

Lên men lactic

Theo Nguyễn Lân Dũng và ctv…, (1998), lên men lactic là quá trình chuyển
hóa kỵ khí đường với sự tích lũy acid citric trong môi trường. Người ta đã biết tới hiện
tượng này từ lâu và đã ứng dụng rộng rãi để chế biến thức ăn chua thức ăn cho gia
súc, sản xuất acid lactic và các loại lactat. Acid lactic là nguyên liệu rất cần thiết của
công nghiệp thuộc da (làm mềm và làm nở da), công nghiệp dệt, công nghiệp tổng
hợp chất dẻo, công nghiệp thực phẩm. Lactat canxi là loại thực phẩm nhằm bổ sung
canxi dưới dạng dễ hấp thu cho cơ thể, lactat sắt dùng để chữa bệnh thiếu máu, lactat
đồng dùng làm dung môi,…

Lên men lactic có hai kiểu lên men: lên men lactic đồng hình và lên men
lactic dò hình.
a. Lên men lactic đồng hình
Trong lên men lactic đồng hình thực tế chỉ xuất hiện acid lactic. Các vi khuẩn
lactic đồng hình phân giải glucose theo con đường EMP, chúng chứa các men cần
thiết cho sự phân giải này, kể cả men aldolaza. Hydro xuất hiện trong phản ứng loại
hydro của triozophotphat sẽ được truyền cho pyrovat:
C6H12O6
Glucose

CH3COCOOH
Acid pyruvic

CH3CHOHCOOH
Acid lactic

Tùy thuộc vào tính chuyển hóa không gian của men xúc tác cho phản ứng
này, lactatdehyrogenza và tùy thuộc vào sự tồn tại của một men lactat raxemaza mà
có thể xuất hiện các dạng acid D(-), L(+) hay DL. Chỉ có một phần nhỏ pyruvat được
đề carboxyl hóa và chuyển hóa thành acid acetic, etanol và CO2 cũng như hình thành
axetoin. Mức độ tạo thành càc sản phẩm phụ này rõ ràng là phụ thuộc vào sự có mặt
của CO2.
Ở vi khuẩn lên men lactic điển hình, sự chuyển hóa thành acid lactic đi theo
con đường lên men rượu, đến giai đoạn tạo thành acid pyruvic. Acid này được khử
bằng hai nguyên tử hydro nhờ enzyme Lactodehydrogenaza thành acid lactic chiếm
tỷ lệ hơn 90%. Còn một số sản phẩm phụ khác có tỷ lệ không đáng kể như: acid
axetic, ethanol, glyxeryl, CO2,…
b. Lên men lactic không điển hình
Nhóm vi khuẩn không điển hình gây nên quá trình lên men phức tạp hơn so
với lên men điển hình gọi là quá trình lên men lactic không điển hình. Ngoài các sản

phẩm chính là acid lactic, chúng còn tạo nên một số sản phẩm phụ như: acid axetic,
cồn etylic, CO2, H2 và một số hợp chất thơm (diacetila, este,…).


- 10 -

Các vi khuẩn lên men dò hình thiếu các enzyme chủ yếu của con đường EMP,
đó là aldolaza và triozophotphatizomeraza.
Quá trình lên men lactic trong chế biến phế liệu lên men chua thuộc dạng lên
men không điển hình. Dưới tác dụng của vi khuẩn lên men lactic, phế liệu và đường
sẽ chuyển thành acid lactic (khoảng 40%), ngoài ra còn tạo ra một lượng lớn sản
phẩm khác như: acid succinic và rượu ethanol (20%), acid acetic (105), các chất khí
như CO2, hydro (20%) và một số hợp chất gây hương khác. Quá trình lên men ít mất
chất dinh dưỡng, những acid amin một lượng nhỏ tạo thành trong quá trình lên men,
acid lactic,… sinh ra trong quá trình lên men làm cho sản phẩm có mùi thơm đặc trưng
kích thích khẩu vò vật nuôi. Thêm vào đó, acid lactic có trong sản phẩm giúp cho việc
tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Cơ chế:
C6H12O6

