Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ CHÂU BÌNH HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.46 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO VÀ CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ CHÂU BÌNH
HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE

HỒ THỊ THANH SANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tình Hình Thu Nhập của Hộ
Nghèo và Công Tác Xóa Đói Giảm Nghèo tại Xã Châu Bình, Huyện Giồng Trôm,
Tỉnh Bến Tre”, do Hồ Thị Thanh Sang, sinh viên khóa 29, ngành Phát Triển Nông
Thôn & Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Thầy NGUYỄN VĂN NĂM
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký
Họ tên)



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi xin trân trọng tỏ lòng thành kính, biết ơn Ba mẹ là người đã sinh
thành và nuôi dạy tôi; Cùng với ông bà, anh, em và những người thân của tôi, những
người đã động viên và giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể vững tâm
học tập đến ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn !
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế
Bộ môn Phát triển nông thôn
Thầy Th.s Nguyễn Văn Năm đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến

quí báo cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Quý thầy cô Khoa Kinh Tế cùng toàn thể các khoa khác đã dạy dỗ và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cảm ơn !
Tất cả các cô, chú lãnh đạo, Ban xóa đói giảm nghèo, cùng toàn thể bà con nhân
dân xã Châu Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời
gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng xin gởi đến tập thể lớp Phát Triển Nông Thôn 29, cùng toàn thể bạn
bè thân thương đã cùng tôi học tập, chia sẽ những vui buồn trong những năm tháng
dưới mái Trường thân yêu một tình cảm chân thành nhất.

TP. HCM, Ngày 15 tháng 07 năm 2007
Hồ Thị Thanh Sang

NỘI DUNG TÓM TẮT


HỒ THỊ THANH SANG. Tháng 07 năm 2007. “ Tình Hình Thu Nhập của
Hộ Nghèo và Công Tác Xóa Đói Giảm Nghèo tại Xã Châu Bình Huyện Giồng
Trôm Tỉnh Bến Tre”.
HO THI THANH SANG. July 2007. “ The Income Situation of Poor
Families and Poverty Decreasing and Starvation Elimination Mission at Chau
Binh Village, Giong Trom District, Ben Tre Provice”.
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu, thông tin từ các phòng
ban, và điều ra 60 hộ nghèo đang sinh sống trên địa bàn xã Châu Bình. Tìm hiểu tình
hình thu nhập, nguyên nhân gây nên nghèo khổ và công tác XĐGN ở địa phương từ đó
đề xuất giải pháp nhằm giảm nghèo cho người dân.
Thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh số liệu thu thập
cho thấy: Tỉ lệ nghèo trong xã đang giảm qua từng năm nhưng với tốc độ tương đối
chậm, thu nhập bình quân của mỗi người thuộc 60 hộ điều tra là 97,5 nghìn đồng/

tháng, nghèo so với chuẩn nghèo của bộ LĐTB&XH áp dụng cho giai đoạn 20012005. Nguồn thu nhập của hộ nghèo tại xã chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi.
Chương trình XĐGN của xã đạt được một số thành tựu đáng kể, không còn hộ
đói, số hộ nghèo giảm xuống còn 7,78 % cuối năm 2005. Nếu trong năm 2006, xã
Châu Bình không gặp thiên tai và theo tiêu chí cũ thì tỉ lệ này chỉ còn 5 %. Chương
trình đã hỗ trợ và giúp đỡ các hộ nghèo về các mặt như: vốn, giống cây trồng, vật nuôi,
y tế, xây dựng và tu sửa các công trình công cộng khác. Ngoài ra đề tài còn đưa ra một
số đề xuất thiết thực giúp cho chương trình XĐGN ngày càng thực hiện hiệu quả hơn
như: đề xuất một số giải pháp cho các nguyên nhân dẫn đến nghèo ở xã, đưa ra 2 mô
hình chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Giới hạn nội dung khóa luận

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2


1.3.3. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc khóa luận
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3
4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Điều kiện tự nhiên

