Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO TÚI THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.79 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO TÚI THÂN THIỆN
MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH

NGUYỄN ĐÌNH HẠNH DUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác định mức sẵn lòng trả
cho túi thân thiện môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất chính sách” do sinh
viên Nguyễn Đình Hạnh Dung, sinh viên khóa 32, ngành Kinh tế, chuyên ngành kinh
tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________

ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn
Chữ ký

_________________________


Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo

Chữ ký

Chữ ký

__________________

____________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi những lời tri ân đến Bố Mẹ và Gia đình, những người
đã sinh thành nuôi nấng và tạo mọi điều kiện để con có ngày hôm nay được ngồi
giảng đường đại học và có vinh dự được làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã tận tình chỉ dẫn và truyền đạt
những kiến thức quí báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Thanh Hà, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp
này.
Cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị ở Sở Tài Nguyên Môi Trường thành phố Hồ
Chí Minh, Quỹ Tái Chế thành phố Hồ Chí Minh, Công Ty Đô Thị Môi Trường, Công
Ty TNHH Môi Trường Vạn Tường, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần cũng như đã đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đình Hạnh Dung


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN ĐÌNH HẠNH DUNG. Tháng 06 năm 2010. “ Xác Định Mức Sẵn Lòng
Trả Cho Túi Thân Thiện Môi Trường và Đề Xuất Chính Sách”.
NGUYEN DINH HANH DUNG, June 2010. “Willingness To Pay For Environment
Friendly Bag in Ho Chi Minh City and Recommendation Policy”
Túi thân thiện môi trường là một loại sản phẩm mới được bán trên thị trường
Việt Nam nhằm mục đích thay thế và hạn chế việc sử dụng túi nilon gây ảnh hưởng
đến sức khỏe và làm ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.

Qua điều tra 140 người ở thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng phương pháp đánh
giá ngẫu nhiên (CVM), đề tài đã đánh giá được nhận thức của người dân, xác định
những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả, ước lượng mức sẵn lòng trả bình quân
của người dân cho việc sử dụng túi thân thiện môi trường
Kết quả cho thấy mức sẵn lòng đóng góp của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như hiểu biết, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập,…. Áp dụng kỹ thuật hồi quy
và phương pháp toán học, để xác định được mức sẵn lòng trả trung bình của người dân
ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi loại những câu trả lời phản đối và không chắc chắn
mức sẵn lòng trả trung bình là 7.424 VNĐ/túi/hô/năm tổng mức sẵn lòng trả là
10.272.039.424 VNĐ/ năm. Khi loại bỏ những câu trả lời phản đối và không chắc chắn
tổng mức sẵn lòng trả là 10.792.282.800 VNĐ/năm. Đây chỉ mới là con số từ thành
phố Hồ Chí Minh nếu tính cả nước thì con số này sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả của đề tài
sẽ là cơ sở để các nhà làm chính sách có thể đưa ra những chính sách thích hợp để
giảm thiệu việc sử dụng túi nilon và thay thế bằng túi thân thiện môi trường. Đồng thời
giúp các doanh nghiệp sản xuất túi thân thiện môi trường có những kế hoạch đổi mới
hơn về sản phẩm để tăng tính cạnh tranh của nó trên thị trường.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình


x

Danh mục các phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chính

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

3


1.3.1 Phạm vi không gian

3

1.3.2 Phạm vi thời gian

3

1.4 Bố cục luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

2.2 Tổng quan đặc điểm nghiên cứu

6

2.2.1 Vị trí địa lí

6

2.2.2 Địa hình


6

2.2.3 Dân số

6

2.2.4 Các vấn đề về rác thải sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh

7

2.2.5 Công tác giải quyết vấn đề rác sinh hoạt của các cơ quan
chức năng

9

CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận

17
17

3.1.1 Chất thải rắn

17

3.1.2 Túi nilon

17

v



3.1.3 Túi thân thiện môi trường

17

3.1.4 Ô nhiễm môi trường đất

18

3.1.5 Ô nhiễm môi trường nước

18

3.1.6 Ô nhiễm môi trường không khí

18

3.1.7 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

18

3.2 Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

24


3.2.2 Phương pháp mô tả

24

3.2.3 Phương pháp tính chi phí túi nilon

25

3.2.4 Phương pháp xác định mức sẵn lòng trả

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1 Mô tả hiện trạng ô nhiễm môi trường do túi nilon gây ra ở thành
phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây

28

4.2 Đánh giá nhận thức môi trường của người dân

31

4.3 So sánh hiệu quả sử dụng túi nilon và túi thân thiện môi trường
dựa theo giá thị trường

36


4.4 Mức sẵn lòng trả cho túi thân thiện môi trường

37

4.4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội người được phỏng vấn như: Thu
nhập, giới tính, tuổi

