Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

TÌM HIỂU TRÒ CHƠI TRẺ EM TẠI XÃ TRỰC PHÚ, HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU TRÒ CHƠI TRẺ EM TẠI XÃ TRỰC PHÚ,
HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH

PHẠM VĂN BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2010


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Tìm hiểu trò chơi trẻ em tại
xã Trực Phú huyện Trực Ninh –Nam Định”do Phạm Văn Bình, sinh viên ngành
Phiển Nông Thôn & Khuyến Nông, khoa Kinh Tế, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng ngày ___________________

Th.S Trần Đức Luân
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm 2010

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ người đã sinh ra tôi và nuôi
dưỡng tôi có được ngày hôm nay
Cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn và niềm kính trọng đến thầy Trần Văn Thành
người đã giúp tôi có được những kiến thức để tôi bước vào môi trường đại học và nghị
lực trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô đã dạy dỗ tôi trên
giảng đường của trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Đức Luân đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo xã Trực Phú đã cung cấp cho tôi
những thông tin cần thiết .
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người thân luôn quan tâm và

giúp đỡ tôi.
Sinh viên
PHẠM VĂN BÌNH


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM VĂN BÌNH. Tháng 7 năm 2010. “Tìm Hiểu Trò Chơi Trẻ Em Tại
Xã Trực Phú, Huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định”
PHAM VAN BINH. July 2010. “Study on The Games of Children at
Truc Phu Commune, Truc Ninh District, Nam Dinh Province”
Khóa luận tìm hiểu về các loại trò chơi của trẻ em tại địa phương, bao gồm
các trò chơi dân gian, trò chơi hiện đại trên cơ sở phân tích số liệu thu thập từ
UBND xã, số liệu từ bảng phỏng vấn 80 hộ gia đình, và 175 trẻ em từ ba nhóm
tuổi khác nhau tại xã Trực Phú, huyện Trực Ninh
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các trò chơi trong hoạt động vui chơi của trẻ em
nông thôn trong đó trò chơi dân gian ngày càng được ít các trẻ em vui chơi và thay
vào đó xuất hiện các trò chơi có tính bạo lực như game, Bi-A cụ thể như sau trong
số 135 em ở độ tuổi (7-16 tuổi). Các trò chơi dân gian được các em vui chơi chiếm
28,14% do các em không có những khoảng không gian chơi thích hợp, đồ chơi các
trò chơi dân gian cũng khó tìm, phong trào khuyến khích chơi các trò chơi dân
gian chưa được phát triển mạnh. Trò chơi hiện đại như trò chơi điện tử, bi-A
chiếm 22,7% đa phần là các em nam, do sự thu hút của trò chơi điện tử, bi-A cùng
với đó là nhận thức của các em và sự quan tâm không chặt chẽ của những người
có trách nhiệm. Các trò chơi như đá bóng, cầu lông .. được các em chơi một cách
thiếu khoa học và môi trường vui chơi giành cho các em không phù hợp. Tất cả
các vấn đề trên dẫn đến sự sao nhãng về học tập cũng như ý thức và nhân cách trẻ
em cũng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó là sự thiếu quân tâm của các bậc cha mẹ khi chúng chơi các trò
chơi qua điều tra có 94% các bậc phụ huynh là không quan tâm đến con trẻ chơi
các loại trò chơi gì

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra các hướng giải pháp như: Tăng
cường nhận thức về các loại trò chơi cho trẻ em, sự phối hợp giữa nhà trường và gia
đình, các bậc cha mẹ cần theo dõi việc chơi và học của con em mình, chính quyền địa
phương cần phối hợp với gia đình mở các em sân chơi để cho các em vui chơi các trò
chơi lành mạnh bổ ích để các em phát huy những khả năng của các em.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................................... x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Ý nghĩa nghiên cứu................................................................................................3
1.3.1. Mục tiêu chung................................................................................................4
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................4
1.4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................4
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu về nội dung .....................................................................4
1.4.3. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu .......................................................................4
1.4.4. Phạm vi về thời gian nghiên cứu.....................................................................5
1.5. Cấu trúc khóa luận.................................................................................................5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN...................................................................................................... 6
2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................6
2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................6
2.1.2. Thời tiết –khí hậu ............................................................................................7
2.1.3. Địa hình-thổ nhưỡng .......................................................................................7
2.2. Các đặc điểm văn hóa –xã hội...............................................................................7
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................7
2.2.2. Tình hình dân số ..............................................................................................8
2.2.3. Dân tộc ..........................................................................................................10

2.3.4. Tôn giáo.........................................................................................................10
2.2.5. Công tác giáo dục ..........................................................................................10
2.2.6. Công tác y tế dân số gia đình và trẻ em ........................................................11
2.2.7. Hoạt động ngành văn hóa thông tin .............................................................. 11
2.2.8. Công tác vệ sinh môi trường .........................................................................12
2.2.9. Công tác An ninh – Quốc phòng...................................................................12
2.2.10. Công tác xây dựng chính quyền ..................................................................12
v


