Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ BÌNH KHÁNH, HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, GIAI ĐOẠN 20042006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.63 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ BÌNH KHÁNH,
HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
GIAI ĐOẠN 2004-2006

LÊ THỊ NGỌC HÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2007


Hội đồng chấm thi báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế,
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hố Chí Minh xác nhận khóa luận “TÌM
HIỂU THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ BÌNH
KHÁNH, HUYỆN CẦN GIỜ,TPHCM, GIAI ĐOẠN 2004-2006.”do Lê Thị
Ngọc Hà, sinh viên khóa 2003-2008, ngành Khuyến Nông và Phát Triển Nông
Thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày…/…/2007.

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ. LÊ QUANG THÔNG

Ngày



tháng

năm 2007

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm 2007

tháng năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin gửi đến Ba Mẹ- người đã nuôi dạy tôi khôn lớn, cho tôi
học hành và luôn bên cạnh tôi những lúc tôi gặp khó khăn trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Quang Thông, Khoa Kinh Tế Trường
Đại Học Nông Lâm TPHCM, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi, để tôi
hoàn thành được quyển luận văn này. Tôi xin cảm ơn Thầy.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những giáo viên của khoa Kinh Tế, những giáo
viên của trường Nông Lâm đã tham gia giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến
thức về kinh tế, xã hội, những giá trị văn hóa, đạo đức, giúp tôi hoàn thiện hơn về

nhân cách, lối sống và phát huy tốt năng lực bản thân trong việc góp phần xây
dựng quê hương đất nước.
Để hoàn thành được quyển luận văn này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn
đến những Cô, Chú tổ trưởng Ban Nhân Dân các ấp, nơi mà tôi tiến hành điều tra
phỏng vấn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến chú Phó Chủ Tịch xã Đặng Minh Cảnh và
chị Lê Thị Hồng Mai-cán bộ chuyên trách XĐGN đã cung cấp cho tôi những tài
liệu quý báu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn, những người thân
trong gia đình đã động viên, cổ vũ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ NGỌC HÀ. Tháng 12 năm 2007. “Tìm hiểu thực trạng đói nghèo
và ảnh hưởng của hoạt động tín dụng đối với công tác xoá đói giảm nghèo tại
xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2004 –
2006”.
LE THI NGOC HA. December 2007 “Study on poverty and impact of
credit activities to poverty reduction at Binh Khanh commune, Can Gio
district, Ho Chi Minh city, from 2004 to 2006”.
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng nghèo tại xã Bình Khánh.
Qua đó, đánh giá công tác xoá đói giảm nghèo thông qua tác động của hoạt động
tín dụng. Bình Khánh là xã có số nhân khẩu đông hơn so với các xã khác của
huyện. Là xã có vị trí địa lí thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Mặc dù vậy, do xuất phát từ truyền thống là nghề nông, đời sống của người
dân trong xã còn rất thấp với nghề chủ yếu là trồng lúa. Vào năm 2002, từ khi có
cơ cấu chuyển đổi , đời sống của người dân có phần được cải thiện. Tuy nhiên,
qua điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nghèo, chúng tôi đã thấy được tình trạng
nghèo hiện nay của địa phương đang trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết, đòi

hỏi sự quan tâm của các ban ngành, các cấp ở địa phương.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hính

xii

Danh mục phụ lục

xiii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Phạm vi không gian

3

1.3.2 Phạm vi thời gian

3

1.4 Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2: TỒNG QUAN

4


2.1 Đặc điểm, tình hình chung của Xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ

4

2.2 Điều kiện tự nhiên

4

2.2.1 Vị trí địa lý

4

2.2.2 Khí tượng thủy văn

5

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

6

2.3.1 Dân số

6

2.3.2 Tình hình sử dụng đất

7

2.3.3 Lao động – việc làm


9

2.3.4 Tình hình thu nhập

9

2.4 Cơ sở hạ tầng

10

2.4.1 Giao thong

10

2.4.2 Nước sinh hoạt

10

2.4.3 Điện

10
v


2.4.4 Y tế

10

2.4.5 Thông tin liên lạc


11

2.5 Văn hóa giáo dục

11

2.5.1 Văn hóa

11

2.5.2 Giáo dục

11

2.5.3 Vấn đề kế hoạch hóa gia đình

11

2.6 Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2006

13

2.6.1 Nuôi tôm sú

13

2.6.2 Trồng lúa

16


2.6.3 Chăn nuôi

17

2.6.4 Các loại vật nuôi cây trồng khác

18

CHƯƠNG 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1 Cơ sở luận về nghèo

