Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ẨM HẠT VÀ NHIỆT ĐỘ CẤT TRỮ TỚI KHẢ NĂNG NẢY MẦM HẠT DU SAM (Keteleeria evelyniana Mast) THU HÁI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ HẠT VÊN VÊN (Anisoptera costata Karth) THU HÁI TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.29 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ẨM HẠT
VÀ NHIỆT ĐỘ CẤT TRỮ TỚI KHẢ NĂNG NẢY MẦM HẠT
DU SAM (Keteleeria evelyniana Mast) THU HÁI TẠI TỈNH LÂM
ĐỒNG VÀ HẠT VÊN VÊN (Anisoptera costata Karth) THU HÁI
TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ TÂM
Ngành
: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
Niên khóa
: 2006 – 2010

Tháng 07 - Năm 2010


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ẨM HẠT VÀ NHIỆT
ĐỘ CẤT TRỮ TỚI KHẢ NĂNG NẢY MẦM HẠT DU SAM (Keteleeria
evelyniana Mast) THU HÁI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ HẠT VÊN VÊN
(Anisoptera costata Karth)THU HÁI TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Tác giả

Nguyễn Thị Tâm

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Lâm Nghiệp – chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên Rừng



Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sỹ Trương Mai Hồng

Tháng 07 - Năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Công ơn cha mẹ, sự quan tâm của anh chị em trong gia đình đã động viên và là
động lực thúc đẩy tôi hoàn thành việc học tập của mình.
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm cùng toàn thể quý thầy cô đã truyền
đạt và trang bị cho tôi kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường.
Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể thầy cô trong khoa đã tạo điều
kiện tốt cho tôi hoàn thành đề tài.
Tỏ lòng biết ơn cô Trương Mai Hồng giảng viên khoa Lâm Nghiệp, người trực
tiếp tận tình hướng dẫn cho tôi thực hiện tốt luận văn cuối khóa này.
Gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Văn Sơn – Phòng Kỹ Thuật – Khu Bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, anh Tôn Thất Minh –
Trưởng phòng quan hệ Quốc tế Vườn Quốc Gia Bidoup Núi Bà – Lâm Đồng đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH06QR đã giúp tôi trong suốt
thời gian học tập.

TP. HCM, tháng 07/2010
Sinh viên: Nguyễn Thị Tâm

i



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
iii


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ ẩm hạt và nhiệt độ cất trữ
tới chất lượng nảy mầm hạt du sam (Keteleeria evelyniana Mast) thu hái tại tỉnh
Lâm Đồng và hạt vên vên (Anisoptera costata Karth) thu hái tại tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu” được thực hiện tại tại phòng thí nghiệm khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông
Lâm TP. HCM từ tháng 04/2009 đến tháng 07/2010. Các thí nghiệm được bố trí hoàn

toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
- Các chỉ tiêu ban đầu của hạt:
Hạt vên vên có độ thuần 100%, trọng lượng 1.000 hạt là 1145,6 gram, ẩm độ
hạt ban đầu là 51,1%, tỷ lệ nảy mầm ban đầu là 100%. Hạt thuộc loại ưa ẩm nhiệt đới
điển hình.
Hạt du sam có độ thuần 52%, trọng lượng 1.000 hạt 65,4 gram, ẩm độ hạt ban
đầu là 14,42%, tỷ lệ nảy mầm ban đầu là 13%. Hạt thuộc nhóm hạt ưa khô.
- Xử lý nảy mầm hạt du sam:
Biện pháp xử lý nảy mầm rửa hạt bằng nước 540C và để hạt nảy mầm ở 200C là
tối ưu cho các thí nghiệm sau.
- Ảnh hưởng của ẩm độ hạt rút khô tới tỷ lệ nảy mầm của hạt:
Hạt vên vên từ ẩm độ hạt ban đầu 51,1% đã được rút khô xuống các ẩm độ
46%; 39,8%; 36,6%; 29,2%; 25%; 18%; 14,6% và 10% với tỷ lệ nảy mầm tương ứng
là 100%; 98,25%; 99,75%; 99,25%; 97,25%; 76,75%; 46,75%; 32,25%; 0%.
Hạt du sam từ ẩm độ hạt ban đầu 14,42% đã được rút khô xuống các ẩm độ
11,3%; 9,35%; 8,63%; 7,03% và 5,4% với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 10%; 22%;
16%; 20%; 8%; 4%.
- Khảo sát phôi và kiểm tra bằng thuốc thử TTZ 1%:
Số phôi sống của hạt vên vên ở các ẩm độ hạt 51,1%; 39,8%; 36,6%; 18%;
14,6% và 10% lần lượt là 20, 18, 10, 10, 8 và 0.
iv


