Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẠ ĐỜN HUYỆN LÂM HÀ TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.89 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG
SUẤT CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẠ ĐỜN
HUYỆN LÂM HÀ TỈNH LÂM ĐỒNG

K’ THÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
ĐẠ ĐỜN, HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG” do K’ THÁI, sinh viên khoá 29,
chuyên ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TRẦN ANH KIỆT
Người hướng dẫn

Ngày……..tháng………năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày……..tháng……..năm



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày……tháng……năm


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên con dành cho Ba, Mẹ các Anh Chị là người có ảnh hưởng
sâu sắc đến sự thành công của tôi.
Với tôi Ba, Mẹ là tất cả!
Tôi xin chân thành ghi ơn thầy Trần Anh Kiệt đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp này. Quý thầy cô trong trường đặc biệt là thầy cô khoa kinh
tế trường ĐHNL, đã truyền bá cho tôi những kiến thức quí báo cùng sự chỉ bảo tận tâm
của thầy cô làm hành trang vững chắc cho tôi trong cuộc sống.
Các cô chú anh chị trong UBND xã Đạ Đờn đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Các bạn cùng khoá đã nhiệt tình ủng hộ đóng góp trao đổi và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học ở lớp cũng như thời gian làm khóa luận, tình bạn là điều kiện không
thể thiếu trong cuộc sống của tôi.
Xin gởi đến các bạn lời ghi ơn chân thành nhất!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22, tháng 07, năm 2007
Sinh viên
K’ THÁI


NỘI DUNG TÓM TẮT
K’ THÁI. Tháng 07 năm 2007. “Phân Tích Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến
Năng Suất Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Xã Đạ Đờn, Huyện Lâm Hà, Tỉnh Lâm
Đồng”.

K’ THAI. July 2007. “Analysis Some Inputs Effect To Yield Coffee Da Don
Village, Lam Ha District, Lam Dong Province”.
Khóa luận tìm hiểu về một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê, trong
khóa luận này tôi thực hiện điều tra 40 hộ với diện tích 60 ha của xã. Tìm hiểu yếu tố
ảnh hưởng để giúp người nông dân thấy được yếu tố nào là ảnh hưởng nhiều đến năng
suất để từ đó tìm cách khắc phục những yếu tố đó. Vì ở đây cây cà phê là cây trồng
chủ lực của người dân nên việc tìm ra yếu tố ảnh hưởng là rất cần thiết để cho người
dân có thể nâng cao năng suất được. Bên cạnh phân tích một số yếu tố ảnh hưởng còn
tìm hiểu kết quả và hịêu quả sản xuất của cây cà phê của xã.
- Ngành nông nghiệp là chiếm tỷ lệ lao động cao ở nước ta nên việc tìm hiểu
yếu tố ảnh hưởng là rất cần thiết để nâng cao năng suất.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất.
- Chạy mô hình hàm năng xuất đến thấy được yếu tố nào là quyết định đến năng
suất thiết lập các mô hình để mô tả mối quan hệ giữa các biến ước lượng tham số của
mô hình.
- Ngoài ra còn tính kết quả hiệu quả kính tế của hộ sản xuất cà phê ở địa
phương.
- Tình hình sản xuất cà phê việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để chăm sóc.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix


Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian


3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Đặc điểm tự nhiên

5

2.2. Địa hình

5

2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã

6

2.4. Công tác tập huấn khuyến nông và kỹ thuật trồng chăm sóc cà phê

7

2.5. Điều kiện kinh tế xã hội

8


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu sơ lược về cây cà phê

11
11

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển cây cà phê

11

3.1.2. Vị trí kinh tế của cây cà phê

11

3.1.3. Vai trò của cây cà phê

12

3.2. Vài nét về thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
3.2.1. Thực trạng xuất khấu cà Phê Việt Nam trong thời gian qua

13
13

3.2.2. Những giải pháp thúc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê
trong thời gian tới

13

3.2.3. Hòan thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khấu


14

3.2.4. Giải pháp thuộc về trợ cấp cho xuất khẩu.

15

3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ đầu ra cho nông dân

16

v


3.3. Yêu cầu dinh dưỡng của cây cà phê

16

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê

19

3.4.1. Các yếu tố tự nhiên

19

3.4.2. Các yếu tố kỹ thuật

20


3.5. Các yếu tố về kinh tế xã hội

22

3.6. Vấn đề cần quan tâm trong nền kinh tế hộ

23

3.6.1. Thị trường

23

3.6.2. Quản lý tài nguyên

23

3.6.3. Quản lý kỹ thuật

24

3.6.4. Quản lý lao động

24

3.6.5. Quản lý vốn

24

3.6.6. Hạch toán và phân tích kinh tế


24

3.7. Tình hình tiêu thụ cà phê ở địa phương

25

3.8. Phương pháp nghiên cứu

25

3.8.1. phương pháp thu thập số liệu

25

3.8.2. phương pháp xử lý số liệu

25

3.8.3. phương pháp thực hiện

26

CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

32

4.1. Hiệu quả kinh tế đối với những hộ trồng cà phê

32


4.2. Hiệu quả kinh tế của một ha cà phê

32

4.3. Xác định hiệu quả sản xuất của cây cà phê

34

4.4. Các yếu tố ảnh hửơng đến năng suất cây cà phê và mức độ ảnh
huởng của các yếu tố đó đến năng suất

36

4.5. Xác định hàm sản xuất

37

4.6. Kiểm định mô hình

38

4.6.1 kiểm định giả thiết thống kê (kiểm định t-test)