2.3. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội ....................................................................13
2.3.2. Về cây màu và cây vụ đông ..........................................................................13
2.3.3. Về chăn nuôi..................................................................................................13
2.3.4. Về quản lý đất đai..........................................................................................14
2.3.5. Về phát triển CN –TTCN, ngành nghề kinh doanh và dịch vụ.....................14
2.3.6. Xây dựng cơ bản Giao thông, Thủy lợi.........................................................15
2.3.7. Về tài chính ngân sách ..................................................................................15
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 16
3.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................16
3.1.1 Khái niệm về chơi ..........................................................................................16
3.1.2. Khái niệm về trò chơi của trẻ em ..................................................................16
3.1.3. Khái niệm về trẻ em ......................................................................................19
3.1.4. Ý nghĩa giáo dục và mục đích của trò chơi trẻ em........................................20
3.1.5. Phân loại trò chơi ..........................................................................................21
3.1.6. Yêu cầu của trò chơi......................................................................................23
3.1.7. Mối quan hệ giữa trò chơi dân gian và sự phát triển kinh tế-xã hội .............24
3.1.8 Gìn giữ và phát huy các trò chơi dân gian .....................................................25
3.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................26
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin tài liệu ........................................................26
3.2.2. Phương pháp mô tả........................................................................................27

3.2.3. Phương pháp phân tích..................................................................................27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................. 28
4.1. Thông tin về các hộ điều tra ................................................................................28
4.1.1. Đặc điểm chung của hộ điều tra ....................................................................28
4.1.2. Mức thu nhập của các hộ điều tra.................................................................28
4.1.3. Mức chi tiêu về mua sắm đồ chơi cho trẻ em của các hộ điều tra ................29
4.2. Quan điểm của các bậc phụ huynh về trò chơi trẻ em.........................................30
4.2.1. Mối quan tâm đến hoạt động vui chơi của trẻ em.........................................30
4.2.2. Ý kiến đề xuất của các hộ điều tra ................................................................31
4.2.3. Các lưu ý khi lựa chọn đồ chơi cho con trẻ...................................................32
4.3. Khảo sát tình trạng trò chơi trẻ em xã Trực Phú .................................................34
vi


4.3.1. Thực trạng các trò chơi của trẻ em xã Trực Phú ...........................................35
4.3.2. Địa điểm vui chơi ..........................................................................................39
4.3.3. Sở thích và sự lụa chọn trò chơi ....................................................................40
4.4. Trò chơi game (điện tử) những điểm cần lưu ý...................................................41
4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến trò chơi của trẻ em ....................................................45
4.6. Đề xuất các hướng giải pháp ...............................................................................46
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 48
5.1. Kết luân................................................................................................................48
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 50
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGD

Bộ giáo dục

BVHTT

Bộ văn hóa thông tin



Cao đẳng

CN-TTCN Công nghệp-Tiểu thủ công nghiệp
ĐCTT

Đồ chơi truyền thống

ĐH

Đại học

HS-SV

Học sinh-Sinh viên

HTX

Hợp tác xã

KT-XH


Kinh tế -Xã hội

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
TC

Trung cấp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

PGS-TS

Phó giáo sư –Tiến sĩ

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UBND


Ủy ban nhân dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ Cấu Đất Đai Của Xã Trực Phú............................................................................ 8
Bảng 2.2: Dân Số Phân Theo Độ Tuổi Và Giới Tính Của Xã Trực Phú................................. 8
Bảng 2.3: Cơ Cấu Nhóm Tuổi Trẻ Em Trong Xã..................................................................... 9
Bảng 4.1: Mức Thu Nhập Của Hộ Gia Đình......................................................................... 28
Bảng 4.2: Chi Tiêu Mua Sắm Đồ Chơi Cho Trẻ Em Bình Quân 1 Hộ /Năm....................... 29
Bảng 4.3: Mức Độ Phụ Huynh Quan Tâm Đến Trò Chơi Của Con Em............................... 30
Bảng 4.4: Loại Trò Chơi Mà Các Bậc Phụ Huynh Quan Sát Thấy Trẻ Em Vui Chơi......... 30
Bảng 4.5: Số Lượng Trẻ Em Của Mẫu Điều Tra .................................................................... 35
Bảng 4.6: Các Loại Trò Chơi Trẻ Em Xã Trực Phú Biết và Đã Từng Chơi......................... 35
Bảng 4.7: Các Trò Chơi Mà Trẻ Em Từ (7-16 Tuổi) Thường Hay Chơi.............................. 36
Bảng 4.8: Thái Độ Của Trẻ Em Về Trò Chơi Dân Gian ....................................................... 37
Bảng 4.9: Địa Điểm Vui Chơi .................................................................................................. 39
Bảng 4.10: Tổng Hợp Các Loại Trò Chơi Của Trẻ Em Thích Nhất...................................... 40

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Địa Bàn Nghiên Cứu .................................................................................................. 6
Hình 2.2: Cơ Cấu Dân Số ........................................................................................................... 9
Hình 4.1: Phần Trăm Lượt Ý Kiến Đề Xuất Đối Với Trò Chơi Trẻ Em............................... 31
Hình 4.2: Bộ Xếp Hình ............................................................................................................. 32
Hình 4.3: Số Lượng Trẻ Em Phân Theo Nhóm Tuổi.............................................................. 34