Số phôi sống của hạt du sam ở các ẩm độ hạt 14,42%; 11,3%; 9,35%; 8,63%;
7,03% và 5,4% lần lượt là 9, 9, 6, 4, 3 và 4.
- Ảnh hưởng của ẩm độ hạt và nhiệt độ cất trữ đến tỷ lệ nảy mầm của hạt theo các thời
gian cất trữ:
Đối với hạt vên vên, tỷ lệ nảy mầm của hạt thay đổi theo ẩm độ hạt rút khô.
Thời gian kéo dài sức sống của hạt là 6 tháng. Để giữ được tỷ lệ nảy mầm ≥ 50% thì

hạt có có độ ẩm 51,1% chỉ cất trữ được 1 tháng, độ ẩm 46%; 39,8% và 25% thì cất trữ
được 2 tháng, độ ẩm 29,2% cất trữ được 3 tháng, độ ẩm 36,6% cất trữ được 5 tháng
khi để ở 150C và 200C.
Đối với hạt du sam, tỷ lệ nảy mầm thấp sau 2 tháng cất trữ ở các nhiệt độ. Độ
ẩm hạt 14,42% sau 2 tháng cất trữ thì tỷ lệ nảy mầm chỉ 2,75% khi để ở 200C. Độ ẩm
7,03% hạt chết hoàn toàn sau 2 tháng cất trữ.

v


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn...................................................................................................................... i
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ................................................................................ ii
Nhận xét của giáo viên phản biện.................................................................................iii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iv
Mục lục ......................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ ix
Danh sách các hình ........................................................................................................ x
Danh sách các bảng ...................................................................................................... xi
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. xii
Chương 1: Mở đầu ....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................... 1
1.2. Mục đích – ý nghĩa của đề tài................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 2
1.4. Giới hạn của đề tài.................................................................................................. 3
Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4
2.1. Đặc điểm tự nhiên – điều kiện khí hậu khu vực sinh trưởng và phát triển của cây
mẹ thu hái hạt giống ...................................................................................................... 4
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên – điều kiện khí hậu tỉnh Lâm Đồng ...................................... 4

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên – điều kiện khí hậu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................ 5
2.2. Giới thiệu về loài cây nghiên cứu........................................................................... 6
2.2.1. Cây du sam ......................................................................................................... 6
2.2.2 Cây vên vên .......................................................................................................... 7
2.3. Sơ lược về phân loại hạt giống cây rừng................................................................ 8
2.3.1. Giới thiệu về bản chất tồn trữ hạt giống.............................................................. 8
vi


