Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH GIẢM Ô NHIỄM HẠT NIX CỦA CÔNG TY TNHH TÀU BIỂN HYUNDAI VINASHIN TẠI NINH PHƯỚC NINH HÒA – KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.54 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH GIẢM Ô NHIỄM
HẠT NIX CỦA CÔNG TY TNHH TÀU BIỂN
HYUNDAI VINASHIN TẠI NINH PHƯỚC
NINH HÒA – KHÁNH HÒA

PHẠM TRỌNG HIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá và Đề Xuất
Chính Sách Giảm Ô Nhiễm Hạt NIX Của Công Ty TNHH Tàu Biển Hyundai
Vinashin Tại Ninh Phước – Ninh Hòa – Khánh Hòa ” do Phạm Trọng Hiển, sinh viên
khóa 32, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày

TS Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy TS. Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn
Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và
sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 32 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.

Cảm ơn các anh chị, cô chú ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa,
UBND và các hộ dân ở xã Ninh Phước đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận
tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để tôi
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Cảm ơn tất cả những người thân trong
gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi!

Chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Hiển


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM TRỌNG HIỂN. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Và Đề Xuất Chính
Sách Giảm Ô Nhiễm Hạt NIX Của Công Ty TNHH Tàu Biển Hyundai Vinashin
Tại Ninh Phước – Ninh Hòa – Khánh Hòa”.
PHAM TRONG HIEN. July 2008. “Estimating Damage And Proposing
Policy To Reduce The NIX Solid Polution Of Hyundai Vinashin Ltd. At Ninh
Phuoc Village – Ninh Hoa Dictrist – Khanh Hoa Province”.
Dựa trên các số liệu thu thập và qua các bước tính toán, khóa luận đã xác định
đánh tổng giá trị tổn hại do ô nhiễm hạt NIX gây ra đối với sức khoẻ con người, trồng
cây ăn trái và nước uống trong năm 2010 là 13.931.727.197 đồng, bằng phương pháp
dùng hàm chi phí sức khỏe theo hàm Cobb – Douglas và ứng dụng phương pháp giá
thị trường để tính các thiệt hại khác. Đây là kết quả tính toán trên hai thôn Ninh Yển
và Mỹ Giang thuộc huyện xã Ninh Phước nằm trong khu vực gần Nhà Máy.
Bên cạnh đó, khóa luận cũng phân tích và đề xuất hai chính sách để giảm ô
nhiễm hạt NIX. Chính sách ra lệnh và kiểm soát cấm HVS sử dụng công nghệ phun
hạt NIX để làm sạch vỏ tàu, chính sách thu lệ phí môi trường, khi sử dụng mỗi một tấn

hạt NIX thì HVS phải nộp phí bảo vệ môi trường là 50 USD. Buộc HVS chuyến qua
sử dụng công nghệ phun mài mòn ít gây ô nhiễm môi trường hơn như phun mài mòn
bằng bi sắt, cát, nước, laser.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu

2

1.3.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu


2

1.3.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu

2

1.4. Bố cục đề tài

2

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan về xã Ninh Phước – Ninh Hòa – Khánh Hòa

5

2.2.1. Vị trí địa lý

5


2.2.2. Địa hình, thổ nhưỡng

5

2.2.3. Khí hậu

6

2.2.4. Nguồn nước

7

2.2.5. Điều kiện kinh tế xã hội

8

2.3. Tổng quan về lịch sử hình thành của Công ty

12

2.4. Giới thiệu chung về hạt NIX

13
v


2.4.1. Đặc trưng kỹ thuật của hạt NIX (xỉ đồng)

13


2.4.2. Giới thiệu sơ lược về công nghệ sử dụng hạt NIX

15

2.5. Tình hình sử dụng hạt NIX trong công nghệ làm sạch bề mặt kim loại

18

2.5.1. Tình hình sử dụng hạt NIX ở một số nước khu vực Châu Á

18

2.5.2. Tình hình sử dụng hạt NIX ở Việt Nam

20

CHƯƠNG 3

22

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

3.1. Các khái niệm cơ bản

22

3.1.1. Môi trường


22

3.1.2. Ô nhiễm môi trường

22

3.1.3. Ô nhiễm từ xỉ đồng

25

3.2. Phương pháp nghiên cứu

25

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

25

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

25

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

25

3.2.4. Phương pháp hàm chi phí sức khỏe theo dạng Cobb - Douglas

26


CHƯƠNG 4

27

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Hiện trạng chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu.

