Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

văn hóa tổ chức tại ngân hàng techcombank LUYỆN THỊ THÚY QUANGK61QTVP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 37 trang )

Bảng ký hiệu viết tắt
TMCP
QTVP
VHTC

Thương mại cổ phần
Quản trị văn phòng
Văn hóa tổ chức

1


MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Khởi nghiệp đang là hướng phát triển mới của đất nước, nhà nước đang đẩy mạnh
đầu tư, khuyến khích cho các bạn trẻ khởi nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau.
Theo thống kê của bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chỉ riêng năm 2016 nước ta có hơn
110.000 doanh nghiệp được thành lập .Cùng với việc hàng loạt các mô hình khởi
nghiệp được xây dựng thành công, các doanh nghiệp mới được thành lập đã đi vào
hoạt động ổn định và tạo ra lợi nhuận cao thì cũng không ít những doanh nghiệp bị
thua lỗ, phá sản.Càng nhiều doanh nghiệp được thành lập thì mức độ cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp lại càng lớn, một doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát
triển thì buộc nó phải chiến thắng trong quá trình cạnh tranh.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm như thế nào để một doanh nghiệp có thể thành công,
yếu tố nào chi phối đến sự thành công của một doanh nghiệp.Có nhiều yêu tố tác
động đến sự thành công của một doanh nghiệp đó là vốn, là nhân lực, là lĩnh vực
kinh doanh...Tuy nhiên yếu tố quan quan trọng nhất, cũng là yếu tố mà các doanh
nghiệp cần hướng đến và xây dựng nó, đó là văn hóa của tổ chức mà cụ thể ở đây
là văn hóa trong bản thân mỗi doanh nghiệp. Văn hóa của một doanh nghiệp nó chi
phối, quyết định các yếu tố khác như nguồn nhân lực, vốn, cách thức quản lý, tổ
chức, lĩnh vực kinh doanh ...


Như vậy nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa tổ chức hay cụ thể là văn hóa tại ngân
hàng TMCP Techcombank là nghiên cứu đề tài có tính ứng dụng cao và rất cần
thiết trong cuộc sống đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại ở
Việt Nam.
Thứ hai, mặc dù văn hóa tổ chức có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của
các tổ chức, các doanh nghiệp nhưng vẫn không ít tổ chức, doanh nghiệp chưa
nhận ra được tầm quan trọng của nó. Có rất nhiều doanh nghiệp công hề quan tâm,
đầu tư xây dựng, phát triển văn hóa của công ty, tổ chức của mình.
Thứ ba, Với tư cách là một sinh viên chuyên ngành QTVP, tác giả đã có cơ hội tìm
hiểu về văn hóa tổ chức, cụ thể hơn là văn hóa của một doanh nghiệp trong môn học
“ Văn hóa tổ chức”. Đặc biệt văn hóa tổ chức là một mảng quan trọng trong lĩnh
vực QTVP, lĩnh vực mà tác giả đang theo học những kiến thức về văn hóa tổ chức
rất cần thiết cho quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc sau này của bản thân tác
giả như việc lựa chọn môi trường làm việc hay cách thích nghi với một nền văn hóa
mới, trong môi trường làm việc mới.Với các lý do trên tác giả quyết định nghiên
cứu đề tài “ Nhận diện văn hóa tổ chức tại Ngân Hàng TMCP Techcombank”, một
doanh nghiệp tín dụng có uy tín và thành công trong quá trình hoạt động.Qua đó tác
giả sẽ làm rõ những biểu hiện và vai trò của văn hóa trong ngân hàng TMCP
2


Techcombank đối với sự phát triển của ngân hàng nói riêng và vai trò của văn hóa
đến sự phát triển của một tổ chức nói chung .Từ đó có thể giúp các cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp... thấy rõ hơn vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự
phát triển của tổ chức cũng như biết được cách thức để xây dựng một nền văn hóa
mạnh, tích cực, vì sự phát triển của tổ chức, của doanh nghiệp, để từ đó các cá
nhân ,tổ chức, doanh nghiệp... có thể có thêm cơ sở để áp dụng nó vào trong thực
tiễn.
2.Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Văn hóa Doanh nghiệp, văn hóa tổ chức không phải là một lĩnh vực mới, nghiên

cứu về văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu,
các nhà kinh tế học cả trong và ngoài nước đề cập tới.Họ tiến hành các nghiên cứu,
nhận xét, đánh giá văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp dưới nhiều góc độ,
phương diện, nhiều khía cạnh khác nhau.
Ở nước ngoài:
+Edgar Schein đã nghiên cứu về văn hóa tổ chức trong cuốn Văn hóa doanh nghiệp
và sự lãnh đạo.
+Denison daniel đã nghiên cứu về văn hóa tổ chức và sự phát triển của người quản
lý.
....
Một số đề tài, hướng nghiên cứu, công trình tiêu biểu về văn hóa doanh nghiệp, văn
hóa tổ chức trong nước là:
+Nguyễn Văn Bính với cuốn khoa học tổ chức và quản lý- một số vấn đề lý luận
và thực tiến.
+ThS.Vũ Thị Cẩm Thanh nghiên cứu về văn hóa tổ chức
+PGS TS. Đỗ thị phi hoài đã nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp, một trong
những hình thức của văn hóa tổ chức.
+TS.Phan đình Quyền đã nghiên cứu về văn hóa tổ chức và vai trò của nhà lãnh
đạo đối với văn hóa của tổ chức.
+Đỗ minh cương đã nghiên cứu về văn hóa tổ chức dưới góc độ văn hóa và triết
lý kinh doanh.
+....
Có nhiều đề tài, cũng như hướng nghiên cứu khác nhau đến từ các nhà nghiên cứu,
các sinh viên trong và ngoài nước xoay quanh vấn đề văn hóa tổ chức, văn hóa
doanh nghiệp và vai trò của nó . Tuy nhiên nghiên cứu sâu vào vấn đề nhận diện
văn hóa trong tổ chức thì vẫn còn rất ít và chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập
đến việc nhận diện văn hóa trong ngân hàng Techcombank. Chính vì vậy tác giả
quyết định nghiên cứu đề tài “ Nhận diện văn hóa tổ chức tại ngân hàng
Techcombank” để làm rõ văn hóa của ngân hàng nói chung và ngân hàng
Techcombank nói riêng, đồng thời nêu ra vai trò và tầm quan trọng của văn hóa đối

