Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

NGUYEN THI TUYET 06KN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.46 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

NGUYỄN THỊ TUYẾT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn văn “Khảo sát quá trình
sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp” do Nguyễn Thị Tuyết, sinh viên
khóa 32, ngành Kinh doanh nông nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

TS.THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn

Ký tên, ngày

tháng

năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

Ký tên, ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, con xin bày tỏ lòng thành kính,
lòng biết ơn sâu sắc đối với bố mẹ đã sinh thành, không quản khó nhọc nuôi dạy con
trưởng thành.
Lòng chân thành cảm ơn:
Thầy Thái Anh Hòa, giảng viên trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, cùng quý thầy cô
khoa kinh tế đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Các cô chú, anh chị ở Sở NN và PTNT ở tỉnh Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Đồng gửi lời cảm ơn đến những người thân cùng bạn bè đã giúp đỡ tôi trong

quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ TUYẾT, Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh. Tháng 07 năm 2010. “Khảo sát quá trình sản xuất và tiêu thụ
lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp”.
NGUYEN THI TUYET, Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho
Chi Minh City. July, 2010. “A study of rice production and marketing in Dong
Thap province”.
Lúa gạo là một mặt hàng quan trọng vào loại bậc nhất của tỉnh Đồng Tháp. Tuy
nhiên trong vài năm gần đây việc sản xuất lúa gạo còn gặp nhiều khó khăn về chất
lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ.
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xem xét về quá trình sản xuất và tiêu thụ
lúa gạo trong tỉnh, đánh giá tình hình cung cầu trong tỉnh, nhu cầu tiêu thụ nội địa và
xuất khẩu. Đồng thời đề tài cũng tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của kênh tiêu thụ
lúa gạo và xác định chi phí, lợi nhuận của các thành phần kinh tế tham gia vào kênh
tiêu thụ sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.
Một số giải pháp được đề xuất để gia tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất và
tiêu thụ lúa gạo gồm:
- Xây dựng và phát triển mạng lưới nhân giống từ các câu lạc bộ giống, nâng
cao trình độ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất.
- Hỗ trợ vốn sản xuất cho người trồng lúa, hỗ trợ cho nông dân trồng lúa các
loại giống có chất lượng cao để đem lại năng suất tốt.
- Cho sớm ban hành Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đẩy mạnh và tăng
cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích ngiên cứu

1

1.2.1. Mục đích chung

1


1.2.2. Mục đích cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

3

2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp

3

2.1.1. Vị trí địa lý

3

2.1.2. Khí hậu

4

2.2. Tình hình dân số lao động

4

2.3. Tình hình kinh tế - xã hội


5

2.3.1. Tăng trưởng kinh tế - xã hội

5

2.3.2. Cơ cấu ngành nghề sản xuất

6

2.4. Cở sở hạ tầng

7

2.5. Hiện trạng sử dụng đất

9

2.6. Thời vụ sản xuất

10

2.7. Tình hình sản xuất và cung ứng giống

11

2.7.1. Sản xuất lúa đầu giòng

11


2.7.2. Kết quả sản xuất giống lúa

12

2.7.3. Hiện trạng cung ứng giống lúa

12

2.8. Hiện trạng đầu tư sản xuất

13

2.8.1. Cung ứng phân cho sản xuất

13

2.8.2. Cung ứng thuốc bảo vệ thực vật

13

2.9. Thị trường lương thực trong tỉnh

14

2.9.1. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ bảo quản chế biến và kinh doanh LT
v

14



2.9.2. Hiện trạng thu mua và tiêu thụ lương thực
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

16
17
17

3.1.1. Khái niệm về thị trường

17

3.1.2. Khái niệm về kênh sản xuất và tiêu thụ

17

3.1.3. Đặc điểm cung- cầu

18

3.1.5. Tầm quan trọng của sự ổn định thị trường lương thực

20

3.1.6. Các chính sách về lương thực và cơ sở xây dựng chính sách

21

3.2. Phương pháp nghiên cứu


23

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp

25
25

4.1.1.Diện tích

25

4.1.2. Năng suất và sản lượng

26

4.1.3. Chi phí sản xuất

27

4.2. Nhu cầu tiêu thụ nội địa trong tỉnh Đồng Tháp

28

4.2.1. Nhu cầu tiêu thụ tại chổ và giữ lại làm giống

29

4.2.2. Nhu cầu chăn nuôi và chế biến


29

4.2.3. Nhu cầu lương thực dự trữ

30

4.2.4. Nhu cầu tiêu thụ lúa gạo ở các tỉnh khác

31

4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.

