Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SXXNK THỰC PHẨM SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.44 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SX-XNK THỰC PHẨM SÀI GÒN

NGUYỄN THỊ LUÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU HỆ
THỐNG PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SX-XNK THỰC PHẨM SÀI
GÒN”, do Nguyễn Thị Luôn, sinh viên khóa 2006-2010, nghành QUẢN TRỊ KINH
DOANH TỔNG HỢP, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

GV. ĐỖ MINH HOÀNG
Giáo viên hướng dẫn

____________________________
Ngày

tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________

__________________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi những dòng tri ân đến Bố Mẹ, những người đã sinh
thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay, đồng thời cám
ơn sự giúp đỡ của bạn bè trong suốt thời gian đã đóng góp ý kiến và là động lực to lớn
để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM,
đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho tôi những kiến thức chuyên

môn và kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian bốn năm học qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô ĐỖ MINH HOÀNG đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các anh, chị trong phòng
Kinh Doanh, phòng Kế Toán, đặc biệt là chị Hòa đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập, nghiên cứu tại trường.
Trước khi tạm biệt giảng đường, bạn bè và thầy cô thân yêu để bước vào một
hành trình mới. Kính chúc trường Đại Học Nông Lâm phát triển hơn nữa, kính chúc
thầy cô sức khỏe, hạnh phúc tiếp tục sự nghiệp “Trồng người” cao cả. Chúc tất cả các
bạn thành công.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Luôn


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ LUÔN. Tháng 07 năm 2010. “Nghiên Cứu Hệ Thống Phân
Phối Của Công Ty Cổ Phần SX-XNK Thực Phẩm Sài Gòn”.
NGUYEN THI LUON. July 2010. “ Research on Distribution System Of
Production Company Food Import And Export Sai Gon” .

Hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta đã phát triển tương đối mạnh cả về số
lượng và chất lượng, đồng thời trong quá trình mở cửa và hội nhập sự gia tăng tốc độ
và quy mô đầu tư vào hệ thống phân phối trở nên năng động, hiện đại hơn như siêu thị
dần dần phù hợp với trình độ phát triển và thu nhập của xã hội. Nắm bắt được các mô

hình hiện đại như ngày nay, các nhà sản xuất hay nhà cung cấp sản phẩm sẽ có những
định hướng phát triển kênh phân phối phù hợp với khả năng từng doanh nghiệp.
Nghiên cứu hệ thống phân phối là một chức năng quản trị quan trọng vì nó có
vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc tập trung phát
triển mạng lưới phân phối sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế
cạnh tranh lâu dài. Quá trình nghiên cứu có những nội dung :
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
- Tìm hiểu hệ thống phân phối hiện tại của công ty
- Thực trạng hoạt động phân phối của xí nghiệp
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phân phối.
- Phân tích những khó khăn và thuận lợi của công ty. Từ đó đưa ra những giải
pháp để hoàn thiện hệ thống phân phối.
Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích, thống kê mô tả để diễn giải số liệu
trong các bảng biểu, sơ đồ và các thông tin thu thập được và phương pháp phân tích
Swot.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan thị trường sữa Việt Nam

6

2.3. Tổng quan về công ty

7

2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sx-xnk thực phẩm
Sài Gòn

7

2.3.2. Phương châm và mục tiêu hoạt động của công ty

9

2.3.3. Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sx-xnk thực phẩm Sài Gòn

10

2.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý


11

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận về những vấn đề cơ bản của HTPP