3


với sự phát triển của ngân hàng Techcombank cũng như những ngân hàng, tổ chức
khác.
3.Mục đích nghiên cứu đề tài
Bản thân tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nhận diện văn hóa tổ chức tại ngân
hàng Techcombank” nhằm các mục đích sau:
Một là: nhận diện và phân tích những biểu hiện cũng như những yếu tố cấu thành
văn hóa tổ chức tại ngân hàng Techcombank.
Hai là: nhận xét, đánh giá về mô hình văn hóa tổ chức tại ngân hàng Techcombank.
Ba là: Đưa ra những khuyến nghị trong việc phát triển và xây dựng hoàn thiện văn
hóa tổ chức tại ngân hàng Techcombank .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa tổ chức tại ngân hàng Techcombank.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: nghiên cứu về văn hóa tổ chức tại ngân hàng Techcombank
+ Về không gian: Không gian nghiên cứu là trụ sở chính của ngân hàng TMCP
Techcombank tại Hà Nội, ngân hàng Techcombank, 191Bà Triệu, Hà Nội .
+ Về thời gian: Thời gian nghiên cứu trong suốt quá trình từ khi thành lập cho
đến nay ( 17/9/2012-6/2017).
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Tác giả nghiên cứu các tài liệu lý thuyết về văn hóa tổ chức và văn hóa doanh
nghiệp
+ Nghiên cứu các tài liệu thực tế về ngân hàng Techcombank
- Phương pháp quan sát: Tác giả quan sát cách ứng xử, làm việc của người quản lý,
của nhân viên trong doanh nghiệp, quan sát cách bố trí phòng làm việc, quan sát
các logo, khẩu hiệu, quan sát chế độ ăn uống và làm việc của nhân viên và người
quản lý...

-Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu
thập ý kiến của người quản lý và nhân viên trong ngân hàng TMCP Techcombank
về văn hóa của ngân hàng để lấy thông tin phục vụ cho bài nghiên cứu.
6.Kết cấu của bài nghiên cứu
Kết cấu của bài nghiên cứu gồm 3 chương, trừ phần giới thiệu và phần kết luận.
Chương 1 : Cơ sở lý luận về văn hóa tổ chức.
Chương 2 : Thực trạng văn hóa tổ chức tại ngân hàng TMCP Techcombank
Chương 3 : Một số Khuyến nghị nhằm khác phục những hạn chế trong văn hóa tổ
chức tại ngân hàng TMCP Techcombank.
7. Kết quả ngiên cứu
4


Bài nghiên cứu này giúp các cá nhân, tổ chức cụ thể hơn là nhân viên ngân hàng
TMCP Techcombank nhận diện được văn hóa tổ chức tại ngân hàng TMCP
Techcombank, để từ đó mỗi cá nhân trong ngân hàng có cái nhìn toàn diện hơn về
văn hóa của ngân hàng và có cách ứng xử, cách xây dựng, phát triển văn hóa của
ngân hàng TMCP Techcombank sao cho phù hợp. Đồng thời nêu ra những mặt hạn
chế, những điểm yếu cần khắc phục và tìm ra những giải pháp, những khuyến nghị
nhằm nâng cao văn hóa của ngân hàng TMCP Techcombank.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
VĂN HÓA TỔ CHỨC
1.1Khái niệm văn hóa, tổ chức, văn hóa tổ chức
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Nói về văn hóa có rất nhiều khái niệm khác nhau, rất nhiều quan điểm khác nhau,
mỗi quan điểm lại tiếp cận văn hóa ở mỗi khía cạnh, mỗi góc nhìn khác nhau. Theo

thống kê của Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn ngay từ năm 1952 đã có hơn 300
định nghĩa khác nhau về văn hóa. Định nghĩa văn hóa được đề cập đến gần như
trong tất cả các lĩnh vực đời sống, lĩnh vực nghiên cứu như: kinh tế, chính trị học,
dân tộc học, văn hóa học, xã hội học, triết học, tôn giáo...
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa.Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn.”( Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1993, tr.431)
Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm, “văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.”
( Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB GD 1999, tr.10 )
Theo UNESCO, “ Văn hóa được đề cập đến như là một tập hợp những đặc trưng
về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người
trong xã hội và nó chức đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương
thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.” ( Tuyên bố chung của
UNESCO về tính đa dạng văn hóa)
Qua việc tham khảo cũng như tìm hiểu về rất nhiều các khái niệm, các quan điểm
khác nhau về văn hóa, theo tác giả “ văn hóa là tất cả gác giá trị vật chất, tinh thần
do con người tạo ra, hoặc là cải tạo vì mục đích sinh tồn của con người và vì sự
phát triển của toàn xã hội. Văn hóa tạo ra sự khác biệt giữa các dân tộc, không có
nền văn hóa tiến bộ hay không tiến bộ mà chỉ có sự khác biệt, chính sự khác biệt
đó làm nên bản sắc của dân tộc chức đựng nền văn hóa đó”.
6



