Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐĂK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ
HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐĂK NÔNG

NGUYỄN THỊ ÁNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU CHUỖI
GIÁ TRỊ CÀ PHÊ HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐĂK NÔNG”, do Nguyễn Thị Ánh, sinh
viên khóa 29, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

NGUYỄN VĂN NGÃI
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để được hoàn thành đề tài tốt nghiệp này không chỉ là công sức của cá nhân tôi
mà còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, những người đã cho tôi hành trang quý giá để bước vào
cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế cùng toàn thể quý thầy
cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong những năm tôi ở giảng đường đại học. Đặc biệt tôi xin
chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Ngãi đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các anh, chị Phòng Kinh Tế Huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông và bà con
nông dân đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình

học tập.
Và trên tất cả đó là sự tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình. Gia đình là nguồn
động lực vô cùng to lớn luôn bên cạnh và hỗ trợ cho tôi.

Sinh viên
Nguyễn Thị Ánh


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ ÁNH. Tháng 7 năm 2007. “Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Cà
Phê Huyện Cư Jút Tỉnh Đăk Nông”.
NGUYEN THI ANH. July 2007. “Research On Value Chains Of Coffee In
Cu Jut District, Dak Nong Province”.
Đề tài khảo sát chuỗi giá trị cà phê huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông trên cơ sở phân
tích số liệu điều tra của các hộ nông dân trồng cà phê, các thương lái, đại lí, cơ sở chế
biến và thông tin về doanh nghiệp xuất khẩu. Với mục tiêu tìm hiểu được mối quan hệ
mua bán, chia sẻ thông tin, rủi ro, phân phối chi phí, lợi nhuận giữa các thành viên và
những hỗ trợ của nhà nước lên từng thành viên trong chuỗi.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích lợi nhuận, chi phí và phương pháp phân
tích chuỗi giá trị để mô tả chuỗi giá trị cà phê. Kết quả cho thấy, Sự phân phối chi phí
và lợi nhuận tương đối hợp lí giữa các thành viên trong chuỗi giá trị, mọi thành viên
trong chuỗi có sự chia sẻ thông tin, và rủi ro cho nhau, chính các hoạt động của các
doanh nghiệp chế biến làm gia tăng giá trị trong chuỗi, các đại lí lớn và các doanh
nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu là những người chiếm thị phần cao trên thị trường
đóng vai trò chủ đạo sẽ phối hợp và thúc đẩy toàn bộ chuỗi. Tuy nhiên hiện nay chuỗi
giá trị hoạt động hiệu quả chưa cao, lợi nhuận của các thành viên chưa phải là tối đa.
Vấn đề là làm sao xây dựng được niềm tin của các thành phần của chuỗi giá trị trong
mua bán, chia sẻ thông tin cũng như rủi ro, nâng cao ý thức và trách nhiệm từng khâu
từ việc chọn giống cây, chăm sóc cho đến thu họach, chế biến và lưu thông sản phẩm.
Trong đó cần phải nâng cao vai trò của người nông dân, người quyết định đến chất

lượng sản phẩm ngay từ ban đầu. Để làm được các việc đó rất cần các tổ chức và cơ
quan chức năng quan tâm, giúp đỡ giúp hàng hóa đạt chất lượng cao với giá thành tốt
nhất.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi thời gian

2

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Thông tin chung về huyện Cư Jút

4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên


4

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

5

2.2. Sơ lược tình hình phát triển cây cà phê hiện nay tại huyện Cư Jút

6

2.2.1. Giống và chủng loại

6

2.2.2. Quy trình trồng cà phê

7

2.2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

11
15
15

3.1.1. Khái niệm và đặc điểm chuỗi giá trị

15


3.1.2. Khái niệm kênh phân phối hàng hóa nông sản

15

3.1.3. Marketing nông sản

16

3.2. Phương pháp nghiên cứu

19

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

19

3.2.2. Phân tích lợi nhuận, chi phí

20

3.2.3. Phương pháp chuỗi giá trị

21

v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả chuỗi giá trị cà phê tại huyện Cư Jút hiện nay


