Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ THỊ VĂN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ THỊ VĂN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Cù Chí Lợi

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


tnu.edu.vn/

-


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tăng cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học độc lập, nghiêm túc của bản thân tôi. Luận văn này chưa từng được
công bố trên bất kể phương tiện truyền thông nào.
Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được
xử lý khách quan, trung thực. Trong quá trình nghiên cứu tôi có tham khảo
một số tài liệu đã được liệt kê ở phần sau.
Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và
quá trình nghiên cứu thực tiễn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, tháng .... năm 2014
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Văn


ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy
tôi trong toàn khóa học, cung cấp những kiến thức cần thiết, cơ sở lý
luận khoa học để tôi có thể hoàn thành bài luận văn này.
Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Cù Chí Lợi đã tận tnh
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn này, từ xây dựng

đề cương đến hoàn thiện bài luận văn.
Thứ ba, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng
khoa học trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Khoa
Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái
Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thứ tư, tôi gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, các đồng nghiệp trong cơ
quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điêu kiện cho tôi được đi học và
giúp đỡ tôi rất nhiều về số liệu trong quá trình hoàn thành bài luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng .... năm 2014
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Văn


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... viii
MỞ ÐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2
4. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ THU BẢO HIỂM XÃ
HỘI................................................................................. 5
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về Bảo hiểm xã hội.........................................
5
1.1.1. Tính tất yếu khách quan của BHXH ..................................................... 5
1.1.2. Khái niệm về BHXH ............................................................................ 8
1.1.3. Bản chất BHXH ................................................................................... 9
1.1.4. Đối tượng BHXH ............................................................................... 11
1.1.5. Chức năng của BHXH ........................................................................ 12
1.2. Những vấn đề chung về quản lý thu BHXH............................................... 14
1.2.1. Vai trò của công tác thu BHXH trong việc tạo lập quỹ BHXH ........... 14
1.2.2. Vai trò của công tác thu trong việc tạo lập mối quan hệ giữa các bên
trong BHXH................................................................................................. 15
1.2.3. Công tác thu trong việc tạo đảm bảo công bằng trong BHXH.............
16


4

1.3. Cơ sở pháp lý, các quy định của Nhà nước Việt Nam về thu BHXH ........
16


5

1.3.1. Những quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh công tác quản lý thu
BHXH ở Việt Nam ...................................................................................... 16

1.3.2. Quy định về công tác quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam........... 17
1.4. Kinh nghiệm về thu - chi và quản lý quỹ BHXH của các nước trên thế giới...
27
1.4.1. Kinh nghiệm thu - chi và quản lý quỹ BHXH của Philippin ............... 27
1.4.2. Kinh nghiệm về thu - chi và quản lý quỹ BHXH của CHLB Đức ........28
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 30
2.1. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................
30
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ...........................................................
30
2.2.2. Phương pháp phân tích đánh giá, kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu
thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH tỉnh Vĩnh Phúc........................... 32
2.3. Các tiêu chí đánh giá việc quản lý thu BHXH ......................................... 35
2.3.1. Đáp ứng được yêu cầu của ngành đề ra ............................................
35
2.3.2. Tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động quản lý thu BHXH .......... 36
2.3.3. Chuyển biến trong công tác quản lý thu BHXH, chống thất thoát ... 36
2.3.4. Hiệu quả của việc tăng cường công tác quản lý thu BHXH ............. 37
Chương 3. THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ............... 39
3.1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh
Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 39
3.1.1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ................................................................. 39
3.1.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................... 42
3.2. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH ở tỉnh Vĩnh Phúc...................... 51
3.2.1. Đối tượng tham gia BHXH ............................................................... 51


6


3.2.2. Phương thức đóng và mức đóng BHXH ........................................... 57
3.2.3. Kết quả thực hiện thu BHXH............................................................ 59
3.2.4. Công tác quản lý thu - nộp BHXH.................................................... 65


7

3.2.5. Kết quả thực hiện truy thu nợ đọng BHXH ...................................... 66
3.3. Đánh giá việc tăng cường quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc ....................................................................................................... 68
3.3.1. Những mặt đã đạt được .....................................................................
68
3.3.2. Những mặt còn tồn tại....................................................................... 70
3.3.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm............................................... 71
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN ÐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI
............................................................................. . 75
4.1. Quan điểm, phương hướng phát triển hoạt động BHXH Việt Nam
đến năm 2020 .................................................................................................
75
4.1.1. Quan điểm về hoàn thiện và phát triển hoạt động Bảo hiểm xã hội
ở Việt Nam đến năm 2020 .......................................................................... 75
4.1.2. Phương hướng phát triển hoạt động Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
đến năm 2020 ..............................................................................................
77
4.2. Một số biện pháp để tăng cường quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 79
4.2.1. Một số nguyên tắc trong việc tăng cường quản lý thu bảo hiểm
xã hội .......................................................................................................... 79