38

4.6.2. Kiểm định Fisher

39

4.6.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến


39

4.6.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

40

4.6.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

41

4.6.5. Giải thích ý nghĩa các hệ số ước lượng trong mô hình

42

vi


4.6.6. Xác định sản lượng tối ưu
4.8. Các biện pháp nâng cao năng suất cây cà phê

43
46

4.8.1. Kỹ thuật trồng

46

4.8.2. Công tác vốn


46

4.8.3. Chuyển giao kỹ thuật trồng

47

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

48

5.1. Kết luận

48

5.2. Ưu nhược điểm của những hộ sản xuất cà phê

48

5.3. Đề nghị

50

5.3.1. Đối với người nông dân địa phương

50

5.3.2. Đối với chính quyền các cấp

50


TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐT

Điều Tra

DT

Diện Tích

KT-XH

Kinh Tế- Xã Hội

NN – PTNT

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

NS

Năng Suất

NXB


Nhà Xuất Bản

SL

Sản Lượng

TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Biến Động Quỹ Đất Trên Địa Bàn Xã

6

Bảng 2.2. Phân Bổ Diện Tích Các Loại Cây Trồng

6

Bảng 2.3. Một Số Cây Trồng Chủ Yếu Của Xã Năm 2005- 2006

7


Bảng 2.4. Họat Động Tham Gia Khuyến Nông

7

Bảng 2.5. Năng Suất và Sản Lượng Cà Phê của Xã Năm 2005-2006

8

Bảng 2.6. Tình Hình Giáo Dục Của Xã năm 2006

9

Bảng 3.1. Tỷ Lệ Lương Phân Bón Giữ Các Tháng Bón Phân

17

Bảng 3.2. Lượng Phân Bón Cho Từng Thời Kì

17

Bảng 3.3. Sản Lượng Các Hộ Bán Qua Kênh Tiêu Thụ

25

Bảng 4.1. Chi Phí Vật Chất Trên Ha Cho Giai Đọan Xây Dựng Cơ Bản

33

Bảng 4.2. Chi Phí Lao Động Trên Một Ha Cho Giai Đọan Xây Dựng Cơ Bản


33

Bảng 4.3. Chi Phí Đầu Tư Cho Giai Đọan Kinh Doanh

34

Bảng 4.5. Năng Suất Cà Phê Qua Các Năm

34

Bảng 4.6. Doanh Thu Qua Các Năm.

35

Bảng 4.7. Trình Độ Học Vấn Của Người Sản Xuất Trong Xã

35

Bảng 4.8 Xác Định Hiệu Quả Sản Xuất Cà Phê Qua Vòng Đời 15 Năm

36

Bảng 4.9. Kết Quả Tính Toán

36

Bảng 4.10. Bảng Kết Suất Mô Hình Hồi Quy

38


Bảng 4.11. Kiểm Định Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến

40

Bảng 4.12. Kết Suất Kiểm Định White- Test

41

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Những Vấn Đề Thường Xuyên Phải Quan Tâm Trong Quản Lý
Kinh Tế Nông Hộ

23

Hình 3.2. Kênh Tiêu Thụ Cà Phê ở địa địa phương

25

Hình 4.1. Đồ Thị Múc Sản Lượng Tối Ưu

44

Hình 4.2. Sự Thay Đổi Sản Lượng Tối Ưu Khi Giá Thay Đổi

45


Hình 4.3. Sản Lượng Thay Đổi Khi Dịch Chuyển Đường Chi Phí Biên

45

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bản kết xuất kinh tế lượng
Phụ lục 1.1. Mô hình hồi qui phụ theo biến X1(chi phí lao động)
Phụ lục 1.2. Mô hình hồi qui phụ theo biến X2 (học vấn)
Phụ lục 1.3. Mô hình hồi quy phụ X3 (phân bón)
Phụ lục 1.4. Mô hình hồi quy phụ X4 (thâm niên)
Phụ lục 1.5. Mô hình hồi quy phụ X5 (số lần tham gia khuyến nông)
Phụ lục 1.6. Hệ số tương quan giữa các biến
Phụ lục 2. Bản câu hỏi điều tra nông hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, chỉ trong vòng 15
– 20 năm trở lại đây. Chúng ta đã đưa diện tích, sản lượng cà phê tăng lên. Sản xuất cà
phê chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế xã hội của nước ta. Thu
hút được nhiều lao động ở nông thôn, đa số người ở nông thôn tiếp thu khoa học kỹ
thuật trong việc chăm sóc cây cà phê là còn kém. Họ thường làm theo kinh nghiệm của