22
22

4.1.1. Nông dân

23

4.1.2. Người thu gom

32

4.1.3. Doanh nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu

38

4.1.4. Cơ sở chế biến cà phê bột

45

4.1.5. Nhà xuất khẩu

47

4.2. Mức độ chia sẻ thông tin, rủi ro giữa các thành viên trong chuỗi giá trị 49
4.2.1. Sự chia sẻ thông tin

49

4.2.2. Sự chia sẻ rủi ro


51

4.3. Vai trò và nhiệm vụ của mỗi thành viên trong chuỗi giá trị

52

4.3.1. Nông dân

53

4.3.2. Thương lái và đại lí

53

4.3.3. Doanh nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu

53

4.3.4. Cơ sở chế biến cà phê bột

54

4.3.5. Nhà xuất khẩu

54

4.4. Sự phân phối chi phí marketing và lợi nhuận giữa các thành
viên trong chuỗi giá trị


54

4.4.1. Sự phân phối chi phí marketing và lợi nhuận giữa
các thành viên trong kênh xuất khẩu

54

4.4.2. Sự phân phối chi phí marketing và lợi nhuận trong
kênh tiêu thụ nội địa

58

4.5. Tình hình chuỗi giá trị hiện nay

60

4.5.1. Thông tin thị trường

60

4.5.2. Tiếp cận thị trường

60

4.5.3. Chất lượng

60

4.5.4. Hợp đồng


61

4.5.5. Chuỗi cung ứng

61

4.5.6. Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi giá trị

61

4.5.7. Vai trò của nhà nước trong chuỗi giá trị

61

vi


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

62

5.1. Kết luận

62

5.2. Đề nghị

63

5.2.1. Về mặt tổ chức


63

5.2.2. Hỗ trợ nâng cao tính minh bạch thị trường

63

5.2.3 Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN


Doanh nghiệp tư nhân

HTX

Hợp tác xã

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

LN

Lợi nhuận

Mar

Marketing

R

Rubusta

SX

Sản xuất

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TN

Thu nhập

TNT

Thu nhập thuần

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ( World Trade Organization)

XK

Xuất khẩu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ Cấu Kinh Tế của Huyện Cư Jút

Trang
6

Bảng 2.2. Lượng Phân Bón Cho 1 Ha Cà Phê

9


Bảng 2.3. Cơ Cấu Diện Tích Vườn Cà Phê Theo Tuổi

14

Bảng 4.1. Chi Phí và Doanh Thu Cho 1 Ha trong Toàn Bộ Vòng Đời
Cây Cà Phê

28

Bảng 4.2.Chi Phí và Doanh Thu Cho 1 tấn Cà Phê của Nông Dân

29

Bảng 4.3. Chi Phí và Lợi Nhuận Cho 1 Tấn Cà Phê Nhân của Thương Lái
trong Vụ 2006

34

Bảng 4.4. Chi Phí và Lợi Nhuận Cho 1 Tấn Cà Phê Xô của Đại Lí

37

Bảng 4.5. Thông Tin Tổng Quan về Các Doanh Nghiệp Chế Biến
Cà Phê Nhân Xuất Khẩu trong Năm 2006

40

Bảng 4.6. Chi Phí và Doanh Thu 1 Tấn Cà Phê Nhân Xuất Khẩu

42


Bảng 4.7. Chi Phí và Doanh Thu Cho 1 Tấn Cà Phê Bột

47

Bảng 4.8. Chi Phí và Lợi Nhuận của Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu

49

Bảng 4.9. Phân Phối Chi Phí Marketing và Lợi Nhuận Giữa
Các Thành Viên trong Kênh Xuất Khẩu

55

Bảng 4.10. Phân Phối Chi Phí Marketing và Lợi Nhuận Giữa
Các Thành Viên trong Kênh Tiêu Thụ Nội Địa

ix

58


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Diện Tích Đất Trồng Cà Phê 2003- 2006

Trang
12

Hình 2.2. Năng Suất 1 Ha Cà Phê của Huyện Qua Các Năm


13

Hình 4.1. Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị Cà Phê

22

Hình 4.2. Nông Dân và Mối Quan Hệ Trực Tiếp

24

Hình 4.3. Thương Lái và Mối Quan Hệ Trực Tiếp

32

Hình 4.4. Đại Lí và Mối Quan Hệ Trực Tiếp

35

Hình 4.5. Doanh Nghiệp Chế Biến Cà Phê Nhân Xuất Khẩu và
Mối Quan Hệ Trực Tiếp

38

Hình 4.6. Sự Chia Sẻ Thông Tin Giữa Các Thành Viên

49

Hình 4.7. Tóm Tắt Nhiệm Vụ của Mỗi Thành Viên trong Chuỗi Giá Trị

52


Hình 4.8. Khoản Chênh Lệch Giá của Các Thành Phần trong Kênh Xuất Khẩu

56

Hình 4.9. Phân Phối Chi Phí Marketing và Lợi Nhuận Giữa Các
Thành Viên trong Kênh Xuất Khẩu

57

Hình 4.10. Mức Chênh Lệch Giá trong Kênh Tiêu Thụ Nội Địa

59

Hình 4.11. Phân Phối Chi Phí Marketing và Lợi Nhuận trong Kênh
Tiêu Thụ Nội Địa

60

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn người thu gom
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi phỏng vấn các doanh nghiệp chế biến cà phê nhân thành phẩm
xuất khẩu
Phụ lục 4. Bảng câu hỏi phỏng vấn các doanh nghiệp chế biến cà phê bột

