Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI XÃ HÀM MINH HUYỆN HÀM THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.69 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI XÃ HÀM MINH HUYỆN
HÀM THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN

TRẦN THỊ THUỲ DUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIệP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Đánh giá hiệu quả kinh
tế và tiềm năng phát triển cây thanh long tại Xã Hàm Minh Huyện Hàm Thuận Nam
Tỉnh Bình Thuận’’do sinh viên Trần Thị Thuỳ Duyên, sinh viên khoá 32, ngành Kinh
Doanh Nông Nghiệp,đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày .

NGUYỄN DUYÊN LINH
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn chân thành đầu tiên con xin được gửi đến ba mẹ và gia đình là
những người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con được học tập và rèn luyện trong

môi trường Đại Học này.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa kinh tế cùng toàn bộ
thầy cô trong trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã cung cấp những
kiến thức quý báu cho em làm hành trang bước vào đời.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Duyên Linh đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm bài khoá luận này.
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến anh Nguyễn Oanh Nghĩa_phó phòng nông nghiệp
huyện Hàm Thuận Nam, anh Tiến _ phóng viên báo huyện Hàm Thuận Nam và các
anh chị trong các phòng ban của UBND xã Hàm Minh đã tận tình giúp đỡ,hướng dẫn
em trong quá trình thực tập.
Em xin cảm ơn anh Nam _chủ vườn thanh long đã truyền đạt lại những kinh
nghiệm 15 năm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long và anh Tài đã đưa em đi
thực tế trên địa bàn huyện và xã Hàm Minh.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè đã luôn ủng hộ giúp đỡ tôi trong những lúc khó
khăn.
Tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ ấy là nguồn động lực giúp tôi hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp này.
Do kiến thức cũng như thời gian có hạn nên bài khoá luận không tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè
và những ai quan tâm đến bài khoá luận này.
Tp. HCM, tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thuỳ Duyên


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ THUỲ DUYÊN. Tháng 6 năm 2010. Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Và
Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Tại Xã Hàm Minh Huyện Hàm Thuận
Nam Tỉnh Bình Thuận.
TRAN THI THUY DUYEN. JUNE 2010. “Evaluation Of Economic Efficiency

And Potential Development Of Dragon – Fruit In Ham Minh Ward, Ham Thuan
Nam District, Binh Thuan Province”
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở tiến hành điều tra thu thập số liệu của 84
hộ nông dân trên địa bàn Xã Hàm Minh Huyện, Hàm Thuận Nam,Tỉnh Bình Thuận.
Sử dụng số liệu thu thập được để tính toán phân tích mô tả tình hình trồng thanh long
trên địa bàn cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình canh tác, từ đó đưa ra
các giả pháp để khắc phục.
Đề tài thực hiện nội dung sau:
¾ Thực trạng trồng thanh long ở xã Hàm Minh
¾ Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của 1000m2 thanh long
¾ Đánh giá khả năng phát triển của cây thanh long trong tương lai.
¾ Đề xuất một số giải pháp phát huy hết tiềm lực kinh tế của ngành sản xuất này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện ỡ xã rất thuận lợi cho việc trồng cây thanh
long do điều kiện đất đai phù hợp. Cây thanh long ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế
cao, đem lại thu nhập đáng kể cho người nông dân. Trong tương lai khả năng phát
triển loại cây này trên địa bàn xã rất hứa hẹn.


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.4 Sơ lược cấu trúc luận văn .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 4
2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................................. 4
2.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................................. 4

2.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng .......................................................................................... 4
2.1.3 Đặc điểm khí hậu .................................................................................................... 5
2.1.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên ở xã. ........................................................... 5
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................. 6
2.2.1 Tình hình phân bổ đất đai ....................................................................................... 6
2.2.2. Thực trạng các ngành sản xuất .............................................................................. 7
2.2.3 Lao động và thu nhập ............................................................................................ 9
2.2.4 Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc ............................................................................ 10
2.3 Tổ chức khuyến nông .............................................................................................. 12
2.4 Tình hình tín dụng ................................................................................................... 12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 13
3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 13
3.1.1 Nguồn gốc cây thanh long .................................................................................... 13
3.1.2 Các giống thanh long ............................................................................................ 13
3.1.3 Đặc tính kinh tế cây thanh long ............................................................................ 13
3.1.4 Giá trị dinh dưỡng của trái thanh long ................................................................. 14
3.1.5 Đặc điểm canh tác cây thanh long xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh
Bình Thuận............................................................................................................ 14
3.1.6 Cơ sở xác định kết quả và hiệu quả kinh tế .......................................................... 15
v


3.2 Phân tích ma trận SWOT ......................................................................................... 18
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 19
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 19
3.3.2 Phương pháp xử lý thông tin ................................................................................ 19
3.3.3 Phương pháp điều tra chọn mẫu ........................................................................... 19
3.3.4 Phương pháp tính khấu hao .................................................................................. 19
3.2.5 Phương pháp bình quân. ....................................................................................... 19
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 20

