Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC MÁY CHO SINH HOẠT TẠI XÃ GIA THUẬN – HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG – TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.97 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC MÁY CHO SINH
HOẠT TẠI XÃ GIA THUẬN – HUYỆN GỊ CƠNG ĐƠNG –
TỈNH TIỀN GIANG

VŨ THỊ NGÂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Nhu Cầu
Sử Dụng Nước Máy Cho Sinh Hoạt Tại Xã Gia Thuận – Huyện Gị Cơng Đơng –
Tỉnh Tiền Giang” do Vũ Thi Ngân, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________________.

Lê Quang Thông
Người hướng dẫn

_____________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________ ____________________________
Ngày
tháng
năm
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ

Khóa luận đã hồn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Cảm ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt
thời gian qua để tôi được bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn. Cảm ơn tất cả
những người thân trong gia đình đã ủng hộ và động viên cho tơi.
Gửi đến thầy TS. Lê Quang Thơng lịng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy
đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự
hướng dẫn tận tình trong suốt q trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Ngun Mơi
Trường khóa 32 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc công ty khai thác nước sinh hoạt nông thôn
Tiền Giang, ban quản lý trạm cấp nước Gia Thuận đã nhiệt tình cung cấp số liệu và

hướng dẫn tận tình cho tơi hồn thành nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn xã Gia Thuận, các cơ
chú thuộc UBND xã.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Vũ Thị Ngân


NỘI DUNG TÓM TẮT

VŨ THỊ NGÂN. Tháng 07 năm 2010. “Phân Tích Nhu Cầu Sử Dụng Nước
Máy Cho Sinh Hoạt tại Xã Gia Thuận – Huyện Gị Cơng Đơng – Tỉnh Tiền
Giang”.
VU THI NGAN. July 2010. “Analysis of the Demand for Fresh Water (Tap
Water) at Gia Thuan village, Go Cong Dong district, Tien Giang province”.
Khóa luận đã tìm hiểu về tình hình cung, nhu cầu nước máy ở xã Gia Thuận,
tìm hiểu về chất lượng nước máy do trạm cấp nước Gia Thuận cung cấp.
Bằng phương pháp thống kê mô tả đã mô tả chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến
lượng nước máy tiêu thụ hàng tháng cho sinh hoạt của hộ.
Với nguồn số liệu từ cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 65 hộ dân trên địa bàn
xã Gia Thuận, đề tài đã xây dựng được mơ hình hàm ước lượng lượng nước máy sử
dụng/tháng của hộ ở xã dưới dạng tuyến tính như sau:
Q = 2,1445*SN + 0,0024*TN – 1,7244*DUM – 2,7213 + [AR(1)=0,2870].
Thông qua kết quả phân tích về tình hình cung cầu nước máy và tình hình thực
tế tại xã đưa ra những kiến nghị đối với chính quyền địa phương, các cơ quan, cơng ty
có liên quan, và trạm cấp nước Gia Thuận để giải quyết vấn đề nước sạch sinh hoạt
cho người dân trên địa bàn xã. Cần sớm mở rộng hệ thống cung cấp ở trạm cấp nước
và kéo thêm đường ống dẫn nước từ thành phố Mỹ Tho về xã.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.3.3. Về nội dung

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về xã Gia Thuận

7

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

7

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

8

2.3. Đánh giá khái quát chung

14

2.3.1. Thuận lợi

14

2.3.2. Khó khăn

14


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

16
16

3.1.1. Một số khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến tài nguyên
nước

16

3.1.2. Một số lý luận cơ bản về cầu

21

V


3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

22

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

22


3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy

23

3.2.4. Phương pháp xây dựng hàm ước lượng lượng nước máy tiêu
thụ hàng tháng của hộ dân

24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu thông qua cuộc điều tra chọn mẫu

26
26

4.1.1. Quy mô nhân khẩu của hộ

26

4.1.2. Tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ

27

4.1.3. Nghề nghiệp của chủ hộ

29

4.1.4. Thu nhập của hộ dân


30

4.2. Tình hình cung và cầu nước máy ở xã Gia Thuận

32

4.2.1. Tình hình cung

32

4.2.2. Tình hình cầu

36

4.3. Tìm hiểu về chất lượng nước máy tại xã Gia Thuận

39

4.4. Mô hình ước lượng lượng nước máy tiêu thụ hàng tháng của hộ dân

45

4.4.1. Kết quả ước lượng các thông số của mơ hình

45

4.4.2. Kiểm định mơ hình

47


4.4.3. Nhận xét chung và phân tích mơ hình

48

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49

5.1. Kết luận

49

5.2. Kiến nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

VI


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT

bộ y tế

CN – TTCN

công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp


GDP

tổng sản lượng nội địa

KT – XH

kinh tế - xã hội

LHQ

liên hiệp quốc

PCGDTH

phổ cập giáo dục tiểu học

QCVN

quy chuẩn Việt Nam

TCVN

tiêu chuẩn Việt Nam

TDTT

thể dục thể thao

THCS


trung học cơ sở

THPT

trung học phổ thông

TN

thử nghiệm

TP.HCM

thành phố Hồ Chí Minh

UNICEF

quỹ nhi đồng thế giới

WTP

mức sẵn lịng trả

VII


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực I thời kì 1996 – 2007 – Xã Gia Thuận


