Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP BIÊN HÒA, KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP BIÊN HÒA,
KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI

LÊ VÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Thép Biên Hòa, khu công nghiệp Biên
Hòa, Đồng Nai, Lê Vân sinh viên khoá 32 ngành Kế toán, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

.

TRẦN VĂN MÙA
Giáo Viên Hướng Dẫn

(Ký tên, ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ký tên, ngày

tháng năm

tháng

năm

)

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện cho con có được như
ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế. Thầy cô đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ
truyền đạt cho em kiến thức về chuyên môn cũng như những kinh nghiệm thực tế.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Văn Mùa, người đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Cổ phần Thép Biên Hòa đã
tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty. Cảm ơn tất cả các anh, chị phòng Kế toán đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
TP.HCM, Ngày 03 tháng 7 năm 2010

Sinh viên
LÊ VÂN


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ VÂN. Tháng 07 năm 2010. “ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thép Biên Hòa, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”
LE VAN.July 2010. “Production Cost Accounting and Unit Cost at Bien
Hoa Joint Stock Company, Bien Hoa city, Dong Nai Province”
Khóa luận được thực hiện dựa trên các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
và xác định giá thành đã học vận dụng vào thực tiễn, các số liệu thu thập năm 2010.
Ngoài ra còn kết hợp với việc thống kê, phỏng vấn trực tiếp.
Nội dung chủ yếu nhằm mô tả lại quy trình hạch toán và xác định giá thành
thực tế tại công ty. Qua đó, thấy được những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế của
công tác kế toán và từ đó đề xuất các ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán ngày
càng phù hợp với quy định.


MỤC LỤC
Trang
viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

3

2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần thép Biên Hòa


3

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

4

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

4

2.1.2.1. Chức năng

4

2.1.2.2. Nhiệm vụ

4

2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần thép Biên Hòa

5

2.2.1. Cơ cấu sản xuất của công ty

5

2.2.2 Cơ cấu tổ chức

6


2.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty

6

2.3.1. Ban giám đốc

6

2.3.2. Phòng kế hoạch vật tư

7

2.3.3. Phòng kỹ thuật - cơ điện

7

2.3.4. Phòng tổ chức- hành chính

7

2.3.5. Phòng kế toán- tài vụ

7

2.3.6. Phòng KCS

7

2.3.7. Ban quản đốc phân xưởng và đội


7

2.3.8. Phòng y tế

8

2.3.9. Phòng bảo vệ

8

2.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
v

8


2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán

8

2.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán

9

2.5. Quy trình sản xuất tại công ty

12

2.5.1. Chế biến phụ liệu


12

2.5.2. Luyện thép

13

2.5.3. Đúc

13

2.5.4. Cán thép

13

2.5.5. Hoàn tất sản phẩm

13

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận:

14
14

3.1.1. Chi phí sản xuất

14

3.1.2. Giá thành sản phẩm


15

3.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16
3.1.4. Đối tượng hạch toán CPXS, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 16
3.2. Kế toán chi phí sản xuất

16

3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

16

3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

19

3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

20

3.2.4. Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng

25

3.2.5. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất

26

3.2.6. Tổng hợp chi phí sản xuất


27

3.2.7. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

30

3.3. Kế toán giá thành sản phẩm

32

3.3.1. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)

32

3.3.2. Phương pháp hệ số

32

3.3.3. Phương pháp tỷ lệ

32

3.3.4. Phương pháp loại trừ chi phí

33

3.3.5. Phương pháp đơn đặt hàng

33


3.3.6. Phương pháp tổng cộng chi phí

33

3.3.7. Phương pháp phân bước

33

3.3.8. Phương pháp định mức

34
vi


3.3.9. Phương pháp liên hợp

35

3.4. Phương pháp nghiên cứu

35

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần thép Biên Hòa

36
36

4.1.1 Quy trình luyện thép


36

4.1.2 Quy trình cán thép

37

4.2 Những vấn đề cơ bản về kế toán tập hợp CPSX và tính Z sản phẩm tại công ty 37
4.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí

37

4.2.2 Đối tượng tính giá thành

37

4.2.3 Phương pháp tính giá thành

37

4.2.4 Kì tính giá thành

38

4.3. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

38

4.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


38

4.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

47

4.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

52

4.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung dùng chung cho cả hai phân xưởng

59

4.3.5 Kế toán tập hợp phí:

62

4.3.6 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

66

4.3.7 Kế toán giá thành:

66

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

68


5.1 Kết luận

68

5.2 Kiến nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCNV


Cán bộ công nhân viên

CPKHTSCĐ

Chi phí khấu hao tài sản cố định

CPNVLTT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPSX

Chi phí sản xuất

CPSXDD

Chi phí sản xuất dở dang

GTGT

Thuế giá trị gia tăng

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

LCB

Lương căn bản


NC

Nhân công

NVL

Nguyên vật liệu

PX

Phân xưởng

SP

Sản phẩm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

Z

Giá thành

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Bảng trích khấu hao Tài sản cố định

57

Bảng 4.2. Bảng sữa chữa lớn Tài sản cố định và Xây dựng cơ bản

59

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu sản xuất của công ty

5

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

6

Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán- tài vụ

8

Hình 2.4. Sơ đồ trình tự ghi sổ tại công ty


10

Hình 2.5. Sơ đồ quy trình sản xuất tại công ty

12

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng sắt phế liệu số HĐ 0014601 ngày
02/01/2010
Phụ lục 2. Hóa đơn giá trị gia tăng mua sắt phôi số HĐ 0096787 ngày 18/01/2010
Phụ lục 3. Phiếu nhập kho vật tư hàng hóa mua ngoài
Phụ lục 4. Phiếu xuất kho
Phu lục 5. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất phân xưởng Luyện .
Phụ lục 6. Bảng kê chi tiết nhập xuất tồn bán thành phẩm và phế liệu .
Phụ lục 7. Bảng kế hoạch nộp BHXH, BHYT và BHTN
Phụ lục 8. Bảng kê quyết toán tiền lương
Phụ lục 9. Bảng trích khấu hao TSCĐ
Phụ lục 10. Bảng phân bổ lương phân xưởng Luyện

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong những năm trở lại đây, khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế
hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì diện mạo

của nền kinh tế cũng thay đổi rõ nét. Hiện nay vấn đề tồn tại và phát triển đi đôi với
vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu
khách hàng là nhu cầu bức thiết nhằm cạnh tranh với một số doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
Với tình hình đó, cùng với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành sản
phẩm là một vấn đề trọng yếu để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và tìm kiếm lợi
nhuận. Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có
ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có
thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh
tế, tổ chức, quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã vá đang thực hiện trong quá
trình sản xuất.
Vì vậy hạch toán giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp, đồng thời cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng và Nhà
nước thực hiện công tác quản lý các doanh nghiệp.
Với những ý nghĩa như trên, được sự đồng ý của Khoa kinh tế trường Đại học
Nông Lâm TPHCM, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Mùa, cũng như
sự giúp đỡ của Công ty cổ phần thép Biên Hòa, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thép Biên Hòa,
khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty cổ phần thép Biên Hòa. Qua đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại,


đồng thời đề xuất ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán tại công ty ngày càng hoàn
thiện và phù hợp với quy định.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội tốt để tôi có thể cũng cố, nâng cao kiến thức
chuyên ngành của mình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau:

Phạm vi không gian: tại Công ty cổ phần thép Biên Hòa, Đồng Nai
Phạm vi thời gian: từ tháng 03/2010- 06/2010
Nội dung nghiên cứu: công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần thép Biên Hòa
1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm 5 chương
- Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi đề tài
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần thép Biên Hòa.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ
phần thép Biên Hòa. Từ đó đưa ra những nhận xét về công tác kế toán.
- Chương 5: Kết luận và đề nghị
Qua những vấn đề nghiên cứu đưa ra nhược điểm, trên cơ sở đó đề xuất ý kiến.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần thép Biên Hòa:
Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Thép Biên Hòa ( VCS )
Tên Tiếng Anh: BIEN HOA STEEL JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ: Khu Công nghiệp Biên Hòa I, Đường số 9, Phường An Bình, Thành phố
Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 061. 3836148

