Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP Ở KCN MỸ XUÂN A2, BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.61 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô
NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP Ở KCN MỸ
XUÂN A2, BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TRƯƠNG THỊ THANH THÙY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH
CHI PHÍ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI NHÀ MÁY SẢN
XUẤT CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP Ở KCN MỸ XUÂN A2, BÀ RỊA –
VŨNG TÀU” do TRƯƠNG THỊ THANH THÙY sinh viên khóa 32, ngành KINH TẾ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _______________________.

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phan Thị Giác Tâm, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn Anh Tân, chị Quí công ty TNHH Duy Nhân Sinh (Enprotech) đã tận
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Cho tôi gởi lời cảm ơn đến anh chị tôi, bạn bè tôi, những người đã luôn ở bên
tôi, giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn
này.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Thanh Thùy


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRƯƠNG THỊ THANH THÙY. Tháng 7 năm 2010. “Phân tích lợi ích chi phí
các biện pháp xử lý ô nhiễm không khí tại nhà máy sản xuất các sản phẩm công
nghiệp ở KCN Mỹ Xuân A2, Bà Rịa – Vũng Tàu”.
TRUONG THI THANH THUY. July 2010. “Analyzing cost – Benefit of
methods air pollution treatment in factory production of the industrial product at
industrial zone My Xuan A2, Ba Ria – Vung Tau”
Dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp do công ty TNHH Union
Biochem Viet Nam thực hiện, sản xuất các sản phẩm thuốc dinh dưỡng và bảo vệ cây
trồng. Trong quá trình thực hiện của dự án từ khi xây dựng cho đến thời gian hoạt
động của dự án đem lại những tác động môi trường không mong muốn như môi trường
đất, nước, không khí, hệ sinh thái. Đặc biệt là tác động đến môi trường không khí và
làm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân vì vậy cần phân tích lợi ích chi phí để tìm ra
công nghệ nào đem lại lợi ích xã hội cao nhất và có chi phí thấp nhất
Đề tài đã thu thập số liệu thứ cấp từ công ty TNHH Duy Nhân Sinh, các số liệu
từ internet. Đưa ra ba phương án công nghệ để phân tích lợi ích chi phí là. 1) Chỉ sử
dụng công nghệ hấp phụ. 2) Chỉ sử dụng công nghệ hấp thụ. 3) Kết hợp cả hai công
nghệ hấp phụ và hấp thụ. Chi phí của ba phương án gồm các chi phí xây dựng cơ bản
ban đầu và chi phí vận hành. Lợi ích xác định được là lợi ích do thu hồi lại lượng
nguyên liệu thất thoát sau quá trình xử lý và lợi ích có được do giảm chi phí sức khỏe
của công nhân.
Kết quả ước lượng lợi ích chi phí của ba phương án cho thấy phương án thứ ba

kết hợp công nghệ hấp phụ và hấp thụ là phương án mong muốn nhất vì có chỉ số
NPV, BCR cao nhất. Do đó nhà máy sẽ áp dụng kết hợp công nghệ hấp phụ và hấp thụ
để xử lý ÔNKK cho nhà máy.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tân Thành

5


2.2.2. Tổng quan về KCN Mỹ Xuân A2

7

2.2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên của khu vực dự án

9

2.3. Tổng quan về dự án
CHƯƠNG 3

11

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận

14
14

3.1.1. Đánh giá tác động môi trường

14

3.1.2. Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường không khí của Việt Nam

17

3.1.3. Công nghệ môi trường và các công nghệ xử lý khí thải


18

3.2. Phương pháp nghiên cứu

19

3.2.1. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí

19

3.2.2. Các phương pháp để định giá lợi ích trong đề tài

23

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu

24

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá tác động môi trường

25
25

4.1.1. Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
v


25


4.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động
4.2. Các phương án sử dụng công nghệ để xử lý ÔNKK

33
42

4.2.1. Qui mô dự án

42

4.2.2. Phương án 1 chỉ sử dụng công nghệ hấp phụ (Adsorption)

43

4.2.3. Phương án 2 chỉ sử dụng công nghệ hấp thụ (Imbibe)

45

4.2.4. Phương án 3 kết hợp công nghệ hấp phụ và hấp thụ

47

4.3. Ước tính lợi ích chi phí của các phương án công nghệ xử lý ô nhiễm không khí
của nhà máy

49


4.3.1. Các phương án để lựa chọn

49

4.3.2. Ước tính chi phí của từng phương án xử lý ô nhiễm không khí

49

4.3.3. Ước tính lợi ích tài chính của từng phương án xử lý ô nhiễm không khí52
4.3.4. Ước tính lợi ích do giảm chi phí sức khỏe của các phương án công nghệ
53

4.3.5. Phân tích lợi ích chi phí các phương án công nghệ

56

4.3.6. Lựa chọn phương án công nghệ

56

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58

5.1. Kết luận

58


5.2. Kiến nghị

59

5.2.1. Về phía nhà nước

59

5.2.2. Về phía chủ đầu tư cam kết

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

62

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KCN


Khu công nghiệp

ÔNKK

Ô nhiễm không khí

EIA

Environmental impact assessment

HĐND

Hội đồng nhân dân

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

CQQLNN

Cơ quan quản lý nhà nước

IRR

Internal return rate

NPV

Net present value


BVTV

Bảo vệ thực vật

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực Dự án

9

Bảng 4.1. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án.
25

Bảng 4.2. Tải lượng khí thải phương tiện vận chuyển trong giai đoạn xây dựng

27

Bảng 4.3. Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường.