15
15

3.1.1. Định nghĩa phân phối

16

3.1.2. Vai trò và chức năng của hệ thống phân phối

17

3.1.3. Bản chất của HTPP

18

3.1.4. Tổ chức và hoạt động KPP

19

3.1.5. Các dòng chảy trong hệ thống phân phối

22

3.1.6. Các thành viên của hệ thống phân phối


24

3.1.7. Thị trường mục tiêu và việc thiết kế KPP

27

v


3.1.8. Quản lý hệ thống KPP

29

3.2. Phương pháp nghiên cứu

33

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

33

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

33

3.2.3 Phương pháp chuyên gia

33

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

34
34

4.1.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty

34

4.1.2. Đặc điểm tài chính của công ty

35

4.1.3. Tình hình kinh doanh của công ty

38

4.2. Phân tích hệ thống phân phối công ty đang sử dụng

39

4.2.1. Kênh trực tiếp

40

4.2.2. Kênh gián tiếp

40

4.2.3. Ưu và nhược điểm kênh phân phối của công ty


46

4.3. Chiến lược phân phối trong Marketing Mix tại công ty cổ phần sx – xnk thực
phẩm Sài Gòn

46

4.3.1. Chiến lược phân phối

46

4.3.2. Các chiến lược khác trong Marketing Mix ảnh hưởng đến phân phối

47

4.4. Thực trạng hệ thống KPP sản phẩm của công ty

49

4.4.1. Công tác quản lý phân phối

49

4.4.2. Cơ cấu tổ chức

50

4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến KPP


51

4.5.1. Các nhân tố bên ngoài

51

4.5.2. Các nhân tố bên trong

60

4.6. Hệ thống thông tin trong phân phối

62

4.7. Phân tích ma trận Swot của HTPP trong công ty

62

4.8. Các biện pháp cụ thể để củng cố và xây dựng hệ thống phân phối

64

4.8.1. Củng cố và mở rộng phạm vi phân phối hợp lý

65

4.8.2. Quản trị KPP truyền thống thật tốt

65


4.8.3. Phát triển đội ngũ nhân sự

65

4.8.4. Cải thiện hệ thống thông tin trong phân phối

66

vi


4.8.5. Xây dựng chiến lược phát triển phân phối qua siêu thị
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66
68

5.1. Kết luận

68

5.2. Kiến nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC


72

Phụ lục 1.Hợp Đồng Mẫu Công Ty Cổ Phần SX - XNK Thực phẩm Sài Gòn và
Trường Mầm Non Hồng Nhung

72

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTPP

Hệ Thống Phân Phối

KPP

Kênh Phân Phối

VN

Việt Nam

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

NTD


Người Tiêu Dùng

TTTH

Thông Tin Tổng Hợp

APEC

Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế Châu Á -Thái Bình Dương
(Asia-Pacific Economic Cooperation)

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
(World Trade Organization)

ASEAN

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tình Hình Lao Động Của Công Ty Qua 2 Năm

35

Bảng 4.3. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2008 – 2009


38

Bảng 4.4. Doanh Thu Kênh Phân Phối Qua Đại Lý Của Các Năm

42

Bảng 4.5. Doanh Thu Kênh Phân Phối Qua Trường Học Của Các Năm

44

Bảng 4.6. Các Chỉ Tiêu Của Kinh Tế Việt Nam

51

Bảng 4.7. Dân Số Cả Nước Theo Giới Tính Và Tính Chất Địa Cư

54

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu Đồ So Sánh Doanh Thu Từng Kênh Qua 3 Năm

41

Hình 4.2. Doanh Thu Kênh Phân Phối Qua Siêu Thị Của Các Năm


45

Hình 4.3. Thị Phần Sữa Bột Dinh Dưỡng Tại Việt Nam

56

x


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Cổ Phần SX- XNK Thực Phẩm Sài Gòn 11
Sơ đồ 3.1. Các Yếu Tố Cấu Thành Hệ Thống Marketing – Mix

15

Sơ đồ 3.2. Trung Gian Phân Phối Làm Giảm Số Lần Giao Dịch

19

Sơ đồ 3.3. Mô Hình Phân Phối Theo Phương Thức Tiếp Cận

22

Sơ đồ 3.4. Các Dòng Chảy Chính Trong Kênh Marketing Phân Phối Hàng Tiêu Dùng
23
Sơ đồ 3.5. Dòng Chảy Chính Trong Marketing Công Nghệ

24


Sơ đồ 3.6. Sự ảnh Hưởng Của Khối Lượng Người Mua Trong Chi Phí Tương Đối Của
Kênh Trực Tiếp Và Kênh Có Thành Phần Trung Gian

28

Sơ đồ 4.1. Hệ Thống Phân Phối Của Công Ty

40

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hợp Đồng Mẫu Công Ty Cổ Phần SX - XNK Thực phẩm Sài Gòn
và Trường Mầm Non Hồng Nhung