2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sống và phẩm chất hạt giống............................ 8
2.3.3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ bảo quản và ẩm độ hạt.............................................. 8
2.4. Một số nghiên cứu về bản chất tồn trữ hạt trên thế giới và Việt Nam ................. 11
2.4.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 11
2.4.2. Việt Nam............................................................................................................ 12
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 14
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................ 14
3.2. Đối tượng và điều kiện nghiên cứu ...................................................................... 14
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 14
3.2.2. Điều kiện nghiên cứu......................................................................................... 15
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 16
3.4.1. Thu hái và vận chuyển....................................................................................... 16
3.4.2. Sơ chế hạt .......................................................................................................... 17
3.4.3. Xác định các chỉ tiêu ban đầu............................................................................ 17
3.4.4. Xác định ẩm độ của hạt ..................................................................................... 17
3.4.5. Phương pháp rút khô hạt bằng silicagel ............................................................ 17
3.4.6. Kiểm tra nhanh hạt sống và khả năng nảy mầm (Va %)theo các mức độ ẩm .. 18
3.4.7. Phương pháp kiểm tra nảy mầm hạt.................................................................. 18
3.4.8. Thí nghiệm các biện pháp xử lý hạt .................................................................. 19
3.4.9. Thí nghiệm ảnh hưởng của độ ẩm hạt và nhiệt độ cất trữ hạt ........................... 19

3.5. Phương pháp và phương tiện xử lý số liệu........................................................... 20
3.5.1. Các công thức xử lý và phân tích số liệu........................................................... 20
3.5.2. Phương tiện xử lý số liệu................................................................................... 21
Chương 4: Kết quả và thảo luận................................................................................. 22
4.1. Kết quả xá định các chỉ tiêu ban đầu của hạt vên vên và hạt du sam................... 22
4.2. Kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt du sam.................................................... 23
vii


4.3. Kết quả sự thay đổi tỷ lệ nảy mầm hạt theo độ ẩm rút khô.................................. 25
4.3.1. Kết quả trên hạt vên vên.................................................................................... 26
4.3.2. Kết quả trên hạt du sam ..................................................................................... 27
4.4. Kết quả khảo sát phôi và nhuộm màu bằng thuốc thử Tetrarolium chloride TTZ
1% cho hai loại hạt nghiên cứu ................................................................................... 28
4.5. Kết quả tỷ lệ nảy mầm của hạt cất trữ với các mức độ ẩm hạt và nhiệt độ cất trữ
khác nhau..................................................................................................................... 30
4.6. Thảo luận chung ................................................................................................... 45
4.6.1. Thảo luận trên hạt vên vên ................................................................................ 45
4.6.2. Thảo luận trên hạt du sam ................................................................................. 46
Chương 5: Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 47
5.1. Kết luận................................................................................................................. 47
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 49
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 50
Phụ lục ........................................................................................................................ 52

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP: Between paper

DRMT: Trắc nghiệm đa biên độ Ducan (viết tắt của Ducan’s multiple range test)
FAO: Food and Agriculture Organization
ISTA: Hiệp hội thử nghiệm hạt giống quốc tế (viết tắt của International Seed Testing
Association).
PTNT: Phát triển nông thôn
TP. HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
TZZ: Thuốc thử Tetrazolium chloride 1%

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Nón cái quả du sam khi chín
Hình 3.2: Nón cái quả du sam khi còn non
Hình 3.3: Trái vên vên khi chín
Hình 3.4: Tủ lạnh bảo quản hạt
Hình 3.5: Tủ sấy hạt
Hình 4.1: Hạt vên vên
Hình 4.2: Hạt du sam
Hình 4.3: Hạt vên vên nảy mầm
Hình 4.4: Hạt du sam nảy mầm
Hình 4.5: Hạt vên vên nhuộm màu
Hình 4.6: Phôi hạt du sam

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thông tin cây mẹ thu hái hạt
Bảng 4.2: Kết quả xá định các chỉ tiêu ban đầu của hạt