19

3.2 Khái niệm nghèo đói và các tiêu chí đánh giá nghèo đói

21

3.3 Thực trạng nghèo đói

22

3.3.1 Nghèo đói trên toàn thế giới

22

3.3.2 Ngưỡng đánh giá nghèo đói trên thế giới


23

3.4 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam

23

3.4.1 Ngưỡng đánh giá nghèo đói ở Việt Nam

24

3.4.2 Thành quả xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

24

3.5 Nguyên nhân nghèo đói và vòng luẩn quẩn nghèo đói

25

3.5.1 Nguyên nhân của nghèo đói

25

3.5.2 Vòng lẩn quẩn nghèo đói

25

3.6 Nội dung cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm
giai đoạn 2006 – 2010


27

3.6.1 Quan điểm XĐGN và đặc điểm của chương trình XĐGN

27

3.6.2 Mục tiêu, đối tượng và chỉ tiêu của chương trình

27

3.7 Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Bình Khánh 28
3.7.1 Đánh giá công tác XĐGN tại xã Bình Khánh (1992 – 2003)

28

3.7.2 Các giải pháp và chính sách trợ giúp của chương trình

30

3.8 Phương pháp nghiên cứu

31
vi


3.8.1 Phương pháp thu thập số liệu

31

3.8.2 Phương pháp nghiên cứu mô tả


32

3.8.3 Phương pháp phân tích

33

3.9 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

33

3.10 Đối tượng nghiên cứu

33

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

34

4.1 Kết quả thực hiện công tác XĐGN của xã Bình Khánh năm 2006

34

4.1.1 Công tác quản lý hộ nghèo

34

4.1.2 Kết quả thực hiện kế hoạch giảm hộ nghèo năm 2006

35


4.1.3 Công tác huy động các nguồn vốn phục vụ chương trình

36

4.1.4 Công tác quản lý, cho vay vốn XĐGN

36

4.1.5 Các chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo

37

4.2 Mục tiêu và nhiệm vụ XĐGN – VL năm 2007

38

4.2.1 Mục tiêu chính

38

4.2.2 Mục tiêu cụ thể

39

4.2.3 Nhiệm vụ trọng tâm

39

4.2.4 Các giải pháp thực hiện đối với chương trình


40

4.3 Cơ cấu tổ chức ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã Bình Khánh

41

4.3.1 Cơ cấu tổ chức

41

4.3.2 Cơ cấu nhân sự

44

4.4 Phân tích đánh giá tình hình thực hiện chương trình XĐGN
của xã Bình Khánh

44

4.4.1 Tình hình chung của nông hộ điều tra

44

4.4.2 Trình độ học vấn - đất đai và tình trạng nghèo của nông hộ điều
tra

47

4.4.3 Tình hình chi tiêu, thu nhập của các nông hộ điều tra


52

4.4.4 Phân tích các nguyên nhân chủ yếu của nghèo đói
trên địa bàn xã Bình Khánh

55

4.4.5 Tình hình vay vốn tín dụng của hộ nghèo

55

4.4.6 Khó khăn của nông hộ khi tiếp cận nguồn vốn vay

57

vii


4.4.7 Kết quả thực hiện của chương trình xóa đói giảm nghèo
năm 2006

58

4.4.8 Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện chương trình xóa đói
giảm nghèo và những vấn đề còn tồn động của công tác XĐGN
tại xã Bình Khánh

59


4.4.9 Các đề xuất nhằm hỗ trợ cho chương trình xóa đói giảm nghèo
tại xã Bình Khánh

60

CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

62

5.1 Kết luận

62

5.2 Kiến nghị

63

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tỷ Lệ Hộ Nghèo Theo Chuẩn Giai Đoạn 2006 – 2010 Năm 2005
21
Hình 3.2: Vòng Lẩn Quẩn Nghèo Đói
26
Hình 4.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Hoạt Động của BCĐ XĐGN
Xã Bình Khánh
43
Hình 4.2: Tình Hình Phân Bố Hộ Điều Tra
45

Hình 4.3: Trình Độ Học Vấn của Người Quyết Định Sản Xuất
48
Hình 4.4: Cơ Cấu Nhà Ở Của Hộ Nghèo
50
Hình 4.5: Cơ Cấu Thu Nhập của Các Hộ Điều Tra
52