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường, muốn thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp
phải có các hoạt động Marketing hiệu quả. Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
hay không phụ thuộc rất lớn vào chiến lược marketing hỗn hợp của mình thể hiện chủ
yếu ở 4-P (sản phẩm-giá cả-phân phối-xúc tiến hỗn hợp). Phân phối đang khẳng định
vị trí của mình trong các chính sách marketing mix của mỗi công ty, đối với các doanh
nghiệp thương mại thì chính sách phân phối càng khẳng định vai trò hơn nữa.
Hiện nay quá trình cạnh tranh diễn ra rất mạnh mẽ, việc đạt được lợi thế cạnh

tranh ngày càng trở nên khó khăn, thậm chí đạt được cũng không tồn tại lâu dài, các
chiến lược quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá bán chỉ có lợi thế ngắn hạn, bởi các doanh
nghiệp khác cũng nhanh chóng bắt chước làm theo. Từ đó các nhà quản trị doanh
nghiệp mong muốn tìm lợi thế cạnh tranh dài hạn. HTPP nổi lên như một công cụ
marketing quan trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài
hạn trên thị trường. HTPP đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu thụ hàng
hóa, đưa hàng hóa đúng kênh, đúng lúc, đúng nhu cầu của người tiêu dùng bằng những
loại hình phân phối hợp lý với mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. HTPP
đóng vai trò quyết định trong giai đoạn phát triển và chín mùi của sản phẩm, vì lúc đó
doanh nghiệp phải tận dụng hết khả năng mở rộng kinh doanh, tiêu thụ, tăng nhanh
doanh số, tiết kiệm chi phí lưu thông để đạt được tỷ suất lợi nhuận tối ưu.
Nó là cầu nối giữa doanh ngiệp với người tiêu dùng, là huyết mạch của sự sống,
nếu thiếu KPP thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại và phát triển.Việc nghiên cứu HTPP


giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường. VN đặc
biệt trong xu thế hội nhập khi các đối thủ cạnh tranh đang mạnh lên từng ngày và
không chỉ các đối thủ trong nước mà còn là các doanh nghiệp nước ngoài. Công ty cổ
phần sx-xnk Thực Phẩm Sài Gòn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Do tầm quan trọng của hệ thống phân phối, trong luận văn tốt nghiệp của mình,
tôi xin chọn đề tài:
“Nghiên Cứu Hệ Thống Phân Phối Của Công Ty Cổ Phần SX-XNK Thực Phẩm
Sài Gòn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống phân phối của công ty cổ phần sx-xnk thực phẩm Sài Gòn
đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó đề ra những ý kiến
đóng góp bổ sung để ngày càng mở rộng và phát triển hệ thống phân phối.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Phân tích thực trạng hệ thống phân phối của công ty.

- Tìm hiểu việc tổ chức xây dựng, điều hành và quản lý KPP của công ty.
- Đánh giá hiệu quả KPP công ty.
- Những tác nhân ảnh hưởng đến HTPP của công ty.
- Đưa ra một số biện pháp hoàn thiện và mở rộng HTPP tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Sx-Xnk Thực
Phẩm Sài Gòn.
Phạm vi thời gian: từ tháng 3/2010 đến tháng 5/2010.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1. Mở Đầu
Nêu những vấn đề xoay quanh đề tài như sự cần thiết của nghiên cứu HTPP của
công ty, những nội dung và mục tiêu mà đề tài sẽ đạt được trong giới hạn phạm vi của
đề tài.
Chương 2. Cơ Sở Lý Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến HTPP và những phương
pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài này.
2


