Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNoPTNT CHI NHÁNH 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.47 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT
CHI NHÁNH 3

VÕ NGỌC THU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Thực Trạng Thanh Toán
Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ tại NHNo&PTNT Chi Nhánh 3” do
Võ Ngọc Thu, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày………………………..

GV.VŨ THANH LIÊM
Người hướng dẫn
Chữ ký

Ngày…..Tháng…..Năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Chữ ký

Chữ ký

Họ tên

Họ tên

Ngày….Tháng….Năm 2010

Ngày….Tháng….Năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Bốn năm Đại học trôi qua thật nhanh. Một khoảng thời gian đủ dài để tôi có
được những người bạn thân thiết, những thầy cô giáo tận tình cùng với những kiến
thức quý báu mà tôi học đường trên giảng đường sinh viên. Tôi hiểu rằng tất cả vốn
kiến thức mà tôi có được còn rất ít ỏi. Đó chỉ là nền tảng cơ bản, là hành trang ban đầu
để tôi bước vào đời. Bản thân tôi còn phải học hỏi và trau dồi thêm rất nhiều.
Lời đầu tiên tôi xin tri ân cha mẹ người đã sinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi khôn lớn
và trưởng thành như ngày hôm nay.
Với những gì tôi nhận được, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các
thầy cô đã phụ trách giảng dạy lớp DH06KN của chúng tôi. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới thầy VŨ THANH LIÊM người đã hướng dẫn tôi rất tận tình
trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận này.
Cùng với khỏang thời gian hơn 2 tháng ngắn ngủi thực tập tại phòng Kinh
Doanh Ngoại Tệ NHNo&PTNT Chi Nhánh 3, tôi cũng đã tích lũy được cho mình một
ít kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Tôi chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên ngân

hàng, các trưởng phòng ban của chi nhánh, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
chú LÂM VĂN SANG Trưởng phòng Kinh Doanh Ngoại Tệ đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi
rất nhiều.
Lời cuối cùng cảm ơn những người bạn đã động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi
nhiệt tình cho sự thành công của khóa luân tốt nghiệp hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn.
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010

Võ Ngọc Thu


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ NGỌC THU. Tháng 07 năm 2010. “Thực Trạng Thanh Toán Quốc Tế
bằng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ tại NHNo&PTNT Chi Nhánh 3
TPHCM”.
VÕ NGỌC THU. July 2010. “ The Fact Of Payment International By Letter
Of Credit in Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development Branch 3, Ho
Chi Minh City”.
Khóa luận tìm hiểu về Thực Trạng Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức
Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi
Nhánh 3 TPHCM, cụ thể tổng quan về các phương thức TTQT, tìm hiểu quy trình của
các phương thức, đặc biệt tập trung nhiều nhất vào phương thức tín dụng chứng từ. Sơ
lược về điện SWIFT và các mẫu điện chi nhánh thường dùng, đánh giá kết quả hoạt
động TTQT và đi sâu vào đánh giá thanh toán bằng L/C tại chi nhánh, so sánh biểu phí
TTQT với các NH khác để thấy rõ dịch vụ thu hút khách hàng của NHNo&PTNT nói
chung cũng như Chi Nhánh nói riêng. Từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện
hơn quy trình thanh toán bằng TDCT, để ngân hàng nâng cao uy tín, xây dựng được
thương hiệu trong nghiệp vụ TTQT.

ii



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................. x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 2
1.4. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
2.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ ................ 3
2.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế ..................................................................... 3
2.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế .................................................................... 3
2.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu ............................................ 4
2.2. Thực trạng thanh toán TDCT tại VIỆT NAM ..................................................13
2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán TDCT tại các NHTM của Việt Nam ...13
2.2.2. Rủi ro trong TTQT bằng TDCT tại một số NHTM Việt Nam.................14
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................16
3.1. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................16
3.1.1. Các văn bản pháp lý về phương thức thanh toán bằng TDCT .................16
3.1.2. Tổng quan về thư tín dụng .......................................................................17
3.1.3. Phân loại thư tín dụng...............................................................................19
3.1.4. Bộ chứng từ thanh toán theo L/C .............................................................23
3.1.5. Ưu và nhược điểm của phương thức TDCT.............................................27
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................30
3.2.1. Phương pháp định tính .............................................................................30
3.2.2. Phương pháp mô tả ...................................................................................30

v


3.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp ..............................................................30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................31
4.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT và Chi Nhánh 3 tại TPHCM ....................31
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................31
4.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT .........................................................32
4.1.3. Giới thiệu về NHNo&PTNT Chi Nhánh 3 ...............................................34
4.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh 3

..........................................................

