Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH NUÔI CẤY IN VITRO CÂY BẠC HÀ (Mentha arvensis L.) VÀ KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG TINH DẦU, MENTHOLVÀ MENTHONE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG QUY TRÌNH NUÔI CẤY IN VITRO CÂY BẠC
HÀ (Mentha arvensis L.) VÀ KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG
TINH DẦU, MENTHOLVÀ MENTHONE
 

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: BÙI THỊ HỒNG GẤM

Niên khóa

: 2006 – 2010

Tháng 07/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



XÂY DỰNG QUY TRÌNH NUÔI CẤY IN VITRO CÂY BẠC
HÀ (Mentha arvensis L.) VÀ KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG
TINH DẦU, MENTHOLVÀ MENTHONE

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. TRẦN THỊ LỆ MINH

BÙI THỊ HỒNG GẤM

CN. TRẦN LỆ TRÚC HÀ

Tháng 07/2010


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính ghi ơn ba mẹ cùng những người thân trong gia đình luôn
tạo mọi điều kiện và động viên con trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
™ Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ
môn Công nghệ sinh học, cùng tất cả Quý Thầy Cô truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tại trường.
™ TS. Trần Thị Lệ Minh đã hết lòng giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
™ CN. Trần Lệ Trúc Hà đã hết lòng giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn trong quá
trình tôi làm khóa luận.
™ KS. Trịnh Thị Phi Ly cùng các anh chị phụ trách phòng sắc ký, Trung tâm phân

tích Thí nghiệm Hóa sinh Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
™ CN. Nguyễn Sĩ Tuấn đã đóng góp những ý kiến quý giá trong quá trình tôi quá
trình thực hiện khóa luận.
™ Các bạn bè thân yêu của lớp DH06SH đã chia sẽ cùng tôi những vui buồn trong
thời gian học cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời làm đề tài.
Chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Hồng Gấm

i


TÓM TẮT
Loài Bạc hà Châu Á có hàm lượng tinh dầu và menthol khá cao, nhưng do
trồng chủ yếu bằng thân ngầm nên hệ số nhân không cao, tốn thời gian và cây có thể
bị thoái hoá sau nhiều vụ trồng. Để khắc phục hạn chế trên và góp phần nghiên cứu
phương pháp nhằm gia tăng hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone trong cây
Bạc hà Châu Á nay chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình nhân giống in
vitro cây Bạc hà (Mentha arvensis L.) và khảo sát hàm lượng tinh dầu, menthol và
menthone”.
Nội dung chính của đề tài là tạo cây Bạc hà in vitro hoàn chỉnh thông qua
phương pháp nuôi cấy mô sẹo, khảo sát sự sinh trưởng phát triển của cây Bạc hà in
vitro và phân tích hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone trong cây Bạc hà nhân
giống bằng phương pháp in vitro.
Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi đạt được một số kết quả sau: Thí nghiệm
khử trùng mẫu đốt thân Bạc hà (Mentha arvensis L.) đạt kết quả tối ưu với nghiệm
thức sử dụng: Tỷ lệ Javel: nước là 1:2 (v/v) và thời gian xử lý là 10 phút (55,6%
mẫu có khả năng tái sinh). Nghiệm thức bổ sung 0,5 mg/l NAA kết hợp với
0,25mg/L BA đã kích thích tạo callus từ mẫu lá. Môi trường MS bổ sung BA (2,0

mg/L) cho hiệu quả nhất lên quá trình nhân chồi. Môi trường MS bổ sung NAA
(0,4mg/L) cho hiệu quả nhất lên quá trình tạo rễ. Sự tăng trưởng của cây in vitro về
chiều cao, số lá, số cành nhanh hơn cây giâm từ thân ngầm và cho trọng lượng thân
cao hơn. Cây Bạc hà in vitro có hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone cao hơn
cây giâm từ thân ngầm.

ii


SUMMARY
“Build-up of process for in vitro propagation of mint (Mentha arvensis L.)
and observation of essence oil, menthol and menthone”.
Asian peppermint’s oil and menthol content in mint are high, but the mints
have been mainly planted by using underground stem, leading to long
multiplication, time-consuming and degeneracy after many crops. To overcome the
aboved limitations and research on methods increasing oil, menthol and menthone
content in Asia peppermint. Thus, we carried out the project “Build-up of process
for in vitro propagation of mint (Mentha arvensis L.) and observation of essence oil,
menthol and menthone”.
The main contens of this project are to induce the in vitro plane leafs of mint
from in vitro, through callus tissue, Survey growth and development of in vitro
mint. Analysis of oil, menthol and menthone content in the mints growed from in
vitro plantlet.
From the optained results, some achieved results are follow: For sterile of
mint samples (Mentha arvensis L.) the optimal results were obtained with
treatments using: Javel:water of 1:2 (v/v) in 10 minutes (55.6% samples have ability
of regeneration). The treatment of 0.5 mg/L NAA combined with 0.25 mg/L BA
stimulates callus formation from leaf. MS medium supplemented with BA (2.0
mg/L) is the most effective for shoot generation. MS medium additional NAA
(0.4mg/L) is the most effective process for root formation. The plant height, leave

number, and stem number of mint are better than plant these of cutting plants
induced from the underground stem and the stem of in vitro plants is also higher.
The content oil, menthol and menthone of mint is higher these of cutting plants
induced from the underground stem.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................... ii
SUMMARY ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................... iix
Chương 1 MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2. Yêu cầu .............................................................................................................. 2
1.3. Nội dung thực hiện ............................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chung về cây Bạc hà ......................................................................... 3
2.1.1. Cây Bạc hà Châu Á (hay Bạc hà Á) ............................................................... 3
2.1.1.1. Đặc điểm thực vật Bạc hà Á ........................................................................ 4
2.1.1.2. Phân bố sinh thái ......................................................................................... 4
2.1.1.3. Phân loại giống Bạc hà Châu Á................................................................... 5
2.1.1.4. Kỹ thuật trồng Bạc hà Châu Á .................................................................... 6
2.1.2. Cây Bạc hà Châu Âu ...................................................................................... 7
2.1.2.1. Đặc điểm thực vật Bạc hà Âu ...................................................................... 8
2.1.2.2. Phân loại giống Bạc hà Châu Âu................................................................. 8