Hình 4.4. Các Loại Hình Trò Chơi Của Trẻ Em ..................................................................... 38
Hình 4.5: Sân Chơi Ngày Càng Bị Thu Hẹp ........................................................................... 39
Hình 4.6: Tỷ Lệ Các Trò Chơi Theo Sở Thích Của Trẻ Em.................................................. 41
Hình 4.7: Tranh Biếm Họa Về Trò Chơi ................................................................................. 42

x


Phụ lục
Phụ lục 1: Giới thiệu các trò chơi dân gian đuợc trẻ em xã Trục Phú thường hay chơi.
Phụ lục 2: Môt số hình ảnh vui chơi của trẻ em.
Phụ lục 3: Giới thiệu chương trình mẫu cho hoạt động ngoại khó ở ngoài trời.
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Từ xa xưa, ông cha ta đã có những hình giáo dục trẻ nhỏ đơn giản mà lại hiệu
quả. Một trong những hình thức đó là sự giáo dục thông qua các trò chơi dân gian.
Ngay từ bé, trẻ em ở các vùng nông thôn đều có dịp chơi các trò chơi như: trốn tìm,
mèo đuổi chuột, nu na nu nấu, rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba .. cùng với anh chị em,
bạn bè đồng trang lứa tại những khu vực đất trống của làng. Những trò chơi này không
những không những giúp trẻ trí mà còn tăng cường thể chất, nhưng quan trọng hơn hết
là góp phần phát triển nhân cách trẻ em một cách toàn diện, mang bản sắc dân tộc ngay
từ khi còn nhỏ .
Các trò chơi dân gian xa xưa thường được thể hiện qua các hành vi bắt chước
của trẻ nhỏ từ các hoạt động của người lớn hay là sự truyền dạy của người lớn cho trẻ

nhỏ. Cứ thế các trò chơi dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như
là một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện đại
không chỉ ở các trung tâm đô thị, mà ngay cả ở nông thôn các bậc cha mẹ luôn bận rộn
với công việc và cũng không quan tâm chú ý để giải thích ý nghĩa và dạy cho trẻ con
các trò chơi dân gian. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục của nhà trường quá nặng
cũng không còn thời gian để các em vui chơi giải trí với những trò chơi dân gian. Đặc
biệt, ảnh hưởng của đô thị hóa và xu hướng nông thôn hóa đã thu hẹp các sân chơi và
những loại hình vui chơi giải trí truyền thống mà thay vào đó là các loại hình trò chơi
như internet, game online sách báo, băng đĩa và truyện tranh. Mà trong một chừng mực
nhất định đã tác động tiêu cực đến quá trình học tập và hình thành nhân cách trẻ. Trong
nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở
cả thành thị và nông thôn, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin, đặc biệt là các loại hình trò chơi giải trí giành cho con trẻ, hay thanh thiếu niên như
Đồ chơi kỹ thuật điện tử cao, game online.. sự bùng nổ mạnh mẽ và sự tiện ích của các
1


trò chơi trên mạng cũng khiến trẻ nhỏ lãng quên đi những trò chơi dân gian mang tính
cộng đồng.
Ngày nay, chúng ta bắt gặp nhiều em học sinh chơi trò chơi điện tử hàng giờ
đồng hồ trong các tiệm internet. Việc sắm một chiếc máy tính nối mạng cho con trẻ là
điều không khó đối với mỗi gia đình ở thành thị thậm trí ngay cả nông thôn. Điều đó
chứng tỏ trò chơi điện tử đã cuốn hút các em hơn những trò chơi dân gian mà ngày xưa
đã nuôi dưỡng tâm hồn của bố mẹ chúng.
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Huy Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho
rằng“Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu được trò chơi. Trò chơi dân gian không
chỉ đơn thuần là những trò chơi của trẻ nhỏ mà sâu xa hơn nó còn chứa đựng cả một
nền văn hóa của dân tộc, trẻ nhỏ rất thiệt thòi vì không có chỗ chơi và càng thiệt thòi
hơn khi chúng không được tiếp cận với những trò chơi dân gian từ các thế hệ đi trước.
Nhưng trẻ con sẽ chơi gì? Chơi như thế nào và chơi ở đâu khi mà tốc độ phát triển của

xã hội đang ngày một lấn chiếm và tách con người xa với thiên nhiên. Ở nông thôn
đường làng đều đã được bê tông hóa, nhà cửa mọc lên san sát. Ở thành phố thì đất
chật, người đông, không còn nhiều mặt bằng cho trẻ con chơi trò chơi.. Bây giờ người
ta dùng phân hóa học, thuốc diệt sâu bọ, côn trùng đến cỏ cũng không ngóc đầu sống
được thì lấy đầu ra cỏ gà, cào cào, châu chấu, trâu lá đa, pháo đất, đi bắt chuồn chuồn,
rồi dính chuồn chuồn bằng nhựa mít mà chọi chơi với nhau. Vậy nên, hình ảnh những
đứa trẻ ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, nặn pháo đất, bắt cào cào, chỉ còn lại trong
quá khứ, trong nỗi nhớ và những hình ảnh trên phim mà thôi.
Trẻ em ở một xã hội công nghiệp chỉ quen với máy móc và không có khoảng
trống để chơi cũng là một thiệt thòi, thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và
chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và
quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang
dần bị đô thị hóa mạnh mẽ.
Thực tế cho thấy, những trò chơi dân gian trên là một nét sinh hoạt mang bản sắc
văn hóa của phần lớn đồng bào các dân tộc cả nước nói chung và Nam Định nói riêng.
Nam Định với chiều dài lịch sử hơn 300 năm đã có một bề dày văn hóa tương xứng
với nó vốn văn hóa này được hình thành từ những lưu dân đi mở đất, là tinh hoa của
nhiều địa phương tụ lại nơi được coi là “đất lành chim đậu”. Trò chơi dân gian cũng
2


