Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ HƯỞNG THỤ ĐỂ ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM TẠI SÔNG ĐEN QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.92 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ HƯỞNG THỤ ĐỂ
ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM TẠI SÔNG ĐEN QUẬN 6
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ A TIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Ứng Dụng Phương
Pháp Giá Hưởng Thụ để Đánh Giá Ô Nhiễm tại Sông Đen Quận 6 Thành Phố Hồ Chí
Minh” do Nguyễn Thị A Tiên, sinh viên khóa 29, ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Bốn năm đại học sắp kết thúc và giờ đây đã đến lúc phải nói lời chia tay với tất
cả thầy cô và bạn bè tại trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường, chính tôi nhận thấy rằng mình đã tích lũy được
rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm sống và học tập vô cùng quý báu.
Trước khi kết thúc khóa học, tất cả sinh viên đều phải trải qua quá trình làm khóa
luận tốt nghiệp. Và tôi muốn nhân dịp này để bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban
Giám Hiệu nhà trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa, các Thầy Cô giảng dạy và các bạn sinh
viên lớp Kinh Tế 29 đã cùng gắn bó với tôi trong suốt thời gian qua.
Hơn ai hết tôi không thể nào quên công ơn của thầy giáo chủ nhiệm, Tiến sĩ
Đặng Minh Phương, Thầy đã rất nhiệt tình chỉ bảo chúng tôi học tập, truyền đạt những
kiến thức bổ ích cũng như răng dạy những điều hay lẽ phải để tôi trưởng thành như

ngày hôm nay. Đồng thời Thầy cũng là giáo viên hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này. Xin gửi đến Thầy lòng biết ơn chân thành nhất. Cám ơn Thầy!
Bên cạnh đó, trong quá trình đến địa bàn nghiên cứu, phỏng vấn hộ tại phường 9
và 12 quận 6 thành phố Hồ Chí Minh, các cô chú, anh chị ở Ủy Ban Nhân Dân hai
phường đã ủng hộ và trợ giúp rất tốt để tôi có số liệu tính toán cho khóa luận. Tôi xin
chân thành cảm ơn.
Đồng thời cho tôi gửi lời cám ơn đến cô Kiều Chinh, các anh chị ở Trung tâm
Thông Tin Khoa học và Công nghệ, những người đã tạo điều kiện tốt cũng như giúp
tôi tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc viết khóa luận.
Lời cuối cùng tôi muốn gởi gắm là đằng sau thành công của mình có được ngày
hôm nay, tôi không thể nào quên hình ảnh của cha mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục
tôi khôn lớn cũng như luôn theo sát, động viên và ủng hộ tôi về mọi mặt. Tôi xin giữ
lại những tình cảm tốt đẹp nhất trong trái tim mình.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ A TIÊN. Tháng 07 năm 2007. “Ứng Dụng Phương Pháp Giá
Hưởng Thụ để Đánh Giá Ô Nhiễm tại Sông Đen, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí
Minh”.
NGUYEN THI A TIEN. July 2007. “Applying Hedonic Price Method to
Value Damage by Polluting from Black River at District 6, Ho Chi Minh City”.
Khóa luận đánh giá tổn hại ô nhiễm không khí từ sông Đen. Bằng cách áp dụng
phương pháp giá hưởng thụ, khóa luận đã tính giá trị ô nhiễm của dòng sông Đen dựa
vào giá trị thị trường của bất động sản là đất xây nhà ở. Kết quả cho thấy rằng đất ở
gần sông thì giá thấp hơn đất ở xa sông, với các yếu tố ảnh hưởng khác không thay
đổi. Cụ thể là nếu khoảng cách từ đất ở đến bờ sông tăng lên 1% thì giá đất tương ứng
sẽ giảm 0.08%. Đồng thời, khóa luận cũng tính được giá trị thiệt hại do sông Đen gây
ra là 461.198,8 triệu đồng. Đây là kết quả tính toán trên hai phường 9 và 12 quận 6
thuộc lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Nếu tính cho toàn bộ quận trên cả hệ thống
kênh thì con số này sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Kết quả giúp các nhà phân tích chính

sách tham khảo như một cơ sở thực tiễn và lý luận tìm ra chính sách và dự án cải tạo
bảo vệ môi trường kênh rạch ở TP HCM nói chung. Bên cạnh đó, khóa luận cũng
hướng đến đề nghị một cách tính giá trị môi trường để đưa vào chỉ tiêu GDP cũng như
đề nghị cách khắc phục ô nhiễm trên hệ thống kênh rạch thành phố.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu

3

1.4.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

3


1.4.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu

4

1.4.4. Phạm vi về thời gian nghiên cứu

4

1.5. Cấu trúc của khoá luận

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

6

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

6

2.2. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh

7

2.2.1. Lịch sử hình thành

7

2.2.2. Diện tích và dân số


8

2.2.3. Vị trí địa lý

8

2.2.4. Địa hình

8

2.2.5. Khí hậu thời tiết

8

2.2.6. Địa chất đất đai

9

2.2.7. Nguồn nước và thuỷ văn

9

2.2.8. Thảm thực vật

9

2.2.9. Văn hoá, du lịch

10
v



2.2.10. Sắc thái

10

2.3. Tổng quan về quận 6

10

2.3.1. Lịch sử hình thành

11

2.3.2. Vị trí địa lý

12

2.3.3. Diện tích và dân số

13

2.3.4. Giáo dục

14

2.3.5. Văn hoá và xã hội

14


2.3.6. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

14

2.3.7. Thương mại và giá cả

15

2.3.8. Xuất nhập khẩu

16

2.4. Tổng quan về kênh Tân Hoá – Lò Gốm
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

16
19
19

3.1.1. Các khái niệm cơ bản về đất đai

19

3.1.2. Khái niệm về môi trường

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu


31

3.2.1. Phương pháp giá hưởng thụ

31

3.2.2. Hàm số Cobb-Douglas

32

3.2.3. Cơ sở để lựa chọn và giải thích ý nghĩa của các biến
giải thích trong mô hình

34

3.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

37

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặt điểm về môi trường

38
38

4.1.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch khu vực
nội thành

39


4.1.2. Kết quả quan trắc về chất lượng môi trường
không khí 6 tháng đầu năm 2006

41

4.1.3. Đánh giá chung về mức độ ô nhiễm trên hệ thống kênh rạch
thành phố Hồ Chí Minh

42

4.1.4. Nguồn gốc của ô nhiễm nước kênh rạch

42

4.1.5. Nhận xét và đề xuất

44
vi


4.2. Đặc điểm về đất ở

44

4.2.1. Đặc điểm về vị trí đất ở

44

4.2.2. Đặc điểm về độ rộng mặt tiền


45

4.2.3. Đặc điểm về khoảng cách trung bình

46

4.2.4. Đặc điểm hình dạng lô đất

47

4.2.5. Đặc điểm diện tích khuôn viên

47

4.2.6. Đặc điểm giao thông trong khu vực

48

4.2.7. Đặc điểm về tình trạng an ninh trật tự trong khu vực
nghiên cứu

49

4.2.8. Đặc điểm của yếu tố khoảng cách đến sông

49

4.2.9. Đánh giá của người dân về giá trị môi trường

50


4.3. Kết quả nghiên cứu

51

4.3.1. Các thông số của mô hình ước lượng

51

4.3.2. Kiểm định mức độ hợp lý của mô hình

52

4.3.3. Kiểm định từng hệ số hồi qui riêng lẻ của phương trình
ước lượng

52

4.3.4. Kiểm tra sự vi phạm giả thuyết

53

4.3.5. Giải thích ý nghĩa của mô hình

56

4.3.6. Xác định đường cầu qua phương trình giá đất

58


4.3.7. Giải thích ý nghĩa của hệ số co giãn ở phương trình
đường cầu

59

4.3.8. Giá trị thiệt hại do ô nhiễm

59

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61

5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

5.2.1. Về phía nhà nước

63

5.2.2. Về phía các doanh nghiệp

64

5.2.3. Đối với người dân


65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh.

UBND

Ủy Ban Nhân Dân.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

GDP

Gross Domestic Products.

VNĐ


Việt Nam Đồng.

USD

United State Dollars.

TTTT KH & CN

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công Nghệ.

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích và Dân Số Quận 6 Chia Theo Phường , Năm 2005

13

Bảng 2.2. Bảng Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Toàn Quận Năm 2005 Chia
Theo Loại Hình Tổ Chức

14

Bảng 2.3. Bảng Doanh Thu và Khối Thương Mại trên Địa Bàn Quận 6

15

Bảng 2.4. Tình Hình Thực Hiện Năm 2005 Xuất Nhập Khẩu


16

Bảng 3.1. Bảng Khung Giá Đất Ở Đô Thị

25

Bảng 3.2. Bảng Giá Trị Giới Hạn Cho Phép của Các Thông Số và Nồng Độ
Các Chất Ô Nhiễm trong Nước Mặt

28

Bảng 3.3. Thông Số Ô Nhiễm và Giới Hạn Cho Phép của Nước Thải Sinh Hoạt 30
Bảng 4.1. Nồng Độ Các Chất Ô Nhiễm Không Khí Ven Đường ở Trạm
Phú Lâm Sáu Tháng Đầu Năm 2006

41

Bảng 4.2. Số Liệu Thống Kê về Vị Trí Nhà Ở tại Hai Phường 9 Và 12

45

Bảng 4.3. Số Liệu Tổng Hợp về Độ Rộng Mặt Tiền Đường (Hẻm)