Cho dù ta nhìn nhận, tiếp cận văn hóa dưới góc độ nào thì bao giờ văn hóa cũng
phải thỏa mãn các đặc điểm sau:
Đầu tiên là văn hóa mang tính cộng đồng.
Hai là, văn hóa mang tính đặc thù, bản sắc nó thể hiện sự khác biệt giữa các nền
văn hóa, là yếu tố để ta phân biện các nền văn hóa với nhau.
Ba là, văn hóa mang tính ổn định và bảo thủ
Bốn là, tính giá trị, tinh hoa
Năm là, tính có thể học hỏi được
1.1.2 Khái niệm tổ chức
Theo ngôn ngữ khoa học: “ tổ chức nói rộng ra là cơ cấu tồn tại của sự vật.Sự vật
không thể tồn tại mà không mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu
tố thuộc nội dung.Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật”.( Nguyễn
Văn Bình (1999), khoa học tổ chức và quản lý-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB thống kê, tr.14)
Theo ngôn ngữ thông thường tổ chức được hiểu là một tập thể nhiều người, nhiều
nhóm người có chung mục đích hoạt động, sở thích hoặc cùng kết hợp với nhau vì
một mục đích, một công việc chung mà bản thân mỗi cá nhân không tự mình làm
được.Mỗi tổ chức thì thường có mục đích và phương thức hoạt động khác nhau
nhưng các tổ chức đều mang những đặc trưng cơ bản sau:
Đầu tiên nó được lập ra nhằm thực hiện các mục tiêu chung của cộng đồng, mà nếu
chỉ có một cá nhân thì không thể thực hiện được mục tiêu đó.
Thứ hai, một tổ chức phải có cơ cấu tổ chức và phân công lao động rõ ràng, mỗi cá
nhân đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ riêng, cùng hướng tới thực hiện mục đích
chung của cả tổ chức, cả cộng đồng.
Thứ ba, có một ban quản lý đại diện cho các thành viên trong tổ chức và quản lý
các công việc trong ngoài tổ chức sao cho mục tiêu chung của tổ chức được thực
hiện.
Thứ tư đó là môi trường của tổ chức, cụ thể là môi trường kinh tế, xã hội bên ngòi
tổ chức, đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc thực hiện thành công
mục tiêu đã đề ra của tổ chức.

Có nhiều cách phân chia, phân loại tổ chức như tổ chức lớn như liên minh châu âu
EU,ASEAN; tổ chức nhỏ như lớp học, tổ chức phi chính phủ như doanh nghiệp,
công ty, và chính phủ như công ty nhà nước, ủy ban nhân dân, chính phủ... tuy
nhiên thì chúng chỉ mang tính tương đối.
1.1.3 Khái niệm văn hóa tổ chức
Cũng giống với khái niệm văn hóa, khái niệm văn hóa tổ chức cũng rất đa dạng và
phong phú.
7


Mỗi định nghĩa lại cho ta một khía cạnh của văn hóa tổ chức nhưng chung lại các
định nghĩa ấy được phân làm hai loại đó là loại ngầm ẩn và loại thể hiện.
Đối với những định nghĩa thuộc loại ngầm ẩn thì văn hóa tổ chức là những yếu
tố chứa đựng những nguyên tắc ẩn dấu được chia sẻ, được chấp nhận bởi một
nhóm người trong tổ chức, quyết định nhận thức, suy nghĩ, hành động của họ và
của tổ chức sự biến đổi của môi trường xung quanh ( Kreitner kinichi, 1998)
Đối với các định nghĩa thuộc loại thể hiện, thì văn hóa tổ chức lại được nhìn
nhận là: văn hóa tổ chức là hệ thống các quan điểm nhận thức, quan điểm của các
thành viên trong tổ chức, để phân biệt tổ chức này với tổ chức khác (Ropbbins), nó
mang những tính chất, đặc trưng phản ánh các giá trị của tổ chức. Có 7 tính chất cơ
bản thể hiện văn hóa của một tổ chức đó là: khả năng thực hiện cải cách, mức độ
tin tưởng thể hiện quan điểm của mình, xu hướng tập trung vào công việc hơn hay
là chú ý đến kỹ thuật và cách thức để đạt được kết quả, mức độ quan tâm đến con
người, xu hướng làm việc theo tập thể hay cá nhân, mức độ đấu tranh phê bình
trong tổ chức, mức độ duy trì sự ổn định của tổ chức.
Như vậy từ việc tổng hòa các quan điểm , các định nghĩa khác nhau về văn hóa
tổ chức ta có thể hiểu: “ văn hóa tổ chức là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần
được hình thành và xây dựng trong quá trình hoạt động và phát triển của tổ chức,
nó tạo nên những nét đặc trưng, bản sắc văn hóa của tổ chức đó.Văn hóa tổ chức
tác động và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của tổ chức và hành vi, ứng xử của tất cả

các thành viên bên trong tổ chức để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức.”
1.2Chức năng, vai trò của văn hóa tổ chức
1.2.1 Chức năng của văn hóa tổ chức
Đầu tiên văn hóa tổ chức có chức năng xác định ranh giới, là yếu tố tạo ra sự
khác biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác, là dấu hiệu phân biệt các tổ chức với
nhau.Ví dụ như văn hóa của công ty may mặc, thời trang sẽ khác văn hóa của một
công ty xây dựng cầu, đường.
Thứ hai, văn hóa tổ chức tao ra một cá tính chung cho các cá nhân bên trong
tổ chức.chẳng hạn đối với một tổ chức coi trọng tính kỷ luật thì từng thành viên ở
trong công ty đó cũng phải là người có tính kỷ luật.
Thứ ba, nó tạo điều kiện cho việc đưa ra những cam kết phục vụ lợi ích
chung vượt trên lợi ích của mỗi cá nhân.
Thứ tư, văn hóa củng cố sự ổn định của hệ thống xã hội và cụ thể là trong
bản thân mỗi tổ chức.
Thứ năm, nó tạo ra một cơ chế quản lý rất có ý nghĩa, giúp chỉ dẫn, hình thành
quan điểm và hành vi của mỗi cá nhân bên trong tổ chức.
1.2.2 Vai trò của văn hóa tổ chức
8


Một là văn hóa tạo ra môi trường bên trong tổ chức. Chính các yếu tố của văn
hóa đã dần hình thành nên môi trường bên trong tổ chức từ không gian làm
việc,giải trí, thái độ làm việc, cách giao tiếp ứng xử của các thành viên...
Hai là văn hóa tổ chức như một nghĩa vụ pháp lý buộc các thành viên trong tổ
chức phải thống nhất, thực hiện theo, nếu các cá nhân trong tổ chức không thể thực
hiện nghĩa vụ pháp lý đó thì sẽ tự bị đào thải hoặc không thể hòa nhập cùng các cá
nhân khác trong tổ chức.Văn hóa đẩy mạnh cam kết của tổ chức và tăng tính thống
nhất trong hành vi của các tành viên trong tổ chức.
1.3Quản lý bằng văn hóa tổ chức
Việc quản lý bằng văn hóa tổ chức tức là sử dụng các nội dung của văn hóa tổ