31

4.3.1. Thuận lợi

31

4.3.2. Khó khăn

32

4.4. Tiêu thụ xuất khẩu

33

4.4.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam

33


4.4.2. Tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh Đồng Tháp

33

4.4.3. Thị trường xuất khẩu gạo của tỉnh Đồng Tháp

34

4.5. Cơ chế cung cầu và giá lúa ở tỉnh Đồng Tháp

35

4.5.1. Cơ chế cung cầu

35

4.5.2. Nghiên cứu sự biến động giá lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp

36

4.6. Hệ thống kênh SX - tiêu thụ lúa gạo và hiệu quả của kênh này ở tỉnh Đồng
Tháp

39
vi


4.6.1. Mô Hình Của Kênh Sản Xuất – Tiêu Thụ Lúa Gạo Ở Tỉnh Đồng Tháp


39

4.6.2. Hiệu quả kinh tế của các kênh lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp

40

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

53

5.2.1. Đối với nông dân

53

5.2.2 Đối với chính quyền

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN – CB

Chăn nuôi và chế biến

CP

Chi phí

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐG

Đơn giá

ĐX

Đông Xuân

Ha

Hecta

HT


Hè Thu

LN

Lợi nhuận

LT

Lương thực

Sở NN và PTNT

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

SX

Sản xuất



Thu Đông

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân


XK

Xuất khẩu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bố Trí Sử Dụng Đất Ở Tỉnh Đồng Tháp

9

Bảng 2.2. Cơ Cấu Lúa Hai Vụ

10

Bảng 2.3. Cơ Cấu Lúa Ba Vụ

10

Bảng 2.4. Cơ Cấu Giống Lúa Trên Toàn Tỉnh Năm 2008 – 2009

11

Bảng 2.5. Kết Quả Sản Xuất Giống Lúa Năm 2009

12

Bảng 2.6. Nhu Cầu Phân Bón Giai Đoạn 2008 – 2009


13

Bảng 2.7. Nhu Cầu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

13

Bảng 3.1. Những Yếu Tố Tác Động Đến Quan Hệ Cung Cầu Lương Thực

21

Bảng 4.1. Diện Tích Gieo Trồng Lúa

25

Bảng 4.2. Chi Phí Sản Xuất Lúa/1 Ha Năm 2009 Của Tỉnh Đồng Tháp

28

Bảng 4.3. Nhu Cầu Tiêu Dùng Theo Năm Ở Tỉnh Đồng Tháp

29

Bảng 4.4. Nhu Cầu Chăn Nuôi Và Chế Biến

30

Bảng 4.5. Diễn Biến Tình Hình Quỹ Dự Trữ Qua Các Năm 2005 – 2009

31


Bảng 4.6. Sản Lượng Xuất Khẩu Gạo Của Việt Nam Năm 2005 – 2009

33

Bảng 4.7. Tình Hình Xuất Khẩu Gạo Qua Các Năm Của Tỉnh Đồng Tháp

34

Bảng 4.8. Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Của Tỉnh Đồng Tháp Năm 2008 – 2009.

34

Bảng 4.9. Tình Hình Cung Cầu Của Tỉnh Đồng Tháp 2005 -2009

35

Bảng 4.10. Giá Lúa Ở Tỉnh Đồng Tháp 2008 – 2009

37

Bảng 4.11. Diễn Biến Giá Gạo Ở Tỉnh Đồng Tháp 2005 - 2009

38

Bảng 4.12. Tổng Chi Phí Và Biến Phí Cho 1 Tấn Lúa Ở Các Nhà Máy Xay Xát.

42

Bảng 4.13. KL Xay Xát, CP, ĐG Và LN Của Nhà Máy Xay Xát Theo Qui Mô.


43

Bảng 4.14. Hạch Toán LN Trung Bình Của Kênh Tiêu Thụ Lúa Gạo Nội Địa.

45

Bảng 4.15. KL, CP, ĐG Và LN Của Nhà Máy Chế Biến Gạo XK Theo Tỷ Lệ Tấm. 47
Bảng 4.16. Tỷ Lệ Lợi Nhuận Trung Bình Của Kênh Tiêu Thụ Xuất Khẩu.

ix

48


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Diễn Biến Thay Đổi Diện Tích Ở Tỉnh Đồng Tháp

25

Hình 4.2. Năng Suất Lúa Ở Tỉnh Đồng Tháp 2005 – 2009

26

Hình 4.3. Sản Lượng Lúa Ở Đồng Tháp 2005 – 2009

27

Hình 4.4. Sơ Đồ Kênh Sản Xuất Tiêu Thụ Lúa Gạo Của Tỉnh Đồng Tháp.

39


Hình 4.5. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Nội Địa

40

Hình 4.6. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Xuất Khẩu

45

Hình 4.7. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Xuất Khẩu Khi Xóa Hạn Ngạch.