bản thân nên năng suất cà phê không cao. Ba năm về trước giá cà phê giảm đến mức
thấp nhất, trong vòng 30 năm trở lại đây đã làm cho ngành cà phê giảm về diện tích và
sản lượng. Cây cà phê là một loại cây lâu năm được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây
Nguyên như: Đaklak, Gia Lai, Lâm Đồng…, trong đó tỉnh Lâm Đồng cũng chiếm một
diện tích trồng lớn với 100.000ha, được trồng chủ yếu ở các huyện như ở các huyện Di
Linh, Lâm Hà …và ở huyện Lâm Hà thì xã Đạ Đờn là xã có diện tích trồng cà phê
nhiều của huyện. Xã Đạ Đờn là một xã chủ yếu là người dân tộc, với tổng số lao đông
của toàn xã là 6998, trong đó có đến 2431 hộ là sản xuất nông nghịêp và một số hộ còn
lại thì làm dịch vụ và các ngành công nghiệp nhỏ khác. Người dân ở đây là người dân
tộc gốc Tây Nguyên có tới 880 hộ, chủ yếu có bốn dân tộc chính Cil, K’ho, Mạ, Kinh.
Họ chủ yếu là làm nông nghiệp và ở đây đa số người dân trồng cà phê, mặc dù diện
tích trồng nhiều nhưng năng suất lại không cao vì việc áp dụng kĩ thuật trồng và chăm
sóc còn kém, người dân tham gia rất ít các lớp tập huấn khuyến nông. Để giúp người
dân ở đây biết được nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất cây cà phê. Tôi
đi vào nghiên cứu đề tài: “Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà
phê trên địa bàn xã Đạ Đờn huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng”. Để phân tích kết quả,
hiệu quả của việc sản xuất cà phê ở đây và tìm ra yếu tố nào tác động nhiều nhất đến
năng xuất và từ đó người nông dân có thể biết được nguyên nhân và biên pháp để khắc


phục làm cho năng suất cà phê tăng lên.Thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế của
cây cà phê vối cho thấy đây là việc đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để giải quyết khó
khăn đó người dân phải đổi mới kỹ thuật sản xuất để giảm giá thành sản xuất và nhà
nước nghiên cứu giống mới công nghệ chế biến hiện đại nâng cao chất lượng cà phê.
Hiện nay trước xu thế hội nhập nông nghịêp Việt Nam đang đứng trước những
thách thức có tính cạnh tranh về sản xuất và xuất khẩu nông sản biểu hiện trên nhiều
mặt yếu kém chất lượng, khối lượng của hàng nông sản kém chưa tạo được thị trường
tiêu thụ ổn định, thiếu bạn hàng lớn, giá cả thấp. Cà phê là một trong những mặt hàng
nông sản xuất khẩu quan trọng của Viêt Nam. Tuy cà phê được đưa vào Việt Nam từ
nửa sau thế kỉ 19 nhưng nó mới chỉ thực sự phát triển và được đưa vào cơ cấu cây

trồng ở trung du và miền núi từ sau 1975, chỉ trong vòng 15 năm trở lại đây sản lượng
cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần giá trị xuất khẩu, nhiều năm liền đứng vị trí thứ
2 về xuất khẩu nông sản sau gạo. Tình hình khó khăn hiện nay ảnh hưởng đến toàn bộ
ngành cà phê đặc biệt là ngành cà phê ở Tây Nguyên. Việc phát triển cà phê vối nói
riêng trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên nói chung và xã Đạ Đờn nói riêng mang tính tự
phát, thiếu giải pháp thiết thực trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến việc trồng cà
phê như chất lượng sản phẩm, chi phí đầu tư, kỹ thuật đều đáng quan tâm của bà con
nông dân trồng cà phê hiện nay.
1.2. Mục đích
Từ tình hình thực tế của bà con nông dân để đạt được năng suất cao trong sản
xuất nông nghiệp thì những nhân tố ảnh hưởng là rất quan trọng đến năng suất. Nông
dân ở đây chỉ làm cà phê theo kinh nghiệm là chính trong sản xuất, nên sản lượng đạt
được trong sản xuất còn nhiều yếu kém, trong sản xuất còn nhiều hạn chế thu nhập từ
sản xuất còn thấp do việc đầu tư, cũng như áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc
chưa hợp lý của người dân. Tôi thực hiện đề tài này nhằm làm cho bà con ở xã biết
được yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất cây cà phê và giúp cho nông dân
đầu tư hợp lý trong sản xuất, giảm bớt chi phí không cần thiết đầu tư đúng kĩ thuật
đúng thời điểm, và từ đó đề ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt công việc hiệu quả
trong sản xuất làm tăng mức thu nhập cho nông dân, bên cạnh đó tiến hành tốt việc
thực hiện nâng cao hiệu quả sản xuất.