xi



CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Thời đại toàn cầu hoá với tốc độ phát triển cao, tham gia chuỗi giá trị ngày càng
trở nên quan trọng. Việc bãi bỏ các rào cản thương mại và việc dễ dàng tiếp cận với
các nguồn lực, các thị trường trên toàn cầu đã gia tăng áp lực về hiệu quả tập thể thay
vì hiệu quả cá nhân, không còn là thời kì các cá thể đơn lẻ cạnh tranh với nhau trên thị
trường mà là thời đại của các mạng lưới gồm nhiều cá thể cạnh tranh với nhau. Lợi thế
cạnh tranh đã tự chứng tỏ không còn là khả năng của công ty đơn lẻ trong việc cho ra
đời sản phẩm tốt mà nó đòi hỏi toàn bộ chuỗi giá trị phải hợp tác với nhau để có thể
đưa ra sản phẩm một cách nhanh nhất và đồng thời phải thường xuyên cải tiến và đáp
ứng nhu cầu thay đổi liên tục của khách hàng.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, tuy nhiên giá xuất
khẩu thấp và bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường quốc tế. Sản lượng cà phê Việt
Nam trong những năm vừa qua dao động xung quanh mức 800.000 tấn/năm, trong đó
95% tổng sản lượng dành cho xuất khẩu và chủ yếu là cà phê nguyên liệu. Vì thế, giá
cà phê trong nước phần lớn chịu ảnh hưởng từ giá thị trường quốc tế. Trong khi đó, giá
cà phê xuất khẩu nói riêng và giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác nói chung của
Việt Nam khi xuất khẩu đều có mức giá thấp hơn vài chục USD đến cả trăm USD/tấn
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này
là do chất lượng sản phẩm thấp hơn các nước khác.
Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi. Đăk Nông những năm trước đây
và hiện nay được xem là tỉnh có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây cà phê.
Huyện Cư Jút là huyện nằm ở Đông Bắc tỉnh Đăk Nông cũng có nhiều điều kiện thích
hợp để cây cà phê phát triển, có diện tích cà phê chiếm khoảng hơn 50% diện tích cây
lâu năm của huyện và là cây có giá trị kinh tế cao và mang lại nguồn thu nhập lớn cho



người sản xuất và các thành phần có liên quan. Trồng cà phê đem đến nhiều lợi ích
trực tiếp cho nông nghiệp ở địa phương như sử dụng được sức lao động nhàn rỗi của
nông dân vào các tháng mùa khô, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy
các ngành nghề nông thôn, sử dụng ngày càng tốt hơn quĩ đất của hộ gia đình, đa dạng
hóa nguồn sản vật địa phương, tránh được rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thường
gặp.
Chất lượng hàng nông sản là vấn đề rất được quan tâm khi Việt Nam gia nhập
WTO với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và dễ dàng xác định tính truy
nguyên của sản phẩm đòi hỏi phải nghiên cứu toàn bộ chuỗi giá trị của nó. Trên cơ sở
tầm quan trọng của cây cà phê cả trong nước và quốc tế, với mức độ và phạm vi
nghiên cứu giới hạn cho phép tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên Cứu Chuỗi Giá
Trị Cà Phê Tại Huyện Cư Jút Tỉnh Đăk Nông” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích chuỗi giá trị cà phê huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông
Mục tiêu cụ thể
- Mô tả chuỗi giá trị cà phê hiện nay, qua đó thấy được mối quan hệ mua bán
cũng như mức độ chia sẻ thông tin, rủi ro giữa các thành viên trong chuỗi.
- Tìm hiểu sự phân phối chi phí maketing và lợi nhuận giữa các thành viên
trong chuỗi giá trị.
- Tìm hiểu tác động của các chính sách nhà nước lên từng tác nhân trong chuỗi
giá trị cà phê.
- Đánh giá tình hình chuỗi giá trị hiện nay và những tồn tại trong chuỗi cần
được khắc phục.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Tiến hành nghiên cứu, lấy số liệu từ ngày 8/4/2007 đến 8/7/2007
1.3.2.Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông.
1.4. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1. Đặt vấn đề
2


Giới thiệu lí do chọn đề tài cũng như những giả thiết mục tiêu đặt ra để tiến hành
nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan huyện Cư Jút, khái quát kĩ thuật canh tác và tình hình phát triển
cây cà phê tại Cư Jút hiện nay
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận về chuỗi giá trị, kênh phân phối và trình bày các phương pháp nghiên
cứu được áp dụng
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Trình bày những kết quả đã thu thập về chuỗi giá trị cà phê của huyện Cư Jút, nhiệm
vụ và mối liên kết giữa các thành viên trong chuỗi, sự phân phối chi phí và lợi nhuận
giữa các thành viên, nêu lên tác động của các chính sách lên tưng thành viên trong
chuỗi.
Chương 5. Kết luận và đề nghị
Đưa ra những kết luận cho chuỗi giá trị cà phê hiện nay và đề xuất những kiến nghị
cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Thông tin chung về huyện Cư Jút
Huyện Cư Jút là một huyện miền núi thuộc tỉnh Đăk Lăk(cũ) nay thuộc tỉnh Đăk