Chương 3. Tổng Quan
Mô tả những đặc trưng của công ty cổ phần sx – xnk thực phẩm Sài Gòn về cơ
cấu tổ chức, chức năng các phòng ban và những vấn đề liên quan đến công ty.
Chương 4. Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận
Trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và thảo luận về
môi trường và hoạt động liên quan đến HTPP, cùng những giải pháp xây dựng được từ
kết quả nghiên cứu.
Chương 5. Kết Luận Và Kiến Nghị
Đúc kết những kết quả đạt được của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu mà
công ty nên quan tâm để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trong quá trình hội
nhập.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ngay trong năm nay, Việt Nam sẽ hình thành và phát triển khoảng 15-20 nhà
phân phối lớn, nhằm góp phần phát triển thị trường nội địa, tạo kênh lưu thông hàng
hoá ổn định trong bối cảnh chịu nhiều sức ép hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Thông tin này đã được Vụ trưởng Chính sách thị trường trong nước (Bộ
Thương mại) Hoàng Thọ Xuân đưa ra sáng nay tại buổi tọa đàm về “Xây dựng và phát
triển hệ thống phân phối” ở Hà Nội. Theo ông Xuân, những nhà phân phối hàng hoá
lớn được lựa chọn sẽ là các doanh nghiệp chuyên ngành, được tổ chức theo hệ thống
lưu thông thông suốt. Trong đó, có các đơn vị trung gian và mạng lưới thu gom, bán lẻ
tại cơ sở như Tổng công ty Thép, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Lương Thực.
Ngoài ra, các doanh nghiệp phân phối tổng hợp cũng sẽ được tổ chức thành mạng lưới
rộng rãi và đa dạng, gồm các đơn vị kinh doanh thương mại trên cùng địa bàn, tạo
thành trung tâm phân phối lớn như Tổng công ty Thương mại Sài gòn, Tổng công ty
Thương Mại Hà Nội.
Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Thương mại Phan Thế Ruệ cho rằng, để thực
hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, trong thời gian tới VN sẽ phải
mở cửa thị trường bán lẻ, cho phép các tập đoàn phân phối lớn của thế giới với tiềm
lực tài chính, kỹ năng quản lý, công nghệ tới làm ăn. Do vậy, việc cấp bách hiện nay là
phải xây dựng và phát triển một hệ thống phân phối hiệu quả.
Thứ trưởng Phan Thế Ruệ nhận xét, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong
nước đã rất lúng túng trong quá trình phân phối và điều tiết hàng hoá. Trong năm
2003-2004, thị trường thép đã xảy ra nhiều biến động, giá tăng đột biến và tác động
không nhỏ tới hoạt động của các ngành khác. Thực tế này có nguyên nhân từ chính



việc tổ chức HTPP sản phẩm chưa tốt, mức độ chi phối của nhà sản xuất tới các nhà
phân phối chưa cao, khả năng kiểm soát việc lưu thông hàng hoá và giá bán tới người
tiêu dùng bị hạn chế.
Tại buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và phát triển HTPP, do
Trung Tâm nghiên cứu và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức, bà Cao Thị Ngọc
Dung, Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần vàng bạc Đá Qúy Phú Nhuận (PNJ), cho biết
ngay từ những năm 1990 – 1993 PNJ đã tập trung xây dựng, phát triển KPP nhằm tăng
mức độ thâm nhập thị trường.
Từ 01/01/2009, các doanh nghiệp VN phải đối mặt với sự tham gia của các
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực phân phối - bán lẻ vào thị trường
Việt Nam. Sức chống đỡ, sự chuẩn bị, tương lai của HTPP – bán lẻ Việt Nam khi đến
G đã “điểm” như thế nào là nội dung hội thảo “Mở cửa thị trường trong lĩnh vực phân
phối – bán lẻ” diễn ra tại Hà Nội vào sáng 13/10/2008.
Hưởng ứng tuần lễ vàng VN, ngày 27/04/2009 tại TPHCM cũng đã diễn ra hội
thảo “Bí quyết thành công xây dựng HTPP”. Chương trình này nhằm mục đích giúp
các doanh nghiệp nội chinh phục chính thị trường nội địa thông qua một HTPP chuyên
nghiệp. Tại đây nhiều diễn giả đã chia sẻ về thực trạng HTPP VN cũng như những
kinh nghiệm mà các doanh nghệp đã trải qua. Ông Nguyễn Gia Anh Vũ, giám đốc
kinh doanh kênh bán hàng hiên đại Công TY P & G , nhận xét “Mỗi doanh nghiệp
khác nhau thì sẽ có những đặc thù và hình thức phân phối khác nhau. Tuy nhiên để xây
dựng và phát triển HTPP đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải dày công nghiên cứu hành vi,
thói quen mua sắm của NTD để từ đó tìm ra phương án tối ưu phù hợp với nhu cầu và
thói quen đó”.
Mặt khác, theo cam kết của WTO, vào 1/1/2009 Việt Nam cho phép lập doanh
nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, nguy cơ trong những
năm sắp tới là sẽ có một làn sóng các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đến VN, đặc biệt là
các thành phố lớn như TPHCM để thiết lập các mạng lưới phân phối hiện đại. Trên
thực tế, hiện nay tại TPHCM đã xuất hiện nhiều tập đoàn phân phối lớn của thế giới

