Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.8 KB, 78 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO
THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
& PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TUẤN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010
 

 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Nghiệp vụ cho thuê tài chính tại
công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt nam” do Nguyễn Văn
Tuấn, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày………. Tổ chức tại ……………… Hội đồng chấm thi Tốt
nghiệp Khoa kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.

VŨ THANH LIÊM
Người hướng dẫn


Ký tên, ngày
.

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

 

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm

Ký tên, ngày

 

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ


Lời đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba má, người đã sinh ra
nuôi dưỡng dạy dỗ con, tạo mọi điều kiện để con được học tập đến ngày hôm nay.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế. Thầy cô đã tận tình
hướng dẫn, dạy dỗ truyền đạt cho em kiến thức về chuyên môn cũng như những kinh
nghiệm thực tế trong cuộc sống hằng ngày. Tất cả những điều này làm hành trang cho
em vững bước vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Thanh Liêm giảng viên khoa Kinh tế trường
Đại học Nông Lâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em để hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Công ty Cho Thuê Tài Chính II
BIDV đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Công ty. Cảm ơn các cô, chú, các anh chị
phòng Quan hệ khách hàng 1 cùng các phòng ban khác của công ty đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và cung cấp số liệu để em thực hiện tốt luận văn này.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những thân nhân, ân nhân cùng với những người
bạn đã luôn bên cạnh tôi trong những lúc khó khăn, luôn chia sẻ những niềm vui nỗi
buồn suốt quãng đời sinh viên.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2010
Sinh Viên Thực Hiện
NGUYỄN VĂN TUẤN

 

 


NỘI DUNG TÓM TẮT


NGUYỄN VĂN TUẤN. Tháng 07 năm 2010. “Nghiệp vụ cho thuê tài chính tại
công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng đầu tư & phát triển việt nam”.
NGUYỄN VĂN TUẤN, July 2010. “ Leasing professional for Financial
Leasing Company II of Viet Nam Bank for Investment and Development”
Khóa luận tìm hiểu về nghiệp vụ cho thuê tài chính nói chung và tình hình cho
thuê tài chính tại BLC II nói riêng. Đồng thời, nêu lên một số nhận xét và đề xuất
những ý kiến đóng góp về lĩnh vực hoạt động này.
Công ty cho thuê tài chính II BIDV là đơn vị thực hiện các nghiệp vụ cho thuê
tài chính với tất cả loại hình doanh nghiệp.
Trong quá trình tìm hiểu, tác giả đã sử dụng các số liệu thực tế của công ty.
Việc phân tích chủ yếu dựa vào phương pháp xử lý số liệu, phân tích các số liệu trên
sổ sách, các báo cáo tài chính của công ty và một tài liệu chuyên ngành quản trị.
Từ việc tìm hiểu thực tế cho phép tác giả rút ra những kết luận, đánh giá ưu,
khuyết điểm và đề xuất các giải pháp khắc phục đồng thời đưa ra những kiến nghị giúp
công ty hoạt động hiệu quả hơn.

 

 


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh mục các bảng ..................................................................................................... viii
Danh mục các hình .........................................................................................................ix
Danh mục phụ lục ............................................................................................................ x
 

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1

1.1

Đặt vấn đề ..........................................................................................................1

1.2. Mục đích – Yêu cầu ..............................................................................................1
1.2.1 Mục đích ..........................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
1. 4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.5

Cấu trúc khóa luận .............................................................................................2

 

CHƯƠNG II TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng BIDV.............................................................................3
2.1.1. Tên gọi – Trụ sở..............................................................................................3
2.1.2. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển..............................................................3
2.2. Nội dung hoạt động nghiệp vụ của BLCII ............................................................4
2.2.1. Huy động vốn..................................................................................................4
2.2.2. Thực hiện các nghiệp vụ .................................................................................4
2.3. Tổ chức và nhân lực của Công ty..........................................................................5
2.4. Quy trình cho thuê tài chính ..................................................................................7
2.5 Thuận lợi và khó khăn của BLC II BIDV: ..........................................................13
2.5.1 Thuận lợi ........................................................................................................13
2.5.2 Khó khăn ........................................................................................................13
CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................14
3.1. Hoạt Động thuê mua tài chính ................................................................................14
 