4

2.2.1. Vị trí địa lý

4

2.2.2. Địa hình – Thổ nhưỡng

5

2.2.3. Đất đai

5


2.2.4. Thời tiết – Khí hậu – Thủy văn

7

2.2.5. Nguồn nước

7

2.3. Điều kiện kinh tế

8

2.3.1. Thực trạng ngành nghề của xã

8

2.3.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

9

2.3.3. Vấn đề thu nhập của nông hộ
2.4. Điều kiện xã hội
2.4.1. Dân số và lao động

10
11
11



2.4.2. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ

13

2.4.3. Tình hình chung về mức sống của người dân

14

2.4.4. Những thuân lợi và khó khăn của vùng

14

2.5. Chương trình XĐGN ở Việt Nam

18

2.5.1. Những cơ sở hình thành chủ trương XĐGN

18

2.5.2. Chương trình quốc gia về XĐGN

19

2.6. Tổng quan về chương trình XĐGN tại xã Châu Bình

20

2.6.1. Chương trình XĐGN tại xã Châu Bình


20

2.6.2. Cơ cấu ban chỉ đạo XĐGN

20

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

24
24

3.1.1. Khái niệm

24

3.1.2. Cách xác định tình trạng nghèo đói

25

3.1.3. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam

26

3.1.4. Nguyên nhân của sự đói nghèo ở nông thôn Việt Nam

27

3.1.5. Chính sách giải quyết ở Việt Nam


27

3.2. Phương pháp nghiên cứu

29

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

29

3.2.2. Phương pháp phân tích và mô tả

29

3.2.3. Phương pháp phân tích nguyên nhân – kết quả

30

3.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nghèo đói

30

3.3.1. Chỉ tiêu thu nhập

30

3.3.2. Chỉ tiêu chi phí

30


3.3.3. Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất

31

3.3.4. Chỉ tiêu về những tài sản sinh hoạt

31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1. Tình hình chung của những hộ nghèo

32

4.1.1. Nhân khẩu và lao động

32

4.1.2. Trình độ học vấn của người nghèo

33

4.1.3. Các điều kiện sinh hoạt của hộ nghèo

34

vi



4.2. Tình hình hoạt động sản xuất của nông hộ nghèo

38

4.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp

38

4.2.2. Các hoạt động ngoài nông nghiệp

43

4.2.3. Các thu nhập khác của hộ nghèo

44

4.2.4. Tỗng thu nhập từ các nguồn thu của nông hộ

45

4.3. Tình hình tín dụng của hộ nghèo

46

4.4. Chương trình XĐGN ở xã Châu Bình

47

4.4.1. Hiện trạng nghèo tại xã Châu Bình


47

4.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình nghèo ở
xã Châu Bình

48
4.4.3. Phương thức giúp thoát nghèo ở xã

4.5. Kết quả của chương trình XĐGN tại xã Châu Bình năm 2004 – 2006

50
51

4.5.1. Nhận xét đánh giá chung

51

4.5.2. Kết quả của chương trình XĐGN qua 3 năm thực hiện

52

4.5.3. Tình hình nguồn vốn vay

54

4.5.4. Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo năm 2006

55


4.6. Biện pháp để thực hiện công tác XĐGN

56

4.6.1. Về cơ sở của biện pháp

56

4.6.2. Biện pháp đề xuất

59

CHƯƠNG 5. KIẾN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

5.1. Kết luận

63

5.2. Kiến nghị

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii


BCĐ. XĐGN

Ban Chỉ Đạo Xóa Đói Giảm Nghèo

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

DSGD&TE

Dân Số Giáo Dục & Trẻ Em

DV- XD

Dịch Vụ - Xây Dựng

ĐH,CĐ

Đại Học, Cao Đẳng

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

HND


Hội Nông Dân

HPN

Hội Phụ Nữ

HCCB

Hội Cựu Chiến Binh

KHHGĐ

Kế Hoạch Hóa Gia Đình

KT – VH

Kinh Tế - Văn Hóa

KHKT

Khoa Học Kỹ Thuật

LĐTB&XH

Lao Động Thương Binh và Xã Hội

NNPTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn


SXNN

Sản Xuất Nông Nghiệp

SXCN- TTCN

Sản Xuất Công Nghiệp – Tiểu Thủ Công Nghiệp

TM- DV

Thương Mại – Dịch Vụ

THCN

Trung Học Chuyên Nghiệp

XĐGN

Xóa Đói Giảm Nghèo

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UBMTTQVN

Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG
viii



Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Đất Đai của Xã Năm 2006

5

Bảng 2.2. Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp của Xã

6

Bảng 2.3. Lao Động Phân Theo Lĩnh Vực Hoạt Động Năm 2006

8

Bảng 2.4. Diện Tích và Năng Suất Các Loại Cây Trồng Qua Các Năm

9

Bảng 2.5. Tổng Đàn Gia Súc- Gia Cầm Qua 3 Năm

10

Bảng 2.6. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người của Xã từ Năm 2004 – 2006

