Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

vu thai luong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

“LẬP QUY HOẠCH-KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI
TIẾT ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN NHÀ BÈ, TP.HCM”

SVTH

: VŨ THÁI LƯƠNG

MSSV

: 03115010

LỚP

: DH03QL

KHÓA

: 2003 - 2007

NGÀNH : Quản Lý Đất Đai

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2007-



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

VŨ THÁI LƯƠNG

“LẬP QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI
TIẾT ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN NHÀ BÈ, TP.HCM”

Giáo viên hướng dẫn : Thầy Phan Văn Tự
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
Ký tên

- Tháng 8 năm 2007 -

b


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên con xin gởi đến bố mẹ lời biết ơn thành kính,
cảm ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng và dành cho con mọi điều kiện thuận
lợi để con được học tập, tu dưỡng để có được ngày hôm nay.
Con xin kính gửi lòng biết ơn đến thầy Phan Văn Tự trong
suốt thời gian qua đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để con hoàn
thành luận văn.
Bốn năm học tập và sinh hoạt tại trường con đã học được
rất nhiều kiến thức đó là nhờ có công lao chỉ dạy của các thầy cô,
qua đây con xin gửi lời biết ơn đến toàn thể các quý thầy cô trong

Khoa Quản lý đât đai & Bất động sản xin gửi đến các thầy, các cô
lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.
Để hoàn thành được bài luận văn con xin cảm ơn chú
Phan Thanh Phong và chò Trần Thò Thanh Trúc cán bộ Trung tâm
nghiên cứu ứng dụng công nghệ đòa chính và các bạn trong nhóm
nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ để luận văn được hoàn thành
đúng thời hạn.
Xin chân thành gửi lời cám ơn các cô chú, anh chò làm
việc tại UBND xã Phú Xuân đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để đề tài nghiên cứu được tiến hành trong suốt
thời gian thực tập tại đòa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2007

c


TÓM TẮT
Sinh viên Vũ Thái Lương, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản, Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2007. Đề tài :
“Lập Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020 xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Phan Văn Tự , Bộ môn Quy hoạch Trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Xã Phú Xuân có diện tích tự nhiên là 1.000,4463 ha, đất nông nghiệp là
222,2523 ha, chiếm 22,22% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 778,1940 ha,
chiếm 77,78% diện tích tự nhiên. Đây là xã có nền kinh tế thương mại dịch vụ phát
triển đang trên đà đô thị hóa với tốc độ phát triển khá cao, tuy nhiên chính từ trong quá
trình đô thị hóa đó đã đặt ra nhiều đòi hỏi đối với công tác quản lý, sử dụng, phân bổ

quỹ đất.
Nhiệm vụ đặt ra cho xã là phải đảm bảo phát triển kinh tế song song với bảo vệ
môi trường, bảo vệ quỹ đất sao cho việc sử dụng, phân bổ hợp lý và hiệu quả nhất.
Quy mô dân số toàn xã là 16.998 dân, mật độ dân số 1699 người/km2.
Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và định hướng sử dụng
đất chung của Huyện Nhà Bè, phương án quy hoạch sử dụng đất xã Phú Xuân cụ thể
đến năm 2010, phân bổ quỹ đất đai cho từng hạng mục như sau:
Nhóm đất nông nghiệp là 185,2761 ha (chiếm 18,52 % tổng diện tích), giảm
36,9762 ha so với năm 2006, cụ thể như sau:
• Đất sản xuất nông nghiệp là 182,4611 ha (chiếm 18,24 %), giảm 36,1839 ha.
• Đất nuôi trồng thủy sản là 2,8150 ha (chiếm 0,28 %), giảm 0,7923 ha.
Nhóm đất phi nông nghiệp là 815,1702 ha (chiếm 81,48 % tổng diện tích),
tăng 36,9762 ha so với năm 2006, cụ thể như sau:
• Đất ở là 166,7134 ha (chiếm 16,16 % diện tích đất phi nông nghiệp), tăng
8,8232 ha.
• Đất chuyên dùng là 190,4001 ha (chiếm 19,03 % diện tích đất phi nông nghiệp),
tăng 29,3644ha.
• Đất tôn giáo, tín ngưỡng năm 2010 là 1,6601 ha so với năm 2006 giảm đi
0,0783 ha.
• Đất nghĩa trang nghĩa địa là 1,4042 ha so với năm 2006 giảm đi 0,9305 ha.
• Đất sông suối mặt nước chuyên dùng là 454,9925 ha (chiếm 45,48 % đất phi
nông nghiệp), giảm đi 0,2026 ha.
Các loại đất còn lại giữ nguyên hiện trạng năm 2006.
d


MỤC LỤC
Lời cảm tạ
Trang tóm tắt
Danh sách các bảng biểu

Danh sách các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1
Phần I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
I.1. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu .................................................................. 3
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 4
I.3.Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện.............................. 4
Phần II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 7
II.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ................................................... 7
II.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 7
II.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội ................................................................................ 9
II.1.3. Đánh giá nguồn lực ....................................................................................... 13
II.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất ..................... 16
II.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ......................................................... 16
II.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai ............................................................. 18
II.3. Đánh giá biến động đất đai ............................................................................... 21
II.3.1. Tình hình biến động đất giai đoạn 2000 – 2005 ........................................... 21
II.3.2. Tình hình biến động đất giai đoạn 2005 – 2006 ........................................... 23
II.3.3. Nhận xét chung ............................................................................................. 31
II.4. Đánh giá tiềm năng đất đai ............................................................................... 25
II.4.1. Ý nghĩa, nội dung công tác đánh giá tiềm năng đất đai ................................ 25
II.4.2. Kết quả đánh giá tiềm năng đất đai............................................................... 26
II.5. Quy hoạch sử dụng đất ..................................................................................... 30
II.5.1. Định hướng sử dụng đất dài hạn đến năm 2020 .......................................... 30
II.5.2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất ............................................... 34
II.5.3. Kế hoạch sử dụng đất .................................................................................... 51
II.5.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất ........... 54
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 57

e



DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
A. DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng II.1. Chỉ tiêu khí hậu chủ yếu trong khu vực ........................................................... 7
Bảng II.2. Phân loại đất xã Phú Xuân ............................................................................... 8
Bảng II.3. Số liệu biến động dân số................................................................................. 12
Bảng II.4. Các loại đất phân theo đối tượng sử dụng ...................................................... 17
Bảng II.5. Hiện trạng 3 nhóm đất chính .......................................................................... 18
Bảng II.6. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp .............................................................. 19
Bảng II.7: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ........................................................ 20
Bảng II.8. Biến động ở 3 nhóm đất chính giai đoạn 2000-2005 ..................................... 21
Bảng II.9. Biến động nhóm đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2005 ................................ 22
Bảng II.10: Biến động nhóm đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000-2005 ........................ 22
Bảng II.11. Biến động nhóm đất chưa sử dụng giai đoạn 2000-2005 ............................. 23
Bảng II.12. Biến động 3 nhóm đất chính giai đoạn 2005-2006 ...................................... 23
Bảng II.13. Biến động nhóm đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2006 .............................. 24
Bảng II.14. Biến động nhóm đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005-2006 ........................ 24
Bảng II.15. Mô tả các đơn vị đất đai ............................................................................... 27
Bảng II.16: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp.......................... 27
Bảng II.17: Đánh giá khả năng thích nghi đất đai ........................................................... 28
Bảng II.18. Phân hạng khả năng thích nghi đất đai ......................................................... 29
Bảng II.19 .Chỉ tiêu các loại đất theo phương án 1 ......................................................... 39
Bảng II.20. Chỉ tiêu các loại đất theo phương án 2 ........................................................ 42
Bảng II.21. Tổng hợp so sánh các phương án quy hoạch sử dụng đất ............................ 43
Bảng II.22. Chu chuyển diện tích đất nông nghiệp từ 2006 - 2010 ................................ 45
Bảng II.23. Chu chuyển diện tích đất phi nông nghiệp từ 2006-2010 ............................ 46
Bảng II.24. Danh mục các công trình xây dựng khu dân cư .......................................... 46
Bảng II.25. Danh mục các công trình sản xuất kinh doanh............................................. 47
Bảng II.26. Danh mục công trình giao thông .................................................................. 48
Bảng II.27. Danh mục các công trình văn hóa ................................................................ 48