 




3.1.1. Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ cho thuê tài chính ......................14
3.1.2. Những nội dung cơ bản của cho thuê tài chính ............................................15
3.2. Vai trò, lợi ích của cho thuê tài chính đối với nền kinh tế...................................19
3.3. Công tác thẩm định tại chính tại Công ty BLC II ...............................................24
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 26
4.1 Môi trường kinh doanh: ......................................................................................26
4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây của công ty
cho thuê tài chính II....................................................................................................27
4.2.1. Doanh số cho thuê tăng chậm, các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi .27
4.2. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh BLC II qua báo cáo tài chính .....................30
4.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BLC II .........................32
4.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................32
4.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ......................................................................34
 

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 40
5.1.

Kết luận ............................................................................................................40

5.2.

Giải pháp về nghiệp vụ .................................................................................... 40

5.3


Đề xuất – Kiến nghị .........................................................................................47

5.3.1 Đối với Ngân Hàng Đầu Tư &Phát Triển VN. .............................................47
5.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước .........................................................................49
5.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ ........................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 52

 
 

vi  


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLCII

Công ty cho thuê tài chính II BIDV

BIDV

Ngân Hàng Đầu tư &phát triển Việt Nam

NHNN

Ngân hàng nhà nước

CBTD


Cán bộ tín dụng

CBQHKH

Cán bộ phòng quan hệ khách hàng

CBQLRR

Cán bộ phòng quản lý rủi ro

GD

Giám đốc

CTTC

Cho thuê tài chính

QHKH

Quan hệ khách hàng

QLRR

Quản lý rủi ro

LN

Lợi nhuận


TCTD

Tổ chức tín dụng

DT

Doanh thu

HĐQT

Hội đồng quản trị

MMTB

Máy móc thiết bị

KHKT

Khoa học kĩ thuật

CBNV

Cán bộ nhân viên

IMF

International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ
quốc tế

 

 

vii  


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Dư nợ trong hạn cho thuê & cơ cấu đầu tư theo thành phần Kinh tế

29

Bảng 4.2. Dư nợ trong hạn cho thuê theo đối tượng đầu tư

30

Bảng 4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh BLC II năm 2008 - 2009

31

 

 

 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 

 
 

viii 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Mô hình tổ chức hoạt động Công ty

6

Hình 2.2 Mối quan hệ Cho thuê tài chính

7

 

 

 


 

 
 

 

ix  


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hợp đồng cho thuê tài chính
Phụ lục 2. Quyết định cho thuê tài chính

 
 




 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Khi thị trường tài chính Việt nam chưa thật sự phát triển thì vấn đề về
vốn cho hoạt động của doanh nghiệp luôn là một bài toán làm đau đầu các nhà
quản trị.
Thực tế cho thấy việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh

nghiệp sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao
chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường. Song muôn thuở nan giải vẫn là câu hỏi: lấy vốn ở đâu?
Hiện nay lượng vốn dài hạn đầu tư cho các dự án này ở các doanh nghiệp Việt
Nam hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng
thương mại. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp
mới ra đời không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc tiếp cận nguồn
vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, đi thuê
tài chính có thể là một giải pháp tối ưu.
Vậy thật ra thuê tài chính khác gì với thuê thông thường mà nó lại có khả
năng là một kênh tín dụng hữu hiệu cho doanh nghiệp? Và thực trạng cho thuê
tài chính ở Công ty Cho Thuê Tài Chính II BIDV hiện nay như thế nào?
1.2. Mục đích – Yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Tìm hiểu về vấn đề cho thuê tài chính và thực trạng thuê tài chính của
Công ty Cho thuê tài chính II BIDV nói riêng và nước ta nói chung.
- Trang bị những kiến thức căn bản về vấn đề thuê tài chính.
- Phân tích thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê
tài chính II Ngân hàng BIDV qua 2 năm 2008-2009.
 