8

Bảng 3.1. Gía 1m3 Nước Máy ở Gia Thuận từ Năm 2002 đến Nay

20

Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mơ Hình Ước Lượng

24

Bảng 4.1. Tổng Hợp về Số Nhân Khẩu của Các Hộ Gia Đình

26

Bảng 4.2. Tuổi của Chủ Hộ được Phỏng Vấn

27

Bảng 4.3. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ được Phỏng Vấn

28

Bảng 4.4. Nghề Nghiệp của Chủ Hộ được Phỏng Vấn

29

Bảng 4.5. Thu Nhập Bình Quân/Tháng của Hộ Gia Đình

30


Bảng 4.6. Đánh Giá về Tình Trạng Cung Cấp Nước của Hộ Dân

34

Bảng 4.7. Số Hộ Dân Sử Dụng Nước Máy từ Năm 2002 đến Nay

37

Bảng 4.8. Lượng Nước Máy Sử Dụng của Các Hộ Dân từ 2002 - 2009

38

Bảng 4.9. Kết Quả TN Mẫu Nước tại Trạm Cấp Nước Gia Thuận 12/01/2010

40

Bảng 4.10. Kết Quả TN Mẫu Nước tại Trạm Cấp Nước Gia Thuận 12/03/2009

41

Bảng 4.11. Diễn Biến Mặn ở Cống Gia Thuận năm 2008

42

Bảng 4.12. Chất Lượng Nước Máy qua Đánh Giá của Hộ Gia Đình

42

Bảng 4.13. WTP cho 1 m3 nước sạch của hộ dân


44

Bảng 4.14. Các Thông Số Ước Lượng của Mơ Hình

46

Bảng 4.15. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thơng Số Ước Lượng của Mơ Hình

47

VIII


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Thặng Dư Bị Giảm Của Người Tiêu Dùng Khi Giá Nước Tăng

21

Hình 4.1. Biểu Đồ thể hiện Tuổi của Chủ Hộ được Phỏng Vấn

27

Hình 4.2. Biểu Đồ thể hiện Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ được Phỏng Vấn

28

Hình 4.3. Biểu Đồ thể hiện Nghề Nghiệp của Chủ Hộ được Phỏng Vấn

29


Hình 4.4. Thu Nhập Bình Quân/Người/Tháng của Hộ

31

Hình 4.5. Một số Hình Ảnh về Trạm Cấp Nước Gia Thuận

32

Hình 4.5. Biểu Đồ Đánh Giá về Tình Trạng Cung Cấp Nước của Hộ Dân

35

Hình 4.6. Biểu Đồ thể hiện Số Hộ Dân Sử Dụng Nước Máy từ Năm 2002 đến Nay

37

Hình 4.7. Biểu Đồ thể hiện Lượng Nước Máy Sử Dụng tại Xã từ 2002 - 2009

38

Hình 4.8. Biểu Đồ Đánh Giá Chất Lượng Nước của Hộ Gia Đình

43

Hình 4.9. Biểu đồ WTP cho 1 m3 nước sạch của hộ

45

IX



DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết Xuất Eviews Mơ Hình Ban Đầu
Phụ lục 2: Kết Xuất Eviews Mơ Hình Hiệu Chỉnh
Phụ lục 3: Kiểm Định White Mơ Hình Ban Đầu
Phụ lục 4: Kiểm Định White Mơ Hình Hiệu Chỉnh
Phụ lục 5: Kiểm Định LM Mơ Hình Ban Đầu
Phụ lục 6: Kiểm Định LM Mơ Hình Hiệu Chỉnh
Phụ lục 7: Ma Trận Hệ Số Tương Quan giữa các Biến trong Mơ Hình
Phụ lục 8: Kết Xuất các Mơ Hình Hồi Qui Phụ
Phụ lục 9: Giá Trị Thống Kê Mô Tả các Biến trong Mơ Hình
Phụ lục 10: Các Kiểm Định Giả Thiết của Mơ Hình
Phụ lục 11: KIểm Định các Vi Phạm Giả Thiết trong Mơ Hình
Phụ lục 12: Các Chỉ Tiêu về Chất Lượng Nước Sinh Hoạt
Phụ lục 13: Quyết Định Số 29/2009/QĐ – UBND của UBND Tỉnh Tiền Giang
Phụ lục 14: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn

X


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Nước là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu cho cuộc sống của con người.


Trong cơ thể người nước chiếm tới 70% trọng lượng (Trần Minh, 2006). Hàng ngày
mỗi người cần tối thiểu 60 – 80 lít nước, tối đa tới 150 - 200 lít nước hoặc hơn cho
sinh hoạt; riêng lượng nước ăn uống vào cơ thể ít nhất cũng tới 1,5 - 2 lít mỗi ngày
(Trần Minh, 2006). Nước cịn cần cho các hoạt động khác của con người như sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp và hoạt động dịch vụ. Cuộc sống của con người sẽ khơng
thể duy trì và tồn tại nếu thiếu nước.
Xã hội ngày một phát triển, đời sống của con người được nâng cao, các nhu cầu
về sản xuất, dịch vụ tăng theo và dân số cũng ngày càng tăng làm cho nhu cầu về nước
càng cao hơn. Tất cả nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt đều tăng; trong đó nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh
hoạt là quan trọng và được quan tâm nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe,
cuộc sống hàng ngày của con người. Mặc dù tài nguyên nước ở nước ta khá dồi dào
nhưng không phải nơi nào, người nào cũng có đủ nước dùng mà đặc biệt là nước sạch.
Còn rất nhiều nơi ở nước ta, người dân khơng có nước sạch để dùng mà phải
dùng những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe
cao. Vì vậy, vấn đề cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân đang là một vấn
đề được nhà nước và các cơ quan chính quyền ở các tỉnh, thành phố, địa phương quan
tâm, cố gắng tìm ra hướng giải quyết. Và xã Gia Thuận thuộc huyện Gị Cơng Đơng,
tỉnh Tiền Giang cũng khơng phải ngoại lệ.