2


Trước xu thế phát triển hiện nay kinh tế nông nghiệp là kinh tế sản xuất hàng
hoá tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Nhìn lại ngành cà phê của tỉnh Lâm
Đồng sau cây chè thì cây cà phê có vị trí rất quan trọng đứng thứ 2 của tỉnh về diện
tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Diện tích và sản lượng cà phê tỉnh Lâm Đồng
hiện đứng đầu cả nước. Kết quả hiện nay toàn tỉnh đã có 117,400ha cà phê, trong đó
có khỏang 8 ngành cà phê catimo. Năng suất cà phê của tỉnh hiện đạt bình quân 18,5

tạ/ha, năm 2005 cho sản lượng 211,497tấn cà phê nhân. Song song việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, đầu tư chế biến cà phê ướt, ngành NN-PTNTcũng đã vận động nông
dân phòng trừ dịch hại cây cà phê bằng áp dụng chương trình phòng trừ dịch hại tổng
hợp (IPM), chỉ thu hoạch khi cà phê đã đủ chín.Lâm Hà đang là địa phương dẫn đầu
của cả tỉnh trong công việc này. Tuy nhiên có thể nói, thu hoạch vẫn đang là khâu yếu
nhất làm cho sản lượng cà phê bị hao hụt, chất lượng cà phê chưa cao (Báo Lâm đồng)
Chính vì vậy mà những người dân trồng cà phê phải tìm cách tối đa hoá trong điều
kiện có hạn chế về nhiều mặt. Người dân phải áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật
trồng của cà phê.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu năng suất cà phê trên địa bàn xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm
Đồng. Để thấy được những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây cà phê.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu từ ngày 11/4/2007 đến ngày 11/5/2007. Thu thập số liệu
sơ cấp và thứ cấp.
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Đặt vấn đề
Giới thiệu tình hình chung của ngành cà phê cũng như là giới thiệu sơ qua về
tình hình trồng cà phê của xã nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà
phê trên địa bàn xã, từ đó giúp cho nông dân thấy được yếu tố nào ảnh hưởng đến
năng suất nhiều nhất, để tìm cách khắc phục những mặt còn yếu kém.
Chương 2: Tổng quan
Trình bày tổng quát về điều kiện tự nhiên và tình hình dân số của xã.từ điều kiện
3


tự nhiên đó ta cũng thấy được sự ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây cà phê của xã và
giúp cho người dân thấy dược yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến năng xuất cây cà
phê để từ đó người dân tìm được cách khắc phục để năng xuất được cao hơn.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Từ kết quả nghiên cứu giúp người dân thấy được nhân tố chính ảnh hưởng đến
năng suất cũng như tìm cách khắc phục những nhân tố ảnh hưởng đó để có năng suất
cao.
Chương 5 : Kết luận và đề nghị
Kết luận lại những gì đã đạt được và đề xuất một số biện pháp để nâng cao
năng xuất, cây cà phê trên địa bàn xã với những thuận lợi phải phát huy hơn nữa và
khắc phục những khó khăn để nâng cao đời sống của người dân trong xã.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm tự nhiên
Xã Đạ Đờn có 39% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên. Còn
lại là dân di cư tự do từ các tỉnh. Dân cư tập trung dọc theo quốc lộ 27, xã cách trung
tâm huyện 4km, có diên tích tự nhiên 7538ha, trong đó đất canh tác 4001ha, sản xuất
chủ yếu là cà phê và lúa nuớc. Xã được chia thành 11 thôn buôn, trong đó có 7 thôn
buôn có đồng bào dân tộc thiểu số, có thôn xã trung tâm xã đến 25 km.
- Phía bắc giáp với xã Tân Văn
- Phía đông giáp thị trấn Đinh Văn
- Phía tây giáp với xã Phú Sơn
2.2. Địa hình
Xã có hai dạng địa hình chính đồi núi và thềm sông suối. Địa hình cao nguyên
phân bổ theo hướng tây bắc của xã. Khu vực chủ yếu là đồi núi thấp, thích hợp cho

việc sản xuất nông nghiệp và một trong những điều kiện tốt nhất cho việc trồng cây cà
phê.đây là xã chiếm diện tích trồng cà phê lớn của toàn huyện. Với địa hình đồi núi
thấp thích hợp cho việc trồng cà phê nên diện tích trồng cà phê của xã lớn. Năng suất
cà phê trên địa bàn xã cũng cao hơn các xã khác trong huyện. Nhờ địa hình cũng như
các điều kiện tự nhiên thuận lợi khác mà diện tích trồng cà phê của xã lớn.
Với điều kiện thuận lợi đó xã đã phát huy được khả năng của mình