4.2.2. Một số giải pháp để tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội
đến năm 2020 .............................................................................................
80
4.3. Một số kiến nghị để tăng cường công tác quản lý thu BHXH trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc ..........................................................................................
91


8

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước .................................................................... 91
4.3.2. Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương ................................ 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 97


9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp BHXH

: Bảo hiểm xã hội BHXHBB

: Bảo hiểm

xã hội bắt buộc
BHXHTN


: Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BTC

: Bộ tài chính BYT

: Bộ Y Tế
DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nước DNNQD

: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh NLĐ
Người lao động
TN&QLHS

: Tiếp nhận và quản lý hồ sơ

UBND

: Ủy ban nhân dân

:


vi
i

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Số lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2011 - 2013 ............................................................................ 52
Bảng 3.2: Tỷ trọng người lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 ................................................... 54
Bảng 3.3: Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 ................................................... 55
Bảng 3.4: Tỷ trọng đơn vị tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2011 - 2013 ..................................................................... 56
Bảng 3.5: Mức đóng BHXH hàng tháng của NLÐ và NSDLÐ ở tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2011- 2013 ............................................................. 58
Bảng 3.6: Mức đóng BHXH hàng tháng của NLĐ và NSDLĐ ở tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2011- 2013 ............................................................. 58
Bảng 3.7: Tình hình thu BHXH bắt buộc khối HCNN, tại BHXH tỉnh Vĩnh
Phúc (2011-2013)............................................................................ 60
Bảng 3.8: Tình hình thu BHXH bắt buộc khối DNNN tại BHXH tỉnh Vĩnh
Phúc (2011-2013)............................................................................ 61
Bảng 3.9: Tình hình thu BHXH bắt buộc khối DNNNN tại BHXH tỉnh
Vĩnh Phúc (2011-2013) .................................................................. 62
Bảng 3.10: Tình hình thu BHXH bắt buộc khối hợp tác xã tại BHXH tỉnh
Vĩnh Phúc (2011-2013) .................................................................. 63
Bảng 3.11: Tình hình thu BHXH bắt buộc khối Hộ kinh doanh cá thể tại
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc (2011-2013) ............................................... 64
Bảng 3.12: Tình hình nợ đọng BHXH tỉnh Vĩnh Phúc (2011-2013).............. 67


vii
i
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc....
48


1

MỞ ÐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Từ khi luật BHXH ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006, trong điều 2
viết rất rõ đối tượng áp dụng để tham gia BHXH. Bảo hiểm xã hội là sự bảo
đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã
hội.
BHXH nước ta là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước đối với toàn bộ NLĐ. Tuy nhiên có Nghị định 12/NĐ-CP ngày
23/01/1995 thì các đối tượng tham gia đóng, hưởng BHXH đã được mở rộng
đến tất cả các thành phần kinh tế. Theo thống kê cho thấy số lao động
tham gia BHXH tăng hàng năm khoảng 5,5%, số thu BHXH tăng bình quân
khoảng
8% và hình thành quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước sang cơ chế
quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do NLĐ, chủ sử dụng lao động đóng
góp để chi trả các chế độ BHXH
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc là một đơn vị BHXH cấp tỉnh, trực thuộc BHXH
Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thực hiện các
chế độ, chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp và
quản lý quỹ BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Cùng chung với điều kiện kinh tế khó khăn của đất nước trong ba năm gần
đây thì số lao động chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở các đơn vị ngoài
quốc doanh chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ so với lực lượng lao động trong toàn xã

hội, các chủ sử dụng lao động cố tm cách trốn đóng BHXH, lạm dụng tiền
BHXH để làm vốn sản xuất kinh doanh... Đó cũng là một trong những thách
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

2

thức đối với cơ quan BHXH tỉnh trong việc quản lý thu BHXH nói riêng làm
giảm hiệu quả của cơ quan BHXH trong việc quản lý thu BHXH. Chính vì
điều kiện kinh tế như hiện nay đòi hỏi cơ quan BHXH Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