 

Gia Thuận là một nơi có được những điều kiện tự nhiên thuận lợi, thiên nhiên
ban tặng cho nguồn tài ngun nước phong phú: xã có khí hậu mang tính chất nội chí
tuyến – cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa hàng năm khoảng
1.204 mm (Bách Khoa Tồn Thư, 2008); bên cạnh đó xã cịn có nhiều kênh, rạch chảy
ngang qua nhưng nguồn nước ngầm thì nhiễm mặn hồn tồn, khơng sử dụng được.

Tuy có nguồn nước tự nhiên dồi dào như vậy nhưng xã lại thiếu nguồn nước sạch cho
sinh hoạt, nhất là vào mùa khô. Trước năm 2002, trên địa bàn xã khơng có nhà máy,
trạm cấp nước nào, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước tự nhiên có sẵn. Từ năm
2002, trạm cấp nước Gia Thuận đưa vào hoạt động đã cung cấp nước máy, đáp ứng
được phần nào nhu cầu nước máy cho sinh hoạt của các hộ dân ở đây. Tuy nhiên, nhu
cầu sử dụng nước máy của người dân là cao nhưng trạm cấp nước chưa thể đáp ứng
hết cho nhu cầu của người dân tại xã. Để thấy được nhu cầu sử dụng nước máy cho
sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn xã như thế nào, tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài “Phân tích nhu cầu sử dụng nước máy cho sinh hoạt tại xã Gia Thuận – huyện
Gị Cơng Đơng – tỉnh Tiền Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích nhu cầu sử dụng nước máy cho sinh hoạt ở xã Gia Thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trình bày hiện trạng nhu cầu sử dụng nước máy của người dân ở Gia Thuận.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước máy của hộ.
Trình bày tình hình cung cấp nước máy của trạm cấp nước Gia Thuận cho những hộ
dân sử dụng trên địa bàn xã.
Xây dựng hàm ước lượng lượng nước máy tiêu thụ hàng tháng của hộ.
Đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề.

2


 

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 29/3/2010 đến 21/6/2010. Trong đó
khoảng thời gian từ 29/3/2010 đến 22/4/2010 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp, điều

tra các thông tin về tình hình sử dụng nước máy của hộ gia đình và nhập số liệu. Thời
gian cịn lại thì tiến hành xử lý số liệu, chạy mơ hình và viết báo cáo.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Gia Thuận. Số liệu thứ cấp thu thập tại ủy
ban nhân dân xã Gia Thuận, ban quản lý trạm cấp nước Gia Thuận, công ty khai thác
và cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang. Số liệu sơ cấp được điều tra thông qua
phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên 65 hộ dân tại xã Gia Thuận.
1.3.3. Về nội dung
Do số liệu thứ cấp thu thập được và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài
chỉ hướng vào các nội dung chính sau:
Thực trạng nhu cầu sử dụng nước máy cho sinh hoạt của hộ dân ở Gia Thuận.
Tình hình cung cấp nước máy của trạm cấp nước Gia Thuận.
Xây dựng mơ hình ước lượng lượng nước máy tiêu thụ/tháng của hộ.
Đưa ra các kiến nghị để giải quyết vấn đề.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu
trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu, tổng quan về điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế - xã hội của xã Gia Thuận.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
3


 


Trình bày các kết quả nghiên cứu đã đạt được như: thực trạng nhu cầu sử dụng
nước máy của người dân ở Gia Thuận, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
nước máy của hộ, tìm hiểu chất lượng nước máy và tình hình cung cấp nước máy tại
trạm cấp nước Gia Thuận, xây dựng mơ hình hàm ước lượng lượng nước máy tiêu
thụ/tháng của hộ.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được và đưa ra một số kiến nghị nhằm
cải thiện tình hình cung cấp nước sạch đáp ứng cho nhu cầu của người dân trên địa bàn
xã.

4


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Các vấn đề nghiên cứu liên quan đến nước máy cho sinh hoạt khơng cịn là vấn
đề mới. Vấn đề nước sạch cho sinh hoạt đang là vấn đề được chính phủ, nhà nước
quan tâm. Đã có những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được thực hiện, tuy nhiên
vẫn cịn ở mức vĩ mơ cịn các nghiên cứu chun sâu ở tầm vi mơ cịn rất hạn chế. Sau
đây là một số những báo cáo, bài viết, tài liệu tơi tham khảo nhằm phục vụ cho việc
hồn thành nghiên cứu của tôi tốt hơn.
Luận văn tốt nghiệp – khoa kinh tế - đại học Nông Lâm TP.HCM, tháng
06/2008; Trương Thị Thanh; “Xây dựng đường cầu nước sạch cho sinh hoạt tại
phường Thanh Xuân TP.HCM”. Đề tài đánh giá hiện trạng và tìm hiểu nguyên nhân
gây suy giảm chất lượng nước tại Phường Thanh Xuân, bằng phương pháp phân tích

