Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

XÁC ĐỊNH PHẢ HỆ PHÂN TỬ CỦA MỘT SỐ LOÀI RUỒI ĐỤC QUẢ (Bactrocera spp.) Ở MIỀN NAM VIỆT NAM BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH PHẢ HỆ PHÂN TỬ CỦA MỘT SỐ LOÀI RUỒI
ĐỤC QUẢ (Bactrocera spp.) Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: ĐÀNG NGUYÊN LƯU VI VY

Niên khóa

: 2006 – 2010

Tháng 07 năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

XÁC ĐỊNH PHẢ HỆ PHÂN TỬ CỦA MỘT SỐ LOÀI RUỒI
ĐỤC QUẢ (Bactrocera spp.) Ở MIỀN NAM VIỆT NAM


BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT

ĐÀNG NGUYÊN LƯU VI VY

KS. NGUYỄN VĂN LẪM

Tháng 07 năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Người sinh ra con là cha mẹ, người nuôi dưỡng con khôn lớn là cha mẹ, sự trưởng
thành của con hôm nay không bao giờ thiếu bóng dáng cha mẹ, con xin ghi nhớ công lao
to lớn như trời biển của cha mẹ. Nguồn kiến thức bao la rộng lớn ai giúp ta hiểu được,
chính nhờ sự quan tâm, lo lắng không chút ngần ngại của ban giám hiệu cùng tập thể thầy
cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các thầy cô trong bộ
môn công nghệ sinh học nói riêng. Cảm ơn thầy, người đã cho em kiến thức, cho em nền
tảng vững chắc để bước vào đời.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Đạt đã hết lòng hướng dẫn tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Đề tài của em
hôm nay thành công chính là nhờ sự đóng góp to lớn của anh Lẫm người luôn dìu dắt,
giúp đỡ em vượt qua những khó khăn. Chị Hiền luôn trực tiếp nêu ra những hướng mới,
chỉ ra những cái đúng, cái sai, thúc đẩy em hoàn thành công việc đúng thời gian.
Em xin chân thành cảm ơn anh Châu, chị Oanh, chị Thư cùng các anh chị trong
trung tâm đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận.

Bạn bè luôn bên em, cùng học tập cùng vui chơi, cổ vũ và động viên em. Cảm ơn
tất cả các bạn, các bạn thật tốt, thật vui, thật may mắn khi có được bạn như là các bạn, tập
thể lớp DH06SH.

i


TÓM TẮT
Ruồi đục quả là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu ở tất cả
các vùng trồng rau và cây ăn quả ở nước ta, là đối tượng kiểm dịch khắt khe của tất cả các
nước nhập khẩu rau quả tươi. Cơ sở dữ liệu về ruồi đục quả vẫn đang được các nhà khoa
học tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện. Việc xây dựng phả hệ phân tử giống
Bactrocera có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xác định giống loài của ruồi từ đó có biện
pháp hữu hiệu để phòng chóng và ngăn ngừa tác hại của chúng. Chính vì vậy việc xây
dựng phả hệ phân tử của Bactrocera là vô cùng cấp thiết hiện nay cho mục đích kiểm dịch
cũng như nhu cầu bảo vệ cây ăn quả của nhân dân.
Nghiên cứu được thực hiện dựa vào sự khuếch đại trình tự gen 16S và cytochrome
oxydase II + tRNALys + tRNAAsp trên DNA ty thể. Sau đó sản phẩm PCR được giải trình
tự rồi tiến hành tham chiếu trên cơ sơ dữ liệu trong gen bank để xây dựng phả hệ phân tử
giúp xác định loài. Kết quả nghiên cứu thu thập được 5 con ruồi thuộc thế hệ F1, 10 con
thuộc thế hệ F3, 10 con thuộc thế hệ F4 của loài Bactrocera carambolea đã được thuần
chủng trong phòng thí nghiệm và 10 mẫu thuộc loài Bactrocera dorsalis . Tối ưu hóa được
quy trình ly trích DNA từ các bộ phận của ruồi đục quả. Xây dựng thành công quy trình
PCR phù hợp cho ruồi đục quả đối với cặp primer 16S và cặp primer C2KD. Hoàn thành
cơ bản phả hệ phân tử của 2 loài ruồi đục quả xét trong nghiên cứu.

ii


SUMMARY

"Determinating some species’s molecular genealogy of fruit flies (Bactrocera spp.)
in South VietNam by molecular biological technology" thesis is carried out by Dang
Nguyen Luu Vi Vy, Nong Lam University, from February 2010 to June 2010 at the
Quaranting plants after importing 2 center.
Fruit flies are one of the dangerous insects which damage all the vegetables and
fruits in our country, are quarantined strictly in imported fresh fruits and vegetables
countries. Databases which concern about the fruit fly are still researched and perfected.
The construction of molecular genealogy Bactrocera is very important in determining
species of fruit fly. This thing results in finding measures for combatting and preventing
their harmful effects; therefore, the construction of Bactrocera molecular genealogy is
necessary thing for quarantined and protected purposes.
The research was done base on the 16S gene sequence amplification and
cytochrome oxydase II + + tRNAAsp tRNALys on mitochondrial DNA. Then PCR
products were sequenced and then proceed on the reference database in gene bank. As the
result to build molecular genealogy for identifing species. Researched results are obtained
in 5 flies in F1 generation and 10 flies in F3 generation, 10 flies in F4 generation of
Bactrocera carambolea species, all they were domesticed in the laboratory and 10 nondomesticed flies of Bactrocera dorsalis species. Optimizing the extracting DNA from
parts of the fruit flies, then building suitable PCR process which uses 16S primer pairs and
C2KD primer pairs. The basic molecular genealogy of two fruit fly species using in the
research was completed.
Keywords: Bactrocera carambolea, Bactrocera dorsalis, mitochondrial DNA, fruit
fly, gene 16SrRNA, gene cytochrome oxidase II.

iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ i
Tóm tắt .............................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii

Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. iv
Danh sách các bảng ......................................................................................................... v
Danh sách các hình ......................................................................................................... vi
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu .....................................................................................................................2
1.3. Nội dung thực hiện ...................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1. Tổng quan ruồi đục quả ............................................................................................ 3
2.2. Ruồi đục quả Bactrocera .......................................................................................... 6
2.2.1. Phân loại ................................................................................................................ 6
2.2.2. Lịch sử phát triển ................................................................................................... 6
2.2.2.1. Bactrocera carambolea ...................................................................................... 6
2.2.2.2. Bactrocera dorsalis ............................................................................................ 8
2.2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................................... 10
2.2.3.1. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 10
2.2.3.2. Nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................... 11
2.2.4. Một số phương pháp nghiên cứu ruồi đục quả ...................................................13
2.2.4.1. Dựa vào đặc điểm hình thái .............................................................................13
2.2.4.2. Dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử ..................................................................13
2.2.4.3. Phương pháp khác ...........................................................................................14
2.3. Tổng quan về DNA ty thể .....................................................................................15
2.3.1. DNA ti thể ..........................................................................................................15
2.3.2. Gen 16S rRNA ...................................................................................................17
2.3.3. Cytochrome oxidase II (COII)............................................................................18
2.4. Quá trình thực hiện phản ứng PCR .......................................................................19
iv


2.4.1. Định nghĩa PCR ..................................................................................................19

2.4.2. Thành phần phản ứng PCR.................................................................................20
2.4.3. Nguyên tắc của phản ứng PCR ...........................................................................20
2.5. Phương pháp xây dựng phả hệ phân tử .................................................................21
2.5.1. Khái niệm ...........................................................................................................21
2.5.2. Một số loại cây phả hệ ........................................................................................21
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 22
3.1. Thời gian và địa điểm ............................................................................................. 22
3.2. Đối tượng thí nghiệm.............................................................................................. 22
3.3. Vật liệu và hoá chất ................................................................................................ 22
3.3.1. Thiết bị ................................................................................................................. 22
3.3.2. Dụng cụ................................................................................................................ 22
3.3.3. Hóa chất ............................................................................................................... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 23
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu .......................................................................................... 23
3.4.2. Phương pháp ly trích DNA .................................................................................. 23
3.5. Trình tự cặp mồi phản ứng ..................................................................................... 24
3.6. Điện di sản phẩm PCR ........................................................................................... 26
3.7. Giải trình tự và phân tích số liệu ............................................................................ 27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 29
4.1. Kết quả ly trích ....................................................................................................... 29
4.2. Kết quả chạy PCR .................................................................................................. 30
4.2.1. Sử dụng primer 16S ............................................................................................. 31
4.2.2. Sử dụng primer cytochrome oxidase II ............................................................... 32
4.3. Kết quả so sánh chuỗi trình tự của các cá thể......................................................... 32
4.3.1. Kết quả so sánh chuỗi trình tự vùng CoII giữa mẫu I2 và C1 ............................. 32
4.3.2. Kết quả so sánh chuỗi trình tự vùng CoII giữa mẫu K1 và F8............................ 32
4.3.3. Kết quả so sánh chuỗi trình tự vùng 16S giữa mẫu I3 và G9.............................. 33
4.3.4. Kết quả so sánh chuỗi trình tự vùng 16S giữa mẫu K1 và A1 ............................ 33
4.4. Kết quả phân nhóm tạo phả hệ di truyền ................................................................ 34


v


4.4.1. Kết quả phân nhóm dựa vào trình tự vùng 16S .................................................. 34
4.4.2. Kết quả phân nhóm dựa vào trình tự vùng CoII ................................................. 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 37
5.1. Kết luận................................................................................................................... 37
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 39
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
bp

Base pair

DNA

Deoxyribonucleic acid

dNTP

Deoxynucleotide triphosphate

EDTA

Ethylene diaminetetra acetic acid


EtBt

Ethidium bromide

OD

Optical density

PCR

Polymerase chain reaction

RNA

Ribonucleic acid

Rnase

Ribonuclease

UV

Ultra Violet

TE

Tris EDTA.

TAE


Tris Glacial Acetic Acid EDTA.

mtDNA

Mitochondrial DNA

rRNA

Ribosomal Ribonucleotide acid

UI

Unit

Ctv

Cộng tác viên

AK

Attact and Kill

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Trình tự và vùng khuếch đại của primer (Simon và ctv, 1994) ......................... 24
Bảng 3.2 Nồng độ các thành phần trong phản ứng PCR sử dụng bộ hóa chất 1 .............. 24
Bảng 3.3 Nồng độ các thành phần trong phản ứng PCR sử dụng bộ hóa chất 2 .............. 25

Bảng 3.4 Chu kỳ nhiệt cho phản ứng PCR ....................................................................... 25
Bảng 3.5 Trình tự và vùng khuếch đại của primer (Simon và ctv, 1994) ......................... 25
Bảng 3.6 Nồng độ các thành phần trong phản ứng PCR sử dụng bộ hóa chất 1 .............. 26
Bảng 3.7 Nồng độ các thành phần trong phản ứng PCR sử dụng bộ hóa chất 2 .............. 26
Bảng 3.8 Chu kỳ nhiệt cho phản ứng PCR ....................................................................... 27
Bảng 4.1 Tỉ lệ ly trích DNA thành công của ruồi đục quả B. dorsalis và B. carambolea 30

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sự phân bố của ruồi đục quả Bactrocera carambole ở Châu Âu ............. 3
Hình 2.2 Vòng đời và hình dạng của ruồi đục quả B. dorsalis qua từng thời kì .... 4
Hình 2.3 Ruồi đục quả đang tấn công khế ............................................................... 5
Hình 2.4 Ruồi đục quả Bactrocera ......................................................................... 6
Hình 2.5 Ruồi đục quả Bactrocera carambolea trưởng thành ................................ 6
Hình 2.6 Ruồi đục quả Bactrocera dorsalis trưởng thành ...................................... 8
Hình 2.7 Ruồi đục quả Bactrocera correcta (Bezz) ................................................ 11
Hình 2.8 Cấu tạo mt DNA dạng vòng ..................................................................... 16
Hình 4.1 Kết quả điện di DNA tổng số Bactrocera carambolea ............................ 29
Hình 4.2 Những bộ phận ruồi đục quả dùng để ly trích DNA................................. 30
Hình 4.3 Kết quả PCR sử dụng primer 16S ............................................................. 31
Hình 4.4 Kết quả PCR sử dụng primer 16S ............................................................. 31
Hình 4.5 Kết quả PCR sử dụng primer cytochrome oxidase II ............................... 32
Hình 4.6 Sơ đồ phân nhóm di truyền giữa các dòng trên vùng 16S ........................ 35
Hình 4.7 Sơ đồ phân nhóm di truyền giữa các dòng trên vùng CoII ....................... 36