3

Nam nói chung và cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng phải tăng công
tác quản lý thu BHXH thực sự có hiệu quả. Do vậy việc nghiên cứu để tăng
cường công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc là hết
sức cần thiết. Để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời đáp ứng
được những yêu cầu trong công tác quản lý thu BHXH phải có: “Tăng cường
quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục têu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý

thu Bảo hiểm xã hội, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả và nâng cao
chất lượng hoạt động của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Vĩnh
Phúc, những bài học kinh nghiệm, những mặt còn hạn chế. Đánh giá thực
trạng tăng cường quản lý thu tại cơ quan BHXH, những kết quả đạt được và
những hạn chế trong thực thi nhiệm vụ. Đề xuất những giải pháp nhằm tăng
cường quản lý thu BHXH trên điạ bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những quy phạm pháp luật về BHXH liên quan đến công
tác quản lý thu BHXH, các quy định nghiệp vụ về quản lý thu BHXH của BHXH
Việt Nam được áp dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu các vấn đề về thu, nộp BHXH của người lao động, người
sử dụng lao động và cơ quan BHXH, các yếu tố ảnh hưởng đến số thu BHXH,
đối tượng nộp BHXH, phương thức thu, quy trình tổ chức quản lý thu, nguyên
nhân trốn tránh nộp BHXH, những biện pháp chống thất thu BHXH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


4

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tăng cường công tác thu BHXH tại
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.2. Phạm vi thời gian

Tính đến tháng 12 năm 2013 số tiền nợ đọng BHXH là 9.200 tỷ đồng.
Đặc biệt, có nhiều đơn vị để nợ trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến
quyền lợi của người lao động. Không ít trường hợp chủ doanh nghiệp
trích tiền lương của người lao động để đóng BHXH, nhưng không nộp hoặc
khi các cơ quan thanh tra, xử lý thì doanh nghiệp mới chịu nộp. Xuất phát từ
thực tế đó, luận văn phân tích thực trạng vấn đề đóng BHXH của các doanh
nghiệp với phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.
3.2.3. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Những đóng góp mới của luận văn
4.1. Về lý luận
Làm tăng cường công tác quản lý thu BHXH và đưa ra những luận
chứng mới về cơ sở lý luận, nội dung và vai trò của ngành BHXH.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng thu BHXH trên địa bàn
tỉnh từ năm 2011 đến năm 2013 luận văn phân tích thực trạng vấn đề đóng
BHXH của các doanh nghiệp, đặc biệt tập trung đánh giá các nguyên nhân
chủ doanh nghiệp muốn trốn tránh việc tham gia BHXH cho người lao động,
người lao động thiếu hiểu biết về chính sách BHXH không dám đấu tranh với
chủ sử dụng lao động, sợ mất việc làm, vì vậy quyền lợi của người lao động
bị bỏ rơi. Trách nhiệm thuộc về người lao động, chủ sử dụng lao động hay cơ
quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương; Đưa ra những biện pháp
khắc phục. Từ những phân tích này, luận văn đã đóng góp hệ thống các biện
Số hóa bởi Trung tâm Học
tnu.edu.vn/
liệu


5


pháp khả thi mang ý nghĩa thực tiễn cao nhằm làm tăng số lao động
được tham gia BHXH, tăng mức thụ hưởng từ các chế độ, chính sách BHXH
của người lao động, góp phần làm tăng số thu. Từ thành quả nghiên cứu
trong công trình khoa học này đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản lý thu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục, luận văn được cấu trúc bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về BHXH và thu BHXH;
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Thực trạng tăng cường quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc;
Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu BHXH trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về Bảo hiểm xã hội
1.1.1. Tính tất yếu khách quan của BHXH
Con người muốn tồn tại và phát triển luôn cần phải thoả mãn các nhu