Bảng 2.1. Tình Hình Biến Động Quỹ Đất Trên Địa Bàn Xã
Tình hình biến động của quỹ đất trên địa bàn xã, về các loại cây trồng hàng năm
cây trồng lâu năm và thủy sản và diện tích nuôi trồng được thể hiện dưới bảng sau:
ĐVT:ha
Loại đất

Năm

Chênh lệch

2005

2006

±

%

Đất hàng năm

444,5


403,5

41

9,22

Đất trồng cây lâu năm

3272,4

3385

112,6

3,44

2,5

10,5

8

Thủy sản diện tích nuôi trồng

320
Nguồn:UBND xã

Qua bảng 2.1 thấy được diện tích trồng cây lâu năm của xã chiếm một diện tích
lớn so với các lọai cây trồng hằng năm khác. Trong đó diện tích trồng cà phê chiếm
nhiều nhất so với các loại cây trồng khác.

Bảng 2.2. Phân Bổ Diện Tích Các Loại Cây Trồng
Sự phân bổ diện tích của các loại cây trồng trên địa bàn xã được thể hiện cụ thể
qua số luợng về diện tích trồng và tỷ lệ % được thể hiện qua bảng 2.2 sau
ĐVT:ha
Loại cây
Cây cà phê
Cây chè

Số lượng diện tích

%

6691

99,25

1,4

0,02

Cây dâu tằm

92

0,62

Cây ăn quả

7


0,1

Tổng

6741,4

100
Nguồn: UBNN xã

Qua bảng 2.2 thấy được diện tích trồng cà phê của chiếm tới 99,25%, từ đó có
thể nhận xét được tòan xã diện tích trồng cà phê chiếm một tỳ trọng lớn.
2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
Người dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp một số loại cây trồng chủ yếu
của xã là cây cà phê, lúa, bắp…Nhưng cây cà phê vẫn chiếm một diện tích lớn của xã.
Vùng đất ở đây rất thích hợp cho việc trồng cây cà phê người dân ở đây đa phần là
trồng cây cà phê, tuy nhiên họ cũng trồng nhiều loại cây trồng khác nhưng cây cà phê
6


vẫn là cây đem lại hịêu quả kinh tế cao, với giá cà phê như bây giờ người dân có thể
cải thịên cuộc sống gia đình. Diện tích và năng suất sản lượng của các loại cây trồng
trên thể hiện dưới bảng sau.
Bảng 2.3. Một Số Cây Trồng Chủ Yếu Của Xã Năm 2005- 2006
Năm 2005
Khỏan mục

Năm 2006

DT


NS

SL

DT

NS

SL

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

Cây cà phê

6334

156

33


3401

50

9912

Cây lúa

394

50

1970

..394

35

1379

Cây bắp

….50,5

50

…..252,5

……9,5


40

38

Cây chè

……1,4

40

….5

……1,4

45

25

12,5

25

29

20

Cây dâu
tằm

6,3

40

Nguồn: Chỉ tiêu KT_XH
Từ bảng 4.7 cho thấy diện tích, năng suất cũng như sản lượng của các loại cây
trồng qua 2 năm 2005 và 2006 của xã thấy đuợc diện tích trồng cà phê của xã chiếm
một diện tich lớn.
2.4. Công tác tập huấn khuyến nông và kỹ thuật trồng chăm sóc cà phê
Bảng 2.4. Họat Động Tham Gia Khuyến Nông
Tình hình người dân tham gia hoặc không tham gia công tác tập huấn khuyến
nông tập huấn khuyến nông
Khỏan mục
Không tham gia
Có tham gia
Tổng số hộ đều tra

Đơn vị tính
Hộ
Hộ
Hộ

Số lượng
14
26
40
Nguồn:ĐT nông hộ

Công tác tập huấn khuyến nông và kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. để cây trồng có được năng
suất cao thì người dân cần phải trang bị những kiến thức những thông tin về kỹ thuật
trồng và chăm sóc một cách thật kỹ để từ đó áp dụng một cách hợp lí có khoa học các

yếu tố đó để tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

7


2.5. Điều kiện kinh tế xã hội
Tổng số lao động của toàn xã là 6998. Trong đó có đến 2431 hộ là sản xuất
nông nghiệp, đa số là trồng cây cà phê và lúa nước nhưng trong đó trồng cà phê chiếm
một diện tích lớn và các hộ nông dân chủ yếu là trồng cây cà phê. Còn lại là lao động
trong các lĩnh vực khác, để tạo thêm thu nhập cho gia đình.
a) Về kinh tế
Xã Đạ Đờn đa số người dân ở đây là sản xuất nông nghiệp chiếm 96%, trong đó
sản xuất cây cà phê chiếm 84%, sản lượng cà phê năm 2006 đạt 9600tấn tăng 3332tấn
so với năm 2005. Năng xuất cà phê đạt 3tấn/ha so với năm 2005 tăng đó là nhờ ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất vì thế năng suất hàng năm đều tăng, với sản
lượng cà phê tăng như vậy cũng góp phần nâng cao đời sống của người dân, từ đó đời
sống kinh tế của nhân dân đựơc ổn định và được nâng cao, các hộ khá giỏi tăng lên và
những hộ nghèo đói có xu hướng giảm đi.
Bảng 2.5. Năng Suất và Sản Lượng Cà Phê của Xã Năm 2005-2006
Các chỉ tiêu về giống cà phê được trồng trên địa bàn xã cũng như năng suất và
sản lượng cà phê đạt được qua 2 năm 2005 và 2006 được thể hiện qua bảng 2.3.
Năm