 




1.2.2 Yêu cầu
- Rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, kỹ năng thuyết
trình.
- Nắm vững những nội dung cơ bản về thuê tài chính
- Tham gia khảo sát, thu thập, xử lý thông tin qua nghiên cứu, tham

khảo tư liệu qua điều tra, tìm hiểu qua sách vở, các phương tiện thông tin đại
chúng…
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về cho thuê tài chính và nghiệp vụ cho thuê tài chính ở
Công ty Cho Thuê Tài Chính II Ngân Hàng BIDV.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ quy định của tiểu luận, với thời gian nghiên cứu
có hạn, đề tài: “Nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính
II Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam” là đề tài mới .Vì vậy, em chủ
yếu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của nghiệp vụ cho thuê tài chính.
1.5. Cấu trúc khóa luận
Đề tài gồm có 5 chương:
CHƯƠNG 1: Mở đầu
CHƯƠNG 2: Tổng quan
CHƯƠNG 3: Nội dung và phạm vi nghiên cứu
CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
CHƯƠNG 5: Kết luân và kiến nghị

 
 




CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về BLC II BIDV.
2.1.1. Tên gọi – Trụ sở
Tên doanh nghiệp: NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II
- Công ty có tên quốc tế : Financial Leasing Company II of Viet Nam
Bank for Investment and Development.
- Trụ sở chính: Số 78, đường Nam kỳ khởi nghĩa, phường Nguyễn Thái
Bình, Quận 1, TP. Hồ chí minh
- Điện thoại: 08.38217992 - 08.38218887
- Fax: 08.38218878
- Hình thức đầu tư: Công ty 100% vốn Việt Nam
- Ngành nghề kinh doanh: cho thuê tài chính đối với tất cả loại hình DN
- Đại diện: Trần Văn Trung
- Quốc tịch: Việt Nam
- Tổng vốn đầu tư: 150 tỷ đồng
2.1.2.Lịch sử ra đời và quá trình phát triển
- Sự bất cập trong phân quyền phán quyết về mức vốn tài trợ, đối tượng
khách hàng, loại tài sản, phạm vi hoạt động của Chi nhánh Công ty cho thuê tài
chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã làm
hạn chế việc quản bá thương hiệu, mở rộng thị phần và giảm sức cạnh tranh của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) đối với sản phẩm cho thuê tài
chính do BIDV cung cấp trên địa bàn từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Trước tình hình
đó, Hội đồng quản trị BIDV đã quyết định nâng cấp Chi nhánh Công ty cho
thuê tài chính Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
thành Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam
 
 




với số vốn điều lệ là 150 tỷ đồng nhằm góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế
đồng thời phát triển thương hiệu của BIDV về hoạt động cho thuê tài chính ,

làm tăng giá trị Ngân hàng trước khi cổ phần hóa vào ngày 17 tháng 12 năm
2004, Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra
đời theo Quyết định số 11/GP-NHNN và chính thức hoạt động vào ngày
01/01/2005.
- BLCII là Doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của BIDV và chịu
sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo quy định .
- Tại thời điểm đó, BLC II là một trong các Công ty CTTC có vốn điều
lệ cao nhất trên thị trường cho thuê tài chính.
2.2. Nội dung hoạt động nghiệp vụ của BLCII
2.2.1. Huy động vốn
- Nhận tiền gửi kỳ hạn từ một năm trở lên của các tổ chức, cá nhân.
- Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ
hạn từ một năm trở lên để huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong
nước và ngoài nước theo quy định của NHNN.
-Vay vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức tài chính, TCTD trong
và ngoài nước .
- Tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của NHNN.
2.2.2. Thực hiện các nghiệp vụ:
- Cho thuê tài chính.
- Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính.
- Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ
cho thuê tài chính.
- Thực hiện các dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan
đến hoạt động cho thuê tài chính.
- Các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Cho thuê vận hành.
- Bán các khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính.
Kể từ khi thành lập đến nay, BLCII đã và đang hỗ trợ vốn cho các doanh
nghiệp thuộc mọi ngành và thành phần kinh tế đầu tư trang bị, đổi mới máy
 