4.1 Điều kiện sản xuất thanh long theo hướng an toàn ................................................. 20
4.2 Đặc tính thực vật học của thanh long ...................................................................... 20
4.3 Quy trình trồng cây thanh long................................................................................ 21
4.3.1 Yêu cầu về sinh thái ............................................................................................. 21
4.3.2 Thiết kế vườn........................................................................................................ 22
4.3.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc .................................................................................. 23
4.4 Xử lý thanh long ra hoa trái vụ ................................................................................ 28
4.4.1 Kỹ thuật thắp đèn cho thanh long ra hoa trái vụ ................................................. 28
4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa khi sử dụng biện pháp thắp đèn ở cây thanh
long ....................................................................................................................... 28
4.5 Một số điểm cơ bản trong thu hoạch và bảo quản của thanh long .......................... 29
4.6 Tiêu chuẩn xuất khẩu của quả thanh long ............................................................... 30
4.7 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của quả thanh long ........................................................ 31
4.7.1 Mô tả thị trường tiêu thụ của quả thanh long từ nông hộ ..................................... 31
4.7.2 Cách thức tham gia thị trường của quả thanh long............................................... 32
4.8 Thực trạng trồng thanh long hiện nay ..................................................................... 32
4.8.1 Tình hình sản xuất thanh long của huyện hàm thuận nam ................................... 32
4.8.2 Tình hình sản xuất thanh long ở xã Hàm Minh .................................................... 33
4.8.3 Biến động giá thanh long ...................................................................................... 35
4.9 Xác định hiệu quả kinh tế của 1000m2 thanh long trong vụ chính và vụ nghịch ... 36
4.9.1 Xác định chi phí sản xuất bình quân của 1000m2 thanh long trong thời kỳ xây
dựng cơ bản. .......................................................................................................... 36

vi


4.9.2 Xác định chi phí sản xuất bình quân của 1000m2 thanh long trong năm kinh
doanh ..................................................................................................................... 42
4.9.3 Kết quả bình quân của 1000m2 thanh long trong năm kinh doanh....................... 46
4.9.4 Xác định kết quả và hiệu quả kinh tế của 1000m2 thanh long trong vụ chính và vụ

nghịch .................................................................................................................... 48
4.10 Phân tích tài chính ................................................................................................. 49
4.11 Một Số Biện Pháp Nhằn Tăng Thu Nhập Cho Người Trồng Thanh Long. .......... 52
4.11.1 Biện pháp trồng xen cây ngắn ngày ................................................................... 52
4.11.2 Biện Pháp Sử Dụng Thêm Phân Bón Lá ............................................................ 53
4.11.3 Phân Tích Tài Chính Cho Những Biện Pháp Nhằm Tăng Thu Nhập ................ 55
4.11.4 Phương Án Kết Hợp 4 Nhà ................................................................................ 57
4.12 Đánh giá khả năng phát triển cây thanh long trên địa bàn .................................... 59
4.12.2 Đánh giá về thị trường tiêu thụ ........................................................................... 59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 63
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 63
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 66
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 67

