Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

sáng kiến kinh nghiệm dạy kĩ năng nghe tiếng anh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.07 KB, 21 trang )

Đề tài:
Một số thủ thuật giúp học sinh Tiểu học ghi nhớ từ vựng

1. Đặt vấn đề:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Nhưng muốn giao tiếp được bằng Tiếng Anh đòi hỏi học sinh ngoài việc việc rèn
luyện các kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết thì cũng phải học từ vựng và phải có vốn từ
vựng nhất định từ nào đó có thể nghe hiểu và truyền đạt được ý mình. Đối với học sinh ở
bậc Tiểu học, nội dung kiến thức và mẫu câu không nhiều, nhưng đòi hỏi các em phải có
một lượng từ vựng nhất định để thực hành và tham gia một số trò chơi. Với suy nghĩ là
Tiếng Anh ở bậc Tiểu học vẫn là môn học tự chọn nên một số phụ huynh lẫn học sinh
không quan tâm dẫn đến việc các em ít học từ vựng và nhớ từ. Mặc khác, học sinh tiểu
học là lứa tuổi các em còn ham chơi, chưa biết tầm quan trọng của việc học, hoặc là một
số em cho rằng việc học của mình là để cho bố mẹ nên việc các em tự ghi nhớ từ vựng là
rất khó.
Những năm gần đây, Bộ chủ trương chú trọng phát triển kỹ năng, nghe nói cho
các em, nên nhiều em cứ nghĩ rằng mình nói tốt, nhưng khi thực hành kỹ năng viết câu,
thì các em không nhớ được từ đó được viết như thế nào, hoặc khi giáo viên đưa một từ
vựng nào đó, thì các em nói được nghĩa của từ, nhưng khi giáo viên bảo học sinh đó viết
từ đó ra thì các em viết không được.
Với phương châm, học từ gì thì phải vận dụng được từ đó vào thực tế. Mà muốn
vận dụng được vào thực tế, thì các em phải nhớ được từ vựng cả về nghĩa và cách viết.
Vậy làm thế nào để học sinh Tiểu học có thể ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh? Câu
hỏi lớn này chắc chắn giáo viên ngoại ngữ nói chung và giáo viên dạy Tiếng Anh nói
riêng cũng đều suy nghĩ , tìm tòi, nghiên cứu để có câu trả lời hoàn chỉnh nhất. Đó chính
là lí do tôi chọn đề tài “ Một số thủ thuật giúp học sinh Tiểu học ghi nhớ từ vựng
Tiếng Anh” với hi vọng sẽ giúp cho học sinh của tôi có thể ghi nhớ được từ vựng Tiếng
Anh trong giờ học Tiếng Anh trên lớp và đồng thời chia sẻ với các đồng nghiệp qua kinh
nghiệm cho học sinh Tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài này giúp cho học sinh có khả năng ghi nhớ từ vựng, để từ đó dần dần


chúng có thể mở rộng vốn từ của mình. Như chúng ta đã biết, mục đích cuối cùng của
người dạy và người học là tiến tới khả năng vận dụng từ vựng một cách có hiệu quả đáp
ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của bộ môn này. Hơn thế nữa học sinh mà nắm được từ
vựng, họ sẽ cảm thấy tự tin và yêu thích môn Tiếng Anh, không còn cảm thấy môn Tiếng
Anh khó nữa.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài “ Một số thủ thuật giúp học sinh Tiểu học ghi
nhớ được từ vựng ” là tất cả học sinh khối 5 của năm 2015- 2016 và học kỳ I năm 20162017 của Trường Tiểu học số I Hoài Thanh Tây.
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Khi chọn đề tài này để nghiên cứu thì tôi cũng chọn học sinh khối 5 của trường
trong năm học 2015- 2016 và khối 5 trong học kỳ I năm học 2016- 2017 để làm đối
tượng khảo sát và thực nghiệm.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài tôi thực hiện các bước nghiên cứu sau:
- Điều tra: Để nắm mức độ hứng thú của học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh và
khả năng vận dụng từ vựng của học sinh trước và sau khi áp dụng một số phương pháp
mới.
-Tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ghi nhớ từ vựng cho học
sinh
- Thực nghiệm: tiến hành áp dụng các giải pháp vào trong các tiết dạy để đánh giá
tính khả thi của đề tài.
- Đánh giá kết quả sau thực nghiệm để rút ra kết luận và đề xuất

