Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phân tích hoạt động phân phối thuốc tại phòng quân y tổng cục hậu cần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 83 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN VĂN CỬ

PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THUỐC
TẠI PHÒNG QUÂN Y - TỔNG CỤC HẬU CẦN

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - NĂM 2013


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN VĂN CỬ

PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THUỐC
TẠI PHÒNG QUÂN Y - TỔNG CỤC HẬU CẦN


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý Dược
Mã số: CK 60.73.20
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ

HÀ NỘI - NĂM 2013



Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự tận tình chỉ bảo của các
Thầy, các Cô, sự nhiệt tình giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà – Trưởng phòng Sau đại học, Trường đại
học Dược Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo để tôi hoàn thành
Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cám ơn:
Ban giám hiệu Trường đại học Dược Hà Nội, Phòng Sau đại học, Bộ môn
Quản lý & Kinh tế dược, Bộ môn Dược Lâm sàng, Các Thầy giáo, Cô giáo trường
đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và cho tôi cơ hội được học tập nâng cao tại
Trường.
Tôi xin trân trọng cám ơn:

Thủ trưởng Cục Hậu cần, Thủ trưởng Phòng Quân y và các ban đồng nghiệp
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình tôi, những người luôn
luôn động viên chia sẻ và hỗ trợ tôi trong mọi hoàn cảnh.
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Học viên

Trần Văn Cử


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………...1
Chương 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
1.1. Phân phối thuốc ................................................................................................ 3
1.1.1. Vai trò phân phối thuốc trong chu trình cung ứng thuốc ............................... 3
1.1.2. Mạng lưới phân phối, kênh phân phối thuốc .................................................. 4
1.1.3. “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP) ....................................................... 6
1.2. Tồn trữ thuốc .................................................................................................... 9
1.3. Bảo quản thuốc ............................................................................................... 12
1.4. Một số nét về tồn trữ và phân phối thuốc ở Việt Nam. .............................. 13
1.5. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc trong Quân đội................................. 17
1.6. Một số nét về Phòng Quân y - Tổng cục Hậu cần. ...................................... 19
1.6.1. Lịch sử ........................................................................................................... 19
1.6.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, chức trách quyền hạn.. 19
1.6.3.. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận dược - PQY trong quân đội ……..21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu : .................................................................................. 24
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu. .................................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................. 26

2.5. Phương pháp thu thập số liệu: ...................................................................... 26
2.6. Hạn chế của đề tài: ......................................................................................... 26


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

2.7. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu ......................................................26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 27
3.1. Khảo sát mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực của Phòng Quân y – TCHC. 27
3.1.1. Mô hình tổ chức............................................................................................. 27
3.1.2. Cơ cấu nhân lực ............................................................................................ 29
3.1.3. Trang thiết bị phục vụ tồn trữ, phân phối thuốc của PQY ............................ 31
3.2. Phân tích hoạt động phân phối tại Phòng Quân y - TCHC ....................... 36
3.2.1. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc ............................................................. 36
3.2.2. Cán bộ phụ trách phân phối và chức năng của các cơ quan trong mạng lưới
phân phối:................................................................................................................ 38
3.2.3. Các hoạt động phân phối thuốc: ................................................................... 39
3.2.3.1. Dự trù thuốc ………………………………………………………………46
3.2.3.2. Phân bổ thuốc cho các đơn vị .................................................................... 46
3.2.3.3. Tiếp nhận thuốc .......................................................................................... 46
3.3. Phân tích danh mục thuốc phân phối của Phòng Quân y - Tổng cục Hậu
cần ........................................................................................................................... 50
3.4. Phân tích hoạt động tồn trữ thuốc ................................................................ 55
3.5. Đảm bảo chất lượng thuốc ............................................................................ 55

Chương 4: BÀN LUẬN ......................................................................................... 59
4.1. Cơ cấu tổ chức và nhân lực ........................................................................... 59
4.2. Trang thiết bị phục vụ tồn trữ, phân phối thuốc ........................................ 60
4.3. Hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y - Tổng cục Hậu cần ......... 61