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLB

Câu Lạc Bộ

NN

Nông Nghiệp

PTNT

Phát Triển Nông Thôn


GTTSL

Giá Trị Tổng Sản Lượng

TCPSX

Tổng Chi Phí Sản Xuất

TSLNTCP

Tỷ Suất Lợi Nhuận Theo Chi Phí

HQSDCP

Hiệu Quả Sử Dụng Chi Phí

PP

Thời Gian Hoàn Vồn

FAO

Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc

KQĐT

Kết Quả Điều Tra

TTTH


Tính Toán Tổng Hợp

DL

Dương Lịch

AL

Âm Lịch

XDCB

Xây Dựng Cơ Bản

LN

Lợi Nhuận

CP

Chi Phí

VSX

Vốn Sản Xuất

DT

Doanh Thu


TN

Thu Nhập

BQ

Bình Quân

KD

Kinh Doanh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

KHKT

Khoa Học Kỹ Thuật

QL

Quốc Lộ

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Tình Hình Phân Bổ Đất Đai Của Xã Hàm Minh ............................................... 6
Bảng 2: Tình Hình Sử Dụng Đất Sản Xuất Nông Nghiệp. ............................................. 7
Bảng 3: Cơ Cấu Tổng Sản Lượng Trong Xã ................................................................... 7
Bảng 4: Hiện Trạng Dân Số Và Lao Động Tại Xã Hàm Minh Năm 2009 ..................... 9
Bảng 5: Thành Phần Dinh Dưỡng Trái Thanh Long. ....................................................14
Bảng 6: Liều Lượng Tưới Cho Thanh Long Trong Một Năm ......................................23
Bảng 7:Liều Lượng Bón Và Thời Gian Bón Định Kỳ: .................................................25
Bảng 8: So Sánh Kiến Lửa Và Kiến Riên .....................................................................27
Bảng 9: Diện Tích, Sản Lượng Thanh Long Huyện Hàm Thuận Nam Từ Năm 2004 –
2009.......................................................................................................................32
Bảng 10: Tình Hình Tăng Trưởng Diện Tích Thanh Long ở Xã Hàm Minh. ..............33
Bảng 11: Diện Tích Thanh Long Của Từng Xã Của Huyên Hàm Thuận Nam Năm
2009.......................................................................................................................34
Bảng 12: Tình Hình Tăng Trưởng Sản Lưọng Thanh Long Của Xã Qua Các Năm 2005
- 2009 ....................................................................................................................34
Bảng 13: Giá Thanh Long Bình Quân Từ Năm 2005-2009 ..........................................35
Bảng 14: Chi Phí Vật Chất Cho Toàn Bộ Thời Kỳ Xây Dựng Cơ Bản ........................37
Bảng 15: Chi Phí Lao Động Cho Toàn Bộ Thời Kì Xây Dựng Cơ Bản: ......................39
Bảng 16: Tổng Hợp Chi Phí Cho Thời Kì Xây Dựng Cơ Bản: ....................................40
Bảng 17: Chi Phí Vật Chất Cho Một Năm Kinh Doanh. ..............................................42
Bảng 18: Chi Phí Lao Động Cho Một Năm Kinh Doanh. ............................................44
Bảng 19: Tổng Hợp Chi Phí Cho Một Năm Kinh Doanh ............................................45
Bảng 20: Doanh Thu Của 1000m2 Thanh Long Trong Một Năm Kinh Doanh ở vụ
chính:.....................................................................................................................46
Bảng 21: Doanh Thu Của 1000m2 Thanh Long Trong 1 Năm Kinh Doanh ở Vụ
Nghịch ...................................................................................................................47

Bảng 22: Kết Quả Và Hiệu Quả Của 1000m2 Thanh Long Trong Có Sử Dụng Biện
Pháp Chong Đèn Cho Quả Trái Vụ ......................................................................48
Bảng 23: Bảng Phân Tích Tài Chính Theo Quan Điểm Của Chủ Đầu Tư ...................51
ix


Bảng 24: Tổng Hợp Chi Phí Và Doanh Thu Cho Việc Trồng Xen Cây Cà Trong
1000m2 Thanh Long. .............................................................................................53
Bảng 25: Sản Lượng Và Doanh Thu Bình Quân Của 1000m2 Thanh Long Trong 1
Năm Kinh Doanh Có Sử Dụng Phân Bón Lá. ......................................................54
Bảng 26: Chi Phí Sủ Dụng Phân Bón Lá Cho 1000m2 Thanh Long Trong 1 Năm Kinh
Doanh. ...................................................................................................................55
Bảng 27: Bảng Phân Tích Tài Chính Theo Mô Hình Mới ............................................56
Bảng 28: So Sánh Các Chỉ Tiêu Giữa 2 Mô Hình. .......................................................57

x


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Động Thái Biến Động Diện Tích Thanh Long Qua 5 Năm ........................33
Biểu đồ 2: Động Thái Biến Động Sản Lượng Thanh Long Qua Các Năm...................35
Biểu đồ 3: Động Thái Giá Cả Qua Các Năm ................................................................36
Sơ đồ 1: Hệ Thống Kênh Phân Phối Của Quả Thanh Long ..........................................31
Sơ đồ 2: Mô Hình Kết Hợp 3 Nhà .................................................................................57
Sơ đồ 3: Mô Hình Kết Hợp 4 Nhà .................................................................................58

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam được đánh giá là một trong 4 quốc gia có trái thanh long nhiều nhất
thế giới. Bình Thuận là tỉnh đứng đầu cả nước về trái thanh long cả về sản lượng, diện
tích, năng suất và chất lượng. Thanh long Bình Thuận là nhãn hàng thứ 4 được Nhà
nước bảo hộ đăng bạ tên gọi độc quyền trên phạm vi cả nước chỉ sau cà phê ĐăkLak;
bưởi Phúc Trạch và nước mắm Phú Quốc.
Từ lâu Bình Thuận được coi là “xứ sở ” của Thanh long. Cây Thanh long được
trồng rộng khắp, tập trung nhiều nhất ở các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận
Bắc…Hiện tại, thương hiệu thanh long Bình Thuận đã vươn xa, trong đó thị trường
lớn nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và một số nước Châu Âu: Đức, Canada,
Hà Lan, và gần đây đã có mặt ở thị trường châu Âu, Mỹ.
Hàm Thuận Nam là một huyện có diện tích trồng thanh long lớn nhất tỉnh
chiếm trên 50% diện tích cây thanh long của toàn tỉnh.
Bên cạnh thanh long chính vụ, người nông dân Bình Thuận đã đầu tư để hạ
điện, chong đèn sản xuất thanh long trái vụ. Theo đó sản lượng thanh long hàng năm
đều tăng. Thanh long là một trong 40 mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Quốc gia đã được
Chính phủ phê duyệt. Hiện nay Bình Thuận đang tập trung phát triển cây thanh long
theo hướng bền vững, sản xuất thanh long đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nhằm ổn định và
mở rộng thị trường xuất khẩu, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Thanh long đã và
đang đem lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây.
Xã Hàm Minh là xã điểm của huyện hàm thuận nam và là thủ phủ cây thanh
long của huyện. Đời sống nông dân của xã những năm gần đây tuy đã dược cải thiện
một bước, song vẫn còn không ít hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn xã còn phân tán;nhận thức của nông dân về chủ trương phát triển
1