ix



Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Ruồi đục quả là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu ở tất

cả các vùng trồng rau và cây ăn quả ở nước ta. Chúng được giới chuyên môn xếp vào
loại đầu bảng trong danh sách những loại côn trùng cần tiêu diệt. Mức độ thiệt hại
hàng năm do ruồi đục quả gây ra rất lớn vì chúng có rất nhiều loài, gây hại trên nhiều
loại rau quả và hầu như gây hại quanh năm.
Chi Bactrocera bao gồm hơn 500 loài, đa số các loài này có nguồn gốc ở Nam
Thái Bình Dương, Úc, Ấn Độ, và Đông Nam Á mặc dù nhiều loài đã di chuyển đến
châu Phi, châu Âu và Nam Mỹ. Chúng là đối tượng kiểm dịch thực vật quan trọng của
nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan. Có những loài trong chi này rất giống với 1
số loài đã phát hiện ra gần đây hoặc có thể là do tách ra từ những loài thuộc nhóm
Bactrocera dorsalis (Saurs-Muller, 2005). Trong thời gian qua, các nước nhập khẩu
trái cây đã cảnh báo nhiều về nguy cơ ruồi đục quả gây hại. Tác hại của sâu non hay
còn gọi là giòi gây hại trong quả, ăn thịt quả, gây rụng quả hàng loạt dẫn đến làm giảm
năng suất, thậm chí gây thất thu. Một trong những trở ngại lớn cho việc xuất khẩu rau,
quả tươi nước ta trong những năm gần đây là mức độ gây hại của các loài ruồi đục quả
rất lớn mà chúng ta chưa có các biện pháp phòng trị hữu hiệu. Từ năm 2003, một loài
ruồi đục quả mới có hình thái rất giống với Bactrocera dorsalis đã được báo cáo và
nhanh chóng lan rộng ở miền trung Châu Phi. Đây chính là dịch hại tấn công xoài,
cam quýt và các loại hoa quả nhiệt đới. Gần đây nó đã được mô tả và xác định chính là
Bactrocera invadens (Drew và ctv, 2005). Việc tìm kiếm nguồn gốc của loài ruồi này
tại Sri Lanka đã xác nhận chúng có nguồn gốc ở châu Á. Việc nhận dạng chính xác
các loài trong phức hợp này gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến không ít sai lầm trong
các bài nghiên cứu trước đây (Drew và Hancock, 1994). Vào năm 1954 đã có một số
nhà khoa học như Hardy và Adachi đã đưa ra các khoá phân loại khác nhau giúp định
danh chính xác hơn các loài ruồi này (V. Baimai và ctv, 1999). Song song với so sánh

hình thái chuẩn, một số nghiên cứu đã sử dụng các kĩ thuật khác như kĩ thuật hiển vi
điện tử quét, phân tích thành phần hoá học của chất dẫn dụ con đực, điện di enzyme
mô (Ooi, 1991) và dữ liệu về cây kí chủ (cây thương mại và cây hoang dại). Năm 2002
Muraji và Nakahara đã xây dựng được mối quan hệ về nguồn gốc của 18 loài ruồi đục
1


quả ở vùng Đông Nam Á bằng phương pháp sinh học phân tử trên một số gen thuộc
DNA ty thể. Theo Korneyev (1999), việc định danh nên kết hợp quan sát hình thái và
lập cây phả hệ sẽ cho kết quả chính xác hơn (Ho-Yeon Han và Kyung-EuiRo, 2006).
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Xác định phả hệ phân tử của một số loài ruồi
đục quả tại miền Nam Việt Nam bằng kỹ thuật sinh học phân tử”. Kết quả này có ý
nghĩa phần nào trong việc giám định sự hiện diện của loài ruồi này trong nông sản
xuất nhập khẩu ở Việt Nam cũng như bổ sung vào cơ sở dữ liệu dùng trong nghiên
cứu về loài ruồi đục quả này.
1.2.

Yêu cầu

• Tối ưu hóa quy trình ly trích DNA.
• Thực hiện PCR để khuếch đại vùng gen 16S rRNA và cytochrome oxidase II +
tRNA Lys + tRNA Asp (CO2KD) của các loài Bactrocera.
• Xây dựng phả hệ phân tử và xem xét nguồn gốc và mối quan hệ của các loài
Bactrocera ở Việt Nam.
1.3.

Nội dung thực hiện

• Ly trích DNA của các mẫu ruồi đục quả theo quy trình của Michele K
Nishiguchi (2002) và một số điểm thay đổi.

• Dùng phản ứng PCR để khuyếch đại vùng gen 16S rRNA và cytochrome
oxidase II trên các mẫu ruồi đục quả Bactrocera carambolea và mẫu B.dorsalis
sử dụng primer 16S và primer COII.
• Giải và đọc trình tự vùng gen 16S rRNA và cytochrome oxydase II + tRNALys
+ tRNAAsp (CO2KD) trực tiếp từ sản phẩm PCR, so sánh sự tương đồng giữa
các loài, xây dựng cây sinh dòng, tìm phân nhóm dựa trên dữ liệu phân tử bằng
phần mềm Clustal X.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về ruồi đục quả

Hình 2.1 Sự phân bố ruồi đục quả Bactrocera carambolea ghi nhận ở Châu Âu (EPPO).
Theo điều tra mới nhất, ở Việt Nam hiện có ít nhất 32 loài ruồi đục quả gây hại
trên 19 loại trái cây, 14 loại hoa màu và 8 loại cây hoang dại, trong đó có 7 loài phổ
biến nhất là Bactrocera dorsalis, B. correcta, B. pyrifoliae, B. carambolae (hại quả) và
Bactrocera cucurbitae, B. tau, B. hochii (hại rau ăn quả). Ruồi gây hại hầu hết trên các
loại cây ăn quả như: Cam, quýt, bưởi, nhãn, vải, xoài, mận, đào, lê, mận, ổi, dưa,
mướp, bầu, bì, ớt (Longdinh.com).
Bactrocera dorsalis là một loài ruồi đục quả có nguồn gốc ở Đông Nam Á, đã
xuất hiện đến Hawaii, quần đảo Mariana và Tahiti. Nó là một trong những loài dịch
hại chính trong chi Bactrocera với một phạm vi rộng về kí chủ trên hoa quả tự nhiên,
mức độ thiệt hại do loài ruồi này gây ra xếp vị trí thứ hai chỉ sau B. papayae.
Bactrocera dorsalis có hình thái tương tự như các loài B. carambolae, B. papayae,
Bactrocera occipitalis và B. philippinensis. Con đực của loài phản ứng mạnh mẽ với
eugenol methyl và điều này được ứng dụng để theo dõi, đánh giá quần thể.