4.3.1. Qui trình phân phối và phương thức phân phối thuốc của Phòng Quân y Tổng cục Hậu cần ................................................................................................... 61
4.3.2. Về hoạt động dự trù thuốc ............................................................................. 62
4.3.3. Hoạt động tiếp nhận và cấp phát thuốc ........................................................ 63
4.3.4. Công tác bảo quản thuốc .............................................................................. 65
4.3.5. Công tác đảm bảo chất lượng thuốc ............................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................. 68
I. KẾT LUẬN: ....................................................................................................... 68
1. Về cơ cấu tổ chức, nhân lực và cơ sở vật chất trang thiết bị.............................. 68
2. Hoạt động phân phối thuốc ................................................................................. 68
II. ĐỀ XUẤT .......................................................................................................... 70
PHỤ LỤC


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ADR


Adverse Drug Reaction (Phản ứng có hại của thuốc)

BYT

Bộ Y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CQY

Cục Quân y

DMT

Danh mục thuốc

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

DSĐH

Dược sỹ đại học


DSTH

Dược sỹ trung học

FIFO

First In, First Out (nhập trước xuất trước)

FEFO

First Ended, First Out (hết hạn trước xuất trước)

KNNC

Kiểm nghiệm, Nghiên cứu

PQY

Phòng Quân y



Quân đội

SSCĐ

Sẵn sàng chiến đấu

TCHC


Tổng cục Hậu cần

VEN

Vital – Essential - Non-essential (Tối cần thiết, cần thiết,
không cần thiết)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu nhân lực của PQY qua các năm ............................................. 29
Bảng 3.2: Cơ cấu nhân lực kho thuốc của Phòng Quân y qua các năm ............. 30
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát trang thiết bị trong kho dược .................................. 32
Bảng 3.4: Tổng kinh phí phân phối của phòng Quân y qua các năm ................. 34
Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn lực kinh phí của PQY từ năm 2010 đến năm 2012 ..... 34
Bảng 3.6. Mô hình bệnh tật qua các năm ............................................................ 41
Bảng 3.7: Các hoạt động về thông tin thuốc ....................................................... 44
Bảng 3.8: Danh mục thuốc PQY theo nhóm tác dụng từ năm 2010-2012 ......... 51
Bảng 3.9: Danh mục thuốc PQY mua qua các năm 2010-2012 ......................... 52
Bảng 3.10: Kinh phí của các nhóm thuốc ........................................................... 53
Bảng 3.11: Số lượng thuốc PQY gửi trung tâm KNNC Dược quân đội kiểm tra chất
lượng khi kiểm nhập năm 2010-2012. ............................................................... 57
Bảng 3.12: Số mẫu thuốc PQY gửi trung tâm KNNC Dược quân đội kiểm tra trong
quá trình bảo quản và cấp phát năm 2010-2012. ................................................ 58


Ket-noi.com

Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Thuốc là
một trong những yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân. Ngành Dược có trách nhiệm tổ chức những hoạt động liên quan đến
sản xuất, bảo quản, phân phối thuốc để đáp ứng nhu cầu về thuốc cho công tác
phòng bệnh, chữa bệnh. Nước ta trong công cuộc đổi mới và hội nhập, ngành
Dược cũng như các ngành khác đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm đa dạng hoá và xã hội hoá các loại hình
dịch vụ Y- Dược, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Dược số
34/2005/QH11, có hiệu lực từ 1/10/2005; từ đó đến nay Chính phủ và Bộ Y tế
đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành Luật
dược.
Thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu ngày càng nhiều, không
ngừng tăng về số lượng, phong phú đa dạng về chủng loại, dạng bào chế và mẫu
mã. Mạng lưới phân phối thuốc cho nhân dân được phát triển đa dạng với nhiều
loại hình, rộng khắp từ miền núi, vùng sâu, vùng xa, từ nông thôn đến thành thị
đem lại rất nhiều lợi ích cho nhân dân trong việc mua, lựa chọn thuốc, lựa chọn
đối tượng phục vụ và được hưởng lợi ích từ sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả
và phương thức phục vụ.
Bên cạnh những mặt tích cực, thuận lợi và ưu việt thì dưới tác động của
các quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường, việc phân phối thuốc cũng nảy sinh
và bộc lộ những tồn tại bất cập như: Việc chấp hành quy chế chế độ chuyên môn

không nghiêm túc; Trình độ chuyên môn của chủ cơ sở còn thấp không đồng
đều; Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ bán hàng, tồn trữ, bảo quản thuốc chưa
đảm bảo, giá bán không thống nhất đôi khi có sự cạnh tranh không lành mạnh và