1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu đề tài “ Một số thủ thuật giúp học sinh Tiểu học ghi nhớ
từ vựng ”
* Về nội dung:

 Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ đối với giáo viên và học sinh.
Tiến trình thực hiện các thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ từ vựng.
 Thủ thuật giúp học sinh học từ và ôn từ ở nhà.
* Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi học sinh khối 5 trường
Tiểu học số I Hoài Thanh Tây
2


* Về thời gian: Đề tài đã được tiến hành từ năm học 2015-2016 đến học kì I năm
học 2016-2017.

2.Nội dung:
2.1.Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:
2.1.1 Cơ sở lý luận:
Về lý luận và phương pháp giảng dạy Tiếng Anh hiện đại, các nhà ngôn ngữ học
tin rằng:“Để học một ngôn ngữ, trẻ em phải được áp dụng vào ngôn ngữ ấy. Chúng phải
nghe người ta nói ngôn ngữ ấy …” (In order to learn a language, children have to be
exposed to it. Children must hear people speaking the language …) (Lingua Forum,
2008: 223)
“Hơn nữa, Richards và Rodgers (1986) xác định phương pháp như là một thuật
ngữ chung trong đó xác định mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành trong lớp học.
Theo họ," một phương thức được về mặt lý thuyết liên quan đến phương pháp tiếp
cận…” ("Moreover, Richards and Rodgers (1986) define method as an umbrella term
which specifies the relationship between theory and classroom practice. According to
them, " a method is theoretically related to approach ...(Approaches and Methods in
Language Teaching / J.C. Richards, T.S. Rodgers.)
Về phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh cũng đã chỉ rõ để nâng cao khả năng vận
dụng các thủ thuật trong tiết học nhằm giúp cho học sinh không chỉ dễ hiểu bài mà còn
ghi nhớ được từ vựng.


2.1.2 Cơ sở thực tiễn:
Về thực tiễn, việc dạy và học Tiếng Anh ở Tiểu học hiện nay vẫn chưa đáp ứng
được những đòi hỏi về yêu cầu của bộ môn này. Học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong
việc ghi nhớ từ vựng. Thậm chí nhiều em có khả năng đọc được từ đó nhưng lại không
nhớ nghĩa của từ hơn thế nữa là chúng không biết cách viết từ đó như thế nào. Một phần
do cách dạy truyền thống đã ăn mòn trong quá trình soạn giảng, phần vì ngại đổi mới
phương pháp dạy học cũ thành phương pháp dạy học mới: “ Lấy học sinh làm trung
tâm”, một phần do cách truyền đạt kiến thức của giáo viên đôi khi còn mang tính áp đặt,
bắt buộc học sinh phải công nhận mà không để học sinh tự tìm tòi.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn như trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số
thủ thuật giúp học sinh Tiểu học ghi nhớ từ vựng”. Nghiên cứu và triển khai thực hiện
tại trường Tiểu học .......
2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
3


Mặc dù học sinh lớp 5 đã được học Tiếng Anh được 2 năm rồi, nhưng mỗi khi
giao tiếp thì vốn từ của chúng rất hạn chế. Một mặt vì các em không nhớ nghĩa của từ nên
cảm thấy Tiếng Anh rất khó. Một mặt bởi vì các em không biết là mình phát âm từ đó
đúng hay sai, sợ sai nên ngại giao tiếp.
Nhiều em học sinh đọc được từ cũng như biết nghĩa của chúng nhưng khi vận
dụng trong văn viết thì viết sai không đúng với cấu tạo từ.
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp:


Thuyết minh tính mới

Một vài biện pháp giúp học sinh ghi nhớ từ vựng.
 Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ đối với giáo viên và học sinh.
 Tiến trình thực hiện các thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ từ vựng.