 




móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác, giúp khách hàng
tăng sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Sau sáu năm hoạt động với tư cách là đơn vị độc lập, BLCII đã nổ lực
hết mình. Hiệu quả hoạt động từ chất lượng dư nợ thuê và lợi nhuận đạt được
đủ điều kiện để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho mở Chi nhánh
Công ty tại Đà Nẵng. Chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt
động ngày 15/04/2008.
2.3. Tổ chức và nhân lực của Công ty kể từ khi thành lập đến nay.

 
 




Hình 2.1. Mô hình tổ chức hoạt động Công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

HỘI ĐỒNG QLRR

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QLTS NỢ - CÓ


BP Kiểm toán nội bộ
BAN GIÁM


Khối Quan
hệ khách
hàng

Phòng
quan hệ
khách
hàng 1

Khối Quản
lý rủi ro

Khối Tác
nghiệp

Khối Quản
lý nội bộ

Phòng quản
lý rủi ro

Phòng tác
nghiệp

Phòng

tài chính
kế toán

Phòng
quan hệ
khách
hàng 2

Phòng tổ
chức
hành
chính

Phòng
kế toán
tổng hợp

 
 



Khối Trực
thuộc

Điểm
giao

Phòng
giao


Chi
nhánh

Công ty
trực


2.4. Quy trình cho thuê tài chính
Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính có sự tham gia ba bên (Công ty
cho thuê tài chính II, khách hàng thuê và nhà cung cấp).

BÊN
THUÊ

1
4

6

NHÀ CUNG
CẤP MÁY
MÓC
THIẾT BỊ

5

2

CÔNG TY

CHO THUÊ
TÀI CHÍNH

3

Hình 2.2 Mối quan hệ Cho thuê tài chính
Bước 1: Bước này do các Phòng QHKH thực hiện, bao gồm các nội
dung chính như sau:
2.4.1 Tiếp thị và nhận hồ sơ:
a) Tiếp nhận nhu cầu;
i.

Đối với Bên thuê mới:
- Các Phòng QHKH giới thiệu về nghiệp vụ cho thuê tài chính, các điều

kiện để thuê tài chính và tiếp nhận nhu cầu thuê tài chính từ khách hàng.
-

Những vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý

kiến chỉ đạo để triển khai thực hiện tiếp.
-

Khi Bên thuê đã thống nhất với các điều kiện cho thuê tài chính của

Công ty, sau khi kiểm tra thực tế tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đủ
điều kiện, thực hiện triển khai hướng dẫn Bên thuê làm hồ sơ thuê tài chính.
ii.

Đối với Bên thuê đã có quan hệ với Công ty

- Các Phòng QHKH căn cứ vào chương trình tiếp thị hàng quý, năm đã

được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phân công cán bộ thực hiện.

 
 




- Tùy theo mức độ nhu cầu công việc, CBQHKH tiếp tục triển khai các
bước tiếp theo của Quy định này.
b) Hướng dẫn lập hồ sơ thuê tài chính:
a) Đối với Bên thuê mới: CBQHKH hướng dẫn Bên thuê về hồ sơ thuê
tài chính, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ theo các mẫu có sẵn.
b) Đối với Bên thuê đã và đang có quan hệ với Công ty: bổ sung các tài
liệu liên quan đến dự án mới, báo cáo tình hình tài chính, báo cáo tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh đến thời điểm gần nhất và các văn bản thay đổi về tổ
chức, nhân sự và pháp lý của Bên thuê (nếu có).
2.4.2 Tiếp nhận hồ sơ:
a) CBQHKH tiếp nhận hồ sơ thuê tài chính từ Bên thuê và căn cứ vào
từng loại hình doanh nghiệp, CBQHKH lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ
sơ sang bộ phận Văn thư - Phòng Tổ chức hành chính để Lãnh đạo Công ty
xem xét và phân công về phòng.
b) Trường hợp Bên thuê bổ sung hồ sơ thuê tài chính, CBQHKH lập
phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung cho từng lần bổ sung hồ sơ.
c) Lãnh đạo phòng nhận lại hồ sơ từ bộ phận văn thư, vào sổ theo dõi và
phân công cho CBQHKH thực hiện thẩm định hồ sơ.
2.4.3