được đem đến và lưu lại, dần dần được cải biến cho phù hợp với vùng đất mới. Trò
chơi dân gian ở xã Trực Phú rất đa dạng về thể loại và hình thức và rất gần gũi với
cuộc sống đời thường. Nó được phát khởi từ những sự vật, con vật, cây cỏ trong đó
phần lớn xuất phát từ những “sáng tạo” của tuổi thơ trong quá trình sống và sinh hoạt
trong cộng đồng. Những trò chơi dân gian trên là một nét sinh hoạt mang bản sắc văn
hóa của phần lớn đồng bào các dân tộc, cũng phải thấy một thực tiễn là: không phải ở
làng nào, vùng nào cũng có nhiều trò chơi dân gian như ở xã Trực Phú. Vì thế, việc gìn
giữ và phát huy các giá trị độc đáo - trò chơi dân gian của trẻ em có ý nghĩa thực tiễn
rất quan trọng. Nếu các giá trị văn hoá này được phổ biến rộng rãi trong phạm vi toàn

quốc, chúng sẽ trở thành tài sản chung của nhân dân cả nước chứ không phải của riêng
một địa phương nào, một làng nào.
Trước tình hình thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu khóa luân “Tìm hiểu trò
chơi của trẻ em tại xã Trực Phú huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định” khóa luận thực hiện
với mong muốn tìm hiểu thực trạng các loại hình trò chơi của trẻ em nông thôn thông
qua đó để thấy được những giá trị độc đáo của trò chơi dân gian và những mặt tích cực
và những mặt không tích cực của trò chơi hiện đại, từ đó đưa ra các giải pháp giúp trẻ
em có nhận thức đúng về các loại hình trò chơi, để các em có những không gian và
thời gian chơi các trò chơi một cách lành mạnh và bổ ích, các bậc phụ huynh hiểu được
tầm quan trọng giữa quản lý thời gian giữa chơi và học của con em mình, địa phương
gìn giữ và phát huy các giá trị ấy hiện tại và định hướng cho tương lai.
1.2. Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả thu được từ khóa luận này có thể là nguồn tư liệu nghiên cứu, siêu tầm
văn hóa dân gian, giúp các nhà lập luận chính sách có thêm tư liệu gìn giữ và để đưa ra
những kế hoạch những chương trình, dự án phù hợp tạo sân chơi cho trẻ em và không
gian học tập lành mạnh và bổ ích cho trẻ em tại xã Trực phú nói chung và cả nước nói
riêng.
Việc tăng cường thể chất và phát triển toàn diện nhân cách mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc của trẻ em. Không những vậy, nó là cơ sở giúp các cơ quan giáo dục,
cơ quan văn hóa có những chính sách đúng đắn để bảo tồn, phát triển các trò chơi dân
gian này và có biện pháp giáo dục nhân cách một cách toàn diện bằng văn hóa truyền
thống cho các em.
3


1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng các loại hình trò chơi của trẻ em nông thôn thông qua đó để
thấy được những giá trị độc đáo của trò chơi dân gian và những điểm lợi và hại của trò
chơi hiện đại. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp trẻ em có nhận thức đúng về các loại

hình trò chơi, để các em có những không gian và thời gian chơi các trò chơi một cách
lành mạnh và bổ ích. Các bậc phụ huynh hiểu được tầm quan trọng giữa quản lý thời
gian giữa chơi và học của con em mình, địa phương gìn giữ và phát huy các giá trị ấy
hiện tại và định hướng trong tương lai.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích thực trạng chơi trò của trẻ em hiện nay tại địa bàn nghiên cứu

-

Tìm hiểu quan điểm của phụ huynh về trò chơi của trẻ em

-

Tìm hiểu sở thích và sự lựa chọn trò chơi của trẻ em

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới trò chơi của trẻ em

-

Đề xuất các giải pháp để đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi
của trẻ em như là món ăn tinh thần, qua đó giữ được những giá trị của trò
chơi dân gian và mang đến cho các em trò chơi, sân chơi lành mạnh bổ ích
phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và địa phương

1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Tìm hiểu các loại hình trò chơi của trẻ em, để từ đó thấy được các loại trò chơi
mà các em đã và đang vui chơi, khuyến khích các em chơi các trò chơi dân gian và kết
hợp các trò chơi hiện đại một cách khoa học. Để các em phát huy những khả năng giữa
chơi và học và thông qua đó để gìn giữ các trò chơi dân gian.
1.4.2. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Các bậc cha mẹ và các trẻ em
1.4.3. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu trên địa bàn xã Trực Phú gồm 15 xóm. Nam Đường ,
Bắc Đường, Tây Đường, Trung Thành, Đống Lương, Hồ Tây, Đông Bình,Vị Nghĩa,
Thanh Minh, Đạo Đường, Tân Ninh, Đông Bắc, Nghị Trung, Nghị Nam, Nghị Bắc
Trong đó:
4