 Thủ thuật giúp học sinh học từ và ôn từ trước khi đến lớp.

 Biện pháp tiến hành
a.Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ vựng đối với giáo viên và học sinh:
* Ý nghĩa và tác dụng.
- Cũng như những môn học khác, trước khi học bài mới, thì cả giáo viên và
học sinh đều phải có sự chuẩn bị trước tiết dạy.
- Công tác này có ý nghĩa và tác dụng thiết thực khi cả giáo viên và học sinh
có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi dạy từ vựng.
* Công tác chuẩn bị:
+ Giáo viên:
Để cho giúp cho học sinh ghi nhớ từ vựng, giáo viên cần chuẩn bị những việc
sau:
- Có kế hoạch dạy từ vựng cho từng tiết học cụ thể.
- Lựa chọn các cách kiểm tra từ sau khi giới thiệu từ vựng.
- Chuẩn một số đồ dùng dạy học: tranh, bảng phụ, vật thật, máy chiếu…
- Có thể sắp xếp học sinh ngồi theo nhóm.
+ Học sinh:

4


Để cho học sinh dễ ghi nhớ từ hơn, trước tiết dạy giáo viên yêu cầu học sinh
về nhà xem trước bài mới, khi gặp từ mới thì dùng bút chì gạch chân hoặc có thể viết
ra. Khi đến tiết dạy, học sinh dễ dàng hình dung ra là tiết đó mình sẽ học về vấn đề gì.

b. Tiến trình thực hiện các thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ từ vựng.
* Ý nghĩa và tác dụng.
- Phương pháp dạy học mới sẽ tạo ra cho giáo viên nhiều cảm hứng sang tạo
tạo cho học sinh cảm thấy nhẹ nhàng, tự tin trong tiết dạy. Chúng sẽ không cảm thấy

nhàm chán hay áp lực khi học tiết đó. Mỗi giáo viên tự tìm tòi phương pháp mới,
những thủ thuật để làm mới chính bản thân minh cũng như học sinh.
 Các thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ từ vựng:
Có nhiều cách để giúp học sinh ghi nhớ từ vựng. Tuy nhiên tùy theo từng bài,
từng vấn đề mà giáo viên có thể lựa chọn những phương pháp cho phù hợp. Như chúng ta
đã biết, chương trình Tiểu học rất nhẹ nhàng, kết hợp vừa học vừa chơi. Học sinh rất
thích tham gia các trò chơi. Vì vậy giáo viên cần lựa chọn trò chơi hợp lý tạo không khí
sinh động giúp học sinh dễ nhớ từ vựng.

 Bingo:
- Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh ghi nhớ nghĩa và cách phát âm
của từ.
Phát cho mỗi học sinh một bảng gồm 9 ô vuông, 3 hàng, mỗi hàng 3 ô. Học
sinh chọn 9 từ hoặc phiếu tranh ( dựa trên số lượng từ vựng trong bài học ), sau đó
xếp 9 từ đó vào 9 ô chữ của mình. Người gọi (giáo viên hoặc học sinh) rút 1 phiếu
trong 1 loạt phiếu giống nhau, và đọc to từ hoặc nhóm từ ghi tên phiếu. Học sinh nào
có phiếu có từ ấy thì lật úp chiếc phiếu của mình xuống (hoặc lấy giấy phủ lên hoặc
che đi). Học sinh nào che được 3 ô vuông hoặc theo hàng ngang hoặc trên xuống,
hoặc theo đường chéo thì thắng cuộc. Có thể không thể dùng bảng ô vuông. Học sinh
chỉ cần xếp từ theo cột dọc và cột ngang. Có thể không dùng phiếu tranh, mà học sinh
tự viết từ vào các ô của mình.
Ví dụ: Unit 9: What did you see at the zoo? (Lesson 1) - Tiếng Anh 5- Tập 1
(sách mới)
python