37

4.4.2 Thống kê nghề nghiệp người được phỏng vấn

38

4.4.3 Mức sẵn lòng trả

39

4.4.4 Lý do sẵn lòng trả

39

4.4.5 Lý do không đồng ý trả

40

4.5 Hiệu chỉnh câu trả lời phản đối và không chắc chắn

40

4.5.1 Hiệu chỉnh câu trả lời phản đối


40

4.5.2 Hiệu chỉnh câu trả lời không chắc chắn

41

4.6 Ước lượng mô hình sẵn lòng trả trung bình

41

4.6.1 Mô hình hồi quy logit chưa hiệu chỉnh

41

4.6.2 Mô hình hồi qui logit đã hiệu chỉnh

46

vi


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

47

5.1 Kết luận

48


5.2 Kiến nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

PE

Polyetylen



Quyết định

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

WTA

Mức sẵn lòng đền bù

WTP

Mức sẵn lòng trả

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tên Và Vị Trí Các Bãi Rác Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

9

Bảng 2.2 Tổng Khối Lượng Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn
Thành Phố Hồ Chí Minh

13


Bảng 4.1 Những Vấn Đề Môi Trường Được Người Trả Lời Quan Tâm

31

Bảng 4.2 Lý Do Sử Dụng Túi Nilon

32

Bảng 4.3 Cách Thức Xử Lý Túi Nilon Sau Khi Đã Sử Dụng

33

Bảng 4.4 Hiểu Biết Về Tác Hại Túi Nilon

35

Bảng 4.5 Hiểu Biết Về Túi Thân Thiên Môi Trường

35

Bảng 4.6 Nguồn Tiếp Nhân Thông Tin Về Túi Thân Thiện Môi Trường

36

Bảng 4.7 Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội Người Được Phỏng Vấn Như:
Thu Nhập, Giới Tính, Tuổi

37

Bảng 4.8 Thống Kê Nghề Nghiệp Người Được Phỏng Vấn


38

Bảng 4.9 Thống Kê Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Được Phỏng Vấn

39

Bảng 4.10 Thống Kê Lý Do Sẵn Lòng Trả Của Người Được Phỏng Vấn

39

Bảng 4.11 Thống Kê Lí Do Không Đồng Ý Sẵn Lòng Trả

40

Bảng 4.12 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit Chưa Hiệu Chỉnh

42

Bảng 4.13 Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh

44

Bảng 4.14 Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Của Mô Hình Chưa Hiệu Chỉnh

45

Bảng 4.15 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit Đã Hiệu Chỉnh

46


Bảng 4.16 Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Hồi Qui Đã Hiệu Chỉnh

47

Bảng 4.17 Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh

47

Bảng 5.1: Biểu Khung Thuế Môi Trường Theo Dự Kiến

52

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Túi Nilon Được Vứt Xuống Cống Thoát Nước Gây Mất Thẩm
Mỹ

30

Hình 4.2 Túi Nilon Được Vứt Khắp Nơi Một Cách Bừa Bãi

31

Hình 4.3 Biểu Đồ Phần Trăm Số Lượng Sử Dụng Túi Nilon

32


Hình 4.4 Túi Nilon Đang Được Phát Miễn Phí Cho Khách Hàng Tại Các

33

Siêu Thị
Hình 4.5 Túi Nilon Được Vứt Khắp Nơi Kể Cả Nơi Có Biển Báo Cấm

34

Hình 4.6 Các Loại Rác Thải Đều Được Bỏ Vào Túi Nilon Rồi Mới Bỏ
Vào Sọt Rác

34

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Dân Số Và Lượng Rác Thải Sinh Hoạt Của Các Quận Trong Thành Phố Hồ
Chí Minh
Phụ lục 2. Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh
Phụ lục 3. Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh
Phụ lục 4. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Phỏng Vấn

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1 Đặt vấn đề
Kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống càng ngày càng hiện đại hơn nhưng
song song với sự phát triển đó là ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn của các
nước trên thế giới và trở thành vấn đề cấp bách đòi hỏi phải có phương án khắc phục
kịp thời nếu không hậu quả hết sức nghiêm trọng. Trong đó việc xử lí và thu gom túi
nilon gặp rất nhiều khó khăn và đang là vấn đề hết sức nan giải.
Theo con số thống kê của thế giới mỗi năm toàn thế giới sử dụng hơn 1.3 tỉ túi
nilon. Trung bình mỗi ngày sử dụng 220 túi. Ở Việt Nam xuất hiện và thay thế các
loại lá chuối, lá sen, lá dong mà người xưa vẫn bao đời sử dụng túi nilon đã trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ở đâu cũng có sự hiện diện túi
nilon từ việc dùng những vật dụng thông thường đến đựng thức ăn. Ai cũng cho rằng
thế là văn minh hiện đại và rất tiện lợi và lại được phát miễn phí. Nhưng ít ai biết rằng
đằng sau sự tiện lợi đó là mối đe dọa môi trường hết sức nghiêm trọng. Được làm ra
từ nhựa nhưa PP và PE có nguồn gốc từ dầu mõ túi nilon rất dẻo lại không thấm nước
nên rất tiện lợi tuy nhiên thời gian phân hủy lại rất lâu. Để một túi nilon phân hủy
hoàn toàn trong đất thì phải mất từ 500 đến 1000 năm. Còn nếu tiêu hủy bằng cách
đốt thì lại rất nguy hiểm cho sức khỏe con người bởi vì những loại túi nilon nếu được
sử dụng chứa những chất như lưu huỳnh, dầu mỏ khi đốt trong không khí gặp hơi
nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi, còn
tạo chất dioxin gây ngộ độc khó thở, ói ra máu và còn nguy hiểm hơn đó là gây ung