Thẩm định và lập tờ trình đề xuất cho thuê:

™ Thẩm định sơ bộ:
a) Đối với Bên thuê mới:
- CBQHKH: kiểm tra các điều kiện của tài sản và tình hình thực tế tài
sản, kiểm tra tính đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ thuê tài chính, kiểm tra những
số liệu về tình hình tài chính và dự án thuê tài chính, sau đó lập tờ trình thẩm
định sơ bộ về tài sản, về Bên thuê và về dự án thuê tài chính. Việc xác định giá
trị tài sản để mua và cho thuê lại dựa trên cơ sở: Giá trị hoá đơn bên thuê mua
vào, giá trị còn lại trên sổ sách của bên thuê, giá cả thị trường thông qua cơ
quan chuyên môn giám định. Trường hợp là tài sản nhập khẩu (đã qua sử dụng,
hoặc nhập khẩu mới 100%) nhưng đã khai thác sử dụng một thời gian-thì lập tờ
trình đề xuất để Phó Giám đốc phụ trách duyệt trưng cầu giám định chất lượng
và giá cả thị trường làm cơ sở xác định giá cho thuê.
 
 




- Trên cơ sơ phân cấp, ủy quyền phán quyết CTTC của Giám đốc Công
ty và mức phân cấp phán quyết cho thuê tài chính của Tổng Giám đốc BIDV
cho Hội đồng quản trị Công ty CTTC từng thời kỳ, Tờ trình sơ bộ phải nêu rõ
dự án thuê có cần phải xin ý kiến tham gia của Hội đồng tín dụng Công ty hay
không? hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án?
- Lãnh đạo Phòng QHKH kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thuê tài chính và tờ
trình của Cán bộ để đưa ra các ý kiến:
+ Ký nếu thống nhất.
+ Ghi ý kiến độc lập nếu không thống nhất.
- Trình sơ bộ lên Phó Giám đốc phụ trách QHKH.

b) Trường hợp Bên thuê thuê tài chính từ lần thứ hai trở lên không phải
qua bước thẩm định sơ bộ khi thoả mãn một trong 2 tiêu chí sau:
- Lần trước cách lần sau không quá 3 tháng và tổng số tiền thuê nhỏ hơn
1 tỷ và thực tế không có thay đổi so với lần thuê trước.
- Là khách hàng truyền thống (theo quy định của Công ty trong từng thời
kỳ phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty).
™ Thẩm định và lập báo cáo đề xuất cho thuê:
a) Đi thẩm định thực tế tại doanh nghiệp.
- CBQHKH lập tờ trình đi công tác thực tế tại Bên thuê (nếu Bên thuê
thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh, CBQHKH chỉ cần báo cáo xin phép Lãnh đạo
Phòng).
- Các nội dung thẩm định thực tế chủ yếu bao gồm:
+ Kiểm tra tình hình tài sản đề nghị bán và thuê lại theo hình thức cho
thuê tài chính .
+ Kiểm tra trụ sở của Bên thuê.
+ Cơ cấu tổ chức, cách thức điều hành và quản lý của Ban lãnh đạo Bên
thuê.
+ Kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của
Bên thuê.
+ Thị trường hoạt động của Bên thuê và khả năng khai thác tài sản thuê.
+ Hướng dẫn Bên thuê hoàn thiện hồ sơ.
 