chức trong việc quản lý và điều hành các hoạt động trong tổ chức, trong đó các nội
dung văn hóa tổ chức được đan xen, lồng ghép vào trong các phương pháp quản lý
và điều hành truyền thống. Một số đặc điểm quan trọng của việc quản lý bằng văn
hóa tổ chức giúp phân biệt nó với phương pháp quản lý chuyền thống đó là: đặt
trọng tâm vào việc quản lý con người; đối tượng quản lý là mối quan hệ của con
người trong mọi lĩnh vực hoạt động của tổ chức; đề cao phương châm nhấn mạnh
vai trò tự quản, tự giác, ý thức trách nhiệm, của từng cá nhân; công cụ quản lý chủ
yếu được xử dụng để điều hành và nhấn mạnh tính tự giác của các cá nhân trong tổ
chức.
1.4 Cấu trúc của văn hóa tổ chức.
Văn hóa tổ chức bao gồm nhiều tầng, lớp thể hiện những giá trị khác nhau được
biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nhưng chung lại các tầng lớp ấy được chia thành ba cấp độ khác nhau từ đơn giản
đến phức tập, từ những biểu hiện bên ngoài đến bản chất bên trong.
+ Cấp độ thức nhất là: cấp độ biểu hiện của văn hóa tổ chức, là tất cả những gì ta
có thể thấy và cảm nhận được khi tiếp xúc với một tổ chức.
+ Cấp độ thứ hai là: cấp độ giá trị, chuẩn mực, đây là những giá trị được tuyên bố
tới các thành viên trong tổ chức, bao gồm niềm tin, mong ước, lý tưởng, những
nguyên tắc giải quyết , xử lý vấn đề...(vd:sự trung thành, tận tụy hay sáng tạo..)
+ Cấp độ thứ ba là triết lý, giá trị cốt lõi và các giả định cơ bản. Đây là những quan
niệm chung, những tư tưởng hằn sâu trong suy nghĩ của mỗi thành viên và chở
thành điều hiển nhiên được công nhận bởi tất cả các cá nhân trong tổ chức.
1.4.1 Những biểu hiện của văn hóa tổ chức.
Văn hóa tổ chức được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phương diện khác
nhau.
Đầu tiên là kiến trúc, những thiết kế nội thất và cách bài trí.Các công trình
kiến trúc của tổ chức là phương tiện thể hiện tính cách của tổ chức đặc biệt là tính
9



cách của người quản lý, nó cho ta biết phần nào cách phải ứng và giải quyết vấn đề
của nhà lãnh đạo cũng như các thành viên bên trong tổ chức.Nội thất, cách bài trí
trong tổ chức như bàn ghế, lối đi, phòng ban, các thiết bị điện, bóng đèn, nhà vệ
sinh...tất cả được sử dụng để tạo cảm giác thoải mái, quen thuộc với từng thành
viên, khách hàng, đối tác...
Thứ hai là các nghi lễ, nghĩ thức của tổ chức.Một tổ chức có thể có rất nhiều
các nghi lễ khác nhau như lễ ra mắt thành viên mới, lễ trao thưởng, lễ đón huân
huy chương...và các nghi thức bên trong tổ chức thì được thiết kế, tổ chức một
cách khoa học để thực hiện nghi lễ của tổ chức.Đặc điểm về nội dung và hình thức
của nghi thức thể hiện quan điểm và cách tiếp cận của nhà quản lý, ví dụ như
người quản lý không đề cao thứ bậc, chức vụ thì các nghi thức trong lễ đón tổng
giám đốc mới của công ty sẽ được đơn giản hóa...Các nghi lễ, nghi thức được xếp
vào các loại hình như: chuyển giao, củng cố, nhắc nhở và liên kết.
Thứ ba là biểu tượng của tổ chức.Mỗi một tổ chức lại có hệ thống biểu tương
riêng của mình , nó biểu thị niềm tin, giá trị mà nhà quản lý cũng như cả tổ chức đề
cao.Hệ thống các biểu tượng của tổ chức có thể là:logo, quần áo, áo mưa, đồng
phục, màu chủ đạo...trong đó logo là hình thức đơn giản và có ý nghĩa nhất.
Thứ tư đó là ngôn ngữ, khẩu hiệu.Ngôn ngữ bao gồm lời ăn tiếng nói, cách
thức giao tiếp giữa, trao đổi thông tin nhà quản lý với các thành viên trong tổ chức
và giữa các thành viên trong tổ chức với nhau, đồng thời thể hiện sự nhận thức của
các thành viên với thế giới, môi trường xung quanh. Khẩu hiệu là cách thức diễn
đạt cô đọng, ngắn gọn nhất triết lý hoạt động của tổ chức đó.
Thứ năm là những nội quy, quy định của tổ chức.Nó bao gồm cách ứng xử của
nhà quản lý với thành viên trong tổ chức và ngược lại, nhưng quy định bảo mật,
giờ làm việc, nghỉ ngơi, đồng phục, các hình thức xử phạt, thưởng...
Thứ sáu là các ấn phẩm điển hình của tổ chức, nó có thể là tập chí, tài liệu
quảng cáo, ấn phẩm định kỳ của tổ chức...nó có tác dụng làm rõ mục tiêu, triết lý,
phương châm hành động của tổ chức.
Ngoài ra còn có các biểu hiện như là lịch sử và truyền thống, các tập tục
không thành văn, thần tượng của tổ chức, các thành tố kỹ thuật , các nguyên tắc,

quy trình quản lý và quy chế của tổ chức liên quan đến quy định quản lý, chế độ
lương thưởng...của tổ chức.
1.4.2: Hệ giá trị, chuẩn mực bên trong tổ chức.
Giá trị được coi là biến thể của lợi ích, những gì đem lại lợi ích cho tổ chức thì sẽ
chở thành giá trị.
Hệ giá trị, chuẩn mực là hệ thống những ý nghĩa, niềm tin, lý tưởng, thái độ biểu
hiện nhu cầu, lợi ích của cá nhân hay nhóm, trở thành mọc tiêu hành động của cá
10