2.2. Giới thiệu chung về tinh dầu ............................................................................. 9
2.2.1. Lịch sử phát triển tinh dầu .............................................................................. 9
2.2.2. Định nghĩa tinh dầu ...................................................................................... 10
2.2.3. Tinh dầu bạc hà ............................................................................................ 11
2.3. Phương pháp chưng cất tinh dầu ..................................................................... 12
2.3.1. Phương pháp chưng cất bằng nước .............................................................. 12
2.3.2. Phương pháp chưng cất bằng nước và hơi nước .......................................... 13
2.3.3. Phương pháp chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng.............................. 13
iv


2.4. Sắc ký khí ghép khối phổ ................................................................................ 13
2.5. Nhân giống vô tính in vitro ............................................................................. 14
2.5.1. Khái niệm ..................................................................................................... 14
2.5.2. Ý nghĩa và ứng dụng của phương pháp nuôi cấy mô ................................... 14
2.5.3. Phương pháp nhân giống vô tính in vitro ..................................................... 16
2.5.3.1. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng ......................................................................... 16
2.5.3.2. Tái sinh cây hoàn chỉnh từ các bộ phận khác của cây............................... 17
2.5.3.3. Nhân giống bằng chồi nách ....................................................................... 17
2.5.4. Quá trình thực hiện nhân giống vô tính in vitro ........................................... 18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 19
3.1. Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 19
3.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 19
3.3. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 19
3.4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 19
3.4.1. Tạo cây Bạc hà in vitro hoàn chỉnh .............................................................. 20
3.4.1.1. Xác định nồng độ javel và thời gian khử trùng ......................................... 20
3.4.1.2. Khảo sát ảnh hưởng nồng độ BA và NAA đến sự hình thành callus ........ 21
3.4.1.3. Khảo sát ảnh hưởng nồng độ BA lên khả năng tái sinh chồi .................... 22
3.4.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của NAA lên khả năng hình thành rễ ....................... 23

3.4.2. Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của cây Bạc hà in vitro ..................... 23
3.4.2.1. Thuần hóa cây con ngoài vườn ươm ......................................................... 23
3.4.2.2. Trồng cây con ra đất .................................................................................. 24
3.4.3. Quy trình ly trích tinh dầu cây Bạc hà in vitro ............................................. 24
3.4.4.Định lượng menthol bằng sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) .................... 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 26
4.1. Tạo cây Bạc hà in vitro hoàn chỉnh ................................................................. 26
4.1.1. Nồng độ javel và thời gian khử trùng thích hợp để khử trùng mẫu cấy....... 26
4.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA đến sự hình thành callus .... 27
4.1.3. Khảo sát ảnh hưởng nồng độ BA lên khả năng tái sinh chồi ....................... 28
4.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của NAA lên khả năng hình thành rễ .......................... 29
4.2. Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của cây Bạc hà in vitro ........................ 31
4.2.1. Thuần hóa cây con Bạc hà in vitro ngoài vườn ươm ................................... 31
v


4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển cây Bạc hà............................................ 32
4.3. Khảo sát hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone ...................................... 34
4.3.1. So sánh hàm lượng tinh dầu trong cây Bạc hà in vitro và cây đối chứng .... 34
4.3.2. Khảo sát hàm lượng menthol và menthone trong cây Bạc hà in vitro ......... 34
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 39
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 39
5.2. Đề nghị ............................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 40
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BA

: 6 – benzyl adenin

Ctv

: Cộng tác viên

CV

: Hệ số biến động

Đ/C

: Đối chứng

I

: In vitro

GC-MS

: Gas Chromatography – Mass Spectrometry

MS

: Murashige và Skoog

NAA


: α - naphthalene acetic acid

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Khảo sát nồng độ javel và thời gian khử trùng................................................ 20
Bảng 3.2 Khảo sát của nồng độ BA và NAA đến sự tạo callus ................................. 21
Bảng 3.3 Khảo sát nồng độ BA lên khả năng tái sinh chồi ........................................ 22
Bảng 3.4 Khảo sát nồng độ NAA lên khả năng hình thành rễ ................................... 23
Bảng 4.1 Tình trạng mẫu sau khi khử trùng 2 tuần .................................................... 26
Bảng 4.2 Sự hình thành callus sau 3 tuần nuôi cấy .................................................... 27
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nồng độ BA lên khả năng tái sinh chồi từ callus .............. 28
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ NAA lên khả năng hình thành rễ ........................ 30
Bảng 4.5 Kết quả so sánh chiều cao, số lá, số cành, khối lượng thân ........................ 33
Bảng 4.6 Kết quả so sánh hàm lượng tinh dầu ........................................................... 34
Bảng 4.7 Kết quả đường chuẩn menthol .................................................................... 35
Bảng 4.8 Kết quả đường chuẩn menthone ................................................................. 36
Bảng 4.9 Kết quả xác định hàm lượng menthol và menthone ................................... 38

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Mentha arvensis L. ...................................................................................3
Hình 2.2 Mentha piperrita L. ..................................................................................7
Hình 4.1 Chồi Bạc hà nẩy từ đốt thân mang chồi ngủ ...........................................27
Hình 4.2 Mô sẹo 3 tuần tuổi từ lá của cây Bạc hà .................................................28
Hình 4.3 Ảnh hưởng nồng độ BA lên khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo ...............29
Hình 4.4 Ảnh hưởng của NAA lên khả năng hình thành rễ ..................................31

Hình 4.5 Cây Bạc hà ngoài vườn ươm ..................................................................31
Hình 4.6 Cây Bạc hà 30 ngày sau trồng ................................................................33
Hình 4.7 Sắc ký đồ menthol và menthone chuẩn .................................................35
Hình 4.8 Sắc ký đồ menthol và menthone trong tinh dầu cây Bạc hà đối chứng..37
Hình 4.9 Sắc ký đồ menthol và menthone trong tinh dầu cây Bạc hà in vitro ......37
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ tăng trưởng chiều cao, số lá, số cành của cây Bạc hà ...........32
Biểu đồ 4.2 Đường chuẩn menthol ở 5 nồng độ ....................................................36
Biểu đồ 4.3 Đường chuẩn menthone ở 5 nồng độ .................................................36