Bảng II.28. Danh mục các trường học xây dựng............................................................. 49
Bảng II.29.Diện tích đất chu chuyển trong kỳ quy hoạch ............................................... 50
Bảng II.30. Kế hoạch thu hồi đất qua từng năm .............................................................. 50
Bảng II.31. Danh mục các công trình năm 2007 ............................................................. 51
Bảng II.32. Kế hoạch chu chuyển đất năm 2006 - 2007 ................................................. 52
Bảng II.33. Danh mục các công trình năm 2008 ............................................................. 53
Bảng II.34. Kế hoạch chu chuyển đất năm 2007 - 2008 ................................................. 53
Bảng II.35. Kế hoạch chu chuyển các loại đất năm 2008 - 2009 .................................... 54
Bảng II.36. Kế hoạch chu chuyển các loại đất năm 2009 - 2010 .................................... 54
f


B. DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động ............................................................................................. 12
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất xã Phú Xuân năm 2006 .................................................. 18
Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.................................................................... 19
Biểu đồ 4: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp .............................................................. 19
Biểu đồ 5 : Biến động đất giai đoạn 2000 - 2006 ............................................................ 25

C. DANH SÁCH HÌNH
Sơ đồ 1: Ma trận SWOT .................................................................................................. 13
Sơ đồ 2 : Sơ đồ chu chuyển theo Phương án 1 ................................................................ 38
Sơ đồ 3 : Sơ đồ chu chuyển theo Phương án 2 ................................................................ 41
Sơ đồ vị trí xã Phú Xuân
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Phú Xuân
Bản đồ đơn vị đất đai xã Phú Xuân
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết 2006 - 2010 xã Phú Xuân
Bản đồ định hướng sử dụng đất đến 2020 xã Phú Xuân

g



ĐẶT VẤN ĐỀ
™ LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khái niệm Quy hoạch trở nên rất quen thuộc, quy hoạch là yêu cầu
đặt ra đối với tất cả các ngành, các vùng.
Quy hoạch sử dụng đất chính là then chốt của mọi quy hoạch bởi tính thiết
yếu của đất đai - một loại tài nguyên hạn chế không có khả năng tự tái tạo nhưng lại là
tư liệu sản xuất không thể thiếu cho các ngành và các lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó do đất đai có tính chất đa dạng: sản xuất, bảo tồn, điều tiết chất
thải…cho nên trong việc sử dụng đất đai luôn luôn tồn tại mâu thuẫn một bên là lợi ích
kinh tế xã hội, một bên là môi trường và sử dụng bền vững… Vì vậy quy hoạch sử
dụng đất đai luôn thể hiện đồng thời hai yếu tố thúc đẩy lực lượng sản xuất, và thúc
đẩy các mối quan hệ sản xuất phát triển. Góp phần tích cực thay đổi mối quan hệ sản
xuất ở nông thôn nhằm sử dụng đất hiệu quả song song nâng cao hiệu quả bảo vệ đất,
góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại trong từng lợi ích kinh tế xã hội, môi trường
nảy sinh trong quá trình sử dụng đất cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích đó với nhau.
Quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò và chức năng rất quan trọng vì vậy ngay
trong Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, từ đó “Nhà nước thống nhất quản lý đất
đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” tại chương II, điều 18 ;
Tại điều 1 Luật đất đai năm 1993 sửa đổi, bổ sung cũng nêu rõ : “Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý” ;
Tại khoản 2, Điều 6, Luật Đất đai năm 2003 quy định công tác lập Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung Quản lý Nhà nước về đất đai và được cụ
thể hoá thông qua Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Và đến nay có rất nhiều quyết định, thông tư, nghị quyết… được Chính Phủ và
các cấp các ngành có liên quan ban hành để quản lý, điều chỉnh các quy hoạch về đất
đai
=> Trong thời đại hội nhập và phát triển kinh tế, giao lưu thương mại - quy

hoạch chính là chiếc chìa khóa vạn năng.
Là một xã đô thị hóa có tốc độ phát triển cao của huyện Nhà Bè, Phú Xuân
đang trên đà đổi mới từng ngày tuy nhiên chính từ trong quá trình đô thị hóa đó đã nảy
sinh nhiều bất cập khi chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ sở hạ tầng chưa đồng
bộ, chưa thu hút được nhiều đầu tư.
Việc quản lý, phân bổ quỹ đất là yếu tố quan trọng mang tính chất quyết định,
đó chính là đòi hỏi tiến hành quy hoạch sử dụng đất chi tiết theo định hướng chung của
Huyện Nhà Bè.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Phòng Tài nguyên Môi
trường Huyện Nhà Bè, Uỷ ban nhân dân (UBND) xã Phú Xuân, Khoa Quản lý Đất
1


đai & Bất động sản trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và giáo viên
hướng dẫn tiến hành thực hiện đề tài:
“Lập Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết đến năm 2010, định
hướng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Thành
phố Hồ Chí Minh”.
™ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

• MỤC TIÊU CHUNG
- Nhằm phân bổ quỹ đất cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
Huyện
- Làm cơ sở pháp lý giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu
hồi đất giúp công tác quản lý đất đai được tốt hơn.
• MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Xác định lợi thế và hạn chế,những cơ hội và thách thức của xã trong phát
triển kinh tế xã hội nói chung và trong khai thác sử dụng đất nói riêng.
- Nắm chắc tài nguyên đất đai và phương hướng sử dụng đất đồng bộ, có hiệu
quả cao và bền vững.

- Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã đến năm
2020, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp chiến lược phát
triển phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và của Huyện, nhằm sử dụng đất có hiệu
quả cao nhất.
- Tạo cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho công tác quản lý, sử dụng đất đai.
™ YÊU CẦU
- Quá trình tiến hành quy hoạch - kế hoạch phải tuân thủ theo quy trình hướng
dẫn lập Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất (QH-KHSDĐ) thông qua các Thông tư
của Bộ Tài nguyên môi trường: thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004,
Thông tư 04/2005/TT-BTNMT.
- Phù hợp với định hướng sử dụng đất của Huyện, quy hoạch tổng thể kinh tế
xã hội của Thành phố, các Nghị quyết Đảng bộ của Huyện Nhà Bè và Thành phố Hồ
Chí Minh (TP.HCM).
™ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Toàn bộ diện tích tự nhiên của xã theo ranh giới hành chính 364/CP
Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như một tư liệu sản xuất chính.
Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết
hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
• PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài được nghiên cứu tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
• THỜI GIAN NGHIÊN CỨU : 4 tháng

2


PHẦN I : TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
™ Một số khái niệm

- Đất đai
Là một vùng không gian đặc trưng được xác định gồm các yếu tố thổ quyển,
thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển và khí quyển. Trong vùng đất đó còn bao gồm
hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện tại và triển vọng tương lai.
- Quy hoạch
Là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân bổ, bố trí,
sắp xếp, tổ chức.
- Quy hoạch sử dụng đất
Là hệ thống các biện pháp của nhà nước về mặt kinh tế - kỹ thuật, pháp lý
nhằm đánh giá nguồn lực và phân bố quỹ đất một cách hợp lý, bền vững, hiệu quả phù
hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giải quyết đồng bộ về
hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường
I.1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC :
Cơ sở khoa học của việc lập Quy hoạch sử dụng đất là :
- Động thái biến đổi điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi
trường.
- Quy luật phát triển kinh tế xã hội.
- Định hướng phát triển chung toàn Huyện.
- Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2020
I.1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA NGHIÊN CỨU
- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
đất đai.
- Quyết định 657/QĐ-ĐC ngày 28/20/1995 của Tổng cục địa chính quy định
định mức lao động về điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định 123/QĐ-TTg ngày 10/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2020.
- Kế hoạch số 4595/UB-ĐT ngày 06/08/2004 của UBND thành phố về thành
lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn TP. HCM.

- Công văn số 5460/TNMT-KHTT ngày 30/08/2004 của Sở Tài nguyên Môi
trường về việc hướng dẫn triển khai thực hiện.
- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất ; Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết.
- Công văn số 7876/UB-ĐT ngày 21/12/2004 của UBND TP.HCM về thực
hiện nhiệm vụ, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố cho phép áp dụng hình
3


thức chỉ định thầu đối với nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 (ở cấp
Quận - huyện và xã - phường - thị trấn).
- Công văn số 1375/BTNMT-ĐKTĐĐ ngày 22/04/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn một số nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phép
lập dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quyết định số 657/QĐ-ĐC ngày
28/10/1995 của Tổng Cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).
I.1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
- Quy hoạch phân bố không gian chung đến năm 2020 Huyện Nhà Bè;
- Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Phú Xuân nhiệm kỳ 2005 - 2010;
- Niên giám thống kê 1999 - 2005 của Huyện Nhà Bè;
- Tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Xuân và tình hình
biến động đất đai qua các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006;
- Hệ thống bảng biểu thống kê, kiểm kê đất đai 1999 - 2006;
- Bản đồ địa chính, bản đồ đất, bản đồ ranh khu dân cư hiện hữu;
- Quy hoạch ngành giáo dục; quy hoạch phát triển chợ, siêu thị đến năm 2010;
kế hoạch chuyển đổi cơ cấu lao động của Huyện;
- Kết quả về tình hình sử dụng đất của xã và tình hình quy hoạch.
=> Sự cần thiết để lập quy hoạch sử dụng đất.
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Nhà Bè là cửa ngõ phía Đông Nam của TP.HCM một vị trí địa lý then chốt
trong hướng phát triển mở rộng tiến ra biển Cần Giờ, chuẩn bị cho quá trình hội nhập
vào chuỗi các “thành phố ven biển” khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Huyện Nhà Bè
ngày nay là phần còn lại của huyện Nhà Bè cũ (sau khi hầu hết các xã cận đô thị giáp
Quận 4 chuyển về Quận 7 - năm 1997) với 01 thị trấn : Thị trấn Nhà Bè và 6 xã: Phú
Xuân, Phước Kiển, Nhơn Đức, Long Thới, Hiệp Phước, Phước Lộc.
Là một trọng điểm phát triển của huyện, xã Phú Xuân có đầy đủ những đặc
điểm đặc trưng của Huyện với 1.000,4463 ha diện tích đất tự nhiên, khí hậu ôn hoà và
hệ thống sông rạch bao bọc tạo nên một hệ sinh thái đa dạng với 6 Ấp, 16.998 dân.
Đây là điểm nối duy nhất giữa thành phố với huyện đảo Cần Giờ bằng đường bộ vì
vậy để phát triển được Cần Giờ trong tương lai thì không thể không quan tâm đầu tư
phát triển xã. Cùng với quá trình hoàn chỉnh quy hoạch đang diễn ra đồng bộ trên khắp
các xã phường khác trên địa bàn thành phố, xã Phú Xuân cũng đang từng bước tiến
hành thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010.
I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU & QUY TRÌNH THỰC HIỆN
I.3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Theo Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TNMT về việc
lập Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất chi tiết ở cấp xã bao gồm :
14 Nội dung lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất chi tiết
1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của địa phương.
2. Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương đối
với giai đoạn mười (10) năm trước.
4


3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với
tiềm năng đất đai và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của địa
phương.
4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước.

5. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
6. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
7. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.
8. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch
sử dụng đất.
9. Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
10. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất.
11. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
12. Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
13. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
14. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
I.3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Đề tài được vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau :
1. Phương pháp bản đồ
Xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2006 tỷ lệ 1:5000 thông qua
chỉnh lý biến động hiện trạng sử dụng đất năm 2005, bản đồ đất và xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai, xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết 2006 - 2010 tỷ lệ
1:5000, bản đồ định hướng sử dụng đất đến năm 2020.
2. Phương pháp thống kê
Thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu thống kê tương đối làm cơ sở
đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, biến động đất đai, đáp ứng cho việc xây dựng
phương án quy hoạch sử dụng đất.
3. Phương pháp so sánh : Trên cơ sở xây dựng đa phương án, thông qua so
sánh về hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường để lựa chọn phương án.
4. Phương pháp điều tra thực địa
Đối soát, chỉnh lý, hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai của xã. Bổ
sung hoàn chỉnh các số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan đến sử dụng đất đai và biến
động đất đai. Dùng công cụ KIP để xin định hướng sử dụng đất đai phục vụ công tác
quy hoạch của xã.

5. Phương pháp chuyên gia
Được vận dụng để tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhằm xây dựng
phương án quy hoạch tối ưu. Việc thẩm định đề cương quy hoạch cũng được thực hiện
bởi các chuyên gia.
6. Phương pháp dự báo : Bản chất quy hoạch là dự báo, thông qua dự báo dân
số, dự báo nhu cầu sử dụng đất, dự báo hiệu quả sử dụng đất, dự báo phát triển kinh tế
- xã hội làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
5


7. Phương pháp định mức : Đây là phương pháp chủ yếu được áp dụng phổ
biến trong công tác quy hoạch. Các tiêu chuẩn định mức được xử lý thống kê qua
nhiều mẫu thực tế từ đó đưa ra tiêu chuẩn định mức mang tính quy ước thống nhất
chung trong ngành và trong toàn quốc làm cơ sở dự báo đất chuyên dùng cho kỳ quy
hoạch.
8. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn : sử dụng SWOT để xác định 4 nội
dung lớn của địa bàn nghiên cứu :
- Thế mạnh (Strengs)
- Mặt yếu (Weaknesses)
- Cơ hội (Opportunites)
- Thách thức (Threats)
9. Phương pháp phương án : đây là phương án áp dụng nhiều trong quy hoạch
sử dụng đất để dự toán và tạo ra các hình thức tổ chức lãnh thổ mới dựa vào các định
mức tính toán về thời gian, chi phí vật chất, lao động, thức ăn, nhiên liệu…
10. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai của FAO.
I.3.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Theo Quyết định 04/2005/QĐ BTNMT ngày 30/6/2005 về việc ban hành
quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy trình lập Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã : gồm 6 bước
1. Công tác chuẩn bị.