Chỉ tiêu giống

2005

2006

+ Catimo

Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)

111

156

13

20

144,3

312

+ Cà phê vối
Diện tích (ha)
Năng suất(tạ/ha)
Sản lượng (tấn)

3134

3200

20

30

6268


9600

Nguồn:Tổng hợp về chỉ tiêu KT- XH
Qua bảng 2.3 cho thấy được diện tích trồng cà phê vối của xã chiếm một diện
tích lớn so với cà phê Catimo cũng như các cây trồng khác, năng suất và sản lượng
cũng tăng lên khá cao so với một số loại cây trồng từ đó ta có thể thấy được đa phần
người nông dân ở đây là trồng cây cà phê, với diện tích trồng của cây cà phê vối năm
8


2005 là 3134(ha) đạt được năng suất là 20(tạ/ha) và sản lượng đạt được là 6268(tấn).
Năm 2006 diện tích trồng cà phê vối của toàn xã là 3200(ha), sản lượng đạt được là
9600(tấn), năng suất là 30(tạ/ ha). Qua đó thấy được diện tích, năng suất, sản lựơng cà
phê vối trong năm 2006 đã tăng lên nhiều so với năm 2005.
b) Về xây dựng cơ sở hạ tầng
Trong năm 2006 đã tiến hành xây dựng một cầu treo Đà Knàng, hai phòng học
mẫu giáo, công trình điện thắp sáng tại thôn Yên Thành làm sửa chữa nâng cấp đường
liên thôn, liên xóm đường nội đồng, nạo vết kênh mương thuỷ lợi đã huy động được sự
đóng góp của nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sản xuất được dễ
dàng hơn.
c) Y tế
Trạm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là khám
chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách, làm tốt công tác phòng bệnh cho
nhân dân không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã. Giảm tỷ lệ bệnh tật cho người dân
và thực hiện tốt các công tác chăm sóc, chữa bệnh cho người dân.
d) Giáo dục
Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục năm 2006 cùng với các ngành
chuyên môn tổ chức mở các lớp phổ cập bậc tiểu học và phổ thông cơ sở, toàn xã có
463 em học mẫu giáo đạt 14,74%, 1590 em cấp tiểu học đạt 50,65% , 1086 em bậc

THCS đạt 34,59%.
Bảng 2.6. Tình Hình Giáo Dục Của Xã năm 2006
Tình hình giáo dục của xã được thể hiện ở các cấp học số học sinh và tỷ lệ đạt
số học sinh đạt.
Cấp học

Số học sinh

Tỷ lệ đạt (%)

Mẫu Giáo

463

14,74

Tiểu Học

1590

50,65

THCS

1086

34,59
Nguồn: tổng hợp chỉ tiêu KT-XH

Qua bảng 2.4 thấy đựơc tỷ lệ học sinh học tiểu của xã đạt cao hơn so với tỷ lệ

học mẫu giáo và THCS. Cấp tiểu học đạt 50,65%, cấpTHCS đạt 34,59% và mẫu giáo
đạt14,74%.
9


Với những điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội của xã thấy
được những thuận lợi những thuận lợi mà xã có được cũng như những khó khăn mà xã
gặp phải trong sản xuất nông nghiệp, xã có những thuận lợi để từ đó có thể vận dụng
những thuận lợi đó trong, sản xuất để đạt được năng suất cao trong sản xuất nông
nghiệp. Bên cạnh đó phải khắc phục những khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp. Xã gồm có những thuận lợi và khó khăn sau.
Thuận lợi
Với điều kiện tự nhiên của xã như trên rất thuận lợi cho việc sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là trồng cây cà phê, với diên tích trồng cà phê của xã như vậy đã đem
lại cho người dân cuộc sống ấm no và đầy đủ hơn. Trong sản xuất nông nghiệp thì
điều kiện tự nhiên thuận lợi là rất quan trọng cho sự phát triển của các loại cây trồng.
Trong xã chủ yếu là trồng cây cà phê với diện tích trồng cà phê lớn xã đã phát huy
điều kiện vốn có của tự nhiên.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì điều kiện tự nhiên cũng mạng lại cho người dân
những khó khăn nhưng không đáng kể, những diện tích cà phê trồng ở xã cũng có
những vùng thiếu nguồn nước trong việc tưới tiêu có những diện tích vì thiếu nước
nên năng suất đạt không cao tuy nhiên những diện tích bị hạn hán cũng chiếm tỷ lệ
nhỏ không đáng kể để ảnh hưởng đến năng suất, với điều kiện tự nhiên thất thường
cũng làm cho cây phát triển và sinh trưởng không tốt làm cho năng suất giảm mà năng
suất giảm dẫn đến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