Bảng 4.3: Kết quả xử lý nảy mầm hạt du sam
Bảng 4.4: Kết quả nảy mầm hạt vên vên theo 9 độ ẩm rút khô
Bảng 4.5: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm hạt vên vên ở các mức độ ẩm hạt khác
nhau
Bảng 4.6: Kết quả nảy mầm hạt du sam theo 5 độ ẩm rút khô
Bảng 4.7: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm hạt du sam ở các mức độ ẩm hạt khác
nhau
Bảng 4.8: Kết quả khảo sát phôi và nhuộm màu của hạt vên vên và hạt du sam
Bảng 4.9: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt vên vên sau 1 tháng cất trữ với
hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ
Bảng 4.10: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt vên vên sau 2 tháng cất trữ với
hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ
Bảng 4.11: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt vên vên sau 3 tháng cất trữ với
hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ
Bảng 4.12: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt vên vên sau 4 tháng cất trữ với
hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ
Bảng 4.13: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt vên vên sau 5 tháng cất trữ với
hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ
Bảng 4.14: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạtvên vên sau 6 tháng cất trữ với
hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ
Bảng 4.15: Kết quả tỷ lệ phôi sống của hạt du sam bằng quan sát dưới kính lúp
Bảng 4.16: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt du sam sau 1 tháng cất trữ với
hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ
Bảng 4.17: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt du sam sau 2 tháng cất trữ với
hai nhân tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 4.1: Biểu đồ diễn biến tỷ lệ nảy mầm theo ẩm độ hạt đã rút khô
Biểu đồ 4.2: Kết quả nảy mầm hạt vên vên khi cất trữ 1 tháng ở nhiệt độ khác nhau
Biểu đồ 4.3: Kết quả nảy mầm hạt vên vên khi cất trữ 2 tháng ở nhiệt độ khác nhau
Biểu đồ 4.4: Kết quả nảy mầm hạt vên vên khi cất trữ 3 tháng ở nhiệt độ khác nhau
Biểu đồ 4.5: Kết quả nảy mầm hạt vên vên khi cất trữ 4 tháng ở nhiệt độ khác nhau
Biểu đồ 4.6: Kết quả nảy mầm hạt vên vên khi cất trữ 5 tháng ở nhiệt độ khác nhau
Biểu đồ 4.7: Kết quả nảy mầm hạt vên vên khi cất trữ 6 tháng ở nhiệt độ khác nhau
Biểu đồ 4.8: Kết quả nảy mầm hạt du sam khi cất trữ 1 tháng ở nhiệt độ khác nhau
Biểu đồ 4.9: Kết quả nảy mầm hạt du sam khi cất trữ 2 tháng ở nhiệt độ khác nhau

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với diện tích rừng
khoảng 20 triệu ha, chiếm 60% diện tích cả nước, kéo dài từ 9 đến 23 vĩ độ Bắc. Có
hệ sinh thái rừng rất phong phú và đa dạng, là nơi tập trung nhiều động vật, thực vật
đặc hữu quý hiếm đang được bảo tồn ghi trong sách đỏ. Bên cạnh đó do hậu quả của
chiến tranh kéo dài, do cuộc sống du canh du cư của con người, đốt nương làm rẫy,
khai thác bừa bãi quá mức làm cho rừng ngày càng bị thu hẹp. Một số loài quý hiếm,
cây bản địa, cây có giá trị kinh tế đang bị đe dọa nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt
chủng, vì vậy bảo tồn đa dạng sinh học đang trở thành nhu cầu cần thiết hiện nay.
Thực vật Việt Nam rất đa dạng và phong phú, với khoảng 12.000 chủng loại
thực vật thượng đẳng (Phạm Hoàng Hộ, 2002). Trước đây, Bộ Lâm Nghiệp (nay là bộ
Nông Nghiệp và PTNT) đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, đã
phát huy được khá đầy đủ chức năng cảnh quan, bảo tồn, lưu trữ và phòng hộ của
rừng, đã nâng độ che phủ của rừng từ 27% trước đây lên 33,1% hiện nay. Trồng lại

rừng với giống bản địa là nhu cầu cấp thiết. Các phương án bảo tồn đã được các nhà
khoa học đề xuất và xây dựng riêng cho từng loài như: Quy hoạch các vùng bảo tồn in
situ, triển khai các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt tại các khu rừng cấm và các khu bảo
tồn. Xúc tiến tái sinh tự nhiên và nhân tạo nhằm tăng mật độ của loài vừa để duy trì
loài vừa để cung cấp giống cho trồng rừng sau này. Để thực hiện nhiệm vụ này yếu tố
giống đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy đã có nhiều đề tài lớn nhỏ nghiên cứu
về các loài cây nhưng ta vẫn hiểu rất ít về chúng. Đối với hạt giống sự hiểu biết còn ít
hơn, hiện nay ta chỉ biết bản chất tồn trữ của khoảng 3% loài cây trên thế giới (Trần
Đăng Hồng, 2001). Trong đó vấn đề bảo quản xử lý nảy mầm cho hạt giống của nhiều
loài cây rừng còn nhiều hạn chế. Với lý do đó chúng tôi đặt vấn đề thực hiện đề tài:
1


“Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ ẩm hạt và nhiệt độ cất trữ tới chất lượng
nảy mầm hạt du sam (Keteleeria evelyniana Mast) thu hái tại tỉnh Lâm Đồng và
hạt vên vên (Anisoptera costata Karth) thu hái tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
Trong đó, du sam phân bố ở vùng khí hậu ẩm và mát (trên 600 m), vên vên
phân bố ở vùng có khí hậu ẩm hoặc hơi khô (Trần Hợp, 2002). Du sam là loài cây
phân bố rộng ở nhiều khu vực Sơn La, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng. Tuy nhiên đây
cũng là một loài cây quý hiếm (cấp UV) có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ do
môi trường sống bị con người xâm lấn và lấy gỗ ( Phùng Mỹ Trung dẫn theo sách đỏ
Việt Nam, 2000). Việc trồng rừng bằng các loài cây bản địa đã được chính phủ Việt
Nam đưa vào chủ trương bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học (Đỗ
Đình Sâm và Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2002). Cũng theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2002),
vên vên đã bị khai thác gần như tuyệt chủng do vên vên ra quả thất thường (cứ sau 3
đến 5 năm mới sai quả một lần), số lượng cây trưởng thành còn lại quá ít nên tìm kiếm
được các cây để thu hạt là một công việc khó khăn. Theo hội thảo quốc gia về loài cây
ưu tiên trong trồng rừng của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn (2001) thì hiện
nay các loài cây này đang được đề nghị trồng rừng với mục đích bảo tồn.
Tài liệu nghiên cứu đầy đủ về lĩnh vực hạt trên cả hai loài này hầu như chưa có

ở Việt Nam.
1.2. Mục đích - ý nghĩa của đề tài
Kết quả đề tài nhằm cung cấp những thông tin về sự ảnh hưởng của các mức độ
ẩm hạt và nhiệt độ cất trữ tới sức sống của hạt du sam và trái (hạt) vên vên, từ đó xác
định bản chất tồn trữ hạt và đề xuất các biện pháp kỹ thuật bảo quản các loại hạt trên
trong điều kiện thích hợp ở Việt Nam.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Lựa chọn được các biện pháp xử lý nảy mầm hạt phù hợp.
- Đánh giá khả năng sống của hạt bằng thuốc thử Tetrazolium chloride1% (TZZ) và
tỷ lệ nảy mầm của hạt trên giá thể BP (Between paper).
- Xác định mức độ ảnh hưởng của độ ẩm hạt và nhiệt độ cất trữ tới chất lượng nảy
mầm hạt theo thời gian cất trữ.

2


1.4. Giới hạn của đề tài
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cất trữ hạt như: phẩm chất hạt, các
điều kiện không khí, ánh sáng, vật liệu cất trữ, mùa thu hái… Tuy nhiên do thời gian
cho phép của một khóa luận tốt nghiệp Đại học, nội dung nghiên cứu chỉ đề cập tới
những ảnh hưởng của các mức độ ẩm hạt và các nhiệt độ cất trữ sau các thới gian cất
trữ từ 1 - 6 tháng với hạt vên vên và 1 - 3 tháng cho hạt du sam tới khả năng sống và
nảy mầm hạt hai loài nghiên cứu.
Về phạm vi nghiên cứu: Thí nghiệm chỉ thực hiện trong phòng thí nghiêm chưa
có thí nghiệm kiểm định ở ngoài tự nhiên.
Thời gian: Thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 04/2009 đến tháng 07/2010.