kinh tế hộ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… còn chậm; việc nắm bắt và áp
dụng KHKT vào sản xuất còn nhiều hạn chế; tình trạng thiếu việc làm trong nông dân
vẫn xảy ra.
Với vấn đề đặt ra này, tôi đã quyết định thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Đánh
Giá Hiệu Quả Kinh Tế Và Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Tại Xã Hàm
Minh, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận” nhằm tìm ra đựoc hướng đi tốt
nhất cho cây thanh long và nâng cao mức sống cho người dân .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
ƒ Việc thực hiện đề tài này làm cơ sở cho những hộ trồng thanh long thấy đuợc
giá trị kinh tế và tầm quan trọng của loại cây này, qua đó áp dụng phương pháp
trồng và chăm sóc khoa học theo hướng VietGap để đạt được hiệu quả kinh tế
cao nhất.
ƒ Giúp các quỹ tín dụng thấy được tính khả thi của mô hình trồng thanh long theo
hướng vietgap, từ đó mạnh dạn hỗ trợ vốn cho bà con nông dân đầu tư sản xuất.
ƒ Khuyến khích các chương trình tập huấn sản xuất thanh long theo hưóng an
toàn cho các hộ trồng thanh long trên địa bàn xã nói riêng và toàn tỉnh nói
chung, để đưa Thưong Hiệu “Thanh Long Bình Thuận” vươn xa hơn nữa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
ƒ Thực trạng trồng thanh long ở xã hàm minh
ƒ Đánh giá kết quả và hiệu quả của việc trồng cây thanh long tại địa bàn.
ƒ Tìm hiểu thị trường tiêu thụ và triển vọng của cây thanh long trong tương lai
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Đề tài được thực hiện trên địa bàn Xã Hàm Minh, Huyện Hàm Thuận Nam,
Tỉnh Bình Thuận.
Phạm vi thời gian: 29/03/2010 – 5/6/2010
1.4 Sơ lược cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương cụ thể sau
Chương 1: Mở Đầu. Trình bày lý do nghiên cứu đồng thời nêu lên mục tiêu

nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc luận văn.
2


Chương 2:Tổng quan. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng trồng thanh
long tại địa bàn này.
Chương 3:Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.Trình bày các khái niệm
có liên quan đến đề tài,các chỉ tiêu tính toán và phương pháp nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.Tổng hợp xử lý số liệu điều tra, từ
đó rút ra kết luận:
ƒ Kết quả và hiệu quả trồng thanh long trên địa bàn nghiên cứu.
ƒ Nêu ra thuận lợi, khó khăn,các đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn.
ƒ Một số biện pháp nhằm tăng thu nhập cho ngưòi trồng thanh long
ƒ Đánh giá khả năng phát triển của cây thanh long trong tương lai.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra các ý kiến góp
phần làm tăng hiệu quả kinh tế từ cây thanh long.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Hàm Minh thuộc huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận, có vị trí toạ độ:
kinh độ từ 1080 13' 00'' – 108028' 00'' ; vĩ độ từ 110 01'00'' – 11028'40''; nằm tiếp giáp với
các xã, thị trấn:
Phía bắc giáp với xã Hàm Cường và Hàm Thạnh.
Phía nam giáp xã Tân Thuận và Thuận Quý.

Phía đông giáp xã Hàm Cường, Thuận Quý.
Phía tây giáp thị trấn Thuận Nam và xã Tân Lập.
Tổng diện tích tự nhiên của xã 7.971,8 ha, tổng dân số theo điều tra năm 2009:
8.678 người/1.851 hộ, xã được phân thành 3 thôn: Thôn Minh Tiến, Minh Hoà và
Minh Thành.
Do Hàm Minh là xã nằm trên trục đường quốc lộ IA nên việc giao lưu khá thuận
lợi, có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cư dân trong xã.
2.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng
a. Địa hình: Xã Hàm Minh có địa hình khá đa dạng với độ dốc trung bình từ 3
– 150:
Dạng địa hình bằng phẳng (từ 0 – 30) nằm chủ yếu phân bổ dọc theo Quốc lộ
IA, trải dài trong vòng cung tiếp giáp với các núi Giăng, Tà Cú và gò đồi cát ven biển.
Dạng địa hình đồi núi nằm phía Bắc và phía Tây từ núi Giăng đến núi Tà Cú.
Dạng địa hình đồi cát ven biển nằm phía Đông chạy dài từ xã Hàm Cường đến
xã Thuận Quý.