10



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu sơ lược về cây cà phê
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển cây cà phê
Cây cà phê lần đầu tiên được du nhập vào Việt Nam là năm 1857. Và được
trồng chính thức vào năm 1888, trồng thí điểm ở Ninh Bình, Quãng Bình…Mãi cho
đến đầu thế kỉ XX thì được trồng ở một số đồn điền của người pháp thuộc ở tỉnh Nghệ
An và một vài nơi ở Tây Nguyên.
Từ năm 1920 trở đi cây cà phê có diện tích đáng kể ở Buôn Mê Thuộc, Dăklăk
có đồn điền có qui mô lớn 20-300ha, năng xuất trung bình chỉ đạt 400 - 600kg/ha.
Năm 1930 diện tích cây cà phê ở Việt Nam có khoảng 5900ha trong đó có 4700ha cà
phê chè và 900ha cà phê mít, khoảng 300ha cà phê vối.
Sau năm 1975 nước ta có tổng diện tích cà phê vào khoảng 13000ha và sản
lượng đạt 6000tấn. Năm 1991 diện tích cây cà phê tăng lên đến 300000ha gấp 2-3 lần
so với năm 1975.
Tình hình ở Lâm Đồng: đến năm 1993 có khoảng 30000ha chủ yếu trồng ở các
huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm ở huyện Lâm Hà thì xã Đạ Đờn là xã trồng cà phê
tương đối nhiều của huyện.
3.1.2. Vị trí kinh tế của cây cà phê
Nghề trồng cà phê ở Việt Nam đem lại một nguồn thu nhập chính cho nhóm hộ
nông dân ở khu vực nông thôn trung du và miền núi với hơn 500000ha cây cà phê đã
tạo việc làm cho hơn 600000 nông dân và số người có cuộc sống liên quan đến cây cà
phê lên đến một triệu người. Trong vòng 20 năm qua ngành cà phê Việt Nam đã có
những bước phát triển vượt bậc đưa sản lượng cà phê lên đến hàng trăm lần.


Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Mặc dù hàng năm kim ngạch xuất khấu cà phê chiếm không lớn trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam (năm 2001 là 2,6%, năm 2002 là 2,0%, năm 2003 là 2,54%),

nhưng việc xuất khẩu cà phê vẫn có một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt
Nam, nó vừa cho phép tận dụng lợi thế của nền kinh tế vừa tạo ra lực lượng ngoại tệ
phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
3.1.3. Vai trò của cây cà phê
Ngày nay cây cà phê đã trở thành là cây có giá trị kinh tế cao những sản phẩm
mà cây cà phê mang lại đó là những sản phẩm xuất khẩu quan trọng để thu được nhiều
ngoại tệ. Tuy là trong hạt cà phê chất dinh dưỡng là rất ít nhưng nó chứa hương vị rất
đặc trưng của nó, hạt cà phê chứ hàm lượng vitamin B khá cao, họat chất cafein hàm
lương 0,8 có tác dụng kích thích thần kinh chống mệt mỏi.
Có 3 loại cà phê.
- Cà phê chè (coffee arbica)
- Cà phê vối (coffee canephora)
- Cà phê mít (coffee excelsa)
Ở nước ta đa số là trồng cây cà phê vối mà chủ yếu là giống Rôbustan cây cà
phê vối là cây cà phê dài ngày, hiện được coi là cây trồng thuộc chương trình phủ xanh
đất trồng đồi núi trọc với ba mặt về ý nghĩa kinh tế, xã hội, môi trường.
- Kinh tế: Ở những vùng có đất đỏ bazan, thì cây cà phê được trồng nhiều hơn
so với các loại cây khác và cây cà phê cũng là cây có giá trị kinh tế cao, đem thu nhập
cao cho người nông dân.
- Xã hội: Trồng cà phê nhằm tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở
nông thôn miền núi hiện nay đang thiếu việc làm, đây cũng là cách giúp cho người
nông dân khỏi phải thất nghiệp và là cách tốt nhất để xóa đói giảm nghèo ở những
vùng nông thôn.
- Môi trường: Trồng cà phê góp phần phủ xanh hững vùng đất để chóng lũ lụt,
chống xói mòn góp phần quan trọng trong việc cải tạo những vùng đất trống.