hồi quy tác giả đã ước lượng được hàm cầu nước sạch cho sinh hoạt dưới dạng log –
log: LnQ = - 0,5453LnP + 0,5098LnH + 0,1023LnI + 2,92918. Đồng thời xác định
mức sẵn lịng trả trung bình trên 1m3 nước sạch cho sinh hoạt của người dân là 4.600
đồng/1m3 và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đối với ban quản lý, chính quyền địa
phương.
Luận văn tốt nghiệp – khoa kinh tế - đại học Nông Lâm TP.HCM, tháng
06/2008; Phạm Thị Nguyệt Đăng; “Khảo sát nhu cầu nước sinh hoạt tại xã Tường Lộc
huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long”. Đề tài phân tích tình hình sử dụng nước sinh hoạt
của nhóm hộ chưa có nước máy ở xã Tường Lộc; tìm hiểu thực trạng khai thác và
cung cấp nước sinh hoạt tại xã; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nước máy;


 

bằng phương pháp phân tích hồi quy đã ước lượng được hàm cầu nước máy dưới dạng
tuyến tính: Q = 5,213 – 1,039*P + 0,038*C + 0,001*I + 0,318*H và dưới dạng log log: LnQ = -1,883 – 1,059*LnP + 0,186*LnC + 0,522*LnI + 0,316*LnH; và đưa ra
giải pháp cho công tác quản lý và cung cấp nước sạch tại xã.
Luận văn tốt nghiệp – khoa kinh tế - đại học Nông Lâm TP.HCM, tháng
06/2008; Đinh Thị Ngọc Ánh; “Phân tích kinh tế về nước sinh hoạt tại xã Xuân Tiến,
huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”. Đề tài tìm hiểu về tình hình cung cấp nước sinh
hoạt ở xã và hiện trạng sử dụng nước của người dân, xác định mức giá tối ưu của nước
sinh hoạt qua việc xây dựng đường cầu và đường cung nước, đánh giá về mặt kinh tế
của nước sinh hoạt, bằng phương pháp phân tích hồi quy tác giả đã ước lượng được
hàm cầu nước máy dưới dạng log – log:
LnQ = 1,082 – 1,049*LnP + 0,352*LnI + 0,135*LnH; đồng thời đưa ra các kiến nghị
và giải pháp quản lý nước sinh hoạt tại xã.
Trần Minh, Trần Hoàng Thiện, Nguyễn Thị Tâm - Cục địa chất và khoáng sản
Việt Nam, 2007. Các tác giả đã trình bày về nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… ở hiện tại và trong tương lai; tổng quan về tài nguyên
nước ở Việt Nam; hiện trạng và trữ lượng khai thác nước ngầm; hướng khai thác, sử

dụng và bảo vệ tài nguyên nước ngầm ở Việt Nam.
Trần Thanh Xuân – Viện Khí Tượng Thủy Văn, 2007, nghiên cứu về thực trạng
tài nguyên nước mặt và những thách thức trong tương lai ở Việt Nam. Tác giả đã trình
bày tổng quan về tài nguyên nước mặt, những thách thức trong tương lai do nhu cầu sử
dụng nước tăng lên mạnh mẽ, sự cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước, tác động của sự biến
đổi khí hậu tồn cầu đối với tài ngun nước.
Những nghiên cứu trên là nguồn tài liệu đáng quý giúp tôi thực hiện tốt đề tài
này. Việc xây dựng mô hình ước lượng hàm cầu nước sinh hoạt của những tác giả trên
đã cung cấp những kiến thức cơ bản giúp tôi xây dựng hàm ước lượng lượng cầu nước
máy hàng tháng của hộ dân ở xã Gia Thuận.

6


 

2.2. Tổng quan về xã Gia Thuận
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Gia Thuận nằm về phía Bắc của huyện Gị Cơng Đơng, cách trung tâm huyện lỵ
14,5 km, là một trong các xã ven sơng Xồi Rạp; đoạn giáp sơng có chiều dài khoảng
5km và cách cửa sơng thơng ra biển khoảng 4km; địa bàn xã có hai đoạn đê sơng với
tổng chiều dài 8,5km. Mé ngồi đê là đai rừng phịng hộ với diện tích trên 450ha.
Địa giới hành chính:
Phía Bắc giáp xã Tân Phước và huyện Cần Giờ - TP.HCM qua sơng Xồi Rạp.
Phía Đơng giáp huyện Cần Giờ - TP.HCM qua sơng Xồi Rạp.
Phía Nam giáp xã Tân Tây, Tân Phước.
Phía Tây giáp xã Tân Tây, Kiểng Phước, Vàm Láng.
b) Địa hình – thổ nhưỡng
Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng. Đất trên địa bàn xã là loại đất đồng