4


b.Thỗ nhưỡng: Hàm Minh là một xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là
3.864 ha, theo kết quả phân loại độ phì của đất năm 2009 của Sở Tài nguyên và môi
trường:
Đất có độ phì khá và trung bình là: 2.351,17 ha, chiếm 60,8% diện tích đất sản
xuất nông nghiệp. Phần lớn tập trung dọc theo QLIA thuận lợi về giao thông, nguồn
nước tưới tại các khu vực này sử dụng từ nguồn nước Hồ Đu Đủ, Đập Bưng Bà Tùng
và nguồn nước ngầm.
Đất có độ phì thấp, tầng canh tác nông nghiệp mỏng có diện tích là:1.512,83 ha,
chiếm 39,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Là vùng đất có độ phì không đáp ứng
được yêu cầu sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các vùng sườn đồi có độ dốc cao, vùng
đất cát, đất chua…

2.1.3 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu xã Hàm Minh mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt
độ cao quanh năm trung bình là 26,60C, số giờ nằng bình quân 7 – 8 giờ/ ngày. Hướng
gió chủ yếu theo hai hướng chính: Đông bắc và Tây nam.
Chế độ mưa phân theo hai mùa rõ rệt: Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 và
kết thúc vào cuối tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.300 mm – 1.500
mm. Mưa tập trung thường xảy ra từ tháng 7 – 8 (chiếm 2/3 tổng lượng mưa cả năm).
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (trùng với hướng gió Đông Đông Bắc thổi
khá mạnh) gây khô hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh
hoạt cư dân trong xã.
2.1.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên ở xã.
Với những đặc điểm về thời tiết khí hậu như trên, ta thấy xã có nhiều thuận lợi
trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong việc tăng năng suất cây trồng, thuận lợi
trong việc phơi sấy sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên do có lưọng mưa nhỏ, lượng
nuớc bốc hơi lớn nên vấn đề khô hạn là một trong những hạn chế lớn của xã. Vì vậy
việc giữ nước trong mùa mưa và cấp nước trong mùa khô có vai trò quan trọng cho
phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp.

5


2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1 Tình hình phân bổ đất đai
Bảng 1: Tình Hình Phân Bổ Đất Đai Của Xã Hàm Minh
Loại đất

Tổng diện tích
đất tự nhiên

TỔNG DIỆN TÍCH

1.Diện tích đất nông nghiệp
• Diện tích đất sản xuất nông nghiệp

cơ cấu đất
TN(%)

7.972

100

7.483,24

93,8

3.864,25

• Diện tích đất lâm nghiệp

3.618,99

2. Diện tích đất phi nông nghiệp

304,51

3,81

3. Diện tích đất chưa sử dụng

184,05


2,3

Nguồn: Ban địa chính xã
Qua bảng trên ta thấy đất nông nghiệp chiếm diện tích cao nhất trong cơ cấu
đất đai toàn xã với 7.483,24 ha tương ứng với tỷ lệ 93,8%. Con số này cho thấy thế
mạnh của xã Hàm Minh vẫn là sản xuất nông nghiệp.
Đứng thứ hai trong cơ cấu đất đai toàn xã là diện tích đất phi nông nghiệp với
304,51ha tương ứng với tỷ lệ 3,81%.
Có diện tích nhỏ nhất trong cơ cấu đất đai toàn xã là diện tích đất chưa sử dụng
chiếm 2,3% điều này cho thấy xã không còn khả năng để mở rộng diện tích đất để
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại, qua phân bố cơ cấu đất đai có thể kết luận thế mạnh của xã vẫn là sản
xuất nông nghiệp, cụ thể ta xem bảng sau:

6


Bảng 2: Tình Hình Sử Dụng Đất Sản Xuất Nông Nghiệp.
Diện tích

Cơ cấu

(ha)

(%)

loại đất
1. Đất cây hàng năm

1.358,47


35,15

Đất ruộng lúa, lúa màu

550,47

14,25

Đất cây hàng năm khác

808

20,90

2. Đất trồng cây lâu năm

2.505,78

64,85

Đất trồng cây thanh long

890

23,03

Đất trồng cây khác

1.615,78


41,82

Tổng

3.864,25

100
Nguồn: Ban địa chính xã

Bảng trên cho thấy diện tích trồng cây lâu năm khác (cây điều, cây xoài, cây
nhãn…) chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp tới 1.615,78 ha
ứng với tỷ lệ 41,82%. Đứng thứ hai là diện tích đất trồng cây thanh long với 890 ha
chiếm 23,03%. Diện tích đất trồng cây lúa là 550,47 chiếm 14,25%.
Tóm lại người nông dân ở đây đang có xu hướng chuyển những diện tích đất
trồng cây lúa và một số cây lâu năm khác có năng suất thấp sang việc trồng thanh long
nhằm tăng thêm hiệu quả kinh tế, ổn định thu nhập cho gia đình.
2.2.2. Thực trạng các ngành sản xuất
Bảng 3: Cơ Cấu Tổng Sản Lượng Trong Xã
Ngành

Cơ cấu ( % )