27

4.1.1. Ô nhiễm không khí

27

4.1.2. Ô nhiễm nước

31

4.1.3. Ô nhiễm chất thải rắn

36

4.2. Những tác động của ô nhiễm bụi NIX đến sức khỏe người dân

38

4.3. Mức độ hiểu biết của người dân về tình trạng ô nhiễm


39

4.3.1. Thu nhập

39

4.3.2 Trình độ học vấn

40

4.3.3. Nhận xét của người dân về mức độ ô nhiễm

41

4.4. Ước tính thiệt hại do ô nhiễm bụi NIX gây ra

41

4.4.1. Thiệt hại đối với sức khỏe người dân

41

4.4.2. Thiệt hại đối với trồng cây ăn trái

48

4.4.3. Thiệt hại về nguồn nước

48


vi


4.5. Đề xuất các chính sách

48

CHƯƠNG 5

53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1. Kết luận

53

5.2. Kiến nghị

53

5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng

53

5.2.2. Đối với HVS


54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy Ban Nhân Dân

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

HVS

Hyundai Vinashin

KHKT


Khoa học kỹ thuật

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

HC

Hydro Carbon

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thổ Nhưỡng Của Xã Ninh Phước

6

Bảng 2.2. Học Sinh Các Cấp Của Xã Ninh Phước Năm 2009

10

Bảng 2.3. Thành Phần Hóa Học Của NIX

14


Bảng 2.4. Thành Phần Hóa Học Của NIX Do Jetblast – Mỹ Cung Cấp

14

Bảng 2.5. Phân Loại Sản Phẩm NIX Của Sumitomo – Nhật Bản

15

Bảng 2.6. Phân Loại Sản Phẩm NIX Của JetBlast – Mỹ

15

Bảng 4.1. Kết Quả Quan Trắc Chất Lượng Môi Trường Không Khí Và Tiềng Ồn

31

Bảng 4.2. Số Liệu Quan Trắc Chất Lượng Nước Biển Ven Bờ Mỹ Giang Năm 2009 32
Bảng 4.3. Kết Quả Phân Tích Nước Giếng

34

Bảng 4.4. Lượng NIX Thải Lưu Trữ Tại Bãi Của Nhà Máy HVS Qua Các Năm

36

Bảng 4.5. Hàm Lượng Kim Loại Nặng Trong Trầm Tích Ở Cảng Nhà Máy

37


Bảng 4.6. Hàm Lượng HC Trong Trầm Tích Bãi Triều Khu Vực Nhà Máy

38

Bảng 4.7. Nhận Xét Của Người Dân Về Mức Độ Ô Nhiễm

41

Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng Của Mô Hình Dạng Hàm Cobb – Douglas:

42

Bảng 4.9. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu

43

Bảng 4.10. Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến

43

Bảng 4.11. Bảng Durbin Watson Kiểm Tra Hiện Tượng Tự Tương Quan

45

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Quy Trình Chế Biến, Phân Loại NIX Tại Nhà Máy HVS


16

Hình 4.1. Hình Ảnh Bụi NIX Bám Trên Tường Nhà

28

Hình 4.2. Bụi NIX Bám Trên Cột Nhà

28

Hình 4.3. Hạt NIX Bám Trên Lá Cây

29

Hình 4.4. Giếng Nước Được Che Kín Bằng Nilon

29

Hình 4.5. Biểu Đồ Biểu Diễn Thu Nhập Bình Quân/Tháng Của Các Hộ Điều Tra

39

Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Học Vấn Của Các Hộ Điều Tra

40

Hình 4.7. Biểu Đồ Tỷ Lệ Các Bệnh Liên Quan Đến Bụi NIX

42


Hình 4.8. Đồ Thị Hàm Chi Phí Sức Khỏe

47

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Kết Xuất Eview Mô Hình Chi Phí Sức Khỏe
Phụ Lục 2: Kết Xuất Kiểm Định White Trong Mô Hình Chi Phí Sức Khỏe
Phụ Lục 3: Kết Xuất Và Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan
Phụ Lục 4: Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến
Phụ Lục 5: Kết Xuất Các Mô Hình Hồi Quy Phụ
Phụ Lục 6: Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả Các Biến Trong Mô Hình
Phụ Lục 7: Tiêu Chuẩn Khí Thải Công Nghiệp Đối Với Bụi Và Các Chất Vô Cơ
Phụ Lục 8: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu không giới hạn của con
người, sự phát triển đó mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, mức sống con người
được nâng cao, y tế giáo dục ngày càng phát triển. Sự tiện nghi cuộc sống mang đến
nhiều hài lòng cho những người đang hưởng thụ nó. Cũng chính trong sự phát triển
vượt bậc chú trọng đến năng suất đạt được, các doanh nghiệp vô tình hay cố ý đã

