Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH, CHI PHÍ CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ TẠI XÃ ĐĂK N’DRUNG, HUYỆN ĐĂK SONG, TỈNH ĐĂK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH, CHI PHÍ CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ VỎ
CÀ PHÊ TẠI XÃ ĐĂK N’DRUNG, HUYỆN ĐĂK SONG,
TỈNH ĐĂK NÔNG

NGUYỄN THỊ HẬU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Lợi Ích – Chi Phí
Biện Pháp Xử Lý Vỏ Cà Phê tại Xã Đăk N’Drung, Huyện Đăk Song, Tỉnh Đăk Nông”,
do Nguyễn Thị Hậu sinh viên khóa 2006 - 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________________

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này trước hết con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến
ba mẹ người đã có ơn sinh thành, dưỡng dục và luôn ở bên con, ủng hộ, hi sinh cho
con để con có ngày hôm nay. Thật may mắn và hạnh phúc biết bao khi con được sinh
ra và trưởng thành trong tình yêu thương và sự hy sinh vô bờ bến của ba mẹ!
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm,
TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến cô Phan Thị Giác Tâm, người đã hết lòng quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Trần Nam, chú Phạm Phú Ngọc, chú Hồ
Quốc Lập và anh Bùi Quang Thịnh lớp KM31, cùng các anh chị công tác tại trạm

Khuyến Nông, Khuyến Ngư huyện Đăk Song đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình thực tập.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn cũng như trong suốt quá trình học tập.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2010
Sinh Viên
Nguyễn Thị Hậu


NỘI DUNG TÓM TẮT
Nguyễn Thị Hậu. Tháng 7 năm 2010. “ Phân Tích Lợi ích, Chi Phí của Biện
Pháp Xử Lý Vỏ Cà Phê Xã Đăk N’Drung, Huyện Đăk Song, Tỉnh Đăk Nông.”
Nguyen Thi Hau. July 2010. “A Cost – Benefit Analysis of The Coffee Husk
Composting Method At Đăk N’Drung Commune, Đak Song Distrist, Đak Nong
Province.”
Cà phê là cây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, song ngoài những lợi ích về
mặt kinh tế thì việc xử lý vỏ cà phê như hiện nay (đốt, thải ra đất) cũng gây ra nhiều
bất lợi đối với môi trường. Vỏ cà phê chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nếu được
xử lý đúng cách sẽ tạo được lượng mùn hữu ích cho cây trồng. Đăk Nông là tỉnh đã
bắt đầu xử lý vỏ cà phê làm phân compost nhưng mô hình này chưa được áp dụng
rộng rãi vì lợi ích thực sự của nó chưa được biết đến rõ ràng. Đề tài này nhằm phân
tích những lợi ích, chi phí việc thực hiện làm phân compost tại xã Đăk N’Drung. Từ
đó đề xuất những giải pháp giúp mô hình được áp dụng rộng rãi hơn.
Đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra 60 hộ dân tại xã Đăk N’Drung
gồm 30 hộ có làm phân compost và 30 hộ không làm compost để mô tả hiện trạng xử
lý vỏ cà phê, so sánh lợi ích- chi phí giữa 2 nhóm.
Dựa vào phương pháp phân tích lợi ích chi phí cho thấy việc xử lý vỏ cà phê
theo phương pháp composting mang lại giá trị môi trường là giảm lượng phát thải khí
thải nhà kính trung bình 1 ha cà phê là 1435 kg CO2 tương đương 274.085 đồng/ha.

Do đó lợi ích ròng của phương pháp xử lý vỏ cà phê làm compost mang lại là
23.887.185 đồng/ha trong đó lợi ích tiết kiệm chi phí phân bón 12%, tiết kiệm thuốc
0,92%, tăng năng suất 86% và lợi ích CERs 1,04% . Vậy lợi ích mà người dân được
hưởng trực tiếp từ mô hình làm compost là rất lớn và mô hình mang lại hiệu quả rất
cao. Với kết quả trên, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị để mô hình được nhân rộng
hơn giúp cải thiện đời sống người dân và môi trường.

vii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..............................................................................3
1.4. Cấu trúc của khóa luận..........................................................................................4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ...........................................................................................5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan .....................................................5
2.2. Tổng quan địa điểm nghiên cứu ...........................................................................7
2.2.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội.................................................................................7
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................9
2.2.3. Dân số và lao động .............................................................................................9
2.2.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế - cơ cấu ngành .......................................................10
2.2.5. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp ......................................................................10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................12

3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................12
3.1.2. Phân hữu cơ sinh học từ vỏ cà phê (Compost) ................................................13
3.1.3. Tác dụng của phân hữu cơ sinh học .................................................................19
3.1.4. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý vỏ cà phê thành phân hữu cơ sinh học đến
năng suất cà phê .............................................................................................................20
3.1.5. Những lợi ích và chi phí của việc sử dụng vỏ cà phê làm phân compost........20
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................24
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................24
viii