11

Bảng 2.7. Tình Hình Dân Số của Xã Năm 2006

11


Bảng 2.8. Lao Động Phân Theo Độ Tuổi Năm 2006

12

Bảng 2.9. Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Sản Xuất và Đời Sống Năm 2006

13

Bảng 2.10. Trình Độ Văn Hóa ở Xã Năm 2006

14

Bảng 2.11. Tình Hình Biến Động Hộ Nghèo của Xã từ Năm 2004 – 2006

17

Bảng 2.12. Cơ Cấu Ban Chỉ Đạo Xóa Đói Giảm Nghèo

20

Bảng 3.1. Chuẩn Hộ Nghèo của Việt Nam Giai Đoạn 2001 – 2005

26

Bảng 4.1. Tình Hình Lao Động và Nhân Khẩu Bình Quân Hộ Nghèo

32

Bảng 4.2. Tình Trạng Học Vấn của Người Nghèo Trong Xã


33

Bảng 4.3. Chi Tiêu Bình Quân Hộ Nghèo trong Năm 2006

34

Bảng 4.4. Điều Kiện Sinh Hoạt Của Hộ Nghèo

36

Bảng 4.5.Diện Tích Đất Sản Xuất Nông Nghiệp của Hộ Nghèo

38

Bảng 4.6. Thu Nhập Bình Quân từ Trồng Mía trong Một Vụ của Hộ Điều Tra

39

Bảng 4.7. Thu Nhập Bình Quân từ Trồng Dừa trong Một Năm của Hộ Điều Tra

39

Bảng 4.8. Thu Nhập Bình Quân từ Trồng Lúa trong Một Năm từ Hộ Điều Tra

40

Bảng 4.9. Số Lượng Vật Nuôi

41


Bảng 4.10. Thu Nhập Bình Quân từ Nuôi Bò của Hộ Nghèo
trong Một Kỳ Nuôi

41

Bảng 4.11. Thu Nhập Bình Quân từ Nuôi Heo của Hộ Nghèo
trong Một Kỳ Nuôi

42

Bảng 4.12. Thu Nhập từ Ngành Dịch Vụ của Hộ Nghèo Năm 2006

43

Bảng 4.13. Thu Nhập của Hộ Nghèo từ Buôn Bán Năm 2006

43

Bảng 4.14. Thu Nhập của Hộ Nghèo từ Làm Thuê trong Một Năm

44

ix


Bảng 4.15. Thu Nhập Khác của Hộ Nghèo

44


Bảng 4.16. Tổng Thu Nhập của Hộ Nghèo Năm 2006

45

Bảng 4.17. Nguồn Vốn và Số Vốn Vay của Hộ Nghèo ở Xã Châu Bình
Năm 2006

46

Bảng 4.18. Cơ Cấu Đói Nghèo ở Xã Châu Bình Năm 2006

47

Bảng 4.19. Nguyên Nhân Nghèo của Các Nông Hộ ở Xã Châu Bình Năm 2006

48

Bảng 4.20. Phương Thức Giúp Thoát Nghèo ở Xã Châu Bình

51

Bảng 4.21. Năng Suất Sản Xuất Nông Nghiệp Năm 2004 – 2006

53

Bảng 4.22. Tổng Đàn Gia Súc, Gia Cầm Năm 2004 – 2006

53

Bảng 4.23. Biến Động Nguồn Vốn Vay Đầu Tư XĐGN của Chương Trình

Qua 2 Năm 2004 và 2006

54

Bảng 4.24. Tình Hình Cho Vay Và Thu Hồi Vốn Qua 3 Năm Thực Hiện XĐGN

55

Bảng 4.25. Các Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Hộ Nghèo

55

Bảng 4.26. Chi Phí Nuôi Bò Mẹ Sinh Sản Qua 2 Năm

57

Bảng 4.27. Kế Hoạch Trả Nợ Ngân Hàng

57

Bảng 4.28. Chi Phí và Kết Quả Chăn Nuôi Một Con Bò Thịt

58

DANH MỤC CÁC HÌNH
x


Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Đất Đai của Xã Năm 2006


6

Hình 2.2. Biểu Đồ Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Của Xã Năm 2006

7

Hình 2.3. Biểu Đồ Lao Động Phân Theo Độ Tuổi Năm 2006

12

Hình 2.4. Sơ Đồ Tổ Chức Ban Chỉ Đạo Chương Trình XĐGN

21

Hình 3.1. Sơ Đồ Mối Quan Hệ Của Nghèo Đói với Sự Phát Triển Xã Hội

28

Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Chi Tiêu của Hộ Nghèo Năm 2006