1


thiếu bình đẳng..., ảnh hưởng tiêu cực cho công tác quản lý của nhà nước và chất
lượng phục vụ nhân dân.
Phòng Quân y - TCHC là cơ sở y tế có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chỉ
đạo chuyên môn, nghiệp vụ cho quân y cơ quan, đơn vị trong nội bộ Tổng cục
Hậu cần. Là một đơn vị quân đội nên công tác phân phối thuốc có những nét đặc
thù riêng, nhưng cũng không nằm ngoài thực trạng phân phối thuốc của nước ta
hiện nay. Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến phân phối thuốc, góp phần nâng
cao chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ quan, đơn vị và đồng thời có cái nhìn
đúng hơn về những khó khăn, thuận lợi của một Phòng Quân y trong Quân đội
tôi lựa chọn đề tài
“ Phân tích hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y - Tổng cục
Hậu cần”, nhằm thực hiện các mục tiêu:
1. Mô tả một số yếu tố nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc
của Phòng Quân y - Tổng cục Hậu Cần trong 3 năm (2010 - 2012).
2. Phân tích hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y - Tổng cục
Hậu cần trong 3 năm (2010-2012).
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phân
phối thuốc tại Phòng Quân y - Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng.

2


Ket-noi.com

Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Phân phối thuốc
Phân phối thuốc: Là việc phân chia và di chuyển, bảo quản thuốc từ kho
của cơ sở sản xuất thuốc hoặc từ trung tâm phân phối cho đến người sử dụng
hoặc đến các điểm phân phối, bảo quản trung gian hoặc giữa các điểm phân
phối, bảo quản trung gian bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau.
1.1.1. Vai trò phân phối thuốc trong chu trình cung ứng thuốc
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử
dụng. Chu trình cung ứng thuốc có thể được tóm tắt khái quát theo sơ đồ sau:

LỰA CHỌN

MUA SẮM

SỬ DỤNG

PHÂN PHỐI

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc [24]

3



Như vậy, cung ứng thuốc là một chu trình khép kín, mỗi bước trong chu
trình đều có vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo. Hoạt động
phân phối thuốc là khâu thứ 3 của quá trình cung ứng thuốc.
1.1.2. Mạng lưới phân phối, kênh phân phối thuốc
Để đáp ứng nhu cầu thuốc cho người sử dụng thì phải xây dựng một mạng
lưới phân phối nhiều cấp độ khác nhau. Mạng lưới phân phối là toàn bộ các
kênh phân phối. Kênh phân phối là những con đường đi của thuốc từ nơi sản
xuất đến người sử dụng.
Kênh phân phối có nhiều dạng khác nhau kênh ngắn (Có hoặc không có
khâu trung gian), kênh dài có một hay nhiều khâu trung gian. Với kênh phân
phối càng dài thì chi phí phân phối thuốc sẽ càng cao, chất lượng thuốc cũng sẽ
bị ảnh hưởng. Các kênh phân phối bao gồm các dạng sau:
- Kênh trực tiếp: Giữa người sản xuất và người sử dụng không có một khâu
trung gian nào.
- Kênh ngắn: Thuốc được chuyển từ nhà sản xuất đến người bán lẻ trước
khi đến người sử dụng.
- Kênh dài: Giữa người sản xuất và người sử dụng có nhiều khâu trung
gian.
Theo khuyến cáo của WHO mạng lưới phân phối thuốc trên thế giới được
trình bày trong hình 1.2

4


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

CÁC TUYẾN

HỆ THỐNG TƯ NHÂN
Các nhà cung ứng đa
quốc gia

Cấp đa quốc gia

Cấp quốc gia

Cơ quan mua sắm
quốc tế

Các cơ quan cung
ứng của chính phủ:

Các doanh nghiệp sản
xuất thuốc trong nước

Các công ty bán buôn

Cấp tỉnh, thành phố

Các nhà phân phối

HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC


Hồ sơ sản phẩm;
Đơn vị mua sắm;
Đơn vị nhập khẩu;
Quản lý tồng trữ, tài
chính, kho thuốc,…

Các công ty, bệnh viện,..