37

4.2. Thực trạng hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT của chi nhánh ............38
4.2.1. Cơ cấu tổ chức phòng nghiệp vụ: ............................................................. 38
4.2.2. Trách nhiệm các bộ phận liên quan đến hoạt động TTQT .......................39
4.2.3. Giới thiệu về mẫu điện SWIFT và tài khoản NOSTRO,VOSTRO .........41
4.2.4. Quy trình thực hiện phương thức TTQT bằng TDCT tại Chi Nhánh ......43
4.2.5. Tình hình hoạt động TTQT tại Chi Nhánh ...............................................50
4.2.6. Tình hình hoạt động TTQT bằng TDCT tại Chi Nhánh ..........................53
4.3. Đánh giá về tình hình hoạt động bằng TDCT tại Chi Nhánh 3 .......................55
4.3.1. So sánh L/C nhập với L/C xuất ................................................................55
4.3.2. So sánh dịch vụ biểu phí L/C của Agribank với ngân hàng khác ............57
4.3.3. Những kết quả đạt được và kết quả còn hạn chế ......................................60
4.3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động TTQT bằng phương thức
TDCT tại AGRIBANK chi nhánh 3. ..................................................................63
4.3.5. Một số giải pháp hoàn thiện phương thức TDCT tại Chi Nhánh 3…………...65
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................68

5.1. Kết luận .............................................................................................................68
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................69
5.2.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại Chi Nhánh 3. .......................69
5.2.2. Kiến nghị về phía các Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ..........69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AWB

Air Way Bill – Vận Đơn Hàng Không

BCT

Bộ Chứng Từ

B/L

Bill Of Lading – Vận Đơn Đường Biển

CBCNV

Cán Bộ Công Nhân Viên

ĐVT

Đơn vị tính


HĐBT

Hội Đồng Bộ Trưởng

KDNT

Kinh Doanh Ngoại Tệ

MT

Message Type

NH

Ngân Hàng

NHNo&PTNTVN

Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

NHTMQD


Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh

NHPH

Ngân Hàng Phát Hành

NHXN

Ngân Hàng Xác Nhận

NHTB

Ngân Hàng Thông Báo

NK

Nhập Khẩu

QHQT

Quan Hệ Quốc Tế

TDCT

Tín Dụng Chứng Từ

TTQT

Thanh Toán Quốc Tế


TK

Chứng Từ

XK

Xuất Khẩu

XNK

Xuất Nhập Khẩu

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của AGRIBANK Chi Nhánh 3 các năm
2007, 2008, 2009. ..........................................................................................................37
Bảng 4.2. Doanh Số các Phương Thức TTQT tại Chi Nhánh 2007 - 2009 ..................51
Bảng 4.3. Tỷ Trọng các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế tại Chi Nhánh: .............. 54
Bảng 4.4. Số Lượng các loại L/C trong L/C nhập và L/C xuất. .................................... 55
Bảng 4.5. Tỷ Trọng Doanh Số L/C Nhập VÀ L/C Xuất trong Tổng Doanh Số L/C tại
NHNo&PTNT Chi Nhánh 3 ......................................................................................... 56
Bảng 4.6. So Sánh Dịch Vụ Biểu Phí L/C của AGRIBANK với một số Ngân Hàng
khác ................................................................................................................................57
 
 

 
 
 
 

 
 