Nông, nằm ở phía đông bắc của tỉnh Đăk Nông chạy dọc theo quốc lộ 14 nối liền các
trung tâm kinh tế như Đăk Lăk, Bình Dương, Bình Phước, Tp Hồ Chí Minh có nhiều
điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, vận chuyển, tiêu thụ các mặt hàng nông sản và
chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Với tổng diện tích tự nhiên là 71.889ha,
trong đó diện tích đất nông nghiệp là 17.340 ha (chiếm 24,12% tổng diện tích đất tự
nhiên của huyện) và đất lâm nghiệp có 44.655 ha ( chiếm 62,12% diện tích tự nhiên)
(Niên giám thống kê huyện Cư Jut, 2005). Là huyện thuần nông đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều khu công nghiệp, nhà máy được xây dựng trên địa
bàn huyện.
Là một huyện có điều kiện để khai hoang , mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
Nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các vùng sinh thái từ cao nguyên Buôn Ma Thuột
sang cao nguyên Đăk Nông nên huyện Cư Jút có điều kiện tự nhiên như tài nguyên
đất, địa hình, khí hậu phù hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp ngắn và dài
ngày có giá trị hàng hóa cao như cà phê, điều, ca cao, bông vải, cây ăn trái và các loại
cây họ đậu. Ngoài ra, công trình thủy lợi Eakao cùng với hệ thống kênh mương hoàn
chỉnh sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tăng diện tích cây trồng từ diện tích đất được
khai hoang.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình
Nằm giữa hai cao nguyên lớn của Đăk Lăk, cao nguyên Đăk Nông- Đăk Min,
cao nguyên Buôn Ma Thuột và bình nguyên EaSuop. Địa hình huyện Cư Jút thấp dần
từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc. Địa hình chủ yếu là các dải đồi lượn sóng có


đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao của vùng này chỉ đạt từ 250- 560m so với mực
nước biển.
b) Điều kiện nhiệt:
Chịu ảnh hưởng của chế độ bức xạ mặt trời nội chí tuyến với cán cân bức xạ
trong các tháng luôn lớn nên nhiệt độ trong toàn huyện phong phú và ổn định. Biên độ
năm không cao khoảng 5-6o C nhưng biên độ ngày và đêm rất cao. Nhiệt độ trung bình

các tháng trong năm của huyện dao động trong khoảng 22.5-27.8o C. Với điều kiện
nhiệt này rất thích hợp cho cây cà phê phát triển.
c) Khí hậu:
Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu
chia thành 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa hàng năm từ 1500 –1800
mm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10,
nhiệt độ ẩm không khí 81-82%, với số giờ nắng 2200 – 2700 giờ/năm.
d) Tài nguyên đất
Với sự chi phối của nền địa chất và địa hình nên đất ở huyện thích hợp cho các
loại cây trồng nhiệt đới. Nhóm đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm 55% diện tích đất nông
nghiệp, tập trung nhiều ở các xã Tâm Thắng, Nam dong, Eapo, Đăk Rông và thị trấn
Eatling. Đất bazan nâu đỏ là loại đất quí, nhất là đối với một số cây công nghiệp và
cây ăn trái dài ngày. Do đó phần lớn diện tích đất bazan của huyện hiện nay được sử
dụng để trồng cà phê, cao su và hồ tiêu.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Theo báo cáo của cục thống kê huyện Cư Jut 2006 dân số của huyện là 92.168
người, mật độ dân số 132người/ km2 .Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 của huyện
là 1.68%. Cơ cấu dân số thành thị tăng lên về số lượng nhưng lại giãm về cơ cấu do có
sự tiếp nhận dân kinh tế mới từ các tỉnh cũng như sự di dân ồ ạt vào vùng đất này để
sản xuất nông nghiệp đã làm cho dân số ở nông thôn tăng khá nhanh so với dân số
thành thị.Trên địa bàn huyện có 3 dân tộc chính, trong đó đa số là dân tộc Kinh
(khoảng 82%). Người Ê Đê chiếm gần 12% dân số toàn huyện, còn lại là người Tày và
một số ít người thuộc các dân tộc khác.
Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn, song giai đoạn 2005 – 2006 qui mô nền kinh tế
và chất lượng tăng trưởng kinh tế huyện Cư Jut được nâng lên rõ rệt: Thu nhập bình
5


quân đầu người năm 2006 đạt 7.63 triệu đồng/năm (tương đương 492 USD); Tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2005 là 12,3%; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và xây

dựng cơ bản tăng 13,2%, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 7,1%, giá trị thương
mại dịch vụ tăng 19,5% ( Niên giám thống kê Cư Jút 2006)
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Cư Jút
2004

2005

2006

Tốc độ tăng
trưởng
GDP 2005
7,1

Nông lâm thủy sản(%)

58

57

55

Công nghiệp xây dựng(%)

19

20,25

21,5


13,2

Dịch vụ(%)