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, tinh dầu được xem là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp của
các nước và trên thế giới. Đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu xuất khẩu của nhiều
nước. Trong những năm gần đây nền công nghiệp về mỹ phẩm, dược phẩm và thực
phẩm có xu hướng phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu sử dụng tinh dầu, hương liệu
tăng cao. Một số loại tinh dầu được ứng dụng rộng rãi hiện nay như là: Tinh dầu
Cam, Chanh, Sả, Hồi, Lài, hoa Hồng, Bạc hà,…Trong đó tinh dầu từ cây Bạc hà
Châu Á (Mentha arvensis L.) rất được quan tâm do có công dụng chữa cảm sốt,
nhức đầu, sổ mũi, đau họng, khản tiếng, kích thích tiêu hoá, chữa các bệnh đường
ruột, sát trùng, giảm đau và những ứng dụng khác trong các ngành kỹ nghệ thực
phẩm và mỹ phẩm. Ngoài ra, tinh dầu cây Bạc hà Châu Á còn được ứng dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực khác như: Thực phẩm, dệt, dược phẩm, hóa mỹ phẩm,…
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao, con người cần sử dụng các
chất có nguồn gốc tự nhiên nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên, các
sản phẩm như kẹo cao su, kem đánh răng, kẹo ngậm,… Có mùi Bạc hà hiện đang
thương mại trên thị trường phần lớn là sử dụng bằng phương pháp hoá học vì có thể
sản xuất với số lượng lớn và giá thành thấp. Mặt khác cây Bạc hà Châu Á trồng chủ

yếu bằng thân ngầm cho hệ số nhân chồi không cao, tốn thời gian hơn nữa cây sẽ
thoái hoá sau nhiều vụ trồng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào giảm giá thành tinh dầu
chiết xuất từ cây trồng.
Để khắc phục những hạn chế trên phương pháp nuôi cấy in vitro là một
phương pháp hữu hiệu để nhân nhanh các giống cây trồng với số lượng lớn trong
thời gian ngắn và sản phẩm cây con chất lượng cao một cách chủ động. Nhằm góp
phần nghiên cứu phát triển cây Bạc hà Châu Á ở nước ta nay chúng tôi thực hiện đề
tài: “ Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Bạc hà (Mentha arvensis L.) và
khảo sát hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone”.

1


1.2. Yêu cầu
‐ Xác định nồng độ và thời gian khử trùng thích hợp để tạo nguồn mẫu sạch ban đầu.
‐ Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA đến sự hình thành callus in vitro
của cây Bạc hà.
‐ Khảo sát sự ảnh hưởng nồng độ BA đến sự tái sinh chồi từ callus của cây Bạc hà in
vitro.
‐ Khảo sát sự ảnh hưởng của NAA lên khả năng hình thành rễ của cây Bạc hà in vitro.
‐ Thuần hoá cây con ngoài vườn ươm.
‐ Xác định hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone trong tinh dầu của cây Bạc hà
in vitro.

1.3. Nội dung thực hiện
- Tạo cây Bạc hà in vitro hoàn chỉnh thông qua nuôi cấy mô sẹo.
- Khảo sát sự sinh trưởng phát triển của cây Bạc hà in vitro.
- Khảo sát hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone trong tinh dầu của cây Bạc hà
in vitro.


2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây Bạc hà
Người La Mã, Do Thái, Ai Cập, Trung Quốc và Nhật Bản là những dân tộc
đầu tiên trồng và sử dụng cây Bạc hà. Dựa theo các tài liệu lịch sử thì cây Bạc hà đã
được sử dụng cách đây khoảng 2000 năm.
Tuy Bạc hà có từ lâu đời nhưng được khai thác và sản xuất nhiều nhất là
khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX trở lại đây.
Loài Bạc hà - chi Metha L., họ Hoa môi (Lamiaceae). Chi Metha là một chi rất
đa dạng và phức tạp. Loài này có khoảng 50 loại hoang dại. Hiện nay trên thế giới
có hai loài Bạc hà chủ yếu được khai thác.
2.1.1. Cây Bạc hà Châu Á (hay Bạc hà Á)
Giới

: Plantae

Ngành

: Magnoliophyta

Lớp

: Magnoliopsida

Bộ

: Lamioles


Họ

: Lamiaceae (Hoa môi)

Chi

: Mentha

Tên khoa học : Mentha arvensis Linn.
Tên khác

: Bạc hà nam – Nhân đơn thảo (Trung Quốc) – Mentha (Pháp)

– Peppermint (Anh).

Hình 2.1 Mentha arvensis L.
Hình do tác giả chụp cây trồng
tại Trường Đại học Nông Lâm.
3


2.1.1.1. Đặc điểm thực vật Bạc hà Á
Cây Bạc hà là cây cỏ, sống lâu năm, cao 10 – 60 cm, thân vuông màu tía, mọc
đứng hay hơi bò, có khi phân nhánh, trên thân và lá có nhiều lông. Lá mọc đối, chéo
chữ thập, cuống dài, rộng 2 - 3 cm, dài 3 - 5 cm, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới
đều có lông che chở và lông bài tiết. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, màu tím hay hồng nhạt, có
khi màu trắng. Mùa hoa tháng 7 – 10, tất cả thân, cây, lá, hoa đều có mùi thơm.
- Rễ Bạc hà: Cấu tạo từ thân ngầm dưới đất. Phân bố lớp đất từ 30 – 40 cm phân
nhánh như rễ phụ. Từ các đốt ngầm mọc thân ký sinh. Thân ngầm không chứa tinh dầu.
- Thân Bạc hà: Rỗng ruột khi già. Trên thân có đốt, mỗi đốt mọc hai mầm đối