35

Hình 4.2. Sơ Đồ Vòng Luẩn Quẩn Nghèo Đói Thấp

50

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xi


xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, nghèo luôn là vấn
đề cần được quan tâm ở mỗi nước và cũng là vấn đề nan giải của từng quốc gia.
Việt Nam là nước nghèo có điểm xuất phát rất thấp, lại trải qua nhiều cuộc
chiến tranh xâm lược kéo dài, thường xuyên bị thiên tai, nắng hạn lũ lụt nên gặp nhiều
khó khăn trong giải quyết các vấn đề xã hội nhất là vấn đề XĐGN. Nhờ đường lối đổi
mới phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà Nước theo định hướng XHCN và mở cửa tăng cường giao lưu hợp tác với các
nước bên ngoài đã tạo sức bậc phát triển của nước ta.
Chủ trương “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực XĐGN” làm cho đời
sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn
còn một số bộ phận dân cư không nhỏ đang sống trong cảnh nghèo đói, hàng năm vẫn
còn nhờ đến cứu trợ xã hội do hậu quả nặng nề của thiên tai. Đặc biệt là dân cư ở vùng
sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số,..đang vật vả với cảnh nghèo đói, không đảm
bảo được điều kiện tối thiểu của cuộc sống hàng ngày.
Đói nghèo là một vấn đề kinh tế xã hội sâu sắc, muốn giải quyết được vấn đề
này đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài, có sự nổ lực vươn lên từ bản thân người
nghèo, sự giúp đỡ của cộng đồng, đặc biệt là Nhà Nước.
Châu Bình là một xã thuần nông thuộc huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre, đời
sống và thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong những năm qua
đời sống người dân không ngừng được cải thiện, nhưng vẫn còn không ít hộ đang chịu

đựng cuộc sống khó khăn, nghèo khổ. Với mong muốn hiểu rõ về đời sống của hộ
nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương qua đó góp phần cải tiến công tác
XĐGN ở địa phương ngày càng tốt hơn.


Được sự chấp nhận của UBND và được sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Văn
Năm, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình thu nhập của hộ nghèo và công tác
xóa đói giảm nghèo ở xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Khóa luận tập trung tìm hiểu tình hình thu nhập của hộ nghèo, nguyên nhân dẫn
đến tình trạng nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Châu Bình. Từ
đó, đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao thu nhập giúp cho hộ nghèo thoát
khỏi nghèo đói, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng SXNN của hộ nghèo trên địa bàn Xã
Tìm hiểu thực tế và khảo sát thực trạng nghèo của Xã
Tìm hiểu tình hình thu nhập và nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của Xã.
Tìm hiểu chương trình thực hiện và công tác tổ chức XĐGN của Xã
Đánh giá tác động của chương trình XĐGN đến người nghèo
Đề xuất một số giải pháp góp phần làm giảm nghèo trên địa bàn Xã..
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Giới hạn nội dung đề tài
Đề tài tập trung phân tích tình hình đời sống, hoat động sản xuất của những
người nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở xã, qua đó đánh giá mức độ nghèo đói,
có những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao thu
nhập cho nông hộ.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn 5 ấp thuộc xã Châu Bình cụ thể là các ấp: Bình
Long, Bình Khương, Bình Đông A, Bình Đông B, Bình Phú.

1.3.3. Phạm vi thời gian
Thời gian sử dụng trong phân tích từ năm 2004 - 2006, thời gian thực hiện đề
tài từ ngày 26/3/2007 đến 23/6/2007.