23

22,75

2,5

19,5

Nguồn tin: Niên giám thống kê 2006
Qua bảng 2.1 ta thấy tỷ trọng về nông nghiệp vẫn lớn nhất, chiếm hơn 50%
ngành kinh tế của huyện. Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng thì năm 2005,
nông nghiệp của huyện có tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn công nghiệp xây dựng và
dịch vụ.
Ngành nông nghiệp huyện Cư Jút trong những năm qua đã có những bước phát
triển tương đối đều, ba năm liền đạt bình quân từ 5.34% đến 7.1%/năm, cao hơn hẳn
so với các năm trước đó (Báo cáo tổng kết phòng kinh tế huyện Cư Jút)
Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng đáng kể và cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tăng dần tỉ trong ở khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương
mại nhưng hiện nay tỉ trọng khu vực nông lâm thủy sản vẫn chiếm ưu thế. Điều này
hạn chế quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn
2.2. Sơ lược về tình hình phát triển cây cà phê hiện nay ở huyện Cư Jút
2.2.1. Giống và chủng loại
Cà phê vối tên khoa học coffea canephora hoặc coffea robusta là cây quan trọng
thứ hai trong các loài cà phê. Cà phê vối có rất nhiều chủng loại song được trồng phổ
biến ở nhiều nước là Rubusta, khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại
cà phê này. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam, các nước xuất

khẩu quan trọng khác gồm Uganda, Braxin, Ấn Độ. Với điều kiện tự nhiên, địa hình
khí hậu, thổ nhưỡng tại huyện Cư Jút nhất là đất bazan rất phù hợp cho cây sinh

6


trưởng và phát triển. Do vậy 90% nông dân của huyện trồng giống cà phê vối còn
trồng cà phê chè và cà phê mít.
Cà phê vối có mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị
người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải
thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần do đó phải tạo
cành mới. Để đạt được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản.
2.2.2. Qui trình trồng cà phê
a) Làm đất:
Khai hoang và làm đất phần lớn được làm thủ công bằng cách đốt cây cối đang
mọc trên đất đó. Tuỳ vào khả năng tài chính và số lượng nhân công lao động nhà, các
nông dân cá thể có thể dùng máy cày để xử lí đất trước khi trồng.
b) Trồng cà phê:
Nông dân dùng rất nhiều phương pháp canh tác khác nhau. Về cơ bản có hai
phương pháp chính. Phương pháp đơn giản nhất là trồng cây giống trực tiếp xuống đất
vườn, làm hố có cỡ vừa với bầu nhựa. Còn một số nông dân khác trồng cây giống
trong hố trồng với kích thước 3x3, khi trồng phải có bổ sung phân hữu cơ và một
lượng nhỏ vô cơ tùy theo địa hình, chất đất mà lựa chọn phương pháp canh tác phù
hơp. Các phương pháp này có lợi ích là cung cấp cho cây con đủ chất dinh dưỡng,
cũng như cải tạo chất đất, nghĩa là tăng hàm lượng chất dinh dưỡng và nước trong đất.
c) Mật độ trồng:
Các nhà cung cấp giống khác nhau cũng cho những lời khuyên khác nhau. Hiện
nay Trung tâm khuyến nông khuyên cáo mật độ 4x4m, theo kinh nghiệm của người
trồng cà phê là 3x3. Mật độ khuyến cáo tuỳ vào chất đất và độ dốc, độ dốc càng cao thì
mật độ trồng ban đầu càng cao, đất càng xấu thì mật độ cây trồng càng thưa. Mật độ

phổ biến nhất là 3x4m, nhưng cần chuyển giao kỹ thuật tốt hơn cho nông dân.
d) Trồng dặm:
Sau trồng mới 15-20 ngày, nông dân cần kiểm tra kịp thời các cây chết, cây còi
cọc để tiến hành trồng dặm.
e) Trồng xen, trồng cây phủ đất:
Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản Phần lớn nông dân có vườn cà phê đều trồng
xen canh các loại cây màu như đậu, ngô, sắn… để sử dụng và đôi khi để bán nếu đất
7


tốt, cho năng suất cao, phần không sử dụng đến của cây xen canh được để lại ngay trên
vườn. Ngoài việc giảm rủi ro trong thu nhập và có thêm nguồn lương thực, xen canh
bằng các loại cây họ đậu có lợi ích là tăng chất dinh dưỡng trong đất, việc để lại phần
cây không sử dụng sau khi thu hoạch cũng làm giảm nguy cơ xói mòn trên đất dốc và
cải thiện kết cấu đất.
f) Trồng cây che bóng:
Có tác dụng điều tiết ánh sáng cho phù hợp với yêu cầu sinh lí của cây cà phê ,
điều hòa nhiệt độ, độ ẩm trong không khí, hạn chế sự sinh trưởng của cỏ dại và đặc
biệt là khắc phục được hiện tượng sản lượng năm cao năm thấp cho năng suất bền và
ổn định.
g) Tưới tiêu:
Tưới tiêu rất phổ biến cho cây cà phê, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất
lượng quả. Hầu hết các vườn cà phê được trồng gần nguồn nước đảm bảo việc tưới
tiêu đạt hiệu quả. Trong mùa khô hạn khi thấy cà phê có hiện tượng thiếu nước thì cần
phải tiến hành cung cấp nước kịp thời, hai hình thức chủ yếu để cung cấp nước cho
cây cà phê là tưới trực tiếp vào gốc và tưới phun mưa.
Đối với cà phê kiến thiết cơ bản: Tưới gốc: năm đầu 60 lít /gốc, năm thứ 2, 3 là
90 lít /gốc cho mỗi lần tưới. Chu kỳ tưới 15 - 20 ngày /lần. Nơi có điều kiện dùng vòi
tưới phun mưa để tưới thì lượng nước 400 - 500 m3/lần/ha với chu kỳ như trên.
Đối với cà phê kinh doanh: bắt đầu tưới khi những lứa hoa đã hình thành mỏ sẻ,