6-P-Gluconat

Ribulozo-5 phosphate

Xilulozo-5 phosphate

Glyceraldehyde-3 phosphate
2.4

Acetate


Acetic- phosphate

Pyruvate

Ethanol

Lactate

Cá ủ silô (cá silage)

Cá silage được mô tả như một sản phẩm lỏng được làm từ cá nguyên liệu tươi
hoặc các bộ phận của cá, được hóa lỏng bởi tác nhân enzyme có trong thòt cá và acid
thêm vào. Enzyme phá vỡ cấu trúc protein thành những mãnh nhỏ hơn có thể hòa tan
được và acid là chất xúc tác nhanh chóng đồng thời ngăn cản sự khuấy nhiễm của vi
khuẩn gây thối rửa. Chú ý hàm lượng histamin có thể là một vấn đề nếu cá tạp bò
phân hủy trong suốt thời gian ủ silô.


- 11 Green và ctv...(1983; trích dẫn Khieu Borin, 2000) cá silage với acid hữu cơ
hoặc vô cơ được cho là acid cá silage và cá silage với carbonhydrate được dự trữ
trong điều kiện kỵ khí được biết như là men hoặc cá silage với vi sinh vật. Sự có mặt
của acid hữu cơ và vô cơ hoặc men lactic làm giảm pH, hạn chế sự phát triển của vi
khuẩn gây thối. Trong suốt quá trình ủ, enzyme nội tại phân giải protein thành những
peptide và amino acid.
Một vài phương pháp được sử dụng để sản xuất cá silage:
a. Thêm vào acid hữu cơ hoặc vô cơ để cho pH ở mức ổn đònh.
b. Thêm vào acid hữu cơ hoặc vô cơ để giữ pH ở điểm thích hợp để enzyme
nội tại hóa lỏng protein (thông thường thì pH ở mức 4; nhiệt độ khoảng 35-400C)
trong khoảng thời gian thêm vào sẽ tăng tính acid làm pH ở mức ổn đònh.

c. Thêm carbohydrate để giúp cho quá trình lên men tạo ra acid vừa đủ để ổn
đònh silage. Phương pháp này tạo ra cá silage dạng khối hoặc dạng hỗn hợp bột nhão.
Phương pháp làm cá silage: trước tiên băm nhỏ cá nguyên liệu, sử dụng máy
xay nén có màng lọc đường kính 10mm và lập tức thêm acid vào. Sự phối trộn cá và
acid là quan trọng, bởi vì nếu không nó sẽ thối. Sau khi phối trộn acid thì pH phải là
4 hoặc thấp hơn để ngăn chặn vi khuẩn hoạt động. Sau phối trộn này, qui trình silage
sẽ diễn ra một cách tự nhiên, nhưng thỉnh thoảng ta kích thích để đảm bảo tính đồng
nhất nguyên liệu trong túi.
Cá silage với acid thích hợp và được giữ ở nhiệt độ thường thì ít nhất hai năm
mới thối rửa. Protein sẽ hoà tan nhiều hơn, hàm lượng acid béo tự do sẽ tăng lên với
bất kỳ loại dầu cá nào trong suốt thời gian bảo quản, nhưng sự thay đổi không xảy ra
với những thành phần dinh dưỡng có ý nghóa. Trong những trường hợp có thể không
bảo quản được hơn sáu tháng, cá silage sẽ trở nên trơn nhẫn trong suốt thời gian bảo
quản và dần dần có hương mạch nha dễ chòu.
Theo Gildberg và Raa (1977; trích bởi Khieu Borin, 2000) đã chỉ ra rằng cá
silage có thể dự trữ trên 220 ngày và ít nhất hơn 8% đạm nitơ bò phân giải thành
ammonia. Tuy nhiên ở nhiệt độ vượt quá 300C thì tryptophane, methionine và
histidine sẽ bò phân hủy. Cá silage được sử dụng giống như thức ăn cho động vật làm
từ thòt cá
Theo Alvarrez (1972; trích bởi Khieu Borin, 2000) ở Cuba đã sử dụng H2SO4
đậm đặc và nước (tỷ lệ 1:1 theo thể tích) với hàm lượng 60mL acid/1kg cá tạp tươi
được coi là điều kiện tối ưu nhất.
Theo Cervantes (1979; trích bởi Khieu Borin, 2000) với cá xay nhuyễn chỉ
cần 30mL acid là vừa. Với cách bảo quản này ở Cuba đã sử dụng khoảng 20.000-