46

Hình 4.8. Sơ Đồ Hệ Thống Kinh Doanh Lúa Gạo Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Tháp

48

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, chính sách đổi mới của Việt Nam đã giúp nền nông
nghiệp đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó nổi bật nhất là thành tích sản lượng
lương thực. Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng gao xuất khẩu nhiều
nhất trên thế giới, và trong sản xuất lương thực ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng
sản lượng gạo cao nhiều nhất so với các vùng khác, Đồng Tháp là một tỉnh thuộc
Đồng Bằng Sông Cửu Long nên có tiềm năng về nông nghiệp rất lớn, được coi là một

trong những vùng trọng điểm lương thực của cả nước, là tỉnh vựa lúa lớn thứ ba của
Việt Nam.. Hàng năm, Đồng tháp xuất khẩu và cung cấp lúa gạo với khối lương lớn
trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, việc sản xuất lúa gạo trong tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn cả
về giai đoạn sản xuất và tiêu thụ biến động thất thường về giá gạo ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất lúa gạo trong tỉnh. Mặt khác hệ thống quản lý tiêu thụ lúa gạo làm cho giá
cả đầu ra không ổn định, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân.Từ đó việc
đánh giá lại thị trường tiêu thụ lúa gao ở tỉnh Đồng Tháp là yêu cầu bức xúc của nhà
nước và bà con nông dân.
Việc góp phần ổn định sản xuất lương thực tại địa phương, có ý nghĩa đáng kể
trong phát huy thế mạnh trong tỉnh. Đề tài “KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP” nhằm góp phần đưa ra những
nhận xét, đề xuất hướng giải quyết những vấn đề về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong
tỉnh nhà ngày càng ổn định và phát triển hơn.
1.2. Mục đích ngiên cứu
1.2.1. Mục đích chung
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp.


1.2.2. Mục đích cụ thể
Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp.
Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Xác định chi phí
và lợi ích của các thành phần tham gia vào kênh sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.
Đề xuất một số giải pháp kinh tế để gia tăng hiệu quả sản xuất,tiêu thụ lúa gạo ở
tỉnh Đồng Tháp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 20/03/2010 đến 05/06/2010.
Về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp, nghiên cứu

chủ yếu từ năm 2005- 2009.
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương I: Đặt vấn đề
Nêu khái quát vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Chương II: Tổng quan
Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội,
tình hình sử dụng đất đai, hệ thống cây trồng nông nghiệp.
Chương III: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm liên quan đến sản xuất nông nghiệp. nêu vắn tắt các
phương pháp sẽ sử dụng trong nghiên cứu.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày những kết quả đạt được, phân tích thảo luận các kết quả đó.
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Từ những kết quả phân tích trên rút ra kết luận, đề ra những biện pháp nhằm
nâng cao năng suất của cây nông nghiệp, đồng thời tăng thu nhập cho người nông dân
trồng lúa.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp
2.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh
của vùng Đồng Tháp Mười, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp Vĩnh Long và
Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang.
Tỉnh có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; nhiều ao, hồ lớn. Sông
chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132km.

Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao
lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông thương.
Đồng Tháp có đường biên giới tự nhiên với Vương Quốc Campuchia dài
khoảng 52,3 km kéo dài theo hai ranh giới huyện Hồng Ngự và Tân Hồng. Sông Tiền
chia cắt Đồng Tháp thành hai khu vực. Phía Bắc là vùng Đồng Tháp mười rộng lớn
với diện tích tự nhiên 250.731 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây BắcĐông Nam). Đây là một vùng đất thấp, có nơi thấp hơn mặt nước biển. Vùng phía
Nam sông Tiền có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu,
địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa.
Tỉnh có hệ thống kênh đào chằng chịt như để thoát nước và giao thông như:
kênh Thống Nhất, kênh Trung Ương, kênh Hoà Bình, kênh An Phong, kênh Xáng
Một, kênh Lấp Vò, kênh Mương Khai.
Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1 - 2 m so với
mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:
Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam,
nơi cao nhất không quá 4 m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.


Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng
dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8 - 1,0 m. Do địa hình thấp nên
mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m.
Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở
Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có
một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông
này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2.400 km kênh đào cấp II và
III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt
vào đồng.
2.1.2. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung
bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 - 1.520 mm, tập trung vào mùa

mưa, chiếm 90-95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như trên là điều kiện thuận lợi để tỉnh
phát triển kinh tế hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
2.2. Tình hình dân số lao động
Dân số toàn tỉnh năm 2004 đạt 1,639 triệu người. Trong đó, tỷ lệ nữ là 840,7
người, chiếm 51,29%. Khu vực thành thị 246,1 ngàn người, chiếm 15%. Khu vực nông
thôn 1.393,3 ngàn người, chiếm 85%. Lao động tổng số 835.776 người. Trong đó, Lao
động nông, lâm nghiệp chiếm 78%. Lao động thủy sản chiếm 1,88%. Lao động công
nghiệp chiếm 6,05%. Lao động thương mại dịch vụ chiếm 14,07%. Toàn tỉnh có 11
huyện, thị xã với 139 xã phường, thị trấn.
Đồng Tháp đã có nhiều giải pháp giải quyết việc làm được triển khai có hiệu
quả như: Chương trình cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm đã giải ngân 36.316 triệu đồng
cho 3.066 hộ vay, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động; sàn giao dịch việc làm qua
3 lần tổ chức đã có trên 1.920 lao động nộp đơn xin việc làm, công tác tư vấn, giới
thiệu, cung ứng lao động và tuyên truyền tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp
đã tạo điều kiện cho hơn 21.000 lao động đi làm việc ngoài tỉnh, đồng thời các hình

4


thức đào tạo nghề, các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng thu
hút và tạo việc làm cho gần 19.000 lao động.
Đặc biệt, qua thống kê, năm 2009, Đồng Tháp đã có khoảng 1.200 lao động mất
việc làm, thiếu việc làm, xin thôi việc, trong đó có khoảng 500 lao động mất việc do
doanh nghiệp phá sản, hoặc ngưng hoạt động, song nhờ triển khai thực hiện các giải
pháp tạo việc làm và hỗ trợ việc làm, đến nay phần lớn số lao động này đã được các
doanh nghiệp khác tiếp nhận vào làm việc ổn định trong khi trong khi trên địa bàn tỉnh
chưa có trường hợp doanh nghiệp hoặc người lao động nào phải hỗ trợ theo Quyết
định 30/CP

Trong năm 2009, mặc dù chịu sự tác động mạnh của suy giảm kinh tế nhưng
nhờ thực hiện tốt mục tiêu gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội
nên các cấp, các ngành trong tỉnh cũng đã giải quyết việc làm cho gần 42.000 lao
động; tình trạng lao động bị mất việc, thiếu việc làm chỉ xảy ra trong những tháng đầu
năm và mau chóng ổn định trở lại.
2.3. Tình hình kinh tế - xã hội
2.3.1. Tăng trưởng kinh tế - xã hội
Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng tích
cực. Năm 2008, tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp tăng 16,56% cao nhất trong vòng
10 năm, trong đó, nông nghiệp tăng 6,81%, công nghiệp - xây dựng tăng 38,28%, dịch
vụ tăng 19,14%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 489 triệu USD, xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ
trọng lớn đạt 230 triệu USD. Đến năm 2010, Đồng tháp phấn đấu tăng trưởng GDP đạt
13%.
Chỉ số cạnh tranh của Đồng Tháp đứng thứ 5 trên cả nước về môi trường đầu
tư. Công tác thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp cũng đạt một số kết quả tích
cực. Toàn tỉnh có 107 dự án, trong đó có 49 dự án đã đi vào sản xuất. Đồng Tháp hiện
có 10.000 ha khu công nghiệp sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư.

5


2.3.2. Cơ cấu ngành nghề sản xuất
a. Ngành nông lâm nghiệp
Ngành nông - lâm - thủy sản: Tính theo giá so sánh 1994 tăng bình quân 5
năm 9,38%/năm, trong đó ngành nông nghiệp tăng 9,05%/năm; ngành lâm nghiệp tăng
4,7%/năm, ngành thủy sản tăng 13,13%/năm. Giá trị tăng thêm (GDP) ngành nông lâm - thủy sản tăng bình quân 5 năm 7,49%/năm.
Ngành trồng trọt: Đang từng bước chuyển hướng đi vào chiều sâu với việc
thâm canh, tăng vụ, đẩy nhanh ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất, góp phần giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng
nông sản hàng hóa. Sản lượng lúa tăng liên tục từ 1,9 triệu tấn năm 2001 lên gần