28

Bảng 4.4. Mức ồn của các loại xe cơ giới.


28

Bảng 4.5. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước
thải sinh hoạt chưa qua xử lý).

30

Bảng 4.6. Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt

30

Bảng 4.7. Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động lâu dài
của KCN

33

Bảng 4.8. Tải lượng bụi, hơi hóa chất phát sinh vào không khí

34

Bảng 4.9. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong
giai đoạn hoạt động

37

Bảng 4.10. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

37

Bảng 4.11. Tác động của các chất gây ô nhiễm đến môi trường nước trong quá trình

họat động

39

Bảng 4.12 . Công suất sản phẩm của dự án qua các năm

42

Bảng 4.13. Lượng hao hụt và bay hơi trong ngày

42

Bảng 4.14. Các thiết bị cho hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ hấp phụ

44

Bảng 4.15. Các thiết bị cho hệ thống xử lý khí thải bắng công nghệ hấp thụ

46

Bảng 4.16. Các thiết bị trong công nghệ hấp thụ và hấp phụ

48

Bảng 4.17. chi phí của phương án công nghệ hấp phụ

50

Bảng 4.18. Chi phí của phương án công nghệ hấp thụ


51

Bảng 4.19. Chi phí của phương án công nghệ hấp phụ kết hợp hấp thụ

52

Bảng 4.20. Giá trị NPV của các phương án công nghệ khi không tính lợi ích do giảm
chi phí sức khỏe

53

Bảng 4.21. Chỉ Số giá tiêu dùng qua các năm (Năm gốc 2003 = 100)

55

Bảng 4.22. Giá trị NPV của xã hội của các phương án công nghệ

56

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí khu đất của dự án

5

Hình 2.2. Qui trình sản xuất các sản phẩm dạng bột

12


Hình .4.1. Sơ đồ hệ thống xử lý ÔNKK bằng công nghệ hấp phụ

43

Hình 4.2. Mô hình hấp phụ

44

Hình 4.3.Quạt hút

44

Hình 4.4. Sơ đồ xử lý ô nhiễm không khí bằng công nghệ hấp thụ

45

Hình 4.5. Tháp hấp thụ

46

Hình 4.6. Tháp lọc túi vải

46

Hình 4.7. Sơ đồ công nghệ xử lý ô nhiễm không khí kết hợp công nghệ hấp phụ và hấp
thụ

47


ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các tiêu chuẩn về không khí

62

Phụ lục 2: Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện

65

Phụ lục 3: Bảng chi phí khi sử dụng các phương án công nghệ

67

Phụ lục 4 : Kết quả NPV của các phương án

72

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, với dân số đông và khoa học kỹ thuật phát triển, ảnh hưởng của con
người lên môi trường dễ trở nên trầm trọng và có ảnh hưởng lâu dài và rộng rãi. Khi

một nước đang phát triển và có nhiều dự án lớn thì ảnh hưởng lên môi trường chung
quanh càng mạnh. Ở những nước nghèo, vì quá chú tâm vào mục tiêu phát triển kinh
tế, môi trường rất dễ bị quên lãng, gây ra nhiều ảnh hưởng tai hại. Đó là trường hợp
các nước Âu châu trong cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, Nhật trong suốt nửa đầu thế kỉ
20, và Việt Nam, Trung Quốc cùng các nước tương tự trong lúc này.
Để giảm bớt sự tàn phá, các nước đều có những ban hành những luật lệ bảo vệ
môi trường. Một trong những luật lệ đó là việc lập một Báo cáo Đánh giá Tác động
Môi trường, tiếng Anh là Environmental Impact Assessment Report (EIA) hay còn gọi
là Environmental Impact Statement (EIS) trước khi thực hiện một dự án. Chủ dự án
phải lập EIA và đệ trình chính quyền. EIA phải được công bố cho công chúng trong
vùng bị ảnh hưởng để dân chúng có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình. Sau khi cân nhắc
lợi hại, chính quyền mới chấp thuận hoặc chối từ dự án, hoặc bắt buộc nhà xây dựng
phải làm cho hoàn chỉnh hơn.
Tham gia vào mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã dần hình thành
nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu các KCN mọc lên
ngày càng rầm rộ, trong đó có KCN Mỹ Xuân A2 với diện tích 312,8 ha thuộc xã Mỹ
Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, bao gồm cả một cảng chuyên dùng
riêng của KCN trên bờ sông Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu do Công ty liên
doanh CPK - Bentham làm chủ đầu tư. KCN này chủ yếu thu hút các ngành sản xuất
gồm da đã thuộc, da nhân tạo, ốc vít, luyện kim, bao bì, nón bảo hiểm, thùng phuy
thép, dầu gió, xây dựng.


