Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Vai Trò Của Tín Dụng Đối Với Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghiệp Của Nông Hộ Huyện Cần Giuộc Tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.18 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

Vai Trò Của Tín Dụng Đối Với Hoạt Động Sản Xuất
Nông Nghiệp Của Nông Hộ Huyện Cần Giuộc Tỉnh
Long An

SVTH
LỚP
KHOÁ
NGÀNH

:
:
::
:

ĐẶNG THỊ KIM LAI
DH03KT
2003- 2017
KINH TẾ

-TP Hồ Chí Minh 2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường


Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Vai Trò Của Tín
Dụng Đối Với Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghiệp Của Nông Hộ Huyện Cần Giuộc
Tỉnh Long An”, do Đặng Thị Kim Lài, sinh viên khóa 29, ngành Kinh Tế Nông Lâm,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

Người hướng dẫn
TS. Thái Anh Hòa

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng


Năm


LỜI CẢM TẠ
Xin dành những dòng đầu tiên gởi đến cha mẹ, người đã có công sinh thành
dưỡng dục cho tôi có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên trường Đại Học Nông Lâm, đặc biệt là
giáo viên khoa kinh tế đã cung cấp những kiến thức quý báo cho tôi có đủ hành trang
tự tin bước vào đời.
Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Đặng Minh Phương, người thầy chủ nhiệm tận
tình, thân thiện luôn theo sát lớp động viên trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Thái Anh Hòa, nguời đã quan tâm, giúp đỡ, nhắc
nhở tôi trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Trong suốt thời gian thực tập tại Ngân Hàng, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô
cùng quý báo của ban giám đốc, và các cô chú, anh chị cán bộ phòng tín dụng, đã cung
cấp cho tôi những tài liệu vô cùng quý giá để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân
thành biết ơn.
Đề tài tốt nghiệp không thể hoàn thành một cách tốt đẹp nếu không có sự giúp
đỡ của bạn bè, xin chân thành cảm ơn tập thể lớp kinh tế 29, những người bạn luôn
bên cạnh tôi.
Một lần nữa xin gởi đến mọi người lòng biết ơn sâu sắc nhất.


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THỊ KIM LÀI. Tháng 7 năm 2007. “Vai Trò Của Tín Dụng Đối Với
Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghiệp Của Nông Hộ Huyện Cần Giuộc Tỉnh Long
An”.
DANG THI KIM LAI. March 2007. “The Roles Of Credit To Agricultural
Farm Households In Can Giuoc Distric, Long An Province”.
Đề tài tìm hiểu về vai trò của tín dụng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp

trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ trồng rau cải trên địa bàn huyện Cần Giuộc
mà điển hình là hai xã Phước Hậu và Phước Lâm, trong đó 30 hộ vay vốn Ngân Hàng
và 30 hộ không vay vốn Ngân Hàng, trên cơ sở so sánh từ đó nêu bật được vai trò của
tín dụng, bằng cách sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích kinh tế lượng
với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và Eview. Qua đề tài ta nhận thấy rằng với các hộ
có vay vốn Ngân hàng thì hiệu quả sản xuất mang lại cao hơn các hộ không vay vốn,
do được Ngân Hàng cung cấp vốn nên người dân đã mạnh dạn trong đầu tư cho cây
trồng, cây trồng được chăm sóc kỹ hơn, chất dinh dưỡng được bổ sung kịp thời, có khả
năng đề kháng sâu bệnh nhiều hơn, và vì thế năng suất rau mang lại cho các hộ có vay
vốn Ngân Hàng cao hơn các hộ không vay vốn Ngân Hàng. Phần cuối đề tài là một số
kiến nghị được đưa ra chẳng hạn như mở rộng quy mô nguồn vốn vay, gia tăng phạm
vi phục vụ khách hàng đến tận các vùng xa xôi hẻo lánh, đưa khoa học và công nghệ
vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay,….


MỤC LỤC
Trang

Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi


Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Giới thiệu chung

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Gỉa thiết của vấn đề nghiên cứu

2

1.4. Phạm vi nghiên cứu


2

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4.2. Địa bàn nghiên cứu

3

1.4.3. Thời gian nghiên cứu

3

1.5. Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tìm hiểu địa bàn nghiên cứu

4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

4


2.1.2. Các nguồn tài nguyên

6

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế các ngành

7

2.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cần Giuộc
2.2.1. Lịch sử ra đời

9
9

2.2.2. Nhiệm vụ

10

2.2.3. Tổ chức hoạt động của Ngân hàng

11

2.2.4. Chức năng nhiệm vụ của phòng tín dụng

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

13

13

3.1.1. Tín dụng Ngân hàng

13
v


3.1.2. Tín dụng ngân hàng trong việc phát triển nông nghiệp và
nông thôn

16

3.1.3. Tín dụng ngân hàng trong môi trường đầu tư nông nghiệp,
nông thôn ở nước ta

17

3.1.4. Đặc điểm cho vay hộ nông dân và các thông tin cần tìm hiểu
khi cho vay đối với hộ nông dân