nhân hay nhóm đó.( Vũ Thị Cẩm Thanh, Văn hóa tổ chức, tr.30). Giá trị là những
chuẩn mực chung cho tất cả các cá nhân trong tổ chức thực hiện, hành động, phấn
đấu, thể hiện sự câm kết tự nguyện của các thành viên trong tổ chức.Nó là những
nguyên tắc thiết yếu mang tính lâu dài, bền vững...có ảnh hưởng sâu sắc đến suy
nghĩ và hành động của các thành viên bên trong tổ chức.
Hệ giá trị chuẩn mực bên trong tổ chức được biểu hiện dưới ba khía cạnh đó là:
niềm tin, thái độ và lý tưởng.Niềm tin là sự tin tưởng, quan điểm như thế nào là
đúng, là sai..., từ đó có những hành vi, hành động theo niềm tin đó.Thái độ là sự
đồng tình hay không đồng tình, sự bực tức hay hồ hởi, vui vẻ hay cáu giận về một
vấn đề nào đó phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức. Thái độ của mỗi
thành viên bên trong tổ chức góp phần tạo nên giá trị của tổ chức đó và giúp tổ
chức cũng như mỗi thành viên trong tổ chức đạt được mục tiêu của mình.Lý tưởng
bao gồm những yếu tố thúc đẩy, là động lực, ý nghĩa...lý tưởng gần giống với niềm
tin nhưng nó không đồng nhất với niềm tin vì niềm tin là sự tin tưởng không có căn
cứ, xuất phat từ tiềm thức còn lý tưởng thì bám sát hiện thực hơn. Các phương diện
của lý tưởng của niềm tin bao gồm bản chất con người, mối quan hệ mang tính
nhân văn với môi trường, bản chất của sự thực và lẽ phải, bản chất hành vi con
người, cuối cùng là bản chất mối quan hệ con người.
1.4.3 Triết lý, giá trị cốt lõi của VHTC
“ Triết lý là quan điểm cơ bản có tính chất nguyên tắc xuyên suốt hoạt động của tổ

chức, gắn liền với sứ mệnh của tổ chức, được tuân thủ trong quá trình hoạt động
của các bộ phận để đạt đến mục tiêu đã xác định.”( Vũ Thị Cẩm Thanh, văn hóa tổ
chức, tr.36 )
Nó phản ánh thái độ, mong đợi mà tổ chức biểu thị đối với quan hệ nhóm có liên
quan, trở thành cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề của tổ chức.Triết lý là tư tưởng
chủ đạo, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của tổ chức, mà tất cả những người trong tổ
chức đó đều phải tuân theo, nó tồn tại bền vứng trường tồn cùng với tổ chức.Nhà
lãnh đạo cần phải lựa chọn hệ thống các giá trị và triết lý hành động đúng đắn đủ
để có thể làm động lực lâu dài và mục đích phấn đấu cho tổ chức.
1.5 Phân loại văn hóa tổ chức.
Có nhiều cách phân loại văn hóa tổ chức, sau đây là một số cách phân loại điển
hình.
1.5.1 Phân loại văn hóa tổ chức theo bản chất mối quan hệ giữa người quản lý và
người bị quản lý.
Harrison đã phân VHTC thành bốn loại đó là: văn hóa quyền lực, văn hóa công
việc, văn hóa vai trò, văn hóa cá nhân. Sau đó Handy phát triển ý tưởng về bốn loại
11


văn hóa này vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại văn hóa tổ chức theo
Harison và Handy.
Văn hóa quyền lực tổ chức theo mô hình mạng nhện, quyền lực tập trung trong tay
người quản lý, nền văn hóa được chủ thể quản lý củng cố chính vì vậy nó có tính
ổn định, văn hóa mạnh và vững chắc.Có thể phản ứng nhanh và thích nghi tốt với
môi trường, cả tổ chức có tính thống nhất cao nhưng đòi hỏi nhà quản lý phải có
năng lực tôt để đưa ra những quyết định phù hợp.
Văn hóa vai trò thể hiện rõ qua cơ chế hành chính, nề văn hóa có tính quan liêu,
làm việc theo quy trình, thủ tục chặt chẽ, công việc có tính chyên môn cao, mỗi cá
nhân có nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng...phù hợp với những tập đoàn, tổ chức lớn
nhưng quá trình giải quyết công việc có tính cứng nhắc, mất nhiều thời gian không

hiệu quả với những vấn đề cấp bách.
Văn hóa công việc hay con gọi là vă hóa nhiệm vụ.Là kiểu văn hóa mà quyền lực
tổ chức theo mô hình như một lướt mắt cáo, ma trận. Các thành viên trong tổ chức
làm việc theo chức năng cá nhân, nhiệm vụ được giao đóng vai trò trên hết, không
phân biệt thứ bậc mà chỉ phân biệt chức năng nhiệm vụ.Điểm mạnh của văn hóa
công việc đó là tính chủ động, linh hoạt và thích ứng tốt, hiệu quả làm việc cao.
Văn hóa cá nhân, đối với kiểu văn hóa này mỗi người sẽ tự quyết định về công
việc của mình, với những cách thức cơ chế hợp tác riêng. Cá nhân có thể tự làm
chủ công việc của mình, hiểu quả công việc phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân, tuy
nhiên điểm hạn chế của nó là khả năng hợp tác yếu, lỏng lẻo, khó quản lý.
1.5.2 Phân loại theo mối quan tâm đến nhân tố con người và đến thành tích.
Theo cách phân loại này ta có thể chia VHTC ra làm bốn nhốm bao gồm: văn hóa
thờ ơ, văn hóa chu đáo, văn hóa thử thách, văn hóa hiệp lực.
Trong đó văn hóa thờ ơ có đặc trưng là chỉ quan tâm đến vấn đề con người và vấn
đề công việc ở mức tối thiểu, không quan tâm đến việc hoàn thành công việc hay
mục tiêu chung của tổ chức.
Văn hóa chu đáo thì có đặc trưng là chỉ tập trung quan tâm đến yếu tố con người
mà không quan tâm đến yếu tố thành tích, công việc.
Văn hóa thử thách thì ngược với văn hóa chu đáo là chỉ quan tâm đến yếu tố công
việc mà không quan tâm đến yếu tố con người.
Văn hóa hiệp lực là sự dung hòa văn hóa chu đáo và văn hóa thử thách, đồng thời
quan tâm cả yếu tố con người và thành thích.
1.5.3 Phân loại theo vai trò của người lãnh đạo.
Theo vai trò của người lãnh đạo thì VHTC được chia thành bốn loại đó là: văn hóa
gia đình, văn hóa lò ấp trứng, văn hóa tên lửa dẫn đường, văn hóa tháp Eiffel.