KCN vẫn đang thu hút nhiều chủ đầu tư nước ngoài, dự án xây dựng nhà máy
sản xuất các sản phẩm công nghiệp ra đời do công ty TNHH UNION BIOCHEM
VIỆT NAM là chủ dự án. Sản xuất các dạng thương phẩm của các chế phẩm dinh
dưỡng và bảo vệ cây trồng, sản phẩm có ba dạng lỏng, hạt và bột. Trong quá trình sản
xuất và hoạt động của nhà máy phát sinh ra nhiều nguồn ô nhiễm tác động xấu đến
môi trường, theo Luật Bảo vệ môi trường, (1993) quy định về Đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) đối với các dự án đầu tư tại Điều 18, trong đó nhấn mạnh tất cả các dự

án đều phải lập báo cáo ĐTM để cơ quan quản lý Nhà nước bảo vệ môi trường thẩm
định. Mục đích của đánh giá tác động môi trường là để dự báo các tác động môi
trường, sự cố môi trường có thể xảy ra, và để có biện pháp giảm thiểu các tác động và
sự cố một cách hợp lý và hiệu quả. Kết quả thẩm định báo cáo ĐTM là một trong
những căn cứ để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án có được phép thực hiện không
(Phạm Quang Tuấn, 2007)
Trong thực tế việc thành lập một ĐTM đã bỏ qua một bước là đánh giá hiệu quả
kinh tế các biện pháp công nghệ khắc phục ô nhiễm môi trường làm cơ sở để chọn lựa
biện pháp công nghệ hiệu quả nhất. Việc chọn lựa biện pháp công nghệ hiện tại chỉ
dựa trên kinh nghiệm của bản thân chủ đầu tư, mà không dựa trên bất kì một cơ sở tính
toán nào để lựa chọn ra công nghệ mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội. Do đó cần
thực hiện phương pháp phân tích lợi ích chi phí để tìm ra một công nghệ trong nhiều
công nghệ xử lý ô nhiễm để vừa làm giảm một cách thấp nhất tác động của dự án lên
môi trường, vừa giảm được chi phí của công ty và cũng đem lại lợi ích cao nhất cho xã
hội. Vì vậy đề tài “Phân tích lợi ích chi phí các biện pháp xử lý ô nhiễm tại nhà
máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp ở KCN Mỹ Xuân A2, Bà Rịa – Vũng
Tàu” ra đời.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích lợi ích chi phí của các biện pháp xử
lý ô nhiễm không khí tại nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp ở KCN Mỹ
Xuân A2, Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm tìm ra công nghệ xử lý mang lại lợi ích cao nhất
cho xã hội trong các phương án xử lý. Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
các sản phẩm công nghiệp
2


2. Mô tả các phương pháp xử lý ô nhiễm không khí tại nhà máy trong quá trình
hoạt động
3. Phân tích những lợi ích và chi phí của ba phương án xử lý ô nhiễm không khí

cho nhà máy
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian của nghiên cứu giới hạn là nhà máy sản xuất các sản phẩm
công nghiệp công suất 790 tấn/1năm tại KCN Mỹ Xuân A2, Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời
gian nghiên cứu của đề tài trong khoảng 4 tháng từ 03/2010 đến 07/2010. Đề tài thực
hiện nghiên cứu tại nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp nhưng chỉ quan tâm
đến khía cạnh ô nhiễm do khí thải thải ra môi trường trong quá trình hoạt động của nhà
máy bởi vì tác động của khí thải ra không khí là ở mức độ rất mạnh
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương. Chương 1. Mở đầu. Giới thiệu sơ về dự án, đặt
vấn đề là khi có dự án thì gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường vì vậy cần đánh
giá tác động môi trường. Từ đánh giá tác động môi trường đề ra công nghệ để xử lý ô
nhiễm một cách tối ưu nhất bằng phương pháp phân tích lợi ích chi phí.Chương 2.
Tổng quan. Bao gồm tổng quan những tài liệu đã tham khảo có liên quan đến đề tài và
tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chương 3. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu nêu các định nghĩa về các vấn đề
liên quan đến ĐTM và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực
hiện đề tài. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này đề cập đến những
tác động môi trường cũng như biện pháp để phòng ngừa và xử lý ô nhiễm trong quá
trình hoạt động của dự án. Đưa ra kết quả phân tích lợi ích chi phí của các biện pháp
xử



ô

nhiễm

không


khí.

Chương

3

5.