19

3.1.5. Chính sách tín dụng nông nghiệp

22

3.1.6. Vấn đề cung ứng tín dụng nông thôn

23


3.1.7. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

24

3.2.2. Thủ tục và kĩ thuật xử lí số liệu

24

3.2.3. Khái niệm phương pháp phân tích hồi quy

24

3.2.4. Xây dựng mô hình hồi quy cho năng suất rau của các hộ

25

3.2.5. Kiểm định sự vi phạm giả thiết

26

3.2.6. Cơ sở kinh tế cho sự phụ thuộc của năng suất rau của các hộ

lên các nhân tố ảnh hưởng

28

3.2.7. Mô tả biến

28

3.2.8. Hàm hồi quy

28

3.2.9. Kỳ vọng dấu về các hệ số ước lượng

28

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1. Tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp huyện

30

4.2. Tổng quan về tình hình tín dụng

32

4.2.1. Tình hình dư nợ tín dụng


32

4.2.2. Tình hình cho vay hộ nông dân

35

4.3. Các đặc điểm kinh tế kĩ thuật của hộ vay và không vay

39

4.3.1. Trình độ văn hóa giữa hai nhóm hộ

39

4.3.2. Diện tích gieo trồng giữa hai nhóm hộ

39

4.3.3. Lượng tiền vay của nhóm hộ vay vốn

40

4.4. Tình hình vay vốn

40
vi


4.4.1. Thông tin vay vốn


40

4.4.2. Hộ không vay vốn

41

4.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân

42

4.5.1. Mô tả các yếu tố chính

42

4.5.2. Tình hình vay vốn

43

4.5.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của hai nhóm hộ vay
và không vay

44

4.6.Tìm hiểu ảnh hưởng của tín dụng nông thôn đến năng suất
cây trồng của nhóm hộ tham gia vay vốn

45

4.6.1. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn, kinh nghiệm với năng suất 46
4.6.2. Xác định hàm năng suất


47

4.6.3. Ước lượng các tham số cho mô hình hàm năng suất rau
của nhóm hộ có vay

47

4.6.4. Kiểm định mô hình hồi quy

50

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

54

5.1. Kết luận

54

5.2. Đề nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLUE

Best - Linear - Unbiased - Estimator

BVTV

Bảo vệ thực vật

NHNO & PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

OLS

Ordinary least squares

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Nhóm Đất

7

Bảng 3.1. Các Dạng Mô Hình


25

Bảng 4.1. Cơ Cấu Giá Trị Sản Lượng của Các Ngành trong Tổng Giá Trị
Sản Lượng Nông Nghiệp Huyện Cần Giuộc

30

Bảng 4.2. Hiện Trạng Sử Dụng Đất và Những Sản Phẩm Chủ Yếu của Ngành
Trồng Trọt Huyện Cần Giuộc qua Các Năm

31

Bảng 4.3. Tổng Dư Nợ Cho Vay của NHNO & PTNT Huyện Cần Giuộc

32

Bảng 4.4. Cơ Cấu Dư Nợ Cho Vay theo Ngành Kinh Tế qua Các Năm

33

Bảng 4.5. Cơ Cấu Dư Nợ Quá Hạn Cho Vay Hộ Nông Dân theo Ngành Kinh Tế

35

Bảng 4.6. Thực Trạng Vay Vốn của Nông Dân trong Các Ngành từ Năm 2004
đến 2006

36


Bảng 4.7. Mức Vay Bình Quân Hộ theo Từng Ngành

37

Bảng 4.8. So Sánh Tỉ Lệ Số Hộ Vay Vốn trong Các Ngành ở Giai Đoạn 2004
đến 2006

38

Bảng 4.9. Trình Độ Văn Hóa giữa Nhóm Hộ Vay Vốn và Không Vay Vốn,
Các Hộ Điều Tra, Tháng 4/2007

39

Bảng 4.10. Diện Tích Trồng Rau giữa Nhóm Hộ Vay Vốn và Không Vay Vốn,
Các Hộ Điều Tra, Tháng 4/2007

39

Bảng 4.11. Lượng Vốn Vay tại Ngân Hàng, Các Hộ Điều Tra, Tháng 4/2007

40

Bảng 4.12. Nhận Biết Thông Tin Vay Vốn của Nông Hộ, Các Hộ Điều Tra,
Tháng 4/2007