3.2.2. Phương pháp phân tích .....................................................................................25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................32
4.1. Thông tin chung về người phỏng vấn .................................................................32
4.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội ....................................................................................32
4.1.2. Tình hình chung về trồng trọt của các hộ được phỏng vấn ..............................35
4.2. Đánh giá nhận thức, thái độ của người dân về sự quan tâm đến môi trường và
hình thức xử lý vỏ cà phê. ..........................................................................................37
4.2.1. Đánh giá thái độ và sự quan tâm đến môi trường .............................................37
4.2.2. Hìện trạng xử lý vỏ cà phê của 2 nhóm hộ có làm phân compost và không làm
compost ..........................................................................................................................38
4.2.3. Nguồn tiếp nhận thông tin về phân hữu cơ sinh học làm từ vỏ cà phê của các
hộ làm phân compost. ....................................................................................................41
4.3. Phân tích lợi ích- chi phí của biện pháp xử lý vỏ cà phê. ...................................42
4.3.1. Xác định các chi phí..........................................................................................42
4.3.2 Xác định các lợi ích ...........................................................................................42
4.4.3. Lợi ích và chi phí hàng năm của biện pháp xử lý vỏ cà phê ...........................53
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................55
5.1 Kết luận ................................................................................................................55
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57
PHỤ LỤC

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDM

Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism)

CER

Tín chỉ giảm phát thải (Certificated Emission Reductions)

ĐVT

Đơn vị tính

BVTV

Bảo vệ thực vật

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS

Năng suất


STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TĐHV

Trình độ học vấn

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành Phần Dinh Dưỡng của Vỏ Cà Phê ....................................................... 5
Bảng 2.2. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2007 ......................................10
Bảng 3.1. Thành phần Chất Dinh Dưỡng Hữu Cơ Trong Vỏ Cà Phê ...........................15
Bảng 3.2. Thành Phần Một Số Hợp Chất Trong Vỏ Cà Phê .........................................16
Bảng 3.3. Ảnh Hưởng của Các Biện Pháp Xử Lý Vỏ Cà Phê Đến Năng Suất Cà Phê 20
Bảng 3.4. Hàm Lượng Hữu Cơ, Độ Xốp Đất và Năng Suất Cà Phê.............................22
Bảng 3.5. Lợi Ích và Chi Phí của Biện Pháp Xử Lý Vỏ Cà Phê ...................................31
Bảng 4.1.Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn ...........................32
Bảng 4.2. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn (Tiếp theo) .......34
Bảng 4.3. Số Lần Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông của Các Hộ Phỏng Vấn/ Năm .35
Bảng 4.4. Tình Hình Sử Dụng Đất của Các Hộ Điều Tra .............................................36
Bảng 4.5. Qui Mô Canh Tác của 2 Nhóm Nông Hộ ....................................................37
Bảng 4.6. Những Vấn Đề Môi Trường Được Người Trả Lời Quan Tâm .....................38

Bảng 4.7. Hình thức Xử Lý Vỏ Cà Phê Sau Thu Hoạch của 2 Nhóm Hộ Hiện Nay ...39
Bảng 4.8. Tỷ Lệ % Trã Lời Lý Do Làm Phân Compost ...............................................40
Bảng 4.9. Chi phí Thực Hiện Làm Phân Compost Trên 1 Ha ......................................42
Bảng 4.10. So Sánh Chi Phí Trung Bình 1Ha Cà Phê của 2 Nhóm ..............................44
Bảng 4.11. Bảng Tổng Hợp Chi Phí Đầu Tư 1 Ha Cà Phê ...........................................43
Bảng 4.12. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Cà Phê ............................46
Bảng 4.13. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Cà Phê ............................48
Bảng 4.14. Lượng Khí Thải CO2 Phát Sinh với 1Ha Cà Phê .......................................52
Bảng 4.15. Lợi ích của Biện Pháp Xử Lý Vỏ Cà Phê Thành Phân Compost ...............52
Bảng 4.16. Lợi Ích- Chi Phí của Biện Pháp Xử Lý Vỏ Cà Phê Thành Phân Compost.53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Đăk Song ............................................................ 7
Hình 3.1. Hình Ảnh Nông DânTưới Nước Đống Phân Compost .................................17
Hình 3.2. Hình Ảnh Đống Ủ Phân Compost Khi Hoàn Thành ....................................18
Hình 4.1. Biểu Đồ So Sánh Tỷ Lệ % TĐHV Giữa Hai Nhóm .....................................33
Hình 4.3. Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin về Phân Compost ...........................................41