1


thư não. Ngoài ra túi nilon khi thải ra đại dương thì lại gây hại cho các loài động thực
vật ở đây. Theo tổ chức Environment California ước tính khoảng một triệu động vật
bị chết mỗi năm do mắc vào hoặc bị ngạt thở do túi nilon trôi nổi trên đại dương.
Tháng 4-2002 một con cá voi dạt vào bờ biển Normandy của nước Pháp và người ta
tìm thấy 1kg túi nilon trong dạ dày của nó.

Túi nilon đã thật sự không còn phù hợp vì những mặt tiêu cực của nó nên trên
cơ sở đó túi thân thiện môi trường đã ra đời. Sự ra đời của loại túi này đã hứa hẹn
những khởi sắc mới cho môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, vì đây là một sản phẩm mới
vẫn chưa được nhiều người biết đến, nhận thức về sự độc hại của túi nilon cũng chưa
được nhiều người biết và quan tâm nên túi thân thiện môi trường chưa dành được sự
lựa chọn của người tiêu dùng. Trên cơ sở đó đề tài: “Xác định mức sẵn lòng trả cho
túi thân thiện môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất chính sách” đã ra
đời nhằm đánh giá nhận thức môi trường của người dân và tìm ra những chính sách
thích hợp đẩy mạnh sức cạnh tranh của túi thân thiện môi trường nhằm góp phần bảo
vệ môi trường và sức khỏe con người.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chính
- Xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với túi thân thiện môi
trường bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM).
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường do túi nilon gây ra.
- Đánh giá nhận thức về môi trường của người dân đối với ô nhiễm túi nilon.
- Phân tích chi phí sử dụng túi nilon
- Xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với túi thân thiện môi
trường.
- Xây dựng chính sách để đẩy mạnh nhu cầu sử dụng túi thân thiện thay thế túi
nilon.

2


1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài chọn thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn nghiên cứu vì đây là nơi mà hiện
nay mà đây là nơi mà túi thân thiện môi trường đang được bán nhiều nhất và cũng là

nơi mà tình trạng ô nhiễm môi trường do túi nilon gây ra rất nghiêm trọng.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành thực hiện từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010 bao gồm các
giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thời gian từ 27/02/2010-15/04/2010
-

Thu thập các thông tin và dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

-

Tiến hành viết đề cương chi tiết và soạn thảo bảng câu hỏi phục vụ đề

tài.
Giai đoạn 2: Thời gian từ 15/04/2010-20/05/2010
-

Thu thập thông tin về số liệu tại sở tài nguyên môi trường thành phố Hồ

Chí Minh, công ty môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh.
-

Tiến hành trực tiếp phỏng vấn trực tiếp 140 người thuộc 3 quận là: quận

9, quận Thủ Đức, quận Tân Bình.
Giai đoạn 3: từ 20/05/2010 đến 15/07/2010
-

Tổng hợp, xử lí số liệu, phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài.


1.4 Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương.
Chương I: Tác giả trình bày lí do chọn đề tài mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn.
Chương II: Giới thiệu tổng quan về các tài liệu liên quan đến nghiên cứu cũng như
tổng quan về tài liệu nghiên cứu: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện
tự nhiên kinh tế xã hội.
Chương III: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm định
nghĩa và phương pháp được sử dụng trong đề tài.
3


ChươngIV: Đây là chương trình bày các kết quả đạt được của đề tài.
Chương V: Dựa vào kết quả chương IV, tác giả và kết luận và đưa ra một số kiến nghị
cho việc đẩy mạnh tính cạnh tranh của túi thân thiện môi trường

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Phương pháp CVM là phương pháp được lựa chọn chủ yếu trong đề tài nghiên
cứu này, nó được dùng để xác định mức sẵn lòng trả cho túi thân thiện môi trường
cũng như đánh giá nhận thức người dân về các vấn đề môi trường và sức khỏe cộng
đồng.
Nghiên cứu: “Đánh giá nhận thức và mức sẵn lòng trả người dân về chất
lượng môi trường tại Mỹ Tho – Tiền Giang”. Nghiên cứu này được tác giả Võ Quốc
Nam thực hiện vào năm 2009, nghiên cứu này dùng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