monkey

lion

peacock


elephant

bear

gorilla

tiger

crocodile
5


 Jumbled words:
- Mục đích của trò chơi này là giúp học sinh ghi nhớ nghĩa từ và cấu tạo từ.
- Giáo viên đưa ra một số từ bao gồm một số chữ cái không đúng trật từ yêu cầu
học sinh viết thành từ có nghĩa, giáo viên có thể kèm theo tranh.
- Cho học sinh đọc lại những từ mà họ vừa sắp xếp.
- Trò chơi này thường dành cho những học sinh tiếp thu nhanh.
Ví dụ: Unit 7: How do you learn English? (Lesson 1) - Tiếng Anh 5- Tập 1 (sách
mới)
+ wietr  write
+ oaaurvycbl  vocabulary

 Matching:
+ Matching pictures to words:
-Giáo viên đưa ra một số tranh và một số từ, yêu cầu học sinh nối tranh với từ
tương ứng.
- Có thể yêu cầu học sinh làm cá nhân hay tập thể.
Ví dụ: Unit 3: Where did you go on holiday? (Lesson 2)- Tiếng Anh 5- Tập 1

(sách mới)

motorbike

underground

coach
6


+ Matching English words to Vietnamese words:
-Giáo viên đưa ra một số tranh và một số từ, yêu cầu học sinh nối tranh với từ
tương ứng.
- Có thể yêu cầu học sinh làm cá nhân hay tập thể.
-Ví dụ: Unit 11: What’s the matter with you? (Lesson 1)- Tiếng Anh 5- Tập 2
(sách cũ)
Matching
1. headache

a. đau bụng

2. backache

b. đau đầu

3. toothache

c. đau cổ họng

4. sore throat


d. đau lưng

5. stomachache

e. đau răng

 Board Race
- Có nhiều cách chơi, và tất cả các cách chơi đều khích lệ học sinh nhớ lại từ
đã học. Một trong những cách chơi là chia lớp thành nhiều đội. Đính một loạt thẻ từ
hoặc phiếu tranh lên bảng. Giáo viên đọc to một từ trong số đó. Mỗi đội một học sinh
chạy đua lên bảng, chạm tay vào phiếu từ hoặc tranh đó. Hoặc có cách khác là không
đính những thẻ từ hoặc tranh lên bảng, mà giáo viên đọc to một từ ( chỉ đồ vật, con
vật ). Mỗi đội một học sinh lên bảng vẽ tranh minh họa cho từ đó. Ai vẽ đúng thì được
điểm. Đội nào có điểm cao nhất thì thắng.
- Có một cách chơi khác thường cho lớp ít học sinh là cho học sinh xếp thành
từng hàng trước bảng. Hai học sinh đầu hàng đứng lên sát bảng. Cho hai học sinh đó
mỗi người một thước kẻ hoặc một bút viết bảng. Giáo viên đọc to một từ lên. Hai học
sinh đó chạy đua lên vừa chỉ vào phiếu có từ đó vừa đọc to từ đó lên. Học sinh làm
đúng hơn ( nhanh hơn ) được đứng lại ở đó, chờ bạn tiếp sau lên chơi tiếp. Học sinh bị
thua, trao lại thước kẻ cho bạn đứng sau. Cứ như vậy chơi cho đến người cuối cùng.
Ví dụ: Unit1: A summer Camp – Lesson 2 ( Tiếng Anh 5- 1) ( Sách cũ)
Vietnam

Laos

Indonesia

Malaysia


Thailand

The USA

The UK

Korea

Cambodia

 Networks:
7


-Mục đích của trò chơi này giúp học sinh hệ thống lại từ vựng đã học.
- Có 4 đội chơi, mỗi đội sẽ được nhận 1 tờ giấy chứa từ khóa là Sports and
Games. Các đội sẽ thảo luận và viết tất cả các từ về Sports and Games sau đó dán lên
bảng. Đội nào viết nhiều từ chính xác và nhanh nhất sẽ chiến thắng.