không quan tâm đến môi trường. Sự phát triển kinh tế kéo theo sự xuống cấp của chất
lượng môi trường.
Cùng với xu hướng phát triển chung của thế giới nền kinh tế Việt Nam cũng
trên đà khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế. Nằm ở vị trí phía Nam
vịnh Vân Phong, trên trục đường xuyên Á đã tạo điệu kiện thuận lợi cho ngành công
nghiệp đóng tàu, sữa chữa, cải hoán các dự án tàu biển xa bờ. Công ty tàu biển
Hyandai Vinashin đi vào hoạt động đã mang lại rất nhiều lợi ích (giải quyết việc làm,
đóng góp vào GDP của địa phương….) bên cạnh đó nhà máy cũng đã gây ra ô nhiễm
cho môi trường bởi hoạt động phun hạt NIX để làm sạch vỏ tàu trước khi sơn.
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái và sức
khỏe người dân địa phương. Chính sách quản lý sử dụng hạt NIX đang đứng trước khó
khăn gì mà đến nay vẫn chưa thể xử lý dứt điểm vấn đề này. Chính từ những nhận
thức trên đề tài “Đánh giá và đề xuất chính sách giảm ô nhiễm hạt NIX của Công
ty TNHH tàu biển Hyandai Vinashin Ninh Phước, Ninh Hòa, Khánh Hòa” được
thực hiện nhằm đánh giá những tổn hại mà người dân ở đây đã gánh chịu đồng thời
phân tích các chính sách và đưa ra các chính sách quản lý môi trường kiểm soát tình
trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá kinh tế và đề xuất chính sách giảm ô nhiễm cho trường hợp hạt NIX
của HVS
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình ô nhiễm trong khu vực.
- Đánh giá tổn hại do hạt NIX gây ra đối với sức khỏe, trồng cây ăn trái và
nguồn nước uống.
- Phân tích và đề xuất chính sách về quản lý và sử dụng hạt NIX.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Ô nhiễm do bụi hạt NIX của Nhà máy HVS gây ra ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống của nhân dân ở Ninh Phước. Ở đây đề tài giới hạn nghiên cứu về ô nhiễm do bụi
hạt NIX ảnh hưởng gây tổn hại đến sức khỏe, trồng cây ăn trái, nguồn nước uống của
người dân sống gần Nhà máy.
1.3.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là xã Ninh Phước – Ninh Hòa – Khánh Hòa.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là 80 hộ dân ở hai thôn Ninh Yển và Mỹ Giang xã
Ninh Phước – Ninh Hòa. Là hai thôn bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất do bụi NIX
của Nhà máy gây ra.
1.3.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ 03/2010 đến 06/2010.
Phạm vi đề tài sử dụng số liệu thông tin có liên quan qua các năm 2008 – 2009.
1.4. Bố cục đề tài
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý
nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về xã Ninh Phước như vị trí địa lý, khí hậu,
điều kiện tự nhiên và xã hội, v.v.

2


Bên cạnh đó giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Tàu biển Hyundai
Vinashin
Chương 3: Trình bày các cơ sở lý luận có liên quan đến các khái niệm môi
trường, ô nhiễm môi trường
Trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài như phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm gây ra.
Chương 4: Chương kết quả nghiên cứu và thảo luận tiến hành phản ánh thực

trạng ô nhiễm tại địa bàn nghiên cứu. Đánh giá tổn hại sức khỏe, sản xuất nông nhiệp
và đánh bắt nuôi trồng thủy sản
Chương 5: Kết luận, trình bày các kết quả chính mà đề tài đã đạt đựơc trong quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Phần kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị, các giải pháp khắc phục
ô nhiễm.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các số liệu sẵn có từ internet. Báo cáo nghiên cứu
của PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo Vệ Môi Trường về tình
trạng ô nhiễm môi trường trong công nghệ làm sạch bề mặt kim loại bằng hạt NIX
trong Hội thảo “Công nghệ mới làm sạch bề mặt bằng nước siêu cao áp và sơn
Euronavy thân thiện môi trường”. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn gây ô nhiễm
môi trường không khí quan trọng và có ảnh hưởng lâu dài trong quá trình hoạt động
sản xuất của Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin chính là bụi NIX và tiếng ồn. Bên
cạnh đó Nghiên cứu cũng giới thiệu chung về hạt NIX, đặc trưng của hat NIX, thành
phần hóa học, quy trình áp dụng công nghệ tại nhà máy, tình hình sử dụng hạt NIX
trong công nghệ làm sạch bề mặt kim loại ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
Đề tài còn tham khảo một số luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế tài nguyên môi
trường. Luận văn tốt nghiệp của Đặng Thị Trà Mi đã ứng dụng phương pháp ước
lượng hàm chi phí sức khỏe để xác định tổng tổn hại do ô nhiễm nước sông gây ra đối
với sức khỏe người dân toàn xã là 466.256.000 đồng.
Luận văn tốt nghiệp của Phàn Quế Trân về đánh giá tổn hại và đề xuất chính
sách về nước thải nhà máy tinh chế bột mì Ninh Sơn – Ninh Thuận. Kết quả nghiên

cứu của đề tài đã tổng giá trị tổn hại do ô nhiễm nước thải sản xuất gây ra đối với sức
khoẻ con người, giá trị đất đai, nguồn nước sử dụng và tổn hại xã hội trong năm 2007
là 5,276284278 tỷ đồng. Đồng thời khóa luận cũng tính toán mức thuế trong trường
hợp này là 1.600 đồng/m3.