45

Bảng 4.4. Số Liệu Tổng Hợp về Khoảng Cách Trung Bình đến Các
Khu Tiện Nghi

46


Bảng 4.5. Số Liệu Tổng Hợp về Diện Tích Khuôn Viên

47

Bảng 4.6. Số Liệu Thống Kê Tổng Hợp về Tình Hình Giao Thông

48

Bảng 4.7. Số Liệu Điều Tra về Tình Hình An Ninh Trật Tự

49

Bảng 4.8. Số Liệu Tổng Hợp về Yếu Tố Khoảng Cách Đến Sông

50

Bảng 4.9. Kết Quả Hồi Qui Dạng Ln giữa Giá Đất và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng 51
Bảng 4.10. Bảng Ma Trận Tương Quan Giữa Các Biến

ix

54


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Quận 6

11


Hình 2.2. Bản Đồ Quận 6

12

Hình 2.3. Hình Ảnh Minh Họa Ô Nhiễm Kênh Tân Hóa – Lò Gốm

17

Hình 4.1. Đồ Thị Của Đường Cầu Giá Đất

60

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn.
Phụ lục 2. Các Kết Xuất của Mô Hình Ước Lượng.
Phụ lục 3. Bản Đồ Ranh Giới Hành Chính Quận 6.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Khi đọc được một bài báo về môi trường trên trang Dân Trí với đoạn trích lời bà
Helen B. Jordans cố vấn của DANIDA (cơ quan hổ trợ phát triển Đan Mạch) rằng:

“Có lần nhìn xuống mấy con kênh ở thành phố Hồ Chí Minh, tôi tự hỏi có phải chúng
đã chết rồi không. Bây giờ thì các dữ liệu đã chứng minh điều đó là đúng”. Tôi tự hỏi
mình tại sao lại như thế? Bởi khi nhìn lại lịch sử 300 năm đấu tranh và phát triển thì
cho đến ngày nay Sài Gòn đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa lớn vào loại bậc
nhất của Việt Nam.
Như chúng ta đã biết những năm gần đây thành phố có tốc độ phát triển rất cao,
là địa phương luôn đi đầu cả nước trong nhiều lĩnh lực, cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư
nước ngoài. Theo thống kê của bộ Đầu tư và Kế hoạch, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong bốn tháng đầu năm 2007 là 208,2 triệu USD, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) quý một năm 2007 là 43.759 tỷ VNĐ, tăng 11% hàng năm (The Saigon Times,
5/2007). Như vậy ta thấy gì từ những con số này? Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm như vậy
thật sự rất cao nhưng nó hoàn toàn chưa tính đến yếu tố môi trường. Hiện nay các nhà
nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tăng trưởng của thành phố cần phải được tính thêm vào yếu
tố môi trường thì mới đúng và đủ. Tại sao lại như thế?
Bởi vì song song với tốc độ phát triển cao như thế là sự tồn tại của 800 doanh
nghiệp lớn bao gồm Trung ương và thành phố cùng 2.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa
về tiểu thủ công nghiệp. Lượng nước thải có khoảng 500.000 đến 600.000m3/ngày
đêm. Phần lớn là nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hay xử lý cục bộ (Tài liệu tổng
hợp từ TTTT KH & CN TP HCM, 2007). Bên cạnh đó, hàng ngày thành phố còn phải
gánh chịu một lượng rác và nước thải sinh hoạt khổng lồ của hơn sáu triệu người dân.
Tuy nhiên, thành phố lại thiếu chính sách quản lý môi trường, không có hệ thống thu
1


gom rác tốt, cả thu ở các xí nghiệp và nhà dân. Xuất phát từ những nguyên nhân này
đã dẫn đến tình trạng suy thoái trầm trọng hệ thống kênh rạch toàn thành phố. Trong
đó, kênh Tân Hóa – Lò Gốm là một trong những hệ thống kênh rạch ô nhiễm nhất
trong nội thành TP HCM. Thực tế cho thấy mức tác động xấu của nó lên khu vực xung
quanh là không phải nhỏ. Nhằm biết được ảnh hưởng như thế nào cũng như muốn biết
giá trị ô nhiễm là bao nhiêu và được tính như thế nào, tôi đã ứng dụng phương pháp