- 12 25.000 tấn acid cá silage mỗi năm từ 1986-1990. Ở các nước Mỹ La Tin cá silage sử
dụng bằng các loại men có nguồn gốc carbohyrate với những vi sinh vật tự nhiên
hoặc đươc thêm vào có thể thay thế gần như hoàn toàn bột cá hoặc những nguồn
protein khác trong khẩu phần ăn của heo, gà con, bê. Ở Morocco, rỉ đường được sử

dụng tới 50% theo trọng lượng và được trộn vào cá tạp xay nhuyễn, được đậy hở và
khuấy hàng ngày, đòi hỏi khoảng 10 ngày để thu được sản phẩm cuối cùng có trò số
pH là 4,5. Cá silage theo dạng này được tạo thành một khối sau đó để làm thức ăn
dạng rắn cho cừu, ngựa, dê và lạc đà. Để làm được như thế phải bổ sung 1% khoáng
và vitamin và khoảng 20% rơm xay nhuyễn. Một cách khác là sử dụng khoảng 5%
chất kết dính để tạo thành khối. Cá silage đã từng được sử dụng trong chăn nuôi heo
công nghiệp và các công việc nuôi dưỡng khác ở Đang Mạch. Những loài động vật
khác cho ăn bằng cá silage cho kết quả tốt: sữa bò và bơ bò không thoái hoá và sản
phẩm chứng gà chất lượng cao. Sản phẩm cá silage ở dạng lỏng, dạng khối hoặc hỗn
hợp bột nhão có thể thay thế được trên 50% bột cá trong khẩu phần ăn của gia súc gia
cầm.
Ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp ủ silo này để ủ đầu tôm và máu gia súc
cùng với rỉ đường. Với sản phẩm này thì protein của nó tương đương với bột cá và có
thể thay thế tới 75% bột cá trong khẩu phần thức ăn cho heo tuy nhiên sản phẩm ủ
silo cho tăng trưởng kém so với bột cá và thòt heo có mùi nhưng có thể dễ dàng đều
chỉnh điều này bằng cách ngưng cho ăn sản phẩm ủ silo trước 20 ngày khi mổ thòt
(theo Khieu Borin, 2000)


- 13 -

IV.
3.1

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thử Nghiệm Bảo Quản Thòt Ốc Bươu Vàng Bằng Acid Citric và Rỉ đường

3.1.1 Thời gian và đòa điểm
Đề tài được thực hiện tại Trại thực nghiệm khoa Thủy Sản, phòng phân tích

Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trung Tâm Công Nghệ và
Quản Lý Môi Trường & Tài Nguyên Trường Đại Học Nông Lâm - TP HCM, từ ngày
08 /05 /2006 đến ngày 30/08/2006.
3.1.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
3.1.2.1 Nguyên liệu chính
Thòt ốc bươu vàng được mua tại tỉnh Bình Dương. Rỉ đường được mua tại nhà
máy đường tỉnh Trà Vinh. Acid citric được mua tại chợ Kim Biên TpHCM.
3.1.2.2 Dụng cụ và thiết bò
- Máy đo pH hai số lẻ.
- Cân Nhơn Hòa loại 2kg.
- Cân phân tích có độ chính xác 0,01g và 0,001g.

nitơ.