3



Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên - điều kiện khí hậu khu vực sinh trưởng và phát triển của
cây mẹ thu hái hạt giống
Cây sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố địa hình,
thời tiết khí hậu... nên sự thay đổi của một trong số các yếu tố này sẽ tác động nhiều
đến đời sống của cây. Ánh sáng ảnh hưởng tới thời gian chín của trái: số giờ chiếu
sáng kéo dài thì hạt sẽ chín nhanh hơn và ngược lại. Địa hình là một nhân tố quyết
định tới sự xuất hiện của loài: chỉ có vùng thấp ngập mặn mới xuất hiện các loài họ
đước, ở độ cao trên 1000 m mới xuất hiện loài thông sinh sống. Vì vậy tìm hiểu điều
kiện sinh trưởng và phát triển của cây mẹ thu hái hạt là rất quan trọng.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - điều kiện khí hậu tỉnh Lâm Đồng
Theo wesbsite http: // www.lamdong.gov.vn thì Lâm Đồng là một vùng đất cực
Nam Tây Nguyên, nơi tập trung một hệ thực vật phong phú, đa dạng mang những đặc
trưng của vùng nhiệt đới núi cao, mưa mùa và những nét của rừng Á nhiệt đới với
nhiều kiểu rừng thưa (rừng lá kim), rừng kín thường xanh, rừng rụng lá, rừng hỗn giao
và rừng tre nứa…
- Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Nam –Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên là 39.106 ha, trong đó diện tích đất Lâm
Nghiệp chiếm 25.646 ha với tỷ lệ 73,9%. Đặc điểm chung của quần thể thực vật Đà
Lạt là rừng thông 3 lá thuần loại xen kẽ với rừng lá rộng.
Đặc điểm của hệ sinh thái rừng vùng Đà Lạt là sự thay đổi rõ nét trong sự phân
bố các khu hệ động thực vật theo cao độ. Có những loài có biên độ sinh thái rộng và
4


cũng có những loài chỉ thích hợp với những biên độ hẹp. Các tài liệu phân loại học

xác định khu hệ cao nguyên Lang Biang có hơn 400 loài thực vật, trong đó có những
loài có giá trị kinh tế cao như thông, thông hôi, pơmu, tùng, thông nàng,… có những
loài là hoá thạch sống như thông 2 lá dẹt, thông đỏ, tuế lá chẻ,… và có những loài đặc
hữu như thông 5 lá (Pinus dalatensis).
Khí hậu Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa biến thiên theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình
18 - 250C, thời tiết ôn hoà mát mẻ quanh năm. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm là
1868 mm, năm cao nhất là 2431 (năm 1932) và thấp nhất là 1019 mm (năm 1911).
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tháng khô nhất là tháng 2, 3, độ ẩm không
khí lớn. Độ ẩm trung bình năm là 85%, mùa mưa 86 - 91%, mùa khô 75 - 78%. Số
ngày có sương mù 80 ngày/năm, bức xạ nhiệt thấp (theo số liệu tại trạm đo Đà Lạt :
Kinh độ 108026’, vĩ độ 110 57’; độ cao 1513 m). Gió thịnh hành theo 3 hướng chính
và thay đổi rõ rệt theo mùa:
Hướng gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 mang theo mưa
Hướng gió Bắc từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau gây lạnh và khô
Hướng gió Đông Bắc từ tháng 2 đến tháng 4 gây khô và nóng
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên - điều kiện khí hậu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Theo tài liệu của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu năm 2002
thì:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở phía Đông khu vực Đông Nam Bộ, nằm trên 11
độ vĩ Bắc. Phía Bắc giáp Bình Thuận, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông và
Nam giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 1.965 km2.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nằm trên địa bàn hành chính
của 4 xã là: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận.
- Phía Đông giáp huyện Hàm Tân - tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp sông Hỏa và xã Phước Thuận.