như: Metro Cash&Carry (Đức), các tập đoàn bán lẻ từ Malaysia, Singapore, Hàn
Quốc... cũng đang vào đầu tư tại TPHCM thông qua hình thức liên doanh. Trong khi
đó, các doanh nghiệp phân phối trong nước lại còn yếu, chưa chuyên nghiệp, chưa
5


khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực phân phối. Thêm vào đó, diện
tích kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối lại nhỏ hẹp, cơ sở vật chất không hiện
đại bằng các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy, ngành thương mại dịch vụ phân
phối trong nước có nguy cơ sẽ bị “nuốt chửng” bởi một làn sóng các tập đoàn bán lẻ
nước ngoài.
Hiện cả nước có khoảng 170 siêu thị, trung tâm thương mại và hơn 600 của
hàng tự chọn. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún, doanh số của siêu
thị lớn nhất VN hiện nay cũng chỉ đạt khoảng 200 tỷ đồng/năm.
2.2. Tổng quan thị trường sữa Việt Nam
VN trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc độ “thần
tốc” kéo theo múc thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt . Nếu
trước đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước mơ của nhiều người thì hôm nay khi gia
nhập WTO lại là “ăn no mặc đẹp”.
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những
năm 90 chỉ có 1 – 2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột (nhập
ngoại), hiện nay thị trường sữa VN đã có hơn 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh
nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với hơn 86 triệu dân. Tổng
lượng sữa tiêu thụ tại thị trường Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15 – 20%
năm, theo dự báo đến 2011 múc tiêu thụ sữa tại thị trường VN sẽ tăng gấp đôi và tiếp
tục tăng gấp đôi vào năm 2020.
Về mức tiêu thụ sữa trung bình của VN hiện nay khoảng 7,8kg/người/năm tức
là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. VN là nước nông nghiệp
trong đó bò là động vật phục vụ sản xuất rất tốt, khoảng vài chục năm trở lại đây bò
sữa mới trở nên quen thuộc với người dân qua nhiều dự án phủ rộng diện tích đàn bò

làm nghiên liệu. Cho đến cuối năm 2006, nguồn cung cấp nghiên liệu đầu vào trong
nước chỉ đảm bảo khoảng 20% những dự án nuôi bò thất bại đã khiến nguồn cung đầu
vào đã ít còn thêm khan hiếm (hai trung tâm nghiên cứu lớn, nuôi bò với quy mô lớn
là Ba Vì – Hà Tây, Mộc Châu – Sơn La và một số trung tâm nuôi bò sữa ở ven
TPHCM, các tỉnh lân cận), các nhà máy sữa chỉ còn biết trông chờ vào 80% nguồn
nghiên liệu ngoại nhập từ các nước ÚC, Newzeland, Mỹ, Ấn Độ…và nguồn này là sữa
bột nguyên liệu. Phải nói thêm một trong những lý do khiến các dự án bò đi vào ngõ
6