Nông nghiệp

85

Thưong mại dịch vụ

14


Công nghiệp

0.2
Nguồn: Ban thống kê xã

Qua bảng trên ta có một số nhận xét sau:
Nông Nghiệp
Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đây là nguồn thu nhập chính cho
người dân lao động tại địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho trên 85% hộ dân
7


của xã. Nhà nước đã đầu tư quy hoạch cây trồng chính như: cây lúa và cây thanh long
đến năm 2010.
Tuy nhiên cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm nghiệp chưa hợp lý; chủ yếu phát
triển kinh tế vườn, chăn nuôi nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra tiêu thụ gặp khó khăn, giá cả bấp
bênh, ảnh hưởng bất lợi đến đời sống đại bộ phận nông dân trong xã. Ngày nay với xu
thế phát triển chung của thị trường thì sản xuất nông nghiệp đi vào hướng chuyên sâu
về chất lượng hàng hóa .
Thực tế sản xuất nông nghiệp qua các năm tại xã cho thấy tốc độ phát triển các
loại trồng ngắn ngày và cây lâu năm (thanh long) tăng khá qua các năm.
Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng năm 2009 là 1.358,47 ha, chiếm 35,15%
diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tập trung vào các loại cây trồng mang lại giá trị
kinh tế cho địa phương như: Lúa, bắp, đậu phụng…
Cây lâu năm: Diện tích trồng cây thanh long năm 2009 có 890 ha là loại cây
trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đại đa số người
dân tại địa phương.
Chăn nuôi
Là một xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc,

gia cầm. Trong những năm qua đã tập trung cải tạo giống và từng bước áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi, coi trọng việc phòng chóng dịch bệnh. Hiện
nay có 4 cơ sở chăn nuôi gà, cút, heo thịt trên địa bàn.
Nhìn chung tình hình chăn nuôi phát triển còn cầm chừng, quy mô nuôi còn nhỏ
lẻ. Các vật nuôi được nông dân tập trung nuôi như: Bò, heo và gia cầm là chủ yếu.
Theo số liệu thống kê của ngành thống kê thì năm 2009, số lượng đàn trâu là
297 con, đàn bò là 1.029 con, đàn heo là 680 con và đàn gia cầm là 18.000 con.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trong các năm qua, việc cơ giới hóa nông nghiệp từng bước phát triển giảm
dần sức lao động của nông dân, nông dân đầu tư mua máy cày, máy tuốt lúa, máy xới,
máy đào để phục vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng về số lượng.
Nhằm phục vụ việc xay xát tại địa phương: hiện tại có 05 cơ sở xay xát lúa,
gạo...

8


Thương mại – du lịch
Xã nằm trên trục QLIA và có tuyến đường du lịch đi qua nên thuận lợi cho việc
giao lưu hàng hóa giữa vùng đồng bằng và vùng biển, giữa thành thị và nông thôn. Có
01 chợ và trên 150 cơ sở kinh doanh, lực lượng lao động tham gia vào các dịch vụ trên
600 lao động.
2.2.3 Lao động và thu nhập
Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 15.120.000 đ/người/năm.

Dân số
Bảng 4: Hiện Trạng Dân Số Và Lao Động Tại Xã Hàm Minh Năm 2009
Chỉ tiêu


ĐVT

Số Lượng


Cấu(%)

1.Tổng số nhân khẩu

Người

8676

100

-Nam

4398

50.69

-Nữ

4278

49.31

2.Tổng số LĐ trong dộ tuổi LĐ

5408


100

-LĐ trong nông nghiệp

4358

80.58

-LĐ phi nông nghiệp

1050

19.42

1851

100

-Nông -Lâm -Thủy sản

1498

80.93

-TM-DV

353

19.07


Hộ

3.Tổng số hộ

28
0.32
Nguồn: Ban địa chính xã

4.Số hộ nghèo
Qua bảng trên ta thấy:

- Dân số: Theo điều tra đến cuối năm 2009 trên địa bàn xã có 1851 hộ với
8676 khẩu.
+ Nam: 4398 người chiếm 50,69% trong tổng số nhân khẩu
+ Nữ: 4278 người chiếm 49,31%.
Mật độ dân số trung bình là 110 người/km2 .
- Lao động trong các lĩnh vực 5.639 người, chiếm tỷ lệ 64,2% dân số.
Trong đó có khả năng lao động: 5.408 người.
+ Lao động sản xuất nông – lâm – thủy sản: chiếm: 80,58%.
9


+ Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm: 1,46%.
+ Lao động xây dựng chiếm: 2%.
+ Lao động vận tải chiếm: 0,69%.
+ Lao động thương nghiệp chiếm: 8,02%.
+ Lao động hoạt động lĩnh vực khác chiếm: 7,23 %.
Hộ nghèo
Theo kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2009 (theo tiêu chí cũ) toàn xã có 28

hộ, chiếm tỷ lệ 0.32%, so với tiêu chí của Trung ưong đề ra thì xã đã đạt tỷ lệ hộ nghèo
dưới 5%.
2.2.4 Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc
™ Giao thông
Đường xã, liên xã đã được bê tông nhựa 100% đạt kỹ thuật của Bộ Giao thông
vận tải gồm có hai tuyến (tuyến Hàm Minh - Thuận Quý và tuyến quốc lộ IA).
Hiện tại các trục đường từ xã đến các thôn đã được nhựa hoá, riêng các tuyến
đường trục thôn đến xóm chỉ có mặt cấp phối sỏi đỏ và đất tự nhiên chất lượng còn lại
khoảng 50%.
Các tuyến đường xóm khoảng 50% là sỏi đỏ và còn lại 50% là đường đất tự
nhiên lầy lội.
Tất cả tuyến đường chính trục nội đồng chưa có nhựa và bê tông, tỷ lệ đi lại
thuận tiện đạt 70%, chủ yếu là sỏi đỏ và đá cấp phối do nhân dân tự làm.
™ Thuỷ lợi
Hàm Minh hiện có 2 công trình thủy lợi: Hồ Đu Đủ, diện tích tưới được 200 ha
(lúa 50 ha, Thanh long 150 ha) và Đập Bà Tùng, diện tích tưới 249 ha (lúa 113 ha,
thanh long 146 ha). Tổng diện tích tưới chủ động là 449 ha, ngoài ra người trồng
thanh long sử dụng nguồn nước ngầm. Nhìn chung về nhu cầu nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp chưa đảm bảo.
Hệ thống kênh mương do xã quản lý đã được kiên cố hoá, tổng chiều dài đã
kiên cố 2.842 m.
™ Điện
Hệ thống điện trung và hạ thế đã được xây dựng vào các khu dân cư trong xã,
tuy nhiên vẫn còn một số khu vực chưa có điện sinh hoạt như: Tuyến vào khu sản xuất
10