3



a)

b)

c)

e)
d)
Hình 2.2 Sự phát triển và hình dạng của ruồi đục quả Bactrocera
dorsalis qua từng thời kì. (a) Trứng; (b) Ấu trùng; (c) Nhộng; (d) Ruồi hình
thành; (e) Ruồi trưởng thành. (Kuang Hui Lu, 2006).

Trong những năm gần đây người ta đã tìm ra đựơc một số đặc điểm trong vòng
đời của ruồi đục quả như trước khi đẻ trứng ruồi trưởng thành cần ăn thêm để phát
triển đầy đủ nhằm tăng cường khả năng sinh sản. Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc
thủng vỏ trái đẻ trứng thành chùm vào chỗ phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt. Dòi non nở
ra đục ăn thịt trái, làm trái bị thối và hư. Giai đoạn ấu trùng kéo dài 6 - 35 ngày. Dòi
đục vào quả làm quả bị thối, nơi bị hại có vết thâm khi ấn nhẹ vào dịch nước sẽ rỉ ra.
Khi phát triển đầy đủ, dòi ra khỏi trái rơi xuống đất hóa nhộng, độ 10 ngày sau thì
nhộng lại nở ra thành ruồi. Sau khi vũ hóa khoảng 7 - 15 ngày ruồi bắt đầu đẻ trứng
trực tiếp vào trong trái. Thời gian ủ trứng khoảng 1 - 2 ngày. Ruồi có thể sống được 20
- 40 ngày, hàng năm ruồi xuất hiện nhiều vào tháng 5. Ruồi có đặc tính ăn thêm, đặc
biệt ưa thích mùi protein thủy phân và mùi mật đường. Các loại trái cây và rau ăn quả
khi chín có độ đường cao, hương thơm hấp dẫn là thức ăn mà ruồi đục quả ưa thích.
Ruồi đục quả gây hại trên xoài và nhiều loại trái cây khác như ổi, cam, quít, táo gai, đu
đủ.

4



Nhiều loài ruồi đục quả được phân loại theo phức hợp Bactrocera dorsalis
(Hendel) (Diptera: Tephritidae), là loài gây hại chủ yếu đối với các loại cây ăn quả. Ở
Malaysia hai loài ruồi có hình thái tương đối giống nhau trong phức hợp này là
Bactrocera papayae và B. carambolae (Drew và Hancock), đặt ra mối đe dọa ngày
càng nghiêm trọng cho nền thương mại trái cây ở khu vực Đông Nam Á. Gần đây sự
xuất hiện của Bactrocera papayae ở Queensland, Úc (Fay và ctv, 1997) và Bactrocera
carambolae ở Suriname, Brazil, Guyana và Guyana Pháp (Sauers-Muller, 1991) đã thu
hút sự chú ý của quốc tế và nhiều nhà nghiên cứu.

Hình 2.3 Ruồi đục quả B. dorsalis phương Đông, đẻ
trứng bằng cách chèn cơ quan đẻ trứng vào vỏ của quả
đu đủ. (.)
Ruồi đục quả được tìm thấy ở hầu hết các châu lục, mỗi năm hàng triệu đô la
được dùng để kiểm soát, nghiên cứu nhằm tìm ra các chương trình để tiêu diệt giống
ruồi này. Ruồi cái tấn công vào trái cây đang khỏe mạnh và làm cho trái bị hư hỏng
bằng cách đẻ trứng dưới lớp vỏ. Những quả trứng nở thành ấu trùng là nguyên nhân
chính phá hoại, gây mục nát thịt của trái cây hay rau cải. Nếu bị nhiễm trứng của ruồi
đục quả thì trái cây và rau quả nhanh chóng trở nên thối, không ăn được hoặc rụng
xuống đất sớm. Nông dân, những người trồng cây ăn quả và rau thương mại sẽ phải
đối mặt với sản lượng thu hoạch thấp hơn và kết quả thu nhập thấp hơn. Ước tính thiệt
hại là rất lớn có thể đạt 80% - 100% (nếu bị tấn công nghiêm trọng). Cũng như những
thiệt hại trực tiếp, những tổn thất lớn khác là kết quả của việc tăng cường kiểm dịch
được áp đặt bởi các nước nhập khẩu để ngăn chặn các loài ruồi đục quả không mong
muốn.
5


2.2.


Ruồi đục quả Bactrocera

2.2.1. Phân loại
Giới: Animalia
Ngành: Arthropoda
Lớp: Insecta
Họ: Tephrididae
Bộ: Diptera
Giống: Bactrocera

Hình 2.4 Ruồi đục quả Bactrocera (chi cục

kiểm dịch thưc vật sau nhập khẩu 2, 2010).
2.2.2. Lịch sử phát triển của các loài ruồi đục quả
Ngày 5 tháng 5 năm 2010, mẫu ruồi đục quả phát hiện được trong khi thực hiện
giám sát bẫy ở phần phía bắc của tỉnh Limpopo kề bên biên giới Zimbabwe. Chúng đã
được xác định là Bactrocera invadens, một loài dịch hại thực vật có tầm ảnh hưởng
quan trọng đến nền kinh tế của khu vực phía Nam Châu Phi. Một cuộc khảo sát do Sở
Nông, Lâm nghiệp đã được triển khai nhằm xác định tầm ảnh hưởng, địa lý, mức độ
lan tỏa của loài ruồi này. Công tác đánh giá rủi ro, kiểm soát, kiểm dịch thực vật đã
được thực hiện ngay lập tức để kiểm soát sự dịch chuyển của trái cây từ khu vực này
theo quy chế R110 (Sở Nông Lâm, Thủy sản Nam Phi, 2010). Cục nông, lâm nghiệp
và thủy sản Nam Phi bắt đầu giám sát dự án trái cây quốc gia trong tháng một năm
2006, khi mạng lưới bẫy ruồi được thành lập như là lời cảnh báo sớm về sự xâm lấn
của giống ruồi này. Bẫy được đặt ở các khu vực sản xuất, cũng như trên đường bộ, tại
cảng nhập cảnh và ở các vùng đô thị gần bãi rác thành phố, khách sạn, sân thể thao và
địa điểm chiến lược khác trên toàn quốc. Cuộc khảo sát này được tiến hành hợp tác
chặt chẽ với nhiều tổ chức khác nhau bao gồm đại diện các cơ quan ngành công
nghiệp hoa quả, trái cây nhập khẩu và xử lý trái cây. Trong năm 2008, Mozambique,