Fax: 061. 3836505
Email:
Website: www.vicasasteel.com
Vốn điều lệ: 135.000.000.000 VND
Người đại diện theo pháp luật:
- Ông Bùi Văn Hùng, Tổng Giám đốc
Người công bố thông tin:
- Ông Nguyễn Thanh Hùng , Kế toán trưởng
- Email dùng để công bố thông tin:
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, mua bán sản phẩm thép, nguyên vật liệu sản xuất thép; Máy móc thiết bị,
phụ tùng, thứ liệu và phế liệu kim loại ngành sản xuất thép, sắt thép các loại.
- Xử lý, gia công, chế biến thứ liệu và phế liệu kim loại. Gia công kết cấu thép


- Sản xuất, mua bán Oxy, Nitơ và Argon dạng lỏng và khí. Kiểm định vỏ chai chứa
khí áp lực. Chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành cơ khí luyện kim.

Giấy phép thành lập và hoạt động:
Giấy phép số: 4703000474. Do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp ngày
25/12/2007.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Thép Biên Hòa tiền thân là Nhà máy Thép Biên Hòa, thuộc
thành viên của Công ty Thép Miền Nam.
Năm 2007, Nhà máy Thép Biên Hòa trở thành Công ty Cổ phần Thép Biên Hòa.
Công ty được thành lập vào năm 1967 và đi vào sản xuất từ năm 1969. Qua 30 năm
xây dựng và trưởng thành, công ty đã và đang đóng góp thiết thực trong việc đảm bảo
sản lượng thép hằng năm cho Tổng Công ty Thép Việt Nam.
Với 528 CBCNV và nằm trên diện tích 230.000 m2, hằng năm công ty sản xuất
130.000 tấn thép thỏi và 130.000 tấn thép cán các loại.

Công ty bao gồm phân xưởng chuẩn bị liệu, một phân xưởng luyện đúc thép theo
công nghệ lò điện hồ quang và đúc thép liên tục, một phân xưởng cán thép bán tự động
và các phân xưởng phục vụ khác.
Hiện nay, sản lượng phôi đạt 120.000 tấn và cán thép đạt 130.000 tấn.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
2.1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần Thép Biên Hòa có chức năng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
thép chủ lực như: các loại thép cán tròn trơn, gân cán nóng, thép xây dựng, thép hợp
kim Gr60, SD390, thép cuộn phục vụ kéo dây. Sản phẩm phụ: oxy, argon, nitơ cho
công nghiệp và y tế…, phục vụ cho nhu cầu trong nước và trong khu vực.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Kế hoạch của công ty từ khâu sản xuất cũng như đến khâu tiêu thụ đều theo lệnh của
Tổng Công ty Thép Việt Nam, kế hoạch được giao vào tháng 12 năm trước và kế
hoạch năm được điều chỉnh vào tháng 9 hàng năm bảo đảm đúng số lượng, chất lượng
4


và chủng loại vật liệu. Chủ động điều hòa khối lượng sản xuất hàng ngày, hàng tuần để
hoàn thành đúng thời hạn.
Trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao vượt mức công suất và hệ số sử dụng thiết
bị lò. Đặc biệt công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ở 3 mặt:
- Sản lượng hàng năm tăng.
- Chất lượng sản phẩm thép tròn luôn ổn định và đạt chất lượng cấp 1.
- Chi phí sản xuất ngày càng hạ thấp nhờ đó hạ thấp được giá thành sản phẩm
2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần thép Biên Hòa
2.2.1. Cơ cấu sản xuất của công ty:
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu sản xuất của công ty cổ phần thép Biên Hòa
GIÁM ĐỐC