2,6 triệu năm 2005, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, vượt chỉ tiêu đề ra là ổn định ở
mức 2,0 triệu tấn/năm. Diện tích hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và diện tích
vườn cây ăn trái liên tục được mở rộng, với các loại cây trồng phù hợp nhu cầu của thị
trường; đã hình thành được nhiều mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Ngành chăn nuôi gia súc: Phát triển mạnh. Đến nay, tổng đàn heo có khoảng
320.000 con, gấp 1,74 lần; đàn bò có trên 28.000 con, gấp 9,3 lần so với năm 2000.
Riêng đàn gia cầm giảm do ảnh hưởng dịch cúm, hiện tổng đàn có trên 3 triệu con.
Ngành thủy sản: Có bước phát triển vượt bậc do phát huy tốt lợi thế vùng đất
bãi bồi ven sông; bước đầu hình thành vùng nguyên liệu tập trung, có chất lượng, đáp
ứng cho công nghiệp chế biến và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thủy sản của Tỉnh.
Năm 2005, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 138.920 tấn. Trong đó, nuôi trồng 118.920
tấn, gấp 3,4 lần so với năm 2000.
Ngành lâm nghiệp: Tiếp tục được đầu tư theo các chương trình, dự án với
mục tiêu bảo tồn sinh thái vùng Ðồng Tháp Mười, chắn sóng, che phủ, phục vụ quốc
phòng, từng bước khép kín diện tích rừng, nâng cao hiệu quả quỹ đất lâm nghiệp của
địa phương. Ðến nay, tổng diện tích rừng khoảng 11.500 ha. Trong đó, rừng tràm
11.350 ha, phân bổ chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh rừng bạch đàn
150 ha, ở huyện Tân Hồng.

6


b. Ngành tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm qua ngành công nghiệp Tỉnh có bước chuyển biến tích cực,
năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng lên đáng kể, một số sản phẩm
đã cạnh tranh được trên thị trường trong nước và nước ngoài, góp phần đáp ứng tốt
nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tầng lớp nhân dân. Nhiều ngành nghề tiểu, thủ công
nghiệp được khôi phục, phát triển, góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng chung của
toàn ngành.

Đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã hình thành 3 khu công nghiệp tập trung và 16
cụm công nghiệp huyện, thị thu hút được nhiều cơ sở, doanh nghiệp đầu tư sản xuất
kinh doanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng toàn ngành.
c. Ngành thương mại dịch vụ
Giá trị tăng thêm toàn ngành thương mại - dịch vụ bình quân 5 năm tăng
12,05%/năm.
Hoạt động sôi động, khối lượng hàng hóa lưu thông ngày càng tăng, cơ cấu mặt
hàng phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu cơ bản về sản xuất và tiêu dùng của
các tầng lớp dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn bình quân
5 năm tăng 15,8%/năm.
Mạng lưới kinh doanh tiếp tục được mở rộng ở cả khu vực thành thị đến nông
thôn, vùng sâu, vùng biên giới với sự hình thành và ra đời của các trung tâm thương
mại, siêu thị, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ nông
thôn.
2.4. Cở sở hạ tầng
Giao thông vận tải
Đồng Tháp có hệ thống giao thông đường bộ và thủy khá phong phú. Trong đó
có các cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng là: Quốc lộ 30 từ biên giới Campuchia nối
liền quốc lộ 1A, nối với các Tỉnh Tiền Giang, Long An và đặc biệt với khu kinh tế
trọng điểm phía nam (TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), Quốc lộ 80 nối quốc
lộ 1A với phà Vàm Cống, Quốc lộ 54 nằm cặp sông Hậu kéo dài từ phà Vàm Cống
đến Trà Vinh. Bên cạnh hệ thống giao thông bộ, còn có 2 nhánh sông lớn, sông Tiền
và sông Hậu đi qua. Cảng Đồng Tháp thuộc hệ thống cảng biển quốc gia đang từng

7


bước được đầu tư để trở thành đầu mối trung tâm tiếp nhận hàng hóa của Tỉnh và các
loại phương tiện lớn trong nước và quốc tế.
Giáo dục

Giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng về quy mô, ngành
nghề, đến tận vùng sâu, biên giới, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập
đa dạng của các tầng lớp nhân dân.
Về công tác đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tiếp
tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường hỗ trợ các trường dạy
nghề cấp huyện, gắn đào tạo với nhu cầu phát triển của địa phương, ngành, doanh
nghiệp, hàng năm có trên 23.000 sinh viên, học viên theo học. Riêng đối với đào tạo,
dạy nghề trong năm tuyển mới đào tạo nghề cho khoảng 21.500 em (cao đẳng nghề
600 em, trung cấp nghề 3.000 em, còn lại là sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 36,1 %, trong đó, qua đào tạo nghề 24,7 %.