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ XĐGN & VL: Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm
UBND: Ủy ban nhân dân
UNESCO: United nations educational scientific and cultural organization: tổ
chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên Hiệp Quốc
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
KHKT: Khoa học kĩ thuật
ESCAP: Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á- Thái Bình Dương
Bộ LĐ- TBXH: Bộ lao động - thương binh xã hội
Chính sách KT- XH: Chính sách kinh tế - xã hội
MTTQ: Mặt trận tổ quốc

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách 60 hộ điều tra tại xã Bình Khánh, Huyện Cần
Giờ.
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ nghèo tại xã Bình Khánh,
Huyện Cần Giờ.

Phụ lục 3: Báo cáo tham luận của Ban Nhân Dân các ấp về tình hình
thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo năm 2006.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, vấn đề nghèo đói và phát triển xã hội
không còn là vấn đề nội bộ của của từng quốc gia mà trở thành mối quan tâm
của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nếu vấn đề nghèo đói không dược giải
quyết thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, quốc gia đặt ra như
hòa bình, ổn định, công bằng xã hội…có thể giải quyết được.
Việt Nam vốn là nước nghèo có điểm xuất phát thấp, lại trải qua nhiều
cuộc chiến tranh, thường xuyên bị thiên tai, nên có nhiều khó khăn trong giải
quyết các vấn đề kinh tế xã hội, nhất là vấn đề XĐGN.
Với chính sách đổi mới, kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, đời sống
của dân cư đã được nâng lên một cách rõ rệt. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận
dân cư, đặc biệt là vùng cao, nông thôn hoặc vùng ven đô thị, thậm chí cả ở
vùng đô thị…đang chịu cảnh thiếu thốn, chưa đảm bảo được điều kiện tối thiểu
của cuộc sống.
Đói nghèo là một vấn đề kinh tế xã hội sâu sắc, muốn giải quyết được
vấn đề này đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài. Giải quyết đói nghèo đòi
hỏi phải có sự nổ lực vươn lên từ bản thân người nghèo, sự giúp đỡ của cộng
đồng, đặc biệt là nhà nước, các ban ngành phải có định hướng và giải pháp cụ
thể thích hợp cho những vùng, những giai đoạn nhất định.
Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 20012005 là một chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi phù hợp

để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập,
tiếp cận các dịch vụ xã hội XĐGN, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu thành thị và
1


nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ
cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu
cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Xã Bình Khánh có diện tích tự nhiên là 4345 ha nằm về phía Bắc của
Huyện, cách trung tâm thành phố khoảng 16 km, là một trong năm xã nghèo
của Huyện Cần Giờ. Theo điều tra mới nhất năm 2006, toàn xã có 3725 hộ,
trong đó có 1106 hộ thuộc diện nghèo, chiếm 29 % so với tổng số hộ trong xã.
Tỷ lệ này thật đáng lo ngại cho công tác XĐGN cũng như các ban ngành liên
quan của xã Bình Khánh.
Từ những lý do đã nêu ở trên, cũng như sau thời gian tìm hiểu tình hình
thực tế trên địa bàn xã Bình Khánh, được sự đồng ý của UBND xã, ban XĐGN
và sự hướng dẫn của thầy Lê Quang Thông – Khoa Kinh Tế Trường Đại Học
Nông Lâm, TPHCM. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng đói
nghèo và ảnh hưởng của hoạt động tín dụng đối với công tác XĐGN tại xã
Bình Khánh, Huyện Cần Giờ, TPHCM, giai đoạn 2004-2006 ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng nghèo và đánh giá ảnh hưởng của chương trình
XĐGN thông qua hoạt động tín dụng.Từ đó đề xuất các giải pháp để XĐGN
thích hợp hơn, đạt hiệu quả hơn, nhằm cải thiện sinh kế của người dân nghèo ở
xã Bình Khánh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu đặc điểm cơ bản và tình hình chung trên địa bàn xã Bình
Khánh.
Đánh giá quá trình thực hiện chương trình và công tác tổ chức XĐGN

tại xã Bình Khánh.
Phân tích tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo, của các hộ dân
thuộc diện XĐGN.
Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác XĐGN.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
2


Đối tượng nghiên cứu là những hộ dân được sử dụng nguồn vốn XĐGN
tại Xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài là từ: 25/08/2007 đến ngày
25/11/2007
1.4 Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU
CHUONG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Đặc điểm, tình hình chung của Xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ
Xã Bình Khánh có diện tích tự nhiên là 4345 ha, nằm về phía Bắc của
Huyện, cách trung tâm Thành Phố 16 km. Là một trong năm xã nghèo của