12


Văn hóa gia đình mang đặc trưng là nhấn mạnh đến yếu tố thứ bậc, tổ chức được

coi như một gia đình có bố mẹ và các con, bố mẹ chăm sóc các con và tôn trọng ý
kiến của các con và các con kính trọng và vâng lời bố mẹ. Các thành viên trong tổ
chức được người quản lý chăm sóc, hướng dẫn tận tình đồng thời cũng phải tôn
trọng quyết định của người quản lý,ngược lại người quản lý cũng phải tôn trọng ý
kiến của các cá nhân.
Văn hóa lò ấp trứng, là kiểu văn hóa nhấn mạnh vào sự bình đẳng và sự định
hướng cá nhân. Mỗi cá nhân trong tổ chức từ người quản lý đến các thành viên
đều được hưởng môi trường, chế độ làm việc như nhau. Đây là văn hóa kích thích,
tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy năng lực của mình đồng thời sáng tạo, đổi
mới trong công việc.
Văn hóa tên lửa dẫn đường là kiểu văn hóa đề cao nhiệm vụ đồng thời nhấn mạnh
sự bình đẳng của các cá nhân trong tổ chức, mọi người làm việc theo nhiệm vụ của
mình, không phân biệt thứ bậc, chức vụ.
Văn hóa tháp Eiffel, đặc trưng của văn hóa này là chú trọng vào thứ tự cấp bậc và
định hướng nhiệm vụ. Theo mô hình này công việc và cấp bậc được phân định rất
rõ ràng và được sắp xếp theo cấp bậc từ trên xuống dưới.
1.5.4 Các hình thức phân loại khác.
Ngoài các hình thức phân loại trên còn có các hình thức phân loại khác như
phân loại theo giá trị của tổ chức, theo quy mô, cách thức vận hành...tuy nhiên các
cách phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối.
1.6Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức.
Trong quá trình hình thành văn hóa tổ chức thì nó chịu tác động của nhiều yếu tố
khác nhau như :
-Văn hóa dân tộc : bao gồm các tiêu chí như mức độ coi trọng tính cá nhân hay tập
thể, khoảng cách phân tầng xã hội, sự bất bình đẳng giữa nam quyền và nữ quyền,
mức độ tránh né những rủi ro...
- Người đứng đầu tổ chức bao gồm người sáng lập và người kế tiếp, trong đó họ
ảnh hưởng bởi các đặc điểm về giới, độ tuổi, trình độ chuyên môn...và các yếu tố
khác.
-Phụ thuộc vào các đặc điểm của tổ chức như lĩnh vực hoạt động, cơ cấu, thành

phần, loại tổ chức
- Môi trường hoạt động của tổ chức như :
+ Đặc điểm các thể chế và trình độ phát triển kinh tế xã hội( bao gồm phương thức
sản xuất chủ yếu, cơ chế kinh tế, đặc điểm nguồn nhân lực, mức độ hiện đại hóa
công nghệ, thành tựu đạt được, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập toàn cầu).
+ Các bên liên quan đến hoạt động của tổ chức như: ( khách hàng, đối tác...)

13


Chương 2: Thực trạng văn hóa tổ chức
tại ngân hàng TMCP Techcombank
2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Techcombank
Ngân hàng TMCP Techcombank thành lập vào ngày 27/9/1993, với tên đăng ký
chính thức là: ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam và có số vốn điều lệ là 8848
tỷ đồng.
Tên giao dịch chính thức của ngân hàng là: VIETNAM TECHNOLOGICAL AND
COMMERCIAL JOINT STOCK BANK và tên viết tắt là: TECHCOMBANK.
Địa chỉ chính thức của ngân hàng Techcombank là: tòa nhà TECHCOMBANK
Tower, số 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà
Nội ( khu văn phòng tòa tháp B Vincom trước đây).
Điện thoại:+84 4 3944 6368
Fax: +84 4 3944 6395

Ảnh
sưu
( />
tầm

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993, với số vốn ban
đầu chỉ 20 tỷ đồng. Sau 25 năm hoạt động ( tính đến năm 2017), ngân hàng TMCP
Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam.
Theo thống kê của ngân hàng, đến năm 2015 ngân hàng TMCP Techcombank đã
đạt tổng số tài sản là 192.009 tỷ đồng.
Ngân hàng có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với tổng số cổ phần là 20%
tổng cổ phần của ngân hàng. Ngân hàng có cơ sở khách hàng và mạng lưới giao
14


dịch với 312 chi nhánh và phòng dao dịch, hơn 1200 máy ATM và điểm giao dịch
thuộc 44 tỉnh thành trên cả nước.Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên là duy
nhất tại Việt Nam được tặng danh hiệu ngân hàng đứng đầu về giải pháp và ứng
dụng công nghệ bởi Financial Insighst.
Với số lượng nhân viên lên tới hơn 7800 người, phục vụ trên 4 triệu khách hàng cá
nhân và hơn 102.000 khách hàng doanh nghiệp. Với những lợi thế như vậy ngân
hàng TMCP Techcombank luôn là một trong những tổ chức đi đầu trong lĩnh vực
tín dụng và tài chính ngân hàng của cuốc gia, với chất lượng tín dụng và dịch vụ
khách hàng không ngừng được cải thiện, đáp ứng một cách tối ưu nhất nhu cầu của
khách hàng.
Một số dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp hoạt động của ngân hàng TMCP
Techcombank là:
- Năm 1994 ngân hàng TMCP Techcombank thành lập chi nhánh tại thành
phố HCM mở đầu cho việc phát triển ở các thành phố lớn trong nước.
- Năm 2006 ngân hàng vinh dự được nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế
từ The Bank of Newyorks, Citibank, Wachovia. Đồng thời trở thành ngân
hàng đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng tín nhiệm bởi hãng tín nhiệm
hàng đầu thế giới là Moody’s.
- Năm 2007 Techcombank đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được
tặng danh hiệu ngân hàng đứng đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ bởi