2.2. Tổng quan về xã Ninh Phước – Ninh Hòa – Khánh Hòa
2.2.1. Vị trí địa lý
Ninh Phước là xã ven biển nằm trên bán đảo Hòn Khói
-

Phía Bắc giáp xã Ninh Thủy.

-

Phía Nam giáp xã Ninh Vân.

-

Phía Tây giáp xã Ninh Phú.

-

Phía Đông giáp Biển Đông.

Dân số trung bình 6734 người (2009).
Ranh giới hành chính có 3 thôn bao gồm Mỹ Giang, Ninh Yển và Ninh Tịnh.
Ngoài ra xã còn có 3 hòn đảo là Hòn Đỏ, Hòn Quả và Mỹ Giang tuy nhiên các đảo
trên đều không có dân cư sinh sống.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 3.643 ha, có đường bờ biển dài 13km.

Đời sống kinh tế của số đông dân cư trên địa bàn còn ở mức thấp chủ yếu dựa vào
đánh bắt hải sản ven bờ và nuôi trồng tôm sú.
2.2.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình: có hai dạng địa hình chính bao gồm dạng địa hình núi cao, đồi thấp
diện tích là 2.823 ha chiếm 77,49 % diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố ở phía Bắc,
Tây và Nam gồm các dãy núi trong hệ thống Hòn Hèo. Độ cao từ 344 m đến đỉnh cao
nhất 813 m. Đặc điểm sườn đồi cao dốc đứng, địa hình chia cắt mạnh và hiểm trở tạo
ra nhiều phân thủy. Ngoài ra, Ninh Phước còn có dạng địa hình đông thoải với diện
tích là 820 ha chiếm 22,51% diện tích tự nhiên, độ cao biến động từ 0 đến 18m so với
mực nước biển. Đây là khu vực sản xuất, đất ở chủ yếu của xã.
Thổ nhưỡng: có các lọai đất như đất các san hô, đất đỏ vàng trên đá granit,… và
được thể hiện rõ trong bảng 2.1.

5


Bảng 2.1. Thổ Nhưỡng Của Xã Ninh Phước
Tên đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

271,00

7,76

Đất cát biển

67,50


0,19

Đất mặn ít

83,00

2,38

Đất phù sa glây

135,50

3,89

Đất đỏ vàng trên đá granit

118,00

3,39

Đất đỏ vàng trên đá sét

320,00

9,18

2416,89

69,34


73,57

2,11

3.485,46

100,00

Đất cát san hô biển

Đất mùn vàng đỏ trên núi
Đất sói mòn trơ sỏi đá
Tổng

Nguồn tin: Bộ thổ nhưỡng Phân viện quy hoạch
thiết kế nông nghiệp Miền Trung
Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu các loại đất: phù sa, mặn ít, đỏ vàng, các loại
đất còn lại sử dụng chủ yếu vào mục đích lâm nghiệp. Qua đó ta thấy rằng cơ cấu đất
dành cho các mục đích sử dụng không cân xứng. Trong khi đất dành cho mục đích
lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn thì đất dành cho mục đích nông nghiệp chỉ 9,66 %
diện tích các loại đất có trong xã, điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lương thực
của toàn xã.
2.2.3. Khí hậu
Là một xã thuộc tỉnh Khánh Hòa nên khí hậu Ninh Phước nằm trong tiểu vùng
khí hậu duyên hải, mang đặc trưng khí hậu gió mùa bao gồm hai mùa rõ rệt: mùa mưa
và mùa khô. Về mùa mưa thì thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 12,
lượng mưa trung bình năm là 1.250 mm, tuy nhiên lượng mưa này phân bố không đều
có năm thì cao đến 2.000 mm có năm chỉ có 800 mm. Còn về mùa khô thì thường kéo
dài 8 tháng (từ tháng 1 đến tháng 8) đồng thời vào mùa này còn chịu ảnh hưởng của

gió Tây Nam đã làm cho lượng nước bốc hơi cao 1.020 mm. Điều này làm ảnh hưởng
đến lượng nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
Nhiệt độ - ẩm độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,6oC và ẩm độ trung bình năm
của xã là 80%.