cầu tối thiểu về vật chất và tinh thần, và để thoả mãn các nhu cầu đó con
người phải lao động, sáng tạo sản xuất ra các sản phẩm. Tuy nhiên, con người
không phải bao giờ cũng gặp thuận lợi, có đủ thu nhập và điều kiện sinh sống
mà rủi ro luôn đi kèm với con người. Trong nhiều trường hợp rủi ro bất ngờ
xảy ra làm giảm hoặc mất khả năng lao động như ốm đau, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp… Khi rơi vào các trường hợp đó các nhu cầu cần thiết của
cuộc sống con người không vì thế mà giảm đi hoặc mất đi, thậm chí còn tăng
thêm hoặc phát sinh những nhu cầu mới như chi phí khám chữa bệnh khi ốm
đau xảy ra. Bởi vậy, muốn duy trì đảm bảo cuộc sống NLĐ đòi hỏi phải có
nguồn thu nhập thay thế để bù đắp.
Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển, sản xuất mang tính chuyên môn
hoá cao thì quan hệ thuê mướn lao động ra đời và ngày càng phát triển.
Những người làm công phải hoàn toàn dựa vào tiền lương làm nguồn sống
chủ yếu, khi ốm đau, tai nạn, sinh đẻ… Thì phải nghỉ việc và không có lương,
cuộc sống của họ bị đe doạ. NLĐ đã ý thức được sự cần thiết phải có thu
nhập đề phòng khi họ gặp rủi ro tai nạn bất ngờ nên họ đấu tranh đòi giới
chủ phải cam kết đảm bảo một số thu nhập nhất định để họ trang trải những
nhu cầu thiết yếu khi ốm đau, thai sản… Lúc đầu giới chủ cam kết đảm bảo
cho NLĐ những khoản thu nhập nhất định đó. Song nhiều khi rủi ro xảy ra
liên tục buộc người chủ phải chi ra những khoản tiền lớn mà họ không muốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

7

Do vậy, giới chủ đã chi nhiều hơn nên xuất hiện mâu thuẫn và tranh chấp giữa
chủ và thợ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Đứng trước tình tình đó, nhà nước
là người thứ ba đứng ra giải quyết mâu


Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


8

thuẫn và điều hoà lợi ích giữa chủ và thợ, cụ thể: yêu cầu cả chủ và thợ đều
phải đóng góp những khoản tiền nhất định để hình thành quỹ, đồng thời nhà
nước hỗ trợ một phần để giúp các bên giải quyết khó khăn.
Từ đó và giới chủ và thợ đều được đảm bảo và họ thấy có lợi các
nguồn đóng góp và sự hỗ trợ của nhà nước hình thành nên quỹ tiền tệ tập
trung - quỹ BHXH.
Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi
thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống
BHXH và sự cần thiết được BHXH. Từ khía cạnh kinh tế thì tham gia BHXH
và được BHXH là sự phản ánh một quy luật có tính khách quan: quy luật
cung - cầu. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao
động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong
những quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn nhân quyền của
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nêu.
Đối người lao động: Trong cuộc sống hàng ngày không ai dám chắc
chắn rằng mình sẽ không gặp phải rủi ro. Do vậy trong quá trình lao động, sản
xuất kinh doanh phải đóng góp đầy đủ, kịp thời vào quỹ BHXH theo mức
chung, sau đó NLĐ có quyền được hưởng trợ cấp về BHXH, căn cứ vào sự
đóng góp và theo chế độ quy định, khi NLĐ gặp phải những rủi ro như: ốm
đau, tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp xẩy ra, làm cho bị mất
khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn, dẫn đến nguồn thu nhập của họ

bị giảm đi hoặc không còn nữa; hoặc NLĐ bị chết trong khi con cái đang tuổi
vị thành niên, bố mẹ già không nơi nương tựa... Những rủi ro này không chỉ
làm giảm thu nhập của NLĐ mà còn làm giảm nguồn lực tài chính của họ và
gia đình họ. Vậy chính sách BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia
đình họ, tạo niềm tin cho NLĐ, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


9

Đối với doanh nghiệp: Trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chủ
SDLĐ và NLĐ là mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc nhau bởi quyền lợi và
trách nhiệm của mỗi bên. Các doanh nghiệp vừa phải tạo điều kiện làm việc
tốt cho NLĐ, phải trả công cho họ và phải có trách nhiệm giúp đỡ khi họ
không may gặp phải rủi ro trong quá trình lao động, sự quan tâm đó thể hiện
qua việc tham gia, đóng góp đầy đủ BHXH cho NLĐ, khi không may NLĐ gặp
phải rủi ro thì cơ quan BHXH sẽ chi trả chế độ cho NLĐ. Vậy BHXH góp
phần ổn định sản xuất kinh doanh, giúp người SDLĐ đỡ phải bỏ ra một khoản
tiền lớn, nhiều khi là rất lớn để thực hiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ
khi họ gặp phải những rủi ro.
Đối với Nhà nước và xã hội : Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là
quy luật cạnh tranh, nhiều trường hợp đã đẩy một số doanh nghiệp vào tnh
trạng bất ổn, thậm trí phá sản dẫn đến hàng loạt NLĐ bị mất việc làm, không
đảm bảo được cuộc sống và tạo ra nhiều vấn đề phức tạp. Vì thế để đảm bảo
nền kinh tế xã hội phát triển bình thường, xét về phía trách nhiệm của xã
hội, Nhà nước sẽ phải xây dựng hệ thống pháp luật về BHXH, tổ chức thực
hiện các chính sách về BHXH và Nhà nước sử dụng pháp luật để can thiệp