VAC – Minh Tiến, tuyến vào khu Bà Dương, tuyến vào xóm 4 Suối Dứa, tuyến vào
xóm Miền Tây, tuyến vào Bàu Tàm, tuyến vào Hồ Đu Đủ.
Hiện nay hệ thống điện trung thế được xây dựng bảo quản, bảo trì, nâng cấp,

sửa chữa do Điện lực Bình Thuận thực hiện.
Hệ thống điện hạ thế do Công ty cổ phần điện nông thôn phụ trách đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật của ngành điện đưa ra.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt đạt 98%, trong đó bao gồm ngành điện và tư
nhân đầu tư.
™ Trường học
Trường Mẫu giáo: Được đầu tư xây dựng nhà cấp 4, số lượng học sinh đang có
207 học sinh, 07 phòng học với đội ngũ giáo viên gồm: 8 cán bộ và 9 giáo viên (9/9
nữ).
Trường tiểu học Hàm Minh 1: Được xây dựng nhà cấp 4, số lượng học sinh
đang học là 288 học sinh/11 phòng học, đội ngũ giáo viên có 20 người (18 nữ).
Trường tiểu học Hàm Minh 2: Được đầu tư xây dựng nhà cấp 3, số lượng học
sinh đang học là 490 học sinh/20 phòng học, đội ngũ giáo viên có 32 người (27 giáo
viên nữ).
Trường trung học cơ sở: Được đầu tư xây dựng nhà cấp 3, số lượng học sinh
đang theo học là 780 học sinh/22 phòng học, đội ngũ giáo viên có 48 giáo viên (29
giáo viên nữ).
Hàm Minh là xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ năm
2003, từ năm 2004 đến nay hàng năm luôn được công nhận giữ chuẩn.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS chiếm tỷ lệ cao, năm 2005 chiếm 98%, đến
năm 2008 chiếm 100%.
™ Cơ sở vật chất văn hoá
Nhà văn hoá và khu thể thao chưa được xây dựng, hiện 3 thôn đều có trụ sở
thôn để hoạt động lĩnh vực văn hóa và các hoạt động khác, trong đó; Tại thôn Minh
Hòa được nhà nước đầu tư kiên cố, còn 2 thôn Minh Tiến và Minh Thành tận dụng trụ
sở HTX cũ để làm việc.
Hiện nay, trên 03 thôn đều chưa có nhà văn hoá và khu thể thao, như vậy hai
tiêu chí trên Hàm Minh đều phải phấn đấu.
11



™ Bưu điện
Hiện xã Hàm Minh đã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông và Internet đến
thôn, tiêu chí này đã đạt theo tiêu chuẩn của Trung ương đề ra.
™ Chợ nông thôn
Chợ Hàm Minh là chợ dân sinh, cấp chợ là cấp 3 phục vụ nhu cầu mua bán của
nhân dân địa phương, tuy nhiên do chợ xây dựng quá lâu, hiện nay đã xuống cấp, hạ
tầng kỹ thuật và tiêu chuẩn thiết kế không đạt chuẩn về xây dựng theo quy định của Bộ
Xây dựng.
™ Nhà ở dân cư
Hầu hết nhà ở trong dân đều xây dựng một cách tự phát, mang tính độc lập theo
kiểu kiến trúc khác nhau, chủ yếu là nhà cấp 4 chiếm tỷ lệ cao.
Do mật độ nhà ở chưa cao nên vệ sinh môi trường nhìn chung chưa có gì đáng
lo ngại lớn, thường là nhà gắn liền với vườn nên các hộ tận thu sử dụng phân, rác thải
phục vụ cho cây trồng. Tuy nhiên về mùa mưa lũ một số vùng bị ngập nước do chưa
có quy hoạch hướng tiêu thoát nước cụ thể, nên thường kéo theo lượng phân, rác gây ô
nhiễm cho một số khu vực ở thôn Minh Hoà và khu ven chợ trung tâm xã.
2.3 Tổ chức khuyến nông
Hiện tại ở xã có tổ chức CLB khuyến nông. CLB này phối hợp với trung tâm
khuyến nông của huyện tổ chức mở các lớp khuyến nông để tập huấn giúp đỡ các hộ
trồng thanh long, phổ biến những kiến thức và những quy định về việc sản xuất thanh
long theo tiêu chuẩn VietGap. Công tác khuyến nông đã thu hút đuợc nhiều hộ gia
đình và trong khi tập huấn cho bà con, xã có phát tài liệu cho bà con .Vì đây là xã
điểm nên bà con hưởng ứng và ủng hộ tham gia khá đông.
2.4 Tình hình tín dụng
Thanh long là loại cây dài ngày và thông thường cần một chi phí đầu tư lớn, số
vốn ban đầu phải cao. Ở xã Hàm Minh các hộ gia đình trồng thanh long được vay vốn
tại ngân hàng với lãi suất thấp. Chính sách của ngân hàng đã tạo mọi điều kiện có thể
giúp nông dân. Mỗi hộ đuợc cho vay một số tiền theo diện được cho vay.