cứ 15-20 ngày tưới một lần cho đến đầu mùa mưa mỗi lần tưới 500-600 m3/ha, riêng
lần tưới đầu tiên phải tưới đẫm 700 - 800 m3/ha.
h) Tạo hình, sửa cành:
Tạo hình và sửa cành cho cà phê một trong những biện pháp kĩ thuật hết sức
quan trọng sẽ tạo ra một bộ tán cà phê cân đối và mang nhiều cành quả.
Chiều cao hãm ngọn: khi cây cà phê được 3 tuổi cà phê vối: hãm ngọn ở độ cao 1,6 1,8 m.
Nuôi thêm thân: nuôi thêm 1-2 thân từ các chồi vượt khỏe ở thân chính, dưới
gốc, thường xuyên đành chồi vượt trên thân, trên đỉnh nơi đã hãm ngọn.

8


i) Quản lý phân bón:
Tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và kinh nghiệm trong việc
bón phân của nông dân nên việc sử dụng phân bón rất khác nhau. Một số nông dân cho
rằng sử dụng nhiều phân hữu cơ bón cho cây ở mọi giai đoạn hiệu quả hơn bón nhiều
phân vi sinh do đó họ bón phân hữu cơ và vô cơ với tỉ lệ 5:5. Nhiều nông dân khác cho
rằng phân vi sinh mới cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng do vậy
họ sử dụng chủ yếu phân tổng hợp NPK.
Lượng phân bón sử dụng:
Khi chuẩn bị trồng mới bón mỗi hố: 10-20 kg phân hữu cơ + 0,5 lân, trộn phân - lấp
hố.Khi trồng mới bón thêm 25g urê + 25g KCl.
Định lượng phân bón cho một ha: Với mật độ trồng 1.100 - 1.300 cây/ha
Bảng 2.2. Lượng Phân Bón Cho 1 Ha Cà Phê
ĐVT: kg/ha
Năm bón

Phân nguyên chất kg/ha
N (đạm)


P2O5 (lân)

K2O (kali)

Năm thứ nhất

90

60

50

Năm thứ hai

120

100

60

Năm thứ ba

200

120

150

Thời kì kinh doanh


200

150

200

150-200

100-150

150-200

Đã phục hồi

Nguồn tin: Phòng kĩ thuật huyện Cư Jút
k) Phòng trừ sâu bệnh:
Một số loại sâu bệnh chủ yếu cần chú ý để phòng trừ:
Bệnh rỉ sắt hại cà phê (Hemilea vastatris): xuất hiện quanh năm làm rụng một
phần hay toàn bộ lá.
Phòng trừ: Boordo: 1%, Anvil 5SC: 20 cc/ bình 8 lít, Tilt 250 ND: 5-7 cc/ 8 lít,
Sumi 8: 8-10 g/ 10 lít nước, Bayleton 25 WP: 10-20 g/ bình 8 lít. Phun vào giai đoạn
bệnh chớm phát, phun lại khi điều kiện khí hậu thích hợp cho bệnh phát triển. Phun cả
hai mặt lá. Cắt bỏ cành lá xum xuê, vệ sinh đồng ruộng.

9


Bệnh nấm hồng: Tác hại trên cành và phần ngọn cây, phát sinh mạnh vào đầu
và trong mùa mưa. Màu sắc của vết bệnh có màu hồng, vết cũ có màu trắng xám vỏ
cành bị nứt nẻ.