xứng nhau và các rễ bất định. Giữa hai đốt là các lóng, độ dài ngắn phụ thuộc vào
các giống và điều kiện trồng trọt. Thân chứa hàm lượng tinh dầu tương đối thấp
khoảng 0,3% tỉ lệ tinh dầu.
- Lá Bạc hà: Là cơ quan dinh dưỡng quan trọng nhất làm nhiệm vụ quang hợp,
hô hấp, thoát hơi nước và mang tinh dầu. Là nguyên liệu chính để cất tinh dầu,
chiếm khoảng 2,4 - 2,7% tỉ lệ tinh dầu.
- Hoa Bạc hà: Cụm hoa bồng hình chóp. Trên hoa có cuống ngắn, 5 đài cánh
hợp thành hình chuông. Mặt ngoài đài hoa có lông bao phủ. Chiếm khoảng 4 - 6% tỉ
lệ tinh dầu (Đỗ Tất Lợi, 1987).
2.1.1.2. Phân bố sinh thái
¾ Trên thế giới
Loài bạc hà này được trồng ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc,
Ấn Độ,… Sản lượng hàng năm trên thế giới là 4.300 tấn (1990). Các nước sản xuất
chính: Trung Quốc 2.000 tấn, Ấn Độ 1.200 tấn, Paraguay 800 tấn, Bắc Triều Tiên
200 tấn, Đài Loan 50 tấn, Việt Nam 20 tấn.
- Nhật Bản: Bạc hà M. arvensis L. var. piperascens đã được trồng rất lâu đời và
tập trung chủ yếu ở khônđô. Đến đầu thế kỷ XX, lan rộng các vùng Uzen, Amatô,
Hirôsima,… Sự phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này đã đưa Nhật bản lên vị trí đứng
đầu thế giới về sản xuất tinh dầu bạc hà, năm 1914, 50% tinh dầu thế giới được sản
xuất tại Nhật Bản. Vùng sản xuát chính hiện nay là đảo Hôcaiđô. Ngoài ra, Bạc hà
Châu Âu cũng sớm được di thực vào Nhật Bản nhưng không phát triển, tuy Bạc hà
Châu Âu – Mentha piperita L. vào Nhật Bản, nhưng về mặt công nghiệp người ta vẫn
trồng loài Bạc hà địa phương Mentha arvensis var piperascens Briquet có mùi rất khác.
4


- Trung Quốc: Trồng loại M. arvensis L. var. glabrata Holms. Sản xuất tập
trung ở một số tỉnh phía nam.
- Ấn Độ: Năm 1966, diện tích trồng 1000 ha. Loài Bạc hà Nhật Bản Mentha
arvensis L. đưa vào trồng tỏ ra cho hiệu quả kinh tế cao hơn loài Bạc hà Châu Âu

Mentha piperita L.. Vì hàm lượng menthol trong tinh dầu Bạc hà cao hơn. Sau khi
tách menthol, người ta dùng tinh dầu bạc hà Nhật Bản như các tinh dầu bạc hà khác
để làm thơm thực phẩm và các chế phẩm hương liệu. Hiện nay, toàn bộ các loài Bạc
hà đưa vào trồng trên phạm vi công nghiệp ở Ấn Độ là loài Nhật Bản hay Bạc hà
Châu Á Mentha arvensis L.”.
- Ngày nay, tại các nước Châu Âu, khi muốn chế menthol cũng hướng vào loài
Mentha arvensis L. (Đỗ Tất Lợi, 1987).
¾ Ở nước ta
Cây Bạc hà được trồng nhiều ở Nghĩa Trai (Hưng Yên), Đại Yên (Hà Nội).
Ngoài ra Bạc hà mọc hoang nhiều ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì
(Hà Tây), Bắc Cạn, Sơn La, được di thực về đồng bằng để trồng trọt nhưng không
phát triển.
Đã có nhiều tỉnh trồng để khai thác tinh dầu như ngoại thành Hà Nội, Hà Tây,
Nam Hà, Thái Bình, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang,
Long An.
2.1.1.3. Phân loại giống Bạc hà Châu Á
Bạc hà Á ở Việt Nam có hai nguồn gốc:
¾ Bạc hà bản địa
Mọc hoang nhiều ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây),
Bắc Cạn, Sơn La. Cây có thể cao đến 1,50 m. Thân xanh, xanh lục hoặc tím. Loại
này khi trồng ở đồng bằng thì cho năng suất xanh cao, nhưng hiệu suất tinh dầu và
hàm lượng menthol trong tinh dầu thấp nên không có giá trị kinh tế. Ở một số vùng
khác còn phát hiện chủng mọc hoang khác giàu piperiton oxyd và pulegon.
Hiện nay cây Bạc hà được trồng nhiều ở Nghĩa Trai (Hưng Yên), Đại Yên (Hà
Nội). Đây là loại Bạc hà có hoa màu trắng hồng, mọc quanh kẽ lá. Thành phần menthol
trồng tinh dầu này rất thấp (3,6 - 8,2%), trong khi tỷ lệ pulegon lại khá cao (33,0 56,5%). Loại này được trồng chủ để làm thuốc (Vương Văn Ánh và ctv, 2006).