6


Tình hình gió bão: hướng gió chủ yếu là Bắc – Đông Bắc về mùa Đông. Đông
Nam – Tây Nam về mùa Hạ và mùa bão của xã thường trùng với mùa mưa. Hằng năm
trung bình có một cơn bão đổ bộ tuy nhiên có năm có tới hai cơn bão (năm 1992).
Ngoài ra, Ninh Phước còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt và áp thấp nhiệt
đới, những tai họa thiên nhiên này đã gây những tác hại xấu đến tính mạng cũng như
đời sống của nhân dân trong xã.
2.2.4. Nguồn nước
a) Nước mặt
Là vùng ven biển có địa hình lòng chảo, các dãy núi bọc xung quanh có độ dốc
cao nên hẩu hết các trong suối trong địa phận của xã ngắn và chỉ có nước trong mùa
mưa, bao gồm một số suối chính:
- Suối Mỏ Cày: bắt nguồn từ Hòn Ngang chảy theo hướng Tây – Đông đổ ra
biển, chiều dài suối khoảng 2.000 m. Là suối lớn nhất xã cung cấp nguồn tưới nước
chính cho đất lúa 1 vụ tại thôn Ninh Tịnh.
- Suối Ninh: bắt nguồn từ núi Giàn Say chiều dài 400 m và đổ ra suối Mỏ
Cày.
- Suối Ngang: bắt nguồn từ đỉnh Hòn Hèo chảy theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam, đổ ra ở Hố Chuối, chiều dài khoảng 2.500 m. Là suối lớn, có nước quanh năm,
lưu lượng khá, do suối có bờ dốc nên không thể khai thác nguồn nước để tưới cho diện
tích đất trồng trọt của xã.
b) Nước ngầm
Hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu về mực nước ngầm trong địa bàn xã. Tuy

nhiên qua khảo sát tại các giếng đào cho thấy mực nước ngầm trung bình từ 2,5 mm
đến 3,5 mm. Nước ngầm là ngưồn cung cấp nước chính cho nhu cầu sinh hoạt của
nhân dân trong xã được lấy từ nhà máy nước Hòn Khói.
Tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực
này đang ngày càng nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước mặt cũng
như nước ngầm của địa phương, điều này gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong xã.

7


2.2.5. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Điều kiện kinh tế
Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Đánh bắt hải sản
Là ngành nghề mũi nhọn và cũng là nghề có lâu đời ở địa phương, nếu như năm
2006 toàn xã chỉ có 160 chiếc ghe thuyền các loại, sản lượng đánh bắt chỉ đạt 765 tấn,
đến cuối năm 2009 đầu năm 2010 số ghe thuyền lên đến 186 chiếc tăng 26 chiếc, sản
lượng thu được 1.125 tấn hải sản như cá, mực ngoài ra vài trở lại đây bà con ngư dân
còn khai thác rong mơ cũng đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, ước tổng thu khoảng
5 tỉ đồng.
Nuôi trồng thủy sản
Toàn xã có 58 hộ nuôi trồng thủy sản và có 132 trại sản xuất tôm giống, nhìn
chung nganh nuôi trồng thủy sản trong những năm qua đã gặp nhiều khó khăn do dịch
bệnh, giá cả không ổn định; nhất là sản xuất con giống gặp nhiều khó khăn nhiều trại
phải đóng cửa. Những năm gần đây một số hộ chuyển đổi mô hình từ nuôi tôm sú sang
nuôi ốc hương, tôm thẻ chân trắng đã đem lại lợi nhuận khá cao.
Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi
Với diện tích 201 ha đất nông nghiệp trong đó có 105 ha trồng lúa một vụ, số
còn lại trồng các loại cây rau màu khác, do điều kiện khắc nhiệt của thời tiết và cũng là

một xã miền biển nên nguồn nước tưới tiêu cho các loại cây trồng gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy bà con chỉ tập trung trồng các loại cây rau màu ngắn và hiệu quả kinh tế mang
lại không cao. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nhân dân có chiều hướng
phát triển mạnh, nếu như 2006 toàn xã chỉ có 860 con bò, 620 con heo và 240 con dê,
gà vịt 1950 con, thì đến năm 2010 số đàn bò tăng lên 1290 con, heo 850 con, dê 325
con và gà vịt 2880 con.
Về thương mại dịch vụ, du lịch, lao động nghề
Địa phương luôn tạo điệu kiện phát triển và quản lý tốt trong kinh doanh, để các
đơn vị công ty, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, phát triển ổn định bền vững. hộ
kinh doanh thương mại, dịch vụ hiện có 180 hộ, số lao động làm việc tại các công ty,
doanh nghiệp, cơ quan đơn vị có hợp đồng chính thức là 369 lao động, lao động thời
vụ là 500 lao động, lao động nghề dịch vụ khác là 250 lao động.
8