cụt là giá thu mua sữa của các nhà máy tại Việt Nam luôn thấp hơn giá của thị trường
thế giới, khi các dự án đã thất bại, giá thu mua nghiên liệu lại nhảy vọt lên gấp hai lần
trong thời gian ngắn.
Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là một
khoảng đầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy. Nghiên liệu
đầu vào và đầu ra là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của NTD, sữa
đầu vào nghiên liệu đã ít nhưng chất lượng không đảm bảo nên có nhiều khi thu mua
sữa tươi về phải bỏ đi vì chất lượng kém. Trong khi sản xuất việc pha chế các sản
phẩm từ sữa cũng có nhiều bất cập vì các tỷ lệ vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn
theo hàm lượng, có thông tin đầy đủ trên bao bì, nhưng quy trình pha chế vẫn là một bí
mật với nhiều công ty, bản thân NTD muốn tìm hiểu cũng mù mờ vì chỉ biết có những
chất đó, quy trình đó mà không biết liệu chúng có được pha chế đúng hàm lượng, đúng
qui cách kỹ thuật hay không. Và bản thân những nhân viên KCS đầu ra của các công
ty sữa cũng gặp nhiều khó khăn tronh khâu kiểm định chất lượng sữa.
2.3. Tổng quan về công ty
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sx-xnk thực phẩm
Sài Gòn
a) Giới thiệu về công ty
• Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Sx-Xnk Thực Phẩm Sài Gòn.
Tên công ty viết tắt: SAFOODco.

• Địa chỉ trụ sở chính: số 4 Đồng Nai, P.2, Q.Tân Bình.
• Điện thọai: 38485261- 38485262- 38485263
• Email:

• Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, chế biến, mua bán thực phẩm, hàng nông-lâm sản
(không chế biến thực phẩm tươi sống, chế biến gỗ tại trụ sở). Sản xuất rượu (không
sản xuất tại trụ sở). Bổ sung: đầu tư, kinh doanh khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng
(không khám chữa bệnh và không hoạt động tại trụ sở).
• Vốn điều lệ: 20 tỉ.
• Người đại diện theo pháp luật của công ty
Chức danh: Giám đốc
7


Họ và tên: Đặng Vĩnh An
• Tên tài khoản: 040-00-7300-000-86-0
Ngân hàng liên doanh Lào Việt- CN.TPHCM. Mã số thuế: 0302588155-1
b) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công Ty Cổ Phần Sx-Xnk Thực Phẩm Sài Gòn, được thành lập vào ngày
05/04/2002. Địa chỉ số 4 Đồng nai, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM, là một công
ty cổ phần được sản xuất theo giấy phép đặc biệt là sản phẩm dinh dưỡng, sữa bột
ELLAC được sản xuất theo một dây chuyền công nghệ khép kín và nguyên liệu sản
xuất được nhập từ các nước như: Australia, New Zealand…….
Sản phẩm sữa bột của công ty luôn dẫn đầu về kết quả bình chon uy tín chất
lượng như: Huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao do Bộ công nghiệp trao
tặng năm 2005; Giải quả cầu vàng do ban tổ chức hội chợ hàng Việt Nam chất lượng
cao phù hợp với tiêu chuẩn made in Viet Nam do Bộ công nghiệp trao tặng và nhiều
giải thưởng có giá trị.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo có chuyên môn nghiệp vụ cao,
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có tinh thần sáng tạo và đoàn kết quan

tâm xây dựng công ty cổ phần sx-xnk thực phẩm Sài Gòn trở thành trong những công
ty lớn trong lĩnh vực sản phẩm dinh dưỡng của cả nước.
Với những quyết tâm ấy, lãnh đạo công ty luôn chú tâm xây dựng chính sách vệ
sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng tuyệt đối an
toàn và thích hợp cho các đối tượng khách hàng. Công ty xây dựng hệ thống quản lý
vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 thiết lập mục tiêu cho từng giai
đoạn phát triển của công ty. Những nổ lực của công ty chắc chắn có nhiều triển vọng
xa hơn nữa trong tiến trình đổi mới và hội nhập của nền kinh tế.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa bột, các công ty kinh doanh sản
phẩm dinh dưỡng cạnh tranh nhau gay gắt. Những vấn đề phát sinh trong thời gian qua
ảnh hưởng rất nhiều đến công ty như: sữa nhiễm melamin, sữa nhiễm chất sản xuất
thuốc súng. Đã làm cho khách hàng hoang mang, khó lựa chọn sản phẩm thích hợp.
Đứng trước những vấn đề khó khăn đó công ty đã vạch ra các chiến lược cùng với nền
kinh tế vượt qua khủng hoảng này.