(CVM) để xác định nhận thức người dân với vấn đề môi trường và ước tính tổng thiệt
hại môi trường dưới con mắt người dân và tính được giá trị đóng góp của từng hộ dân
cho việc cải thiện môi trường.
Qua phỏng vấn 140 hộ dân tại thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang kết quả thu
được là có nhiều biến ảnh hưởng đến WTP như: Thu nhập, giới tính, trình độ,…
Nhưng trong đó biến chịu tác động môi trường là biến có ảnh hưởng lớn nhất, kết quả
WTP thu được 1.319.132.000 VNĐ/năm, xác định được tổng mức thiệt hại do môi
trường ô nhiễm gây ra theo người dân phản ánh là 13,2 tỷ.
Nghiên cứu: “Xác định mức sẵn lòng trả để bảo tồn sếu đầu đỏ ở Kiên
Lương Kiên Giang”. Nghiên cứu này được tác giả Bùi Quang Thịnh thực hiện vào
năm 2009, nghiên cứu này dùng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), qua điều
tra 160 hộ dân ở thành phố Hồ Chí Minh và Kiên Lương (Kiên Giang) để xác định
những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả, ước lượng mức sẵn lòng đóng góp bình
quân của người dân cho việc bảo tồn sếu đầu đỏ.
5


Và kết quả thu được sau khi phỏng vấn 100 hộ ở thành phố Hồ Chí Minh và 60
hộ ở Kiên Lương (Kiên Giang ) yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả như tín
ngưỡng, thu nhập,… nhưng trong đó yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố tín
ngưỡng là một phát hiện khá mới mẽ của đề tài này, đề tài cũng đã xác định được tổng
mức đóng góp của hai địa phương này là 22.858.129.140 VNĐ/tháng, sau khi loại bỏ
những câu trả lời phản đối và không chắc chắn tổng mức đóng góp là 30.667.287.035
VNĐ/tháng.
2.2 Tổng quan đặc điểm nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lí
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10010’-10038’ Bắc và 106022’106054’Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và
Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây và Tây
Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam thành phố Hồ Chí
Minh cách Hà Nội 1730 Km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách biển Đông 50

km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á thành phố Hồ
Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường
không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
2.2.2 Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao
nằm ở phía Bắc Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25m. Xen kẽ có
một số gò đồi, cao nhất lên đến 32m như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại vùng
trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Đông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên
dưới 1m nơi thấp nhất 0,5m. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức,
quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình 5-10m.
2.2.3 Dân số
Tính đến ngày 30/9/2008, dân số trên toàn thành phố Hồ Chí Minh khoảng
5.547.000 người sống taị 24 quận, huyện với mật độ rất khác nhau. Nếu tính cả khách
vãng lai, công nhân làm việc thời vụ trong các nhà máy, khu công nghiệp,... thành phố
Hồ Chí Minh có khoảng hơn 6 triệu người, với hơn 1.156.000 căn hộ bao gồm biệt
6


thự, nhà riêng lẻ, nhà chung cư. Bên cạnh đó, gần 400 chợ (16 chợ lớn) và siêu thị lớn
nhỏ, hàng chục nhà hàng, khách sạn và cửa hàng; gần 300 sân vận động, nhà hát, nhà
văn hóa; gần 4000 công sở, trường học, viện và trung tâm nghiên cứu.
Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam , quy mô dân số của thành
phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở Châu Âu như Berlin hay Roma.
Theo số liệu thống kê năm 2004, 24,85% dân cư sống trong khu vực thành thị và thành
phố Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân cư nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ
cấu dân tộc người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với
6,69% còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer,… Những người Hoa ở thành phố Hồ Chí
Minh cư trú ở khắp các quận huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại quận 5, 6, 8, 10, 11
và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Sự phân bố dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các
quận nội ô. Trong khi các quận như quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên
40.000 người /km2 thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2 000 đến 6 000 người/km2. Ở các
huyên ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km2. Về mức
độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên đến
1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai
tại thành phố Hồ Chi Minh. Đến năm 2010 con số này có thể tăng lên đến 2 triệu
người.
2.2.4 Các vấn đề về rác thải sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh
Rác thải là vấn đề quan tâm hàng đầu kể cả ở đô thị lẫn nông thôn và cho đến
nay, vấn đề này đã trở nên phức tạp, khó khăn hơn đối với tình hình phát triển kinh tế
xã hội của cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Với tốc độ phát
triển kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là sự hình thành các khu công nhiệp, sự phát triển dân
số ngày càng gia tăng và thành phần dân cư rất phức tạp trên địa bàn thành phố đã dẫn
đến lượng rác thải gia tăng không ngừng. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2008,
lượng rác thải tiếp nhận đã lên trên 1 triệu tấn, đó là chưa kể đến lượng rác thải chưa
được thống kê. Tình hình rác thải diễn biến ngày càng nghiêm trọng khi mà các khu
công nghiệp thải ra một lượng khá lớn. Theo số liệu từ Sở Giao thông công chính
lượng rác thu gom ở thành phố Hồ chí minh bình quân hàng ngày có trên 6.000 tấn,
7