 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
 
Hình 2.1. Sơ Đồ Quy Trình Chuyển Tiền ....................................................................... 5
Hình 2.2. Sơ Đồ Nghiệp Vụ Nhờ Thu Trơn .................................................................... 7
Hình 2.3. Sơ Đồ Nghiệp Vụ Nhờ Thu Kèm Chứng Từ .................................................. 8
Hình 2.4. Sơ Đồ Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Chứng Từ Trả Tiền ...............................10
Hình 2.5. Sơ Đồ Quy Trình Nghiệp Vụ Thanh Toán Bằng Phương Thức TDCT ........12
Hình 4.1. Mô Hình Tổ Chức NHNo&PTNT .................................................................32
Hình 4.2. Hệ Thống Tổ Chức NHNo&PTNT ...............................................................33
Hình 4.3. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Chi Nhánh 3...................................................35
Hình 4.4. Sơ Đồ Thực Hiện Nghiệp Vụ TTQT Bằng Phương Thức TDCT ................. 39
Hình 4.5. Biểu Đồ Doanh Số Các Phương Thức TTQT tại Chi Nhánh 2007 - 2009 ...51
Hình 4.6. Biểu Đồ Tăng Trưởng Của Các Phương Thức TTQT từ 2007 - 2009 .......... 52
Hình 4.7. Biểu Đồ Tỷ Trọng Các Phương Thức TTQT các Năm 2007, 2008, 2009. ..54
Hình 4.8. Tỷ Trọng Doanh Số L/C Nhập và L/C Xuất trong Tổng Doanh Số L/C tại
NHNo&PTNT Chi Nhánh 3 ........................................................................................56
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Yêu Cầu Mở Thư Tín Dụng Không Hủy Ngang
Phụ lục 02. Tờ Trình Mở L/C Nhập Khẩu
Phụ lục 03. Giấy Cam Kết Thanh Toán
Phụ lục 04. Hồ Sơ Thư Tín Dụng Nhập Khẩu
Phụ lục 05. Yêu Cầu Sửa Đổi Thư Tín Dụng
Phụ lục 06. Giấy Báo Chứng Từ Hàng Nhập Theo L/C
Phụ lục 07. Phiếu Kiểm Tra Chứng Từ Hàng Nhập
Phụ lục 08. Bảo Lãnh Nhận Hàng/Ký Hậu Vận Đơn
Phụ lục 09. Thư Bảo Lãnh Nhận Hàng
Phụ lục 10. Thư ủy Quyền Nhận Hàng Theo Vận Đơn Hàng Không
Phụ lục 11. Thông Báo Sơ Bộ Thư Tín Dụng Chứng Từ
Phụ lục 12. Thông Báo Sửa Đổi L/C
Phụ lục 13. Notification Of Documentary Letter Of Credit
Phụ lục 14. Công Văn Đề Nghi Xác Nhận Chữ Ký
Phụ lục 15. Thư Yêu Cầu Đòi Tiền Theo L/C
Phụ lục 16. Hồ Sơ Tín Dụng L/C Xuất Khẩu
Phụ lục 17. Phiếu Kiểm Tra Chứng Từ Xuất

Phụ lục 18. Thư Gửi Chứng Từ (Covering Letter)  

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại và phát triền mà
thiếu các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế. Xuất nhập khẩu trở thành chiếc cầu nối
quan trọng để một nước tham gia vào đời sống kinh tế sôi động, đa dạng và phong phú
của toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên liệu dồi dào với chi phí thấp, mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển sản xuất trong nước, mang lại thu
nhập ngày càng cao cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần
tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc
tế.
Với tư cách là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự phát triển
của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và
hoàn thiện với những phương thức thanh toán an toàn và hiệu quả cho các bên tham
gia, trong đó được sử dụng nhiều nhất hiện nay là phương thức thanh toán bằng tín
dụng chứng từ. Phương thức này thật sự đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của
kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Tại Việt Nam, cùng với sự hội nhập nền kinh tế Thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu
đã thực sự bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công tác thanh toán quốc tế tại
các Ngân Hàng Thương Mại. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng cũng được sử
dụng ngày càng nhiều trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu.
Qua thực tế tìm hiểu tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam thì hình thức dịch vụ rất quan trọng, gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến
thương mại quốc tế, đó là hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ. Nó không những phục vụ cho việc mở rộng, phát

triển hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại, mà còn là một yếu tố
quan trọng quyết định sự phát triển của Ngân hàng.


Với những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng thanh toán
quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và
Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh 3 TPHCM.” Để hiểu rõ thêm về vai trò của
thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối
ngoại của AGRIBANK Chi Nhánh 3.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định hệ thống thanh toán quốc tế của AGRIBANK.

-

Tìm hiểu tổ chức xây dựng, điều hành và quản lý hoạt động thanh toán quốc tế
của AGRIBANK.

-

Đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
Chi Nhánh 3.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt
Nam Chi Nhánh 3 TPHCM.


-

Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 14/03/2010 đến ngày
11/06/2010.

1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1. Mở Đầu
Chương 2. Tổng Quan
Chương 3. Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Chương 4. Kết Quả Và Thảo Luận
Chương 5. Kết Luận Và Kiến Nghị

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ
2.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và hưởng quyền lợi về tiền tệ
phát sinh trên cơ sở các hoạt động mậu dịch và phi mậu dịch giữa các tổ chức, cá nhân
nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc
tế,…,thông qua quan hệ giữa các NH của các nước liên quan
2.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
9 Đối với nền kinh tế
Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng
đầu, coi kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của
đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định.