Khối sản xuất chính


Khối phục sản xuất

PX

PX

PX

Trạm

PX

Đội

Cán

Luyện

Cơ Điện

Oxy

Cung Ứng

vận
tải

5



2.2.2 Cơ cấu tổ chức
Hinh 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thép Biên Hòa

GIÁM ĐỐC

PGĐ sản xuất

PGĐ kỹ thuật

Phòng

Các phân

Phòng

Phòng

KHVT

xưởng và đội

KTCĐ

KCS

Phòng
KTTV

Phòng

TCHC

Phòng y tế

Phòng bảo
vệ

2.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty:
2.3.1. Ban giám đốc:
-Giám đốc công ty có quyền quyết định và điều hành trực tiếp toàn bộ hoạt động của
các phòng ban. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty theo pháp lệnh, chỉ định của Nhà nước.
- Phó giám đốc sản xuất: hỗ trợ cho giám đốc trong việc theo doi tình hình SXKD của
công ty, được giám đốc ủy quyền giải quyết công việc trong lĩnh vực SXKD khi giám
đốc vắng mặt.
- Phó giám đốc kỹ thuật: trực tiếp chỉ đạo về lĩnh vực kỹ thuật bao gồm yêu cầu kỹ
thuật đối với sản phẩm máy móc thiết bị và quy trình công nghệ.

6


2.3.2. Phòng kế hoạch vật tư:
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, giúp giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh thang, quý, năm. Giúp giám đốc theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch và
điều động công việc hàng ngày.
- Quản lý vật tư,nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, sữa chữa và xây dựng cơ bản.
Quản lý bán thành phẩm, thành phẩm, phế liệu, thực hiện tiêu thụ theo nhiệm vụ giám
đốc giao.
2.3.3. Phòng kỹ thuật - cơ điện:
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hệ thống điện toàn công ty, đảm bảo cung cấp đầy đủ và

an toàn điện cho các phân xưởng sản xuất cũng như các phòng ban.
- Chịu trách nhiệm lắp đặt bảo trì và sữa chữa, tự chế thiết bị và chạy thử sản phẩm.
2.3.4. Phòng tổ chức- hành chính:
- Chịu trách nhiệm về nhân sự, theo dõi sự biến động về lao động, sắp xếp bộ máy
quản lý CBCNV, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho CNV, lập báo
cáo và tổng hợp chi trả lương cũng như các chế độ theo quy định hàng tháng cho toàn
thể CBCNV và giám sát việc chi trả lương ở từng bộ phận.
- Chịu trách nhiệm về công tác hành chính trong công ty.
2.3.5. Phòng kế toán- tài vụ:
- Phụ trách về mặt tài chính và kế toáncủa công ty, có trách nhiệm trong việc theo dõi
tình hình nhập xuất kho tài sản, nguyên vật liệu, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm,
có trách nhiệm trong các khoản thu- chi, thanh toán hợp đồng, theo dõi tình hình công
nợ, xây dựng bộ máy quản lý tài chính trong toàn công ty, trực tiếp chỉ đạo, thu thập số
liệu các báo cáo thống kê và các báo cáo tài chính.
- Tổng kết tình hình hoạt động SXKD của công ty.
2.3.6. Phòng KCS:
Chịu trách nhiệm về khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất, ngoài ra còn
có trách nhiệm lập báo cáo đề xuất sữa chữa thiết bị kiểm nghiệm.
2.3.7. Ban quản đốc phân xưởng và đội:
Ban quản đốc phân xưởng:
Là người phụ trách chủ trì các hoạt động của phân xưởng, quản lý máy móc, thiết bị,
chỉ huy phân xưởng triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất
7


Đội vân tải
Là đơn vị thực hiện mang tính chất một phân xưởng sản xuất có chức năng duy trì sự
hoạt động của các phương tiện vận tải, thiết bị nâng hàng và các xe cẩu phục vụ hoạt
động sản xuât của công ty.
2.3.8. Phòng y tế:

Là đơn vị độc lập có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe của người lao động, chịu sự chỉ
đạo của cơ quan chủ quản và có mối quan hệ chặt chẽ với cơ sở y tế của địa phương
kiểm tra công tác vệ sinh công nghiệp và yêu cầu làm đúng theo quy định
2.3.9. Phòng bảo vệ
Có trách nhiệm bảo vệ kinh tế, bảo vệ trật tự an toàn, phòng cháy chữa cháy, phòng
chống mọi biểu hiện tiêu cực và các hành động phá hoại gây mất trật tự của kể xấu.
2.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty:
2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Hinh 2.3: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán- tài vụ:
Kế toán trưởng

Kế toán
tổng hợp

Kế toán
NVL,NL

Kế toán
thanh toán
& công nợ

Kế toán
DT,thuế

Thủ quỹ

Chức năng, nhiệm vụ bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng:
Phụ trách tát cả các cán bộ ở bộ phận kế toán, tham mưu cho ban giam đốc chỉ đạo
quản lý kinh tế của công ty, quản lý vật tư, tiền vốn, tài sản, không ngừng nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm chi phí tạo ra nhiều lợi
nhuận cho công ty, kế toán trưởng giám sát chặt chẽ công tác xây dựng cơ bản của
công ty theo đúng điều lệ của Nhá nước ban hành.
Kế toán tổng hợp:
Thực hiện công tác tổng hợp kế toán theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Từ số liệu
kinh tế phát sinh tổng hợp lên bảng kê chưng từ có liên quan, từ đó tập hợp số liệu tính
8


giá thành sản phẩm trong kỳ, tổng hợp lên sổ cái, sổ chi tiết, sổ tổng hợp, lập các biểu,
báo cáo tháng, quý, năm.
Kế toán vật tư:
Vào sổ chi tiết vật tư kịp thời, đầy đủ, chính xác. Lập bảng kê nhập- xuất- tồn, phân bổ
định kỳ hàng tháng đối chiếu số liệu vật tư và phòng kế toán, thủ kho thông qua,các kế
toán kịp thời phát hiện thất thoát,hư hỏng lãng phí vật tư.
Kế toán thanh toán và công nợ:
Căn cứ vào chứng từ gốc, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị duyệt chi, các hóa đơn
mua hàng vật tư, các giấy nhập đã được kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị xét duyệt.
Căn cứ chứng từ, bảng kê chứng từ ghi sổ. Kế toán công nợ định kỳ đối chiếu với
khách hàng, người vay nợ, người phải trả, người phải thu.
Thủ quỹ:
Là người quản lý tiền mặt hàng ngày của công ty và trên giấy thu, chi, trả được duyệt.
Thủ quỹ thu chi tiền mặt và báo cáo quỹ, cuối năm đối chiếu số liệu kế toán, phải có
trách nhiệm bảo quản chứng từ khi giao cho kế toán ghi sổ.
2.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐBCT ngày 20.3.2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi
bổ sung Chế độ kế toán của Bộ Tài chính.
Hình thức kế toán áp dụng:
Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ có ưu điểm: dễ hiểu, rõ ràng, dễ phát hiện sai lầm,
điều chỉnh thích hợp với mọi hình thức SXKD.

9


Hinh 2.4 Sơ đồ trình tự ghi sổ tại công ty
Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Sổ đăng
kí chứng
từ ghi sổ