40

Bảng 4.13. Khả Năng Trả Vợ Vay Ngân Hàng, Các Hộ Điều Tra, Tháng 4/2007


41

Bảng 4.14. Lí Do Chủ Yếu Các Hộ Không Vay Vốn, Các Hộ Điều Tra,
Tháng 4/2007

41

Bảng 4.15. Mô Tả Thống Kê Các Yếu Tố Chính, Các Hộ Điều Tra, Tháng 4/2007 42
Bảng 4.16. Mối Quan Hệ giữa Tình Hình Vay Vốn của Hộ và Năng Suất,
Các Hộ Điều Tra, Tháng 4/2007

43
ix


Bảng 4.17. So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Rau trên 1000m2 của Hai
Nhóm Hộ, Các Hộ Điều Tra, Tháng 4/2007

44
2

Bảng 4.18. So Sánh Mức Đầu Tư Chi Phí Vật Chất trên 1000 m Rau giữa
Hai Nhóm Hộ Vay và Không Vay, Các Hộ Điều Tra, Tháng 4/2007

45

Bảng 4.19. Quan Hệ giữa Trình Độ và Năng Suất, Các Hộ Điều Tra, Tháng 4/2007 46
Bảng 4.20. Mối Quan Hệ Giữa Kinh Nghiệm và Năng Suất, Các Hộ Điều Tra,
Tháng 4/2007


46

Bảng 4.21. Ước Lượng Tham Số cho Mô Hình Hàm Năng Suất Rau của
Nhóm Hộ Vay Vốn, Các Hộ Điều tra, tháng 4/2007

48

Bảng 4.22. Kiểm Định t-test

51

Bảng 4.23. Kiểm Định Đa Cộng Tuyến

52

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Hoạt Động của Ngân Hàng

11

Hình 4.1. Biểu Đồ Giá Trị Sản Lượng của Các Ngành so với Tổng Giá Trị
Sản Lượng Nông Nghiệp Huyện

30


Hình 4.2. Dư Nợ Cho Vay Hộ Nông Dân theo Ngành Kinh Tế

34

Hình 4.3. Nợ Quá Hạn Cho Vay Hộ Nông Dân theo Ngành Kinh Tế Năm 2006

35

Hình 4.4. Hiện Trạng Vay Vốn của Nông Dân qua Các Năm

36

Hình 4.5. Biểu Đồ Tỷ Lệ Các Hộ Tham Gia Vay Vốn trong Các Ngành
Năm 2006 tại Ngân Hàng N0 & PTNT Cần Giuộc

xi

38


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.

Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy

Phụ lục 2. Kiểm định phương sai thay đổi (kiểm định White-test)
Phụ lục 3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan (kiểm định LM-test)
Phụ lục 4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Phụ lục 4.1. Mô hình hồi quy phụ theo biến LNBV (thuốc bảo vệ thực vật)
Phụ lục 4.2. Mô hình hồi quy phụ theo biến LNKN (kinh nghiệm)

Phụ lục 4.3. Mô hình hồi quy phụ theo biến LNL (lân)
Phụ lục 4.4. Mô hình hồi quy phụ theo biến LNLD (lao động)
Phụ lục 4.5. Mô hình hồi quy phụ theo biến LNTD (trình độ)
Phụ lục 4.6. Mô hình hồi quy phụ theo biến LNU (ure)
Phụ lục 4.7. Mô hình hồi quy phụ theo biến LNVSX (vốn sản xuất)
Phụ lục 5.

Hệ số tương quan giữa các biến độc lập

Phụ lục 6.

Bảng câu hỏi

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Giới thiệu chung
Nông thôn có phát triển thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội muốn tiến bộ thì đời
sống nhân dân phải được cải thiện. Để “dân giàu, nước mạnh” nhà nước cần có chính
sách hỗ trợ người dân sản xuất và vốn là yếu tố đầu vào quan trọng cần thiết để hoạt
động sản xuất diễn ra, người dân có điều kiện mở rộng quy mô, áp dụng các kĩ thuật
mới năng suất sẽ cao hơn, đời sống được cải thiện. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn ra đời đã đáp ứng nhu cầu tối thiểu đó của người dân, nguồn vốn tín
dụng do Ngân hàng cung cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra tốt đẹp. Được hình thành từ cuối thế kỷ XIX, trải qua nhiều thăng trầm,
tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ thực sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc từ đổi
mới. Đến nay với trên 25% tổng dư nợ Ngân hàng của toàn bộ nền kinh tế, nó đã trở