Huyện. Toàn xã có 3725 hộ với 17645 nhân khẩu được phân bổ trong 8 ấp,
gồm 153 tổ nhân dân. Bình Khánh là một xã thuần nông của Huyện Cần Giờ,
sản xuất chính là nuôi trồng thủy sản và trồng lúa một vụ. Các ngành sản xuất
như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như không có, thương nghiệp dịch
vụ quy mô nhỏ, ngành thủy sản chủ yếu là nuôi tôm sú, đánh bắt tự nhiên sản
lượng thấp. Tình hình sản xuất trong năm có diễn biến khó khăn bất lợi, dịch
bệnh ở tôm đã gây thiệt hại lớn, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa cùng với dịch
bệnh cúm gia cầm đã làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân vào việc đầu tư tái
sản xuất, từ đó làm ảnh hưởng đến mục tiêu giảm nghèo.
2.2 Điều kiện tự nhiên
2.2.1 Vị trí địa lý
Xã Bình Khánh nằm ở phía Bắc của Huyện Cần Giờ, có vị trí địa lý như
sau:
Bắc giáp xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè,
Tây giáp xã Hiệp Phước,
Đông Nam giáp với xã Tam Thôn Hiệp,
Nam giáp với xã An Thới Đông, và
Đông giáp với xã Phước Khánh – Huyện Long Thành - Tỉnh Đồng Nai.
Mục đích sử dụng đất là sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy sản. Là
xã đầu cầu của Huyện Cần Giờ, có vị trí hết sức đặc biệt về kinh tế, quốc
phòng, an ninh, là một địa bàn rộng lớn, sông ngòi chằn chịt, cây lá bao phủ,
4


giao thông trắc trở, đi lại khó khăn. Xã nằm ngay giao điểm ngã ba sông Lòng
Tàu, được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp. Là
điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền ngoài nước ra vào cảng Thành Phố Hồ Chí
Minh. Trung tâm xã có trục đường chính bằng nhựa dài 9 km nối liền tuyến
đường Rừng Sát về trung tâm Huyện, có một bến phà phục vụ cho hành khách
qua lại.

2.2.2 Khí tượng thủy văn
a. Khí hậu
Huyện Cần Giờ mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
có hai mùa mưa và nắng rõ rệt, nên nhiệt độ cao và ổn định, Cần Giờ là Huyện
có lượng mưa thấp so với các Quận Huyện khác.
Số giờ nắng trung bình 5 - 9 giờ/ngày, các tháng mùa nắng đều đạt trên
240 giờ nắng, cao nhất là tháng 3 với 276 giờ, thấp nhất là tháng 9 với 169 giờ.
Chế độ nhiệt độ cao và ổn định, biên độ nhiệt trong ngày từ 5o – 9oC,
nhưng giữa các tháng biên độ nhiệt không quá 4oC. Nhiệt độ trung bình giữa
các tháng từ 25oC đến 29oC. Từ tháng 3 đến tháng 5 là thời gian có nhiệt độ cao
nhất trong năm, nhiệt độ thấp nhất trong năm ở tháng 7 đến tháng 1 năm sau.
Độ ẩm và không khí: Cao hơn các Quận, Huyện khác trong Thành Phố
từ 4% đến 8%, ẩm nhất là tháng 9,83%, khô nhất là tháng 4,74%, độ ẩm cao
tuyệt đối là 100%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 40%.
Lượng mưa: Lượng mưa ở Huyện Cần Giờ thấp, giảm dần từ Bắc xuống
Nam, từ 1600 mm xuống 1200 mm. Lượng mưa trung bình đạt 150 mm/tháng,
tháng 6 và tháng 7 là hai tháng có lượng mưa cao nhất, số ngày mưa trung bình
khoảng 95 ngày/năm. Mùa mưa ở Cần Giờ thường bắt đầu muộn và kết thúc
sớm hơn các nơi trong Thành Phố.
Lượng bốc hơi: Trung bình là 120 mm, cao nhất vào tháng 4 là
173mm/tháng, thấp nhất vào tháng 9 là 83 mm.
Gió: Hướng gió chủ đạo ở Cần Giờ là gió Đông Nam ứng với mùa khô
từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ 1 – 3 m/s, hướng gió này làm tăng khả
năng dồn nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô; gió Tây Nam
thổi trong các tháng 5 đến tháng 10, tốc độ lên tới 26 m/s.
5