-Xóm Nam Đường ở xa trung tâm xã nhất, giao thông đi lại có gặp khăn, sau
đó xóm Bắc Đường ,Tây Đường ,Trung Thành là 3 xóm tiếp giáp với nhau và nằm
cách xa trung tâm xã
-Xóm Tân Ninh xóm nằm ở trung tâm xã Trực Phú.
-Các xóm còn lại nằm tập trung quanh trung tâm xã.
1.4.4. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: số liệu chủ yếu là năm 2009
Thời gian thực hiện khóa luận: từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2010
1.5. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn khóa luận, mục tiêu, nội dung, phạm vi và cấu trúc khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu địa bàn nghiên cứu (đặc điểm về điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội)
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày các khái niệm cơ bản có liên quan, các phương pháp chủ yếu áp dụng

trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày thực trạng các loại hình trò chơi của trẻ em nông thôn thông qua để
thấy được trẻ em đang chơi những loại trò chơi nào. Khám phá những quan điểm của
các bậc phụ huynh và sự quan tâm của họ đến các trò chơi của con em mình. Bên cạnh
đó, khóa luận còn tìm hiểu sự lựa chọn cũng như sở thích chơi các trò chơi dân gian và
hiện đại, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến các loại trò chơi của trẻ em
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược lại kết quả nghiên cứu và nêu kiến nghị về trò chơi trẻ em.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Trực Phú là một trong 16 xã của huyện Trực Ninh –Nam Định nằm ở phía nam
huyện Trực Ninh, cách trung tâm thị trấn Cổ Lễ 17 km về hướng tây nam. Tổng diện
tích đất tự nhiên trong toàn xã là 741,08 ha chiếm. Tổng diện toàn huyện, trong đó có
515,60 ha đất nông nghiêp 220,27 ha đất phi nông nghiệp và 5,21 ha đất chưa sử dụng.
Địa hình xã Trực Phú chủ yếu đông bằng đất dùng để sản xuất phần lớn trong
nông nghiệp chiếm 69,57% tổng dện tích đất tự nhiên. Về ranh giới của xã Trực Phú:
Phía Đông giáp với xã Trực Cường; Phía Tây giáp với xã Trực Hùng; Phía Nam giáp
với xã Hải An huyện Hải Hậu; và phía Bắc giáp với sông Ninh Cơ và xã Trực Thuận.
Hình 2.1: Địa Bàn Nghiên Cứu

Trực Phú
(Điểm nghiên cứu)


Tỉnh Nam Định

Việt Nam

Nguồn: Internet

6


2.1.2. Thời tiết –khí hậu
Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng ẩm
• Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
• Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C
Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C.
Nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ khoảng trên 29°C
• Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.
• Số giờ nắng
Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ.
2.1.3. Địa hình-thổ nhưỡng
a. Địa hình
Địa hình xã Trực Phú thuộc vùng đồng bằng thấp trũng. Đây là vùng có nhiều
khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, phần lớn đất người dân trồng lúa, bắp,
đậu. Phần ít đất bằng dùng để làm đất thổ cư, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề
truyền thống.

b. Thổ nhưỡng
Theo báo cáo kế hoạch sử dụng đất qua các năm 2008-2010 toàn xã có nhóm
đất chính là đất phù xa được các nhánh sông Ninh Cơ và sông Hồng bồi đắp, thành
phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình tầng đất dày trên 70 cm.
2.2. Các đặc điểm văn hóa –xã hội
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích đất tự nhiên trong toàn xã là 741,08 ha. Phần lớn là đất nông nghiệp
có 515,60 ha chiếm (69,57%), người dân nơi đây chủ yếu là trồng lúa ngoài ra còn
trồng các loại rau màu .Đất phi nông nghiệp có 220,27 ha (chiếm 69,58%). Nhìn chung
tình sử dụng đất của xã Trực Phú tương đối phù hợp, tuy nhiên cần sử dụng diện tích đất
có mục đích cộng động chặt chẽ hơn.
7


Bảng 2.1: Cơ Cấu Đất Đai Của Xã Trực Phú
Loại đất

Diện tích(ha)

Cơ Cấu (%)

Tổng diện tích

741,08

100,00

1. Đất nông nghiệp

515,60


69,58

2. Đất phi nông nghiệp

220,27

29,72

a. Đất ở

49,29

6,65

b. Đất chuyên dùng

0,60

0,08

c. Đất kinh doanh phi nông nghiệp

12,99

1,66

d. Đất có mục đích cộng đồng

110,08


14,85

e. Đất tôn giáo tín ngưỡng

10,39

1,40

f. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

16,50

2,22

g. Đất sông suối và mặt nước

19,39

2,62

h. Đất phi nông nghiệp khác

0,19

0,02

5,21

0,70


3. Đất chưa sử dụng

Nguồn: Ban nông nghiệp xã Trực Phú, 2008
2.2.2. Tình hình dân số
Qua nguồn điều tra dân số toàn xã gồm có 2354 hộ với 9195 nhân khẩu trung
bình mỗi hộ có 4,03 người. Mật độ trung bình là 1.280 người /km2. Có sự chênh lệch
dân cư không đồng đều giữa các xóm, ví dụ như xóm Trung Thành, tổng số người là
989 còn xóm Hồ Tây chỉ có 295 người.
Bảng 2.2: Dân Số Phân Theo Độ Tuổi Và Giới Tính Của Xã Trực Phú
Chỉ tiêu