Cấp huyện: trung tâm y
tế, bệnh viện,…

Cấp huyện

Các hiệu thuốc, đại lý
Các cán bộ làm việc
tại cộng đồng…

Cộng đồng
Đường phân phối của
thuốc
theo
truyền
thống, kho thuốc trung
ương truyền thống

Người sử dụng

Đường phân phối có
thể biến đổi (theo kế

hoạch hoặc không theo
kế hoạch)
Đường thu thập thông tin

Hình 1.2: Mô hình mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo của WHO [25]

5


1.1.3. “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP)
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
con người. Vì vậy để bảo đảm chất lượng của thuốc khi cung cấp đến tay người
tiêu dùng, thì Ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã triển khai thực
hiện 2 mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc: “Bảo đảm cung ứng
thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho
nhân dân”; “Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả”. Để đạt được
điều đó, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu mà Bộ y tế áp dụng đó
là triển khai thực hiện các nguyên tắc thực hành tốt (GPs), đảm bảo chất lượng
thuốc. Bộ Y tế đã ban hành các quyết định chính thức áp dụng về tiêu chuẩn
“Thực hành tốt sản xuất thuốc của hiệp hội các nước Đông Nam Á (GMPASEAN) - 9/1996” [1], “ Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP) - 5/2000” và
“Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) - 6/2001”, “Thực hành tốt sản xuất thuốc
theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (GMP-WHO)-2004”, “Thực hành tốt
phân phối thuốc” (GDP) – 12/2007 [3].
“Thực hành tốt phân phối thuốc” là một phần của công tác bảo đảm chất
lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát
đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc. Bản nguyên
tắc này đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt
phân phối thuốc”, nêu lên các yêu cầu cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản,
phân phối thuốc để bảo đảm việc cung cấp thuốc đến tay người tiêu dùng một
cách kịp thời, đầy đủ và có chất lượng như dự kiến.

Nội dung nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc của BYT” ban hành
năm 2001 qui định về các nội dung cơ bản sau [4]:
- Quy định về tổ chức: Cơ sở phân phối thuốc phải có tư cách pháp nhân,
sơ đồ tổ chức và phân công nhiệm vụ rõ ràng.

6


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

- Quy định về nhân sự: Cơ sở phải có đủ số lượng cán bộ, nhân viên phù
hợp với qui mô phân phối thuốc. Các cán bộ nhân viên phải đáp ứng các yêu cầu
+ Có trình độ chuyên môn phù hợp và được đào tạo về GDP.
+ Phải có đủ kinh nghiệm công tác phù hợp với chức trách được
giao.
- Quy định về quản lý chất lượng:
+ Tất cả các thuốc phải được lưu hành hợp pháp, và phải được mua,
cung cấp cũng như bán, giao hàng, gửi hàng bởi các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dược hợp pháp, đáp ứng các quy định của pháp luật.
+ Phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh chất lượng sản
phẩm. Các thông tin này phải luôn có sẵn để cung cấp cho các cơ quan quản lý
và người sử dụng dù ở đầu hay cuối kênh phân phối.
- Quy định về cơ sở, kho tàng và bảo quản:
Tất cả các cơ sở phân phối thuốc phải có các điều kiện kho tàng, phương

tiện bảo quản thuốc tuân thủ theo đúng các nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản
thuốc" (GSP). Kho phải có các khu vực bảo quản, khu vực nhận và xuất hàng,
khu vực lấy mẫu, điều kiện và yêu cầu trong bảo quản, nhận hàng, quay vòng
hàng tồn kho và kiểm soát các dược phẩm quá hạn.
- Quy định về vận chuyển, phương tiện vận chuyển và trang thiết bị:
Quá trình vận chuyển thuốc phải đảm bảo giữ nguyên tính toàn vẹn và
chất lượng thuốc. Tất cả các phương tiện vận chuyển, trang thiết bị được sử
dụng trong bảo quản, phân phối và xử lý thuốc phải thích hợp với mục đích sử
dụng và phải bảo vệ được thuốc tránh các điều kiện có thể ảnh hưởng xấu đến
độ ổn định, tính toàn vẹn của bao bì, thuốc và phòng tránh việc nhiễm bẩn. Phải
có trang bị theo dõi điều kiện môi trường vận chuyển....
- Quy định về bao bì và nhãn trên bao bì
Thuốc phải được bảo quản và phân phối trong các bao bì không gây tác
động xấu đến chất lượng sản phẩm và có đủ khả năng bảo vệ sản phẩm tránh các
7