Trước hết hoạt động thanh toán quốc tế đã đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa,
hội nhập hóa của các nước trên thế giới. Thật vậy, thanh toán quốc tế được nảy sinh từ
các hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi v.v…giữa các chủ thể trên thế giới. Mối
quan hệ của các bên tham gia và bản chất của các trao đổi thương mại sẽ quyết định
hình thức thanh toán thích hợp. Tuy nhiên, trong quá trình chi trả thì độ an toàn, tính
chính xác, chi phí của nghiệp vụ thanh toán sẽ tác động mạnh và thúc đẩy mối quan hệ
thương mại ngày càng mở rộng và phát triển. Vì vậy, có thể thấy hoạt động thanh toán
quốc tế đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập của quốc gia đối với phần còn
lại của thế giới.
Ngoài ra, thanh toán quốc tế còn góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn trên
thế giới. Những năm gần đây, sự gia tăng vượt trội của đầu tư quốc tế đã tạo nên
những dòng vốn khổng lồ trên thế giới. Thực trạng này đòi hỏi hoạt động thanh toán
quốc tế nhanh chóng, chính xác. Thông qua mạng lưới thanh toán quốc tế, các ngân


hàng thương mại dã đẩy nhanh tốc độ di chuyển các luồng tiền, tăng nhanh vòng quay
vốn, góp phần phân bổ nguồn vốn giữa các thị trường, các vùng, lãnh thổ trên toàn cầu
ngày càng hiệu quả.
9 Đối với ngân hàng
Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng
của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu
đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính liên quan đến thanh toán quốc tế.
Trên cơ sở giúp ngân hàng tăng doanh thu, tạo dựng niềm tin cho khách hàng và nâng
cao uy tín của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ
đơn thuần mà còn là một hoạt động hổ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh
khác của ngân hàng như: kinh doanh ngoại tệ, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh đầu tư
ngân quỹ v.v…Và cùng nghiệp vụ này, hoạt động thanh toán quốc tế đã mở rộng phạm
vi giao dịch nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
2.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
Trong thanh toán quốc tế, việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh

toán đóng vai trò quan trọng. Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, các bên tham gia
trong thương mại quốc tế sẽ cùng thỏa thuận, lựa chọn phương thức thanh toán thích
hợp nhất. Các phương thức thanh toán thường dùng trong ngoại thương hiện nay gồm:
a. Phương thức chuyển tiền
9 Khái niệm
Chuyển tiền là một phương thức thanh toán do người mua chủ động thực hiện.
Theo đó, sau khi người mua nhận được hàng hóa hoặc nhận được bộ chứng từ hàng
hóa…người mua sẽ lập lệnh chuyển tiền (Transfer order) gửi đến ngân hàng của mình.
Căn cứ vào lệnh chuyển tiền này, ngân hàng sẽ trích tiền trên tài khoản của người mua
để chuyển trả cho người thụ hưởng ở nước ngoài.
9 Các bên tham gia
ƒ Người mua (Buyer) – Người chuyển tiền (Remittancer)
ƒ Ngân hàng của người mua(Buyer’s Bank) – ngân hàng chuyển tiền( Remitting
Bank).
ƒ Ngân hàng của người thụ hưởng (Beneficiary’s Bank) – ngân hàng trả tiền
(Paying Bank).
4


ƒ Người hưởng lợi( Beneficiary)
9 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền
Hình 2.1. Sơ Đồ Quy Trình Chuyển Tiền

Hợp đồng thương mại
(Trade contract)

Người mua (Buyer)
Người chuyển tiền
(Remittancer)


(2)

(1)

(3b)
NH bên mua
NH chuyển tiền
(Remitting bank)

Người bán (Seller)
Người thụ hưởng
(Beneficiary)

(4a)
(3a)

NH bên bán
NH trả tiền
(Paying Bank)

(4b)

Nguồn: NHNo&PTNT
(1) Người bán căn cứ vào hợp đồng thương mại, tiến hành gửi hàng, hoặc giao
hàng cho người mua, đồng thời gửi chứng từ có liên quan cho người mua.
(2) Người mua khi nhận được hàng hóa hoặc nhận được bộ chứng từ do người bán
chuyển đến, tiến hành kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng thương mại, nếu đúng thì
người mua lập lệnh chuyển tiền gửi đến NH của mình để yêu cầu NH chuyển tiền trả
cho người bán.
(3a) NH bên mua (NH chuyển tiền) khi nhận được lệnh chuyển tiền nói trên, tiến

hành kiểm tra các chứng từ kèm theo, nếu đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ
chuyển tiền, thì NH sẽ trích tiền trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người mua (hoặc
NH sẽ cho vay bằng ngoại tệ) để chuyển trả cho người bán, thông qua NH của người
bán. Số tiền chuyển đi là số tiền của lệnh chuyển tiền trừ phí chuyển tiền (phí chuyển
tiền bên thụ hưởng chịu).
(3b) NH chuyển tiền gửi giấy báo nợ cho người mua để thông báo việc chuyển tiền
đã được thực hiện.
5