2


1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Nêu lên những lý do thực hiện khóa luận, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và cấu
trúc khóa luận.
Chương 2. Tổng Quan
Trình bày điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, những thuận lợi và khó
khăn của xã Châu Bình.
Mô tả về tình hình sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân địa phươngvà
chương trình xóa đói giảm nghèo của xã.
Chương 3. Nội dung và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trình bày những cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh
giá tình trạng nghèo đói được sử dụng để thực hiện khóa luận.
Chương 4. Kết Quả và Thảo Luận
Trong chương này tiến hành nghiên cứu tình hình đời sống và hoạt động sản
xuất của người dân và hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo ở xã có tác động đến
người dân như thế nào qua số liệu điều tra thực tế. Qua đó đề xuất giải pháp góp phần
cho hộ nghèo có thể thoát nghèo.
Chương 5. Kết Luận Và Kiến Nghị
Tóm lược kết quả đã nghiên cứu làm cơ sở cho những ý kiến đề xuất.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về tình hình thu nhập của hộ nghèo và công tác xóa đói
giảm nghèo của xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Mục đích của khóa
luận nhằm tìm ra giải pháp giúp các hộ nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói. Để hoàn
thành khóa luận này, trước hết tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp, nguyên nhân
dẫn đến tình trạng nghèo và tình hình thực hiện chương trình XĐGN của Xã giai đoạn
2004 – 2006. Một số tài liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khóa luận:
Báo cáo tổng kết chương trình XĐGN của xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm,
tỉnh Bến Tre năm 2001 – 2006.
Tình hình thực hiện chương trình XĐGN năm 2006 xã Châu Bình.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2006 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
năm 2007 của xã Châu Bình.
Thống kê đất đai năm 2006 xã Châu Bình.
Báo cáo theo dõi đặc trưng hộ nghèo năm 2006 xã Châu Bình.
Thông qua các nguồn tài liệu này nói lên tình hình kinh tế xã hội của xã, tiềm
năng và hạn chế trên địa bàn. Đồng thời giúp tôi nhận định được phương hướng để tìm
ra những giải pháp giúp các hộ nghèo thoát nghèo.
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý
Châu Bình là một xã vùng sâu của huyện Giồng Trôm, kinh tế chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp. Diện tích đất tự nhiên của xã là 2730,36 ha trong đó đất nông
nghiệp chiếm 2252,81 ha, bao gồm 8 ấp: ấp Bình Thạnh, ấp Bình Phú, ấp Bình An, ấp
Bình Khương, ấp Bình Long, ấp Bình Lợi, ấp Bình Đông A, ấp Bình Đông B. Toàn xã
4



có 2190 hộ với 9250 nhân khẩu.
Phía Đông Bắc của xã giáp sông Ba Lai – huyện Bình Đại
Phía Đông Nam của xã giáp xã Mỹ Hòa – huyện Ba Tri
Phía Tây Bắc của xã giáp xã Châu Hòa – huyện Giồng Trôm
Phía Tây Nam của xã giáp xã Bình Hòa – huyện Giồng Trôm.
2.2.2. Địa hình – Thổ nhưỡng
Địa hình: Xã Châu Bình có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình từ
0,6 - 1,5m. Toàn bộ địa hình không có đồi núi, hệ thống kênh rạch chằng chịt nhiều
cầu cống.
Thổ nhưỡng: Đất Châu Bình do được phù sa bồi đắp hàng năm nên phần lớn đất
đai là đất thịt và đất thịt pha cát. Nhìn chung, đất đai ở đây thích hợp cho phát triển
nông nghiệp nói chung và cây mía nói riêng.
2.2.3. Đất đai
Diện tích đất nông nghiệp của xã chiếm phần lớn, vì vậy nó đóng vai trò quan
trọng đối với các nông hộ. Nguồn tài nguyên này cần được khai thác và sử dụng hiệu
quả nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao cho địa phương.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Đất Đai của Xã Năm 2006
Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất

2730,36

100

1. Đất nông nghiệp


2252,81

82,51

2. Đất phi nông nghiệp

477,55

17,49

- Đất ở

48,88

1,79

- Đất chuyên dùng

144,44

5,29

- Đất mặt nước

254,47

9,32

- Đất tín ngưỡng


29,76

1,09

Nguồn tin: Phòng Địa Chính Xã Châu Bình
Phần lớn diện tích đất của xã được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với
2252,81 ha chiếm 82,51 % tổng diện tích đất đai toàn xã. Đất phi nông nghiệp chiếm
diện tích nhỏ 17,49 %, trong đó đất ở chỉ chiếm 1,79 %, đất chuyên dùng chiếm 5,29
5


%, đất mặt nước chiếm 9,32 % và đất tín ngưỡng chiếm 1,09 %. Tình hình sử dụng đất
đai của xã được phản ánh qua biểu đồ 2.1 sau:
Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Đất Đai của Xã Năm 2006
Biểu Đồ Cơ Cấu Đất Đai của Xã Năm 2006

5,29%

9,32%

1,09%

1,79%

82,51%

Đất nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng

Đất mặt nước
Đất tín ngưỡng

Nguồn tin: Phòng Địa Chính Xã Châu Bình
Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã được trình bày qua bảng 2.2:
Bảng 2.2. Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp của Xã Năm 2006
Khoản mục