Số lượng( người)

Cơ cấu(%)

1.Tổng số hộ

2.354

2.Tổng số nhân khẩu

9.195

100

-Nam

4.668


50,76

- Nữ

4.427

48,16

-Trong độ tuổi lao động

5.199

56,54

-Ngoài độ tuổi lao động

3.996

43,46

a. Chia theo giới tính

b.Chia theo độ tuổi lao động

Nguồn: Ban dân số xã, 2010
8


Về lao động, xã Trực Phú được đánh giá là xã có nguồn lao đông tương đối dồi
dào với 56,54% dân số trong độ tuổi lao động và có một lực lượng thiếu niên chưa đến

tuổi lao động nhưng đã tham gia cùng với gia đình (do nghỉ học sớm) nhưng phần lớn
là những thanh thiếu niên đi làm ăn ở nơi xa để nâng cao thu nhập. Người dân nơi đây
phần đa sống bằng nghề trồng lúa.
Trực Phú có tỷ lệ trẻ em tương đối cao có 2113 trẻ em chiếm (22,98%) trong
tổng số dân, được thể hiện qua Hình 2.2
Hình 2.2: Cơ Cấu Dân Số

Người lớn,
77.02%

Trẻ em,
22.98%

Nguồn: Ban dân số xã, 2010
Bảng 2.3: Cơ Cấu Nhóm Tuổi Trẻ Em Trong Xã
ĐVT: Người
Độ tuổi

Số lượng

Nam

Nữ

< 7 tuổi

536

270


266

7- 12 tuổi

825

429

396

12-16 tuổi

752

312

440

Tổng

2113

1011

1102

Nguồn: Kết quả điều tra, 2010
Xét về cơ cấu giới tính, tỷ lệ nam nữ tương đối cân bằng nhau 50,76% nam giới
còn nữ giới chiếm 48,16%
9



2.2.3. Dân tộc
Theo niên giám thống kê của huyện Trực Ninh năm 2009, trên địa bàn xã Trực
Phú có 100% dân tộc kinh.
2.3.4. Tôn giáo
Hiện nay, trên địa bàn toàn xã hầu hết các giáo dân đều đi lễ, cầu nguyện ở các
nhà thờ xung quanh. Toàn xã có 2 xứ, gồm 2 nhà thờ lớn và có 11 nhà thờ lớn nhỏ ở
các dâu các họ nên việc đi nhà thờ của giáo dân rất thuận tiện. Hộ theo đạo thiên chúa
chiếm 85,6% trong tổng số dân.
2.2.5. Công tác giáo dục
- Các nhà trường đã duy trì chặt chẽ kỷ cương nề nếp trong công tác giảng dạy
học tập chứng minh bằng kết quả kiểm tra chất lượng năm học 2008- 2009.
+ Trường mần non: Có 14 lớp với 428 học sinh.
Thi kiểm tra chất lượng học sinh lớp 5 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, chất lượng các
môn học, các hoạt động đạt từ 90% trở lên, 5 giáo viên đạt chiến sỹ thi đua, hội thi
giáo viên giỏi cấp Huyện nhà trường đạt giả nhất, tổng kết thanh tra trường xếp thứ 2,
2 tổ nuôi dưỡng và 2 tổ 3,4 tuổi đạt đạt tổ lao động tiên tiến.
Tổng kết năm học nhà trường giữ vững trường tiên tiến xuất sắc.
+ Trường tiểu học: Có 26 lớp với 716 học sinh.
Chất lượng bình quân trung đạt 709/716 em đạt 99%, học sinh giỏi văn hóa là
75 em đạt 10,5%. Trong đó cấp trường 67 em, cấp huyện 7 em và cấp tỉnh 1 em, giáo
viên giỏi cấp huyện 4 giáo viên, đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua 2 giáo viên.
Kết quả năm học nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến.
+ Trường THCS: Có 16 lớp với 539 học sinh.
Chất lượng bình quân chung của các khối trường đạt 96,8%, tỷ lệ khá giỏi đạt
51,9%, học sinh tiên tiến xuất sắc đạt 6%, học sinh giỏi cấp huyện 11 em, giáo viên
giỏi cấp huyện 4 giáo viên, đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua 2 giáo viên, đạt lao đông tiên
tiến 21 giáo viên, học sinh thi đỗ vào lớp 10 đạt trên 65%, đặc biệt môn thi thể dục
điền kinh Đông Nam Á tại Indonesia 1 em đạt huy chương bạc. Nhà trường được đón

nhận chuẩn quốc gia ở mức 1 vào dịp khai giảng năm học mới và là trường khai giảng
điểm của huyện. Kết quả năm học nhà trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc. Năm
2009, có trên 120 cháu thi đỗ vào các trường TC, CĐ, ĐH.
10