(4a) NH bên bán (NH nhận chuyển tiền) nhận được số tiền chuyển đến sẽ ghi có
(trả tiền) vào tài khoản của người thụ hưởng sau khi đã trừ chi phí dịch vụ trả tiền,
đồng thời gửi giấy báo có để người thụ hưởng biết.
(4b) NH trả tiền gửi thư hồi báo cho NH chuyển tiền về việc hoàn thành trách
nhiệm trả tiền.
Việc chuyển tiền được coi là hoàn tất khi NH bên bán trả hết số tiền cho người
thụ hưởng. Trước thời điểm này, số tiền trong tài khoản vẫn thuộc quyền sở hữu người
chuyển tiền và người này có quyền hủy bỏ lệnh chuyển tiền, người thụ hưởng không
có quyền khiếu nại NH.
b. Phương thức nhờ thu
9 Khái niệm
Nhờ thu là phương thức thanh toán với sự chủ động thanh toán của người bán,
người XK. Theo phương thức này, người bán, người XK sau khi đã hoàn thành việc
gửi hàng đi cho người mua, người NK, sẽ lập bộ chứng từ thanh toán rồi gửi đến NH
của mình để nhờ thu hộ tiền từ người mua, người NK.
Phương thức nhờ thu có hai loại:
+ Nhờ thu trơn (Clean Collection) là nhờ thu chứng từ tài chính không kèm chứng
từ thương mại.
+ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) là nhờ thu:
¾ Chứng từ thương mại kèm chứng từ tài chính.

¾ Chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính.
Trong thanh toán quốc tế, phương thức nhờ thu chứng từ được sử dụng phổ biến
hơn.
9 Chứng từ nhờ thu
Chứng từ nhờ thu gồm:
+ Chứng từ tài chính – Financial Document: là hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các
chứng từ nhằm mục đích chi trả.
+ Chứng từ thương mại – Commercial Documents: là hóa đơn, vận đơn, các chứng
từ về quyền sở hữu.
9 Các bên tham gia
6


-

Người bán (Seller) - người XK (Exporter): là người khởi động quy trình thanh
toán, được gọi là người ủy nhiệm, người ủy thác (Principal)

-

NH bên XK (Exporter’s Bank) – NH ủy thác (Principal Bank): NH này được
gọi là NH chuyển chứng từ (Remitting Bank).

-

Người mua (Buyer) - người NK (Importer)

-

NH bên NK (Importer’s Bank) – NH thu hộ (Collecting Bank)


9 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu
™ Nhờ thu trơn
Hình 2.2. Sơ Đồ Nghiệp Vụ Nhờ Thu Trơn

Hợp đồng ngoại thương
(Foreign Trade
contract)

Người XK
(Exporter)
Người ủythác
(Principal)

(2)

Người NK
(Importer)
Người trả tiền
(Drawee)

(1)

(7)

NH của người XK
Exporter’s bank
NH chuyển chứng từ
(Remitting Bank)


(5)
(6)
(3)

(4)

NH của người NK
(Importer’s Bank)
NH thu hộ
(Collecting Bank)

Nguồn: NHNo&PTNT
(1). Người XK gửi hàng đi cho người NK theo hợp đồng đã ký kết, đồng thời gửi bộ
chứng từ thương mại cho người NK (không qua NH).
(2). Người XK lập hối phiếu (hối phiếu trơn) gửi đến NH của mình để ủy thác việc
thu tiền.
(3). NH bên XK – NH ủy thác (Principal Bank) gửi hối trơn đến NH của người NK
kèm theo thư yêu cầu thanh toán để ủy thác NH này thu hộ tiền.
7


(4). NH của người NK chuyển hối phiếu cho người NK để yêu cầu người NK thanh
toán.
(5). Người NK trả tiền (D/P) hoặc chấp nhận trả tiền (D/A) rồi gửi lệnh chi hoặc hối
phiếu cho NH của mình.
(6). NH của người NK ( NH thu hộ - Collecting Bank) trích tiền trên TK của người
NK để chuyển cho người XK thông qua NH bên XK hoặc gửi hối phiếu đã có chữ ký
chấp nhận của người NK cho NH bên XK.
(7). NH bên XK ghi có số tiền nhận được sau khi đã trừ các chi phí có liên quan
(phí dịch vụ, chuyển tiền…) vào tài khoản của người XK, đồng thời gửi giấy “báo có”

cho người XK hoặc gửi hối phiếu đã có chữ ký chấp nhận cho người NK.
Phương thức nhờ thu trơn ít được áp dụng trong thanh toán tiền hàng vì không đảm
bảo quyền lợi cho cả hai bên.
™ Nhờ thu kèm chứng từ
Hình 2.3. Sơ Đồ Nghiệp Vụ Nhờ Thu Kèm Chứng Từ

Hợp đồng ngoại thương
(Foreign Trade
contract)

Người XK
(Exporter)
Người ủythác
(Principal)

(2)

Người NK
(Importer)
Người trả tiền
(Drawee)