2. Điều tra thu thập thông tin, tư liệu, số liệu, bản đồ.
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tiềm
năng đất đai.
4. Xây dựng và lựa chọn phương án sử dụng đất chi tiết.
5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch - kế
hoạch sử dụng đất chi tiết, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch - kế hoạch
sử dụng đất chi tiết.
=> KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Hệ thống bản đồ :
- Bản đồ vị trí xã Phú Xuân
- Bản đồ đơn vị đất đai
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2006 tỷ lệ 1:5000
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỷ lệ 1:5000
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất định hướng năm 2020
2. Hệ thống tài liệu
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất của xã
- Hệ thống biểu mẫu, bảng biểu gắn liền Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày
01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Dữ liệu lưu trữ (dữ liệu dạng số : bản đồ số, file biểu excel…)
6


PHẦN II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
II.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Với diện tích 1.000,4463 ha ( số liệu kiểm kê năm 2005), xã Phú Xuân là một
xã phía Đông huyện Nhà Bè hay còn gọi là Mũi Nhà Bè, nằm ở phía Đông Nam thành

phố, xã có hệ thống giao thông huyết mạch nối với huyện đảo Cần Giờ và nằm trong
hướng phát triển không gian chính của thành phố về phía Đông Nam, đặc điểm vị trí
địa lý như sau :
Phía Đông : giáp xã Phước Khánh, Tỉnh Đồng Nai
Phía Tây : giáp xã Phước Kiển, xã Nhơn Đức, xã Long Thới
Phía Nam : giáp Huyện Cần Giờ
Phía Bắc : giáp Thị trấn Nhà Bè
II.1.1.1. Địa hình, địa mạo
Nằm trong khu vực hạ lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, địa hình xã Phú
Xuân tương đối bằng phẳng. Độ cao địa hình thay đổi không lớn từ 0,3-1,7m, nhìn
chung địa hình thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam, địa bàn bị phân cắt bởi hệ thống
sông rạch chằng chịt nên có nhiều vùng trũng và sình lầy.
II.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Phú Xuân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa mưa
nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Ít thiên tai do thời tiết gây ra, không gặp thời tiết quá lạnh hay quá nóng và hầu
như ít bị ảnh hưởng bởi gió bão.
Bảng II.1 : Chỉ tiêu khí hậu chủ yếu trong khu vực
Chỉ tiêu

Giá trị

Nhiệt độ trung bình năm

27,550C

Độ ẩm không khí trung bình

79,5%


Lượng mưa trung bình

1098 mm

Lượng mưa năm lớn nhất

2241 mm

Lượng bốc hơi nước trung bình /ngày

3,7 mm/ngày

Số giờ nắng trung bình / ngày

6,85 giờ/ngày

Hướng gió chủ yếu

Đông Nam, Nam và Tây Nam

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Huyện)
Phú Xuân nhận được một tổng lượng bức xạ hàng năm khá phong phú. Lượng
bức xạ quang hợp đạt 180cal/ngày-230cal/ngày.
Tổng giờ nắng trong năm: 2500 giờ.
Nhiệt độ trung bình: 27,550C, cao nhất 29-330C, thấp nhất là 20-250C.

7


II.1.1.3. Thủy văn

Xã Phú Xuân là nơi giao hội của 2 con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng
Nai nên tại đây hình thành một hệ thống sông rạch chằng chịt với một số sông, kênh
rạch lớn như: rạch Mương Ngang, rạch Tôm…, sông Mương Chuối, sông Soài Rạp,
sông Nhà Bè.
II.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Đất ở Phú Xuân thuộc loại đất trẻ, đang hình thành và chứa nhiều yếu tố bất
lợi cho sản xuất nông nghiệp. Trong tổng diện tích tự nhiên là 1.000,4463 ha thì
chiếm phần lớn là đất sông suối, phần diện tích đất canh tác đa phần là đất phù sa
nhiễm mặn.
Bảng II.2 : Phân loại đất xã Phú Xuân
Loại đất

Kí hiệu

Chế độ
nước

Mặn khô Mặn mưa Loại hình Diện tích
(‰)
canh tác
(ha)
(‰)

1. Đất phèn hoạt động,
tầng phèn sâu, nhiễm FLto.she
mặn mùa khô

Ngập
sâu chảy

mạnh

06 -12

0-3

Lúa mùa
một vụ

111,3940

2. Đất phù sa trên nền
phèn tiềm tàng nhiễm FLc.gsh
mặn vào mùa khô

Ngập
sâu chảy
mạnh

06 -12

0 -3

Lúa mùa
một vụ

454,0700

3. Đất sông suối


434,9823
Tổng diện tích

1.000,4463
(Nguồn : Thống kê xã Phú Xuân)

b. Tài nguyên nước
™ Nước mặt
Hệ thống sông Nhà Bè tạo thành 4 khu vực với tính chất khác nhau chịu
ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, trong đó hệ thống sông rạch của xã Phú Xuân
thuộc khu vực I (diện tích 380 ha nằm ở Phú Xuân và Thị trấn Nhà Bè)
Xã nằm trong Vùng ngập I (cùng với xã Phước Kiển) của Huyện, là vùng
giao hội nước, nhiều sông rạch, các nhân tố gây úng ngập gồm: thủy triều và nước
nguồn => mức độ ngập sâu và nước chảy mạnh.
- Độ mặn
Xã Phú Xuân thuộc Vùng mặn I trong phân vùng độ mặn của Huyện, vào
mùa khô nguồn nước bị nhiễm mặn từ 6-8 tháng, độ mặn vào mùa khô: 6-12‰,
vào mùa mưa độ mặn giảm xuống 0-3‰.
- Chất lượng nước: do 2 yếu tố tự nhiên và nước thải quyết định. Tuy nhiên
hiện nay chưa có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước đáng lo ngại, mức độ ô nhiễm
còn ở mức trung bình.
- Cấp thoát nước

8


Một phần Sông Mương Chuối, sông Nhà Bè và các rạch: Rạch Mương
Ngang và rạch Tôm là một trong những nguồn hiện cung cấp nước tưới cho toàn
xã. Tuy nhiên các kênh này không được nạo vét thường xuyên nên làm giảm khả
năng chu chuyển nước.