Kết

luận



kiến

nghị.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Phương pháp phân tích lợi ích chi phí là một công cụ hữu hiệu giúp cho việc
đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của các dự án theo quan điểm xã hội, tạo cơ
sở khoa học cho việc lựa chọn phương án đầu tư.
Để tìm ra cách xử lý nào có chi phí thấp nhất cho nhà máy chưng cất, làm tăng
năng suất cây trồng lớn nhất cho nông dân và có ít tác động cho môi trường nhất trong
5 phương án được đưa ra. Manalili và các cộng sự năm 2001 đã khảo sát tác động của
5 phương án xử lý chất thải khác nhau ở Philippines, các phương án bao gồm: 1)
Không xử lý gì cả chỉ thải chất thải ra đồng sau khi đã làm nguội chúng ở trong hồ. 2)

Xử lý kỵ khí. 3) Xử lý kỵ khí kết hợp xử lý hiếu khí trước khi đưa nước thải ra những
cánh đồng mía. 4) Xử lý hiếu khí và kỵ khí sau đó tái chế nước thải. 5) Xử lý trước khi
đưa nước thải ra những cánh đồng mía. Để cho thấy một chương trình xử lý chất thải
thích hợp sẽ ảnh hưởng đến nền công nghiệp chưng cất như thế nào các tác giả
Manalili, Badayos và Dorado đã nghiên cứu tỉ mỉ nhà máy ở Lian. Sử dụng thông tin
hoạt động của nhà máy, họ đánh giá lợi ích và chi phí của từng dự án xử lý cho nhà
máy chưng cất. Các kết quả cho thấy nếu bao gồm cả chi phí và lợi ích của môi trường
và cộng đồng thì phương án tốt nhất là chỉ xử lý hiếu khí các chất thải (Manalili và ctv,
2001)
Để tìm hiểu về chi phí lợi ích của các phương án xử lý nước thải tại cảng cá
Đông Hải tỉnh Ninh Thuận, trên cơ sở phân tích số liệu điều tra từ 55 hộ dân. Nội dung
tìm hiểu ô nhiễm tại cảng cá trong quá trình sơ chế hải sản trước khi vận chuyển đến
các địa điểm thu mua khác. Đề tài đưa ra một số phương án xử lý nước thải nhất định
để lựa chọn, tìm hiểu và phân tích lợi ích chi phí để xem xét trong 3 phương án xử lý
thì phương án nào là đem lại lợi ích cao nhất. Trên cơ sở so sánh giữa lợi ích và chi phí
thông qua các chỉ tiêu kinh tế NPV, IRR. Các phương án đưa ra gồm có: 1) Không xử


lý nước thải, 2) Xây dựng trạm xử lý rác thải tại cảng cá, 3) Chuyển lượng nước thải từ
cảng cá về khu xử lý nước tập trung. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phương án 2
xây dựng trạm xử lý rác thải tại cảng cá là hiệu quả nhất, vì đã tiết kiệm được chi phí
bệnh tật. (Trần Thị Hồng Phúc, 2008)
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tân Thành
a. Địa hình
Hình 2.1. Vị trí khu đất của dự án

Vị trí khu
đất dự án


Nguồn: Thỏa thuận địa điểm số 1150/BQL-ĐT, 2008
Huyện Tân Thành có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng nằm cách Thành Phố Hồ
Chí Minh 50km, cách thị xã Bà Rịa 20km – là vùng phát triển kinh tế công nghiệp
điển hình của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là trung tâm nối liền các cụm cảng, khu công
nghiệp trong tỉnh và các vùng lân cận. Tân Thành có một vị thế rất thuận lợi để phát
triển kinh tế xã hội. Trong các năm qua Tân Thành đã thu hút được nhiều nhà đầu tư
trong và ngoài nước đến để đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn huyện.
Khu đất xây dựng KCN Mỹ Xuân A2 có địa hình bằng phẳng, trừ một phần
phía tây gần sông Thị Vải. Cao độ bằng 10,8m ở trung tâm khu vực, cao độ nhỏ nhất
5


là 0,2 m. Độ dốc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Địa hình tự nhiên có hai dạng
được phân biệt rõ ràng bởi mái dốc tự nhiên.
b. Địa chất
Theo kết quả khảo sát và khoan địa chất trong KCN Mỹ Xuân A2, từ trên
xuống dưới, có thể phân làm 6 lớp đất chính : Lớp sét, cát lẫn hạt, sét, cát lẫn bột hạt
nhỏ, sét trạng thái cứng, đá gốc màu xám xanh.
c. Điều kiện khí tượng
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 26,80C, nhiệt độ cao nhất 330C, nhiệt độ
thấp nhất 20,10C. Nhìn chung không có sự sai lệch lớn về biên độ dao động nhiệt độ
ngày/đêm trong cả năm, độ chênh trung bình giữa tháng nóng nhất (tháng 4) và tháng
lạnh nhất (tháng 12) khoảng 3.6 ÷ 40C.
Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa. Trong các tháng mùa mưa độ ẩm trung
bình 86.6%, có tháng đạt đến 90% (tháng 9). Trong thời gian mùa khô độ ẩm bình
quân 76%, có tháng chỉ khoảng 73% (tháng 3). Các tháng có độ ẩm trung bình cao
nhất là từ tháng 8 đến tháng 10 và nhỏ nhất từ tháng 1 đến tháng 3. Trong ngày độ ẩm
không khí biến thiên nghịch với nhiệt độ, thấp nhất khoảng 13 ÷ 14h, cao nhất vào lúc
7h sáng.
Độ bền vững khí quyển có thể xác định dựa vào tốc độ gió và bức xạ mặt trời

vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm. Đối với khu vực Cảng độ bền vững khí
quyển sẽ là A, B vào những ngày nắng, tốc độ gió nhỏ, độ bền vững sẽ là C, D vào
những ngày nhiều mây. Độ bền vững khí quyển sẽ là E, F vào ban đêm. Độ bền vững
khí quyển A, B, C sẽ hạn chế phát tán các chất ô nhiễm lên cao và đi xa.
Điều kiện khí quyển bất lợi (loại A) sẽ được áp dụng để tính toán phát tán ô
nhiễm và thiết kế hệ thống khống chế ô nhiễm
d. Điều kiện thủy văn
Tại khu vực dự án, không bị ảnh hưởng của thủy triều, mực nước ngầm mạch
nông thường xuất hiện ở độ sâu từ 3 - 6 m và ổn định ở mức sâu trung bình từ 3 – 5,6
m (so với mặt đất).
Sông Thị Vải nằm gần sát KCN là sông lớn, chiều rộng trung bình từ 300 – 800
m, độ sâu dao động trong khoảng 10 – 25 m, mực nước sông chịu ảnh hưởng của chế
độ triều biển Đông bán nhật triều không đều. Biên độ dao động trunh bình của mực
6


nước tại khu vực xây dựng dự án từ 3,5 – 4,0 m. Mực nước lớn nhất với tần suất P =
1% là + 2,17 m và mực nước thấp nhất với tần suất P = 97% là – 3,36 m (theo kết quả
của phân viện thiết kế giao thông phía nam độ, 2008)
2.2.2. Tổng quan về KCN Mỹ Xuân A2
Được thành lập theo quyết định số 2205/GP ngày 24/5/2001 của bộ Kế hoạch và Đầu
tư. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Phát triển quốc tế Formosa
KCN Mỹ Xuân A2 là một trong những KCN quan trọng nằm trên quốc lộ 51
cùng với các KCN khác như KCN Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A mở rộng, Phú Mỹ, ….
Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 có thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thủy,
nằm trong Cụm công nghiệp A1, A2 và có mối liên hệ mật thiết với các KCN và cảng
trong Đô thị mới Phú Mỹ. Có vị trí thuận lợi về giao thông và gần với các đô thị lớn;
cách thành phố Hồ Chí Minh 65km; cách thành phố Vũng Tàu 45km; cách thành phố
Biên Hoà 45km; cách KCN Gò Dầu 2km; cảng Thị Vải 6km, và hiện nay KCN đang
triển khai xây dựng Cảng Mỹ Xuân A2. Chức năng KCN là thu hút các ngành nghề cơ

khí chế tạo, điện tử, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, giày da…Diện tích KCN 312,8 ha,
trong đó diện tích đất công nghiệp: 222,9 ha
Hiện nay đã có 20 dự án của các nhà đầu tư Đài Loan đến xây dựng nhà máy
tại khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 120 triệu USD. Gồm các công ty:
Công ty TNHH Prime Asia Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh : Da
Công ty THNN San Fang Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh : Vải giả da
Công ty TNHH Tong Hong Tannery Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh : Da
Công ty TNHH I Kang Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
Công ty TNHH cơ khí Petro Summit. Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
Công ty TNHH Anchor Fastenners Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
Công ty TNHH Baw Heng Steel Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
Công ty TNHH Tingray Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
Công ty TNHH bao bì Sheng shing Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Sản
xuất bao bì
Công ty TNHH Tean Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
Công ty TNHH Minh Phong Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
Công ty TNHH Kỳ Hân Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
7


Công ty TNHH High Touch Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
Công ty TNHH Baw Heng Steel Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Dệt may
Công ty TNHH Cơ khí Chieng Shyong Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh:
Thiết bị công nghiệp
Công ty TNHH công nghiệp kim loại Quần Phong Việt Nam. Ngành nghề kinh
doanh: Cơ khí
Công ty TNHH thiết bị y tế A & I Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
Công ty TNHH Envogreen Heavy Industry Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh:
Thiết bị công nghiệp

Công ty TNHH công nghiệp Bắc Giai Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: Hóa
dầu
KCN có các hệ thống cung cấp dịch vụ và hạ tầng
Cấp điện: Khu công nghiệp có trạm biến áp110/22KV-63MVA phục vụ cho các nhà
máy sản xuất trong khu công nghiệp. Trạm biến áp được cấp điện từ nguồn lưới điện
quốc gia và từ Nhà máy Điện Phú Mỹ. Đảm bảo cấp điện 22KV liên tục 24/24 giờ cho
các nhà đầu tư tới hàng rào nhà máy.
Cấp nước: Nước sạch cung cấp cho các nhà đầu tư được cấp từ các nhà máy nước
ngầm Phú Mỹ công suất 20.000 m3/ngày đêm, nhà máy cấp nước Tóc Tiên công suất
40.000 m3/ngày đêm. Đảm bảo cấp nước liên tục 24/24 giờ cho các nhà đầu tư tới
hàng rào Nhà máy.
Giao thông trong và ngoài Khu công nghiệp: Đường bê tông nhựa tải trọng H30.
Bao gồm các loại đường có chiều rộng 8m, 15m có hè đường cho người đi bộ kết hợp
với hệ thống chiếu sáng, cây xanh tạo cảnh quan sạch đẹp cho Khu công nghiệp.
Hệ thống thoát nước: Trong khu công nghiệp hiện có 2 hệ thống thoát nước riêng
biệt, một hệ thống thoát nước mưa và một hệ thống thoát nước thải công nghiệp.
Xử lý nước thải: Có nhà máy xử lý nước thải chung cho toàn khu công nghiệp với
công suất 25.000 m3 ngày đêm.