vào mối quan hệ chủ SDLĐ và NLĐ, đảm bảo những quyền lợi xã hội cho NLĐ,
tạo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đồng thời
cùng có trách nhiệm đóng góp và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các
chế độ BHXH đối với NLĐ. Như vậy, đứng trước những rủi ro trong cuộc sống
của NLĐ, trong quá trình lao động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
và cả xã hội đều cần phải có một nguồn lực tài chính đủ lớn nhằm đảm bảo
cho sự ổn định cuộc sống cho NLĐ, hoạt động của các tổ chức xã hội và sự
ổn định về mặt chính trị, trật tự an toàn xã hội ...

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


10

Tham gia BHXH tức là trong quá trình lao động cả NLĐ và người SDLĐ
trích ra một phần thu nhập của mình để cùng Nhà nước thành lập nên một
quỹ tài chính BHXH.
Cùng với sự tiến bộ của xã hội và tiến bộ của loài người, BHXH đã được
coi như là nhu cầu khách quan của con người và được xem như là một trong
những quyền cơ bản của con người và được Đại hội đồng liên hiệp quốc thừa
nhận và nghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948 như sau: " Tất cả
mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH.
Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền kinh tế xã hội và văn hoá cần
cho nhân cách và sự tự do phát triển con người"
1.1.2. Khái niệm về BHXH
Theo luật Bảo hiểm xã hội thì BHXH là biện pháp Nhà nước sử dụng để
đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia bảo

hiểm khi họ gặp phải những biến cố rủi ro, sự kiện bảo hiểm làm suy giảm sức
khoẻ, mất khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết, gắn liền
với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế: “BHXH là sự bảo vệ của
xã hội đối với các thành viên của mình khi họ gặp khó khăn do bị mất hoặc
giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và
chết. Hơn nữa BHXH còn bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp
cho các gia đình khi cần thiết”. Định nghĩa này phản ánh một cách tổng quan
về mục tiêu, bản chất và chức năng của BHXH đối với mỗi quốc gia. Mục tiêu
cuối cùng của bảo hiểm xã hội là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân
trong cộng đồng và của toàn xã hội đối với mọi người.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu
tnu.edu.vn/


11

phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động như: ốm đau,
thai

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


12


sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, già yếu, mất việc làm,
trên cơ sở hình thành một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham
gia Bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo đúng pháp luật.
Nhằm bảo đảm an toàn, ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời
góp phần đảm bảo xã hội.
1.1.3. Bản chất BHXH
BHXH được lập ra là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của NLĐ. Có thể hiểu BHXH chính là quá trình tổ chức sử dụng một quỹ
tiền tệ tập trung được tồn tích dần, do sự đóng góp của NLĐ và người sử
dụng lao động, dưới sự quản lý, điều tiết của nhà nước để đảm bảo phần thu
nhập thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của NLĐ khi họ gặp những
biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động. Bản chất của BHXH được
thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội nhất là
trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối
quan hệ thuê mướn lao động phát triển ở một mức nào đấy. Kinh tế càng
phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện, có thể nói BHXH là nhu cầu
cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn hay giá trị cho cuộc sống tối thiểu.
- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH là mối quan hệ 3 bên: Bên tham
gia BHXH, bên BHXH thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập
ra và bảo trợ. Bên được BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiện
ràng buộc cần thiết.
- Những rủi ro xảy ra trong BHXH có thể là rủi ro ngẫu nhiên trái với ý
muốn chủ quan của con người như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp... hoặc là những trường hợp không hoàn ngẫu nhiên như tuổi già, thai
sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


/>

×