5



¾ Bạc hà di thực gồm nhiều giống loại
- Giống Bạc hà X-2: (viết tắt của chữ Bạc hà màu xanh số 2), mọc lâu đời ở
những vùng cao, mát, thuộc huyện Hắc Hà, Sapa (Hoàng Liên Sơn), Sìn Hô (Lai
Châu). Giống này có hàm lượng menthol chỉ đạt 25 - 35%, nhưng giống Bạc hà X-2
mọc rất khỏe, cho lượng cây xanh rất cao, tinh dầu rất thơm.
- Giống Bạc hà BH-974: Tên BH-974 được đặt do Bộ Ngoại Thương, đưa từ
Trung Quốc vào Việt Nam tháng 9/1974. Năm 1975, đây là một giống thuộc loại
Bạc hà Châu Á đã được tuyển chọn và có sức mọc rất mạnh, có hàm lượng menthol
trong tinh dầu cao (65 – 90%). Được trồng nhiều ở hai miền Nam Bắc vì Giống này
có ưu điểm: Chịu hạn, chịu rét, chịu sâu bệnh (Đỗ Tất lợi, 1987).
- Giống Bạc hà BH-975: Giống Bạc hà này có nguồn gốc ở Nhật Bản, sau thế
chiến 2 được di thực và phát triển mạnh ở Braxin. Giống này cũng là một loại cỏ có
thân mang nhiều cành mọc đứng, cao khoảng 40 - 60 cm, hoa màu hồng tím mọc
thành bông ở đầu cành hoặc ngọn. Giống này là cho năng suất cây xanh cao, hàm
lượng tinh dầu trong cây cao, hàm lượng menthol (60 - 85%).
- Giống Bạc hà BH-976: Giống Bạc hà có tên gọi là Mentha arvensis L. hay gọi
là Bạc hà nam, là một loại cỏ thân bò hay mọc thẳng cao từ 10 - 60cm, có lá hình
trứng hoặc hình mác, mép răng cưa hoặc khía tay bèo, khả năng chịu úng kém.
Giống này có lượng cây xanh cao, hàm lượng menthol và tinh dầu xấp xỉ giống Bạc
hà BH-974. Đây cũng là một giống Bạc hà quý.
- Giống Bạc hà Đài Loan: Được di thực vào Việt Nam như thế nào chưa rõ. Có
thân màu tím. Lượng cây xanh và hàm lượng tinh dầu thì thấp hơn hai giống BH974 và BH-975. Tuy nhiên khả năng chịu bệnh tốt, cũng như thích hợp với khí hậu
đất đai ở các tỉnh miền Nam nên được nhân dân trồng nhiều.
- Giống Bạc hà Húng Spearmint hay Lưu Lan Hương: Giống này mọc ở các tỉnh
Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn. Giống này có hàm lượng tinh dầu thấp nên đến
nay chỉ được trồng làm gia vị.
2.1.1.4. Kỹ thuật trồng Bạc hà Châu Á
- Chuẩn bị đất: Đất được cày bừa kỹ, lên luống cao từ 15 - 20 cm, rộng từ 1 - 1,5 m,
dài không quá 30 m. Mặt luống bằng phẳng, các rạch hàng cách đều nhau và sâu từ
15 - 20 cm để bón phân.


6


- Chọn hom giống: Bạc hà được trồng bằng đoạn thân, thân bò hay thân ngầm.
Trong đó thân ngầm cho năng suất chất xanh và hàm lượng tinh dầu cao nhất. Hom
ngọn cây không đều, yếu cho năng suất thấp.
- Xử lý hom giống trước khi trồng: Chọn thân ngầm màu trắng hoặc xanh nhạt,
nhặt mắt có đường kính > 5mm dài 60 - 70 cm, rửa sạch và cắt thành từng đoạn dài
khoảng 10 - 20 cm, Sau đó ngâm trong dung dịch CuSO4 5% trong 15 phút trước
khi trồng. Hom được bảo quản 3 - 5 ngày ở nơi thoáng mát chú ý tưới nhẹ.
- Cách trồng: Cắm chếch 45o, 2/3 dùi trong đất 3 - 4 cm, còn 1/3 thân trên mặt đất.
Mật độ trồng hàng x hàng 30 – 50 cm, cây x cây 10 - 15 cm lương hom là 250.000 300.000 hom/ha, tương đương với 1000 - 1500 kg/ha. Tỷ lệ nhân giống 1:10.
- Bón phân:
Nguyên tắc: Bón phân ban đầu, bón thúc nhiều lần, bón dứt điểm sớm. Sau
mỗi lứa cắt cần bón phân để súc tiến sự sinh trưởng của cây, làm tăng năng suất của
lứa tiếp theo.
Phân chuồng, kali, lân đem ủ tươi 2/3 lượng dùng để bón lót, còn 1/3 bó thúc
vào giai đoạn phân cành.Với lứa cắt lần 2,3 dùng phân chuồng bó rải trên mặt luống.
Đạm và lân giúp tăng khối lượng chất xanh và năng suất tinh dầu. Cẩn thận khi
bón kali,vì tuy kali cũng làm tăng năng suất chất xanh song năng suất tinh dầu lại giảm.
Liều lượng: Đạm 250 - 300 kg/ha, lân 300 - 400kg/ha, kali 400kg/ha.
2.1.2. Cây Bạc hà Châu Âu: có nguồn gốc Châu Âu gọi tắt là Bạc hà Âu
Giới

: Plantae

Ngành

: Magnoliophyta


Lớp

: Magnoliopsida

Bộ

: Lamiales

Họ

: Lamiaceae (Hoa môi)

Chi

: Mentha

Tên khoa học : Mentha piperrita Linn.
Hình 2.2 Mentha piperrita L.
Hình do tác giả chụp cây
trồng tại Trường Đại học
Nông Lâm. 

7


¾ Trên thế giới
Tên khác là Bạc hà cay có nguồn gốc ở Châu Âu. Giống được ưa chuộng là
Mitcham (Anh), Milly và Maine et Loire (Pháp). Tinh dầu cất ở vùng Châu Âu này
tuy hàm lượng menthol không cao khoảng 45 - 50% nhưng tinh dầu có mùi thơm nhẹ,