 




- Trong quá trình thẩm định Bên thuê, CBQHKH và Lãnh đạo Phòng
QHKH có thể liên hệ với Chi nhánh BIDV cùng địa bàn Bên thuê đặt trụ sở để
tìm hiểu về Bên thuê. Ngoài ra, CBQHKH có thể đề xuất Lãnh đạo Phòng

QHKH mua thông tin về khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng của
Ngân hàng Nhà nước để tham khảo (nếu thấy cần thiết).
b) Lập Báo cáo đề xuất cho thuê:
- CBQHKH sau khi thẩm định hồ sơ thuê tài chính của Bên thuê lập
Báo cáo đề xuất cho thuê theo kèm theo hồ sơ thuê tài chính của Bên thuê trình
Lãnh đạo Phòng Quan hệ khách hàng. Nội dung thẩm định bao gồm:
+ Thẩm định về khách hàng:
+ Thẩm định về tình hình tài chính của khách hàng:
+ Thẩm định dự án thuê tài chính:
+ Thẩm định về tình hình tài sản đề nghị bán và thuê lại theo hình thức
cho thuê tài chính (giá mua tài sản, về công nghệ, chất lượng thực tế tài sản, về
tình hình khai thác tài sản tại đơn vị, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản,
về hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ tài sản và tính khả mại tài sản ...)
+ Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ và các chỉ tiêu tài
chính của dự án thuê tài chính:
+ Thẩm định tình hình lưu chuyển tiền tệ.
+ Thẩm định các điều kiện khác: tình hình công nợ, nhu cầu vốn thực tế
bổ sung cần thiết (dẫn đến việc bán tài sản để thuê lại, trường hợp lý do bán
thuê lại là nhu cầu bổ sung vốn lưu động), nhu cầu vốn thực tế tham gia dự án
mới phục vụ thay đổi công nghệ, bổ sung đầu tư mới nếu lý do việc bán tài sản
để thuê lại là nhằm bổ sung vốn thay đổi công nghệ, đầu tư dự án mới ...
-

Lãnh đạo Phòng QHKH: thực hiện kiểm tra hồ sơ, các nội dung trong

Báo cáo đề xuất cho thuê, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất cho thuê và ký kiểm
soát:
+ Ký tên nếu thống nhất với ý kiến của CBQHKH.
+ Chỉnh sửa thêm những thông tin về Bên thuê và dự án (nếu có).
+ Ghi ý kiến độc lập dưới tờ trình nếu ý kiến không thống nhất.


 
 

10  


-

CBQHKH trình hồ sơ đã có ý kiến của Lãnh đạo phòng lên PGĐ phụ

trách QHKH. PGĐ phụ trách QHKH sau khi kiểm tra, xem xét và ghi ý kiến tại Báo
cáo đề xuất cho thuê:
+ Trường hợp dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của PGĐ phụ trách QHKH:
Báo cáo đề xuất cho thuê được PGĐ phụ trách QHKH phê duyệt đồng ý sẽ được
chuyển lại cho PQHKH để xử lý tiếp theo quy định này. Trường hợp PGĐ phụ trách
QHKH không đồng ý tài trợ dự án thì phải nêu rõ lý do từ chối để PQHKH có căn cứ
để trả lời bằng văn bản cho Bên thuê.
+ Trường hợp dự án vượt thẩm quyền phê duyệt của PGĐ phụ trách QHKH:
sau khi Báo cáo đề xuất cho thuê được PGĐ phụ trách QHKH phê duyệt đồng ý,
CBQHKH lập Biên bản bàn giao hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ gốc sang Phòng Quản
lý rủi ro để thẩm định rủi ro.
™ Thẩm định rủi ro (Bước 2)
Bước này do Phòng QLRR thực hiện, bao gồm các nội dung chính như sau:
Lãnh đạo Phòng QLRR tiếp nhận hồ sơ thuê tài chính của Phòng QHKH vào sổ
theo dõi hồ sơ và phân công cho CBQLRR trực tiếp giải quyết.
CBQLRR được phân công sẽ nhận hồ sơ, kiểm tra danh mục hồ sơ gốc và ký
xác nhận vào Biên bản giao nhận hồ sơ với CBQHKH.
CBQLRR thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cho thuê của Phòng QHKH và
lập Báo cáo thẩm định rủi ro trình Lãnh đạo Phòng QLRR.