5



- Phía Nam giáp biển Đông từ ấp Thuận Biên - xã Phước Thuận đến Bến Lội xã Bình Châu.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới mưa mùa với nền nhiệt độ cao, nóng ẩm quanh năm, biên độ nhiệt giữa các tháng
trong năm thấp hơn 30C, không có mùa đông và các tháng quá lạnh, các số liệu cụ thể
như sau: Nhiệt độ không khí: Bình quân hàng năm là 25,80C, cao nhất là 380C, vào
tháng 4 - 5, thấp nhất là 150C, vào tháng 12.
Lượng mưa: Bình quân hàng năm là 1.396 mm, trong đó lượng mưa tập trung
vào tháng 7, 8, 9 hàng năm. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10, với số tháng
mưa là 6 tháng, số ngày mưa bình quân trong năm là 124 ngày. Mùa khô thường kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Số tháng khô từ 1 - 3 tháng. Số tháng hạn từ 2 - 3
tháng. Số tháng kiệt từ 0 - 1 tháng.
Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm tuyệt đối bình quân hàng năm: 85,2%
- Độ ẩm tuyệt đối hàng năm: 100%
- Độ ẩm tuyệt đối: 36% (tháng 12 và tháng 1)
- Lượng bốc hơi cao nhất: 43,7% vào tháng 3
Chế độ gió: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu chịu ảnh hưởng
của 2 hướng gió thịnh hành là:
Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
Gió Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Tốc độ gió trung bình là 8 - 10 km/h
2.2. Giới thiệu về hai loài cây nghiên cứu
Các đặc điểm lâm học của cây du sam và cây vên vên được dẫn theo tài liệu Tài
nguyên cây gỗ Việt Nam của Trần Hợp (2002) và giáo trình Thực vật và đặc sản rừng
của Nguyễn Thượng Hiền (2005) như sau:
2.2.1. Cây du sam
Tên loài: Du sam
Tên khoa học: Keteleeria evelyniana Mast
6



Họ khoa học: Pinaceae
Đặc điểm mô tả:
Cây gỗ lớn, cao tới 40m, thân thẳng, đường kính có khi đạt tới 2m. Vỏ màu
xanh, nứt dọc. Cành non màu vàng nhạt hay màu tro, tán tròn.
Lá trên cành non và cây con có dạng mác, trên cành già hình giải hẹp, đầu tù
thường có lõm nông ở đỉnh, dài 2,5 - 5 cm, rộng 0,3 - 0,4 cm mặt dưới có hai dải lỗ
khí, mặt trên nhẵn không có lỗ khí hay chỉ ít phía trên đầu lá. Khi mới mọc cây chỉ có
7 - 10 lá dạng vảy xếp xoắn ốc.
Nón hạt hình trụ, dài 12 - 20 cm, khi non màu xanh lúc già chuyển sang màu
hạt dẻ. Vảy hình trứng rộng , mỏng, mép ở phía đỉnh hơi cong ra ngoài, vảy nguyên
hoặc hơi xẻ. Hạt dài 0,6 cm có cánh màu vàng, phía giữa hạt rộng ra.
Ở Việt Nam , cây phân bố chủ yếu ở Tây Bắc mọc lẫn với thông hoặc các cây
họ: Dẻ, re… Cây thường mọc ở những vùng khí hậu ẩm và mát từ 600 m trở lên (Lâm
Đồng) trên đất trung tính hoặc trên dất đá vôi.
Cây ưa sáng, tái sinh tốt ở cả nơi có ánh sáng nhiều
Gỗ có giác, lõi không phân biệt rõ, màu vàng nhạt, có vân rõ. Gỗ cứng trung
bình, tỷ trọng 0,67, bền. ít mối mọt, dùng trong xây dựng, làm tà vẹt, trụ mỏ và dụng
cụ gia đình.
Hạt có thể ép dầu, tỷ lệ dầu cao (52,5%) dầu lâu khô thường dùng để đốt, chế
xà phòng và đánh bóng đồ gỗ. Ngoài ra còn dùng trong y học như thuốc ho, tiêu đờm
và sát trùng.
2.2.2. Cây vên vên
Tên loài: Vên vên
Tên khoa học: Anisoptera costata Karth.
Họ khoa học: Dipterocarpaceae
Đặc điểm mô tả:
Cây gỗ lớn, cao khoảng 30 - 40m, thân có màu tro xám nứt dọc sâu và rộng. Lá
hình bầu dục dày 15 cm, rộng 6 cm, mặt trên xanh láng, mặt dưới có lông, gân bên vấn