Finaancial Insighst.
- 2008 được trao tặng huân chương lao động hạng nhì và cờ thi đua của chính
phủ.
- Năm 2010, Techcombank đạt giải thưởng “ngôi sao quốc tế dẫn đầu về quản
lý chất lượng” do BID trao tặng, được nhận giải thưởng “ngân hàng tài trợ
thương mại năng động nhất khu vực Đông Á” do IFC trao tặng và được
nhận giải thưởng “ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam”.
- 2011, Techcombank vinh dự được nhận giải thưởng ngân hàng tốt nhất Việt
Nam, ngân hàng ngoại hối lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng, ngân hàng bán lẻ
Việt Nam của năm và nhiều giải thưởng danh giá khác.
- Gần đây trong năm 2015, 2016 ngân hàng TMCP Techcombank vẫn duy trì
phong độ và ngày càng phát triển liên tục nhận được các giải thưởng lớn như
“ ngân hàng tốt nhất Việt Nam”, “ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” do
nhiều tạp trí uy tín trên thế giới công nhân.

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng TMCP Techcombank.
Theo điều lệ của ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam( Techcombank) thì
ngân hàng tập trung vào kinh doanh trên các lĩnh vực sau:
Một là, hoạt động vay vốn và nhận tiền gửi bao gồm: nhận tiền gửi, phát hành
chứng chỉ nhận tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu trong và ngoài nước; vay
15


vốn của các tổ chức tín dụng, kinh tế, tài chính; vay vốn ngắn hạn của ngân
hàng nhà nước dưới hình thức cấp vốn.
Hai là, hoạt động cấp tín dụng, cấp tín dụng cho cá nhân tổ chức dưới các hình
thức sau: cho vay, triêt khấu, bảo lãnh ngân hàng, tái triết khấu công cụ chuyển
nhượng và giấy tờ có giá khác, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán trong
nước, quốc tế và các hình thức khác.
Ba là, hoạt động cung ứng phương tiện và dịch vụ thanh toán bao gồm các lĩnh

vực mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, và cung ứng các phương tiện
thanh toán trong nước và quốc tế.
Bốn là, tham gia vào thị trường tiền tệ bằng cách tham gia đấu thầu tín phiếu
kho bạc, trái phiếu chính phủ, mua bán các công cụ chuyển nhượng, tín phiếu
kho bạc, ngân hàng và các giấy tờ có giá khác.
Năm là, mở tài khoản tại các tổ chức tín dụng khác, mở tài khoản tiền gửi, tài
khản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Sáu là, tổ chức thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán ngân hàng
liên quốc gia, hệ thống ngân hàng quốc tế.
Bẩy là, các hình thức góp vốn và mua cổ phần:thành lập các công ty con, công
ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản,bảo hiểm, vàng, phát hành
thẻ tín dụng...góp vốn mua cổ phần các công ty hoạt động trong lĩnh vực tương
tự.
Tám là, kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các sản phẩm phái sinh về
tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ...
Chín là, hoạt động ngân hàng đầu tư, ngân hàng TMCP Techcombank thông qua
các công ty con công ty liên kết tiến hành tư vấn, thẩm định các dự án đầu tư, tư
vấn tài chính, bảo lãnh phát hành chứng khoán ....
Mười là hoạt động ủy thác và đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động
ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của ngân hàng
nhà nước.
Ngoài ra ngân hàng còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác, tham gia các hoạt
động khác...

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Techcombank.
Được xem là một tổ chức lớn, chính vì vậy mà cơ cấu tổ chức của ngân hàng
tương đối phức tạp:
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Techcombank được tổ chức theo kiểu cơ cấu ma
trận.Theo kiểu cơ cấu này các phòng ban, bộ phận có nhiệm vụ, chức năng và
trách nhiệm, địa vị ngang nhau, chịu trách nhiệm độc lập về lĩnh vực mà các

phòng ban đảm nhiệm.
-Cơ cấu quản lý của Techcombank bao gồm:
+ Đại hội đồng cổ đông
+ Hội đồng quản trị
16


+ Ban kiểm soát
+ Kiểm toán nội bộ
+ Tổng giám đốc ban điều hành

17


Sơ đồ:Mô hình quản trị ngân hàng Techcombank( từ cấp đại hội đồng cổ
đông đến cấp tổng giám đốc ban điều hành)

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
KIỂM TOÁN NỘI BỘ

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
Ủy ban thường trực HĐQT
Ủy ban kiểm toán và rủi ro

Văn phòng
HĐQT

Nhóm công tác QTRR

Ủy ban nhân sự và lương thưởng
Văn phòng đại diện miền Trung
Văn phòng đại diện miền Nam

TỔNG GIÁM ĐỐC BAN
ĐIỀU HÀNH
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Techcombank năm 2012.)

18


EXCO
ALCO
TỔNG GIÁM ĐỐC BAN
ĐIỀU HÀNH

Hội Đồng Tín Dụng Cao Cấp
Hội Đồngg Tín Dụng Miền B/N

Ban điều hành miền
Nam

Hội đồng xử lý nợ và rủi ro tín dụng
Hội đồng đầu tư tài chính

K. Dịch vụ nội bộ

Hội đồng đầu tư tài sản

K. Dịch vụ tài chính

cá nhân

Hội đồng đầu tư công nghệ thông tin

K. Phê duyệt tín dụng

Hội đồng sản phẩm

K.khách hàng doanh
nghiệp

K.Tiếp thị và xây dựng thương hiệu
K. Vận hành và công nghệ

K. bán hàng và kênh
phân phối
Khối quản trị nguồn
nhân lực
K.quản trị rủi ro

K. Tài chính và chiến lược
K. Tuân thủ, QTRR
hoạt động và pháp chế

K. ngân hàng bán buôn

K. Nguồn vốn và
thị trường tài chính
Khách
hàng DN

lớn

Ngân
Các bộ phận
Khách hàng
hàng giao Định chế
hỗ trợ tập
DN quy mô
tài chính
dịch
trung
vừa

Sơ đồ: Mô hình quản trị từ cấp TGĐ điều hành trở xuống (BCTC:2012)
19


Từ cấp tổng giám đốc điều hành trở xuống, cơ cấu tổ chức bao gồm:
+ Tổng giám đốc ban điều hành
+ Ban điều hành miền Nam
+Các phòng ban và bộ phận trực thuộc, mỗi phòng ban, bộ phận có chức năng và
nhiệm vụ riêng.
Tác giả thấy rằng ngân hàng TMCP Techcombank có cơ cấu tổ chức đực phân chia
một cách rõ ràng và có tính liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận.Mỗi phòng ban, bộ
phận được phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng, chi tiết cụ thể.Đó là điều kiện
thuận lợi cho quá trình quản lý, phân công công việc cũng như truy cứu trách
nhiệm trong quá trình làm việc.