Tóm lại trong 5 năm qua (2006 – 2010) do điều kiện về thời tiết, môi trường,
giá cả thị trường cùng với dịch cấm gia cầm diễn ra trên toàn quốc đã tác động đến đời
sống bà con nhân dân trong xã. Song với sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, sự điều
hành của UBND, công tác phối hợp các ban ngành đoàn thể mặt trận và sự phấn đấu
nỗ lực của nhân dân trong xã đã vượt qua những khó khăn và giành được những thắng
lợi to lớn và toàn diện, làm chuyển biến hẳn đời sống vật chất của đại bộ phân nhân
dân trong xã. Hiện nay theo thống kê sơ bộ toàn xã có 35 % hộ giàu; 46,35 % hộ khá
và trung bình, số hộ nghèo là 174 hộ theo chuẩn mới chiếm tỷ lệ 12,07 % dân số,
phương tiện sinh hoạt đắt tiền dần dần được mua sắm nhiều hơn đã có 85 – 90 % hộ có
ti vi, 70 % hộ có xe máy, 60 % hộ có điện thoại và các vật dụng đắt tiền khác.
Thu ngân sách
Tận dụng, khai thác các nguồn thu trên địa bàn, thu ngân sách năm sau đạt tỷ lệ
cao hơn năm trước và đảm bảo đủ chi cho các hoạt động thường xuyên của xã. Cụ thể:
Năm 2006 thu được: 2.189.851.518/1.653.416.000 đạt 132 %.
Năm 2007 thu được: 1.437.771.048/1.627.800.000 đạt 88 %.

Năm 2008 thu được: 1.686.198.041/1.468.400.000 đạt 115 %.
Năm 2009 thu được: 2.793.917.016/1.621.168.236 đạt 172 %
b) Tình hình xây dựng cơ sỏ hạ tầng
Giao thông: hệ thống giao thông Ninh Phước phân bố khá đều giữa các khu sản
xuất và giữa các thôn, nên việc đi lại và vận chuyển sản phẩm các loại tương đối thuận
lợi. Tuy nhiên chất lượng đường kém, chủ yếu là đường đất nên vào mùa mưa lầy lội,
đi lại khó khăn. Cần nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông nông thôn ở Ninh
Phước lên bước cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân trong
vùng.
Thủy lợi: trong 26 xã và 1 thị trấn của Ninh Hòa thì Ninh Phước gặp bất lợi
nhất về hệ thống thủy lợi. Do đặc điểm địa hình, lượng mưa và phân phối dòng chảy,
điều kiện xây dựng các công trình tưới tiêu trên địa bàn xã rất khó khăn, vì vậy hiện
chỉ có các công trình tạm, ngăn nước mưa tưới bổ sung cho diện tích lúa một vụ trong
vụ mùa.

9


Hệ thống điện: đến nay Ninh Phước đã có điện lưới quốc gia, hiện nay 100% hộ
trong xã đã có điện để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Y tế: trạm y tế xã được xây dựng trên khu đất có diện tích 1.200 m2, diện tích
xây dựng 160 m2, quy mô 4 giường bệnh và 1 phòng hộ sinh, làm nhiệm vụ sơ cứu cho
nhân dân. Tuy nhiên hiện tại trạm xá đã xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, thuốc men
thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu tại chỗ. Về lâu dài cần đầu tư xây dựng trạm xá
mới, tăng cường cán bộ y tế, trang thiết bị thuốc men… nhằm đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh cho nhân dân.
Giáo dục: Hệ thống giáo dục của Ninh Phước được thống kê trong bảng 2.2
Bảng 2.2. Học Sinh Các Cấp Của Xã Ninh Phước Năm 2009
Trong đó
Học sinh các cấp


ĐVT

Tổng số
Mỹ Giang

Ninh Yển

Ninh Tịnh

Năm 2009

Học sinh

3.494

896

837

1.761

Tiểu học

Học sinh

1.926

572


343

1.011

Trung học cơ sở

Học sinh

1.038

252

252

534

Trung học phổ thông

Học sinh

530

72

242

216

Nguồn tin: Thống kê xã Ninh Phước, 2009
Văn hóa – thể dục thể thao: là xã nằm cách biệt về phía Đông của huyện, nguồn

thông tin, sách báo, văn hóa phẩm đến xã thường chậm, các hoạt động văn hóa ít có
điều kiện phát triển, cho đến nay Ninh Phước vẫn chưa có các công trình sinh hoạt văn
hóa, đời sống văn hóa – tinh thần của nhân dân trong xã còn thấp so với các xã khác.
Về phong trào thể dục, thể thao thì ở xã Ninh Phước tương đối phat triển. Các phong
trào bóng đá mini, bóng chuyền trong thanh niên rất sôi nổi. Tuy nhiên sân bãi chỉ là
những thửa ruộng sản xuất sau vụ thu hoạch, hoặc các bãi cát, hiện Ninh Phước chưa
có sân vận động. Chính vì vậy, xã cần nhanh chóng xây dựng các công trình sinh hoạt
cộng đồng, đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao nhằm nâng cao các hoạt động vui
chơi, giải trí cho người dân trong xã.