c. Thủ thuật giúp học sinh nhớ từ và ôn từ ở nhà:
a. Học từ

 Luyện viết
Sau mỗi tiết học giáo viên yêu cầu học sinh về nhà luyện viết từ. Mỗi từ yêu
cầu học sinh viết 5 hàng. Vì đây là học sinh Tiểu học nên mục đích của việc luyện viết
từ là vừa giúp cho học sinh nhớ từ đồng thời giúp cho các em rèn chữ viết. Tiết học
hôm sau yêu cầu học sinh mang vở lên cho giáo viên kiểm tra.

8



 Sau khi học từ vựng trên lớp xong, yêu cầu học sinh về nhà ghi lại các từ đó
lên những mảnh giấy có màu khác nhau sau đó dán trên tường nơi gần góc của mình.
Mục đích của việc dán chữ này là giúp học sinh nhớ được từ lâu hơn.
 Mỗi học sinh nên trang bị cho mình một cái bảng con để có thể thường
xuyên viết từ. Giáo viên yêu cầu học sinh vừa viết từ vừa đọc. Mục đích của cách
làm này là giúp cho học sinh vừa nhớ từ vừa luyện cách phát âm từ.
b. Ôn từ:
Trước tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh ngồi theo nhóm, chọn ra nhóm
trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ đọc từ Tiếng Việt cho cả nhóm nghe và cả nhóm sẽ
viết từ Tiếng Anh vào bảng con của mình và giơ lên để nhóm trưởng và cả nhóm cùng
kiểm tra lẫn nhau. Mục đích của việc làm này nhằm giúp học sinh vừa phát huy sự tự
giác trong việc học nhóm vừa nhớ từ lâu hơn.

9


Lớp 5 D năm 2015- 2016

2.4. Kết quả thực hiện:
Từ năm học 2016-2017, tôi đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng phương thức dạy
học này vào các khối lớp 5. Đến nay tôi nhận thấy chất lượng học sinh tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt, vốn từ vựng của học sinh tăng lên đáng kể.
Kết quả khảo sát khả năng vận dụng từ vựng Tiếng Anh của học sinh năm học:
2015-2016
Số lượng
khảo sát

Sử dụng thành
thạo


Sử dụng được
(Khá)

(Giỏi)
165

20

12.12%

25

Vận dụng còn
mắc lỗi

Vận dụng cần trợ
giúp

(TB)

(Yếu)

15.15% 60

36.36%

60

36.36%


Kết quả khảo sát khả năng vận dụng từ vựng Tiếng Anh của học sinh đầu năm
học: 2016-2017
Số lượng
khảo sát

Sử dụng
thành thạo

Sử dụng được
(Khá)

(Giỏi)
182

34 18.70%

44

24.18%

Vận dụng còn
mắc lỗi

Vận dụng cần trợ
giúp

(TB)

(Yếu)


75

41.21%

24

15.91%

So với kết quả năm học 2015-2016 và kết quả đầu năm học 2016-2017 tôi nhận
thấy:
Số học sinh sử dụng Tiếng Anh được tăng: 9.03 %
Số học sinh sử dụng Tiếng Anh còn mắc lỗi và phải trợ giúp giảm: 20.45 %
Theo kết quả khảo sát trên cho thấy việc sử dụng các thủ thuật giúp học sinh ghi
nhớ từ vựng trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng bộ
môn Tiếng Anh của học sinh. Thực tế, học sinh đã ham thích học Tiếng Anh, ghi nhớ và
10


sử dụng từ vựng Tiếng Anh thành thạo hơn. Học sinh đã có khả năng ghi nhớ cách phát
âm và cách viết từ vựng Tiếng Anh hơn trước.
3. Kết luận và khuyến nghị:

3.1. Kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến:


Nội dung:

Việc vận dụng các phương pháp nêu trên tỏ ra vô cùng cần thiết và hết sức hiệu
quả khi dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học. Thủ thuật này cũng hoàn toàn phù hợp với

lý luận và phương pháp dạy học Tiếng Anh hiện đại. Thêm nữa, nó cũng rất dễ sử dụng
khi dạy các giáo trình Tiếng Anh tiên tiến như Let’s Go hay Let’s Learn, bộ sách Tiếng
Anh mới hiện hành.
Ngoài ra, các phương pháp này giúp cho không khí lớp học sôi nổi, học sinh hào
hứng tham gia bài học, học sinh có thể tự học, hoặc học theo nhóm.
Tuỳ vào điều kiện dạy học, tuỳ vào năng lực học tập của học sinh và năng lực sư
phạm của giáo viên mà giáo viên có thể chọn lựa cho mình những biện pháp phù hợp.
Hy vọng qua sáng kiến nhỏ bé này sẽ giúp mỗi chúng ta có thêm một chút kinh
nghiệm nào đó để góp phần làm chuyển biến chất lượng dạy – học và khả năng giao
tiếp Tiếng Anh ở Tiểu học hiện nay.



Ý nghĩa và hiệu quả:

- Đối với học sinh:
Làm tăng sự hứng thú học tập của học sinh. Khi các em đã thừa sự hào hứng thì
việc tiếp thu ngữ liệu mới là việc vô cùng đơn giản. Cách diễn đạt từ, cụm từ qua ngôn
ngữ cử chỉ, do vậy, sẽ giúp các em mau nhớ và lâu quên những gì đã học.
Tăng cường khả năng ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh, phát huy tính tích cực của việc
làm nhóm. Học sinh có thể tự học, học với bạn hoặc học theo nhóm giúp các em có thể
ghi nhớ từ lâu hơn.
Thu hút sự tập trung, chú ý của học sinh hơn.
Giúp học sinh tự tin hơn trong giờ học Tiếng Anh
- Đối với giáo viên
Giảm bớt mối bận tâm đến thời gian và kinh phí cho việc chuẩn bị quá nhiều đồ
dùng dạy học. Giáo viên biết vận dụng linh hoạt giữa các thủ thuật trong giờ học và cách
có thể giúp học sinh tự học và tự ôn từ vựng ở nhà.
Giáo viên vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp này một cách linh hoạt không
gây nhàm chán ở học sinh

11


Giáo viên chủ động thiết kế và lựa chọn hoạt động phù hợp cho từng đối tượng
học sinh

3.2. Các đề xuất khuyến nghị:
Việc dạy ngoại ngữ hiện nay đang từng bước cải tiến. Để đáp ứng kịp thời và theo
kịp với thời đại, tôi xin đề đạt một số kiến nghị sau:
- Trang bị thiết bị giảng dạy hiện đại.
- Tổ chức tốt các đợt hội giảng để giáo viên có điều kiện học hỏi trau dồi kinh nghiệm
Vậy tôi mong các cấp, các ngành có liên quan tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên
chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu về lĩnh vực này nên bài viết không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Kính mong lãnh đạo ngành, đồng nghiệp nghiên cứu, chỉnh
sữa, bổ sung, trao đổi để hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hoài Thanh Tây, ngày 15 tháng 11năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Bích Kiều

Xác nhận của Ban giám hiệu
......................................................................................................................
12


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO
.
1.

Sách Tiếng Anh mới hiện hành- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

13


2.
Approaches and Methods in Language Teaching / J.C. Richards, T.S.
Rodgers SEAMEO
3.
Nguyễn Quốc Hùng (2010). Phương pháp dạy Tiếng Anh cấp tiểu
học. NXB giáo dục Việt Nam.
4.