trong đó rác thải sinh hoạt đã chiếm đến 4.936 tấn, chiếm gần tới 70% lượng rác thải
ra. Với tốc độ như thế này, có thể nói rác thải đã trở thành mối lo ngại đáng kể đối với
cơ quan chức năng cũng như người dân trên địa bàn. Mỗi ngày, hệ thống kênh rạch và
sông sài gòn không những phải gánh chịu hàng triệu m3 nước thải, mà còn bị ảnh
hưởng bởi 4 đến 5 nghìn tấn rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Rác thải sinh hoạt ngày
càng nhiều nhưng công nghệ xử lý còn rất lạc hậu chủ yếu là chôn lấp chiếm đến 98 %
nên việc ứ đọng rác là việc không thể tránh khỏi. Không những thế, thành phố Hồ Chí
Minh còn trở thành nơi chứa rác của các tỉnh thành lân cận. Đã mấy tháng đầu năm

2008, mỗi ngày có khoảng 2,5 tấn rác từ khu chế xuất Linh Trung 3 (Tây Ninh), trong
đó phần lớn là rác thải sinh hoạt đã chuyển về thành phố Hồ Chí Minh để chôn lấp làm
cho lượng rác trên địa bàn đã nhiều nay còn nhiều hơn. Nếu tính bình quân, mỗi tháng
bãi rác Phước Hiệp tiếp nhận thêm hơn 70 tấn rác từ Tây Ninh.
Ngày nay, rác phát sinh từ túi nilon đang là mối hiểm họa đối với môi trường.
Túi nilon sau khi sử dụng vứt ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Túi nilon đã
và đang góp phần không nhỏ gây ô nhiễm và tắc nghẽn kênh rạch, cống rảnh trên địa
bàn thành phố. Vì quá tiện lợi, mỗi ngày trung bình mỗi người sử dụng từ 8-10 túi
nilon. Với tốc độ sử dụng một cách kinh hoàng như vậy nên mỗi ngày thành phố thải
ra khoảng 8 triệu túi nilon.
Ta có thể thấy được tình trạng rác thải diễn ra trên toàn địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh rất phức tạp ở tất cả các quận, huyện. Ngay cả những khu vực được xem là
trung tâm của thành phố thì lượng rác thải ra mỗi ngày cũng rất lớn như ở Quận 1 là
166 tấn/ngày, Quận 3 là 181tấn/ngày. Đồng thời tổng lượng rác sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh chỉ đứng sau tổng lượng chất thải rắn (1.662.849 tấn/năm so
với 2.063.296 tấn/năm). Điều đó chứng tỏ rằng, lượng rác thải sinh hoạt diễn biến theo
chiều hướng tăng dần và chiếm đa số trong tổng số lượng chất thải thải ra môi trường.
Đây là mối lo ngại đáng kể trước mắt và lâu dài đối với môi trường trên địa bàn thành
phố.
Hiện nay, thành phố chỉ có một số bãi rác nằm trong kế hoạch quản lý của cơ
quan môi trường. Còn phần lớn là các đống rác mọc lên một cách tự phát, dẫn đến việc
ứ đọng thường xuyên và tồn tại lâu ngày không được xử lý. Đây là vấn đề bức xúc của
8


chính quyền lẫn người dân đang sống và qua lại nơi đây. Nguyên nhân của tình trạng
này xuất phát từ mật độ, sự phức tạp trong thành phần dân cư ở thành phố
Bảng 2.2: Tên Và Vị Trí Các Bãi Rác Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
TÊN BÃI RÁC


ĐỊA ĐIỂM

DIỆN TÍCH (ha)

Đa Phước

Xã Đa Phước – Bình Chánh

Gò Cát

Xã Bình Trị Đông - Bình Chánh

25

Phước Hiệp

Củ Chi

45

Tân Thành

Long An

1600

Nhơn Đức

Nhà Bè


100

Trường Thạnh

Quận 9

50

Cần Giờ

Huyện Cần Giờ

1

Đông Thạnh

Huyện Hóc Môn

40

Nguồn tin: Sở tài nguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.5 Công tác giải quyết vấn đề rác sinh hoạt của các cơ quan chức năng
a Tình hình chung về vấn đề giải quyết rác sinh hoạt của cơ quan chức
năng
Vai trò của cơ quan chức năng, của chính quyền địa phương rất quan trọng
trong việc giải quyết vấn đề rác thải. Trước một tình trạng rác thải không ngừng tăng
lên về số lượng, cũng như sự phức tạp trong việc ảnh hưởng đến môi trường sống thì
đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm phải tiến hành các hoạt động cụ thể thiết thực nhằm
khắc phục tình trạng trên. Đặc biệt là trong công tác quản lý và xử lý rác thải. Có quản
lý tốt thì quá trình thu gom, tập kết mới đảm bảo, từ đó việc xử lý rác mới có hiệu quả.