Phòng trừ : Cắt đốt cành bệnh kịp thời.Dùng boordo 5% để quét lên vết bệnh.
Kasuran BTN: 24-30 g/8 lít. Validacin 5%: 30 cc/8 lít
Bệnh khô cành, khô quả: Do thiếu dinh dưỡng hoặc do nấm collectotrichum
coffeanum gây nên. Bệnh thường xuất hiẹn đầu mùa mưa nhưng thể hiện rỏ rệt khi quả
non đã được 6-7 tháng tuổi.
Phòng trừ: Tăng cường bón đạm và Kali nhất là các diện tích bội thu. Phun các
loại thuốc gốc đồng: boordo: 1%, Kasuran BTN: 25-30 g/8 lít phun 2-3 lần/vụ, ba tuần
phun một lần ở giai đoạn bệnh chớm phát.
Bệnh lở cổ rễ trong vườn ươm: Xuất hiện trong mùa mưa, giai đoạn vườn ươm
và giai đoạn kiến thiết cơ bản.
Phòng trừ: sử dụng phân đã hoai mục làm đất vào bầu, không để trong bầu quá
ướt hoặc quá khô gây vết bệnh ở phần cổ rễ. Cây bệnh nặng nhổ đốt, cây bệnh nhẹ
phun:Anvil 5SC: 20 cc/ bình 8 lít. Monceren 25 WP: 20-30 g/ bình 8 lít. Phun vào gốc.
Các loại rệp hại cà phê cần lưu ý:
Rệp vảy xanh, rệp vảy nâu, rệp sáp, rệp muội đen.
Phòng trừ: Dùng các loại thuốc trừ sâu: Supracide 40 EC: 10-20 cc/ bình 8 lít.
Danitol 10 EC: 10-20 cc/ bình 8 lít. Elsan 60 EC: 15-20 cc/ bình 8 lít. Bi 58: 20-30 cc/
bình 8 lít. Xịt kỹ mặt dưới lá nơi rệp thường ẩn nấp.
Sâu đục thân mình trắng: Tác hại chủ yếu trên cà phê chè, ở cây từ ba tuổi trở
đi, tỉ lệ cây bị hại ở vườn cây không che bóng cao hơn.
Phòng trừ: Basudin 50 EC: 20-30 cc/ 8 lit. zodrin 50 EC: 20-30 cc/ 8 lít. Dadan
95 SP.
Mọt đục quả: Gây hại vào thời kỳ già đến chín (từ tháng 9 - tháng 2)
Phòng trừ: cuối vụ thu hái khẩn trương, hái quả khô còn trên cây, vệ sinh đồng
ruộng tốt.
Dùng: Danitol: 20-30 cc/ 8 lít. Sevin 85 SP 20-30 g/ 8 lít. Thiodan 35 EC: 20 cc/ 8
lít. Basudin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít. Azodrin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít
Phun lúc cà phê mới chín hai lần cách nhau hai tuần.
10



Mọt đục cành: Xuất hiện thời kỳ kiến thiết cơ bản, tháng 3-4-5
Phòng trừ: Cắt đốt cành bị mọt, cắt xuống phía dưới lỗ đục 10cm.
Dùng: Thiodan 35 EC: 20 cc/ 8 lít. Azodrin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít. Basudin 50 EC:
16-20 cc/ 8 lít. Danitol: 30 cc/ 8 lít
l) Thu hoạch:
Thời gian thu hoạch khác nhau ở từng vùng và qua mỗi năm, nhưng nhìn chung
là vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 12, mùa thu hoạch cao điểm là tháng 11. Thu
hoạch bằng phương pháp thủ công, tiến hành thu hoạch nhiều lần hái những quả đã
chín không hái quả xanh, quả non, muốn có cà phê nhân để xuất khẩu tốt tỉ lệ quả chí
khi thu hái phải đạt trên 95%. Tốt nhất là cà phê hái ngày nào sơ chê ngay trong ngày
đó, quả còn lại không ủ thành đống lâu quá 24 giờ, nơi chứa cà phê phải sạch sẽ không
bị úng nước. Ngoài biện pháp chủ yếu phơi khô cà phê là sử dụng ánh nắng mặt trời
còn có thể làm khô cà phê qua các lò sấy bằng nhiên liệu củi đốt hay dầu. Phơi hạt là
một quy trình quan trọng để đảm bảo chất lượng, tránh để hạt bị nhiễm nước lại trong
và sau khi đã phơi. Khi có mưa, phải phủ bạt lên hạt đang phơi. Sau khi đã khô đưa
vào kho bảo quản khi độ ẩm trong hạt không quá 15%. Hạt đã phơi khô có thể được
giữ trong kho trong vòng 2 năm trước khi chế biến.
2.2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng
Theo qui hoạch và phát triển kinh tê xã hội của tỉnh, trước mắt đầu tư thâm
canh các vùng cà phê đã có và những nơi có điều kiện. Tích cực áp dụng các giống
mới, tăng cường các kĩ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tập trung nâng cao chất
lượng vườn cây, trẻ hóa vườn cà phê để tăng năng suất và chất lượng cà phê. Kiên
quyết chuyển đổi diện tích cà phê do đất đai ít thích hợp và thiếu nước tưới, kém hiệu
quả sang cây trồng khác như cây công nghiệp ngắn ngày hoặc cây ăn quả.
a) Diện tích
Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện là 2632ha, trong đó diện tích cà phê
năm 2000 có 2574ha chiếm 97.8% trong đó 1245ha được trồng trên đất bazan, số còn
lại trồng trên đất đen và đất xám có nhiều yếu tố hạn chế vì tầng đất mỏng và thiếu
nước tưới trong mùa khô, đến 2006 diện tích còn lại 1545 ha phần lớn là diện tích cà

phê trồng trên đất đỏ bazan.