Thoát nước: hiện nay chỉ có một vài khu dân cư hình thành hệ thống cống
thoát nước chung, còn lại hầu hết là chưa có hệ thống thoát nước đô thị.
™ Nước ngầm
Trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm của xã tương đối lớn, đáp ứng nhu
cầu nước sinh hoạt cho người dân trong xã.
c. Cảnh quan môi trường
Do được bao bọc bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt nên xã Phú Xuân có một
cảnh quan khá đẹp, không khí trong lành. Hiện nay xã không có quy hoạch khu công
nghiệp, mật độ giao thông không cao nên môi trường chưa bị ô nhiễm nặng. Tốc độ
phát triển của các khu dân cư vẫn chưa đồng đều nên cảnh quan đô thị vẫn chưa có các
mảng xanh công viên.
Tuy nhiên sự phát triển về đô thị nên hiện nay nảy sinh một số vấn đề về ô
nhiễm như các loại rác thải, nước thải mà hiện nay xã vấn chưa có các hệ thống
chuyên để xử lý.
d. Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đa số là dân
tộc Kinh. Mỗi dân tộc trong việc sản xuất cũng như sinh hoạt đều có những nét đặc
trưng riêng về phong tục, tập quán tạo nên nét đa dạng và phong phú về văn hóa
truyền thống. Các chùa, miếu của xã (Miếu Bà Chúa Xứ, Chùa Chơn Giác, Chùa Pháp
Võ...) chính là tài nguyên nhân văn vô giá.
II.1.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI
II.1.2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
a. Kinh tế Nông nghiệp :
Phú Xuân là xã với tốc độ phát triển nhanh đô thị hóa nên diện tích đất nông
nghiệp giảm dần qua hàng năm đến nay còn 30 ha.
Trong sản xuất nông nghiệp năng suất và sản lượng đạt thấp (năng suất lúa
bình quân 0,8 tấn/ha) do diều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, do thiên tai, dịch bệnh khiến
đa số người dân không còn quan tâm đầu tư sản xuất thuần nông. Hiện nay, cây lúa
đang trong tình trạng bệnh rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa. Qua thống kê
có 48 hộ bị thiệt hại trên diện tích 9,8 ha và đã giải quyết cho 12 hộ với số tiền là

19.600.000 đồng.
Bên cạnh đó, tình hình chăn nuôi chưa được phát triển như mong muốn,
nguyên nhân là do thành phố vẫn chưa cho nuôi gia súc và gia cầm vì tình hình dịch
bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Số lượng gia cầm giảm mạnh gây ảnh hưởng nhất
định đến đời sống của một bộ phận nông dân. Tổng đàn heo có 636 con giảm hơn 200
con so với năm 2000 (năm 2000 có 800 con).
Tuy vậy nhân dân vẫn tận dụng được mặt nước ao hồ để nuôi cá gắn liền với
mô hình VAC, đồng thời mô hình nuôi bò thịt, nuôi thỏ, nuôi dê, trồng lan kiểng của

9


một số hộ dân đang trong bước đầu thử nghiệm nhằm để nhân rộng cho cho mô hình
này.
b. Công nghiệp: xã không có khu công nghiệp
c. Dịch vụ
Trong năm 2006, trên địa bàn xã Phú Xuân khu vực kinh tế Dịch vụ phát triển
mạnh, mở thêm 61 cơ sở sản xuất kinh doanh, nâng tổng số lên đến 385 cơ sở, đạt tỷ lệ
122% (61/50) so với chỉ tiêu đề ra. Ngành nghề chủ yếu là dịch vụ sửa chữa, bán hàng
vật liệu xây dựng, hàng hóa tiêu dùng... đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho
khá nhiều lao động tại chỗ.
II.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông ( đường sắt, đường bộ, đường thủy, hàng không )
Hiện nay hệ thống giao thông được quan tâm, chú trọng xây dựng, bê tông hóa
và đan hóa các đường nội bộ, đường liên xã.
Trên địa bàn xã hiện đã nâng cấp và lát đan được 43 con hẻm với tổng chiều
dài là 9.750 mét được chia đều trên 6 ấp. Toàn xã có 5 cây cầu bê tông tăng 250% so
với cùng kỳ năm 2000. Tổng chiều dài đường nông thôn 9.769m (tăng 235% so với
cùng kỳ năm 2000), tổng chiều dài đường đã bê tông hoặc đan là 9.100m, tỷ lệ so với
tổng chiều dài là 93,15%.

b. Điện
Đến nay số hộ có điện đạt 90% trên tổng số hộ dân trên địa bàn tăng hơn so với
năm 2000 36%, đạt 3245 hộ.
c. Bưu chính viễn thông
Mạng lưới điện thoại đã được lan rộng trên địa bàn xã, nhu cầu trao đổi thông
tin liên lạc với bên ngoài ngày một tăng.
II.1.2.3. Văn hóa xã hội
a. Văn hóa
Phổ biến rộng rãi quy chế ấp văn hóa đến toàn thể nhân dân; không chỉ ở số
lượng mà cả ở chất lượng hoạt động của các ấp văn hóa ngày càng được nâng lên đến
nay đã có 2/6 ấp được công nhận là ấp văn hóa. 100% hộ dân có các phương tiện nghe
nhìn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa - tinh thần của nhân dân trên địa bàn.
b. Giáo dục :
™ Công tác chống mù chữ:
Tính đến nay, tổng số người trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi là 5.463 người, trong
đó số người biết chữ là 5.319, số người chưa biết chữ là 238 người (trong đó có 94
người thuộc diện miễn giảm, 144 người mù chữ hoàn toàn). Như vậy tỷ lệ xóa mù chữ
là 5319/5463 người đạt 97,36% tăng 0,86% so với năm 2005 là 96,5%.
Trong năm huy động và duy trì được 3 điểm xóa mù chữ tại các ấp, số lượng
24 người/42 chỉ tiêu giao. Đạt tỷ lệ huy động là 57,14%.
™ Phổ cập bậc tiểu học :
Học sinh tiểu học từ 6 - 14 tuổi có 2463 em, đối tượng phải phổ cập là 2331,
đang theo học các lớp là 2320 em, đạt tỷ lệ 99,5% (2320/2331) và đạt chỉ tiêu giao cho
năm 2006. Hiện còn 11 em đang bỏ học.
10


Huy động trẻ tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 là 278/279 = 99,64%. Trẻ vào lớp 1:
299/299 em, đạt 100% chỉ tiêu giao (chuẩn là 95%). Trẻ 5 tuổi ra lớp là 195/238, đạt
82,3%.

Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi có 232/53 em tốt nghiệp, đạt
91,7%, đạt chỉ tiêu năm 2006 (89,45%).
™ Phổ cập bậc trung học cơ sở:
Học sinh Trung học cơ sở từ 11-18 tuổi là 93,12% (1110/1192), chưa đạt chỉ
tiêu 98,49%.
Huy động học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 có 284/295, đạt
96,27%, đạt chỉ tiêu giao năm 2006.
Huy động số học sinh 11-18 tuổi đã bỏ học ra lớp được 21/40, đạt 52%. Như
vậy phải vận động thêm 19 em mới đạt chỉ tiêu giao.
Kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở có 901/985 em tốt nghiệp, đạt tỷ lệ
91,47%, đạt chỉ tiêu giao của năm 2006 (80%).
™ Công tác phổ cập bậc trung học:
Duy trì sĩ số học sinh trong độ tuổi 15 - 21 có 755/854 em đi học, đạt tỷ lệ
88,4%, chưa đạt chỉ tiêu năm 2006 (95,49%). Huy động học sinh Trung học phổ thông
được 37/99 em, đạt tỷ lệ 37,3%, tiếp tục vận động tiếp 62 mới đạt chỉ tiêu.
Kết quả phổ cập bậc trung học có 552/748, đạt 73,79%, đạt chỉ tiêu giao năm
2006 (71,2%).
c. Y tế
Tính đến nay trên địa bàn xã có 7 điểm sơ cấp cứu và hầu hết đã có cộng tác
viên y tế hoạt động theo sự hướng dẫn của trạm y tế. Công tác chăm lo sức khỏe cho
nhân dân luôn được quan tâm, đảm bảo để không xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Có
768 trẻ được uống Vitamin A đạt 100%, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 96%.
Thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ngành y tế đã tổ chức các lớp thực
hành dinh dưỡng cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi là 06 buổi với tổng số lượt 217 người
tham dự .
Trong năm 2006 đề nghị trên cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ kịp thời.
Nâng tổng số thẻ đã cấp hiện nay 1656/1781.
d. Thể dục thể thao
Các phong trào thể dục thể thao đề ra được quần chúng nhân dân nhiệt tình ủng
hộ. Công tác huấn luỵên, hội thao hội thi được Huyện xếp loại hạng 2/7 xã thị, được

ngành dọc xếp hạng nhất phong trào thi đua quyết thắng.
Thường xuyên tham dự các giải hội thao do trung tâm thể dục thể thao huyện
tổ chức đạt được nhiều thành tích cao.
Kết hợp với Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên xã tổ chức thành công giải đi bộ
“vì sức khoẻ cộng đồng” chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, hội thao hè năm 2006
với các môn cờ tướng, bóng chuyền, kéo co, nhảy bao bố.
Kết hợp với Công An xã tổ chức giải bóng đá chào mừng ngày thành lập ngành
công an nhân dân gồm 8 đội bóng với 96 người tham gia thi đấu.

11


Kết hợp với Ban nhân dân ấp 6 tạo một sân bóng đá để phục vụ phong trào thể
dục thể thao tại địa phương.
e. Quốc phòng an ninh : Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt 2,5% trên
tổng số dân. Tuyển quân năm 2006 đạt 100%.
Xã đã kịp thời chỉ đạo phối hợp với các ngành chức năng của Huyện giải quyết
các khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân xung quanh việc đền bù giải tỏa, các công
trình, dự án trên địa bàn xã, không để phát sinh phức tạp.
Tập trung đẩy mạnh công tác chuyển hóa địa bàn, thực hiện tốt chương trình
mục tiêu “3 giảm”, xây dựng địa bàn không ma túy, xây dựng ấp an toàn, tổ tự quản
gắn với phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư”.
Làm tốt công tác quản lý nhân hộ khẩu, quản lý tốt di biến động các đối tượng
bằng nghiệp vụ, phối hợp xây dựng cụm liên hoàn an toàn giữa các xã giáp ranh và
phối hợp với công an đường sông nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ trên địa bàn.
II.1.2.4. Dân số và lao động
Xã có tổng số 16.998 dân, 3.707 hộ. So với cùng kỳ năm 2005 tỷ lệ phát triển
dân số là 1,09% (đã giảm 0,04%), tỷ lệ sinh con thứ 3 là 6,85% giảm 0,25%.
Bảng II.3 : Số liệu biến động dân số
Chỉ tiêu

-Tổng số hộ
-Nhân khẩu
+ Nam
+ Nữ
+Nữ từ 15- 49
+Trẻ từ 0 đến 16 tuổi
- Số sinh
- Số tử
- Số sinh là con thứ 3 trở lên
-Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên
-Tỷ lệ phát triển dân số

Năm 2006
3.707
16.998
7.921
9.077
2.719
4.413
248
62
24
6,85%
1,09%

Kế hoạch
3.452
15.716
7.107
8.609

2.670
3.917
238
75
19
7,10%
1,1%

Kết quả
Tăng 749
Giảm 627
Tăng 814
Tăng 468
Tăng 49
Tăng 496
Tăng 10
Giảm 13
Tăng 05
Giảm 0,25%
Giảm 0,04%

(Nguồn: UBND xã Phú Xuân)
Tổng số dân trong độ tuổi lao động của xã là 6.715 người, trong đó thực có
5.836 người lao động (trong đó đa số là lao động nữ 4.884 người), gồm :
+ Lao động nông nghiệp : 938 người
+ Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ là 4.898 người
Còn lại số 879 người bị thất nghiệp.
6715

Tổng dân số trong độ tuổi lao động


4898
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, TMDV
938
Nông nghiệp

879

0

5000

10000

Thất nghiệp

Biểu đồ 1. Cơ cấu lao động
12


II.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Hầu hết các khu dân cư tập trung chủ yếu dọc các tuyến đường giao thông
chính của xã (dọc trục đường Nguyễn Bình, Huỳnh Tấn Phát). Khu vực này cũng là
nơi tập trung đông các cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại - dịch vụ.
II.1.3. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC
Nguồn lực của xã Phú Xuân bao gồm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; dựa vào phương pháp phân tích SWOT tìm ra
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức từ những nguồn lực này. Từ
đó có thể xây dựng những phương án quy hoạch sử dụng đất tốt hơn để tận dụng hết
những tiềm năng sẵn có từ các nguồn lực để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong tương lai.

Ma trận SWOT có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

SWOT

CƠ HỘI
(Opportunities - O)

NGUY CƠ
(Threats - T)

ĐIỂM MẠNH
(Strengths - S)

Tận dụng cơ hội để phát Tận dụng điểm mạnh để
huy thế mạnh
giảm thiểu nguy cơ
(S/O)
(S/T)

ĐIỂM YẾU
(Weaknesses - W)

Nắm bắt cơ hội để khắc Giảm các điểm yếu để
phục điểm yếu
ngăn chặn nguy cơ
(W/T)
(O/W)
Sơ đồ 1: Ma trận SWOT

™ Phân tích SWOT

a. Điểm mạnh (S)
S1 = Vị trí của xã giáp Thị trấn và là trung tâm Hành chính của huyện Nhà Bè,
có phần đường giao thông bộ huyết mạch nối liền thành phố và Huyện đảo Cần Giờ
đây chính là cầu nối kết duy nhất và chiến lược trong quá trình phát triển mở rộng của
Thành phố tiến ra biển.
S2 = Khí hậu thời tiết ôn hòa ít thiên tai do thời tiết gây ra không gặp thời tiết
quá lạnh hay quá nóng, hầu như ít bị ảnh hưởng do gió bão do đó thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nguời dân.
S3 = Cơ cấu kinh tế của huyện đang hình thành rõ nét theo hướng chuyển dịch
giữa các ngành với nhau và trong nội bộ từng ngành kinh tế. Từ trồng lúa 1 vụ chuyển
sang trồng cây lâu năm, và phát triển nuôi trồng thuỷ sản mang hiệu quả kinh tế - xã
hội cao và đảm bảo an ninh lương thực.
S4 = Xã có thuận lợi là có nguồn nhân lực tại chỗ khá đông, dân số trẻ là nguồn
vốn lớn nhất. Dân số với trình độ dân trí ngày một nâng cao, tỷ lệ xóa mù hiện nay đã
được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
13