thành một lĩnh vực hoạt động chủ yếu của hệ thống Ngân hàng, trong đó Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giữ vai trò chủ đạo, chủ lực góp phần rất quan
trọng và đáng tự hào vào sự phát triển vượt bậc của kinh tế nông nghiệp, nông thôn,
cải thiện đời sống nhân dân và xoá đói giảm nghèo. Tín dụng được xem là một yếu tố
đầu vào quan trọng giúp người nghèo vượt ra khỏi nghèo đói bằng cách kích thích các
hoạt động tạo thu nhập. Nhưng tín dụng không chỉ là một yếu tố đầu vào thông thường
như hạt giống hay phân bón. Tín dụng giúp người nghèo nắm quyền kiểm soát các
nguồn lực, giúp cho tiếng nói của họ có trọng lượng hơn trong các giao dịch kinh tế
cũng như quan hệ xã hội, khả năng tiếp cận tín dụng được xem là một yếu tố quan
trọng để “trao quyền” cho người nghèo.
Nghị định 14/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ do thủ tướng Võ Văn Kiệt kí về
“chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và
kinh tế nông thôn” đã khẳng định cho hộ nông dân vay là “chính sách quan trọng có


tác động mạnh mẽ trên nhiều mặt đối việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và
nông dân trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo”.
Hiện nước ta vẫn là nước nông nghiệp với trình độ phát triển còn thấp. Vấn đề
đặt ra là phải có định hướng đúng, sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời để nhân nhanh nhân tố
mới, mở rộng phong trào vượt khó làm giàu. Tôn vinh những người sản xuất giỏi,
những hạt nhân tiên tiến, những “đầu tàu kéo” nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng
kém phát triển.
Cần Giuộc là một huyện thuộc tỉnh Long An, mặt dù là một huyện giáp Thành
Phố Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hoá rất cao song đời sống nhân dân nơi đây còn gặp
nhiều khó khăn, nhu cầu vay vốn đầu tư cho sản xuất rất lớn, nhận thức được vay trò
của tín dụng nông nghiệp trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp
và phát triển nông thôn hiện nay, đề tài “Vai trò của tín dụng đối với hoạt động sản
xuất nông nghiệp của nông hộ huyện Cần Giuộc tỉnh Long An” được chọn để nghiên
cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài
Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn tín dụng chính thức của Ngân Hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cần Giuộc và tác động của nguồn vốn đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích ảnh hưởng của vốn tín dụng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của
hộ nông dân trồng rau.
So sánh hiệu quả kinh tế giữa hộ có vay vốn và hộ không vay vốn.
Đề xuất các giải pháp để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng
chính thức hơn .
1.3. Gỉa thiết của vấn đề nghiên cứu
Vốn vay có tác dụng làm gia tăng năng suất cho hộ sản xuất nông nghiệp.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức tín dụng: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cần
Giuộc.
2


Các hộ nông dân: chủ yếu tập trung vào các xã điển hình trong huyện về trồng
rau như xã Phước Hậu và Phước Lâm.
1.4.2. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu trên địa bàn huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, mà cụ thể là hai xã
Phước Hậu và Phước Lâm.
1.4.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài trong vòng 3 tháng từ 26 / 3 / 2007 đến 23 / 6 / 2007
1.5. Cấu trúc của đề tài
Chương I: Nêu bật vai trò của tín dụng đối với hoạt động sản xuất nông nghiêp
trên địa bàn Huyện, từ đó rút ra lí do vì sao chọn đề tài này để nghiên cứu. Giới thiệu
các mục tiêu chung của đề tài từ đó nội dung nghiên cứu sẽ xoay quanh vấn đề này để

chứng minh cho vấn đề cần nghiên cứu.
Chương II:
-Mô tả đặc điểm khái quát địa bàn nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, đặc điểm
kinh tế xã hội.
-Giới thiệu tổng quát về Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
huyện Cần Giuộc.
Chương III:
-Trình bày những khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như
khái niệm về tín dụng, vai trò của tín dụng,… bao gồm những khái niệm chung và
những khái niệm có tính chuyên biệt do yêu cầu của vấn đề nghiên cứu.
-Trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài như phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy,…phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Chương IV: Các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
Chương V:
-Trình bày ngắn gọn các kết quả chính mà đề tài đã đạt được trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu.
-Phần kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị, các giải pháp, chính
sách cần thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của vấn đề.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tìm hiểu địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí điạ lí
Huyện Cần Giuộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Long An, có tổng diện tích tự
nhiên là 21000 ha, với 16 xã và một thị trấn.