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Tóm Tắt Qui Trình Chế Biến Vỏ Cà Phê Làm Phân Hữu Cơ Sinh Học
PHỤ LỤC 2: Kết Xuất Hàm Năng Suất
PHỤ LỤC 3: Mô Hình Hồi Qui Bổ Sung
PHỤ LỤC 4: Mô Hình Hồi Qui Nhân Tạo
PHỤ LỤC 5: Mô Hình Kiểm Định Trung Bình
PHỤ LỤC 6: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn – Điều Tra


xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có tỷ lệ xuất khẩu nông sản khá cao trong đó cà phê là một
trong những sản phẩm trọng yếu. Hiện nay cà phê Việt Nam đã có mặt tại hơn 70 quốc
gia và các vùng lãnh thổ với tỉ trọng chiếm gần 1/4 lượng cà phê xuất khẩu thế giới,
đứng thứ 2 trên thế giới sau Brazil với sản lượng xuất khẩu khoảng 790.000 tấn, kim
ngạch khoảng 1,2 tỷ USD. Cả nước hiện có trên 500.000 ha cà phê thì các tỉnh Tây
Nguyên đã có đến khoảng 470.000 ha, chiếm 92,79% diện tích. Tây Nguyên được
biết đến với vai trò vùng thâm canh cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu, mang lại
hiệu quả kinh tế rất cao. Điển hình như Đăk Nông là một tỉnh vùng sâu, vùng xa với
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thuộc khu vực Tây Nguyên được tách ra từ
tỉnh Đăk Lăk vào năm 2004, điều kiện kinh tế văn hoá, xã hội nơi đây còn rất nhiều
khó khăn nhưng nhờ đất đai canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho
trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê. Cà phê là cây trồng chủ lực ở Đăk Nông với
diện tích trồng cà phê khá lớn 76.000 ha đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
cũng như tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người nông dân ở đây, biểu hiện như tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm trên 15%, nền kinh tế chuyển dịch dần sang hướng
công nghiệp, dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, thu nhập bình quân đầu người
đạt 13,8 triệu đồng năm 2009.
Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, đòi hỏi phải bón phân nhiều để
năng suất cao và ổn định, phân bón có một vai trò quan trọng đối với cây trồng, đặc
biệt là phân hữu cơ mà thực tế thì người dân thường sử dụng phân vô cơ để bón cho
cây trồng là chủ yếu. Vẫn biết phân vô cơ có các thành phần dưỡng chất quan trọng,
nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm cho đất chai cứng, kiềm hoá đất, … Mặt khác, sử
dụng nhiều phân vô cơ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường sống của con người.



Trong khi đó, dùng các loại phân hữu cơ thì lại tốt cho cả cây và đất. Thực tế trong sản
xuất đã khẳng định vai trò thiết yếu của phân hữu cơ trong việc duy trì độ phì nhiêu
của đất, ổn định năng suất cây trồng, góp phần vào sản xuất nông nghiệp bền vững. Nó
không chỉ tăng lượng muối khoáng, chất vi lượng mà còn làm đất tơi xốp, góp phần
cải tạo đất.
Cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, song ngoài những lợi ích về mặt
kinh tế thì nó cũng gây ra nhiều bất lợi đối với môi trường và sự phát triển bền vững.
Vì sau thu hoạch, cà phê thường được chế biến theo 2 phương pháp là chế biến ướt và
chế biến khô để tách vỏ lấy nhân. Cả 2 phương pháp này đều thải ra môi trường một
lượng vỏ cà phê rất lớn, mà biện pháp nông dân thường xử lý phế phẩm này chủ yếu là
đốt, hoặc thải ra môi trường, điều này sẽ làm ô nhiễm môi trường, đất, nước, không
khí ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do trong vỏ cà phê có chứa một hàm lượng khá
lớn cellulose (63,2%) và lignin (17,7%), đây là những hợp chất rất khó phân giải trong
điều kiện thông thường. Nhưng nếu được xử lý đúng cách sẽ tạo được lượng mùn rất
hữu ích cho cây trồng.
Hàng năm ở nước ta, lượng vỏ cà phê thải vào môi trường khoảng 383.000 tấn,
chứa hàm lượng hữu cơ cao 93,65%. Lượng phế thải này phần lớn là những hợp chất
hữu cơ giàu cacbon và các nguyên tố khoáng đa vi lượng là nguyên liệu tốt để sản xuất
phân hữu cơ sinh học. Nhưng theo thói quen và tập quán sản xuất thì hầu hết nông dân
vẫn chưa tận dụng phế phẩm này nên đã thải trực tiếp ra môi trường. Chẳng hạn như
Đăk Lăk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam với trên 184.500 ha, sản
lượng hàng năm trên dưới 435.000 tấn cà phê nhân và mỗi năm có khoảng 200.000 250.000 tấn rác là vỏ cà-phê. Trước đây thường được đem đốt hoặc để phân hủy tự
nhiên gây lãng phí hữu cơ và ô nhiễm môi trường do khi đốt các chất hữu cơ biến
thành CO2, H2O và các độc chất SO2, SO3, H2S, NO, NO2, HC1, ... Trong khi đó hàng
trăm nghìn hecta đất trồng cà-phê lại thiếu nguồn hữu cơ. (Thanh Hoài, 2004).
Hiện nay các nhà khoa học đã sản xuất thành công những loại chế phẩm vi sinh
vật có khả năng phân giải cellulose, lignin rất mạnh và đã được ứng dụng thành công
trong việc phân giải vỏ cà phê cũng như một số vật liệu hữu cơ khác. Đăk Nông là một

trong những tỉnh ở Tây Nguyên đã bắt đầu tận dụng vỏ cà phê, kết hợp với các chế
phẩm vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose, lignin để làm phân hữu cơ sinh học
2


phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mô hình dùng vỏ cà phê để làm phân hữu cơ sinh học
của nông dân đã được thực hiện ở một số hộ gia đình nhưng lợi ích thực sự của nó
chưa được biết đến rõ ràng, lợi ích được biết đến chủ yếu là ổn định năng suất cây
trồng, giảm tỉ lệ sâu bệnh, … nhưng khi thực hiện mô hình này còn nhiều lợi ích khác
về mặt môi trường như không làm ô nhiễm trường sinh thái, không làm ảnh hưởng đến
sức khỏe con người và vật nuôi, cải thiện kết cấu, độ xốp và độ phì nhiêu của môi
trường đất, cũng như những lợi ích kinh tế cho các hộ dân nói riêng và môi trường nói
chung. Vì vậy đề tài: “Phân Tích Lợi Ích - Chi Phí của Biện Pháp Xử Lý Vỏ Cà
Phê tại Huyện Đăk Song Tỉnh Đăk Nông” được thực hiện với mục đích nhận dạng
các chi phí và lợi ích thực sự về mặt kinh tế và môi trường do mô hình mang lại cho
những hộ dân đã thực hiện. Từ đó đề xuất những giải pháp cũng như khuyến cáo việc
thực hiện này có nên được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng môi trường tạo
ra sản phẩm nông nghiệp an toàn hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích lợi ích - chi phí của biện pháp xử lý vỏ
cà phê tại xã Đăk N’Drung, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung đã đề ra đề tài tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
− Mô tả hiện trạng xử lý và sử dụng vỏ cà phê làm phân bón tại xã N’Drung
huyện Đăk Song.
− Phân tích lợi ích – chi phí của biện pháp xử lý vỏ cà phê làm phân hữu cơ
sinh học ở qui mô hộ gia đình.
− Đề xuất giải pháp để mô hình sản xuất phân hữu cơ sinh học được mở rộng
trong cộng đồng nông dân.

1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nông hộ trồng cà phê có áp dụng
và không áp dụng làm phân hữu cơ sinh học để xử lý vỏ cà phê sau thu hoạch trong
quá trình sản xuất.

3


1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn xã Đăk N’Drung, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk
Nông.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ 03/2010 – 07/2010.
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện
Đề tài nghiên cứu phản ánh tình hình trồng trọt, đặc biệt tình hình xử lý vỏ cà
phê tại xã Đăk N’Drung, huyện Đăk Song. Dựa vào mô hình tự làm phân hữu cơ sinh
học của các hộ dân đang thực hiện xác định lợi ích chi phí của mô hình, từ đó tính lợi
ích ròng các hộ dân được hưởng lợi từ mô hình. Từ đó đề xuất các biện pháp để mô
hình này được nhân rộng trong cộng đồng nông dân trồng trọt trong toàn huyện.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương. Chương I: Tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương II : Giới
thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng như tổng quan
địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của huyện Đăk Song. Chương III: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu,
trình bày các khái niệm, định nghĩa về lĩnh vực nghiên cứu, và phương pháp được sử
dụng trong đề tài. Chương IV: Đây là chương trình bày các kết quả đạt được của đề tài.
Chương V: Dựa vào kết quả và thảo luận ở chương IV, tác giả kết luận và đưa ra một số
kiến nghị cho việc mở rộng việc thực hiện làm phân hữu cơ sinh học.


4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Đã có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng vỏ cà phê làm phân hữu cơ nhưng
hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về phân tích những lợi ích cũng như chi phí của
biện pháp xử lý vỏ cà phê làm phân hữu cơ sinh học dưới quan điểm kinh tế và xã hội.
Tài liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như các tạp chí khoa học, báo chí,
intenet, và các nghiên cứu có liên quan.
Theo nghiên cứu thì vỏ cà phê chứa nhiều cafein và tanin làm cho chúng chậm
phân hủy trong môi trường tự nhiên. Bressani (1980) đã nghiên cứu thành phần dinh
dưỡng của vỏ cà phê chế biến ướt, kết quả phân tích cho thấy Cellulose chiếm tới 63,2%,
protein chiếm 10,1%, hàm lượng đường khử 12,4%, rất giàu khoáng (8,3%). Đây là
nguyên liệu lý tưởng cho vi sinh vật lên men, ngoại trừ hàm lượng caffein cao (1,3%).
Bảng 2.1. Thành Phần Dinh Dưỡng của Vỏ Cà Phê
STT