S5 = Ngành thương mại - dịch vụ của xã khá phát triển, các cơ sở sản xuất kinh
doanh đem lại nguồn lợi nhuận cao làm cho đời sống người dân được nâng cao, cải
thiện rõ rệt.
S6 = Hệ thống sông rạch chằng chịt tạo nên hệ sinh thái sông nước đa dạng và
môi trường không khí trong sạch.
S7 = Trật tự an ninh quốc phòng trên địa bàn xã ổn định không có nhiều biến cố
bất thường xảy ra. Thực hiện tốt công tác quản lý đất công, hạn chế tình trạng lấn
chiếm sông rạch, san lấp và xây dựng trái phép.
b. Điểm yếu (W)
W1 = Đất của xã đa phần có cấu trúc địa chất yếu chứa nhiều yếu tố bất lợi cho
sản xuất nông nghiệp và xây dựng công trình lớn.
W2 = Do thời gian xâm nhập mặn trong năm cao do đó việc phát triển ngành

nông nghiệp (trồng lúa nước) bị hạn chế.
W3 = Chưa có hệ thống chuyên thoát nước và xử lý chất thải.
W4 = Nguồn lao động chủ yếu phục vụ ngành nông nghiệp, nhưng thiếu lao
động quản lý có kinh nghiệm và lao động có tay nghề cao. Tác phong công nghiệp và
tổ chức kỷ luật lao động còn thấp.
c. Cơ hội (O)
O1 = Xã Phú Xuân có thể giao lưu kinh tế với các khu vực lân cận.
O2 = Có khả năng phát triển khu du lịch sinh thái và có thể phát triển kinh tế xã
theo hướng đô thị - du lịch - giải trí. Tích luỹ vốn và kỹ thuật cho ngành thuỷ sản sẽ
mang lại lợi nhuận rất lớn trong tương lai.
O3 = Các khu dân cư hiện sẽ nâng cấp và phát triển theo hướng “khu dân cư/biệt
thự nhà vườn” là đặc trưng của xã.
O4 = Ưu tiên hàng đầu cho Giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và an sinh
xã hội để tạo tiền đề chuẩn bị nguồn nhân lực với chất lượng cao hơn, đáp ứng từng
bước yêu cầu nhiệm vụ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.
d. Thách thức (T)
T1 = Tình trạng xây dựng và phát triển tự phát lấn chiếm đất, sông rạch công
khai thác bừa bãi huỷ hoại tiềm năng tài nguyên đất, nước và môi trường sinh thái.
T2 = Do giảm toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trồng lúa sẽ dẫn đến vấn đề an
ninh lương thực không được đảm bảo.
T3 = Khi quy hoạch chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sẽ làm cho một số
lao động nông nghiệp bị thất nghiệp.
T4 = Quá trình đô thị hoá nảy sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội.

14


II.1.3. Luận giải các biện pháp và giải pháp
Cơ hội (Opportunities )(-O-)


Nguy cơ (Threats)(- T-)

Tận dụng cơ hội để phát huy thế
mạnh (S/O)
S1/O1 = Tận dụng vị trí giáp
thị trấn, phía Tây giáp xã Phước
Kiển, xã Nhơn Đức, xã Long
Thới, phía Nam giáp huyện Cần
Giờ, phía Đông giáp tỉnh Đồng
Nai để giao lưu kinh tế .
S2/O2,O3 = Khí hậu thời tiết
ôn hòa ít thiên tai do thời tiết gây
ra do đó thuận lợi phát triển khu
du lịch sinh thái và có thể phát
triển kinh tế huyện theo hướng đô
thị - du lịch - giải trí và xây dựng
khu nhà ở theo hướng “nhà vườn”
S4/O4 = Do dân số trẻ chiếm
phần lớn nên việc ưu tiên hàng
đầu cho Giáo dục, y tế, văn hóa,
thể dục thể thao và an sinh xã hội
là tất yếu tạo tiền đề chuẩn bị
nguồn nhân lực với chất lượng cao
hơn, đáp ứng từng bước yêu cầu
nhiệm vụ thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá và đô thị hoá.

Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu
nguy cơ (S/T)
S7/T1 = Tận dụng thế mạnh về

trật tự an ninh quốc phòng trên địa
bàn giảm thiểu và xử lý nghiêm
những hành vi lấn chiếm đất, sông
rạch, bảo vệ môi trường.
S3/T2 = Tận dụng nguồn tài
nguyên đất chuyển hướng cây trồng,
vật nuôi khắc phục tình trạng kém
năng suất kéo dài do chỉ có thể trồng
lúa 1 vụ phong phú.
S5/T3 = Các ngành nghề mới
được đầu tư tại chỗ với quy mô nhỏ
sẽ giải quyết được vấn đề thất
nghiệp của một số lao động do
chuyển đổi mục đích từ đất nông
nghiệp sang đất nuôi trồng thủy sản.
S6,S7/T4 = Tận dụng sông rạch
xây dựng các hệ thống xử lý nước
thải, thoát nước. Phối hợp quân và
dân toàn xã để giữ vững và bảo đảm
an ninh trật tự trên toàn khu vực.

Mặt yếu
Nắm bắt cơ hội để khắc phục
(Weaknesse) mặt yếu (O/W)
(-W-)
O3/W1,W2 = Biến đất nông
nghiệp thành các khu nhà ở khắc
phục được yếu tố địa chất và hoá
học của đất tránh tình trạng đất đai
bị bỏ hoang.

O3/W3 = Nâng cấp các khu
dân cư bao gồm có cả việc xây
dựng hệ thống cấp-thoát nước
hoàn chỉnh và xử lý rác thải.
O4/W4 = Phát triển giáo dục
chính là cơ sở để nâng cao trình độ
tay nghề cho người lao động.

Giảm các mặt yếu để ngăn chặn
nguy cơ (W/T)
W3/T4 = Giảm, hạn chế thấp
tình trạng thiếu hệ thống thoát nước,
xử lý chất thải đến mức thấp nhất có
thể sẽ ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm
môi trường trong tương lai.

SWOT
Mặt mạnh
(Strengths)
(-S-)

15


II.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SDĐ
II.2.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
(1) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Khi Luật đất đai 2003 ra đời và sau đó là hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật đất đai kèm theo, xã Phú Xuân đã từng bước thực hiện các quy định theo

Luật đất đai 2003, ban hành các văn bản về đất đai áp dụng trong nội bộ xã để thực
hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai (Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã )
(2) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
Huyện Nhà Bè được thành lập từ năm 1997 theo Nghị định số 03/CP ngày
06/01/1997 gồm 6 xã và 1 thị trấn.
Về ranh giới hành chính: ranh giới hành chính của huyện ổn định theo ranh
giới 364/CP đến ngày 01/04/1997 thì tách ra làm Quận 7 và phần Huyện Nhà Bè như
ngày nay. Do bị tách nên diện tích của xã Phú Xuân cũng bị ảnh hưởng: so với năm
1997 tổng diện tích của xã hiện nay đã tăng lên là 1.000,4463 ha (tăng lên 33,4463 ha).
Cơ cấu ranh giới hành chính của xã không có gì thay đổi kể từ năm 2000 đến
nay. Theo chỉ thị 364 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay hồ sơ địa giới hành chính,
đơn vị hành chính giáp ranh được thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật
cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển lên bản đồ.
(3) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Trên cơ sở chỉ thị 02/CT-UB và chỉ thị 48/CT-UB, phòng Quản lý đất đai phối
hợp và theo chỉ đạo của UBND Huyện Nhà Bè triển khai công tác đo đạc - thành lập
bản đồ địa chính, kết quả đã tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính không tọa độ ở tỷ lệ
1/10000 bằng máy kinh vĩ độ chính xác cho xã.
Hiện nay xã đã có bản đồ địa chính số, được Sở Tài nguyên Môi trường
nghiệm thu và đang được đưa vào sử dụng. Kết quả đo đạc theo ranh giới hành chính,
diện tích đo đạc trên bản đồ số và theo chỉ thị 02/CT - UB và chỉ thị 48/CT - UB chênh
lệch 1,2928 ha (do diện tích đất sông suối).
(4) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Hiện tại xã chưa có quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất mặc dù
không chi tiết nhưng cũng phản ánh một phần qua báo cáo phương hướng nhiệm vụ
năm 2006.
(5) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.