12


3.2. Vài nét về thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam

3.2.1. Thực trạng xuất khấu cà Phê Việt Nam trong thời gian qua
Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu:Tỷ lệ cà phê xuất khấu chiếm 90% sản
lượng cà phê gieo trồng của cả nước. Tuy nhiên kim ngạch xuất khấu còn chiếm tỷ lệ
rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (hàng năm chỉ chiếm
dưới 10%). Mặt khác cà phê xuất khẩu của Việt Nam là cà phê Robusta (cà phê vối),
sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao. So với lượng cà phê vối trên thị trường thế
giới, Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trở thành nước đứng đầu về sản xuất và
xuất khẩu loại cà phê này.
Về thị trường xuất khẩu : Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều
nước trên thế giới như Đức: 17,8%; Mỹ: 13,8%; Anh : 12,7%; Bỉ: 7,3%; Tây Ban Nha:
6,9%...
Tuy nhiên điểm yếu nhất của việc xuất khẩu cà phê Việt Nam là chất lượng cà
phê. Trong thời gian qua, chất lượng cà phê đã không ngừng được nâng cao, song
những chuyển biến đó mới chỉ là bước đầu, vẫn chưa được ổn định vẫn chưa phản ánh
đúng bản chất vốn có của cà phê Việt Nam. Thực chất cà phê Việt Nam được liệt kê
vào loại có chất lượng tự nhiên cao và có hương vị đậm đà do trồng ở độ cao nhất định
so với mặt biển. Nhưng do yếu kém trong khấu thu hái phơi sấy, chế biến … do đó ảnh
hưởng đến chất lượng vốn có của nó. Đều đó đã làm giá bán cà phê Việt Nam thường
thấp hơn cùng lọai của nước ngoài từ 100-150USD/tấn và dẫn đến tình trạng khối
lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch thì không thay đổi nhiều.
Mặt khác, chủng loại xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu
tiêu dùng của thị trường thế giới. Hiện nay thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cà phê
ARABICA (chiếm 70-80% nhu cầu cà phê hàng năm), trong đó 65% diện tích cà phê
ở Việt Nam lại là cà phê Robusta. Vì vậy trong thời gian tới chuyển đổi cơ cấu trồng
cà phê là vấn đề bức xúc cho việc sản xuất cà phê và suất khẩu cà phê của Việt Nam.
3.2.2. Những giải pháp thúc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong thời gian tới
Nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian tới, phương hướng
chính không phaỉ là tăng diện tích, qui mô, doanh số mà cần phải tập trung thâm canh,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ , cải tiến chất
lượng sản phẩm, tổ chức và khép kín các khâu thu mua, chế biến nâng cao sức mạnh

13


cành tranh cũng như ổn định thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Một số giải
pháp cụ thể.
+ Hòan thiện và tổ chức khâu trồng và chế biến cà phê cung cấp cho xuất khẩu.
giải pháp đầu tiên là phải thay đổi cơ cấu chủng loại cà phê, nhanh chống thu hoạch và
phát triển cà phê ARABICA. Đây là một vấn đề bức súc đặt ra đối với các nhà sản
xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc họat động trong nền kinh tế
thị trường là “bán những thứ mà thị trường cần chứ không chỉ bán những thứ mà mình
có”. Bên cạnh việc thay đổi chủng loại thì việc đầu tư khoa học kỹ thuật, chăm bón
cũng là một vấn đề cần thiết. Hiện nay người nông dân phải tự lo toàn bộ các khâu
phân, bón thuốc, trừ sâu ….Nên đã gây ra những khó khăn nhất trong quá trình sản
xuất. Do đó nhà nước cần tổ chức mạng lưới cung ứng yếu tố đầu vào sản xuất như
doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã thương mại dịch vụ, tư nhân đảm bảo cung ứng đủ
và an toàn cho sản xuất, tạo sự yên tâm trong sản xuất và cung ứng hàng xuất khẩu.
Nhà nước cần quan tâm hơn đến công nghệ sau thu hoạch, bằng nhiều biện pháp khác
nhau.
Khuyến khích người nông dân sử dụng máy móc trong khâu thu hoạch nhằm
đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và giảm tỷ lệ hao hụt.
Phát triển các hình thức cơ chế, bảo quản tại chỗ nhằm khác phục tình trạng
phải vận chuyển xa, khó bảo quản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này.
Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, đổi mới trang thiết bị đồng bộ để tạo ra
các sản phẩm chế biến phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.
3.2.3. Hòan thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khấu
Nhà nước cần có sự hổ trợ trong các doanh nghiệp làm nhiệm vụ thu mua cà
phê xuất khẩu về vốn, cơ sở hạ tầng (đường xá, kho tàng bến bãi, phương tiện bảo
quản và vận chuyển hàng hóa), giúp cho họ có đủ điều kiện tổ chức thu mua rộng rãi,
mua hết hàng hóa cho người sản xuất, không để tình trạng tư thương lũng đọan thị
trường, ép giá người sản xuất.

Nhà nước cần xác định rõ vai trò của tư thương trong điều kiện hiện nay. Tư
thương là lực lượng đông đảo, luôn năng động nhẹ bén nhưng cũng có hạn chế về vấn
đề tư hữu. Do đó cần phải sử dụng tư thương như các đại lý cho doanh nghiệp nhà

14


×