10


Các công trình dân dụng – công cộng khác
- Trụ sở UBND xã đặt tại thôn Ninh Tịnh, bao gồm phòng làm việc của UBND,
HĐND và các ban ngành. Trụ sở UBND xã hiện nay chật chội, trang thiết bị thiếu và
đã xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
- Bưu điện: Ninh Phước có trạm bưu điện xã tại thôn Ninh Yển, nhà cấp IV,
diện tích xây dựng khoảng 60m2, phục vụ cho nhu cầu về thông tin liên lạc cho người
dân.
- Thương mại dịch vụ: trên địa bàn xã hiện có hai chợ thôn, bao gồm chợ Mỹ
Giang (500 m2) và chợ Ninh Tịnh (1.210 m2) kết hợp bến xe. Là những nơi tập trung
trao đổi, mua bán sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp phục vụ sản xuất và đời sống của
nhân dân trong xã. Ngoài ra, trên địa bà xã còn có một số công trình dân dụng và an
ninh quốc phòng khác như: khu công nghiệp Hyundai – Vinashin, đồn biên phòng,
trạm hải đăng, đình chùa…
c) Điều kiện xã hội
Qua tìm hiểu về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của Ninh
Phước, ta thấy đây là một xã có tiềm năng cho phát triển kinh tế như:
- Về điều kiện tự nhiên: xã vừa có đồi núi cao vừa có đồng bằng và có biển cho

nên rất thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế tổng hợp nông – ngư nghiệp, dịch vụ
từ đó mang lại nguồn thu nhập cải thiện mức sống cho nhân dân trong vùng.
- Về lao động: xã có lực lượng lao động dồi dào, cần cù chịu khó, có kinh
nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, sẽ là thế
mạnh cho việc phát triển các ngành nghề mũi nhọn.
- Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có khu công nghiệp HVS, đây sẽ là nơi tạo thêm
việc làm và thu hút lao động của xã đồng thời là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông
– ngư nghiệp và tạo điều kiện cho phát triển các ngành nghề dịch vụ trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên thì Ninh Phước vẫn còn một
số khó khăn cần được khắc phục như:
- Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp
ít, thoái hóa, bạc màu và nhiễm mặn, nguồn nước cho tưới tiêu lại khó khăn làm hạn
chế đến khả năng thâm canh tăng vụ của người dân, giá trị kinh tế của rừng không cao
chủ yếu là rừng tạp và rừng phòng hộ.
11


- Trình độ dân trí còn thấp, lực lượng lao động có trình độ không cao, ảnh
hưởng nhiều đến việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào đời sống và sản xuất.
- Cách xa trung tâm huyện (khoảng 30km về hướng Đông) nên các loại vật tư,
sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm hoặc phải di chuyển đi xa nên chi phí giá thành cao cho
nên sản phẩm có hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh thấp. Ngoài ra, khoảng cách xã so
với huyện xa còn gây khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, cũng như các tiến bộ
KHKT mới của người dân trong vùng.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu, đời sống kinh tế - văn hóa của số đông dân cư còn ở
mức thấp, nhân dân thiếu vốn để sản xuất.
Chính vì thế, nhân dân Ninh Phước cần dựa vào những lợi thế vốn có và nhanh
chóng có những chính sách nhằm khắc phục khó khăn tạo tiền đề cho nền kinh tế xã
hội Ninh Phước phát triển vững mạnh.
2.3. Tổng quan về lịch sử hình thành của công ty TNHH tàu biển Hyundai