b. Nguồn nước
Toàn Huyện Cần Giờ có hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi

dào. Người dân sử dụng nguồn nước này để nuôi trồng thủy sản, làm muối,
phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ thành “ Khu dự trữ sinh quyển của thế giới”,
rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái.Tuy nhiên, nguồn nước
này thường xuyên bị nhiễm mặn, do đó việc sử dụng nguồn nước này cho trồng
trọt và sinh hoạt còn hạn chế.
c. Tài nguyên rừng
Rừng ngập mặn Cần Giờ chiếm hơn một nửa diện tích toàn Huyện, được
xem là “ Lá phổi xanh ” của Thành Phố, có ý nghĩa quan trọng trong việc điều
hòa khí hậu. Rừng có chức năng chính là phòng hộ, nhưng đồng thời cũng mở
ra những triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Năm 2000, rừng ngập mặn Cần
Giờ đã được UNESCO công nhận là “ Khu dự trữ sinh quyển”.
Hệ thực vật rừng ngập mặn chủ yếu là cây đước có nguồn gốc phát tán
từ Indonesia và Malaysia; gồm nhiều kiểu phụ thổ nhưỡng nước mặn, nước lợ
và phụ thứ sinh nuôi trồng nhân tạo. Thành phần các loại cây này tương đối
đơn giản và có kích thước cá thể dạng trung bình.
2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.1 Dân số
Bảng 2.1: Tình Hình Dân Số Toàn Xã Năm 2006
Khoản mục

Đơn vị tính

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tổng nhân khẩu

Người


17645

100

Nam

Người

8643

48,9

Nữ

Người

9002

51,1

Hộ

3725

Người

4.7

Tổng số hộ
Nhân khẩu trung bình hộ


Nguồn tin: Phòng ban dân số và KHHGĐ
Qua bảng 2.1 cho ta thấy tổng số nhân khẩu toàn xã tính đến cuối năm
2006 là 17645 người, trong đó:
Nam là 8640 người, chiếm 48,9% tổng số nhân khẩu toàn xã.
6


Nữ là 9005 người, chiếm 51,1% tổng nhân khẩu toàn xã.
Tổng số hộ toàn xã là 3725 hộ với số nhân khẩu trung bình hộ là 4-5
người.
2.3.2 Tình hình sử dụng đất
Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu. Năng suất cây
trồng vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất. Việc quản lý và sử dụng
đất tốt sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người sản xuất
Bảng 2.2: Cơ Cấu Đất Đai Xã Bình Khánh Năm 2006
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp

2852

66

Đất ở


153

3,5

Đất chuyên dùng

53

1,2

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

0,04

Đất nghĩa trang

6,9

0,2

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

1279

29

Đất chưa sử dụng

0,56


0,01

4345

100

Tổng

Nguồn tin: Phòng địa chính xã Bình Khánh
Qua bảng 2.2 cho thấy đa số diện tích đất là đất nông nghiệp (66%). Đời
sống của người dân chủ yếu là nghề nông.
Hệ thống sông ngòi dày đặc, diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng cũng chiếm một tỷ lệ rất lớn gần 30%. Điều này tạo thuận lợi cho việc
vận chuyển, giao lưu hàng hóa bằng đường thủy, tạo điều kiện cho các ghe tàu
xuất nhập cảng trong và ngoài nước.
Tiếp theo đó là diện tích đất ở với 153 ha, chiếm tỷ lệ 3,5% tổng diện
tích. Đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ là 1,2% với 52 ha. Diện tích đất nghĩa trang
gần 7 ha chiếm 0,2%. Còn diện tích đất cho tôn giáo, đất chưa sử dụng chiếm
một tỷ lệ không đáng kể.
Bảng 2.3: Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2006

7


Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)