- Máy chưng cất NH3 và nitơ, tủ sấy, bình hút ẩm, tủ sấy, bộ đốt chưng cất

- Bình Kjeldahl bầu tròn và thẳng, bình tam giác, chén nhôm.
- Hủ nhựa dùng bố trí thí nghiệm.
- MgO, acid boric, acid HCl 0,1N, acid HCl 0,1N.
- Chất chỉ thò màu (0,1% methyl red và 0,2% bromocresol green trong cồn).
- Acid sulfuric đậm đặc, sodium hydroxyd 40%, acid boric 4%.
- Hỗn hợp chất xúc tác: Sulfat đồng/ sulfat kali theo tỷ lệ 1/9 hay 3/7.


- 14 3.1.2.3 Phương pháp thí nghiệm
a. Thí nghiệm đối chứng (DC) không sử dụng hóa chất để bảo quản thòt ốc
bươu vàng có nhúng nước sôi hoặc không nhúng nước sôi được bảo quản trong hủ
nhựa. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lập lại.
b. Thí nghiệm đánh giá hàm lượng acid citric để bảo quản thòt ốc bươu vàng
có nhúng nước sôi hoặc không nhúng nước sôi được bảo quản trong hủ nhựa. Thí

nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nghiệm thức có hàm lượng acid
citric là 1% và 5% (A.1% và A.5%) so với trọng lượng thòt ốc bươu vàng xay nhuyễn
và ba lần lập lại.
c. Thí nghiệm đánh giá hàm lượng rỉ đường để bảo quản thòt ốc bươu có nhúng
nước sôi hoặc không nhúng nước sôi được bảo quản trong hủ nhựa. Thí nghiệm được
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức có hàm lượng rỉ đường là 5%, 10%,
15% và 20% (M.5%, M.10%, M.15%, M.20%) so với trọng lượng thòt ốc bươu vàng
xay nhuyễn và ba lần lập lại.
d. Các chỉ tiêu theo dõi
Chỉ tiêu theo dõi

Thời gian theo dõi (ngày)
1
7 14 21 28

Vật chất khô (%)
pH
Ammonia tổng số (%)
Nitơ tổng số (%)
Cảm quan về màu sắc
Cảm quan về mùi vò
Các thí nghiệm được theo dõi các chỉ tiêu như trên trong 28 ngày. Ở ngày thứ
nhất mẫu được mang đi phân tích và cách bảy ngày mẫu được mang đi phân tích một
lần cho tới ngày 28.


- 15 e. Quy trình thực hiện
Ốc bươu vàng nguyên con
Thòt ốc bươu vàng
Rửa


Thòt ốc bươu vàng nhúng nước sôi

Thòt ốc xay nhuyễn

Thòt ốc bươu vàng xay
nhuyễn được trộn hoá chất

Đóng hủ và bảo quản

Thòt ốc bươu vàng không nhúng nước

Thòt ốc xay nhuyễn

Thòt ốc bươu vàng xay
nhuyễn được trộn hoá chất

Đóng hủ và bảo quản

d. Diễn giải quy trình thực hiện
Ốc bươu vàng nguyên con được rửa sạch. Sau đó được tách thòt ra. Thòt ốc
được rửa lại một lần nữa. Tiếp theo thòt ốc bươu vàng được nhúng nước sôi trong hai
phút hoặc không nhúng nước sôi. Sau đó thòt ốc được nhúng nước sôi hoặc không
nhúng nước sôi điều được xay nhuyễn. Tiếp theo thòt ốc bươu vàng xay nhuyễn được
trộn với acid citric hoặc rỉ đường với các nồng độ khác nhau. Cuối cùng thòt ốc xay
nhuyễn trộn với hóa chất được đóng hủ với trọng lượng 150g mỗi hủ và bảo quản ở
nhiệt độ thường. Sau đó mẫu được mang đi phân tích như trên vừa nêu.



×