8


2.2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên của khu vực dự án
a. Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn
Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực Dự án
Vị trí

K1

K2


K3

30,6

30,8

29,5

-

Độ ẩm (%)

75

76

74

-

Bụi (mg/m3)

0,11

0,15

0,16

0,3 (**)


SO2 (mg/m3)

0,08

0,07

0,10

0,35(**)

NO2 (mg/m3)

0,04

0,05

0,08

0,35(**)

CO (mg/m3)

1,14

1,56

1,89

30(**)


THC (mg/m3)

0,68

0,73

0,94

-

50-52

52-54

60-62

75(*)

đo
Nhiệt độ (t0C)

Ồn (dBA)

TCVN

Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường, 2008.
(*) TCVN 5949-1998: Âm học- Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư- mức
ồn tối đa cho phép .
(**) TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không

khí bao quanh.
K1: Trung tâm khu đất
K2 : Khu vực phía Nam dự án, sát khu đất công ty Anchor
K3 : Đường giao thông trong KCN, sát khu đất nhà máy Prime Asia
So sánh các kết quả phân tích được với các Tiêu chuẩn chất lượng không khí
TCVN 5937 – 2005 và TCVN 5949-1998 cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong
tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí của khu vực còn tương đối sạch và hầu
như chưa bị ô nhiễm bởi khí thải của các hoạt động sản xuất và giao thông.
b. Hiện trạng chất lượng nước
Theo kết quả phân tích của dự án Cảng Mỹ Xuân A2, Nước sông Thị Vải đã bị
ô nhiễm bởi chất hữu cơ thể hiện qua các chỉ tiêu BOD5, COD đều vượt tiêu chuẩn
TCVN 5942 – 1995 đối với nguồn loại B; Hàm lượng oxi hòa tan rất thấp và không
9


đạt giá trị tối thiểu mà tiêu chuẩn qui định; Nước sông có biểu hiện ô nhiễm dầu mỡ,
sắt. Còn các chỉ tiêu khác đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
Theo kết quả quan trắc của đoàn thanh tra Bộ, các chỉ tiêu quan trắc của sông
Thị Vải như mùi, màu, chất hữu cơ, kim loại nặng hiện bị ô nhiễm rất cao vì là nơi tiếp
nhận các nguồn nước thải công nghiệp. Kết quả quan trắc vào cuối tháng 08/2008 cho
thấy ô nhiễm nồng độ oxy hoà tan (DO) lan rộng ra khoảng gần 5km so với với kết
quả cách đây gần hai năm. Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Nam bộ quan trắc tám
điểm trên sông Thị Vải trong các năm qua, và ghi nhận được tình trạng ô nhiễm rất cao
của sông Thị Vải, đặc biệt tại rạch Vedan (đoạn tại công ty Vedan ở huyện Long
Thành, Đồng Nai), cảng Gò Dầu và Phú Mỹ.
Nước ngầm tại khu vực dự án có thể sử dụng vào mục đích sinh hoạt, nước
ngầm được phân thành hai tầng theo độ sâu như sau: từ 10 – 20 m nước ngầm có chất
lượng tương đối tốt, có thể sử dụng được vào mục đích sinh hoạt, từ độ sâu 25 m trở
lên nước ngầm đã có dấu hiệu nhiễm phèn, do vậy chất lượng đã giảm sút.
c. Hiện trạng tài nguyên sinh học khu vực dự án

Kết quả khảo sát của Phân Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chỉ ra rằng
Rừng ngập mặn được phân bố dọc theo 2 bờ sông, là nơi sinh sống của các loài
thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn, đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì
cân bằng sinh thái tại khu vực. Tổng sổ loài thực vật là 261 loài, chủ yếu thuộc 61 họ
và 184 ngành.
Loài là cây rừng ngập mặn, phân bố dọc 2 bờ sông, kênh mương và trong vùng
ngập lụt gây ra bởi thủy triều. Cây trong rừng ngập mặn thường được trồng lại hoặc
cây hoang dã phân bố tại những vùng đất màu mỡ dọc sông.
Kết quả khảo sát tại sông Thị Vải nhiều năm cho thấy thay đổi cấu trúc của các
cá thể thông qua việc thay đổi của các loài chiếm ưu thế. Trước khi hoạt động của một
số nhà máy tại khu vực chỉ có các loài tảo ưu thế như Chaetoceros, Pseudocurvicetus,
C. spinosus, Skeletonema costatum, Ditylum sol and Coscinodiscus jonessiacus. Khi
các nhà máy trong khu vực đi vào hoạt động, thực vật phiêu sinh phát triển mạnh, số
lượng tăng hơn so với trước kia.