rất thích hợp với sở thích của người Châu Âu. Mỗi nước trồng lại cho tinh dầu và chất
lượng khác nhau thường người ta lấy giống ở vùng Mithcham gần Luân Đôn làm
chuẩn. Bạc hà Âu hiện nay được trồng và khai thác nhiều ở các nước Châu Âu, Bắc
Mỹ, Ấn Độ, các nước Bắc Phi.
Sản lượng thế giới năm 1990 là 3.700 tấn, trong đó Hoa Kỳ 3.410 tấn, Nga
200 tấn, Italy 50 tấn, Ấn Độ 40 tấn.
¾ Ở nước ta
Ở Việt Nam có di thực nhưng chưa được phát triển.
2.1.2.1. Đặc điểm thực vật Bạc hà Âu
- Bộ rễ Bạc hà: Bạc hà Âu có nhiều rễ tơ (rễ phụ) và nhiều thân ngầm tạo thành
gốc cây, có thể ăn sâu tới 40 cm.
- Thân Bạc hà: Vuông, phân cành mạnh và cao tới 100 cm. Thân và cành có
màu xanh đậm đến đỏ tím, chúng chứa rất ít tinh dầu và hoàn toàn không có trong
thời kỳ ra hoa. Thân ngầm được tạo thành từ những đốt đầu tiên của thân cây vào
cuối mùa hè. Về cấu tạo thân ngầm giống với thân cây, tùy theo vị trí tạo thành mà
được gọi là thân ngầm hay thân bò. Vào đầu mùa xuân, từ các mầm nách của thân
bò sẽ tạo thành cây mới. Thân ngầm không chứa tinh dầu.
- Lá Bạc hà: Mọc đối, cuống ngắn, hình trứng, phiến lá xẻ răng cưa, màu xanh
thẩm hay đỏ tím nhưng mặt dưới luôn sáng màu hơn mặt trên. Hai phía mặt lá đều có
túi tinh dầu, mặt trên có số lượng túi nhiều hơn.
- Hoa Bạc hà: Hoa tự bông nhỏ, hình chóp, khác với Bạc hà Á là hoa mọc thành
nhiều vòng thành bông ở ngọn cành.
2.1.2.2. Phân loại giống Bạc hà Châu Âu
Bạc hà Châu Âu còn có tên gọi là Bạc hà Anh hay “ Bạc hà Mitsam” có hai
giống:
- Giống Bạc hà đen: Có màu xanh thẩm ở thân có màu tím đỏ đến đỏ. Ra hoa
chậm hơn Bạc hà trắng. Lá khô chứa 2,5% tinh dầu với hàm lượng 48 - 68%

8



menthol. Khảng năng chống chịu sâu bệnh kém tuy nhiên không đòi hỏi dinh dưỡng
cao. Được trồng rộng rải ở Bungari và các nước khác.
- Giống Bạc hà trắng: Thân, lá có màu xanh sáng, xẻ răng cưa sâu hơn, hoa nở
màu trắng.Tuy cây đòi hỏi điều kiện dinh dưỡng cao nhưng năng suất lại thấp. Tinh
dầu có mùi thơm mát hơn, chất lượng tốt hơn tinh dầu của Bạc hà đen. Phân bố hạn
chế, chủ yếu được trồng ở Pháp.
2.2. Giới thiệu chung về tinh dầu
2.2.1. Lịch sử phát triển tinh dầu
Theo Lê Ngọc Thạch (2006), tinh dầu xuất hiện và phát triển theo nền văn
minh nhân loại. Các nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng chính phương Đông là
nơi bắt đầu lịch sử của tinh dầu. Ngày xưa, người ta đã biết sử dụng trực tiếp các
loài cây cỏ hoa lá có mùi thơm trong các nghi lễ tôn giáo.
Việc sử dụng và mua bán những hợp chất có mùi thơm có nguồn gốc chủ yếu
trong vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới là nét đặc trưng của những người cổ ở
Mesopotamia (vùng Lưỡng Hà), Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc. Ngày đó, người ta
hiểu biết rất ít về kĩ thuật chế biến, mặc dù người Ả Rập đã có nhiều tiến bộ trong
hóa học về những hợp chất thiên nhiên. Mãi đến thời kì Trung Cổ tại Châu Âu
những hợp chất nói trên mới được lưu ý sử dụng rộng rãi, lúc đầu được xem như là
những dược liệu. Mặc dù sự chưng cất tinh dầu đã được thực hiện trong nhiều thế kỉ
trước nhưng sự phát triển đầy đủ về kĩ thuật chưng cất bắt đầu từ thế kỷ thứ 13 tại
Tây Ban Nha. Kỹ nghệ về nước hoa, như loại nước hoa có nền là ethanol, do Koln
điều chế, xuất hiện sau đó vài thế kỉ. Còn ở vùng Grass ở niềm Nam nước Pháp trở
thành trung tâm lớn nhất về tinh dầu đầu tiên trên thế giới vào thế kỷ thứ 17, đặc
biệt tinh dầu các loài hoa: Lài, Hồng, Cam,…
Khoảng 50 năm trở lại đây, nhu cầu tinh dầu trên thế giới bị ảnh hưởng bởi rất
nhiều yếu tố. Nhu cầu về nguyên liệu cho gia vị và nước hoa tăng lên một cách tự
nhiên theo đà tăng của dân số thế giới, đặc biệt nguyên liệu tạo hương vị thực phẩm.
Ở đây còn phải kể đến sự thay đổi lối sống ở phương Tây. Vấn đề an toàn thực
phẩm (không chứa chất gây hại trước mắt và lâu dài) đã làm cho người tiêu dùng có

khuynh hướng dùng những thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Trong thời gian
này, thói quen về ăn uống cũng đã thay đổi. Một mặt, sự giao lưu quốc tế gia tăng
dẫn đến hiện tượng sử dụng nhiều thức ăn nước ngoài, sử dụng ngày càng nhiều rau
9


thơm và gia vị. Mặt khác, càng ngày càng nhiều loại thức ăn “nhanh” hoặc thực
phẩm “chuẩn bị sẵn” được ướp với tinh dầu (Lê Ngọc Thạch, 2006).
Trong một vài nước, sự khuyến khích trồng cây tinh dầu được coi là chính
sách kinh tế của Chính Phủ. Ở Pháp, sự phát triển trong việc trồng cây tinh dầu
được cộng tác chặt chẽ trong những nhóm trang trại. Kết quả của việc này là trong
20 năm gần đây, người ta đã tích lũy được nhiều thông tin mới về nền nông nghiệp
trên cây tinh dầu ở vùng khí hậu ôn đới.
Ngoài ra tinh dầu còn góp phần quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác như y
học, nông nghiệp và mỹ phẩm,…
Một đặc điểm quan trọng không thể thay thế của tinh dầu so với các hợp chất
hữu cơ tổng hợp khác là nó không gây hại môi trường và dễ phân huỷ.
Do có những công dụng thực tiễn quan trọng nên ngày càng có nhiều nghiên
cứu cũng như khai thác về tinh dầu trên toàn thế giới (Lê Ngọc Thạch, 2006).
Theo tài liệu ngành dược từ 1949, thế giới đã biết 3.000.000 chất hữu cơ trong
đó có 400.000 chất có mùi rõ rệt; một phần trong các chất này được dùng trong các
ngành y tế, mỹ phẩm và thực phẩm.
Nguyên liệu thiên nhiên không đáp ứng nổi nhu cầu (1 - 3 tấn cánh hoa hồng
mới lấy được 1kg tinh dầu) nên thế giới ngày càng đi vào tổng hợp nhân tạo các
chất thơm.
Bắc Mỹ sản xuất tinh dầu khoảng 62% (2.483 tấn) và châu Mỹ ở phần lớn là
sản xuất tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Cam.
Châu Á sản xuất hầu hết các loại tinh dầu tách từ hoa như tinh dầu Sả, tinh dầu
Bạc hà,...; Sản lượng tinh dầu Châu Á nhiều hơn vì điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất
đai) rất thuận lợi cho sự phát triển thực vật. Do đó có nhiều điều kiện để hình thành