Thời gian qua bằng nhiều nguồn kinh phí, thành phố đã đầu tư hàng trăm tỉ
đồng cho các dự án xử lý rác. Về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, hiện
nay ngân sách thành phố thanh toán toàn bộ. Tổng chi phí cho hoạt động quản lý chất
thải năm 2002 là 235,3 tỷ đồng, trong đó kinh phí cho xử lý rác là 37,9 tỷ đồng. Mặc
dù việc thu phí thu gom rác là do công nhân vệ sinh quận, huyện và lực lượng quét rác
tư nhân thực hiện. Khoản thu này chỉ để trang trải cho chi phí thu gom rác từ hộ dân
9


chuyển đến địa điểm tập kết rác mà không nộp vào ngân sách thành phố. Thành phố
Hồ Chí Minh đã tiến hành khoán dịch vụ ngành đô thị. Khi thực hiện cơ chế này đã
giảm chi ngân sách được trên 34,2 tỉ đồng. Công ty môi trường đô thị đã dùng số tiền
này để đầu tư mua xe quét rác, và các phương tiện chuyên dùng vận chuyển rác và vớt
rác tại các kênh rạch. Sau khi thực hiện cơ chế khoán, lượng rác được đưa ra công
trường giảm xuống. Không còn tình trạng tranh giành vận chuyển, nhất là chấm dứt
tình trạng “nhập lậu” rác từ các tỉnh lân cận vào thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện một số dự án phân loại rác tại nguồn và
trang bị hệ thống xử lý công nghệ cao theo kỹ thuật phân loại rác này, dự án đã hổ trợ
530 thùng rác vô cơ, 10 thùng rác công cộng và xây dựng nhà môi trường tại số 210
Lương Nhữ Học. Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã quyết định phê duyệt dự án đầu
tư thu gom rác, vận chuyển và xử lý rác tại nguồn ở Quận 5. Theo dự án này, thì các
hộ dân ở Quận 5 sẽ được cấp phát các loại thùng thu gom rác để phân loại rác tại các
hộ gia đình.
Để giải quyết khối lượng rác tồn đọng tại các bãi rác Gò Cát, Phước Hiệp,
Công ty môi trường đô thị đã tăng cường huy động phương tiện vận chuyển nước rác
tại đây về trạm xử lý nước của Công ty Quốc Việt để xử lý. Ngoài ra, Công ty môi
trường đô thị cũng đã tích cực cùng đơn vị Ballast Netdam, các phòng ban tham mưu
sở tài nguyên môi trường làm việc với các đơn vị chuyên ngành trong và ngoài nước
để tìm giải pháp nâng công suất và chất lượng cho công trường xử lý Gò Cát và Phước
Hiệp.

Công ty môi trường đô thị cũng đã tiến hành đầu tư kinh phí xây dựng thêm
các trạm trung chuyển rác và trang bị thêm nhiều trạm ép rác kín trên địa bàn các Quận
6, Tân Bình, Bình Chánh. Đồng thời đã chấn chỉnh lại việc quản lý thu gom, đổ rác tại
các điểm trung chuyển rác và trang bị thêm nhiều thùng đựng rác có nắp đậy kín tại
các điểm trung chuyển của từng địa phương.
Tuy thành phố đã đầu tư như vậy nhưng theo đánh giá chung thì tình hình chất
lượng vệ sinh đô thị môi trường chưa tốt, việc xây dựng các hạng mục bãi rác chưa
đồng bộ. Đầu tư chỉ mang tính giải quyết trước mắt, hay nói đúng hơn là chỉ để cứu

10


vãn tình thế mà chưa tính toán cho công việc lâu dài. Do đó, mà chưa phát huy được
hiệu quả cao trong việc giải quyết vấn đề rác thải trên địa bàn thành phố.
b Tình hình ứng dụng công nghệ xử lý rác sinh hoạt
Áp dụng công nghệ xử lý rác là một giai đoạn cuối cùng của quá trình giải
quyết vấn đề rác thải. Sau khi rác thải được thu gom, tập kết tại các bãi rác thì bộ phận
xử lý sẽ tiếp nhận và tiến hành áp dụng các biện pháp công nghệ để xử lý rác. Hiệu
quả của công tác này phần lớn là phụ thuộc vào công nghệ xử lý được áp dụng. Với
công nghệ càng tiên tiến, hiện đại, phù hợp thì hiệu quả càng xử lý rác càng cao và
ngược lại.
Việc xử lý rác thải sinh hoạt đang là vấn đề bức xúc đối với các địa phương
trong cả nước, đặc biệt là ở các khu đô thị. Do đất nước ta xuất phát từ một đất nước
có nền kinh tế kém phát triển. Việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào các lĩnh
vực còn rất hạn chế, nên việc đầu tư vào xử lý rác cũng chưa được chú trọng. Đó cũng
là thực trạng chung của các công ty đô thị môi trường trên cả nước cũng như trên địa
bàn thành phố. Hiện tại, tất cả các địa phương đều sử dụng biện pháp chôn lấp với
mức độ trung bình mỗi đô thị có một bãi chôn lấp. Trong đó có tới 80% - 90% các bãi
rác chôn lấp không hợp vệ sinh. Cho đến nay, ngoài biện pháp chôn lấp, một số địa
phương đã và đang xây dựng các nhà máy xử lý rác thải nhưng phần lớn là sử dụng