12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Nguồn gốc cây thanh long
Thanh long là loại cây ăn quả thuộc họ xương rồng có nguồn gốc tại các vùng
khô cằn ở Colombia, Jamaica và Mexico có tên khoa học là Hylocaneus Undulatus.
3.1.2 Các giống thanh long
Qua điều tra khảo sát thì hiện nay có 3 giống thanh long:
ƒ Giống thanh long ruột trắng: đang được trồng phổ biến ở xã nói riêng và tỉnh
Bình Thuận nói chung.
ƒ Giống thanh long ruột đỏ: đựoc trồng với một diện tích nhỏ lẻ,chưa phổ biến
trên địa bàn xã.
ƒ Giống thanh long ruột vàng: chưa xuất hiện ở địa bàn xã.
Thanh long ở Bình Thuận hiện nay có 3 dạng trái:
ƒ Dạng trái dài: trái dài thon khi chín có màu đỏ nhạt,số cánh hoa thường là 23
cánh, cây có bẹ nhỏ màu xanh đậm chiều dài trung bình 1,6 – 1,7m, mép
cànhcó độ gợn sóng nông, dây trên trụ trồng thưòng lượn theo hình chữ S.
ƒ Dạng trái tròn: trái dạng tròn,to, vỏ trái màu đỏ tươi khi chín, số cánh hoa
thưòng là 21 cánh, cây có thân bẹ to, màu xanh nhạt, mép cành có độ gợn sóng
sâu, đầu dây thường cụp vào thân trụ nên dạng tán gọn.
ƒ Dạng trái nhỏ: thường cho trái nhỏ, trái có nhiều tai, vị ngọt hơn 2 laọi trên, cây
có than bẹ to màu xanh đậm.
3.1.3 Đặc tính kinh tế cây thanh long
Thanh long là loại cây lâu năm, một năm thu hoạch nhiều lần. Vòng đời kinh tế
của cây từ 13 -15 năm, sau khi trồng khoảng gần 2 năm cây bắt đầu cho trái trong vụ
chính, ta gọi đây là giai đoạn xây dựng cơ bản. Giai đoạn này người nông dân bỏ ra rất

13


nhiều chi phí nhưng không có doanh thu. Thời gian bắt đầu cho trái cho đến khi cây
trồng không còn giá trị nữa được gọi là giai đoạn kinh doanh của vườn cây. Giai đoạn
này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, giống và kỹ thuật chăm
sóc của nhà vườn. Tuy nhiên do nhà vừon thực hiện biện pháp chong đèn cho quả trái
vụ nên vườn cây thường nhanh bị cỗi do phải liên tục ra hoa đậu quả quanh năm, vòng
đời kinh tế trung bình chỉ khoảng 12 năm.
3.1.4 Giá trị dinh dưỡng của trái thanh long
Thanh long là trái cây duy nhất chỉ có Việt Nam xuất khẩu với số lượng lớn,
hầu hết khách hàng thế giới khi đặt mua trái cây Viật Nam thì thanh long được yêu cầu
đầu tiên vì lành về mặt dinh dưỡng, mẫu mã độc đáo với màu sắc rực rỡ.
Bảng 5: Thành Phần Dinh Dưỡng Trái Thanh Long.
ĐVT:%
Thành phần

Tỉ lệ

Nước

8.3-8.5

Protein

0.95-1.3

Tro

1.1.8


Cacbon Hydrat

10-12

Fructose

1.9-2

Glucose

1-1.5

Mactose

1-1.5
Nguồn: Sở NN&PTNT Bình Thuận.

Quả thanh long có rất nhiều chất nhầy và pectin. Trong quả chứa nhiều nước và
các chất khoáng như Ca, Fe, Mg, P, Na với chất dinh dưỡng phong phú nên được
nhiều người ưa thích.
3.1.5 Đặc điểm canh tác cây thanh long xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam,
tỉnh Bình Thuận.
Trước đây nông dân ở xã chủ yếu là độc canh cây lúa, diện tích trồng thanh
long nhỏ. Những năm gần đây với việc nhà nuớc khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây
trồng cộng với điều kiện đất đai phù hợp cây thanh long đã trở thành cây trồng chủ lực
của địa phương cùng với cây lúa, góp phần làm tăng thu nhập cho nông dân. Hiện tại ở
14



×