nền công nghiệp này với quy mô lớn.
2.2.2. Định nghĩa tinh dầu
Tinh dầu là một hỗn hợp nhiều chất dễ bay hơi, có mùi đặc trưng tùy thuộc
vào nguồn gốc nguyên liệu, phần lớn tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật. Tinh dầu
thường là thể lỏng ở nhiệt độ phòng, bay hơi hoàn toàn mà không bị phân hủy,
không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ (Lê Ngọc Thạch, 2003).
¾ Tính chất vật lý
- Lỏng ở nhiệt độ thường, mùi thơm không màu hoặc màu nhạt.
10


- Chỉ số khúc xạ cao, có năng suất quay cực.
- Ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ, este, cồn, có tính sát trùng mạnh.
- Tinh dầu là một hỗn hợp nên không có một độ sôi nhất định và chỉ số khúc
xạ, chỉ số quay cực thay đổi trong phạm vi nhất định.
- Dễ bay hơi, khuếch tán mạnh ở nhiệt độ bình thường.
- Tỷ trọng đa số là nhẹ hơn nước (Bạc hà, Sả, Cam, Chanh, Quýt, Bưởi). Một số
tinh dầu nặng hơn nước (Quế, Hương lài, Đinh hương).
- Tinh dầu dễ bị biến mùi khi có tác động của ánh sáng, nhiệt độ.
¾ Tính chất hóa học
Một số tinh dầu chỉ có một hợp chất như: Tinh dầu Mơ, hạt Đào, hạt Cải.
Nhưng phần lớn tinh dầu là hỗn hợp của nhiều hợp chất với những tỉ lệ thay đổi,
thành phần quan trọng nhất (về phương diện thơm) có khi chỉ ở một tỉ lệ rất thấp.
Một số hợp chất gặp trong thành phần tinh dầu:
- Hydrocarbon: Cacbur tecpenic (chiếm nhiều nhất), camphen, pinen, limonen,
caryophyllen, cacbur no: heptan, parafin.
- Rượu: Menthol, rượu methylic, ethylic, xinamic, xitronellol, geraniol,
tecpineol, linalol, santatlol, xeneol.
- Phenol và este phenolic: Anetol, eugenol, safrol, apiol, timol.
- Andehyde: Xiamic, salyxilic, xitral.

- Xeton: Comfo, thuyon, menthone.
- Acid (dưới dạng este): Acetic, butyric, benzoic xinamic, saliailic (Nguyễn
Kim Phi Phụng, 2009).
2.2.3. Tinh dầu Bạc hà
¾ Tinh dầu Bạc hà Châu Á
Metha arvensis L., Bạc hà Á, cho tinh dầu với tên thương phẩm là Cornmint
oil (Oleum Methae arvensis), thành phần chính của tinh dầu là menthol.
Bộ phận cho tinh dầu: Phần trên mặt đất (0,5 - 1,56%).
Thành phần hoá học: Menthol (51,8%); menthone (19,8%); neomentol
(7,65%); β-pinen (1,1%); limonen (2,87%); acetat mentil (2,53%),…
Công dụng: Dùng chiết xuất menthol, phần tinh dầu còn lại dùng để chế cao
xoa bóp. Menthol có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, kích thích tiêu
hóa, chống hôi miệng,...
11


Menthol được dùng nhiều trong nhiều ngành kỹ nghệ: Kỹ nghệ dược phẩm
(1.550 tấn/năm), kỹ nghệ bánh kẹo (570 tấn/năm), kỹ nghệ sản xuất thuốc lá (1.350
tấn/năm), sản xuất thuốc đánh răng (1.800 tấn/năm), sản phẩm cạo râu (250
tấn/năm),…
¾ Tinh dầu bạc hà Châu Âu
Metha piperita L., Bạc hà Âu, cho tinh dầu tên thương phẩm là Peppermint oil
(Oleum Methae piperita), thành phần chính của tinh dầu là menthol.
- Bộ phận cho tinh dầu: Phần trên mặt đất (1 - 3%).
- Thành phần hoá học: Menthol (30 - 50%); menthone (20 - 35%); neomentol
(7,65%); mentofuran (2 - 10%); acetat mentil (4 - 10%); camphen; limonen; βpinen; α-pinen ,…
- Công dụng: Tinh dầu bạc hà Châu Âu có mùi thơm dịu, rất được ưa chuộng.
Tinh dầu được dùng như là chất thơm trong kỹ nghệ dược phẩm, kỹ nghệ sản xuất
rượu và bánh kẹo. Tinh dầu bạc hà Châu Âu không dùng để chiết xuất menthol.
2.3. Phương pháp chưng cất tinh dầu

Chưng cất có thể dược định nghĩa là: “sự tách rời các cấu phần của một hỗn
hợp nhiều hợp chất lỏng dựa trên sự khác biệt về áp suất hơi của chúng”. Phương
pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan khuếch tán, và lôi cuốn theo hơi nước của
những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp xúc với hơi nước
ở nhiệt độ cao (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Chưng cất để lấy tinh dầu là một phương pháp tương đối đơn giản, trong thực
tế có thể thực hiện theo ba dạng chủ yếu sau:
2.3.1. Phương pháp chưng cất bằng nước
Nguyên liệu và nước cho vào trong một thiết bị (nồi), sau đó được đun tới sôi,
nước bay hơi ra sẽ lôi cuốn theo hơi tinh dầu. Qua thiết bị làm lạnh sẽ ngưng tụ lại,
ta thu được tinh dầu sau khi phân ly tách nước ra. Phương pháp này có thể áp dụng
tốt cho những nguyên liệu xốp và rời rạc.
Đây là phương pháp chưng cất tương đối đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với sản
xuất nhỏ. Nhưng tinh dầu sản phẩm chưa có chất lượng cao, khó điều chỉnh thông
số kỹ thuật (to, p) và khi chưng cất thời gian kéo dài, hiệu suất thấp. Tốc độ chưng
cất phụ thuộc rất nhiều vào lò đốt và nguyên liệu dễ bị khét.