(1)

(7)

(5)
(6)

NH của người XK

Exporter’s bank
NH chuyển chứng từ
(Remitting Bank)

(3)

(4)

NH của người NK
(Importer’s Bank)
NH thu hộ
(Collecting Bank)

Nguồn: NHNo&PTNT
(1). Người XK, căn cứ vào các điều khoản của hợp dồng ngoại thương, tiến hành
các thủ tục gửi hàng đi cho người NK.
8


(2). Người XK lập chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo hối phiếu và viết
chỉ thị nhờ thu gửi đến NH phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người NK nước ngoài.
(3). NH bên XK – NH ủy thác (Principal Bank), khi nhận được bộ chứng từ nhờ
thu, gửi ngay bộ chứng từ này cho NH của người NK để thu hộ.
(4). NH thu hộ xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu người NK.
(5). Người NK tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu để nhận chứng từ đi
nhận hàng.
(6). NH thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho NH chuyển (nếu
được yêu cầu, NH thu hộ có thể giữ lại hối phiếu đã được chấp nhận, chờ đến hạn
thanh toán sẽ thu tiền rồi chuyển trả tiền)
(7). NH chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người XK.

c. Phương thức ghi sổ
9 Khái niệm
Ghi sổ là một phương thức thanh toán trong đó nhà XK mở một tài khoản ghi
nợ những khoản tiền hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp cho nhà NK, nhà NK định
kỳ thanh toán số tiền phát sinh trên tài khoản bằng chuyển tiền hay bằng sec.
9 Các bên tham gia
Tham gia phương thức này ban đầu chỉ có nhà NK và nhà XK. Các NH không
tham gia với chức năng là người mở tài khoản và thanh toán. Chỉ đến định kỳ thanh
toán theo thỏa thuận nhà NK mới thông qua NH của mình để thanh toán tiền ghi nợ
phát sinh cho nhà XK.
Trong nghiệp vụ thanh toán ghi sổ chỉ có nhà XK mở tài khoản (mở sổ) ghi
chép các khoảng tiền hàng.
9 Trình tự thực hiện nghiệp vụ ghi sổ:
(1). Nhà XK giao hàng và gửi chứng từ cho nhà NK nhận hàng
(2). Nhà XK ghi nợ vào TK và báo nợ trực tiếp cho nhà NK
(3). Định kỳ thanh toán (tháng, quý hoặc nửa năm) nhà NK chuyển tiền qua NH
thanh toán cho nhà XK hoặc thanh toán bằng séc.
Phương thức thanh toán ghi sổ có lợi cho nhà NK, được áp dụng khi nhà XK
muốn cấp tín dụng cho nhà NK (bán hàng trả chậm) và thường sử dụng trong các
trường hợp sau:
9


-Hai bên có quan hệ mua bán thường xuyên với số lượng lớn và có sự tin cậy lẫn
nhau
- Nhà XK gửi hàng cho nhà NK/đại lý phân phối ở nước ngoài bán.
- Thanh toán phí dịch vụ như cước vận tải, bảo hiểm, bưu điện, tiền hoa hồng, phí
ủy thác, lãi cho vay hoặc lợi tức đầu tư.
d. Phương thức giao chứng từ trả tiền – Cash Against Documents (CAD)
9 Khái niệm

CAD là phương thức thanh toán theo đó, người NK yêu cầu NH mở một tài
khoản để thanh toán tiền hàng cho người XK khi người này hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng và xuất trình đầy đủ những chứng từ được yêu cầu.
9 Các bên tham gia
ƒ Người bán (Seller) - Người XK (Exporter)
ƒ NH bên XK (Exporter’s Bank)
ƒ Người mua (Buyer) - Người NK (Importer)
ƒ NH bên NK (Importer’s Bank) – NH trả tiền (Paying Bank)
9 Quy trình nghiệp vụ
Hình 2.4. Sơ Đồ Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Chứng Từ Trả Tiền
Hợp đồng thương mại
(Trade contract)

Người bán (Seller)
Người XK
(Exporter)

(2)

(1)

(6)

NH của người XK
Exporter’s bank

Người mua (Buyer)
Người NK
(Importer)


(5)
(4)
(3)

NH của người NK
(Importer’s Bank)

Nguồn: NHNo&PTNT
(1). Người bán, người XK gửi hàng đi cho người mua - người NK.
10