Đất sản xuất nông nghiệp

2852

100

Đất trồng cây hàng năm

605

21

Đất trồng lúa

492

81

Đất trồng cây hàng năm khác

113

19

Đất trồng cây lâu năm

1789

63


Đất nuôi trồng thủy sản

458

16

Nguồn tin: Phòng địa chính xã Bình Khánh
Qua bảng 2.3 cho thấy với 2852 ha đất sản xuất nông nghiệp thì đất
trồng cây lâu năm (cây đước, cây ăn trái ) đã chiếm một phần diện tích lớn
nhất, 1789 ha chiếm tỷ lệ gần 63% tổng diện tích đất nông nghiệp. Tiếp đó là
diện tích trồng cây hàng năm 604 ha chiếm 21%. Trong đó, diện tích đất trồng
lúa là 492 ha chiếm 81% tổng diện tích đất trồng cây lâu năm, phần còn lại là
diện tích trồng các loại cây khác 113 ha chiếm 19%. Diện tích đất nuôi trồng
thủy sản chiếm 458 ha chiếm 16% tổng diện tích đất nông nghiệp.
Bảng 2.4: Biến Động Đất Đai của Xã Giai Đoạn 2004 – 2006
Loại đất

2004

±

2006

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

Cơ cấu


(ha)

(%)

(ha)

(%)

Đất nông nghiệp

2857,82

65,76

2852,19

65,64

-0,03

Đất ở

147,73

3,39

153,35

3,53


+0,14

Đất chuyên dùng

52,62

1,21

52,63

1,21

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

1,02

0,02

0,04

Đất nghĩa trang

6,93

0,15

6,93

0,16


+0,01

1279,58

29,11

1279,58

29,45

+0,34

Đất sông suối và mặt nước

+0,02

chuyên dùng
Đất chưa sử dụng

0,56

0,01

0,56

0,01

Nguồn tin: Phòng địa chính xã Bình Khánh
2.3.3 Lao động – việc làm

Số người trong độ tuổi lao động của xã chiếm tỷ lệ cao, nhưng mức học
vấn bình quân còn thấp chiếm tỷ lệ khá cao (54,2%). Vì vậy, khi chia công việc
8


thì rất khó khăn cho từng việc khác nhau và đòi hỏi phải có vốn kiến thức nhất
định để tạo công ăn việc làm cho họ.
Bảng 2.5. Cơ Cấu Tuổi trong Thành Phần Dân Số
Tuổi

Số khẩu (người)

Tỷ lệ (%)

0 – 17

5292

30,0

18 – 60

9575

54,2

> 60

2788


15,8

Tổng

17645

100
Nguồn tin: Phòng TB – XH của xã

2.3.4 Tình hình thu nhập
Là một xã sản xuất chủ yếu là nông nghiệp cho nên thu nhập chính của
người dân nơi đây phụ thuộc rất lớn vào trồng trọt (lúa), và chăn nuôi ( heo, gà,
vịt). Đặc biệt là trong những năm gần đây, với cơ cấu chuyển đổi cây trồng vật
nuôi, hầu hết người dân đã chuyển từ trồng lúa một vụ/năm sang nuôi tôm sú
hai vụ/năm, đem lại thu nhập cao hơn cho người dân, giúp họ ổn định cuộc
sống hơn.
Hình 2.1: Biến Động Thu Nhập Qua các Năm 2004 – 2006

Triệu đồng
6025
6000

6412

5384

5000
4000
2000


0
2004

2005

2006

Năm

Thu nhập của người dân ở xã có chiều hướng tăng chậm. Năm 2004,
mức thu nhập là 5.384.000/năm. Đến năm 2005 tăng lên 641.000đ/người/năm,
và đến năm 2006 là 6.412.000đ/người/năm, tăng 387.000 người/năm so với
9


năm 2005. Nhìn chung, mặc dù mức thu nhập của người dân qua các năm có
tăng lên, nhưng hầu như với mức thu nhập này, không đủ cho các khoảng chi
tiêu trong gia dình, vì vậy, người dân vẫn chưa thoát khỏi cảnh nghèo đói, vẫn
chưa ổn định được cuộc sống của gia đình.
2.4 Cơ sở hạ tầng
2.4.1 Giao thông
Trung tâm xã có trục đường chính bằng nhựa dài 9km, nối liền tuyến
đường Rừng Sát về trung tam Huyện. Xã cũng có một bến phà phục vụ liên tục
cho hành khách qua lại.
Hiện xã vẫn còn nhiều tuyến đường bằng đá đỏ, gây rất nhiều khó khăn
cho người dân vào mùa mưa. Các trục đường liên ấp bằng đá đỏ:
 Trục đường Trần Quang Quờn dài 6km,
 Trục đường Hà Quang Vóc dài 2 km,
 Trục đường Bá Xán dài 3km, và
 Trục đường Trần Hưng đạo dài 1,8 km.