Trên địa bàn xã có 237,3349 ha đất thuộc các tổ chức sử dụng chiếm tỷ lệ
23,72% so với diện tích tự nhiên toàn xã.
Tổng cộng có 5 đối tượng sử dụng đất bao gồm hộ gia đình cá nhân, UBND xã,
tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cộng đồng dân cư sử dụng.
Trong đó đa phần là đất do hộ gia đình cá nhân sử dụng nhiều nhất là đất nông
nghiệp (diện tích 222,9332 ha) và 1 phần đất phi nông nghiệp (diện tích 63,3924 ha).
16


Thứ 2 là phần diện tích do các tổ chức kinh tế sử dụng chủ yếu là đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp (diện tích 194,3092 ha).
Các tổ chức khác sử dụng đất được giao với diện tích 42,2520 ha đất phi nông
nghiệp và 0,7737 ha còn lại vào mục đích nông nghiệp.
Phần diện tích nhỏ còn lại do UBND xã và cộng đồng dân cư sử dụng là đất
phi nông nghiệp trong đó có đất trụ sở, đất tôn giáo tín ngưỡng…
Bảng II.4. Các loại đất phân theo đối tượng sử dụng
Loại đất
Tổng DTTN
1. Đất nông nghiệp
2. Đất phi nông nghiệp
3. Đất chưa sử dụng

Tổng
524,1898
223,7069
300,9729
0,0000

GDC
286,3156

222,9332
63,3924
0,0000

Đối tượng sử dụng
UBS
TKT
TKH
0,5393 194,3092 43,0257
0,0000
0,0000
0,7737
0,5393 194,3092 42,2520
0,0000
0,0000
0,0000

CDS
0,4800
0,0000
0,4800
0,0000

(Nguồn : UBND xã Phú Xuân)
Hiện nay UBND xã chỉ quản lý phần đất phi nông nghiệp gồm đất ở (diện tích
0,0047 ha), đất xây dựng trụ sở (diện tích 0,1928 ha), đất công trình công cộng (diện
tích 20,3553 ha), đất sông suối mặt nước chuyên dùng (diện tích 455,1951 ha).
(6) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tính đến cuối năm 2006 xã đã cấp được thêm hơn 125 giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất cho người dân (phần đất có tài sản gắn liền với đất).
(7) Thống kê, kiểm kê đất đai.
Ngày 20/01/2005 Ủy ban nhân dân Huyện Nhà Bè - Phòng Tài nguyên và Môi
trường đã phối hợp với xã tổ chức triển khai công tác kiểm kê đất đai. Huyện cũng đã
tiến hành thống kê đất đai cuối năm 2006 phục vụ cho công tác quản lý đất đai trên địa
bàn xã dễ dàng.
(8) Quản lý tài chính về đất đai.
Công tác quản lý đảm bảo nghiêm minh, chặt chẽ, và khoa học.
(9) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường Bất
động sản.
Quá trình đô thị hóa tại địa phương và các khu vực lân cận làm cho tình hình
mua bán, giao dịch trong thị trường Bất động sản trở nên rất sôi động.
(10) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
Xã có các cán bộ địa chính và đội ngũ Trật tự đô thị luôn nhiệt tình giải quyết
các tranh chấp khiếu nại của người dân, để mọi nguời dân luôn được đảm bảo mọi
quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ.
(11) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về đất
đai.
(12) Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

17


(13) Nhn xột chung
Qua vic ng dng cụng ngh thụng tin vo qun lý nh nc, UBND xó ó
gii quyt kp thi cỏc th tc hnh chớnh ca cụng dõn, gim bt vic gõy phin h
i vi nhõn dõn, tit kim cho dõn thi gian, cụng sc. Bờn cnh ú nghiờm tỳc thc
hin tt quy ch dõn ch c s, duy trỡ nghiờm cỏc cỏc cuc hp giao ban, Ban p, T

nhõn dõn. Thc hin tt cụng tỏc qun lý t cụng, hn ch tỡnh trng ln chim sụng
rch, san lp v xõy dng trỏi phộp.
Tuy nhiờn trong cụng tỏc bi thng gii phúng mt bng cỏc cụng trỡnh trờn
a bn cha phi hp ng b vi c quan cp trờn lm gim tin quy hoch.
Cn phi cp nht, tng cng cụng tỏc qun lý bin ng t ai v nm chc
tỡnh hỡnh s dng t ai trờn a bn a ra cỏc gii phỏp t ai ng b hn.
II.2.2. NH GI HIN TRNG S DNG T AI
II.2.2.1. Hin trng s dng t ai theo loi hỡnh SD
Theo quy nh ca Lut t ai 2003, tng qu t c chia ra thnh 3 loi
t nh sau: t nụng nghip, t phi nụng nghip, t cha s dng.
Theo s liu thng kờ nm 2006, din tớch t nhiờn ca xó l 1.000,4463
ha.Hin nay qu t ca xó u c s dng vo mc ớch v phỏt trin kinh t xó
hi, khụng cú t cha s dng.
Bng II.5. Hin trng 3 nhúm t chớnh
STT

Loi t

Din tớch (ha)

T l (%)

1.000,4463

100

1

Tng din tớch t nhiờn


2

t nụng nghip

222,2523

22,22

3

t phi nụng nghip

778,1940

77,78

4

t cha s dng

0,0000

0,00

0%

22%
ẹaỏt noõng nghieọp
ẹaỏt phi noõng nghieọp
ẹaỏt chửa sửỷ duùng


78%

Biu 2: C cu s dng t xó Phỳ Xuõn nm 2006
C cu s dng t ca xó vi c cu t phi nụng nghip chim ắ tng din
tớch l minh chng rừ rng nht v quỏ trỡnh ụ th húa ang din ra trờn a bn xó õy l mt biờu hin tớch cc phự hp vi xu th phỏt trin chung. Dõn s phi nụng
nghip tng lờn nhanh chúng, cỏc tuyn ng mi m chớnh l nhng khu vc tp
trung dõn c thnh nhng khu dõn c mi khỏ phỏt trin.
Din tớch trung bỡnh trờn u ngi l khong 610 m2/ngi.
Din tớch t phi nụng nghip bỡnh quõn l 476 m2/ngi.
18


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×