10


Tại khu vực dự án, đáy sông có nhiều sỏi đá với đất sét cứng. Động vật đáy chủ
yếu là Anthozoa, Spongia, Holothurian. Dọc 2 bờ sông có Sedentaria or
Terebellidesstroemi Sars, Sabllearia cenentarium Moore, Sternaspis sactata (Rosami).
2.3. Tổng quan về dự án
Trong những năm qua, dưới sự phát triển công nghiệp ồ ạt, sự biến đổi khí hậu
của các tỉnh, tình hình sâu bệnh của các vùng chuyên canh trồng cây đã trở nên
nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm thuốc BVTV trên thị
trường không được quản lý chặt chẽ, kém chất lượng nên cũng gây nhiều khó khăn
cho sản xuất và độc hại cho môi trường. Như vậy, thị trường nông nghiệp cần một
nguồn cung cấp thuốc BVTV chất lượng cho cây trồng, không gây hại môi trường.
Do đó Công ty TNHH Union Biochem Việt Nam đã đầu tư nhà máy sản xuất
các sản phẩm công nghiệp tại KCN Mỹ Xuân A2, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu. Dự án, đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại và trong dây chuyền sản xuất
chỉ các khâu pha, phối trộn, hổn hợp, đóng gói và không có phản ứng hóa học, không
phát sinh nước thải nên sẽ không gây nguy hại đến môi trường nước, đất của địa
phương. Tổng diện tích thuê đất 20.291 m2, trong đó diện tích khu nhà xưởng là 4.242
m2 và diện tích khu văn phòng là 1.000 m2.
Ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng và bảo vệ cây
trồng. Một số dạng thương phẩm của các chế phẩm dinh dưỡng và bảo vệ cây trồng:
Hạt (Granules - GR), dung dịch đậm đặc (Solution concentrates - SL), nhũ tương đậm
đặc (Emulsifiable concentrates - EC), bột thấm nước (Wettable powders - WP), bột
hòa tan (SP), bột (DP), huyền phù đậm đặc (Suspension concentrates - SC), hạt phân
tán trong nước (Water - dispersible granules - WG). Các sản phẩm ở ba dạng lỏng, bột,
hạt
Hằng năm công suất sản phẩm của công ty dự trù là khoản 790.000 kg các sản
phẩm. Lực lượng nhân công cho nhà máy ước tính cần 100 người, trong đó có 95
người Việt Nam và 5 người nước ngoài gồm các vị trí: Cán bộ quản lý, nhân viên văn
phòng, cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề và lao động phổ thông
Qui trình công nghệ sản xuất các sản phẩm dạng bột, hạt và nước cũng gần
tương tự như nhau, chỉ khác ở chỗ là sử dụng máy nén khí để tạo dạng bột hoặc hạt.
11


Qui trình của công nghệ sản xuất sản phẩm ở dạng bột và hạt là tạo nhiều bụi và hơi
hóa chất hơn qui trình sản xuất sản phẩm dạng hạt.
Hình 2.2. Qui trình sản xuất các sản phẩm dạng bột
Nguyên liệu

Chất phân tán

Nơi điều chế nguyên liệu


Phụ liệu (Kaolin)

Bụi, hơi hóa
chất, dung môi

Bồn trộn

Quạt
hút

Máy nghiền

Bồn trộn tổng hợp
Máy nén khí

Hệ thống xử lý khí + Đơn vị
có chức năng thu hồi xử lý

Phun bột
Quạt
hút

Bồn chứa

Đóng gói

Bụi, hơi hóa
chất, dung môi

Lưu kho


Dùng kaolin rửa bồn, đường
ống

Thùng chứa, tái sử dụng

Nguồn: Tổng hợp
Quy trình sản xuất chế phẩm dạng bột
Nguyên liệu chính thường là các loại hoạt chất dạng rắn có nhiệt độ nóng chảy
cao, thích hợp để nghiền khô bằng máy nghiền búa hoặc một số kiểu nghiền đặc biệt
12


khác. Bên cạnh đó, còn sử dụng các phụ gia là các chất hoạt động bề mặt dạng khô, có
tác dụng là tác nhân thấm ướt và phân tán; các chất độn trơ ngăn không cho các hạt hoạt
chất bị nóng chảy trong quá trình nghiền khô và tránh cho sản phẩm khỏi bị đóng vón
khi lưu giữ trong kho. Lượng của chất HĐBM cần phải đủ để các hạt phun ra phải thấm
ướt và phân tán đều trên toàn bề mặt mục tiêu, đồng thời các hạt này phải khó bị nước
mưa rửa trôi.
Hỗn hợp nguyên vật liệu ban đầu bao gồm nguyên liệu chính, chất phân tán và
phụ liệu được nạp vào bồn trộn với tỷ lệ nhất định theo yêu cầu của sản phẩm. Tại bồn
trộn, nguyên liệu được trộn đều với nhau. Các thành phần này trộn đều với nhau tạo
thành hỗn hợp sản phẩm với các kích thước hạt khác nhau. Hỗn hợp này được đưa qua
máy nghiền để nghiền thành bột. Hỗn hợp sau khi nghiền được cấp khí nhằm phun bột
vừa mới nghiền sang bồn chứa. Phần còn lại được nghiền tiếp cùng với hỗn hợp phối
trộn mới. Bột thành phẩm được đưa vào bồn chứa, đóng gói, kiểm phẩm, đóng thùng và
lưu kho.
Quy trình sản xuất chế phẩm dạng bột chủ yếu là gia công phối trộn nguyên phụ
liệu. Trừ khâu nạp liệu và đóng gói có quy trình hở, các công đoạn còn lại thực hiện
trong các thiết bị kín. vấn đề môi trường phát sinh là bụi, hơi dung môi, hóa chất phát