2.4.2 Nước sinh hoạt
Hiện nay hầu như toàn xã đã có nước sạch để dùng, nguồn cung cấp chủ
yếu là nước máy.
2.4.3 Điện
Hiện nay toàn Xã đã đạt 100% số hộ có điện sinh hoạt và sản xuất, đáp
ứng được nhu cầu thấp sáng, sinh hoạt, dịch vụ của người dân.
2.4.4 Y tế
Về y tế sức khỏe, bệnh tật của người dân là hệ quả kinh tế khó khăn
nhưng cũng đồng thời là nguyên nhân kéo kinh tế hộ đi vào khó khăn, túng
quẫn hơn. Toàn xã hiện có một trạm y tế, hai trạm xá, có ba bác sĩ và bảy y tá.
Có khả năng điều trị bệnh thông thường và sơ cấp cứu ban đầu, đảm bảo phục
vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong địa phương, nhất là bệnh nhân nghèo
được khám và cấp thuốc miễn phí.
2.4.5 Thông tin liên lạc
Bưu điện của xã hoạt động rất hiệu quả phục vụ các nhu cầu nghe, nhìn,
và thông tin liên lạc của các tầng lớp nhân dân. Đến nay, toàn xã có khoảng
10


2879 cái điện thoại, bao gồm các mạng vô tuyến, hữu tuyến, điện thoại của
điện lực. Ngoài ra, còn có hệ thống truyền thông của xã, phục vụ công tác
tuyên truyền chính sách, chủ trương và đường lối của Đảng và nhà nước cũng
như nhu cầu giải trí của nhân dân.
2.5 Văn hóa giáo dục
2.5.1 Văn hóa
Toàn xã có 3725 hộ dân với 17645 nhân khẩu được phân bổ trong 8 ấp,
gồm 153 tổ nhân dân. Nhưng trên địa bàn chỉ có một địa điểm sinh hoạt văn
hóa. Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc nâng cao nhận thức của người
dân, làm cho người dân ít có cơ hội tiếp thu với cộng đồng cũng như gây trở
ngại cho việc tuyên truyền, phổ biến những kiến thức, những chủ trương đường

lối của Đảng.
2.5.2 Giáo dục
Các trường học đều được tập trung xây dựng hoặc nâng cấp, đảm bảo
cho việc dạy và học. Tình hình giáo dục của Xã được thể hiện như sau:
Bảng 2.6: Tình Hình Giáo Dục của Xã Bình Khánh Năm Học 2005 - 2006
Khoản mục

Sồ lượng trường

Số lớp học

Số học sinh

Mẫu giáo

01

18

386

Cấp I

03

40

1253

Cấp II


01

56

2018

Cấp III

01

37

1190

Nguồn tin: Phòng thống kê Xã Bình Khánh
2.5.3 Vấn đề kế hoạch hóa gia đình
Sự gia tăng dân số đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn
hóa, giữ gìn và củng cố an ninh quốc phòng, cùng với việc thực hiện chiến lược
ổn định dân số. Hạn chế mức gia tăng dân số, nâng cao mức sống của người
dân về mọi mặt là đường lối phát triển, xây dựng và bảo vệ đất nước, là sự
phấn đấu của cả nước, của mọi người dân Việt Nam chúng ta.
Sự gia tăng dân số cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho
đời sống của người dân đã nghèo lại càng nghèo hơn. Vì thế giảm gia tăng dân
số và cải thiện mức sống dân cư là vấn đề quan trọng mang tính chiến lược.
11


Khi dân số tăng lên, làm cho công tác quản lý, công tác giải quyết việc
làm không tốt, không đáp ứng được lượng lao động dư thừa hiện nay. Bên cạnh

những gia đình đông con không có điều kiện cho con cái học hành tới nơi tới
chốn, các phương tiện học hành cho con cái, phương tiện đi lại và các nhu cầu
cho cuộc sống, từ đó cũng có thể là mầm móng dẫn đến các tệ nạn xã hội. Một
giải pháp để ngăn chặn và làm giảm mức sinh là tuyên truyền sử dụng các biện
pháp tránh thai.
Bảng 2.7: Tỷ Lệ Phụ Nữ Sử Dụng Biện Pháp Tránh Thai Năm 2006
Chỉ tiêu