8


2.5. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.1. Bố Trí Sử Dụng Đất Ở Tỉnh Đồng Tháp
Đvt: ha
Năm
2008

Tỷ lệ (%)

2009

Tỷ lệ (%)

Diện tích tự nhiên

596.666


100

558.951

100

A. Đất nông nghiệp

519.081

86,9

502.403

89,8

1. Đất cây hàng năm

496.241

95,6

480.000

95,5

- Cây lương thực có hạt

473.238


95,4

455.067

94,8

- cây có củ

1.161

0,23

2.290

0,48

- Hoa màu

12.188

2,46

12.032

2,5

- Đất trồng hoa kiểng

288


0,058

205

0,04

- Đất trồng cỏ

135

0,027

120

0,025

- Đất cây hàng năm khác

9.231

1,86

10.286

2,14

2. Đất cây lâu năm

22.840


4,4

22.403

4,46

B. Đất nuôi trồng thủy sản

6.030

1,01

8.036

1,44

C. Đất lâm nghiệp

9.331

1,56

-

-

D. Đất khác

62.224


10,4

48.512

8,68

- Chuyên dùng thổ cư

49.656

79,8

37.960

78,2

- Sông rạch

12.568

20,2

10.552

27,8

Hạng mục

Nguồn: Phòng kế hoạch – Sở NN và PTNN.
Qua bảng 2.1, ta thấy sự biến động chủ yếu là ở cây hàng năm. Do giá lúa giảm

nên nông dân chuyển đổi cây trồng. Diện tích cây có củ từ 1.161 ha tăng lên 2.290 ha.
Diện tích cây hoa màu cũng giảm theo năm nhưng xuất hiện thêm diện tích đất cây lâu
năm khác tăng từ 9.231 ha đến 10.286 ha.
Để nâng cao sử dụng đất, cần đầu tư thủy lợi, trang bằng đồng ruộng, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đưa giống lúa mới và giống cây trồng khác
để có đủ tiêu chuẩn đáp ứng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

9


2.6. Thời vụ sản xuất
Lịch xuống giống trải dài trên toàn vùng, đồng thời phụ thuộc vào chế độ nước
rút sớm hay muộn. Cơ bản lịch xuống giống như sau.
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lúa Hai Vụ
Vụ

Thời gian sản xuất (tháng)

Đông Xuân

12 – 3

Hè Thu

4,5 – 7,8
Nguồn: Phòng kế hoạch – Sở NN và PTNN

Bảng 2.3. Cơ Cấu Lúa Ba Vụ
Vụ


Thời gian sản xuất ( tháng )

Đông Xuân

12 – 3

Hè Thu

5–8

Thu Đông

8 - 11
Nguồn: Phòng kế hoạch – Sở NN và PTNN

Cả vụ Hè thu và Thu đông đều nằm trong thời gian lũ về nên cần phải phổ biến
cho nông dân những loại giống ngắn ngày để chạy lũ. Ở vùng bị lũ bà con nông dân
cần phải sử dụng những loại giống ngắn ngày (ít hơn 90 ngày), cụ thể như: IR56279,
IR64, VND95 – 20, OM1270, OMCS2000, …

10


2.7. Tình hình sản xuất và cung ứng giống
Giống lúa đóng vai trò hết sức quan trọng đến năng suất, chất lượng sản phẩm
và thị trường tiêu thụ lúa gạo.
Bảng 2.4. Cơ Cấu Giống Lúa Trên Toàn Tỉnh Năm 2008 – 2009
Đvt: %
Năm
Tên

giống

2008

2009

Đông Xuân

Hè thu

Thu đông

ĐX

HT



VNĐ 95-20

21,5

17,3

18,92

20,56

15,20


19,2

IR 50404

28,4

32,4

31,7

28,30

30,02

31,5

29,5

34,0

32,6

34,09

37,2

35,0

20,6


16,3

16,86

17,05

17,62

15,3

Giống chất
lượng cao
Giống khác

Nguồn: Phòng kế hoạch – Sở NN và PTNN
Qua bảng 2.4, ta thấy giống lúa chất lượng cao được tăng dần qua từng vụ do bà
con nông dân có điều kiện tiếp cận với các loại giống có chất lượng cao nhiều hơn
thông qua chương trình: khuyến nông, các điểm trình diễn,… Đối với giống lúa
thường IR 50404 thì bà con nông dân cũng thường sử dụng vì nó có năng suất thu
hoạch cao hơn so với loại giống khác, còn giống VNĐ 95 – 20 người nông dân thường
dùng để đối phó với mùa lũ vì nó ngắn hơn 90 ngày.
2.7.1. Sản xuất lúa đầu giòng
Khái niệm: Là loại giống mà các câu lạc bộ nhân giống muốn kết hợp với loại
giống muốn lai để tạo ra một giống mới và được sự thừa nhận của Bộ NN và PTNT ở
cấp địa phương gọi là giống đầu giòng.
Trung tâm khuyến nông tỉnh đã hợp tác các viện, trường khảo nghiệm tính thích
nghi các giống mới 7 hecta ở trại giống An Phong và 9 hecta ở trại giống Động Cát thu
được từ 120 – 130 tấn giống đầu giòng các loại giống cho nông dân tiên tiến và các
thành viên trong câu lạc bộ nhân giống, thực hiện nhân giống tiếp ở các điểm trình
diễn khuyến nông để sản xuất ra giống xác nhận cung cấp cho nông dân.