bằng ven biển được hình thành qua quá trình bồi lắng của biển. Tổng diện tích tự nhiên
của xã là 1.912,06 ha trong đó:
Đất liền: 1.375,02 ha
Sơng rạch: 537,04 ha
c) Khí tượng – thủy văn
- Khí tượng: Nhiệt độ bình qn nhiều năm Tmax = 380C, Ttb = 270C, Tmin =
140C. Lượng nước bốc hơi mạnh trong các tháng mùa khô, thấp vào các tháng mùa
mưa, lượng bốc hơi bình quân 1.427mm/năm. Độ ẩm tương đối bình quân trong năm
là 79,2%, cao nhất vào mùa mưa là 98,17%, thấp nhất vào mùa khô là 48,33%. Lượng
mưa bình quân hàng năm là 1.204mm, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch,
chiếm trên 95% lượng mưa cả năm.
- Thủy văn: Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông.
Trong năm mực nước cao nhất thường xuất hiện vào các tháng 10, 11, 12 thấp nhất
vào các tháng 6, 7. Hàng năm khả năng xâm nhập mặn vào các kênh trong khu vực với
độ mặn trung bình trên 4,5g/lít. Nước mặt được cung cấp chủ yếu từ nước mưa và
nước ngọt theo các trục kênh chính như kênh khu II vùng 3, kênh Xóm Gồng, kênh
Hội Đồng Quyền. Mặc dù hệ thống kênh nội đồng tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn
7


 

không đủ lượng nước ngọt cung cấp cho đồng ruộng trong mùa khô. Nước ngầm trên
địa bàn xã bị nhiễm mặn hồn tồn, chất lượng kém khơng sử dụng được.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội xã Gia Thuận
của Ủy Ban Nhân Dân Huyện Gị Cơng Đơng, tháng 03/2008 đã trình bày khái qt về
tình hình kinh tế - xã hội ở Gia Thuận như sau:
a) Tình hình kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn từ 1996 – 2007, tổng giá trị sản xuất tăng bình

quân 8,6%/năm, giá trị tăng thêm năm 2006 là 25,370 triệu đồng và năm 2007 ước đạt
30,596 triệu đồng. Trong đó tăng nhanh nhất là khu vực II (cơng nghiệp – tiểu thủ
cơng nghiệp) bình qn 20,7%/năm, kế đến là khu vực III (thương mại dịch vụ) tăng
bình quân 12%/năm, khu vục I (nông – lâm nghiệp) là 7,3%/năm. Trong nội bộ các
ngành, trừ lâm nghiệp giảm 0,5%/năm các ngành khác đều có tốc độ tăng nhanh.
- Thu nhập – đầu tư: Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 3,95 triệu
đồng, năm 2007 ước đạt 4,58 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư xã hội thời kì 1996 – 2007
đạt mức 47,297 triệu đồng, chiếm khoảng 25% GDP, bao gồm đầu tư từ ngân sách xã
– huyện và từ ngân sách cấp trên còn lại là vốn trong dân.
- Nông – lâm nghiệp: Giá trị sản xuất tồn ngành tăng bình qn 6,3%/năm
(1996 – 2007), giá trị tăng thêm tăng bình quân 7,3%/năm (1996 – 2007). Năm 2006
đạt 20,546 triệu đồng, năm 2007 ước đạt 23,330 triệu đồng, chiếm 3% giá trị sản xuất
khu vực I toàn huyện thể hiện:
Bảng 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực I thời kì 1996 – 2007 – xã Gia
Thuận
Chỉ tiêu
GTTT (trđ)

1995

2000

2005

2006

2007

6


10,03

17,664

20,546

23,33

Cơ cấu GTGT (%)
Trồng trọt

65,4

71,6

71,2

64,2

65,4

Chăn nuôi

11,6

20,5

18,5

11,6


11,6

Lâm nghiệp

0,5

0,1

0,2

1

0,5

22,5

7,8

10,1

23,2

22,5

Thủy sản

Nguồn: UBND xã Gia Thuận
8



 

Qua đó cho thấy: Cơ cấu kinh tế khu vực I thời kì 1996 - 2007 đã có những
bước chuyển biến tích cực, thủy sản đang vươn lên cùng với trồng trọt thành ngành
sản xuất của xã, chăn ni có mức sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm
các năm 2003- 2005.
Tình hình phát triển từng ngành cụ thể như sau:
- Trồng trọt : Diện tích đất canh tác năm 2006 đạt 709,01 ha; diện tích gieo

trồng là 1.800 ha, dự kiến năm 2007 là 1.785 ha. Diện tích đất canh tác đạt bình qn
1.109m2/người (2006). Diện tích gieo trồng lúa năm 2006 là 8.100 tấn; năm 2007 đạt
8.289 tấn, chiếm 84,9% trong cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt. Bình quân lương thực
đầu người là 1.277 kg/người (2007). Tổng diện tích gieo trồng màu thực phẩm năm
2007 ước đạt 40,7 ha phân bố dọc theo các tuyến kênh, chân ruộng, đường nông thôn ở
các ấp. Sản phẩm chủ yếu là rau ăn lá, rau gia vị, đậu các loại. Cây ăn quả được trồng
phân tán trong đất thổ cư, đất ven bờ kênh, mương diện tích nhỏ lẻ khoảng 13 ha.
Đánh giá chung về ngành trồng trọt ở Gia Thuận như sau: Trong quá trình phát triển,
ngành trồng trọt ở Gia Thuận có 2 mốc tăng trưởng đáng chú ý, đó là tăng trưởng
nhanh với tốc độ tăng bình quân 14,7%/năm trong giai đoạn 1996 – 2000 ứng với q
trình mở rộng diện tích lúa 3 vụ/năm; đến giai đoạn 2001 – 2007 mức tăng trưởng bình
qn chỉ cịn 2,9%/năm cơ cấu sản xuất các loại cây trồng đã đi dần vào ổn định với
hai loại cây trồng chủ lực là lúa và màu thực phẩm.
- Chăn nuôi: Trước năm 2003, Gia Thuận nổi lên như là một trong những xã có