Số người (người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

5790

100

Tổng số phụ nữ có chồng

3929

67,86

Tổng số phụ nữ dùng biện pháp tránh thai 3625

100

- Biện pháp tránh thai thông thường


2875

79,31

- Biện pháp tránh thai hiện đại

750

20,69

Nguồn tin: Phòng ban dân số và KHHGĐ
Qua bảng 2.7, cho thấy tổng số phụ nữ có chồng là 3929 người, chiếm
67,86% trong tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Có 3625 phụ nữ sử dụng
thuốc ngừa thai, trong đó có 2875 phụ nữ sử dụng biện pháp thông thường,
chiếm 79,31% , còn lại là 20,69% sử dụng các biện pháp hiện đại như đình
sản, sử dụng thuốc ngừa thai, dùng bao cao su…Điều này cho thấy người dân
đã có ý thức hơn trong việc kế hoạch hóa gia đình, đồng thời đây cũng là chiều
hướng tốt cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo.

12


2.6 Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2006
2.6.1 Nuôi tôm sú
Trong những năm qua, nhờ cơ cấu chuyển đổi vật nuôi cây trồng, từ
trồng lúa sang nuôi tôm 2 vụ/năm. Người dân đã phần nào thay đổi được cuộc
sống, con cái có điều kiện học hành và đời sống đỡ vất vả hơn.
Bảng 2.8: Diện Tích và Số Lượng Hộ Nuôi Tôm Theo Mô Hình Năm 2006
Mô hình


Vụ 1

Vụ 2

Tổng số Diện

Con

Tổng

hộ (hộ)

tích

giống

số

(ha)

(con)

Diện

Con

hộ tích

giống


(hộ)

(ha)

(con)

Nuôi ruộng lúa

289

226,43

27,83

117

103,83

13

Nuôi bán công nghiệp

9

6,6

1,65

14


9,1

175

Nuôi công nghiệp

12

10,5

2,71

6

8,9

1,79

310

243,53

32,19

137

121,83

16,45


Tổng

Nguồn tin: Phòng thống kê Xã Bình Khánh
`

Tuy nhiên, do trình độ học vấn thấp, ít có điều kiện để tiếp thu với

những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới, nên đa số những hộ nuôi tôm thường gặp
nhiều khó khăn trong việc xử lý con giống, nguồn nước, bên cạnh đó là dịch
bệnh….làm cho sản lượng thu hoạch thấp, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống
của nông hộ sản xuất.

13


Bảng 2.9: Sản Lượng Thu Hoạch Nuôi Tôm Sú Theo Mô Hình Năm 2006
Mô hình

Nuôi

Vụ 1
Tồng số hộ

Sản

Năng suất

Tồng số Sản

Năng suất


(hộ)

lượng

bình quân

hộ (hộ)

lượng

bình quân

(tấn)

(tấn/ha)

(tấn)

(tấn/ha)

ruộng

lúa
Nuôi

bán

công nghiệp
Nuôi


Vụ 2

công

nghiệp

281

130,13

0,63

107

77,5

0,64

2

1

1,25

11

8,456

1,12


10

17,16

1,36

6

22,25

2,5

Nguồn tin: Phòng thống kê xã Bình Khánh
 Hiệu quả
+ Vụ 1
Trong 310 hộ thả nuôi, nhưng chỉ có 293 hộ có thu hoạch với sản lượng
thu hoạch 148,29 tấn. Giá trị sản lượng khoảng 11,121 tỷ đồng (giá bình quân
70.000 – 80.000 đ/kg cỡ 50 con/kg). Nhưng trong 293 hộ có 253 hộ có lãi
chiếm khoảng 80%. Trong đó hộ có lãi dưới 15 triệu đồng là 104 hộ chiếm
41% số hộ có lãi.
+ Vụ 2
Trong 137 hộ thả nuôi, nhưng chỉ có 124 hộ có thu hoạch với sản lượng
thu hoạch 80,8 tấn. Giá trị sản lượng khoảng 6,46 tỷ đồng (giá bình quân
70.000 – 80.000 đ/kg cỡ 50 con/kg). Nhưng trong 124 hộ đó, có 118 hộ cò lãi
chiếm 95%. Trong đó hộ có lãi dưới 15 triệu đồng là 20 hộ chiếm 16 % số hộ
có lãi.
 Tôm bệnh
Vào những tời điểm này, tình hình dịch bệnh đốm trắng bị hạn chế, do
đó thuốc Neguvon đã được bộ thủy sản quy định nằm trong danh mục thuốc

cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Hiện tại trạm kiểm dịch Huyện đang sử
14


×