công nghệ nước ngoài, chưa phù hợp với đặc điểm rác không được phân loại tại nguồn
ở Việt Nam nên mới chỉ xử lý được chất hữu cơ. Tỷ lệ rác phải tiếp tục chôn lấp vẫn
còn lớn và hiệu suất đầu tư chưa cao. Đó cũng là một thực trạng chung trên cả nước.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, với lượng rác sinh hoạt mỗi ngày thải ra khoảng
4,5 đến 5 nghìn tấn mà chủ yếu áp dụng chôn lấp là chính. Lượng rác sau khi được thu
gom vận chuyển lên các bãi chôn lấp Gò Cát (Bình Chánh), Phước Hiệp (Củ Chi). Đây
là cách xử lý “cổ truyền” mấy chục năm nay của thành phố: “gom rác để đi chôn”.
Việc đào hố dồn rác xuống, lấp đất,... xem ra có vẻ rẻ tiền nhưng với lượng rác thải
không nhỏ, đất của các bãi rác sẽ không dùng được vào việc nào khác trong vòng 3050 năm. Đó là chưa kể, lấp rác xong mà hàng năm vẫn phải giám sát thì số kinh phí sẽ
tăng đáng kể. Hiện nay, việc tìm ra được những diện tích đất còn trống để làm bãi rác

11


cũng đã không đơn giản, trong khi các bãi rác của thành phố đều đang trong tình trạng
quá tải.
Tình hình rác gây ô nhiễm như hiện nay là do công nghệ chôn lấp rác còn quá
lạc hậu. Xử lý rác theo phương pháp này vừa gây mất vệ sinh vừa lãng phí khối lượng
rác lớn có thể tái chế thành sản phẩm phục vụ nông nghiệp như phân bón hoặc trong
sinh hoạt như gas, bao bì nhựa,...nên đã có nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm từ 98%
lượng rác được chôn, để giải quyết được nạn ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Đây là những vấn đề đã được đề cập trong cuộc họp giữa ủy ban với ban
kinh tế và ngân sách hội đồng nhân dân thành phố.
Việc xử lý rác hiện là vấn đề bức bách trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng,
lại còn bị động. Với vị trí là một thành phố lớn thì vấn đề quản lý và xử lý rác là cực
kỳ quan trọng, phải đi trước một bước. Nhưng cho đến nay, những dự án đã triển khai
chưa đáp ứng nhu cầu thực tế trong việc xử lý rác thải. Tiến độ các dự án lại chậm và
công nghệ xử lý rác chủ yếu là chôn lấp. Đó là chưa kể một số nơi đang gặp sự cố như
bãi rác Gò Cát, Phước Hiệp thì gặp trục trặc ở khâu xử lý rác thải. Thành phố Hồ Chí
Minh đã cho xây dựng một trạm xử lý rác thải tại đây, tuy nhiên máy lọc chỉ vận hành

được ít ngày thì máy siêu lọc bị hỏng, phải bổ sung thay thế nhiều lần nhưng nước lọc
ra vẫn hôi thối. Khiến việc xử lý rác càng thêm khó khăn, phức tạp. Việc áp dụng công
nghệ mới lại diễn ra khá chậm chạp, chủ yếu là do các thủ tục hành chính nên nhiều dự
án chưa thể thực thi. Đồng thời do sự khác nhau về điều kiện, thành phần của rác cũng
như tình hình kinh phí nên chúng ta đã chưa thể tận dụng công nghệ hiện đại của các
quốc gia khác trên thế giới.
Lượng rác thải trên địa bàn thành phố hằng ngày được giải quyết nhờ lực lượng
quét dọn vệ sinh thuộc lực lượng tư nhân. Rác từ các khu phố được chuyển ra đến
điểm hẹn bằng xe đẩy tay, các xe cơ giới đến lấy chuyển về trạm trung chuyển rồi mới
đưa đến các khu xử lý. Nhưng một thực trạng khá nan giải nhất của thành phố là chưa
có chỗ để xử lý rác cho hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến khu vực dân cư đang sống.
Hiện nay thành phố đang sử dụng bãi rác Gò Cát rộng 25ha, cách trung tâm thành phố
khoảng 16,4km là nơi xử lý rác thải sinh hoạt với công suất 2000 tấn/ ngày.