Thành phần dinh dưỡng

% Chất khô

1

Cellulose

63,2


2

Lignin

17,5

3

Protein

10,1

4

Lipid

2,5

5

Đường khử

12,4

6

Pectin

6,5


7

Khoáng

8,3

8

Caffein

1,3
Nguồn: Theo Bressani, 1980


Trình Công Tư, (1996). Tác giả kết luận về việc sử dụng phân hữu cơ cho cà
phê trên đất đồi Tây Nguyên cho thấy đất không bón phân hữu cơ, cây cà phê chỉ sử
dụng 37% số đạm bón vào; đất có bón phân hữu cơ hệ số sử dụng đạm tăng lên rõ rệt,
hơn 46%. Vì vậy bón phân hữu cơ giúp cây sinh trưởng mạnh, phát sinh nhiều cành
hữu hiệu, làm giảm tỷ lệ rụng quả và nâng cao năng suất cà phê một cách đáng kể.
Kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Lịch và Trình công Tư, ( 2004) cho thấy sử
dụng tàn dư hữu cơ trên lô cà phê bón cho cây cà phê làm tăng độ phì nhiêu thực tế
của đất thông qua việc cải thiện các tính chất lý, hóa đất theo hướng có lợi cho cây:
tăng độ xốp, tăng độ ẩm, hạn chế lượng nước khuyếch tán, kéo dài chu kì tưới, giảm
sự cố định P2O5, tăng hiệu lực phân lân và phân đạm. Tận dụng nguồn tàn dư hữu cơ
hàng năm sẵn có trên lô, vùi trả lại cho đất làm tăng sự phát triển của bộ rễ cà phê,
giảm mức độ rụng của quả, tăng khối lượng quả, tăng năng suất cà phê nhân 29 - 80%.
Nguyễn Xuân Thành, Vũ Thị Hoàn, Nguyễn Hạ Văn, (2006). Nghiên cứu cho
thấy cứ 1 ha lượng tàn dư thực vật đem tái chế cho bình quân được 8,1 tấn phân hữu
cơ trã lại cho đất, tổng thu 968.000 đồng/ha. Hiệu quả kinh tế của quá trình ủ tàn dư

thực vật rất cao, tiết kiệm được chi phí đầu tư phân bón của nông hộ. Tính trung bình
trong một vụ lượng tàn dư thực vật để lại đông ruộng là 28,17 tấn/ha nếu xử lý bằng
chế phẩm vi sinh vật thì sau 21 – 30 ngày sẽ cho ra 8,1 tấn phân hữu cơ, lãi suất mang
lại cho nông hộ là 718.000 đồng/ha.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước
như Công Huyền Tôn Nữ Tuấn Nam và ctv (1999), Lương Đức Loan và ctv (1995) và
Op de Laak(1992) thì vỏ cà phê chứa một lượng chất dinh dưỡng khoáng N, P2O5,
K2O, CaO, MgO và S, không thua kém gì so với phân chuồng và một số phân xanh
khác. Hàm lượng dinh dưỡng N đạt 1,85%, P2O5 là 0,19% đặc biệt hàm lượng K2O rất
cao (3,56%) trong khi đó lượng dưỡng chất này trong phân chuồng là 2,42% N; 0,90%
P2O5 và 4,04% K2O các tác giả kết luận sử dụng lượng vỏ cà phê này bón cho cà phê
không những cung cấp lượng hữu cơ để cải tạo cấu trúc đất mà còn giải phóng ra một
lượng dinh dưỡng đáng kể để bù vào lượng cây trồng lấy đi từ đất.

6


2.2. Tổng quan địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội
a) Vị trí địa lý Đăk Song là huyện biên giới, trung tâm của huyện là thị trấn Đức
An cách thị xã Gia Nghĩa 38 km về phía Bắc, trên quốc lộ 14 theo hướng đi Buôn Ma
Thuột, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 808,1 km2. Đắk Song có 9 đơn vị hành
chính cấp xã là: Thị trấn Đức An, Nam Bình (xã Đắk Song cũ), Thuận Hà, Đắk Môl,
Đắk Hoà, Thuận Hạnh, Trường Xuân, Đắk N'Drung và Nam N'Jang. Ranh giới hành
chính của xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Đăk Mil
- Phía Đông giáp với huyện Krông Nô và huyện Đăk G Long
- Phía Nam giáp với thị xã Gia Nghĩa
- Phía Tây và Tây Bắc giáp với huyện Tuy Đức và vương quốc Campuchia
b) Địa hình

Địa hình của huyện nhìn chung mang đặc trưng của địa hình vùng cao nguyên,
bao gồm chủ yếu là các dãy đồi có mức độ chia cắt khác nhau tùy theo khu vực, hướng
dốc chính thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc đến Nam.
c) Khí hậu thời tiết
Đăk Song vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh
hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng, nhiệt độ trung bình năm 24°C, tháng nóng
nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5°C. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc
theo mùa.
Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4
đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.
Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu khá luận lợi cho phát triển nông - lâm
nghiệp, tuy nhiên có yếu tố không thuận lợi là lượng mưa trong năm phân bố không
đồng đều, vào các tháng mùa mưa thừa nước, gây xói mòn mạnh ở những vùng đất
dốc và ngập úng trong những vùng thấp trũng. Mùa khô kéo dài với cường độ khô
bình quân cao nên làm cây trồng thiếu nước trầm trọng. Vì vậy việc xây dựng các công
trình thủy lợi để trữ và cung cấp nước trực tiếp cho sản xuất trong mùa khô có vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
7


Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Đăk Song

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đăk Nôn

8


2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất

So với các huyện khác trong tỉnh, đất đai của huyện khá tốt, chủ yếu là đất đỏ
bazan có tầng canh tác dày và khá giàu dinh dưỡng, thích hợp cho trồng cây lâu năm.
Yếu tố hạn chế chính là hầu hết phân bố trên địa hình dốc, dễ bị rửa trôi trong mùa
mưa, vì thế khi sử dụng chú ý các biện pháp bảo vệ đất.
b) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện được cung cấp bởi 1 con suối chính là suối
Đăk N’Drung. Ngoài ra còn có các suối nhỏ với mật độ phân bố khá dày và đều. Tuy
nhiên hầu hết các suối này có lưu vực nhỏ, ngắn, lòng suối dốc nên nước mưa tập
trung về đây nhanh nhưng về mùa khô nhiều suối thường cạn kiệt. Tuy nhiên trên các
sông suối này có nhiều vị trí thuận lợi để xây dựng hồ chứa phục vụ cho sản xuất như
tưới cà phê, tiêu, …
c) Tài nguyên khoáng sản
Huyện Đắk Song là nơi có nguồn tài nguyên đặc biệt quí hiếm là vàng, đá quí
ngọc bích, saphia trắng tập trung chủ yếu ở khu vực xã trường xuân. Ngoài ra trữ
lượng boxit cũng phân bố trên địa bàn.
d) Tài nguyên rừng
Đăk Song có diện tích tự nhiên là: 80,776.37 ha với 44.983 người trong đó tổng
diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch theo 2 loại rừng là: 37.996 ha cụ thể như sau:
- Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn: 2.624ha
- Diện tích rừng sản xuất: 35371.4 ha
2.2.3. Dân số và lao động
Huyện Đăk Song có tổng số 46.839 người, trong đó nam chiếm 48% với 22.483
người, nữ chiếm 52% với 24.356 người.
Trong tổng dân số của huyện thì tỉ lệ dân thành thị chiếm 9,2%, còn lại 90,78%
dân cư sống ở vùng nông thôn
Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 580 người/km2 được phân bố không
đồng đều, dân cư tập trung chủ yếu ở thị trấn Đức An (mật độ bình quân 3.340
người/km2).

9



Lao động nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm 71% lao động toàn huyện, còn lại
là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và công viên chức
nhà nước.
Dân số trong độ tuổi lao động là 23.209 người. Số người trong độ tuổi lao động
đang đi học là 2.002 người và số người có khả năng lao động làm nội trợ 424 người. Nhìn
chung cơ cấu lao động trong những năm qua của các lĩnh vực đang có xu hướng tăng.
2.2.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế - cơ cấu ngành
a) Tăng trưởng kinh tế
Năm 2008, tốc độ tăng trưởng nông lâm nghiệp 10,64%. Cơ cấu ngành nông
lâm nghiệp trong nền kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa: năm 2008 chiếm 51% GDP. Nhìn chung, tăng trưởng của ngành nông
nghiệp đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
b) Cơ cấu kinh tế
Đăk Song vẫn là huyện nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Giá trị sản xuất trồng trọt vẫn
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, chăn nuôi và
dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi
thế của địa phương.
2.2.5. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
a) Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 2.2. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2007
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

TỔNG DIỆN TÍCH
I. Đất nông nghiệp
1.Cây hàng năm

- Đất trồng lúa
- Đất trồng cây hoa màu và cây CN

80.776
37.218
13.425
700,00
11.210

- Rau, đậu
2.Cây lâu năm
- Cây công nghiệp lâu năm
- Cây ăn quả
- Cây lâu năm khác
3. Đất có mặt nước dùng vào nông nghiệp
10

1.629,0
23.731
23.315
221,00
195,00
61.5,00
Nguồn: Phòng thống kê huyện Đăk Song


b) Trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp năm 2008 trong điều kiện thời tiết khí hậu tương đối
thuận lợi, mưa phân bổ khá đều nên các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển nhanh.
Mặc dù cũng còn không ít những khó khăn như tình hình giá cả vật tư, phân bón tăng