giá hưởng thụ (HPM: Hedonic Price Method) để xác định giá trị ô nhiễm không khí do
dòng kênh này gây ra. Đây là vấn đề chính mà đề tài muốn hướng đến nghiên cứu.
Đây là vấn đề nghiên cứu mới và có ý nghĩa cả về lý thuyết lẫn thực tiễn bởi kết
quả cuối cùng sẽ tính ra được giá ô nhiễm không khí. Trước hết thì con số này giúp
các nhà lập chính sách xem xét để tập trung đầu tư lực cải thiện môi trường kênh rạch
thành phố. Thứ hai là cung cấp giá trị môi trường nhằm tính vào GDP của thành phố
một cách đầy đủ hơn. Thứ ba là giúp người dân biết được tầm quan trọng của môi
trường, từ đó nâng cao nhận thức về môi trường xung quanh. Và cuối cùng, đề tài đã
ứng dụng được lý thuyết vào nghiên cứu thực tiễn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Như chúng ta biết thì bất kỳ một công việc gì đều phải cần có mục tiêu nhất định.
Để đạt được kết quả tốt thì mục tiêu đó phải cụ thể, rõ ràng và thống nhất. Trong phần
này tôi sẽ trình bày hai mục tiêu, đó là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Điều này
nhằm giúp tôi bám sát nội dung trong suốt quá trình nghiên cứu và đạt được kết quả dễ
dàng hơn. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của đề tài có thể được viết ngắn gọn như
sau.
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá tổn hại không khí do sông Đen gây ra.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất là phân tích nguyên nhân ô nhiễm sông Đen.
Thứ hai là ứng dụng phương pháp giá hưởng thụ để đánh giá tổn hại ô nhiễm, và
Cuối cùng là đề xuất các phương hướng khắc phục.

2


1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài này, tôi xin đưa ra một số giả thiết nhằm để kiểm chứng
trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Trước hết đó là không còn gì bàn cải về việc sử

dụng phương pháp giá hưởng thụ để tìm ra giá trị của ô nhiễm không khí. Vì phương
pháp này vốn rõ ràng và dễ hiểu, nó đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng để tính
giá trị môi trường. Thứ hai là với điều kiện chung của Việt Nam cũng như với đặc
điểm riêng có của địa bàn nghiên cứu thì đề tài đã chọn đất đai là đối tượng để xây
dựng phương trình đường cầu. Bên cạnh đó, ngoài những nhân tố được xem là ảnh
hưởng đến giá đất như diện tích khuôn viên, vị trí, giao thông, an ninh trật tự, khoảng
cách đến các khu tiện nghi cuộc sống.,…yếu tố môi trường được xem là một trong
những nhân tố quan trọng có tính quyết định đối với giá đất.
1.4. Phạm vi nghiên cứu

Ứng với mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở mục 1.2 thì đề tài cũng được giới hạn ở
một phạm vi nhất định. Phạm vi của đề tài gồm có bốn phần đó là nội dung, địa bàn,
đối tượng và thời gian nghiên cứu. Tất cả đều được dựa trên mục tiêu mà đề tài đã xác
định. Ví dụ ở đây, mục tiêu của đề tài là đánh giá ô nhiễm không khí thì buộc người
nghiên cứu phải chọn nơi nào đó có ô nhiễm không khí chứ không thể nào lấy ngẫu
nhiên toàn bộ các địa điểm không liên quan để đánh giá được. Phạm vi của đề tài lần
lượt sẽ được trình bày cụ thể hơn.
1.4.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Ô nhiễm sông Đen dẫn đến rất nhiều tổn hại như mất nguồn nước uống, khai thác
và nuôi trồng thủy sản, cảnh quan giải trí, câu cá, giao thông thủy, sức khỏe v.v…Ở
đây đề tài giới hạn chỉ tính ô nhiễm mùi hôi từ sông làm ảnh hưởng và gây tổn hại
không khí xung quanh hai bờ sông.
1.4.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Việc chọn địa bàn phải phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Ở đây địa
bàn được chọn là sông Đen. Con sông này chảy qua hai phường 9 và phường 12, quận
6, TP HCM và nó thuộc lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Đây là một trong những hệ
thống kênh ô nhiễm nặng nhất ở nội thành. Dân cư vùng này sống thành từng cụm và

3



rải đều dọc hai bên bờ sông nên rất thuận lợi cho việc điều tra phỏng vấn hộ cũng như
mẫu đại diện cho tổng thể sẽ tốt hơn.
1.4.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là đoạn sông Đen thuộc lưu vực kênh Tân Hóa – Lò
Gốm. Kết quả cuối cùng tính được là giá trị ô nhiễm không khí xung quanh dòng sông
này.
1.4.4. Phạm vi về thời gian nghiên cứu