12


2.3.2. Phương pháp chưng cất bằng nước và hơi nước
Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng có cách nhau một lớp vĩ
nồi để cho nguyên liệu khỏi rơi lọt vào phần đáy, phần nước ở dưới đáy nồi được
đun sôi và bốc hơi lên qua lớp vĩ nồi đi vào lớp nguyên liệu và qua đó kéo theo lớp
hơi tinh dầu đi ra thiết bị làm lạnh.
¾ Ưu điểm
- Nguyên liệu không bị cháy khét.
- Ít tạo ra sản phẩm phân hủy.
- Tốn ít nhiên liệu.
- Khống chế được điều kiện kỹ thuật kể cả vận tốc chưng cất.

¾ Nhược điểm
- Do thực hiện ở áp suất thường, nên những cấu phần có nhiệt độ cao sẽ đòi hỏi
một lượng rất lớn hơi nước để hóa hơi hoàn toàn và như thế sẽ tốn rất nhiều thời gian
phẩm chất tinh dầu chưa tốt.
2.3.3. Phương pháp chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng
¾ Ưu điểm so với hai phương pháp trên
- Một nồi hơi có thể phục vụ cho nhiều nồi chưng cất.
- Khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khét, phẩm chất và màu sắc của tinh
dầu tốt hơn.
- Có thể điều chỉnh được vận tốc chưng cất.
- Có thể chưng cất ở áp suất cao.
¾ Nhược điểm
- Không dùng để tách nguyên liệu có hàm lượng thấp.
- Cần tiêu tốn một lượng nước khá lớn để làm ngưng tụ một hỗn hợp hơi.
- Sản phẩm sau khi chưng cất có thể bị ảnh hưởng nếu các cấu tử có trong thành
phần tinh dầu dể bị phân hủy trong quá trình chưng cất.
- Không thể tách được các loại nhựa, sáp có trong nguyên liệu, mặc dù nhựa và
sáp này rất cần thiết để dùng làm chất định hương có giá trị.
2.4. Sắc ký khí ghép khối phổ (Gas Chromatography - Mass Spectrometry)
Sắc ký khí khối phổ là một trong những phương tiện hữu ích giúp xác định cấu trúc
hóa học của hợp chất cần khảo sát. Hệ máy GC-MS có thể khảo sát một đơn chất
hay một hỗn hợp. Dòng khí sau khi ra khỏi cột sắc ký, các cấu phần được cho vào
13


buồng MS để thực hiện việc ghi phổ của từng cấu phần. Nhờ một phần mềm, các
khối phổ MS này được so sánh với các phổ MS chuẩn chứa trong thư viện máy tính.
Do đó, để tăng độ chính xác cho sự dò tìm và so sánh, thư viện phổ khối lượng cần
nhiều phổ chuẩn. Độ tương hợp giữa các phổ MS của các cấu phần và phổ mẫu có
tính tương đối tùy thuộc vào phần mềm phụ trách việc so sánh, thường thì độ tương

hợp càng lớn thì xác suất định danh càng cao. Kinh nghiệm thành phần hóa học và
kiến thức về khối phổ lượng quyết định rất lớn độ chính xác của kết quả định danh.
Đầu dò phổ khối lượng có độ nhạy cao, khoảng 10-6 - 10-9 g, do đó có thể xác
định những cấu phần cói hàm lượng rất thấp mà phương pháp khác không thực hiễn
được. Sắc ký khí khối phổ có khả năng định danh cao, khả năng dò tìm nhanh,
lượng mẫu dò tìm ít (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).
2.5. Nhân giống vô tính in vitro
2.5.1. Khái niệm
Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật bắt đầu từ một mảnh nhỏ thực vật
không bị nhiễm vi sinh vật, được đặt trong môi trường dinh dưỡng thích hợp. Chồi
mới hay mô sẹo mà mẫu cấy này sinh ra bằng sự tăng sinh được phân chia và cấy
chuyền để nhân giống.
2.5.2. Ý nghĩa và ứng dụng của phương pháp nuôi cấy mô
¾ Ý nghĩa
Nuôi cấy mô tế bào thực vật ngày nay có ý nghĩa cực kì quan trọng trong phát
triển công nghệ sinh học. Khi tiến hành các kĩ thuật chuyển gen tạo ra các giống
mới cũng như tìm cách nhân nhanh các giống mới đó, chúng ta đều cần đến kĩ thuật
nuôi cấy mô tế bào thực vật. Sự phát triển kĩ thuật này đến nay đã góp phần quyết
định vào sự thành công của công nghệ sinh học thực vật.
à Một số ưu điểm của nuôi cấy mô tế bào thực vật:
-

Tạo sản phẩm nhanh hơn: Từ một cây ưu việt bất kỳ đều có thể tạo ra một quần

thể có độ đồng đều cao với số lượng không hạn chế.
-

Nhân nhanh với hệ số nhân giống cao: Công nghệ vi nhân giống đáp ứng tốc độ

nhân nhanh cao, từ 1 cây trong vòng 1- 2 năm có thể tạo thành hàng triệu cây.

-

Sản phẩm cây giống đồng nhất: Tạo ra quần thể có độ đều cao dù xuất phát từ

cây mẹ có kiểu gen dị hợp hay đồng hợp.

14


×