sinh tại khâu trộn nguyên liệu và đóng gói. Các chất ô nhiễm này sẽ được chụp hút đưa
về hệ thống xử lý khí và ủy thác cho đơn vị có chức năng thu hồi xử lý. Sau khi xử lý,
khí sạch sẽ thoát ra môi trường bên ngoài. Quá trình sản xuất không phát sinh nước thải
sản xuất.
Sau quá trình sản xuất chế phẩm dạng bột, Công ty sử dụng kaolin để rửa khô
bồn trộn nguyên liệu, bồn chứa và đường ống. Lượng kaolin được thu gom vào bồn
chứa riêng để tái sử dụng cho các lần sản xuất tiếp theo.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Đánh giá tác động môi trường
a. Khái niệm: là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi
trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh,…đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.( Lê Hồng Hạnh và ctv,
2008)
b. Ý nghĩa của việc lập ĐTM
Giúp dự báo các tác động (tích cực và tiêu cực) có thể xảy ra từ đó đề xuất biện
pháp kiểm soát ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó sự cố có thể xảy ra một cách hiệu quả
và kinh tế nhất. Tổng lợi ích xã hội là lớn nhất
Là căn cứ để chủ dự án thực hiện việc Quản lý môi trường và kiểm soát ô
nhiễm và là căn cứ để CQQLNN kiểm tra, giám sát quá trình quản lý môi trường và
kiểm soát ô nhiễm của chủ dự án
c. Các nội dung chính của ĐTM
i) Mô tả tóm tắt dự án bao gồm: Tên dự án, chủ dự án, vị trí địa lý của dự án,
mục tiêu của dự án, lợi ích kinh tế xã hội của dự án, qui mô của dự án, qui hoạch mặt
bằng tổng thể, qui trình công nghệ sản xuất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu nguyên

vật liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng, tổ chức quản lý dự án, nhu cầu lao động, trang
thiết bị, máy móc, tiến độ thực hiện dự án.
Phương pháp thực hiện:Kế thừa, tổng hợp tài liệu, khảo sát thực địa, thảo luận
với chủ đầu tư
ii) Điều kiện tự nhiên bao gồm: Địa hình, địa chất: Địa chất công trình, địa
chất thủy văn, khí tượng, thủy văn, hệ sinh thái.
Phương pháp thực hiện là kế thừa, tổng hợp dữ liệu, khảo sát thực địa


iii) Hiện trạng môi trường nền bao gồm: Môi trường đất, môi trường nước
mặt, môi trường nước ngầm, môi trường không khí, thủy sinh, sinh vật cạn
Phương pháp thực hiện là kế thừa, tổng hợp dữ liệu, khảo sát thực địa và thu
mẫu và phân tích mẫu
iv) Điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu dân số, cơ sở hạ tầng, mức độ phát triển
kinh tế
Phương pháp thực hiện là kế thừa, tổng hợp dữ liệu, khảo sát thực địa
v) Đánh giá các tác động môi trường
+ Xác định các nguồn gây tác động: Liên quan chất thải và không liên quan
chất thải
+ Xác định đối tượng bị tác động: Môi trường không khí, môi trường đất, môi
trường nước mặt, môi trường nước ngầm, hệ sinh thái và con người
+ Phân tích, đánh giá tác động: Dự báo thành phần chất thải, dự báo các vấn đề
xung quanh tác động, dự báo định lượng thành phần chất thải, phân tích các tác động
có thể xảy ra
Phương pháp thực hiện: Kế thừa, tổng hợp tài liệu, khảo sát, thu mẫu từ các dự
án tương, phỏng vấn, ma trận
vi) Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường
Đối với các tác động xấu và các sự cố môi trường: Thực hiện quản lý hành
chính, quản lý kỹ thuật, biện pháp công nghệ

Phương pháp thực hiện: Kết hợp từ tài liệu quản lý, kỹ thuật, phương pháp phân
tích lợi ích chi phí
vii) Chương trình quản lý và giám sát môi trường
Chương trình quản lý môi trường: Chương trình quản lý xử lý chất thải, chương
trình quản lý, phòng ngừa, ứng cứu sự cố, dự phòng kinh phí thực hiện
Chương trình giám sát môi trường. Đối tượng giám sát: Giám sát môi trường
nền, giám sát chất thải, thông số giám sát, tần suất giám sát. Đối tượng so sánh, đánh
giá và dự phòng kinh phí thực hiện
Phương pháp thực hiện: Quản lý hành chính, thảo luận với chủ đầu tư
15


×