Theo quy định của khoa thì thời gian nghiên cứu của khoá luận là ba tháng, bắt
đầu ngày 26-03-2007 và kết thúc vào 23-06-2007. Khoảng thời gian này được quy
định để thu thập, xử lý số liệu và viết bản thảo nghiên cứu.
1.5. Cấu trúc của khoá luận
Khoá luận bao gồm năm nội dung chính và được chia thành năm chương, với nội
dung của từng chương như sau:
Chương một là chương mở đầu, gồm có năm phần chính là đặt vấn đề; mục tiêu
nghiên cứu; các giả thiết của vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấy trúc của
khoá luận.
Chương hai trình bày về phần tổng quan, gồm có hai nội dung là tổng quan về
vấn đề nghiên cứu và tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Mục này sẽ nêu lên những đặc
điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, dân số,… của
địa bàn nghiên cứu.
Chương ba là chương nội dung và phương pháp nghiên cứu. Về nội dung nghiên
cứu có các định nghĩa, khái niệm, công thức cả khái quát lẫn cụ thể có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu; còn về phương pháp nghiên cứu thì tôi trình bày những phương
pháp chủ yếu mà đề tài ứng dụng để tìm ra kết quả chính như giá hưởng thụ, phân tích
hồi qui tuyến tính, bên cạnh cũng có nêu lên cách thức và cơ sở lựa chọn biến số trong
phương trình ước lượng.
Chương bốn là chương kết quả và thảo luận. Đây là phần chính của cả đề tài.

Trong chương này tôi trình bày chi tiết về kết quả đạt được của nghiên cứu như các kết
xuất của mô hình kinh tế lượng, giải thích ý nghĩa của mô hình đồng thời kiểm định
giả thuyết cho mô hình và cuối cùng là xây dựng đường cầu giá đất theo biến đại diện
ô nhiễm nhằm tính giá trị ô nhiễm không khí do sông Đen gây ra.
4


Chương năm là chương kết luận và kiến nghị, nội dung này sẽ được trình bày hai phần
chính là kết luận và kiến nghị. Phần kết luận sẽ nêu lại kết quả nghiên cứu một cách ngắn gọn,
ý nghĩa, những mặt được cũng như những điểm hạn chế của khoá luận. Riêng phần kiến nghị
tôi trình bày một số phương hướng nhằm khắc phục ô nhiễm cho sông Đen nói riêng hay toàn
bộ hệ thống kênh rạch nội thành TP HCM nói chung. Đó là tất cả những gì tôi muốn trình bày
về khóa luận nghiên cứu của mình.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Tổng quan là phần thứ hai và cũng khá quan trọng của một khóa luận. Phần này
sẽ mô tả về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu. Việc hiểu rõ ràng nội dung của
chương này sẽ giúp người thực hiện khóa luận tiến hành việc điều tra phỏng vấn được
thuận lợi hơn, đồng thời làm nền tảng cho việc kiến nghị sau này. Trong phần này tôi
chủ yếu trình bày về các tài liệu nghiên cứu có liên quan và các đặc điểm cụ thể ở địa
bàn nghiên cứu.
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Với mục tiêu và phạm vi đã được trình bày ở chương một, tài liệu nghiên cứu của
đề tài không chỉ gói gọn ở một mặt nhất định nào đó mà được tổng hợp từ nhiều
nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng bao gồm cả lĩnh vực về môi trường sống, đặc

biệt là môi trường nước và không khí ở đô thị TP HCM, về nhà ở và đất đai nội thành,
về điều kiện cơ sơ hạ tầng ảnh hưởng đến giá đất đai,…Bên cạnh đó, nhiều đề tài tốt
nghiệp của các khóa trước, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước
ngoài, các bài giảng của thầy cô có liên quan đều là tài liệu tham khảo hữu ích cho đề
tài.
Nhìn chung việc ứng dụng phương pháp giá hưởng thụ (HPM) là vấn đề nghiên
cứu khá mới nên cần người thực hiện phải nắm rõ phương pháp và bám sát mục tiêu
để không bị đi lệch hướng. Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về môi trường và
tác động của nó lên nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu về việc xác định
giá trị ô nhiễm môi trường bằng phương pháp này thì lại hiếm. Do đó tài liệu nghiên
cứu phương pháp này bằng tiếng Việt hầu như không có, đa phần còn ở dạng tiếng
Anh. Nhiều bài nghiên cứu khoa học ở nước ngoài đã ứng dụng phương pháp này để
xác định mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên giá trị nhà ở. Một trong số đó
là “Đánh Giá Giá Trị Tiện Nghi Môi Trường ở Thành Phố Southold, Long Island,
6