cao, đã tác động không nhỏ đến kết quả sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân,
tuy nhiên tổng sản lượng lương thực vẫn đạt chỉ tiêu.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản
xuất, thâm canh được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả.
Cơ cấu cây trồng từng bước có sự chuyển dịch phù hợp, cây công nghiệp lâu
năm cũng đã phát triển nhiều.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Một số khái niệm
a) Khái niệm phế thải: Phế thải là sản phẩm loại bỏ được thải ra trong quá
trình hoạt động, sản xuất, chế biến của con người.
Phế thải có nhiều nguồn gốc khác nhau: Rác thải sinh hoạt; rác thải đô thị; tàn
dư thực vật; phế thải do quá trình sản xuất, chế biến nông, công nghiệp; phế thải từ các
nhà máy công nghiệp như: Nhà máy giấy, khai thác chế biến than, nhà máy đường,
nhà máy thuốc lá, nhà máy bia, nước giải khát, các lò mổ, các nhà máy xí nghiệp chế
biến rau quả đồ hộp, ….
Việt Nam là nước nông nghiệp có nguồn phế thải sau thu hoạch rất lớn, rất đa
dạng. Chương trình một triệu tấn đường đã để lại hàng chục vạn tấn bã mía, mùn mía và
tàn dư phế thải từ sản xuất, chế biến mía ra đường. Ngành công nghiệp chế biến xuất
khẩu cà phê đã thải ra môi trường hơn 20 vạn tấn vỏ/năm. Trên đồng ruộng, nương rẫy
hàng năm để lại hàng triệu tấn phế thải là rơm rạ, lõi ngô, cây sắn, thân lá thực vật, ….
Ngoài ra còn có tới hàng triệu tấn rác thải sinh hoạt. Tất cả nguồn phế thải này một phần
bị đốt, còn lại trở thành rác thải, phế thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và
nguồn nước, trong khi đất đai lại thiếu trầm trọng nguồn dinh dưỡng cho cây và hàng
năm chúng ta phải bỏ ra hàng triệu đôla để mua phân hóa học ở nước ngoài.

b) Biện pháp xử lý phế thải nông nghiệp
- Biện pháp chôn lấp: Chôn lấp là biện pháp xử lý lâu đời, cổ điển và đơn giản
nhất. Phương pháp này đòi hỏi nhiều diện tích đất và thời gian xử lý lâu, có mùi hôi thối,
sinh ra các khí độc như CH4, H2S, NH3, rò rỉ làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước.
- Biện pháp đốt: Đây là biện pháp tạm thời khi lượng phế thải quá nhiều. Biện
pháp này gây ô nhiễm môi trường không khí rất nghiêm trọng, gây hiệu ứng nhà kính


và các loại bệnh đường hô hấp, do khi đốt các chất hữu cơ biến thành CO2, H2O và các
độc chất SO2, SO3, H2S, NO, NO2, HC1, ...
- Biện pháp sinh học: Hiện nay biện pháp sinh học để xử lý phế thải là biện pháp
tối ưu nhất, đang được tất cả các nước sử dụng. Biện pháp sinh học là dùng công nghệ vi
sinh vật để phân hủy phế thải. Các nhà khoa học đã dùng một số chủng giống vi sinh vật
yếm khí có khả năng phân giải vỏ cà phê (các chất xenluloza, lignin, ….) như giống nấm:
Chaladomyces; Penicilium; Trichoderma; Vi khuẩn: Sporocytophaga: methanogenes;
Rudbeckia hirtan L để xử lý đống ủ vỏ cà phê. Kết quả cho rất khả quan, sau 2 – 3 tháng ủ
tỉ lệ xenlulozơ trong vỏ cà phê giảm 60 – 80%, so với đống ủ đối chứng.
3.1.2. Phân hữu cơ sinh học từ vỏ cà phê (Compost)
a) Tình hình làm phân hữu cơ sinh học từ vỏ cà phê ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay thực trạng làm phân compost từ các phế thải nông nghiệp đã trở nên
rất phổ biến ở nước ta, phân hữu cơ được làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau
như: Rơm rạ, lõi ngô, vỏ cà phê, xác bã mía, rác thải, xơ dừa, lục bình, than bùn và các
phế thải nông nghiệp khác, ...Nước ta là nước nông nghiệp nên các phế thải này rất
nhiều vì thế phong trào làm phân hữu cơ từ phế thải nông nghiệp được khá nhiều nơi
áp dụng. Gần đây nước ta đã có rất nhiều cơ sở sản xuất phân hữu cơ sinh học và nông
dân cũng đã biết tự làm phân hữu cơ từ những nguồn nguyên liệu có sẵn này mà đặc
biệt là ở khu vực Tây Nguyên việc tận dụng vỏ cà phê làm phân hữu cơ đã trở nên rất
phổ biến như ở Lâm Đồng hiện nay có nhiều nhà máy, cơ sở chế biến cà phê theo công
nghệ cà phê ướt để có được cà phê nhân chất lượng cao. Hàng nghìn tấn vỏ cà phê tươi
được thải ra sau công đoạn xay ướt đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng môi

trường khu vực quanh các nhà máy. Xí nghiệp Phân bón Bình Điền (Đức Trọng, Lâm
Đồng) vừa sản xuất thành công loại phân vi sinh từ vỏ cà phê ướt và đang xúc tiến xây
dựng một nhà máy sản xuất phân vi sinh từ loại nguyên liệu sẵn có này. Việc sản xuất
phân hữu cơ này giúp giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường do vỏ cà phê gây
ra, giúp cho các doanh nghiệp chế biến cà phê theo công nghệ ướt tiết kiệm được hàng
tỉ đồng mỗi năm cho việc xử lý môi trường. Trung tâm Nông Nghiệp huyện Di Linh
tỉnh Lâm Đồng cũng vừa tiến hành chuyển giao quy trình kỹ thuật xử lý vỏ quả cà phê
làm phân sinh học cho bà con nông dân nhằm tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm, nâng
cao thu nhập, …
13