Kĩ thuật dạy Tiếng Anh tiểu học

14


Mục Lục


Trang
1-3

1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài: lý luận và thực tiễn

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Đối tượng khảo sat, nghiên cứu

2

1.5. Phương pháp nghiên cứu

2

1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu

3

2. Nội dung


3-12

2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn
đề nghiên cứu

3-4

2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

4

2.3. Mô tả phân tích các giải pháp

4-5

2.4. Kết quả thực hiện

9-10

3. Kết luận và khuyến nghị

11-12

3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến

11-12

3.2. Các đề xuất, khuyến nghị


12

15


PHỤ LỤC
I. Bài tập khảo sát học sinh đầu năm.
1. Match English words ( column A) with Vietnamese words ( column B):
Cột A

Cột B

1.
crocodile(1point) (Nối câu)
: Match
2. elephant

a. chụp hình

3. taking photos

c. con voi

Your answer: 1 ....... 2..... .. 3 .........

b. con cá sấu

4.... ...

2. Write.

16


 đi học
 ngủ dậy
 bệnh viện
 nhà máy
 bác sĩ
 Ngày thiếu nhi

II. Kế hoạch bài học.

UNIT 3: WHERE DID YOU GO ON HOLIDAY?
Period: 15th- - Lesson 2 (Section 1, 2, 3)
I. Objectives:
Pupils will be able to:
- use the words and phrases related to the topic Maens of Transport.
- ask and answer questions about means of transport, using How did you get there? – I
went by …
II. Language focus:
a.Vocabulary: coach, plane, motorbike, taxi, motorbike, underground
b.Structure: How did you get there? – I went by …
III. Resources:
- Teacher’s aids: teacher’s book, pictures, recording, cassette, puppets.
- Students’ aids: books, notebooks, workbooks.
IV. Procedures:

17



STEPS

LEARNING ACTIVITIES

1. Warm- - Greets.
up
- Asks Ss some questions: How are you?
What’s the weather like? Who is absent?
- Lets Ss play the game: Kim’s Game.
- Introduces the rule of the game:
+ Divides the class into 2 groups.
+ Gives each group one poster and one
pen.
+ Shows some pictures about some places
and asks Ss to observe them within 30
seconds and then write down on their
poster.
+ Asks them to stick their answers on the
board.
+ Which group has more correct answers
will be the winner.
-Leads into the new lesson.
2. Look, - Tells pupils that they are going to learn
listen and to read a story in which Tony and Phong
repeat
are talking about their holiday.
- Has them look at the four pictures to
understand the context in which the
language is used. Checks comprehension.
+ Who’s this?

+ What are they talking about?
+ Where did they go on holiday?
+ What did they do?
- Plays the recording more than once for
pupils to listen and repeat the dialogue.
Does choral and individual repetition,
pointing to the characters speaking.
- Plays the recording again for pupils to
listen and repeat.
3. Point - Tells pupils that they are going to
and say
practice asking and answering questions
about means of transport, using How did
you get there? – I went by …
- Draws their attention to the bubbles and
pictures to understand how the language
is used in different context.
- Points to the first picture and gets one
pupil to ask How did you get there? And
another answers – I went by …Asks Ss to
repeat in chorus, individuals. Does the
same with the rest pictures.
- Asks pupils to work in pairs, pointing to
the characters speaking.
- Calls on some few pairs to act out the
dialogue in front of the class. Checks as a
class and corrects pronunciation.
18

LANGUAGE

FOCUS

MODES
-Whole
class

-Whole
class
-Whole
class
-Whole
class
-Whole
class
-Whole
class
a. Words:
- coach (pic)

-Whole
class

-plane (pic)

-Whole
class

-train (pic)

-taxi ( pic)


-motorbike (pic)
- Pairs
-underground
(pic)
- Pairs


V. Self- evaluation:
1. Knowledge:
…………………………………………………………………………………………………
2. Method:
…………………………………………………………………………………………………
3. Time:
…………………………………………………………………………………………………

19


20


21



×