New York, Mỹ”. Nelson đã nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của vùng Landfill lên giá
nhà ở gần đó. Với số mẫu là 708 ngôi nhà ở, họ kết luận rằng nhà ở trên đường biên
của vùng Landfill giảm giá 12% và nếu cách vùng này khoảng một dặm thì giá nhà sẽ
giảm 6%, còn nếu nhà ở xa vùng này khoảng hai dặm trở lên thì ảnh hưởng này không
đáng kể.
Nói tóm lại tổng quan về tài liệu không phải chỉ gói gọn ở một số bài nghiên cứu
mà nó còn được tổng hợp từ nhiều nguồn, từ hệ thống internet, từ thực tế cuộc sống và
từ việc thăm dò ý kiến của người dân sống trong khu vực đó. Tuy nhiên để tiến hành
công việc nghiên cứu được thuận lợi, điều kiện bắt buộc người thực hiện phải có là
nắm rõ được tình hình chung và một số đặc điểm cơ bản tại địa bàn. Trong phạm vi
giới hạn của đề tài này, những đặc điểm của khu vực nghiên cứu đi từ khái quát đến cụ
thể có thể được trình bày như sau.
2.2. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh

Như phần phạm vi về không gian đã trình bày ở chương một thì địa bàn nghiên
cứu chính của đề tài là hai phường 9 và 12 thuộc quận 6 TP HCM. Vì quận 6 cũng là
một trong những quận nằm lân cận trung tâm Sài Gòn và nói chung là nằm trong một
hệ thống thành phố. Do đó trước hết tôi xin trình bày tổng quan về thành phố và kế
đến sẽ nêu cụ thể đặc điểm của quận 6. Điều này nhằm giúp chúng ta xác định được
mức độ phát triển và mối liên hệ của quận 6 như thế nào so với toàn thành phố. Từ đó
ta có thể đề nghị phương hướng khắc phục những điểm yếu ở địa bàn nghiên cứu của
quận sao cho phù hợp với toàn thành phố. Có như thế thì mới phù hợp với mục tiêu
phát triển chung của một đô thị toàn diện.
2.2.1. Lịch sử hình thành
Hơn 300 năm trước, vùng đất này chỉ là những bãi sình lầy và hoang vu. Với hệ
thống sông rạch khá thuận tiện cho việc di chuyển, những lưu dân người Việt đầu tiên
đã vượt biển tìm đến mưu sinh ở miền đất này. Bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi,
nước mắt và cả xương máu, họ đã biến miền đất hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu,
phố phường đông đúc... Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào
Nam kinh lược, đặt cơ sở hành chính đầu tiên và việc xác định Sài Gòn ở vị trí trung
tâm cho cả vùng đất phương Nam đã thể hiện xu thế phát triển vốn có của thành phố.

7


2.2.2. Diện tích và dân số
Để trình bày về diện tích và dân số của TP HCM, tôi chủ yếu lấy số liệu từ quyển
niên giám thống kê 2005 của quận 6. Theo đó thì diện tích tự nhiên của TP.HCM được
tính là 7.14 km2 với dân số 6.239.938 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 11.5% và số lao
động đã sắp xếp việc làm là 234.529 người. Với diện tích và dân số như thế thì thành
phố có thể được nói là nơi đất chật người đông. Tình trạng này còn có thể tiếp diễn
trong tương lai bởi xu thế hiện nay là khá nhiều người muốn đến thành phố để lập
nghiệp và sinh sống.
2.2.3. Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38’ vĩ độ
bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc
giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà
Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, cách thủ đô Hà
Nội gần 1.730km đường bộ, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, trung tâm thành
phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Thành phố Hồ Chí là thành phố đông
dân và lớn nhất nước Việt Nam.
2.2.4. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam
và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình là Vùng cao nằm ở
phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc; Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và
Ðông Nam thành phố và Vùng trung bình, phân bố ở khu vực trung tâm thành phố.
Nhìn chung, địa hình thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng,
có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
2.2.5. Khí hậu thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng
như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết Tp. HCM là nhiệt độ cao
đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh
quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau.

8


Về gió, nhìn chung Tp. HCM thuộc vùng không có gió bão, chịu ảnh hưởng bởi
hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió
Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, gió Bắc- Ðông Bắc từ biển
Đông thổi vào trong mùa khô. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam,
khoảng từ tháng 3 đến tháng.

2.2.6. Địa chất đất đai
Ðất đai thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm
tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen. Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ):
chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các
huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và
đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ) có nhiều
nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi... nên đã hình
thành nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa; đất phèn; đất phèn mặn và đất feralite.
2.2.7. Nguồn nước và thuỷ văn
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành
phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Hệ thống sông Sài
Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu
Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở
phần phía Nam Thành phố có mật độ kênh rạch dày đặc.
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng
dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó
thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố làm hạn chế việc tiêu
thoát nước ở khu vực nội thành.
2.2.8. Thảm thực vật
Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên, TP HCM được khái quát
hóa thành ba hệ sinh thái rừng tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn
và rừng ngập mặn. Các thảm thực vật rừng nguyên sinh, hiện tại hầu như không còn;
song sự tìm hiểu nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện lập địa, xác định
phương hướng phục hồi và xây dựng các thảm thực vật đạt hiệu quả mong muốn, nhất
là về cảnh quan, môi trường sinh thái ở một thành phố đông dân cư của vùng nhiệt đới.
9