2.2.6. Công tác y tế dân số gia đình và trẻ em
Năm 2009, trạm y tế tuy phải thuyên chuyển bổ nhiệm mới và 1 số nhân viên
nhưng đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, làm tốt công tác y
tế dự phòng khi có dịch bệnh xảy ra đã tập trung khoanh vùng dập dịch có hiệu quả, tổ
chức khám và điều trị tại trạm cho 6910 lượt người. Duy trì việc uống Vitamin A cho
các cháu đạt 100%. Thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng đạt hiệu quả cao, khám
mắt và nhỏ thuốc cho các cháu học sinh các cháu nhà trường là 1544 lượt cháu.
Thực hiện tốt các biện pháp kế hoạch hóa gia đình trong năm 2009, đặt vòng
tránh thai 180/180 ca đạt 100%, đình sản nữ 2/2 ca đạt 100%, các biện pháp khác đạt
100%.
Tổng số sinh 131 cháu, giảm 23 cháu so với cùng kỳ, số cháu sinh ra là nam 65
cháu, số cháu sinh ra là nữ 66 cháu. Trong đó số người sinh con thứ 3 trở lên là 20
cháu, chiếm tỷ lệ 15,26% so với cùng kỳ tăng 0,2%, các xóm có người sinh con thứ 3
trở lên cao nhất là xóm Trung Thành và xóm Đạo Đường.
Các xóm không có người sinh con thứ 3 là xóm Nghị Nam, Hồ Tây và xóm
Đông Bắc, tỷ lệ sinh 1,4% so với cùng kỳ giảm 0,18%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên
xấp xỉ 1%.
Cấp thẻ bảo hiểm bổ sung cho 165 cháu, số cháu được cấp thẻ bảo hiểm đến
nay là 822 cháu.
2.2.7. Hoạt động ngành văn hóa thông tin
Ban văn hóa thông tin đã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và mọi quy định của
địa phương, kẽ vẽ các khẩu hiệu, pano, áp phích ở trục đường chính và khu trung tâm
của xã để phục vụ các ngày lễ lớn và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Phối hợp với MTTQ tổ chức ngày đại đoàn kết, gắn với việc bình xét hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa và gia đình đạt văn hóa xuất sắc 3
năm với 2162 người tham dự, bình xét 1644/2293 gia đình văn hóa đạt 71,7%, số hộ
đạt văn hóa xuất sắc là 112 hộ đạt 15,5%, tỷ lệ hộ nghèo 4,1%, tỷ lệ hộ cận nghèo
10,5%.
Toàn xã có 4 địa điểm kinh doanh internet và 5 cửa hàng kinh doanh các trò
chơi bi-a
11


2.2.8. Công tác vệ sinh môi trường
Phát động nhân dân phát quang làm vệ sinh trên các trục đường trong những
ngày lễ tết và phục vụ cho nhân dân đi lại. Duy trì tốt việc thu gom rác thải các hộ
thuộc tuyến đường 56, góp phần cho cảnh quan môi trường sạch sẽ.
2.2.9. Công tác An ninh – Quốc phòng
a) Công tác quân sự địa phương
Tổ chức huấn luyện theo kế hoạch chỉ đạo của ban quân sự huyện, tham gia
huấn luyện giai đoạn 1 là 65 đồng chí, giai đoạn 2 là 16 đồng chí với thời gian là 14
ngày, kết quả huấn luyện đạt loại giỏi.
Tổ chức cho thanh niên đăng ký nghĩa vụ quân sự độ tuổi 17 cho 98/99 thanh
niên, duyệt danh sách khám tuyển cho thanh niên trong độ tuổi là 23 thanh niên, có
mặt khám tuyển 123 thanh niên, vắng mặt không khám tuyển phải xử lý là 101 trường
hợp. Kết hợp với hội cựu chiến binh cùng với hội đồng chính sách đã tổng hợp và tổ
chức xét duyệt làm hồ sơ cho 148 đồng chí theo quyết định 142.
Năm 2009 được Ban chỉ huy quân sự huyện đánh giá là đơn vị dẫn đầu của
huyện về công tác quân sự và được tỉnh công nhận là đơn vị quyết thắng.
b) Công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội
Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân đề cao ý thức chấp hành pháp luật,
chủ động phòng ngừa những diễn biến phức tạp có thể xảy ra, tinh thần trách nhiệm
của lực lượng công an thường trực được nâng cao, duy trì đều đặn lịch thường trực,

làm tốt công tác hòa giải ngay từ cơ sở.
2.2.10. Công tác xây dựng chính quyền
UBND xã đã duy trì chế độ làm việc, hoạt động theo đúng nội dung quy chế đã
đề ra. Tổ chức tiếp dân theo cơ chế mở cửa, ý thức phục vụ của cán bộ công chức xã
đối với nhân dân, giải quyết kịp thời các công việc theo đề nghị của nhân dân một cách
khoa học đúng đúng với quy định của pháp luật, phối hợp với các ngành, Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân, điều hành tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương,
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng chính quyền vững mạnh.
Chỉ đạo các HTX xã nông nghiệp thường xuyên đổi mới công tác quản lý điều
hành, nâng cao hiệu quả kinh tế theo luật HTX.