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

2252,81

100

- Cây mía

1022,35

45,38

- Cây dừa

920

40,84

- Cây lúa


267,34

11,87

- Cây ăn trái

43,12

1,91

Diện tích đất nông nghiệp

Nguồn tin: Phòng Địa Chính Xã Châu Bình

6


Hình 2.2. Biểu Đồ Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp của Xã Năm 2006
Biểu Đồ Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp của Xã Năm 2006

11,87%

1,91%
45,38%

40,84%

Cây mía
Cây dừa
Cây lúa

Cây ăn trái

Nguồn tin: Phòng Địa Chính Xã Châu Bình
2.2.4. Thời tiết – Khí hậu – Thủy văn
a) Khí hậu
Bến Tre nằm trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, một năm chỉ có 2 mùa phân biệt là mùa mưa
và mùa nắng.
Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Mùa mưa từ tháng 5 đến cuối tháng 10.
b) Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 280C – 300C, cao nhất vào khoảng 320C,
thấp nhất vào tháng 12 khoảng 250C.
c) Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1448mm.
2.2.5. Nguồn nước
Với hệ thống kênh rạch phân bố chằng chịt trên địa bàn xã, hệ thống thủy lợi
cống đập được xây dựng khá kiên cố nên nguồn nước ở đây rất dồi dào, thuận lợi cho
7


việc sản xuất. Trước năm 1990, nơi đây là vùng nước mặn và từ năm 1993 hệ thống
nguồn nước ngọt hóa mới được cải tạo.
2.3. Điều kiện kinh tế
2.3.1. Thực trạng ngành nghề của xã
Châu Bình là một xã kinh tế chủ yếu với nông nghiệp, trên 95% hộ sống bằng
nghề sản xuất nông nghiệp. Ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát
triển kém.
Theo Nghị Quyết của Đảng bộ, và chính quyền xã Châu Bình đã xác định cơ
cấu kinh tế của xã là “Nông nghiệp- Thương mại, dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp”.

Bảng 2.3. Lao Động Phân Theo Lĩnh Vực Hoạt Động Năm 2006
Số hộ

Cơ cấu

Số lao động

Cơ cấu

(Hộ)

(%)

(Người)

(%)

Tổng số

2.190

100

6286

- Hoạt động SXNN

2.014

92


4987

79,33

145

5

299

4,75

31

3

1000

Khoản mục

- Hoạt động DV – TM
- Hoạt động TTCN

100

15,9

Nguồn tin: Ban Thống Kê xã
Qua bảng 2.3 cho thấy, người dân ở đây sinh sống bằng nghề nông với 2.014 hộ

tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 92% và số lao động trong lĩnh
vực này là 4.987 người chiếm 79,33 % tổng số lao động toàn xã. Ngành nghề nông
nghiệp chủ yếu của người dân địa phương là trồng mía, dừa, lúa và chăn nuôi heo, bò.
Hoạt động TTCN và TM-DV chiếm tỉ trọng rất thấp so với nông nghiệp. Số hộ
tham gia TTCN là 31 hộ với số lao động là 1000 người chiếm 15,9 % bao gồm các
ngành nghề như: se chỉ xơ dừa, sản xuất cơm dừa nạo sấy, xay xát lúa gạo, hàng trang
trí nội thất,v.v..Hộ tham gia hoạt động TM-DV có 145 hộ với số lao động là 299 người
chiếm 4,75 % số lượng lao động của xã, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực này là nghề
sửa xe, hớt tóc, thợ hồ, buôn bán nhỏ.
2.3.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
a) Trồng trọt
8


Bảng 2.4. Diện Tích và Năng Suất Các Loại Cây Trồng Qua Các Năm
Khoản mục

ĐVT

2005

2006

Ha

1248,9

1248,9

1022,35


0

-18,14

Tấn/ ha

80

90

95

12,5

5,5

Ha

655

800

920

22,14

15

Trái/ ha


10.400

10.500

10.700

0,96

1,9

Ha

110

267,34

267,34

143

0

Tấn/ ha

12,8

13

13,6


1,56

4,62

Ha

38,5

43,12

43,12

12

0

Tấn/ ha

282

334

313

18,44

6,28

Diện tích dừa

Năng suất
Diện tích lúa
Năng suất
Diện tích cây ăn trái
Năng suất

Chênh lệch (%)