Tọa độ địa lí
-106o5’05” đến 106o45’00”
-10o30’00” đến 10o39’37”
Ranh giới được xác định như sau:
-Phía Bắc giáp huyện Bình Chánh – TP HCM
-Phía Đông giáp huyện Nhà Bè, huyện Cần Gìơ – TP HCM
-Phía Tây giáp huyện Bến Lức
-Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước
Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế phía Nam, là
cửa ngỏ của TP HCM tới các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí này rất thuận tiện
cho việc lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước, có điều kiện thu hút vốn và kĩ thuật
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Địa hình
Huyện Cần Giuộc là huyện đồng bằng, gần biển, địa hình bằng phẳng và hơi
nghiên từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao so với mặt nước biển 0,5 – 0,8 m. Bề mặt
lãnh thổ huyện bị chia cắt bởi hệ thống kênh, rạch khá dày đặc, trong đó sông Rạch
Cát là sông lớn nhất, chảy qua trung tâm huyện, phân chia huyện thành 2 vùng: vùng
Thượng và vùng Hạ.


Vùng Thượng gồm 9 xã và 1 thị trấn: thị trấn Cần Giộc, Phước Lý, Long
Thượng, Phước Hậu, Mỹ Lộc, Phước Lâm,Thuận Thành, Long An, Tân Kim, Trường
Bình, nằm ở phía Tây sông Rạch Cát, địa hình tương đối cao. Tiểu vùng này đã được
ngọt hóa đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nên thích hợp cho phát triển cây lúa, cây
rau màu có giá trị kinh tế cao.
Vùng Hạ gồm 7 xã: Long Hậu, Phước Lại, Phước Vĩnh Tây, Long Phụng, Đông
Thạnh, Phước Vĩnh Đông, và Tân Tập, nằm về phía Đông sông Rạch Cát, địa hình
thấp hơn so với vùng Thượng. Đa số diện tích của vùng Hạ đất thấp nên thường xuyên
bị ngập nước khi thuỷ triều lên, mức độ nhiễm mặn cao vào mùa khô nên ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất cây trồng, gia súc gia cầm.

c) Khí hậu
Huyện Cần Giuộc - tỉnh Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nên nhiệt độ cao đều trong năm, chênh lệch giữa các tháng không lớn, lượng mưa lớn
và phân hoá theo mùa. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt:
-Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11
-Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ
-Nhiệt độ trung bình hàng năm: 27,7oC
-Nhiệt độ cao nhất trong năm: 36 – 39oC
-Nhiệt độ thấp nhất: 20 – 25oC
Số giờ nắng 7.2h/ngày, bình quân năm 1.800 – 2.000h.
Chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió chính:
-Gío mùa Tây Bắc
-Gío mùa Đông Nam
Mưa:
-Lượng mưa bình quân hàng năm của huyện là 1.625mm
-Mưa nhiều tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm tỉ lệ 85% tổng lượng mưa
trong năm.
-Những tháng còn lại mưa ít, chiếm 15% tổng lượng mưa trong năm.
Độ ẩm:

5


-Lượng bốc hơi trung bình khoảng từ 1.050mm – 1.300mm chiếm 65% - 70%
lượng mưa trong năm.
-Tháng 10 có độ ẩm cao nhất 99% và lượng bốc hơi nhỏ nhất khoảng 70mm.
-Tháng 4 có độ ẩm thấp nhất khoảng 36%.
Như vậy: Với nhiệt độ cao, lượng mưa lớn ánh sáng dồi dào, khí hậu của huyện
tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy

nhiên hạn chế cơ bản là lượng mưa phân bố theo mùa gây khô hạn vào mùa khô, thiếu
nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, làm giảm khả năng thâm canh tăng vụ.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Nhóm đất phù sa ngọt: Diện tích 6.593,96 ha chiếm 31,35% diện tích tự nhiên
toàn huyện và khoảng 8,85% diện tích đất phù sa ngọt của tỉnh Long An. Đất này tập
trung chủ yếu ở phía Tây và phía Bắc vùng Thượng huyện nằm trên các địa bàn các xã
Phước Lí, Phước Hậu, Phước Lâm, Mỹ Lộc, Trường Bình và thị trấn Cần Giuộc. Đất
có hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố trên địa hình tương đối cao, thích hợp cho
trồng lúa, rau màu, cây ăn quả.
Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: Diện tích 3.329,03 ha, chiếm 15,38% diện tích tự
nhiên toàn huyện và bằng 60,18% diện tích đất phù sa nhiễm mặn của tỉnh Long An.
Đất này phân bố phía Đông sông Cần Giuộc từ Bắc xuống Nam huyện ở các xã Long
Hậu, Phước Lại, Vĩnh Phước Tây, Long Phụng, và Đông Thạnh. Đất có hàm lượng
dinh dưỡng khá song hiện tại chỉ trồng lúa một vụ do bị nhiễm mặn vào mùa khô.
Nhóm đất phèn không nhiễm mặn: Diện tích 1.039 ha, chiếm tỉ trọng 4,94%
diện tích tự nhiên của huyện bao gồm các xã Thuận Thành, Long An, Trường Bình.
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến đất sét thích nghi với cây lúa.
Nhóm đất phèn nhiễm mặn: Diện tích 6.049 ha, chiếm 28,75% diện tích tự
nhiên toàn huyện và bằng 60,2% diện tích đất phèn nhiễm mặn toàn tỉnh, phân bố phía
Đông huyện Cần Giuộc bao gồm các xã Long Hậu, Phước Lại, Phước Vĩnh Đông, Tân
Tập, Long Phụng, và Đông Thạnh. Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và thiếu nước ngọt
trong mùa khô do vậy khó có khả năng tăng vụ nhưng lại thuận lợi cho phát triển nuôi
trồng thủy sản.