Lãnh đạo Phòng QLRR thực hiện kiểm tra hồ sơ, rà soát lại các nội dung của
Báo cáo thẩm định rủi ro:
Ký tên nếu thống nhất với ý kiến của CBQLRR.
Phân tích rủi ro dựa trên những thông tin về Bên thuê và dự án đồng thời yêu
cầu bổ sung những thông tin, tài liệu cần thiết (nếu có).
Ghi ý kiến độc lập phía dưới tờ trình nếu ý kiến không thống nhất.
CBQLRR trình hồ sơ có ý kiến của Lãnh đạo Phòng QLRR lên cấp có thẩm
quyền phê duyệt rủi ro.
™ Phê duyệt CTTC (Bước 3)

 
 

11  


Đối với dự án thuê tài chính thuộc thẩm quyền của Phó Giám đốc phụ trách
QHKH: dự án thuê tài chính được coi là phê duyệt cho thuê khi Phó Giám đốc phụ
trách QHKH ký phê duyệt đồng ý cho thuê trên Báo cáo đề xuất cho thuê.
Đối với dự án thuê tài chính thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám
đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng: dự án thuê tài chính được coi là
phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Phó Giám đốc phụ trách
QHKH tại Tờ trình thẩm định và Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách QLRR trên Báo
cáo thẩm định rủi ro.
Đối với dự án thuê tài chính thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng
tín dụng Công ty.
CBQLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng
tín dụng. Bộ hồ sơ gửi các thành viên Hội đồng tín dụng bao gồm:
- Tờ trình thẩm định đã được Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng ký
duyệt đồng ý.

- Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách quản lý
rủi ro ký duyệt đồng ý.
- Hồ sơ tín dụng của Bên thuê và các tài liệu khác có liên quan.
Dự án thuê tài chính được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp Hội đồng tín
dụng kết luận đồng ý cho thuê tài chính đối với dự án.
Đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của HĐQT Công ty:
CBQLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và trình HĐQT Công ty. Bộ hồ sơ
trình HĐQT Công ty bao gồm:
- Tờ trình thẩm định đã được Phó Giám đốc phụ trách QHKH ký duyệt đồng ý.
- Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách QLRR
ký duyệt đồng ý.
- Biên bản họp Hội đồng tín dụng công ty.
- Hồ sơ khác có liên quan.
Dự án thuê tài chính được coi là phê duyệt khi Biên bản họp Hội đồng Quản trị
kết luận đồng ý cho thuê tài chính đối với dự án.
Đối với dự án thuê tài chính vượt thẩm quyền phê duyệt của Công ty phải trình
BIDV: Công ty được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 quy định này.
 
 

12  


Xử lý sự khác biệt giữa ý kiến phê duyệt đề xuất cho thuê tài chính và Phê
duyệt rủi ro tín dụng:
Trong quá trình thực hiện phê duyệt đề xuất cho thuê tài chính nếu: ý kiến phê
duyệt đề xuất cho thuê của Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng khác biệt so
với ý kiến phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách quản lý rủi ro thì
cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro phải tiến hành trao đổi trực tiếp với cấp có thẩm
quyền phê duyệt đề xuất cho thuê để đi đến thống nhất. Trong trường hợp không thống