Chứng
từ ghi sổ

Sổ kế toán chi
tiết

Sổ cái

Bảng cân
đối số phát

Báo cáo
kế toán

Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra

10

Bảng tổng
hợp chi tiết
số phát sinh


Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty:
- Căn cứ các chứng từ gốc đã hợp lệ, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ được đăng ký ghi theo trình tự thời gian, số thứ tự, số chứng từ
ghi sổ, ….
- Chứng từ ghi sổ được đăng ký vào sổ cái, cuối kỳ cộng sổ, lập bảng cân đối số
phát sinh trên từng tài khoản. Trên bảng cân đối thể hiện số dư ĐK và tiến hành
lập bảng tổng kết tài sản.
-.Hàng ngày kế toán chi tiết thực hiện trên các sổ, thẻ chi tiết dựa váo các chứng
từ gốc. Cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết và đối chiếu với bảng cân đối số
phát sinh, số liệu khớp thì lập các báo cáo kế toán.
Tình hình áp dụng tin học trong công tác kế toán:
Phương tiện tính toán hiện nay của công ty toàn bộ đều áp dụng trên máy vi
tính. Phần mềm được sử dụng là KTSYS, công ty cài đặt chương trình giải quyết
vấn đề in sổ sách nhằm giảm khối lượng công việc ghi chép trong công
tác kế toán.

11



2.5. Quy trình sản xuất tại công ty:
Hình 2.5 Sơ đồ quy trình sản xuất tại công ty
Sắt thép vụn

Điện năng

Chế biến liệu

Hồi liệu luyện
thép

Luyện thép lò 20 tấn,30
tấn
Chất trơ
dụng

Than điện
Đúc

Thép thỏi BTP
Cán thép lò nung, dàn cán bán tự động
SP thép các loại dùng trong xây dựng

Quy trình sản xuất gồm 3 công đoạn :
2.5.1. Chế biến phụ liệu:
Sắt phế liệu và các hồi liệu được phân loại làm sạch . Phân kim loại, chất cháy nổ,
sau đó được chế biến bằng cách ép đóng bánh và được nạp vào thùng chứa liệu để
chuyể sang phân xưởng luyện.

12



2.5.2. Luyện thép:
Dùng lò điện hồ quang 3 pha hoạt động theo công nghệ luyện thép kiềm tính. Liệu
và hồi đạt yêu cầu kỹ thuật được nạp vào lò và nấu.
2.5.3. Đúc
Sau khi thép được rót vào thùng, cầu trục chuyển đến vị trí đúc rót và có 2 cách
đúc rót là đúc khuông gang và đúc bằng máy đúc liên tục. Thép sau khi đúc được
đánh giá, phân loại và xếp vào bãi thành phẩm chuyển sang công đoạn cán ở phân
xưởng cán.
2.5.4. Cán thép:
- NVL đưa váo cán thỏi sau khi phân loại chất lượng và làm sạch đưa vào cán.
- Nung thỏi ở lò nung liên tục 3 vùng : vùng sấy, vùng nung, vùng đồng nhiệt,
nhiên liệu nung là dầu FO, được đốt cháy bằng vòi phun dưới dạng vòi phun thấp
áp.
- Sau khi nung, thỏi được đưa qua các hệ thống con lăn liên tục đến quy trình cán.
2.5.5. Hoàn tất sản phẩm:
Đối với sản phẩm từ  6 đến  8: hai sản phẩm này sau khi cán hàng cán dây,
đưa tới máy cuộn thành từng khoanh có trọng lượng từ 90 đến 140kg tương ứng
với từng loại thỏi.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận:
3.1.1. Chi phí sản xuất:
Khái niệm: Chi phí sản xuất là toàn bộ lao động vật hóa và lao động sống đã chi ra để

sản xuất sản phẩm trong một kỳ kế toán.
Phân loại chi phí sản xuất: Nhằm phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí
sản xuất để tính giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất
phát sinh phải tiến hành phân loại chi phí.
-

Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố : Những chi phí liên quan trực tiếp tạo
ra sản phẩm được phân thành yếu tố chi phí gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ dùng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương phải trả cho người lao đông và các khoản
trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo tiền lương.
Chi phí sản xuất chung gồm: chi phí tiền lương quản lý phân xưởng, các khoản
trích theo lương, chi phí khấu hao, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi
phí bằng tiền khác…
- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế:
Chi phí sản xuất: là chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất.
Chi phí ngoài sản xuất: là chi phí không gia làm gia tăng giá trị sản phẩm sản xuất
nhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm: chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
-

phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra:

chi phí khả biến


×