6


Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Nhóm Đất
Nhóm đất


Diện tích(ha)

Tỉ lệ(%)

Phù sa ngọt

6.593,96

31,35

Phù sa nhiễm mặn

3.329,03

15,38

Phèn không nhiễm mặn

1.039,00

4,94

Phèn nhiễm mặn

6.049,00

28,76

Nguồn tin: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2001 đến 2010 - huyện Cần Giuộc

b) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện chủ yếu nhờ vào mưa và nước
sông Rạch Cát, sông Trị Yên cung cấp. Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không
đều, mùa mưa dư thừa nước còn mùa khô rất ít nước. Nước sông bị nhiễm mặn sớm
diễn ra trong thời gian dài gây trở ngại lớn đối với việc sử dụng đất đặt biệt trong việc
bố trí cây trồng.
Nguồn nước ngầm: Tầng nước ngầm của huyện có độ sâu 180 – 300 m. Vùng Thượng
trữ lượng nước ngầm khá, còn vùng Hạ có trữ lượng nước thấp. Chất lượng nước kém,
hàm lượng sắt từ 7 – 20 mg/l, hàm lượng muối khoảng 400 mg/l, độ cứng 300 mg/l.
Do vậy việc khai thác nguồn nước ngầm cho mục đích sinh hoạt phải qua xử lí rất tốn
kém.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế các ngành
a) Ngành nông nghiệp
Những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện gặp nhiều khó khăn do thiên
tai liên tiếp, ảnh hưởng của sâu bệnh, dịch hại làm giảm năng suất, sản lượng cây
trồng, vật nuôi.
Trồng trọt:
-Diện tích đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu là 1.080,89 m2, chỉ bằng 43%
mức bình quân của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính trong đó cây
lúa là loại cây chủ lực. Diện tích gieo cấy năm 2006 đạt 18.505 ha, tổng sản lượng lúa
năm 2006 của huyện là 54.950 tấn, tăng 13.363 tấn so với năm 2003 (trong đó lúa vụ
mùa, vụ Đông Xuân chiếm đa số). Bình quân lương thực đầu người 350 kg/ người.

7


-Bên cạnh đó huyện Cần Giuộc nằm ở vị trí vành đai thành phố Hồ Chí Minh
nên cùng với cây lúa, cây rau màu có giá trị kinh tế cao cũng có xu hướng tăng trong
những năm gần đây.Phía Bắc vùng Thượng (các xã Phước Lý, Phước Hậu, Long
Thượng, Mỹ Lộc) xu hướng trồng rau màu, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây

trồng phát triển mạnh. Nhiều hộ nông dân đã trồng rau màu chuyên canh, trồng hoa
huệ trắng, và cây ăn quả cho hiệu quả cao gấp 5 đến 8 lần so với cây lúa .
-Đến nay diện tích rau màu là 439.37 ha, giải quyết đủ rau xanh cho huyện và
đã phần nào cung cấp rau xanh cho thành phố Hồ Chí Minh.
Trên địa bàn huyện còn có trên 190 ha cây ăn trái, trên 220 ha đất trồng mía (chủ yếu ở
các xã nam vùng Hạ ).
Chăn nuôi: Gía trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994) năm 2006 là 34,7 tỷ
đồng. Tuy gần thị trường tiêu thụ lớn là thành phố Hồ Chí Minh nhưng chịu ảnh
hưởng lớn của giá cả bấp bênh nên quy mô và hiệu quả chăn nuôi có xu hướng giảm
dần, chiếm 24 – 25% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Thủy sản: Trong những năm qua, ngành thuỷ sản của huyện có những bước tiến
đáng kể. Gía trị sản xuất của ngành (theo giá so sánh 1994) năm 2006 là 26,07 tỷ
đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003 – 2006 là 103,56%. Tỷ trọng của
ngành thuỷ sản trong nông nghiệp cũng tăng từ 10,78% năm 1995 lên 12% năm 2003.
c) Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng
được đầu tư phát triện Gía trị tổng sản lượng của ngành đạt 12 tỷ đồng, tăng 165% so
với năm 1996, trong đó khu vực ngoài quốc doanh chiếm đa số (89%).
Tiểu thủ công nghiệp của huyện bao gồm các ngành nghề như mộc, may gia
dụng, đan lát, chế biến lương thực tập trung ở những địa bàn thuận lợi như thị trấn Cần
Giuộc, các xã Thuận Thành, Trường Bình, Phước Lý, Đông Thạnh, Long An thu hút
khoảng 3000 lao động, góp phần đẩy mạnh kinh tế. Các ngành nghề này có quy mô
nhỏ, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Nhìn chung sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Cùng với việc đầu tư khôi phục ngành nghề truyền thống (đóng ghe, rèn, đan
lát…). Huyện không ngừng đầu tư vốn, lao động, ứng dụng khoa học kĩ thuật phát
triển thêm ngành nghề mới tạo tính đa dạng, sản phẩm phong phú theo hướng công
8