2.2 Thực trạng văn hóa tổ chức tại ngân hàng TMCP
Techcombank.

2.2.1 Cấu trúc văn hóa của ngân hàng TMCP Techcombank
Ngân hàng TMCP Techcombank là một trong những tổ chức thành công trong lĩnh
vực tín dụng, tài chính...và đạt được nhiều thành công trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh những yếu tố làm nên sự thành công đó như là đường lối, chiến lược
kinh doanh, các chính sách đầu tư....thì ta không thể không kể đến một yếu tố đóng
vai trò vô cùng quan trọng là một trong những yếu tố quyết định đến thành công
của Techcombank đó là văn hóa tổ chức.Sau đây tác giả sẽ đi làm rõ hơn về cấu
trúc văn hóa của ngân hàng TMCP Techcombank.
2.2.1.1 Những yếu tố biểu hiện chủ yếu của VHTC tại ngân hàng TMCP
Techcombank.
*) Kiến trúc, nội thất, cách bài trí.
Hội sở của ngân hàng TMCP Techcombank được thiết kế như một khối kiến trúc
mang tính biểu tượng đó là “ Ngọn tháp”, tượng trung cho đỉnh cao trong ngành
ngân hàng. Tòa nhà được thiết kế hiện đại có hầm để xe, các khu kỹ thuật, các bộ
phận, phòng họp, hội thảo, các phòng sinh hoạt tập thể...có sức chứa lên đến 2000
người.Hội sở mới của Techcombank phù hợp với thời kỳ hội nhập mới của quốc
gia cũng như đáp ứng quy mô phát triển ngày càng nhanh của ngân hàng. Phía
trước của ngân hàng là con đường nhiều cây xanh tạo cảm giác dễ chịu, bầu không
khi trong lành cho hội sở của ngân hàng.

20


Ảnh: Mặt tiền hội sở chính của Techcombank( nguồn: Phòng nhân sự -ngân hàng
Techcombank)
Ngay tại tầng 1, sảnh ra vào được bố trí quầy lễ tân thuận tiện cho khách hàng đến
làm việc tại hội sở, bên cạnh đó là hệ thống an ninh với bốn cửa ra vào cho nhân
viên được kiểm soát nghiêm ngặt bằng cách quẹt thẻ mỗi khi đi qua cửa cùng với
đó là đội ngũ bảo vệ được đào tạo chuyên nghiệp. Trước cửa có tới bốn máy ATM
onsite ....khách hàng cảm thấy tiện lợi khi giao dịch tại đây.


Quầy lễ tân hội sở Techcombank-ảnh sưu tầm.
Màu chủ đạo trong thiết kế nội thất, kiến trúc của Techcombank là màu đỏ thể hiện
sự đi đầu, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và sự trẻ trung năng động của cán bộ, nhân
viên trong Hội sở.

21


Các vị trí quan trọng như phòng tổng giám đốc, phòng giám đốc, phòng họp...được
thiết kế sang trọng với nhiều nội thất, cách bài trí độc đáo.Hội sở có phòng họp
riêng cho các cuộc họp cơ quan tại tầng 12a và tầng 9 là phòng để tiếp đón các
khách hàng quan trọng đến làm việc tại hội sở.Phòng họp tiêu chuẩn của hội sở có
các trang thiết bị hiện đại hệ thống âm thanh ánh sáng, máy chiếu...

Ảnh phòng họp và hội trường tầng 9 hội sở Techcombank(nguồn: tự chụp)
Tất cả các phòng ban hỗ trợ và công ty trực thuộc Techcombank đều được bố trí
tập trung trong một tòa nhà.Các khối/phòng ban thường xuyên cần sự phối hợp
trong công việc được sắp xếp gần nhau, để thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn
cho cán bộ nhân viên.Trong các phòng ban, mỗi nhân viên đều có chỗ ngồi riêng
biệt nhưng không tách biệt với các nhân viên khác. Ở nơi làm việc thì, nơi làm việc
của sếp được đặt cùng với nhân viên để có thể dễ ràng quan sát, quản lý đồng thời
tạo cảm giác thân thiết, thoải mái. Lối đi và khoảng cách giữa các bàn làm việc có
độ rộng phù hợp để tạo cảm giác thoải mái và đi lại dễ ràng.Bên cạnh đó trong các
phòng ban đều có trang trí cây cảnh, sắp xếp đồ đạc vô cùng ngăn nắp gọn gàng,
mỗi nhân viên thường tự trồng cho mình những cây cảnh để bàn giúp nhân viên
cảm thấy thoải mái như được hòa mình với thiên nhiên.

22



Ảnh tự chụp

Ảnh tự chụp
Tòa nhà gồm 22 tầng làm việc, mỗi tầng được bố trí một phòng ăn riêng cho nhân
viên ăn trưa, tại phòng ăn có tủ lạnh, lò vi sóng giúp nhân viên có thể dễ ràng hâm
nóng thức ăn. Phòng ăn cũng được trang trí vô cùng ấn tượng , gọn gàng, đẹp mắt
bên cạnh đó còn có những câu nói, tranh ảnh vui nhộn vừa góp phần làm cho
không khi thêm vui vẻ sau những giờ làm việc căng thẳng vừa là lời nhắc nhở
nhân viên.
23


Ảnh tự chụp

Ảnh tự chụp
Ngoài ra, tại hội sở Techcombank luôn luôn có những bảng hiệu được gắn ở những
nơi dễ quan sát để nhân viên có ý thức tốt trong việc sử dụng cơ sở vật chất của cơ
quan và bảo vệ môi trường để cùng nhau xây dựng nên một nền văn hóa lành
mạnh, tích cực.

24


Ảnh tự chụp

25



×