2.2.9. Văn hóa và du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh là trẻ trung và hiện đại mới 300 năm tuổi, song trong

lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn, văn hoá lịch sử được
kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau như Hoa, Chăm,
Khơ me, Ấn… trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam. Bên cạnh đó,
thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp và nổi tiếng như: Thảo Cầm Viên,
Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử, chiến khu An Phú Đông, 18 thôn
Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ
có nhiều chủng loại động thực vật…là trung tâm du lịch của cả nước.
2.2.10. Sắc thái
Ba trăm năm là quãng thời gian khá dài để hình thành nên một sắc thái riêng cho
thành phố, góp phần làm phong phú gia tài văn hoá chung của dân tộc. Sắc thái Sài
Gòn được thể hiện ở những công trình kiến trúc được xây dựng bắt đầu từ khi có sự
tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Nhiều nhà đô thị học nước ngoài
từng nhận định: “cái dấu ấn Pháp” của các đô thị ở Việt Nam mà không phải quốc gia
nào ở châu Á cũng có được! Bức tranh nhiều màu sắc của kiến trúc hiện đại Việt Nam
nói lên nhiều điều về lịch sử phát triển đất nước cũng như sự giao lưu với văn hoá
phương Tây và di tích của thời kỳ thuộc Pháp” . Kiến trúc Sài Gòn biểu thị sự dung
nạp và sau đó là chuyển hoá, nhào nặn các dòng kiến trúc khác nhau để tạo nên một
sắc thái riêng cho thành phố.
Nhìn chung, TP. HCM hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng. Chính những điều
kiện thuận lợi đó đã giúp Sài Gòn trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất
nước Việt Nam. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài lại là quận 6. Là một quận
nằm ở vùng cận trung tâm, quận 6 cũng có những điều kiện tương đồng với thành phố
như về khí hậu, địa chất, đất đai,…Tuy nhiên điều kiện cơ sở hạ tầng và một số đặc
điểm khác thì quận 6 lại có nét riêng. Sau đây tôi xin trình bày một vài điểm riêng có
của quận 6 để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về địa bàn nghiên cứu.

10


2.3. Tổng quan về quận 6

Đây là một nội dung khá quan trọng. Nó giúp chúng ta biết được kỹ càng hơn về
địa điểm nghiên cứu. Trong phần này tôi trình bày các nội dung chính về lịch sử, sơ đồ
tổ chức, vị trí địa lý, diện tích và dân số, văn hóa, giáo dục và các ngành công nghiệp
của quận.
2.3.1. Lịch sử hình thành
Theo địa bạ triều Nguyễn thì quận 6 có 7 thôn, bao gồm: Bình Hoà thôn, Bình
Tiên thôn, Phú Lâm thôn, Phú Định thôn. Phú Hoà thôn và Tân Hoà Đông thôn. Năm
1876, Pháp xoá bỏ lục tỉnh mà phân chia thành bốn khu vực mang tính quân sự, trong
đó vùng Quận 6 – Chợ Lớn thuộc khu vực Sài Gòn. Gần một trăm năm dưới thời thuộc
Pháp, Quận 6 đã có những biến đổi nhanh chóng. Từ một vùng còn sình lầy, kinh rạch
chằng chịt, dân cư thưa thớt, qua đô thị hoá đã trở thành một phố thị nhộn nhịp với các
khu dân cư, xóm thợ đông đúc; ngành thực phẩm dọc theo bến Trần Văn Kiểu, khu
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu Lò Gốm…Hơn hai mươi năm dưới thời Mỹ
ngụy, trước áp lực của chiến tranh ngày một gia tăng, dân cư các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long chạy về cư trú khá đông. Quận 6 được chính thức thành lập năm 1959, đến
năm 1987 quận 6 được điều chỉnh lại còn 14 phường cho đến nay. Trong đó phường
10 là lớn nhất và phường 2 là nhỏ nhất về diện tích. Mỗi phường đều có đặc điểm khác
nhau về dân số, diện tích, lao động, điều kiện cơ sở hạ tầng và thế mạnh của mỗi
phường cũng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về chức năng và tình hình hoạt động của các
cấp các ngành địa phương, ta cần xem xét qua sơ đồ tổ chức bộ máy của quận 6.
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Quận 6

Nguồn tin:
11


2.3.2. Vị trí địa lý
Quận 6 là một quận ven ngoại thành, nằm ở phía Tây Nam Tp. HCM. Phía Bắc
giáp ranh với quận Tân Bình và quận 11, có ranh giới dọc theo rạch Lò Gốm, đường
Tân Hóa và đạI lộ Hồng Bàng; phía Đông giáp ranh với quận 5, có ranh dọc theo