12


2.3. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
2.3.1. Sản xuất nông nghiệp:
Năm 2009 điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho việc cho việc chỉ đạo SX-NN, có
ảnh hưởng lúa mùa cấy sớm gặp cơn bão số 4, diện tích ngập chết trên 10 ha, còn lại
cấy đúng lịch nên cây lúa phát triển tốt, tuy nhiên ở vụ mùa cây lúa đứng cái làm đòng
một số diện tích bệnh vàng lùn, đây là loại bệnh mới phát sinh. Ban quản lý các HTX
đã chủ động báo cáo lên huyện và phòng chức năng xuống kểm tra, xong với sự lây
dịch bện càng tăng do chưa có thuốc phòng ngừa kịp thời dẫn đến những một số diện
tích đã bị thất thu, một số diện tích đã nhiễm bệnh giảm năng suất. Tổng số diện tích
lúa đã bị nhiễm là 123,56 ha trong đó lúa bị tiêu hủy là 41,62 ha.
Do có những biến động về dịch bệnh song với tinh thần hăng hái thi đua sản
xuất của bà con cùng với sự đóng góp chỉ đạo kịp thời những người có trách nhệm kết
quả là, năng suất lúa bình quân chung của cả năm đạt 110,9 tạ/ha, giảm so với kế
hoạch là 29 tạ/ha, vụ chiêm đạt 70,5 tạ vụ mùa đạt 40,4 tạ/ha.
Giống lúa có năng suất cao nhất ở vụ chiêm là giống D U527 đạt 72,5 tạ /ha
Giống lúa có năng suất cao nhất ở vụ mùa là Bắc Ưu 253 đạt 46,1 tạ/ha

2.3.2. Về cây màu và cây vụ đông
Diện tích trồng rau màu, khoai, ngô, sắn vẫn được duy trì là 57,55 ha.
Trên 20 ha đất trồng những cây hoa màu kém hiệu quả chuyển sang trồng cây
cảnh, cây thế hàng trăm hộ có vườn cây có giá trị từ 50 đến 100 triệu đồng trên 100 hộ,
hộ có vườn cây có giá trị từ 500 đến trên 1 tỷ đồng khoảng 10 hộ.
Cây vụ đông trên chân ruộng 2 lúa tuy vẫn chưa phát triển thêm nhiều vùng,
nhưng diện tích trồng tập trung ở 4 vùng của 2 HTX chủ yếu là trồng bí xanh, cấy
đúng thời vụ, bí phát triển rất tốt, song gặp trận rét đầu mùa kéo dài có giảm về năng
xuất, nhưng vẫn cho thu hoạch cao vì giá bí 2000 đồng/kg bán tận ruộng, bình quân 1
sào cấy bí trừ chi phí cũng thu nhập trên 1 triệu đồng.
2.3.3. Về chăn nuôi
Năm 2008 thực hiện làm tốt công tác tiêm phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm
cả vụ xuân và vụ hè thu.Vì thế công tác chăn nuôi vẫn được duy trì ổn định và phát
triển.

13


Tổng đàn lợn kế hoạch đề ra là 3.500 con, đạt 3.200 con đạt 91.5% quy mô
nuôi gia trại có nhiều hộ nuôi từ 10 – 50 con lợn, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng
250 tấn, đàn gia cầm tiêm phòng cả vụ xuân và thu được 54.000 con đạt 216, đàn lợn
đạt 70%, đàn Trâu Bò tiêm đạt 100%.
Năng suất nuôi trồng thủy sản ước đạt khoảng 1.9 tỷ đồng.
Chăn nuôi đạt khoảng 2.7 tỷ đồng.
2.3.4. Về quản lý đất đai
Thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2009, xét đơn xin thuê đất của các cá nhân
để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng và thuê đất để xây
dựng cơ sở sinh thái, thương mại và dịch vụ tổng hợp. UBND xã đã thành lập Hội
đồng giải phóng mặt bằng và tiến hành làm các thủ tục để giao đất cho 2 hộ thuê với
diện tích khoảng 3 ha thuộc 2 đại điểm, địa điểm 1 ở bờ bãi sông Ninh Cơ 2 ha, địa

điểm 2 khu vực quy hoạch phái Đông ngõ vào Trường tiểu học 1 ha.
Tổ chức cho nhân dân đấu thầu diện tích ruộng 5% do ngân sách xã quản lý đã
hết hạn đấu cũ, điều chỉnh 1 số diện tích có sản lượng thóc đấu trước đây cho phù hợp
với giá cả hiện nay để nhân dân an tâm sản xuất.
Công tác quản lý đất đai đã chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc thực hiện theo luật.
Trong năm 2009 đã giả quyết xử lý kịp thời đảm bảo chính xác, công bằng đúng pháp
luật với 9 vụ tranh chấp đất đai, đã giải quyết xong 8 vụ, còn 1 vụ không đồng ý cách
giải quyết xã, đề nghị chuyển Huyện giải quyết.
2.3.5. Về phát triển CN –TTCN, ngành nghề kinh doanh và dịch vụ
Thực hiện đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, UBND xã tập
trung làm các thủ tục hồ sơ cho các đơn vị cá nhân thuê đất, xây dựng cơ sở sản
xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và cơ sở sinh thái, thương mại và dịch vụ tổng
hợp.
Trên địa bàn toàn xã có 540 hộ tham gia sản xuất kinh doanh dịch vụ, ngành
nghề với 2.400 người tham gia, các hộ có số doanh thu lớn là vận tải hành khách, vận
tải thủy, chế biến lương thực, may mặc, giá trị sản xuất CN – TTCN ngành nghề ước
đạt 60 tỷ đồng.
Tổng thu nhập toàn xã trong năm ước đạt 103,2 tỷ đồng, bình quân đầu người
đạt xấp xỉ 11 triệu đồng/người/năm tăng so với năm 2008 là 500.000 đồng/người/năm.
14


×