Namibia và Zambia đã báo cáo sự xuất hiện của ruồi đục quả Bactrocera invadens
trong nước của họ. Sự lan tràn của ruồi đục quả trong lãnh thổ của Nam Phi đã dẫn tới

6


sự tăng cường dự án giám sát của quốc gia dọc theo phía Bắc và phía Đông biên giới
Nam Phi.
Bactrocera correcta (Bezzi), thường được xem như là "Ruồi đục quả trên ổi",
mặc dù các ấu trùng của nhiều loài ruồi khác cũng được tìm thấy trong ổi, như
Bactrocera correcta thì Anastrepha striata Schiner cũng được xem là giống ruồi gây
hại chủ yếu trên ổi (White và Elson Harris, 1994). Một con ruồi có giới tính cái được
phát hiện đầu tiên tại Tây Bán Cầu vào ngày 06 tháng 8 năm 1986 tại một khu rừng,
quận Orange, California. Ngay sau đó là hai con đực trưởng thành được phát hiện ở
quận Orange vào ngày 9 tháng 8 năm 1986. Kể từ đó B. correcta đã được phát hiện
nhiều lần ở California nhưng chưa được thành lập.
2.2.2.1. Bactrocera carambolea
Ruồi

đục

quả

Bactrocera

carambolea được biết đến ở châu Á
tàn phá chủ yếu trên các loại khế,
nơi mà chúng có thể tạo ra thiệt hại
nghiêm trọng khi không được bảo
vệ đúng cách. Loài ruồi này có xu

hướng chiếm ưu thế ở vườn và ở
khu vực đô thị, hiếm khi tìm thấy
chúng trong rừng có mưa ẩm ướt

Hình 2.5 Ruồi đục quả B. carambolea trưởng

(Vijaysegaran và ctv, 1991). Sự

thành (Drew và Hancock, 1954).

phát tán của Bactrocera carambolea có thể được thực hiện thông qua các chuyến bay
di chuyển đến các khu vực khác, hoặc do con người mang đi. Ở miền Tây Ấn Độ
chúng có phổ kí chủ rất rộng được ghi nhận là có trên 151 loại trái cây và rau quả
trong đó có điều, xoài, đường cọ, bơ, sa kê, mít, ổi, khế, chanh, bưởi, quýt, cam, cà
chua, hồng xiêm, anh đào, quả hạnh nhiệt đới và ớt tiêu. B. carambolae là một dịch hại
nghiêm trọng trên khế, giống ruồi này tấn công quả ngay cả khi quả vẫn còn rất non.
Đây là một đặc tính khác thường chỉ có ở loài Bactrocera trong khi hầu hết những loài
ruồi khác chỉ tấn công khi quả chín hay chín mùi. Hiện tượng này cũng đã được quan
sát ở Suriname, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi mật độ ruồi quá cao. Khi mật độ ruồi
thấp, thì chúng chỉ tấn công những loại trái đã phát triển đầy đủ, giống khế chua có xu
hướng ít bị nhiễm khuẩn hơn giống ngọt (A.van Sauers-Muller, 1992).
7


Để thấy được sự phát triển của Bactrocera carambolea qua từng thời kì, vòng
đời của ruồi đã được xây dựng.
¾ Trứng kéo dài 2 - 3 ngày, có hình cong, dài 1 mm, sáng trắng sữa khi đã sẵn
sàng để nở.
¾ Dòi sinh trưởng và phát triển trong vòng 8 - 10 ngày. Ấu trùng sau khi nở có
chiều dài 1 mm và đạt đến 7 - 8 mm trước khi trạng thái nhộng nằm trong kén,

có màu trắng hoặc màu giống bột trái cây. Nếu ấu trùng thứ ba đang phải đối
mặt với vi khí hậu không thuận lợi chúng có thể di chuyển, nhảy liên tục
khoảng 10 cm trở lên và để tìm điều kiện phù hợp hơn. Điều này đặc biệt có thể
nhìn thấy khi chúng được đặt trên một bề mặt khô (White và ctv, 1992).
¾ Nhộng tồn tại từ 7 - 12 ngày có hình trụ, dài khoảng 4 mm, màu nâu đỏ, giống
như một hạt sưng của thóc (White và ctv, 1992).
¾ Trưởng thành đẻ trứng trong khoảng 5 - 7 ngày và có thể sống hàng tháng. Ruồi
trưởng thành hoạt động mạnh vào ban ngày, nhất là sáng sớm và chiều mát.
Ruồi cái đẻ trứng trong vỏ quả, một con cái có thể đẻ 150 - 200 trứng, một quả
có thể có nhiều trứng. Dòi nở ra đục vào trong quả gây hại. Trong quả bị hại
thường có nhiều dòi con, đủ sức dòi chui ra ngoài rơi xuống đất hóa nhộng hoặc
hóa nhộng trong quả bị rụng. Ruồi thường đẻ trứng và gây hại từ khi quả chín
đến già (Chi cục bảo vệ thực vật Tp.HCM, 2007).
2.2.2.2. Bactrocera dorsalis
Xác định tổn thất kinh tế gây ra bởi phức hợp Bactrocera dorsalis thì rất cần
thiết và được khẩn trương ưu tiên nghiên cứu để kiểm dịch và quản lý. Có khoảng 75
loài trong phức hợp Bactrocera dorsalis nhiệt đới, phần lớn là ở Đông Nam Á đã được
mô tả. Trong phức hợp này có một số lượng nhỏ loài có tính ăn tạp có nguồn gốc
quốc tế bao gồm B. dorsalis, B. papayae, B. carambolae và B. philippinensis. Những
loài trong phức hợp này đa số được mô tả đầu tiên vào năm 1994 và kể từ đó những
nghiên cứu thực sự đã được thực hiện như nghiên cứu về hình thái phát triển và đặc
biệt có những ghi nhận đáng kể khi sử dụng kỹ thuật chẩn đoán phân tử. Những kỹ
thuật này bây giờ có thể giải quyết đơn vị phân loại loài đầy đủ và triệt để nhất. Bằng
chứng di truyền cho thấy rằng phức hợp này chỉ phát triển trong vài năm gần đây. Tính
phát sinh loài của nhóm này được xem là một điều kiện chuẩn để nghiên cứu sinh thái,
khả năng tiến hóa của loài trong tương lai. Theo mô hình hệ thống, những nghiên cứu
8