8


2.3.2. Phương châm và mục tiêu hoạt động của công ty

Thương hiệu: ELLAC - thương hiệu ELLAC mong muốn nâng cao thể trạng con
người Việt Nam.
Khẩu hiệu : “ELLAC ngọt ngào như dòng sữa mẹ”.
Phương châm của công ty:
Công ty luôn hoạt động hướng theo qui trình 6s:
- Sắp xếp: “Gọn gàng nơi làm việc”.
- Săn sóc: “Luôn kiểm tra vệ sinh ngăn nắp mỗi ngày”.
- Sẵn sàng: “ Sáng kiến biện pháp tối ưu trong công việc”.
- Sàng lọc: “ Làm việc có hệ thống”.
- Sạch sẽ: “Bảo đảm an toàn vệ sinh chung”.

- Sáng sủa: “ Công sở luôn sạch mát, sáng sủa”.
Công ty luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng để xây dựng sản phẩm
ngày càng tốt hơn tạo được uy tín rộng lớn hơn.
Mục tiêu hoạt động của công ty
Công ty cổ phần sx – xnk thực phẩm Sài Gòn sản xuất theo giấy phép đặc biệt
là sản phẩm dinh dưỡng sữa bột. Sản xuất ra những loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu
của từng nhóm khách hàng, đáp ứng mọi đòi hỏi về yêu cầu chất lượng đặt ra. Góp
phần đáp ứng nhu cầu hàng hóa, bình ổn giá cả trên thị trường, tạo thêm việc làm cho
người lao động, tăng nguồn ngân sách.

9


Mục tiêu lớn nhất của công ty là mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, làm
ăn có hiệu quả. Nâng cấp, cải tạo mạng lưới bán hàng đáp ứng yêu cầu hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tăng cường trình độ cán bộ công nhân viên.
Công ty sẽ tập trung mọi nguồn lực để trở thành công ty thực phẩm có lợi cho
sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh và bền vững tại thị trường VN bằng chiến lược
xây dựng các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và ngày càng phát triển trên thị
trường thế giới.
2.3.3. Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sx-xnk thực phẩm Sài Gòn
Với sản phẩm chính của công ty là sản phẩm dinh dưỡng, sữa bột ELLAC với
nhiều chủng loại đa dạng như: Ellac Grow, Ellac Nutri, Ellac Intell, Ellac
Advance…Cấp tận nơi theo đơn đặt hàng, phân phối phần lớn ở các khu vực như: Các
trường mầm non, siêu thị, bệnh viện và các đại lý bán lẻ trên toàn quốc.

Ngoài cung cấp trong khu vực thành phố, công ty còn mở rộng hoạt động kinh
doanh ở nhiều khu vực như: khu vực miền trung…, khu vực tây nguyên, khu vực phía
nam…Hiện nay sản phẩm của công ty đang được đánh giá rất cao, về mặt chất lượng,
được khách hàng quan tâm và lựa chọn.

Công ty đang tiến hành thực hiện nhiều chương trình đẩy mạnh hình ảnh công
ty và đồng thời tiếp cận áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến để cải tạo chất lượng
ngày một tốt hơn để phục vụ khách hàng, khẳng định hàng Việt Nam chất lượng cao
không thua kém so với các loai sản phẩm ngoại nhập.

10


Không những nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty còn chú ý đến việc quảng
bá sản phẩm thông qua các chương trình như: khuyến mãi, tổ chức tặng sữa cho các
em nghèo…và nhiều hoạt động thiết thực khác.
2.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Cổ Phần SX- XNK Thực Phẩm Sài
Gòn
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ
CHỨC
NHÂN SỰ

PHÒNG KẾ
TOÁN TÀI
CHÍNH


PHÒNG
BÁN
HÀNG

PHÒNG
THAM
VẤN DINH
DƯỠNG
VÀ PTTT

BỘ PHẬN
SẢN XUẤT

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty
• Ban giám đốc
Quản lý và điều hành tất cả các phòng ban, ban trong công ty theo điều luật của
công ty và luật pháp Nhà Nước VN.
Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản của công ty trước hội đồng thanh viên.
Chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh
doanh của công ty nhằm đưa công ty ngày càng phát triển ổn định và bền vững.
Xây dựng nội quy và chính sách thưởng, phạt trong toàn công ty.
11


Định hướng chiến lược phát triển của công ty theo sự chỉ đạo của hội đồng
thành viên.
Giải quyết các công việc nhiệm vụ khác khi được hội đồng thành viên yêu cầu
và ủy quyền.