nhất được, Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro báo cáo Cấp có thẩm quyền phê duyệt
rủi ro cao hơn để xem xét, xử lý và ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao
hơn là ý kiến phê duyệt rủi ro cuối cùng.
2.5 Thuận lợi và khó khăn của BLC II BIDV:
2.5.1 Thuận lợi
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty trẻ, có năng lực, kinh nghiệm và
nhiệt tình trong công việc
- Địa bàn kinh doanh rộng trãi dài từ Miền nam đến Miền trung, có lượng khách
hàng truyền thống lớn, có uy tín trong kinh doanh.
2.5.2 Khó khăn
- Không thu được tiền hàng của khách hàng – khách hàng nợ quá hạn
hoặc không trả tiền. Vì vậy Phòng kế toán thường xuyên hay định kỳ phải rà soát công
nợ của khách hàng và phải thông báo ngay cho Phòng QHKH để có chính sách thu hồi
vốn của khách hàng kịp thời.
- Hàng hóa nhiều, đa dạng và đòi hỏi phải có Chế độ bảo quản hợp lý về
mặt chất lượng hàng. Tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị,.. nên mức độ lạc hậu của
máy móc ảnh hưởng không ít tới hiệu quả sản xuất cũng như khả năng thanh toán tiền
thuê của khách hàng
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước còn những bất cập và chưa được
quan tâm đúng mức.

 
 

13  


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


3.1. Hoạt Động thuê mua tài chính
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ cho thuê tài chính
Hoạt động cho thuê tài sản đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn
minh nhân loại, đã xuất hiện từ 2000 năm trước công nguyên với việc cho thuê
các công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, quyền sử dụng nước, ruộng đất
nhà cửa.
Đầu thế kỷ XIX do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế
hàng hoá, số lượng và chủng loại tài sản cho thuê đã có sự gia tăng đáng kể.
Đến đầu thập kỷ 50 của thế kỷ này, giao dịch thuê mua đã có những
bước nhảy vọt. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, nghiệp vụ tín dụng
thuê mua hay còn gọi là thuê tài chính được sáng tạo ra trước tiên ở Mỹ vào
năm 1952. Sau đó nghiệp vụ tín dụng thuê mua phát triển sang Châu Âu và phát
triển mạnh mẽ tại đó từ những năm của thập kỷ 60. Tín dụng thuê mua cũng
phát triển mạnh mẽ ở châu Á và nhiều khu vực khác từ đầu thập kỷ 70. Ngành
công nghiệp thuê mua có giá trị trao đổi chiếm khoảng 350 tỷ USD vào năm
1994. Hiện nay ở Mỹ, ngành thuê mua thiết bị chiếm khoảng 25-30% tổng số
tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm. Nguyên nhân chính
 
 

14  


thúc đẩy các hoạt động cho thuê tài chính phát triển nhanh là do nó thể hiện
hình thức tài trợ có tính chất an toàn cao tiện lợi, và hiệu quả cho các bên giao
dịch.
Tại Việt Nam nghiệp vụ cho tài chính hay còn gọi là tín dụng thuê mua
đã được NHNN Việt Nam cho áp dụng thí điểm bởi quyết định số: 149/QĐNH5 ngày 17/5/1995.
Đến 9-10-1995 chính phủ ban hành nghị định 64CP "Quy chế tạm thời
về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam". Ngày 92-1996 Thống đốc NHNN-VN có thông tư số 03/TT-NH5 hướng dẫn thực hiện

quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại
Việt Nam.
Đến 02/05/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/NĐ-CP về tổ chức
và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính thay thế Nghị định: 64/CP ngày 910-1995.
3.1.2. Những nội dung cơ bản của cho thuê tài chính
3.1.2.1. Khái niệm
Từ khi ra đời cho đến nay, thuật ngữ cho thuê (Leasing) được hầu hết
các quốc gia trên thế giới sử dụng nhằm hàm chỉ hoạt động cho thuê tài sản
được các định chế tài chính (trong đó nhất thiết phải có Công ty cho thuê tài
chính) mua và cho thuê theo yêu cầu của bên thuê. Hết thời hạn thuê bên thuê
được phép chuyển quyền sở hữu hoặc mua lại tài sản đó theo các điều kiện đã
thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính.
Theo Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 02/05/2001 của chính phủ thì khái
niệm cho thuê tài chính được hiểu như sau:
Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn, thông qua
việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác
trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam
kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo
yêu cầu của bên mua và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên
thuê sử dụng tài sản thuê va thanh toán thuê trong suốt thời hạn thuê đã được
hai bên thoả thuận.
 
 

15  


×