phong trào ni gia cầm mạnh của huyện với tổng đàn đạt 59.092 con (2003) thì đến
những năm gần đây số lượng đàn gia cầm đã giảm sút nghiêm trọng chỉ còn 10.565
con (2006). Đàn heo từ 2.788 con (2003) giảm còn 2.150 con (2006). Mặc dù nông
dân đã chuyển hướng sang vật nuôi mới như bò, dê nhưng vẫn chưa đủ bù đắp phần
giảm sút của đàn gia cầm và đàn heo mang lại. Sản lượng thịt hơi năm 2006 đạt 250

tấn và năm 2007 ước đạt 261 tấn thịt hơi các loại.
- Ngư nghiệp: Gía trị sản xuất tồn ngành tăng bình qn 11,1%/năm (1996-

2000); 14,8%/năm (2001-2007); năm 2006 đạt 9.746 triệu đồng, năm 2007 ước đạt
10.769 triệu đồng, (trong đó ni thủy sản chiếm 91,5%, đạt 10.419 triệu đồng). Tình
hình phát triển cụ thể như sau:
9


 

- Ni trồng thủy sản: Tổng diện tích ni là 120 ha, trong đó phần diện tích ni

thủy sản mặn lợ tập trung phía ngồi đê sơng, ven rừng phịng hộ. Sản lượng nuôi thủy
sản năm 2006 đạt 314 tấn, năm 2007 đạt 332 tấn .
- Đánh bắt thủy sản: Gia Thuận chỉ có một tàu đánh bắt thủy sản với công suất
40CV hoạt động đánh bắt ven bờ. Sản lượng đánh bắt 20-025 tấn/năm và có xu hướng
giảm dần. Khai thác nội địa do nguồn tài nguyên tự nhiên ngày càng suy giảm nên sản
lượng thu được cũng giảm dần từ 12,7 tấn(1995) giảm còn 1,9 tấn(2007)
- Lâm nghiệp: Từ 1995 đến nay, diện tích rừng phịng hộ ở Gia Thuận đã giảm từ
516 ha (1995) xuống còn 465,65 ha (2005) và đến năm 2007 chỉ còn 271 ha do việc
khoanh bao nuôi thủy sản và chuyển sang đất khu cơng nghiệp. Trên phần diện tích đất
cịn lại, cây rừng chủ yếu là dừa nước, đước và mắm. Một phần diện tích rừng trồng đã
thực hiện giao khốn cho người dân quản lý.
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Là xã vùng sâu, ngành CN – TTCN Gia
Thuận chỉ bao gồm loại hình gia cơng xay xát gạo chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của
địa phương. Tổng giá trị sản xuất năm 2006 đạt 975 triệu đồng, trong đó CN – TTCN
địa phương là 140 triệu đồng, năm 2007 ước đạt 1.131 triệu đồng, CN –TTCN địa
phương là 197 triệu đồng, chỉ chiếm 0,5% giá trị sản xuất toàn xã. Giá trị tăng thêm
năm 2007 ước đạt 65 triệu đồng.

- Thương nghiệp – dịch vụ: Xã có một chợ trung tâm nằm ở giao lộ giữa đường
Huyện 02 và đường huyện 06 trên địa bàn ấp 2 có diện tích mặt bằng là 4.000m2.
Doanh số mua của xã năm 2006 đạt 39,008 triệu đồng, năm 2007 ước đạt 41,007 triệu
đồng. Trong đó, thương nghiệp địa phương chỉ chiếm trung bình 10 – 11% so với tổng
doanh số mua toàn xã. Doanh số bán của xã năm 2006 đạt 50,260 triệu đồng, năm
2007 ước đạt 51,922 triệu đồng. Trong đó, thương nghiệp địa phương đạt 5,678 triệu
đồng so với tổng doanh số bán toàn xã. Giá trị tăng thêm của thương nghiệp địa
phương năm 2006 đạt 727 triệu đồng, năm 2007 ước đạt 787 triệu đồng. Hoạt động
thương nghiệp của xã còn yếu hơn các xã khác trong huyện. Ngành thương nghiệp chỉ
chiếm 3,6% trong cơ cấu kinh tế của xã.

10


 

b) Tình hình dân số - xã hội
Dân số trung bình năm 2006 theo kết quả điều tra nơng nghiệp nông thôn là
6.232 người. Số liệu quản lý hộ khẩu của công an xã Gia Thuận đến hết năm 2007 là
1.440 hộ với 6.780 nhân khẩu. Mật độ dân số 326 người/km2, là một trong 4 xã có mật
độ dân cư thấp nhất của huyện (mật độ dân số trung bình của huyện là 429 người/km2).
Cơ cấu dân số năm 2007 cho thấy Gia Thuận có cấu trúc dân số trẻ và chia theo nhóm
tuổi như sau:
Dưới 14 tuổi: 1.558 người, chiếm 23,9%
15 -17 tuổi: 416 người, chiếm 6,4%
18 – 60 (nam), 18 – 55 (nữ); 3.736 người, chiếm 57,5%
Trên 56 (nữ), 61 (nam): 782 người, chiếm 12,2%
Nhìn chung dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở ấp 3, ấp 4, ấp 6; Chủ
yếu dọc theo tuyến giao thơng chính như Đường Huyện 06, Đường Huyện 02 nối dài.
Một bộ phận từ 25 – 30% dân cư sống rải rác ngoài đồng, dọc theo các tuyến kênh trên