Tổ chức, phân công quản lý toàn bộ nhân sự trong công ty.
Thực thi các biện pháp kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm qui định, nội quy
của công ty.
Khen thưởng các cá nhân/ tập thể có thành tích xuất sắc trong công ty: cải tiến,
sáng tạo đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình quản lý sản xuất và kinh doanh.
• Phòng tổ chức hành chính nhân sự
Quản lý, phân công giám sát, kiểm tra, đôn đốc mọi nhân viên trong phòng và
các bộ phận trực thuộc.
Quản lý điều hành các công việc liên quanđến tổ chức hành chính của công ty
đảm bảo đúng luật lao động VN.
Theo dõi công tác quản lý con dấu, đóng dấu và các giấy tờ pháp lý của công
ty.
Quản lý các quy trình và hệ thống nhân sự gồm: thiết kế chương trình tuyển
dụng, kiểm tra và phỏng vấn, lựa chọn, định hướng, phát triển, huấn luyện và đào tạo
nhân viên, duy trì môi trường làm việc an toàn.
Duy trì kế hoạch trả lương, theo dõi, lập kế hoạch và thực hiện chỉnh sửa cấu
trúc lương bổng.
Tư vấn ban giám đốc triển khai, thực hiện quy định của nhà nước về các chế dộ
có liên quan đến chính sách nhân sự (lương bổng, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao
động…) theo luật lao động hiện hành.
Lên lịch và tổ chức các cuộc họp thường nhật nội bộ công ty.
Điều phối giao nhận hàng hóa: Giao sản phẩm đến các trường học, nhận nguyên
vật liệu phục vụ công tác sản xuất hoặc theo nhu cầu khác.
• Phòng kế toán tài chính
Thực hiện công tác kế toán: thiết lập hệ thống chứng từ và luân chuyển, lưu trữ
chứng từ tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin có liên quan đến hoạt động sản

12



xuất kinh doanh. Tham mưu cho giám đốc công ty công tác kế toán như: sử dụng, vận
dụng chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ kế toán qua từng thời kỳ.
Kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty: theo dõi, đối chiếu,
đánh giá các tài sản, nguồn vốn của công ty.
Có trách nhiệm nộp,đóng đủ, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách, thanh toán
đúng hạn các khoản vay, khoản công nợ.
Thực hiện công tác kế toán tài chính và thực hiện một số chức năng khi được
giám đốc giao.
• Phòng bán hàng
Thiết lập kênh phân phối bán hàng: đại lý các tỉnh, siêu thị và trực tuyến đến
NTD.
Tổ chức tiếp thị quan hệ khách hàng. Giới thiệu, thông báo giá cả, tính năng và
chất lượng những mặt hàng đang kinh doanh đến các KPP.
Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm hiểu khách hàng. Thu thập thông tin thị
trường và phân tích những thông tin phản hồi từ khách hàng.
Nghiên cứu, xây dựng chỉ tiêu, doanh số bán hàng lưu động, siêu thị và đại lý.
Nghiên cứu, xây dựng các chương trình khuyến mãi, chiết khấu đến khách
hàng.
• Phòng tham vấn dinh dưỡng và bán hàng
Bán hàng trực tiếp và tham vấn dinh dưỡng đến các trường mẫu giáo các tỉnh.
Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm hiểu khách hàng. Thu thập thông tin thị
trường và phân tích những thông tin phản hồi từ khách hàng.
Nghiên cứu, xây dựng chỉ tiêu, doang số bán hàng lưu động, siêu thị và đại lý.
Và các chương trình khuyến mãi, chiết khấu đến khách hàng.
Soạn thảo và chịu trách nhiệm về những nội dung trong các hợp đồng bán hàng
đối với khách hàng đúng theo thỏa thuận giữa hai bên.
• Xưởng sản xuất
Tổ chức việc sản xuất của công ty hoạt động an toàn và có hiệu quả nhất.
Báo cáo thường xuyên và định kỳ với ban giám đốc tình hình sản xuất của
xưởng.


13


×