giao phối tiên tiến trên loài Bactrocera dorsalis và Bactrocera cacuminata đã thực sự

làm tăng thêm sự hiểu biết về việc sử dụng ruồi hay những loại hóa chất có nguồn gốc
từ thực vật cho giao phối, nhưng các nghiên cứu như vậy không được áp dụng để giải
quyết tính giới hạn các loài sinh học trong phạm vi rộng rãi. Mặc dù thường được coi
là loài gây hại lớn, nhưng các nhà khoa học thấy rằng có rất ít tài liệu hay chứng cứ
công bố thiệt hại kinh tế do phức hợp Bactrocera dorsalis gây ra.

a)
b)
Hình 2.6 Ruồi đục quả Bactrocera dorsalis trưởng thành.
(a) Con cái; (b) Con đực (Hendel).

Khoảng một thập kỉ trước đây, Drew và Hancock có ra một chuyên đề về sửa
đổi phân loại mô tả 40 loài mới trong phức hợp Bactrocera dorsalis nhiệt đới.
Bactrocera dorsalis đã từ lâu được công nhận là rất độc hại, tạp dưỡng và phổ biến
rộng rãi, nhưng nhìn chung không gây thành dịch. Tuy nhiên, bản sửa đổi năm 1994
đã xác định tính nguy kịch của B. dorsalis và nhiều loài có cùng họ đã được xác định.
Đáng chú ý nhất là trong số các loài mới được mô tả là một nhóm nhỏ các loài
Bactrocera papayae, B. philippinensis và Bactrocera carambolae (Drew và Hancock)
các loài này có địa lý và vùng kí chủ khác nhau so với Bactrocera dorsalis. Việc mô tả
các loài mới đã được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp phân biệt cổ điển là
dựa vào hình thái học. Các loài gây hại, cùng với một số loài không gây hại, tạo thành
một nhóm cùng họ trong phức hợp B. dorsalis và sự phân biệt chúng chỉ dựa trên tiêu
chuẩn hình thái là vô cùng khó khăn. Phức hợp B. dorsalis ban đầu xác định thấy rằng
có khoảng 16 loài liên quan gần giống với B. dorsalis. Kể từ đầu những năm 1980 một
số loài đã được mô tả thêm, bắt đầu với B. opiliae năm 1981. Phức hợp B. dorsalis
9


được xác định lại, mở rộng thêm, và bây giờ đã có đến 75 loài được xác định. Quần
đảo Indonesia là nơi tập trung đông đảo nhất phức hợp này. Nhiều dữ liệu về loài ruồi

đục quả này đã được xác định và làm rõ trong đó có vòng đời.
Trứng của Bactrocera dorsalis nằm dưới lớp vỏ của trái cây ký chủ và nở trong
vòng từ 1 - 3 ngày. Bactrocera dorsalis sẽ không phát triển ở nhiệt độ dưới 13°C. Sự
tạo kén xảy ra trong đất dưới cây kí chủ và con trưởng thành xuất hiện sau 1 - 2 tuần
(lâu hơn trong điều kiện mát mẻ) và sự trưởng thành diễn ra quanh năm (Christenson
và Foote, 1960). Bactrocera dorsalis là một loài nhiệt đới không thể sống sót qua mùa
đông. Ruồi phát triển từ trứng cho đến khi trưởng thành trong điều kiện mùa hè cần
khoảng 16 ngày. Những ấu trùng trưởng thành sinh ra trong quả rụng xuống mặt đất,
và sự phát triển diễn ra tiếp theo trong tối dưới đất. Con trưởng thành cần khoảng 9
ngày để đạt được thành thục sinh dục. Các giai đoạn phát triển có thể được mở rộng
đáng kể bởi thời tiết mát mẻ. Trong điều kiện tối ưu, một con cái có thể đẻ hơn 3.000
quả trứng trong suốt quãng đời, nhưng trong điều kiện thường chỉ từ 1.200 đến 1.500
trứng và được xem là sinh sản bình thường (Clausen và ctv, 1965). Rõ ràng, trái cây
chín rất thích hợp cho việc đẻ trứng, nhưng những quả chưa chín cũng có thể bị tấn
công. Chúng xuất hiện trên hàng loạt các loại cây ăn quả, ví dụ như ở Trung Quốc và
Nhật Bản chúng gây hại trên táo (Malus pumila), khế (Averrhoa), chuối (Musa
paradisiaca), ớt, hồng bì, ổi, xoài (Mangifera indica), cam (Citrus sinensis), đu đủ
(Carica papaya), đào (Prunus persica), mận (Prunus domestica) và cà chuaLycopersicon esculentum (Clausen và ctv, 1965; Koyama, 1989).
2.2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.3.1. Nghiên cứu trong nước
Thử nghiệm sử dụng hơi nóng xử lý ruồi đục quả Bactrocera dorsalis (Hendel)
hại xoài sau thu hoạch do Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Văn Tuất thuộc chi cục Kiểm
dịch thực vật vùng 2 - Viện Bảo vệ thực vật thực hiện. Phương pháp được tiến hành
trên ruồi Bactrocera dorsalis (Hendel) được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm của
Chi cục Kiểm dịch Thực vật vùng 2 thông qua giai đoạn xác định pha phát triển có khả
năng chống chịu với nhiệt độ xử lý sau đó tạo không khí nóng để xử lý. Kết quả xử lý
ruồi đục quả bằng không khí nóng cho thấy thông số nhiệt để xử lý ruồi đục quả
Bactrocera dorsalis (Hendel) trên xoài bằng không khí nóng là 46,50C trong vòng 20
phút. Ngoài ra, Úc cũng hỗ trợ Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam triển khai dự
10



án chống ruồi đục quả gây hại trên cây ăn trái. Kết quả sự hợp tác nghiên cứu giữa hai
bên đã cho ra đời chế phẩm sinh học có tên gọi “Sofri Protein” có nhiều ưu điểm trong
phòng trừ ruồi đục quả trên cây ăn trái.

a)
b)
c)
Hình 2.7 Ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezz. (a) Ấu trùng; (b) Nhộng;
(c) Thành trùng (Nguyễn Thị Chắt và Huỳnh Trí Đức, 2004).