(2). người bán nộp bộ chứng từ (BCT) vào NH của mình để nhờ chuyển BCT đến
NH bên NK.
(3). NH phục vụ người XK gửi BCT đến NH của người NK.
(4). NH phục vụ người XK, kiểm tra BCT nếu BCT hoàn toàn phù hợp với thư ủy
thác của người nhập khẩu thì tiến hành trả tiền ngay - bằng cách ghi nợ TK tiền gửi
của người NK để chuyển trả cho người XK thông qua NH của người XK.
(5). NH bên NK gửi giấy báo nợ kèm theo BCT hàng hoá cho người NK.
(6). NH bên XK ghi có vào tài khoản của người XK sau khi nhận được tiền từ NH
bên NK và gửi giấy báo có cho người XK để kết thúc quy trình thanh toán.
Phương thức thanh toán này được tiến hành đơn giản, rất thuận tiện cho nhà
XK vì thu được tiền nhanh và được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam những năm gần
đây, trong những trường hợp sau:
+ Người XK bán những mặt hàng khan hiếm hoặc dễ tiêu thụ, có nhu cầu cao trên
thị trường.
+ Người NK có đại diện ở nước XK để giám sát quá trình giao hàng.
+ Người NK và người XK có quan hệ tốt với nhau.
e. Phương thức tín dụng chứng từ
9 Khái niệm

Tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán trong đó một NH thương
mại theo yêu cầu của một khách hàng (người NK) phát hành một thư tín dụng (L/C)
cam kết trả tiền cho người thụ hưởng (người XK) khi người này xuất trình một BCT
phù hợp với những quy định trong L/C.
9 Các bên tham gia
+ Người NK - người yêu cầu phát hành (mở) L/C: L/C Applicant.
+ Người XK - thụ hưởng L/C: L/C Beneficiary
+ NH phát hành: Issuing (Opening) Bank
+ NH thông báo: Advising Bank
Ngoài ra còn có sự tham gia của các NH khác như:
+ NH thương lượng: Negotiating Bank
+ NH thanh toán: Paying Bank
+ NH chấp nhận: Accepting Bank
11


+ NH xác nhận: Confirming Bank
+ NH hoàn tiền: Reimbursing Bank
9 Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ
Hình 2.5. Sơ Đồ Quy Trình Nghiệp Vụ Thanh Toán Bằng Phương Thức TDCT

Hợp đồng ngoại
thương
(Foreign Trade

Người NK
Người yêu cầu mở L/C
(The Applicant)

(1)


Người XK
Người thụ hưởng
(The Beneficiary)

(4)

(8)

NH phát hành L/C
(NH bên NK)
(Issuing bank)

(9)
(7)
(6)

(5)

(3)

NH thông báo L/C
(NH bên XK)
(Advising Bank)

(2)
Nguồn: NHNo&PTNT
(1). Người NK căn cứ hợp đồng ngoại thương, làm đơn xin mở L/C gửi NH phục vụ
mình.
(2). NH phục vụ người NK (NH phát hành) sau khi kiểm tra hồ sơ xin mở L/C của

người NK và khẳng định tính hợp lệ và hợp pháp của bộ hồ sơ, tiến hành phát hành
L/C và gửi cho NH của người XK.
(3). NH của người XK (NH thông báo) khi nhận được L/C, sẽ kiểm tra và ký vào
góc phải rồi gửi L/C kèm theo thư thông báo cho người XK.
(4). Nếu người XK (người hưởng lợi) đồng ý các điều kiện đã ghi trong L/C, thì tiến
hành thủ tục gửi hàng đi cho người NK.
(5). Ngay sau đó, người XK lập bộ chứng từ thanh toán theo hướng dẫn đã ghi trong
L/C rồi gửi cho NH thông báo để xin thanh toán.
(6). NH thông báo, kiểm tra BCT nếu đúng với yêu cầu của L/C, thì gửi ngay BCT
này sang NH phát hành L/C.
12


(7). NH phát hành kiểm tra thât kỹ BCT, nếu BCT sai xót thì từ chối thanh toán và
báo ngay cho NH thông báo biết, nếu BCT phù hợp với yêu cầu của L/C thì NH phát
hành tiến hành trả tiền, hoặc chấp nhận trả tiền vào hối phiếu, rồi chuyển tiền hoặc hối
phiếu sang NH thông báo.
(8). NH phát hành ký hậu vận đơn và trao ‘bản gốc” BCT cho người NK để họ đi
nhận hàng.
(9). NH thông báo ghi có vào tài khoản (TK) (nếu thanh toán theo L/C trả ngay và
gửi giấy báo có cho người XK), nếu thanh toán theo L/C chấp nhận, thì NH thông báo
gửi hối phiếu cho người XK, hoặc chiết khấu hối phiếu theo yêu cầu của người XK.
2.2. Thực trạng thanh toán TDCT tại VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán TDCT tại các NHTM của Việt Nam
Trước năm 1990, thanh toán XNK với các nước XHCN chủ yếu là theo phương
thức ghi sổ và thanh toán đa biên qua NH hợp tác kinh tế quốc tế (MBES). Moscow
còn hình thức thanh toán TDCT là không đáng kể. Bước sang kinh tế thị trường từ
năm 1990 các phương thức thanh toán kiểu này không còn tồn tại, phương thức thanh
toán không còn bó hẹp trong phạm vi hàng đổi hàng (barter) mà đã có nhiều phương
tiện thanh toán hiện đại khác cho các bên lựa chọn, thỏa thuận. Việc áp dụng và lựa