nghiệp hoá - hiện đại hoá. Khu công nghiệp Tân Kim trên địa bàn huyện đã đo đạt quy
hoạch xong diện tích. Trong tương lai, khi khu công nghiệp này đi vào hoạt động sẽ
đem lại triển vọng lớn cho ngành công nghiệp của huyện.
Xây dựng cơ bản của huyện trong những năm qua có nhiều tiến bộ do có sự
quan tâm lãnh đạo của huyện ủy, UBND, sự quan tâm chỉ đạo đầu tư của tỉnh và tham
gia của nhân dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Huyện đầu tư
có trọng điểm các chương trình thiết thực phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, đời
sống, an ninh quốc phòng. Nguồn vốn đầu tư xây dụng cơ bản hàng năm không ngừng
tăng lên. Đến năm 2006, vốn xây dựng cơ bản được giao là 21,2 tỷ đồng, vốn do nhân
dân đóng góp trong 5 năm là 20 tỷ đồng. Ngành giao thông chiếm tỷ trọng lớn nhất
(52%), giáo dục (17%), thuỷ lợi (18%). Nhờ vậy cơ sở hạ tầng của huyện được cải
thiện đáng kể.
d) Thương mại - dịch vụ
Với điạ bàn huyện thuận lợi tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh nên hoạt động
thương mại - dịch vụ có điều kiện phát triển, ngày càng được mở rộng, hàng hoá vật tư
phong phú ổn định đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức lưu
chuyển hàng hoá bán lẻ hàng năm đều tăng. Năm 2006 đạt 109,10 tỷ đồng, tăng 12,9%
so với năm 1996. Toàn huyện hiện có 2.290 hộ được cấp giấy phép kinh doanh và trên
30 doanh nghiệp tư nhân được tỉnh cấp phép hoạt động trên địa bàn. Một số chợ nông
thôn đang hình thành (Tân Tập, Phước Vĩnh Tây, Long Thượng) chủ yếu là chợ loại 2
có từ 100 – 300 hộ đăng kí kinh doanh. Đây là lực lượng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
tổng mức lưu chuyển hàng hoá và giữ vai trò quan trọng góp phần đưa tốc độ tăng
trưởng của lĩnh vực thương mại - dịch vụ lên cao so với những năm trước.
2.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cần Giuộc
2.2.1. Lịch sử ra đời
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông huyện Cần Giuộc (NHNO &
PTNT) là một chi nhánh trực thuộc NHNO & PTNT tỉnh Long An thuộc hệ thống
NHNO & PTNT Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 340/QĐ NHNO – 02
ngày 19/06/1998 của Tổng Giám Đốc NHNO & PTNT Việt Nam trên cơ sở chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp Cần Giuộc. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chi nhánh


9


NHNO & PTNT Cần Giuộc đã ba lần đổi tên cùng với sự đổi tên giao dịch của NHNO
& PTNT Việt Nam như sau:
-Giai đoạn 1988 – 1990 có tên: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Cần
Giuộc.
-Giai đoạn 1990 – 1996 có tên: Ngân hàng Nông nghiệp huyện Cần Giuộc
-Giai đoạn 1997 đến nay có tên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
Thôn huyện Cần Giuộc. Theo quyết định số 280/QĐ – NH5 ngày 15/10/1996 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thủ tướng chính phủ uỷ quyền ký
quyết định thành lập tại văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11/07/1996 về việc đổi tên
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
2.2.2. Nhiệm vụ
Ngoài chức năng vốn có của một Ngân hàng thương mại NHNO & PTNT huyện
Cần Giuộc được xác định nhiệm vụ chủ yếu:
-Đầu tư phát triển đối với nông nghiệp và nông thôn
-Là Ngân hàng quốc doanh đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài
chính tiền tệ ở nông thôn góp phần thực hiện đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo theo chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta.
-Vốn huy động của Ngân hàng tính đến 31/01/2004 là 85 tỉ, bình quân mỗi năm
tăng trưởng 30 – 50%.
-Kết quả tài chính từ những năm 2000 đến nay liên tục có lãi, luôn thực hiện đạt
mức chỉ tiêu do Ngân hàng cấp trên giao, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên.
Ngoài ra Ngân hàng tham gia thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình
cách mạng, gia đình liệt sĩ, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, góp vốn xây dựng
nhà tình nghĩa và các tổ chức từ thiện của huyện.