Nghiên cứu nhằm mục đích phòng trừ ruồi đục quả trên cây thanh long do
Ths.Đỗ Thị Lợi thuộc khoa Nông Học trường đại học Nông Lâm tp.HCM tiến hành.
Kết quả tạm thời xác định có 3 loài chính vào bẫy là Bactrocera dorsalis, Bactrocera
correcta và Bactrocera cucurbitae. Thí nghiệm cho thấy việc sử dụng chế phẩm Sofri
Protein để dẫn dụ, tiêu diệt ruồi đục quả tuy mới sử dụng nhưng bước đầu cho thấy có
hiệu quả trong việc phòng trừ đối tượng này, mặc dù sản phẩm vẫn có nhiều bất tiện là
phụ thuộc vào thời tiết và nguồn cung ứng hàng. Mặt khác kết quả thực nghiệm cũng
cho thấy được hiệu quả của việc phòng trừ ruồi đục quả, tỷ lệ ruồi đục quả đã giảm
hẳn so với trước. Việc sử dụng bẫy dẫn dụ ruồi đục quả có ý nghĩa quan trọng là
không để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm, đảm bảo mục tiêu an toàn vệ
sinh thực phẩm.
Đặc điểm về hình thái sinh học và kí chủ ruồi đục quả Bactrocera correcta
(Bezz) cũng được Nguyễn Thị Chắt và Huỳnh Trí Đức thuộc Khoa Nông học, đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu tại một số địa bàn thuộc các tỉnh phía
Nam năm 2001 – 2002. Kết quả cho thấy ruồi đục quả ở Việt Nam không chỉ có 2 loài
là Bactrocera dorsalis và Bactrocera curcubitae mà còn có thêm 30 loài, trong đó có 3
loài gây hại nặng trên nhiều loại cây trồng là Bactrocera correcta, Bactrocera dorsalis
và Bactrocera cucurbitae, đặc biệt loài Bactrocera correcta xuất hiện nhiều và vào

bẫy nhiều không thua kém loài Bactrocera dorsalis. Tại một số địa phương số lượng
ruồi B. correcta vào bẫy, tần số ruồi xuất hiện và tỉ lệ chúng xuất hiện còn cao hơn cả
11


loài B. dorsalis. Kết quả ghi nhận được còn cho thấy ruồi đục quả B. correcta là loài
ruồi gây hại chủ yếu trên cây ăn quả, số lượng ruồi vào bẫy, tỉ lệ hiện diện và tần số
xuất hiện của ruồi B. correcta đều rất cao.
2.2.3.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
Alies Van Sauers-Muller tiến hành thu thập quả trong thời gian 12 năm để xác
định tình trạng kí chủ cho ruồi đục quả Bactrocera và các loài khác thuộc họ tephritid
ở Suriname, Nam Mỹ. Hơn 11.000 mẫu trái cây được thu thập từ nhiều địa điểm và có
tổng cộng 20 loài cây ăn quả đã được xác định là cây kí chủ. Hơn 650 mẫu của 188
loại cây ăn quả, trong đó có nhiều cây hoang dại được thu thập và trái không có ruồi
được nuôi dưỡng. Công trình này bước đầu đã có những thông tin cụ thể trên ruồi đục
quả carambolea, kết quả cũng cho biết thông tin chi tiết, tầm quan trọng và phân phối
của một số loài Anastrepha, và tình trạng kí sinh của giống ruồi này. Khế Averhoa
được chứng minh là cây kí chủ chính chiếm 32% trong tổng số mẫu bị nhiễm khuẩn.
Các loại táo Curacao là cây kí chủ đứng thứ hai trong danh sách này chiếm tỉ lệ
20,45% tổng số mẫu bị nhiễm bệnh, anh đào Surinam và một loại anh đào hoang dã,
xoài, anh đào Tây Ấn Độ, táo Trung Quốc và hạnh nhân nhiệt đới đều có tỷ lệ nhiễm
từ 10 - 19%.
Nghiên cứu ruồi đục quả sử dụng kĩ thuật PCR kết hợp với việc dùng một số
xét nghiệm PCR-RFLP phân tích để mô tả các loài độc hại nhất. Phương pháp này dựa
vào việc phân tích vùng DNA ribosome như 18S + ITS1 và ITS1 và ITS2. Tại New
Zealand và Úc kỹ thuật PCR và PCR-RFLP vẫn được sử dụng thường xuyên trong
công tác kiểm dịch thực vật để xác định ấu trùng và trứng. Phương pháp thứ hai (ITS1
và ITS2) phức tạp hơn và sử dụng một loạt các bộ mồi với các phân tích giới hạn,
nhưng mặt hữu ích hơn của kĩ thuật này là khả năng phân biệt B. dorsalis với
Bactrocera papayae và B. philippinensis cũng như loài trong phức hợp B. dorsalis Úc,

B. opiliae, B. cacuminata và B. endiandrae. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai
phương pháp tiếp cận đều có ứng dụng trong việc phân biệt B. papayae và Bactrocera
philippinensis, hơn 40% các mẫu trái cây tại Surinam được tìm thấy bị nhiễm
Bactrocera carambolae, trong khi chỉ có 1,2% số mẫu cam ngọt đã bị nhiễm do loài
ruồi này, mô hình tương tự đã được tìm thấy cho Bactrocra dorsalis ở Hawaii, nơi mà
có đến 55% đu đủ, 0,026% chôm chôm đã bị nhiễm khuẩn. Không có sự khác biệt
trong mô hình giới hạn cho 18S + ITS1 khi dùng để quan sát hình thái khẳng định loài.
12