địa bàn xã. Theo số liệu điều tra thực trạng nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm
2006 của Cục Thống Kê Tiền Giang, tồn xã có 81,2 % số hộ nông nghiệp, 0,7% lâm
nghiệp, 2,3% hộ thủy sản, 2,8% hộ cơng nghiệp – xây dựng, 6,8% hộ thương nghiệp,
cịn lại là hộ vận tải và các hoạt động dịch vụ khác. Số hộ nghèo theo chuẩn mới được
cấp sổ năm 2006 là 343 hộ, chiếm 23,1% tổng số hộ.
- Giáo dục
Giáo dục mầm non: Bao gồm 1 điểm trường mẫu giáo trung tâm và 2 điểm phụ
với tổng diện tích là 1.877 m2.
Giáo dục tiểu học: Trường tiểu học Gia Thuận với điểm chính ở ấp 2 có diện
tích 2.029 m2 và 4 điểm trường. Tổng số phòng học là 15 phòng, được xây dựng đạt
tiêu chuẩn bán kiên cố (cấp 4). Tổng số công nhân viên là 29 người.
Trung học cơ sở và trung học phổ thông: Xã chưa có trường THCS và THPT.
Học sinh học khối này phải học ở trường THCS Tân Phước và trường THPT Gò Công
Đông (Tân Tây).
Công tác giáo dục thường xuyên: Xã đã đạt chuẩn quốc gia về cơng tác xóa mù
chữ - PCGDTH vào năm 1994, phổ cập THCS vào năm 2004.
11


 

- Y tế
Trạm y tế xã được xây dựng mới năm 2005 ở địa bàn ấp 2 có diện tích 927 m2,
bao gồm 6 phòng, 1 giường cấp cứu, 4 giường bệnh và được trang bị tương đối đầy đủ
các thiết bị - y cụ cần thiết.
- Văn hóa thơng tin – TDTT
Cơ sở vật chất phục vụ cho lĩnh vực văn hóa thơng tin ở xã cịn nhiều hạn chế,
thiếu cán bộ chuyên trách. Các hoạt động văn hóa ngoài việc tập trung phục vụ cho lễ
hội hàng năm tổ chức tại đền thờ Trương Định chỉ bao gồm các cuộc vận động đăng
ký xây dựng gia đình văn hóa và tuyên truyền các chủ điểm chung của Huyện. Xã có

một ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa là ấp 2.
- Tài chính – tín dụng
Tài chính: Năm 2006, tổng thu ngân sách của xã Gia Thuận là 1.096,4 triệu
đồng, trong đó thu từ kinh tế địa phương là 210,3 triệu đồng, chiếm 0,8% thu nhập
toàn xã, phần ngân sách xã hưởng là 141 triệu đồng; năm 2007, dự kiến tổng thu là
1.371,9 triệu đồng, trong đó thu từ kinh tế địa phương là 262,3 triệu đồng, bằng 0,9%
so với tổng thu nhập, ngân sách xã hưởng 174,5 triệu đồng.
Trong các khoản thu ngân sách xã: Đối với các khoản thu xã hưởng 100% chỉ
chiếm tỉ lệ 30,3% năm 2006 và ước đạt 28% năm 2007 so với tổng thu ngân sách xã.
Khoản thu điều tiết từ thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ và thuế GTGTTNDN chiếm 69,7% thu ngân sách xã năm 2006 và chiếm 72% thu ngân sách xã năm
2007. Nhìn chung, nguồn thu ngân sách xã qua các năm còn gặp nhiều khó khăn, số
nguồn thu hạn chế, xã thiếu nguồn thu chủ lực ổn định. Để đảm bảo nhu cầu chi, hàng
năm ngân sách xã được cấp bổ sung từ ngân sách cấp trên năm 2006 chiếm tỉ trọng
80,8%, năm 2007 dự kiến là 80,9% tổng thu ngân sách xã. Mức chi bổ sung này tăng
bình quân 19%/năm.
Chi ngân sách: Năm 2006 tổng chi ngân sách là 1024,1 triệu đồng, tăng bình
qn 9,7% năm (1996- 2007)
Tín dụng ngân hàng: Năm 2004, nguồn vốn đạt 13,9 tỉ đồng, năm 2005 ước đạt
15,2 tỉ đồng; tăng bình quân 9,4%/năm (1998- 2005). Tổng dư nợ cho vay năm 2004 là
13.969 triệu đồng, năm 2005 ước đạt khoản 15.212 triệu đồng, tăng bình quân 9,4%
năm(1998- 2005), chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp ( chiếm 59,9% tổng dư
12