chọn phương thức thanh toán phù hợp là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh
nghiệp XNK. Có nhiều yếu tố quyết định đến việc lựa chọn phương thức thanh toán:
uy tín, mức độ tin tưởng giữa người bán với người mua, đặc điểm của hàng hóa, mức
phí giao dịch của NH…
Trong thời gian qua, đã có sự thay đổi về việc lựa chọn các phương thức TTQT
tại Việt Nam, tỷ trọng sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu và chuyển tiền đang có
xu hướng tăng trong khi tỷ trọng sử dụng phương thức L/C ngày càng giảm, điều này
cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam thích sử dụng những phương thức thanh toán đơn
giản hơn.
Tuy nhiên phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu chỉ được sử dụng khi
các bên tin tưởng lẫn nhau và đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài. Do đó, tuy tỉ trọng có
xu hướng thấp dần qua các năm nhưng L/C vẫn đang được các NHTM Việt Nam sử
dụng nhiều nhất so với các phương thức thanh toán quốc tế khác, do những đặc diểm
sau:
13


9 L/C luôn được phát hành đúng thời hạn thỏa thuận. Chỉ một số trường hợp, do
nhà NK không chuẩn bị kịp thời và đầy đủ các thủ tục cần thiết trong việc mở
L/C dẫn đến việc phát hành quá thời gian quy định.
9 Công tác thông báo L/C cũng được đánh giá là khá tốt, điều này thể hiện qua
việc các NHTM Việt Nam ít khi thông báo nhầm L/C giả. Khi nhận được L/C
do NH nước ngoài chuyển đến, NH thông báo có trách nhiệm kiểm tra tính hợp
lệ của L/C trước khi thông báo cho nhà XK. Đối với L/C nhận bằng thư, NH
thông báo phải xác thực chữ ký trước khi thông báo cho nhà XK. Đối với L/C
nhận được bằng điện SWIFT hay TELEX thì NHTB phải kiểm tra mẫu điện,
mã khóa trước khi thông báo cho nhà XK. Nhờ thực hiện quy trình chặt chẽ
cùng với mạng lưới NH đại lý khá rộng lớn và thường xuyên được cập nhật đã
giúp các NHTM Việt Nam kiểm soát được rủi ro trong quá trình thông báo L/C
thời gian qua. Những tồn tại trong phương thức thanh toán TDCT tại các

NHTM Việt Nam thường là do lỗi chứng từ, kiểm tra chứng từ và nợ quá hạn
trong thanh toán L/C.
9 Nợ quá hạn trong thanh toán L/C tuy đã giảm dần qua các năm nhưng nhìn
chung vẫn còn tồn tại, mặc dù các NH đã cẩn trọng hơn trong việc thẩm định
khách hàng, sử dụng tỷ lệ ký quỹ phù hợp…nhưng đây vẫn là mối đe dọa đối
với chất lượng hoạt động TTQT của NH.
2.2.2. Rủi ro trong TTQT bằng phương thức TDCT tại một số NHTM Việt Nam
¾ Rủi ro tín dụng
Đây là rủi ro tiêu biểu và gây thiệt hại vật chất lớn nhất cho các NHTM Việt
Nam, rủi ro tín dụng xảy ra ở cả L/C trả tiền ngay, L/C trả chậm hay L/C xác nhận.
Rủi ro tín dụng đã ẩn chứa ngay trong việc ký quỹ mở L/C của NH.
¾ Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức chủ yếu xảy ra do các đơn vị XNK đã vi phạm các cam kết với
NH, không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như đã quy địnhtrong L/C.
¾ Rủi ro kỹ thuật
Rủi ro xảy ra do các đơn vị XNK đã không thực hiện đúng những quy định của
L/C khi tham gia phương thức thanh toán TDCT và lập những BCT không hoàn hảo
14


hoặc do các NHTM Việt Nam đã hành động theo đúng tinh thần của UCP và các tập
quán thông lệ quốc tế khác.
¾ Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị xảy ra do sự thay đổi chính trị của một quốc gia hay do hệ
thống pháp lý của nước đó không đồng bộ, thiếu sự nhất quán giữa các văn bản pháp
luật hoặc do lệnh cấm vận đối với các quốc gia đã gây khó khăn cho các bên tham gia.

15



×