ảnh hưởng bên ngoài, kể cả việc nhiễm khuẩn. Bao bì phải được thiết kế để phù
hợp với điều kiện vận chuyển: bằng đường bộ, đường thủy, đường không,..
Nhãn ngoài bao bì phải rõ ràng, dán chắc chắn và đầy đủ nội dung theo quy định
của pháp luật.
- Quy định về giao hàng và gửi hàng
Thuốc chỉ được bán và/hoặc phân phối cho cơ sở dược hợp pháp được
phép mua những sản phẩm đó theo quy định của pháp luật. Phải có các văn bản
chứng minh tính hợp pháp của cá nhân, cơ sở đó trước khi thuốc được gửi.
- Quy định về hồ sơ tài liệu:
Phải có sẵn các quy chế, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh
thuốc, các tài liệu chuyên môn thích hợp để tra cứu, các quy định, quy trình, hồ
sơ tài liệu để bảo đảm thực hiện đúng các yêu cầu về bảo quản, phân phối thuốc
và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

- Quy định về thu hồi sản phẩm và sản phẩm bị loại, bị trả về
Phải thiết lập một hệ thống, bao gồm cả quy trình bằng văn bản, để thu
hồi nhanh chóng và có hiệu quả những thuốc được xác định hoặc nghi ngờ là có
khiếm khuyết, và chỉ định rõ người chịu trách nhiệm thu hồi.
Sản phẩm bị loại bỏ và những sản phẩm bị trả lại cho nhà phân phối phải
được nhận dạng phù hợp và được xử lý theo một quy trình, trong đó ít nhất phải
có việc giữ các sản phẩm đó ở khu vực biệt trữ nhằm tránh lẫn lộn và ngăn ngừa
việc tái phân phối cho tới khi có quyết định về biện pháp xử lý. Điều kiện bảo
quản áp dụng cho thuốc bị loại bỏ hoặc trả về phải được duy trì trong suốt quá
trình bảo quản và vận chuyển cho tới khi có quyết định sau cùng.
Việc đánh giá và đưa ra quyết định về xử lý thuốc loại bỏ, thuốc trả về
phải được thực hiện bởi một người được phân công bằng văn bản của người có
thẩm quyền. Khi tiến hành đánh giá, phải tính đến tính chất của sản phẩm bị trả
lại, các điều kiện bảo quản đặc biệt, điều kiện và lai lịch cũng như thời gian kể
từ khi xuất bán sản phẩm đó.
8


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

1.2. Tồn trữ thuốc
Tồn trữ (storage) là sự bảo quản tất cả các nguyên liệu, vật tư, bao bì dùng
trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và thành phẩm
trong kho. Tồn trữ không chỉ là việc cất giữ hàng hoá ở trong kho mà còn là cả

một quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các
biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm
hoàn chỉnh trong kho. Công tác tồn trữ là một trong các mắt xích quan trọng của
việc cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đầy đủ nhất, chất lượng
tốt nhất, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối
thuốc. Đối với các cơ sở y tế thực hiện khám và điều trị thì tồn trữ thuốc có thể
hiểu là hoạt động lưu trữ thuốc trong kho của các cơ sở y tế, nhằm đáp ứng nhu
cầu khám, điều trị hoặc phòng chống dịch bệnh của đơn vị mình. Như vậy, tồn
trữ thuốc ở các cơ sở có khám và điều trị bao gồm các nội dung:
- Xác định nhu cầu thuốc: Chủng loại, số lượng thuốc sử dụng của đơn
vị mình.
- Tiếp nhận, lưu trữ thuốc ở tại các khoa, phòng điều trị hay các cơ sở có
khám và điều trị, hay tại các kho thuốc làm nhiệm vụ cung ứng, dự trữ
thuốc. Bảo quản thuốc lưu trữ đúng qui chế.
Vai trò của tồn trữ thuốc: Đối với các cơ sở y tế ở tất cả các cấp từ các cơ
sở nhỏ lẻ hay với mức độ lớn trên phạm vi cả nước thì việc tồn trữ thuốc là tất
yếu. Để đảm bảo dự trữ quốc gia về thuốc, nước ta đã ban hành nhiều văn bản
xác định chủng loại, số lượng và từng bước kiện toàn dự trữ quốc gia về thuốc.
Luật Dược xác định 3 mục tiêu của dự trữ thuốc quốc gia bao gồm: (1) Phòng,
chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa; (2) Bảo đảm quốc
phòng, an ninh; (3) Tham gia bình ổn thị trường thuốc [17]. Việc xây dựng, tổ
chức, quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia về thuốc được thực hiện
theo quy định của pháp luật, cụ thể là tuân thủ theo Pháp lệnh Dự trữ quốc gia
[22] và Nghị định 196/2004/NĐ-CP và mới đây là Nghị định 43/2012/NĐ-CP
9


hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh và các văn bản liên quan khác. Theo Nghị định
43 mới ban hành, danh mục hàng hóa dự trữ quốc gia thuộc Bộ Y tế quản lý có
sự thay đổi so với Nghị định 196. Nếu trong Nghị định 196 danh mục dự trữ bao

gồm “Một số nguyên liệu quan trọng để sản xuất thuốc, thuốc và thiết bị y tế đặc
thù quan trọng thiết yếu phòng, chữa bệnh cho người, thuốc phòng, chống dịch”
thì theo Nghị định 43, danh mục thuốc dự trữ do BYT quản lý chỉ còn là
“Thuốc phòng chống dịch” [6], [8].
Đối với các cơ sở khám và điều trị hay làm công tác cung ứng thuốc việc
tồn trữ thuốc nhằm đảm bảo cho quá trình khám và điều trị luôn được chủ động
tránh thiếu thuốc tại cơ sở khi thị trường thuốc có những biến động không thuận
lợi hoặc có những tình huống đột xuất xảy ra như: Thiên tai, địch họa,... Theo
qui định của BYT cũng như khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới tại các cơ sở
cần phải tồn trữ thuốc với lượng thuốc bằng khoảng 2-3 tháng sử dụng của cơ sở
Để quản lý thuốc tồn trữ một cách có hiệu quả hiện nay BYT đang dự
thảo hướng dẫn các cơ sở sử dụng kỹ thuật phân tích ABC và phân tích VEN
vào dự trữ thuốc. Ngoài ra theo hướng dẫn của WHO thì lượng thuốc tồn trữ
được ước tính theo công thức [5], [28]:
Smin = (LT x CA) + SS
Smax= Smin + (PP x CA)
CA : Lượng thuốc tiêu thụ hàng tháng (Average Consumtion).
LT: Thời gian thuốc từ nhà cung cấp đến kho thuốc (Supplier Lead Time).
PP: Khoảng thời gian giữa hai lần nhập hàng (Procurement Period).
SS: Lượng tồn kho an toàn.

10


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi

phi

* Xác định nhu cầu thuốc
Nhu cầu thuốc có thể hiểu là tập hợp tất cả những loại thuốc với dạng bào
chế thích hợp, hàm lượng thích hợp, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và hiệu
lực để đáp ứng được các yêu cầu phòng chữa bệnh của cộng đồng trong một
phạm vi thời gian, không gian, một trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật và khả
năng chi trả nhất định.
Để xác định nhu cầu thuốc của một cơ sở y tế hay của một vùng miền,...
người ta dựa trên sự phân tích của các yếu tố: Tình trạng bệnh tật, mô hình bệnh
tật; Kỹ thuật chuẩn đoán bệnh và điều trị; Hiệu lực điều trị của thuốc; Quyết
định của người bệnh; Yếu tố môi trường xã hội;... Với mỗi một đơn vị cụ thể thì
vai trò của các yếu tố này sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung thì yếu tố quyết định
nhất vẫn là tình trạng bệnh tật, mô hình bệnh tật [11], [12].
Trong tồn trữ thuốc việc xác định nhu cầu các thuốc cần tồn trữ có vai trò
hết sức quan trọng. Hoạt động này không những nhằm đảm bảo cho cơ sở y tế
có đầy đủ thuốc sử dụng mà nó còn tránh lãng phí trong quá trình tồn trữ. Nếu
tiến hành tồn trữ nhiều loại thuốc sẽ gây khó khăn trong việc tìm nguồn mua,
chuẩn bị nguồn tài chính, mặt bằng kho, nhân lực để bảo quản,... Đồng thời nếu
các thuốc này sau lại không có nhu cầu sử dụng thì sẽ bị lãng phí nguồn lực. Do
vậy, việc tồn trữ thuốc cần phải xác định được tương đối chính xác chủng loại,
số lượng thuốc cần dự trữ. Thông thường các thuốc được tồn trữ là những thuốc
cần thiết, có nhu cầu cao trong hoạt động của cơ sở y tế và nó thường được xây
dựng bằng cách rút ra từ danh mục thuốc (Với cơ sở y tế có khám và điều trị)
thường xuyên của cơ sở.