11


2.7.2. Kết quả sản xuất giống lúa
Bảng 2.5. Kết Quả Sản Xuất Giống Lúa Năm 2009
Đvt: tấn
Cơ sở sản xuất giống

Đông Xuân

Hè Thu

Tổng cộng

Trại An Phong

40

32

72

Trại Động Cát

55

30

85


Các câu lạc bộ

3.500

3.000

6.500

Các điểm trình diễn

250

220

470

Trại hợp đồng nhân giống

400

200

600

4.245

3.482

7.727


Tổng cộng

Nguồn: Trung tâm khuyến nông
Lượng giống sản xuất từ các điểm trình diễn và các câu lạc bộ một phần được
trung tâm khuyến nông để cung ứng, còn lại do bà con nông dân đã có kinh nghiệm và
kỹ thuật trong việc nhân giống lúa.
2.7.3. Hiện trạng cung ứng giống lúa
Hai trại giống trong tỉnh cung ứng giống lúa đầu giống sản xuất từ trại và hợp
đồng nhân giống trong dân, thu mua lại để cung ứng cho các nơi khác, ngoài ra thông
qua mạng lưới khuyến nông và các câu lạc bộ nhân giống, nông dân đã có nhiều kinh
nghiệm, tai nghe, mắt thấy và đã tự do trao đổi giống xuất khẩu với nhau với tỷ lệ 1,3
–1,5%, lúa thường tùy loại, giống đã lan rộng khắp cho bà con nông dân trong tỉnh góp
phần chuyển dịch cơ cấu giống lúa có hiệu quả.
Lượng giống hai trại An Phong và Động Cát đã cung ứng 1.516 tấn (trong đó
thu mua 1.250 tấn).
Lượng giống còn lại trung tâm có thể trao đổi là 4.670 tấn, theo đánh giá thì
nông dân tự trao đổi với nhau khoảng 85%.

12


2.8. Hiện trạng đầu tư sản xuất
2.8.1. Cung ứng phân cho sản xuất
Bảng 2.6. Nhu Cầu Phân Bón Giai Đoạn 2008 – 2009
2008
Khoản mục

2009


Diện tích

Lượng phân

Diện tích

Lượng phân

(ha)

(tấn)

(ha)

(tấn)

Đông Xuân

207.957

176.572

205.573

170.233

Hè Thu

196.308


130.319

197.914

129.696

Thu Đông

63.819

12.300

50.490

12.427

Nguồn: Phòng kế hoạch – Sở NN và PTNN
Lượng phân thích hợp bón cho một hecta lúa (theo lớp học khuyến nông của
nông dân trồng lúa)
- 200 kg UREA tương đương 80 – 100 kg Nitơ
- 400 kg Super lân tương đương 48 – 50 kg P2O5 hoặc 100 kg DAP.
- 100 kg Kali tương đương 60 kg K2O
Lượng phân bón trong tỉnh phần lớn do công ty cung ứng Vật tư Nông Nghiệp
và công ty thương nghiệp xuất nhập khẩu nông nghiệp cung cấp lại cho các đại lý phân
bón, các đại lý này chủ yếu là do tư nhân đảm nhận nên giá cá có thể biến động theo
thị trường. Hầu hết các đại lý kinh doanh đều đã được tập huấn kỹ thuật và được cấp
phép hành nghề kinh doanh.
2.8.2. Cung ứng thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.7. Nhu Cầu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Đvt: tấn

Năm

2008

2009

±∆

2.000
922

-200

Thuốc cỏ

2.200
850

Thuốc bệnh và dưỡng cây

1.183

1.214

31

Loại thuốc
Thuốc sâu

72


Nguồn: Phòng kế hoạch – Sở NN và PTNN
Nguồn cung ứng thuốc bảo vệ thực vật cũng do các công ty kinh doanh thuốc
BVTV trung ương cung ứng, phân phối qua các đại lý nhà nước và tư nhân. Xu hướng
13