 

nợ), nuôi trồng thủy sản ( chiếm 27,3 tổng dư nợ), trong đó cho vay trung hạn – dài
hạn chiếm 47% tổng dư nợ. Tổng doanh số cho vay năm 2006 là 12.564 triệu đồng,
năm 2007 ước đạt 14.347 triệu đồng, tăng bình quân 9,6%/năm (2000- 2007).
c) Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông vận tải
Giao thông đường bộ: Trục giao thơng chính của xã là Đường Huyện 06 đoạn
qua xã dài 1,75 km, Đường Huyện 02 nối dài, tiếp giáp từ Kiểng Phước qua Gia Thuận
đến Tân Phước dài 4,05 km. Các tuyến đường giao thông nơng thơn có tổng chiều dài
6,79 km phối hợp đoạn đê biển qua xã dài 5,375 km tạo mạng lưới giao thông tương
đối thuận lợi đến các nơi trong xã.
Giao thông đường thủy: Tổng chiều dài mạng lưới sông rạch tồn địa bàn là
9,823 km, trong đó đoạn tiếp giáp sơng Xồi Rạp dài 5 km. Xã có một bên đò ngang
Gia Thuận – Lý Nhơn với 2 chiếc đò khách và 8 ghe vận tải nhỏ chở hàng hóa.
- Thủy lợi
Mạng lưới thủy lợi của xã với 35 tuyến kênh – rạch có tổng chiều dài 41,86 km,
đạt mật độ bình qn 4,56 km/km2. Trong đó các tuyến kênh tưới chủ yếu là kênh
Xóm Gồng, Xóm Gồng 8, Xóm Gồng 9, Xóm Gồng 10, Xóm Gồng 11, Xóm Gồng 12.
Hệ thống cống tiêu chủ yếu gồm cống Hội Đồng Quyền, cống Xóm Gồng… Hệ thống
đê trên địa bàn gồm đoạn đê ngăn mặn cửa sơng Xồi Rạp dài 5,56 km và đê ngăn
mặn tuyến ngoài dài 2,55 km. Hệ thống cống qua đê do thi công khá lâu nên hầu hết
đã bị xuống cấp.
- Điện – bưu điện – nước
Điện: Nguồn điện chính cung cấp cho xã lấy từ đường dây 22 KV dọc Đường
Huyện 01, đoạn Tân Tây – Tân Phước. Mạng lưới điện ở Gia Thuận đã phủ khắp các
ấp, lưới điện chạy dọc theo các tuyến giao thông nông thôn. Năm 2007, tổng số hộ sử
dụng điện của xã là 1.493 hộ, chiếm tỉ lệ 98,3% tổng số hộ. Tỉ lệ tổn thất trên lưới
phân phối thuộc phần quản lý của điện lực là 9%. Công tác quản lý, vận hành lưới điện
do chi nhánh điện Gị Cơng Đơng chịu trách nhiệm; lưới điện sau điện kế do tổ trưởng
tổ điện quản lý.
13


 


Bưu điện: Trước đây, hệ thống bưu điện xã ghép chung với bưu điện khu vực
Tân Tây. Đến năm 2000, xã được xây dựng một bưu điện văn hóa. Tổng chiều dài
đường dây cáp là 15,5 km (2007).
Cấp thoát nước: Xã có trạm cấp nước Gia Thuận từ năm 2002. Ngồi ra cịn có
101 bể chứa nước dung tích 1m3 từ chương trình hỗ trợ của UNICEF được đầu tư cho
nhân dân với tổng vốn 274 triệu đồng. Gia Thuận thiếu hệ thống thoát nước, nước
thoát chảy tự nhiên xuống kênh, rạch không qua xử lý.
2.3. Đánh giá khái quát chung
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội như trên đã đem lại cho xã Gia Thuận
những thuận lợi và cả những khó khăn.
2.3.1. Thuận lợi
Điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của xã tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, phát triển dịch vụ
hậu cần nghề cá và các ngành công nghiệp chế biến khác.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật được tập trung đầu tư, tạo tiền đề các ngành sản xuất
dịch vụ phát triển.
Chính trị - an ninh – quốc phịng ổn định là một nhân tố quan trọng bảo đảm
cho sự tăng trưởng về kinh tế.
Cấu trúc dân số trẻ, đa số thuộc nhóm tuổi lao động nên là nguồn cung cấp lao
động dồi dào cho xã hội.
2.3.2. Khó khăn
Sản xuất nơng nghiệp bị hạn chế do lệ thuộc vào thiên nhiên, diện tích canh tác
ít. Trước năm 2000, khi mà hệ thống đê, cống ngăn mặn chưa được xây dựng, hàng
năm khả năng xâm nhập mặn vào các kênh trên địa bàn xã với độ mặn trung bình trên
4,5 g/lít, làm cho diện tích trồng lúa, hoa màu khơng nhiều do không đủ nước ngọt
cung cấp cho đồng ruộng, nhất là mùa khô. Từ năm 2000 trở đi một số hệ thống đê,
cống ngăn mặn được xây dựng làm giảm khả năng xâm nhập mặn ở các kênh, sơng
nên diện tích trồng lúa gia tăng, nhưng do các hệ thống đê này không được cải tạo,
nâng cấp, nên hầu hết giờ đã bị xuống cấp, khả năng ngăn mặn giảm nên dẫn đến diện
tích canh tác lúa, hoa màu của người dân không ổn định, tùy thuộc vào mức độ xâm

nhập mặn của các kênh, sông cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng.
14


 

Kết cấu hạ tầng chỉ mới đáp ứng nhu cầu tối thiểu, cơ sở vật chất phục vụ cho
đời sống văn hóa – tinh thần cịn nhiều hạn chế.
Đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, trình độ học vấn chưa cao.
Thiếu hệ thống thoát nước, nước thải xuống kênh – rạch không qua xử lý, tăng
khả năng gây ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
dân cư.
Nước ngầm trên địa bàn xã bị nhiễm mặn hồn tồn, chất lượng kém khơng sử
dụng được. Thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.

15


×