10


2.2.3. Tổ chức hoạt động của Ngân hàng
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Hoạt Động của Ngân Hàng
Giám Đốc

PGĐ phụ trách
kinh doanh

PGĐ phụ trách
kế toán - ngân
quỹ

Phòng nhân viên
kinh doanh

Phòng kế toán ngân quỹ

-Tổ chức
-Hành chính
quản trị
-Kiểm soát viên

Nguồn tin: NHNO & PTNT huyện Cần Giuộc
NHNO & PTNT huyện Cần Giuộc gồm 27 cán bộ công nhân viên.
Giám đốc phân công uỷ quyền cho các phó Giám đốc giải quyết và kí một số
văn bản về những vấn đề thuộc thẩm quyền và chịu trách nhiệm về việc thực hiện sự
phân công, uỷ quyền đó.

Phó Giám đốc là người tham mưu cho Giám đốc, phụ trách điều hành một số
lĩnh vực hoạt động của NHNO & PTNT huyện Cần Giuộc theo sự phân công uỷ quyền
của Giám đốc. Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực nghiệp vụ nào thì có trách nhiệm chủ
động giải quyết các nội dung công việc của lĩnh vực hoạt động đó và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công (có văn bản phân
công uỷ quyền riêng).
Các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ tại NHNO & PTNT huyện Cần Giuộc
giúp ban Giám đốc điều hành công việc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, phó Giám
đốc phụ trách về việc thực hiện công việc được giao và phải thực hiện chế độ thông tin
báo cáo theo quy định.

11


2.2.4. Chức năng nhiệm vụ của phòng tín dụng
Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược tín dụng, chiến lược mở
rộng kinh doanh dịch vụ nhằm ổn định và mở rộng thị phần theo hướng tăng trưởng
bền vững phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và khả năng quản lí của đơn vị.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh và phương án kinh doanh hàng năm, hàng quý
theo định hướng của NHNO & PTNT tỉnh Long An, khả năng quản lí tại đơn vị.
Tổng hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các chế độ thống kê, báo cáo các chỉ tiêu kế
hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạnh theo định kỳ.
Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết
tổng kết toàn đơn vị, tham mưu, đề xuất các giải pháp mới.
Là đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lí rủi ro tín dụng.
Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định của NHNO & PTNT tỉnh Long An.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kĩ thuật, danh mục khách hàng tại địa
bàn theo thời gian, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thực hiện quy trình, nghiệp vụ tín dụng và các nhiệm vụ khác do ban Giám
Đốc NHNO & PTNT huyện Cần Giuộc giao.


12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Tín dụng Ngân hàng
a) Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một giao dịch giữa bên cấp tín dụng (ngân hàng và các định chế tài
chính khác) và bên được cấp tín dụng (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác)
trong đó sự tin tưởng dựa vào khả năng và ý muốn trả nợ của bên được cấp tín dụng,
bên cấp tín dụng chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên được cấp tín dụng sử dụng vào
một mục đích nhất định trong một thời hạn nhất định theo thoả thụân, bên được cấp tín
dụng có trách nhiệm hoàn trả cho người cấp tín dụng số tiền hoặc tài sản cộng với
phần lãi do việc sử dụng tiền hoặc tài sản khi đến hạn thanh toán.
b) Cơ sở ra đời của tín dụng
Sự phân công lao đông xã hội và sự xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
là cơ sở ra đời của tín dụng.
Xét về mặt xã hội sự xuất hiện chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở hình
thành sự phân hoá xã hội; của cải, tiền tệ có xu hướng tập trung vào một nhóm người,
trong lúc đó một nhóm người khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáp ứng đủ
cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt khi gặp những biến cố rủi ro bất thường
gây ra. Trong điều kiện như vậy đòi hỏi sự ra đời của tín dụng để giải quyết mâu thuẩn
nội tại của xã hội, thực hiện việc điều hoà nhu cầu tạm thời của cuộc sống.
c) Bản chất tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay. Giữa họ có
mối liên hệ với nhau thông qua quá trình vận động giá trị vốn tín dụng. Qúa trình này
được khái quát qua ba giai đoạn sau:

-Giai đoạn 1: Cho vay


×