11


1.3. Bảo quản thuốc

Để các thuốc tồn trữ đảm bảo có chất lượng đến khi sử dụng thì các thuốc
tồn trữ phải được bảo quản đúng qui chế và theo dõi hạn dùng cũng như chất
lượng thuốc một cách chặt chẽ và thường xuyên.
Từ những năm 80 thế kỷ XX các tập đoàn và công ty Dược phẩm lớn trên
thế giới đã bắt đầu đầu tư cho công tác tồn trữ, bảo quản nhằm duy trì chất
lượng thuốc trong suốt quá trình phân phối lưu thông và kéo dài tuổi thọ của
thuốc. Năm 1985, Liên đoàn Dược phẩm quốc tế (FIP) đã đưa ra các nguyên tắc
thực hành tốt bảo quản thuốc [20], [23]. Thông qua các biện pháp riêng thích
hợp cho bảo quản, vận chuyển nguyên liệu ban đầu và sản phẩm trong tất cả các
giai đoạn sản xuất để khi đến tay người tiêu dùng, thành phẩm thuốc vẫn giữ
nguyên tính chất và chất lượng quy định. Năm 1991, Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đã ban hành tiêu chuẩn, nguyên tắc GSP để định hướng và khuyến khích
Bộ Y tế các nước thực hiện [26], [27].
Nội dung chủ yếu của GSP - WHO gồm các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Quy định về nhân sự
- Quy định về doanh nghiệp và cơ sở vật chất.
- Quy định về các yêu cầu về bảo quản.
- Quy định về hàng hóa bị trả lại
- Quy định về xuất hàng và vận chuyển
- Quy định về thu hồi sản phẩm.
Các quy định của WHO đã bổ xung thêm một số chỉ dẫn về bảo quản
thuốc theo GSP so với các hướng dẫn của FIP trước đó như:
- Biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện để ngăn chặn người nhập
hàng trái phép từ khu vực lưu trữ.
- Vật liệu, sản phẩm dược phẩm không được lưu trữ trực tiếp trên sàn nhà.

12


Ket-noi.com

Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

- Nên có văn bản chương trình dành cho thói quen làm việc nhiều (Quy
trình thao tác chuẩn) như vệ sinh môi trường, kiểm soát sâu bệnh, các biện pháp
trong trường hợp tác động, làm sạch khu vực lấy mẫu, xử lý hàng hóa trả lại...
- Hệ thống điện toán được sử dụng để quản lý lưu trữ (Bao gồm cả kiểm
dịch và lưu trữ các tài liệu bị từ chối) đã được xác nhận.
- Thuật ngữ truyền thống “Nhập trước- xuất trước” (FIFO) được thay thế
một cách chính xác cho cụ thể hơn bởi thuật ngữ “hết hạn trước- xuất trước”
(FEFO).
- Ngoài các yêu cầu thông thường về giám sát các điều kiện bảo quản
(Nhiệt độ, độ ẩm), cần chứng minh tính đồng nhất của nhiệt độ bảo quản thuốc
trong kho.
- Hàng hóa trả về chỉ có thể được trả lại cho nguồn nhập sau khi chất
lượng đã được tái đánh giá.
- Đối với việc vận chuyển hàng, đặc biệt là việc sử dụng đá khô trong dây
truyền lạnh phải được thảo luận và giám sát các điều kiện vận chuyển với sự trợ
giúp của các thiết bị thích hợp.
Căn cứ vào khuyến cáo của WHO và sự phát triển của ngành dược Việt
Nam, ngày 20/6/2001 BYT ban hành Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT về việc
thực hiện nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP). Các nội dung GSP
do BYT qui định ở nước ta mang đầy đủ các nội dung GSP của WHO và có bổ
xung thêm phần qui định về hồ sơ tài liệu [2].
1.4. Một số nét về tồn trữ và phân phối thuốc ở Việt Nam.
* Về tình hình tồn trữ thuốc:

Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà Nước trong việc dự trữ quốc
gia về thuốc đến nay ngành y tế cũng đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp lý qui định về tồn trữ thuốc ở tất cả các cơ sở y tế. Công tác tồn trữ
thuốc đã được các cơ sở và các công ty thực hiện tương đối nghiêm túc lên trong