Vinashin
Nhà máy tàu biển HVS có diện tích 100 ha mặt đất và 170 ha mặt biển được
xây dựng tại thôn Mỹ Giang, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha
Trang 55 km về phía Bắc. Phía Bắc và phía Đông nhà máy giáp với biển Đông, phía
Tây và Tây Nam nhà máy giáp núi cao 700 – 800m, phái phía Nam và Đông Nam giáp
khu dân cư Mỹ Giang và Ninh Yển.
Công ty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin, tên giao dịch là Hyundai
Vinashin Shipyard Co., Ltd được thành lập ngày 30 tháng 9 năm 1996 và chính thức đi
vào hoạt động vào ngày 26 tháng 4 năm 1999. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 95 triệu
USD, đến khoảng năm 2005 nâng vốn đầu tư lên 167 triệu USD. Kể từ ngày hoạt động
đến nay, công ty đã sửa chữa được nhiều loại tàu biển của nhiều quốc gia trên thế giới
như tàu hàng, tàu chở dầu, tàu container, giàn khoan dầu, tàu cầu,…
Công ty TNHH Hyundai Vinashin là liên doanh được thành lập theo Luật đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam, được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép số 1686 ngày
30 – 9 – 1999. Các bên tham gia gồm: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
(bên Việt Nam) và bên nước ngoài gồm: Hyundai Mipo Dockyard, Hyundai
Corporation, Hyundai Heavy Industries, Hyundai Engineering & Construction.

12


Với hơn 10 năm hoạt động, nhà máy đã đáp ứng các yêu cầu về kinh tế - kỹ
thuật, xã hội theo xu hướng phát triển chung của tỉnh Khánh Hòa và của đất nước, góp
phần phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tạo cơ hội tiếp cận với trình độ
quản lý tiên tiến và công nghệ sửa chữa tàu biển hiện đại, tạo điều kiện thu hút và sử
dụng chất xám, sử dụng kỹ thuật cao, các nguồn nhân lực trong tỉnh và các địa phương
lân cận. Tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động ở địa phương và các tỉnh lân
cận góp phần giải quyết việc làm, tạo năng lực sửa chữa tàu biển có chất lượng cao và
góp phần vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực về tăng trưởng kinh tế xã hội, hoạt

động của nhà máy cũng đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như làm thay đổi điều
kiện sinh hoạt và cuộc sống của người dân địa phương, gây ô nhiễm bụi NIX tới khu
dân cư Ninh Yên và Mỹ Giang nằm ngay cạnh nhà máy.
2.4. Giới thiệu chung về hạt NIX
2.4.1. Đặc trưng kỹ thuật của hạt NIX (xỉ đồng)
NIX là một loại vật liệu có dạng hạt cấu thành từ sắt, đá vôi và Oxit Silic trong
quá trình tinh luyện đồng, NIX được hình thành do đột ngột đông kết từ trạng thái
nóng chảy và sau đó được rửa bằng nước áp lực cao. NIX là một loại sản phẩm phụ
của quá trình luyện đồng (nên có một số tài liệu gọi là xỉ đồng). Gần đây, NIX được
công nhận là một loại vật liệu mới được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp.
NIX là hạt có màu đen sáng; Độ cứng : 6,7 ÷ 7 Mohs/scale ; Tỷ trọng của
NIX : 3,6 tấn/m3, Tính chất hạt : có cạnh, cứng.
Thành phần hóa học của NIX được trình bày trong bảng 2.3 và bảng 2.4

13


Bảng 2.3. Thành Phần Hóa Học Của NIX
Tên chỉ tiêu

Quatest -3

Viện nghiên cứu và

(Việt Nam)

thử nghiệm Hàn Quốc

(HVS – NIX)


(Singapore – NIX)

Hàm lượng đồng (Cu) tính theo CuO

0,77 %

1,02 %

Hàm lượng sắt tính theo Fe2O3

57,8 %

55,00 %

Hàm lượng mangan (Mn) tính theo MnO

0,06 %

1,57 %

Hàm lượng chì (Pb) tính theo PbO

0,15 %

0,04 %

Hàm lượng kẽm (Zn) tính theo ZnO

1,20 %


0,92 %

Hàm lượng nhôm (Al) tính theo Al2O3

2,09 %

4,81 %

Hàm lượng silic (Si) tính theo Si2O3

15,9 %

31,4 %

Nguồn : HVS, 1999. Báo cáo Giải trình về hạt NIX
Bảng 2.4. Thành Phần Hóa Học Của NIX Do Jetblast – Mỹ Cung Cấp
Thành phần

Tỷ lệ

Fe2O3

> 45%

SiO2

> 31%

Al2O3


> 4,0%

CaO

< 7,0%

MgO

> 1,5%

TiO2

< 2,0%

ZnO

< 1,5%

CuO

< 1,0%

SiO2 tự do

< 1,0%

Nguồn : HVS, 1999. Giải trình tác động môi trường của hạt NIX
Do việc sử dụng hạt NIX rộng rãi trong công nghệ làm sạch bề mặt kim loại
trên thế giới, các nhà sản xuất NIX đã xây dựng tiêu chuẩn phân loại chung cho sản
phẩm NIX trên thị trường. Sau đây là bảng phân loại sản phẩm của Sumitomo – Nhật

Bản (bảng2.5) và JetBlast – Mỹ (bảng 2.6)

14


×