12


Hiện tại trên địa bàn thành phố có 8 bãi chôn lấp rác. Tuy nhiên, vị trí các bãi
chôn lấp chưa có quy hoạch cụ thể, ô nhiễm do khí bãi rác, do nước rò rĩ từ bãi rác vẫn
còn tồn tại. Quá trình chôn lấp chưa hoàn thiện và chưa có bãi chôn lấp an toàn. Thành
phố chưa lựa chọn được công nghệ và chưa có nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt. Phần
lớn là các dự án còn nằm trên giấy tờ.
Điều đang lo ngại ở nước ta cũng như trên địa bàn thành phố hồ chí minh là
phần lớn rác thải nilông và các loại rác thải sinh hoạt khó phân hủy chủ yếu được xử lý
bằng cách chôn lấp. Nguy hại hơn khi một số nơi người ta xử lý bằng cách đốt làm
phát thải vào không khí nhiều loại chất độc đặc biệt là chất điôxin, một trong những
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, nguy hiểm nhất mà nhân loại phải tiến tới loại trừ
theo công ước Stockholm. Do đó, công tác tìm kiếm các biện pháp, kỹ thuật hiệu quả
và tổ chức thực hiện nhằm giảm thiểu nguy hại cũng như chi phí cho việc xử lý rác
thải là rất cấp thiết đối với cơ quan chức năng, cơ quan quản lý môi trường và cả cộng

đồng dân cư.
c Những bất cập tồn tại trong cơ chế quản lý, thu gom, tập kết rác sinh
hoạt
Nếu vấn đề rác thải không được giải quyết một cách triệt để thì việc chúng ta
nhận lấy những hậu quả từ nó là một tất yếu không thể tránh khỏi. Với một tình trạng
rác thải ngày càng tăng về số lượng cũng như tính phức tạp trong thành phần của rác
nên giải quyết rác thải là vấn đề quan trọng. Trong đó việc quản lý, thu gom, tập kết
rác là cả một quá trình khó khăn để đưa đến công tác xử lý. Tổng khối lượng rác thải
sinh hoạt được xử lý còn quá “khiêm tốn” so với khối lượng rác thải ra.

13


Bảng 2.3: Tổng Khối Lượng Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ
Chí Minh
Tổng khối lượng rác thực

Tổng khối lượng khoán xử

tế tiếp nhận (tấn)

lý (tấn)

2006

1.887.976,62

1.763.000,00

2007


1.968.493,76

1.968.493,76

Năm

06 tháng đầu năm 2008

1.000.687,34

Cả năm 2008

2.090.888,00
Nguồn: Sở tài nguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh.

Theo thống kế từ bảng trên thì có thể thấy trong 6 tháng đầu năm 2008 thì tổng
khối lượng rác sinh hoạt tiếp nhận thực tế là 1.000.687.34 tấn và tổng khối lượng rác
sinh hoạt thực tế tiếp nhận cả năm 2008 là không tăng nhiều so với 2 năm trước đó.
Trong khi nhu cầu sinh hoạt ngày càng tăng điều đó chứng tỏ việc quản lý, thu gom
rác thải không đạt hiệu quả.
Có thể nói với lượng rác nằm rãi rác khắp nơi trên địa bàn thành phố. Có những
nơi phương tiện giao thông khó khăn trong việc tiếp cận nên một thực tế là việc quản
lý rất lỏng lẽo hay nói cách khác rác thải nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức
năng có thẩm quyền. Điều đó dẫn đến việc thu gom rác trên địa bàn thành phố vẫn
chồng chéo, bất cập. Mặc dù cơ quan có thẩm quyền đã ra các văn bản quản lý cụ thể
như QĐ 5424/1988/QĐUB-QLĐT của UBND thành phố (về hoạt động của các tổ lấy
rác dân lập) quy định rõ UBND phường là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành hoạt
động của các tổ chức này nhưng hiện nay nhiều địa phương cũng thừa nhận là không
thể quản lý được. Công tác thu gom rác trên đường Sương Nguyệt Ánh quận 1 thành

phố Hồ Chí Minh được thực hiện bởi các lực lượng thu gom rác dân lập thu gom tại
nhà dẫn sau đó vận chuyển đến các điểm trung chuyển để các xe lấy rác của công ty
dịch vụ công ích quận huyện và công ty môi trường đô thị thành phố chở về điểm tập
kết. Đó là cả một quá trình của công tác giải quyết rác thải. Tuy nhiên, do mỗi công
việc như: quản lý, thu gom, tập kết được tiến hành bởi các lực lượng khác nhau nên
dẫn đến sự chưa thống nhất, chờ đợi phụ thuộc lẫn nhau tạo ra sự chồng chéo, không
14


×