13


những năm qua mặc dù thị trường thuốc có nhiều biến động về giá thuốc, tuy
nhiên tại các cơ sở y tế vẫn không xảy ra tình trạng thiếu thuốc trong phòng và
điều trị. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thực trạng cung ứng và tồn trữ
thuốc ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót đáng quan tâm:
Theo các thông tin năm 2012 dự trữ quốc gia về thuốc còn tồn tại nhiều
bất cập và sai phạm. Thực hiện Quyết định 110/2005/QĐ-TTg, ngày 16-5-2005
của Thủ tướng Chính phủ có về kế hoạch Dự trữ lưu thông thuốc quốc gia phục vụ
công tác phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân [7], BYT đã lựa chọn 03 công ty
được dự trữ thuốc là Công ty Dược phẩm Trung ương I, II và III. Theo đó lượng dự
trữ thuốc với số tiền trước mắt khoảng 330 tỷ đồng, với cơ chế: các doanh nghiệp
được giao nhiệm vụ dự trữ lưu thông thuốc (DTLTT) được vay tiền ngân hàng để
mua cơ số thuốc DTLT theo yêu cầu, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vốn
vay ngân hàng. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các doanh nghiệp này đã không
sử dụng hết hạn mức đã được phân bổ, ngoài ra số chủng loại thuốc, lượng dự trữ
cũng không đảm bảo theo danh mục. Cụ thể: Công ty dược phẩm trung ương II đã
được phân bổ hạn mức vay vốn 160 tỷ đồng vào năm 2006 nhưng khi thực hiện,
Công ty này chỉ sử dụng hơn 21,143 tỷ đồng được phân bổ (tỷ lệ 13,2%); hai năm
2007, 2010 cũng chỉ đạt tương ứng 29,8% và 31,1% hạn mức vốn vay. Năm 2011,
Công ty sử dụng được 98,9% hạn mức vốn vay nhưng về số mặt hàng thuốc dự trữ,
công ty này chưa mua đủ theo kế hoạch được duyệt, hằng năm chỉ thực hiện đạt từ
24,5% đến 38% số mặt hàng được duyệt. Thực trạng cũng xảy ra ở cả các Công ty
dược phẩm trung ương I và III [18].

Theo các nghiên cứu gần đây, thì việc tồn trữ thuốc ở nhiều bệnh viện cũng
chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết lượng tồn trữ không đảm bảo theo qui định
của BYT.
- Tại Bệnh viện Hữu nghị từ năm 2010 đến năm 2012 lượng thuốc tồn trữ
chỉ đạt từ 1,43 đến 2,03 (Năm 2011) tháng sử dụng [13].

14


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

- Tại Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh giai từ năm

2005 đến năm 2011 lượng thuốc tồn trữ đều dưới 1 tháng sử dụng [16].
- Tại bệnh viện đa khoa Thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương theo
nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2011 lượng thuốc tồn trữ chỉ đạt từ 1,05 đến
1,30 tháng sử dụng, [10]...
* Về tình hình phân phối thuốc
Trong những năm gần đây BYT đã thực hiện thành công 2 mục tiêu cơ
bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam: (1) Bảo đảm cung ứng
thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho
nhân dân. Với tính xã hội hóa cao, với sự tham gia của các thành phần kinh tế,
mạng lưới phân phối thuốc phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc, đảm bảo đủ thuốc
cho nhu cầu điều trị, người dân có thể dễ dàng tiếp cận cơ sở bán lẻ thuốc.

(2) Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả: Bộ Y tế tích cực và
cương quyết triển khai Chính sách quản lý chất lượng toàn diện, đảm bảo chất
lượng thuốc từ sản xuất đến tận tay người tiêu dùng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp
lý an toàn. Tuân thủ nguyên tắc GDP, đến nay ở nước ta đã hình thành một
mạng lưới phân phối thuốc tương đối hoàn chỉnh. Và mô hình mạng lưới phân
phối tại Việt Nam hiện nay phù hợp với mạng lưới phân phối theo khuyến cáo
của WHO.

15


Các nhà sản xuất đa
quốc gia

Các hãng
phân phối quốc tế

Các công ty, xí nghiệp
dược trung ương

Các bệnh viện
trung ương

Các công ty, xí nghiệp
dược tỉnh thành

Các bệnh viện,
tỉnh thành

Các nhà thuốc,


Các bệnh viện

hiệu thuốc quận, huyện

quận huyện

Các đại lý thuốc

Các trạm y tế

xã phường

xã phường

Người sử dụng
Hình 1.3: Mô hình mạng lưới phân phối thuốc ở Việt Nam [12], [14]
Ghi chú:

đường đi của thuốc

Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đã đạt được thì tình hình phân phối thuốc
ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Nhiều nhà cung ứng đã thực hiện phân phối
thuốc lòng vòng nhằm đẩy giá thuốc lên cao. Đặc biệt hiện nay cùng một loại
thuốc, cùng hàm lượng nhưng giá trúng thầu ở mỗi một bệnh viện lại khác nhau.

16



×