2004
Diện tích mía
Năng suất

Năm

2005/2004 2006/2005

Nguồn tin: Ban Thống Kê xã
Qua bảng 2.4 thể hiện, diện tích cây mía là 1022,35 ha cao hơn so với các loại
cây trồng khác do đất đai ở đây rất thích hợp cho cây mía và người dân đã canh tác lâu
đời nên am hiểu kỹ thuật. Năng suất mía tăng hàng năm đạt từ 90- 95 tấn/ ha, mỗi năm
tăng 5-10 tấn/ ha. Cây dừa cũng là cây chủ lực đứng thứ 2 sau cây mía với diện tích là
920 ha. Trong tương lai cây dừa rất có triển vọng, người dân ở đây dần dần giảm diện
tích trồng mía và tăng diện tích trồng dừa, năng suất dừa năm 2006 tăng 1,9 % so với
năm 2005, bình quân mỗi năm tăng từ 100-150 trái/ ha. Diện tích cây lúa chiếm
267,34 ha ổn định trong 2 năm 2005-2006, nhưng tăng hơn gấp đôi so với năm 2004,
vì trong năm 2005 trở lại đây xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi bò kéo theo diện tích lúa
tăng cao, năm 2006 năng suất tăng 4,62 % so với năm 2005. Diện tích cây ăn trái rất ít
chỉ có 43,12 ha. Đa số những hộ dân nơi đây thường trồng xen cây ăn trái vào vườn
dừa nên năng suất còn thấp, năm 2006 năng suất giảm 6,28 % so với năm 2005, cây ăn
trái chưa được người dân chú trọng so với dừa, mía vì giá cả trái cây ở đây rất thấp

không cạnh tranh nổi với những nơi khác trong tỉnh, và thường bị sâu bệnh nhiều hơn
so với những vùng khác.
b) Chăn nuôi
Trong năm 2006 tình hình chăn nuôi của xã Châu Bình có xu hướng phát triển
mạnh, nhất là chăn nuôi bò và heo.
9


Bảng 2.5. Tổng Đàn Gia Súc – Gia Cầm Qua 3 Năm
ĐVT: con
Khoản mục

Năm

Chênh lệch (%)

2004

2005

2006

2006/2005

Heo

7200

7000


7710

10,14

Trâu bò

913

1316

1623

23,33

Gà, vịt

24000

15000

12000

-20

232

253

265


4,74



Nguồn tin: Ban Thống Kê Xã
Qua bảng 2.5 phản ánh, đàn bò của xã phát triển khá nhanh tăng 23,33 % trong
2 năm 2005- 2006, đây là nguồn thu nhập khá lớn góp phần XĐGN ở địa phương. Đàn
heo tăng đều qua các năm, chênh lệch trong năm 2006 so với năm 2005 là 10,14 %, đa
số hộ chăn nuôi heo trên địa bàn xã đều nuôi theo hướng tập trung. Trong năm 2006,
đàn gia cầm giảm 20 % so với năm 2005 do xuất hiện dịch cúm gia cầm. Đàn dê trong
xã với số lượng rất ít chỉ có 265 con trong năm 2006 tăng 4,74 % so với năm 2005.
Hàng năm, xã thực hiện tốt việc tiêm chủng vaccine lỡ mồm lông móng cho
trên 90 % đàn gia súc, gia cầm, sử dụng túi bioga để không gây ô nhiễm môi trường.
2.3.3. Vấn đề thu nhập của nông hộ
Do đặc thù kinh tế của địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, giá cả thị
trường của một số mặt hàng nông sản còn nhiều bấp bênh, mô hình kinh tế chưa phát
triển mạnh, ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chậm nên nguồn thu nhập của
nông hộ rất thấp.
Trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo xã đã tích cực thực hiện công tác
XĐGN phát triển kinh tế.Qua điều tra thực tế vào năm 2006, hầu hết những hộ nghèo
thiếu vốn và thiếu đất sản xuất. Qua đó Ban Chỉ Đạo xã đã xét và đề nghị Ngân Hàng
NN & PTNT, các quỹ giúp đỡ cho các hộ nghèo được vay vốn để tạo điều kiện làm ăn
và giải quyết viêc làm cho lao động trong hộ, tạo nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống,
nâng cao mức thu nhập gia đình.Tuy vậy đời sống của một số hộ nghèo vẫn còn ở mức
rất thấp, cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, thiếu công việc làm ổn định nên hàng
10


năm số hộ thoát nghèo rất thấp.
Bảng 2.6. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người của Xã từ Năm 2004-2006