đường Nguyễn Thị Nhỏ và đường Ngô Nhân Tịnh; phía Nam giáp ranh với quận 8, có
ranh giới kênh Bến Nghé (bến Trần Văn Kiểu); Tây giáp ranh với quận Bình Tân, có
ranh giới là đường An Dương Vương.
Hình 2.2. Bản Đồ Quận 6

Nguồn tin:

12


2.3.3. Diện tích và dân số
Diện tích và dân số của quận 6 nhìn chung cũng khá đông. Toàn quận có
714,46ha, 247.212 người và mật độ dân số là 34.601người/km2. Con số cụ thể về diện
tích và dân số có thể được trình bày cụ thể như ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diện Tích và Dân Số Quận 6 Chia Theo Phường , Năm 2005
Diện tích

Dân số

Mật độ dân số

(ha)

(người)

(Người/km2)

Phường 1

29,3


12.796

43.672

2.727

Phường 2

24,44

10.107

41.354

2.274

Phường 3

22,87

10.184

44.530

2.054

Phường 4

21,13


13.749

665.069

2.818

Phường 5

22,8

15.563

69.575

3.282

Phường 6

31,37

16.861

53.749

3.512

Phường 7

47,34


14.418

30.456

2.828

Phường 8

41,1

24.809

60.363

5.125

Phường 9

26,9

13.322

49.524

2.643

Phường 10

154,86


19.498

12.591

3.768

Phường 11

92,05

23.707

25.754

5.032

Phường 12

73,12

27.810

38.033

5.686

Phường 13

84,31


21.791

25.846

4.893

Phường 14

42,87

22.297

52.011

4.444

Toàn quận

714,46

247.212

34.601

51.086

Đơn vị

Số hộ


Nguồn tin: Niên giám thống kê quận 6, năm 2005
Như vậy, chỉ riêng hai phường 9 và 12 thì tổng diện tích là 100.02ha, chiếm
khoảng 14% diện tích toàn quận và tổng dân số là 41.132 người, chiếm gần 17% dân
số toàn quận. Con số này cũng khá lớn và ta có thể chọn nơi đây để làm địa bàn nghiên
cứu. Tuy nhiên, ta cần hiểu rõ hơn về tình hình chung của quận 6 qua một số chỉ tiêu
khác nữa. Một số chỉ tiêu cần quan tâm có thể được nêu ra như sản xuất công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp, giáo dục, văn hóa và xã hội,…Tất cả đều giúp ta có nền tảng
cho việc đề nghị các phương hướng khắc phục khó khăn ở quận nói chung mà đề tài
phát hiện ra.
13


2.3.4. Giáo dục
Nhìn chung việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là mặt công tác được
quận đặc biệt quan tâm. Hàng năm quận luôn có sự đầu tư cho việc xây dựng mới
trường lớp, nâng cấp trường học, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề đội ngũ giáo
viên. Từ đó chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao. Hiện trong toàn quận hệ
mầm non có 16 trường, hệ phổ thông cơ sở có 25 trường tiểu học và trung học cơ sở,
và hệ bổ túc văn hóa một trường. Bên cạnh đó, công tác chống mù chữ, phổ cập giáo
dục tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục được duy trì và đạt kết quả tốt.
2.3.5. Văn hoá và xã hội
Về lao động thương binh xã hội, quận đã xây dựng mới được 29 căn nhà tình
nghĩa, 15 căn nhà tình thương, sửa chữa chống dột được 129 căn. Bên cạnh đó quận
còn tổ chức vận động tạo quỹ xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người chưa
có việc. Về giáo dục, quận có 16 trường mẫu giáo, 16 trường tiểu học, 9 trường trung
học và 1 trường bổ túc văn hoá. Về trung tâm y tế, quận đều có đủ bệnh viện, nha học
đường, đội y tế dự phòng, , trạm y tế,…
2.3.6. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở quận 6 rất

phức tạp. Các loại hình tổ chức sản xuất đa dạng và giá trị sản xuất cũng rất cao. Để
biết thêm chi tiết về mục này, tôi đưa ra số liệu chi tiết của một số tổ chức sản xuất và
giá trị sản xuất cụ thể của từng đối tượng để minh họa rõ hơn về vấn đề này.
Bảng 2.2. Bảng Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Toàn Quận Năm 2005 Chia Theo
Loại Hình Tổ Chức
Loại hình tổ chức

Giá trị sản xuất
(triệu đồng)

Cơ cấu %

287.446

11,98

805.368

33,56

Hợp tác xã

84.123

3,51

Cty cổ phần

57.802


2,41

Cá thể

1.165.027

48,55

Tổng số

2.399766

100

Doanh nghiệp tư nhân
Cty trách nhiệm hữu hạn

Nguồn tin: Niên giám thống kê quận 6, năm 2005
14


×