Đăk Lăk cũng là một trong những tỉnh như vậy. Việc ứng dụng các chế phẩm vi
sinh vật thế hệ mới để sản xuất phân hữu cơ vi sinh đã khá quen thuộc với người dân ở
đây, với mục đích vừa hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và vừa hạn chế ô nhiễm mỗi trường,
ở đây đã có hàng chục cơ sở sản xuất ứng dụng hơn mười dây chuyền công nghệ chế
phẩm vi sinh để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, với sản lượng mỗi năm từ 18.000 đến
20.000 tấn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Đăk Lắk đã chuyển giao quy trình kỹ thuật ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật thế hệ
mới này đến các hộ gia đình bà con nông dân để tận dụng các phế phụ phẩm trong nông
nghiệp như vỏ trấu, vỏ quả cà-phê, thân cùi ngô sản xuất phân hữu cơ bón lại cho cây
cà-phê, cụ thể như các huyện huyện Ea H"Leo, Ea Kar, Krông Năng, Krông Búc đã sử
dụng phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ vỏ trấu cà phê bón cho cây cà phê và năng
suất cũng đạt khá cao từ 2,5 đến 3 tấn cà-phê nhân/ha của niên vụ cà-phê 2008 - 2009.
Tại Đăk Nông việc sử dụng vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ vi sinh cũng đang
là xu hướng mới được nhiều nông dân ở đây tin dùng. Những năm gần đây, trạm
khuyến nông đã đẩy mạnh việc vận động, hướng dẫn cho nông dân sử dụng các loại
phân bón hữu cơ sinh học từ việc ngâm, ủ các phế phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê,
dây khoai lang, … và đã có rất nhiều hộ dân tham gia đặc biệt ở xã Đăk N’Drung, Đăk
Nông. Các hộ dân tham gia đều khẳng định được hiệu quả của loại phân bón vi sinh

này. Hiệu quả bước đầu cho thấy đối với cây cà phê, thì lượng quả đậu nhiều, hạt to,
đều và nặng, giá thành lại thấp hơn nhiều so với các loại phân hóa học. Nhìn chung
phong trào làm phân hữu cơ sinh học ở nước ta đã trở nên rất phổ biến không chỉ với
các cơ sở sản xuất phân hữu cơ sinh học mà nông dân ở nhiều tỉnh trong cả nước hầu
hết cũng đã quen với việc tự làm phân hữu cơ với các nguyên liệu sẵn có nhằm nâng
cao thu nhập, đặc biệt là việc sản xuất phân hữu cơ sinh học từ vỏ cà phê ở các tỉnh
Tây Nguyên nhằm tiến tới một nền nông nghiệp bền vững.
b) Phân hữu cơ sinh học từ vỏ cà phê
- Khái niệm phân hữu cơ sinh học:
Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình
lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải nông, lâm
nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt, ...)

14


trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của vi sinh vật hoặc các hoạt chất
sinh học được chuyển hóa thành mùn.
Nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ sinh học có thể kể đến là phế thải của
người, động vật, gia súc, gia cầm, phế thải chế biến thủy hải sản, tồn dư cây trồng,
lâm nghiệp (thân lá, rễ, cành cây), phế thải sinh hoạt, phế thải đô thị, phế thải của
các cơ sở chế biến nông, lâm sản, và than bùn. Với phương pháp chế biến truyền
thống để tạo được phân hữu cơ đảm bảo độ hoai chín cần thiết, thời gian ủ kéo dài
từ 4 đến 6 tháng. Ứng dụng công nghệ vi sinh vật chế biến phân hữu cơ sinh học
không chỉ rút ngắn thời gian ủ, mà còn nâng cao giá trị dinh dưỡng của sản phẩm
tạo ra. (Nguyễn Xuân Thành, 2004)
- Thành phần các chất dinh dưỡng hữu cơ trong vỏ cà phê
Bảng 3.1. Thành phần Chất Dinh Dưỡng Hữu Cơ Trong Vỏ Cà Phê
Thành Phần (%)


Vỏ Cà Phê

N

1,85

P2O5

0,19

K2O

3,56

CaO

0,44

MgO

0,24

S

0,37
Nguồn: Công Huyền Tôn Nữ Tuấn Nam(1999) và ctv

Ngoài thành phần từng yếu tố dinh dưỡng riêng lẽ trình bày trên thì trong vỏ cà
phê còn có các hợp chất khác như hydrat – cacbon(44,0 – 57,8%), protein (9,2 –
12,0%), xơ (18,0 – 21,0), .... với thành phần hợp chất phong phú như vậy nên trên thế

giới đã có nhiều nghiên cứu để sử dụng vỏ cà phê chế biến làm thức ăn gia súc, enzym
phân bón, làm khí biogas, trồng nấm, ...., (Pandey và ctv, 2000) tuy nhiên những ứng
dụng này còn nhỏ lẽ chưa được phổ biến rộng rãi bởi vì công nghệ sản xuất còn phức
tạp, giá thành lại quá cao do đó người nông dân ưu tiên sử dụng vỏ cà phê làm phân
hữu cơ để cải tạo đất.

15


×