dùng thuốc trừ sâu ngày càng giảm bởi vì đã có giống lúa chống sâu rầy. Thuốc trị
bệnh ngày càng tăng để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm sau này.
2.9. Thị trường lương thực trong tỉnh
Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể,
tổng sản lượng lương thực đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy
nhiên, tính ổn định trong quá trình cung ứng lương thực cần phải được xem xét và
đánh giá một cách tỉ mỉ thông qua các hoạt động lưu thông và phân phối lương thực,
các cơ sở vật chất phục vụ cho bảo quản, chế biến nhằm giảm tỷ lệ hao hụt, nâng cao
giá trị và chất lượng của lương thực thực phẩm.
2.9.1. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ bảo quản chế biến và kinh doanh LT
a. Hoạt động sau thu hoạch
Là các hoạt động từ lúc thu hoạch, bảo quản sản phẩm, xay xát chế biến và
kiểm tra chất lượng sản sản phẩm. Trong thời gian qua công nghệ xay xát chế biến
chưa được đầu tư đúng mức cho nên chất lượng lương thực cung cấp cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu chưa cao.
Khâu gặt đập, phơi sấy và làm sạch
Chủ yếu bằng thủ công và cơ khí nhỏ. Bước đầu đã thử nghiệm một số máy gặt
đập liên hợp và máy gặt xếp dãy, nhưng giá thiết bị cao và không thích hợp cho đất có
diện tích nhỏ và trũng.
Khâu tuốt lúa
Chủ yếu bằng loại hình cơ khí nhỏ chủ yếu do tư nhân đảm trách. Hiện nay
toàn tỉnh có 3.600 máy phóng lúa đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Khâu phơi sấy chủ yếu dựa vào ánh nắng mặt trờ

Hiện nay trong tỉnh có khoảng 55 lò sấy nhưng hiệu quả chưa cao nên chủ yếu
chỉ sử dụng sân phơi. Vào mùa mưa bảo thì việc phơi sấy gặp nhiều trở ngại nên tỷ lệ
hao hụt cao hơn mùa khô.
Tóm lại, hoạt động gặt đập phơi sấy và phơi sấy còn nhiều vấn đề không ổn. Do
thu hoạch thủ công nên tốn nhiều nhân lực, thời gian thu hoạch kéo dài, tỷ lệ thiệt hại
về sản lượng và chất lượng gia tăng. Theo ước tính các công đoạn gặt đập phơi sấy,
vận chuyển và làm sạch tỷ lệ hao hụt khoảng 6% – 11 %. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh

14


cơ giới hóa trong sản xuất, cải tiến thiết bị và công nghệ sau thu hoạch để giảm tỷ lệ
hao hụt. Đây là khâu quan trọng dẫn đến chất lượng của sản phẩm
b. Bảo quản, chế biến và kinh doanh lương thực
Hoạt động bảo quản, chế biến và kinh doanh lương thực có sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế nhưng nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Hiện trạng bảo quản lương thực
Lương thực được lưu thông, phân phối và bảo quản trong hộ gia đình chiếm
một khối lượng rất lớn nhưng dụng cụ bảo quản lại rất thô sơ như bồ chứa, bao, … mà
thời gian bảo quản ít nhất là 6 tháng nên tỷ lệ hao hụt từ 2% – 4% có khi 5% – 6%.
Hiện nay trong tỉnh có khoảng 157 kho, tổng sức chứa: 299.724 tấn, Tổng sản
lượng gạo toàn tỉnh: 800.000 tấn gạo/năm, Khả năng trữ lúa gạo so với sản lượng gạo
toàn tỉnh chiếm: 37,47%. Nhìn chung hệ thống đã có dấu hiệu xuống cấp. Do đó, các
doanh nghiệp thường thu mua chế biến và xuất ngay để giảm tỷ lệ hao hụt.
Cơ sở chế biến lương thực
Toàn tỉnh có tổng số lượng cơ sở/doanh nghiệp xay xát trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp: khoảng 970 cơ sở/doanh nghiệp, Tổng năng lực chế biến: 2,5 triệu tấn gạo/năm
(nhưng thực tế hiệu suất sử dụng khoảng 50% công suất chế biến) và 245 máy lau
bóng. Các nhà máy lớn tập trung chủ yếu ở thị xã, các nhà máy nhỏ được phân bố đều
các nơi rất thuận lợi cho việc phân phối và lưu thông lương thực. Trong thời gian gần

đây, do yêu cầu ngày càng cao về chất lượng gạo để tăng hiệu quả xuất khẩu nên các
doanh nghiệp nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư vào khâu chế biến gạo thành phẩm,
các tư thương làm nhiệm vụ thu mua lúa. Sự phân công này cơ bản tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong lưu thông phân phối, sản
xuất và kinh doanh lương thực.
Hệ thống kinh doanh lương thực
Hiện nay trong tỉnh có ba công ty đầu mối dự trữ và xuất khẩu lương thực gồm:
Công ty xuất nhập khẩu lương thực và vật tư nông nghiệp, công ty thương nghiệp xuất
nhập khẩu tổng hợp, công ty thương mại xuất nhập khẩu và một công ty lương thực
cấp I Cao Lãnh thuộc Tổng công ty lương thực Miền Nam có hạn ngạch xuất khẩu
riêng, là nơi thu mua và tiêu thụ phần lớn lúa gạo trong tỉnh.

15


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×