Các phương pháp dựa trên DNA ti thể như D-loop 12S và 16S có độ phân giải lớn
hơn, nhờ vậy mà các loài B. dorsalis, B. papayae, B. philippinensis, B. carambolae,
Bactrocera occipitalis và Bactrocera kandiensis, tất cả đều có thể phân biệt được. Gần
đây nhất, một thử nghiệm dựa trên phương pháp EPIC-RFLP của cơ actin để phân biệt
chủng loại B. dorsalis đã được phát triển thành một microarray dựa trên thử nghiệm có
thể phân biệt B. dorsalis, B. papayae và B. carambolae.
Sự sống và phát triển của Bactrocera oleae Gmelin chưa trưởng thành tại bốn
giai đoạn nhiệt độ được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở 16°C, 22°C, 27°C và
35°C. Mục tiêu của nghiên cứu này để có được thông tin về ảnh hưởng của nhiệt độ
trên các giai đoạn chưa trưởng thành như là một điều kiện tiên quyết để tối ưu hóa điều
kiện nuôi trồng và để hiểu mô hình địa lý của sự xuất hiện ruồi đục quả. Kết quả thu
được cho thấy phôi có khả năng phát triển tốt nhất ở 35°C nhưng nhộng không thể
phát triển ở nhiệt độ này và tất nhiên sẽ không có con truỏng thành. Sự phát triển của
giai đoạn chưa trưởng thành chậm nhất là ở 16°C. Tỷ lệ con trưởng thành thu được cao
nhất từ 100 trứng ban đầu ở 27°C là 74%. Sự phát triển của trứng, ấu trùng và nhộng ở
ngưỡng thấp hơn tương ứng là 9,19°C, 13,94°C và 12,36°C. Nhiệt độ tối ưu cho sự
phát triển và sự sống của giai đoạn chưa trưởng thành là 27°C (Hanife Genc và James
L. Nation, 2008).
2.2.4. Một số phương pháp nghiên cứu ruồi đục quả
2.2.4.1. Dựa vào đặc điểm hình thái

Người ta có thể sử dụng một số đặc điểm về hình thái như màng cánh, dải sườn,
các tế bào bc và c, mảnh lưng giữa, phần bên, bụng, có hay không có thành phần
pectin để phân biệt các loài Bactrocera với nhau. Vào năm 1994, Drew và Hancock đã
phân biệt các loài thuộc phức hợp B. dorsalis như là ở ruồi trưởng thành Bactrocera
(Bactrocera) spp. có màng cánh rõ ràng, ngoại trừ một dải sườn cánh hẹp (không đạt
R4+5), các tế bào bc và c không màu (ngoại trừ ở một vài loài không gây hại với một
sắc thái rất nhạt) và không có lông cứng nhỏ. Mảnh lưng giữa hầu như có màu đen, với
phần bên không có vạch sọc trung gian, trừ trường hợp băng cơ sở mà thường rất hẹp,
bụng có đường sọc đen trung gian trên đốt thứ 3 và đốt thứ 5, phần bên đen nhưng
chúng khác nhau tùy theo từng loài. Những tính trạng thêm vào (bao gồm cả các phân
chi) là phần thu hẹp của tế bào br có lông cứng nhỏ, phía trước có ổ trên cánh, trước
mảnh mai có lông cứng (trừ một vài loài không gây hại). Bụng của con đực có pectin
13


trên mỗi bên của của đốt thứ, mảnh bụng thứ 56 của con đực có mép sau mỏng hình
chữ V.
2.2.4.2. Dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử
Vào năm 1998, một nghiên cứu phân biệt các loài gây hại Bactrocera tại
Malaysia (Diptera: tephritidae) bằng cách sử dụng kỹ thuật PCR–RFLP do các nhà
khoa học Tock H. Chua, Yi Vern Chong và Saw Hoon Lim thuộc khoa khoa học
trường đại học Monash tiến hành như sau: Các bộ phận khác nhau được thu thập từ
bảy con ruồi trưởng thành trong loài Bactrocera ở Malaysia.
Việc sử dụng mồi COIF và COIR trong phản ứng PCR kết hợp với ba enzym
cắt giới hạn AluI, RsaI và MseI cho phép ta phân biệt được sự khác nhau của các loài
B. tau, B. latifrons, B. cucurbitae, B. umbrosa, nhưng không phân biệt được các loài
Bactrocera caudata, B. carambolae và B. papayae. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng
UEA7/UEA10 trong phản ứng PCR cùng với enzym RsaI thì B. caudata cũng có thể
phân biệt được với các loài khác, B. carambolae và B. papayae có thể được phân biệt,
B. carambolae chỉ tạo ra 1 băng duy nhất, trong khi B. papayae luôn tạo ra 3 băng. Do

đó, sự kết hợp của các enzyme cắt giới hạn và mồi cho phép xác định tất cả bảy loài
Bactrocera.
Chính vì ưu điểm, tính chính xác và khả năng ứng dụng của kĩ thuật sinh học
phân tử kết hợp với các phương pháp sinh tin học trong việc xác định trình tự DNA
mà chúng tôi đã chọn kĩ thuật này để xây dựng phả hệ phân tử của nhóm ruồi đục quả.
2.2.4.3. Phưong pháp khác
Bẫy giám sát, giao phối gián đoạn, thu hút và giết mồi là các phương pháp chủ
yếu đã được phát triển để khai thác hành vi của côn trùng cho mục tiêu quản lý dịch
hại. Cũng như với bất kỳ công cụ quản lý nào, việc sử dụng hoạt động của pheromone
phải được xem xét trong bối cảnh của hệ thống quản lý tổng hợp dịch hại. Công tác
triển khai thành công kĩ thuật giao phối gián đoạn luôn luôn đòi hỏi phải áp dụng bổ
sung thuốc trừ sâu một cách đúng đắn, như Pickett (1991) đã nêu “chỉ có pheromone
không thì sẽ không đủ mạnh mẽ cho các mục đích của hệ thống sản xuất nông
nghiệp”. Một kĩ thuật tiếp cận mới hơn, Attact và Kill - AK (thu hút và giết), đã được
phát triển. Kĩ thuật này sử dụng một loại gọi là bán hóa chất, chẳng hạn như
pheromone giới tính hoặc loại thức ăn thu hút con trùng kết hợp với thuốc trừ sâu. Vì
vậy, khi con trưởng thành tiếp xúc với mồi nhử thì chúng sẽ không chống nổi với các
14


×