11


Hình 2.1. Diện Tích Cà Phê 2000- 2006
3000

2.574

Diện tích (ha)

2500

2.125

2000

1.864

1500

1.245

1.283 1.355

2003

2004


1.545

1000
500
0
2000

2001

2002

2005

2006

Năm
Diện tích

Nguồn tin: Thống kê huyện Cư Jút, 2006
Nhìn vào đồ thị 2.1 ta thấy diện tích trồng cà phê của huyện Cư Jút giãm mạnh
từ năm 2000 là 2574 ha chiếm 97,8% diện tích đất trồng cây lâu năm đến năm 2003
xuống còn 1245 ha chiếm 47,3% trong đó năm 2003 giãm mạnh nhất, nguyên nhân
chủ yếu của sự sụt giãm này là do khủng hoảng về giá cà phê năm 1999- 2003 xuống
6000đ/kg, các vườn cà phê có chi phí sản xuất trung bình cao nên doanh thu không bù
đắp được chi phí và người sản xuất tiến hành phá bỏ cây cà phê chuyển sang cây trồng
khác mang lại thu nhập cao hơn. Năm 2003 diện tích cà phê còn lại là 1245ha đây
chính là những diện tích trồng cà phê trên đất đỏ bazan đem lại năng suất cao, chất
lượng cà phê tốt nhất và chi phí sản xuất trung bình thấp nhất. Từ năm 2003 đến nay
do có sự gia tăng mức giá nên diện tích cà phê có xu hướng tăng lên nhưng không
đáng kể. Vào tháng 9 năm 2006 mức giá thu mua tại huyện cao ở mức đỉnh điểm là

18.000 đồng/kg cà phê xô với mức giá này cây cà phê là loại cây mang lại hiệu quả
kinh tế rất cao do đó người nông dân có xu hướng trồng cà phê lại, dự báo trong
những năm tới diện tích cà phê lại tiếp tục gia tăng.
Về phân bố cây trồng, hiện tại cây cà phê được trồng chủ yếu trên vùng đất nâu
đỏ trên đá bazan và nâu vàng trên đá bazan. Tập trung trồng ở các xã như: Thị trấn

12


Eatling, Tâm Thắng, Nam Dong và Eapo. Trong đó tập trung nhất là ở Thị trấn Eatling
là 654ha, Tâm Thắng 413ha, chiếm đến 86 % diện tích trồng cà phê của huyện.
b) Năng suất và sản lượng
Những diện tích cà phê trên địa bàn huyện đều cho năng suất khá cao năng suất
bình quân đạt 3tấn/ha, những vườn cà phê này có thời gian kinh doanh khá dài và có
đầy đủ các điều kiện để chăm sóc vườn cây.
Do chú trọng đầu tư thâm canh nên mặc dù diện tích cà phê giãm trong những
năm gần đây nhưng năng suất cà phê có sự gia tăng đáng kể.

Năng suất (tấn/ha)

Hình 2.2. Năng Suất 1 Ha Cà Phê của Huyện Qua Các Năm
3,5
3
2,5
2
1,5
1
0,5
0


2,7
2

2000

3

3

2,3

2003

2004

2005

2006

Năm

Năng suất

Nguồn tin: Thống kê huyện Cư Jút, 2006
Nhìn vào đồ thị 2.3 ta thấy năng suất cà phê tăng lên liên tục từ năm 2000 đến
2006 tăng từ 2 tấn/ha lên 3 tấn/ha. Sau 5 năm khủng hoảng cà phê, nông dân huyện Cư
Jút cũng chịu thiệt hại nặng nề do người nông dân không chú trọng đầu tư thâm canh
tăng năng suất để nâng cao sản lượng mà tăng sản lượng bằng cách tăng diện tích
trồng trọt vì vậy sau khi giá sụt giãm thì những diện tích trồng cà phê năng suất thấp bị
dỡ bỏ. Người sản xuất thấy được những rủi ro đó nên không ngừng đầu tư thâm canh

trong sản xuất và cùng với chính sách hỗ trợ về thuế, giống, kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đã
đưa năng suất cà phê của huyện lên khá cao.

13


c) Cơ cấu diện tích vườn cà phê theo tuổi
Bảng 2.3. Cơ Cấu Diện Tích Vườn Cà Phê Theo Tuổi
Tuổi cây

Năng suất trung bình (tấn/ha)

Cơ cấu diện tích theo tuổi(%)

0- 4

0,3

1,12

5- 9

2,1

2,80

10 - 17

3,5


60,58

18 – 25

3,0

12,50

Nguồn Tin: Niên Giám Thống Kê Huyện Cư Jút 2006
Theo thống kê huyện Cư Jút 2006, vườn cà phê của huyện tính đến thời điểm
hiện nay thì diện tích cây trong độ tuổi cho năng suất cao và ổn định nhất (10-17)
chiếm 60,58%. Đến năm 2014, trong 8 năm tới nếu diện tích trồng trọt không thay đổi
thì sản lượng cà phê của huyện sẽ giãm do phần lớn cây trồng trong độ tuổi cho năng
suất cao nhất sẽ chuyển sang giai đoạn cuối của thời kì kinh doanh (18-25) cho năng
suất giãm dần, còn diện tích vườn cà phê trong độ tuổi năng suất tăng dần (5-9) chỉ
chiếm 25,8% cho nên khi chuyển sang độ tuổi 10-17 thì làm cho cơ cấu diện tích cà
phê năng suất cao nhất chỉ còn chiếm 25,8%.

14


×