Năm

ĐVT

2004

2005

2006

Thu nhập BQ/Người

1000đ

6000

6500

6900

Nguồn tin: Ban Thống Kê xã
Qua bảng 2.6 cho thấy, thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng dần
qua các năm, phản ánh nền kinh tế của xã ngày càng phát triển và dần dần được cải
thiện.
2.4. Điều kiện xã hội
2.4.1. Dân số và lao động
a) Dân số
Bảng 2.7. Tình Hình Dân Số của Xã Năm 2006
Khoản mục


ĐVT

Số lượng

Tổng nhân khẩu

Người

9250

- Nam

Người

4558

- Nữ

Người

4692

Tổng số hộ

Hộ

2190

Nhân khẩu trung bình hộ


Người

Mật độ dân số

Người/Km2

4
338
Nguồn tin: Ban Thống Kê xã

Tính đến thời điểm năm 2006, toàn xã có 2190 hộ với 9250 người, nhân khẩu
trung bình 4 người/ hộ trong đó:
- Nam: 4558 người chiếm 49,28 % tổng nhân khẩu toàn xã
- Nữ: 4692 người chiếm 54,72 % tổng nhân khâu toàn xã
Mật độ dân số là 338 người/ km2.
b) Lao động
Lao động là nguồn nhân lực tạo ra của cải vật chất, Châu Bình là xã có lực
lượng lao động dồi dào là lợi thế để phát triển kinh tế xã hội.
11


Bảng 2.8. Lao Động Phân Theo Độ Tuổi Năm 2006
Khoản mục

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Dưới tuổi lao động


1950

21,08

Trong tuổi lao động

6286

67,96

Ngoài tuổi lao động

1014

10,96

Tổng dân số

9250

100
Nguồn tin: Ban Thống Kê xã

Hình 2.3.Biểu Đồ Lao Động Phân Theo Độ Tuổi Năm 2006
Biểu Đồ Lao Động Phân Theo Độ Tuổi
của Xã Năm 2006
10,96%

21,08%
Dưới tuổi lao động

Trong tuổi lao động
Ngoài tuổi lao động

67,96%

Nguồn tin: Ban Thống Kê Xã
Qua bảng 2.8 thể hiện, dân số dưới độ tuổi lao động là 1950 người chiếm 21,08
% tổng dân số. Số người trong độ tuổi lao động là 6286 người chiếm 67,96%, đây là
lực lượng lao động chính tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ của xã. Số người ngoài độ tuổi lao động là 1014 người chiếm 10,96
%, đây là số người mất sức lao động phải nhờ vào sự phụng dưỡng của con cháu hoặc
sự hỗ trợ của phòng LĐTB & XH và các tổ chức từ thiện.
Do dân số ở đây sống bằng nghề nông nên lao động chủ yếu là lao động nông
nghiệp, hầu hết số lao động đều không có trình độ, tay nghề thấp. Nhiều thanh niên đi
12


làm phụ hồ, đốn mía mướn, may,…thu nhập hàng tháng rất thấp. Nhìn chung tình hình
lao động và việc làm tại xã còn nhiều khó khăn không đáp ứng được nhu cầu việc làm
của người dân.
2.4.2. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ
Bảng 2.9. Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Sản Xuất và Đời Sống Năm 2006
Khoản mục

ĐVT

Số lượng

1. Máy xay lúa


Cái

4

2. Máy tuốt chỉ sơ dừa

Cái

58

3. Máy điện thoại

Cái

287

4. Xe khách

Chiếc

1

5. Xe tải

Chiếc

1

6. Xe máy


Chiếc

1077

7. Ghe

Chiếc

159

Trường

5

Trạm

1

Km

46,7

8. Trường học
9. Trạm y tế
10 .Đường giao thông

Nguồn tin: Ban Thống Kê Xã
a) Y tế
Trạm y tế xã xây dựng đạt chuẩn quốc gia, hiện trạm có 1 Bác sĩ và 4 y sĩ đảm
bảo điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác tuyên truyền vận động nhân

dân phòng chống các bệnh truyền nhiễm được thực hiện thường xuyên hàng năm.
82/82 tổ NDTQ đều có nhân viên sức khỏe cộng đồng, trẻ suy dinh dưỡng hàng năm
giảm dần. Năm 2001-2006 thực hiện chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng
đạt 98-100%. Xã không có dịch bệnh lây lan diện rộng, không có trường hợp ngộ độc
thực phẩm
b) Giáo dục
Bảng 2.10. Trình độ Văn Hóa ở Xã Năm 2006
Khoản mục

Số lượng (Người)
13

Cơ cấu (%)


×