hợp mép, có lá kèm nhỏ hình ngọn giáo rụng sớm, lá khi già thường màu đỏ.
7


Hoa tự chùm kép 3 - 4 nhánh, dài 10 cm, cánh tràng màu trắng. Quả nhỏ hình
trứng hay hình cầu, đường kính 0,8 - 1,6 cm, 2 cánh dài 8 - 10 cm có 3 gân nổi rõ.
Vên vên phân bố ở Indonesia, Malaysia, Canpuchia. Ở Việt Nam phân bố chủ
yếu ở các tỉnh phía Nam.
Gỗ khá nặng, màu vàng hay xanh vàng, bền, chịu ẩm chịu nước, dễ làm, được
dùng trong xây dựng và đóng thuyền.
2.3. Sơ lược về phân loại hạt giống cây rừng
2.3.1. Giới thiệu về bản chất tồn trữ hạt giống
Bảo quản hạt nhằm duy trì sức sống của hạt trong thời gian dài phục vụ nhu cầu
sản xuất, kinh doanh và bảo tồn loài. Một trong những vấn đề quan trọng là cần hiểu rõ
bản chất tồn trữ hạt. Tất cả các yếu tố điều kiện bảo quản hạt, thời gian dự tính cất trữ
hạt đều dựa trên bản chất đó.
Theo Trần Đăng Hồng và R.H.Ellis (1996) thì có ba loại bản chất tồn trữ hạt:
- Hạt ưa khô (Oxthodox) hay còn gọi là hạt chính thống
- Hạt ưa ẩm (Recalcitrant) hay còn gọi là hạt phản tính
- Hạt trung gian (Intermediate)
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sống và phẩm chất hạt giống
Ảnh hưởng tới sức sống và phẩm chất của hạt giống có rất nhiều yếu tố như loại
hạt, ẩm độ hạt, không khí , mức độ chín của hạt, môi trường cất trữ hạt: nhiệt độ, độ
ẩm không khí,vật liệu cất trữ... Trong đó hai nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến
sức sống và phẩm chất hạt là ẩm độ hạt và nhiệt độ cất trữ. Vì vậy trong đề tài cũng
tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hai yếu tố trên đến hai loại hạt du sam và vên vên.
2.3.3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ bảo quản và ẩm độ hạt
Trong quá trình bảo quản điều quan tâm hàng đầu là hai yếu tố nhiệt độ bảo
quản và ẩm độ hạt. Cả hai yếu tố này tác động qua lại với nhau khó mà tách riêng ra
được. Hạt có hàm lượng nước tương đối thấp có thể được bảo quản ở nhiệt độ gần 00C

trong thời gian tương đối lâu hơn là bảo quản ở nhiệt độ cao, ngược lại hạt có hàm
lượng nước cao ít bị hại hơn khi bảo quản ở nhiệt độ cao (300C). Hay nói cách khác,
trong một chừng mực nhất định, nhiệt độ thấp bù đắp cho hàm lượng nước cao và
ngược lại (Holmes và Buszewicz, (1958) (dẫn theo Trương Mai Hồng, 2009)). Tuy
8


nhiên cũng phải đề phòng tác hại của nhiệt độ âm do sự tạo thành băng trong hạt có
hàm lượng nước cao. (Roberts (1981) (dẫn theo Willan, 1992)) đề nghị hàm lượng
nước 20% có thể là giới hạn trên cho bảo quản ở 00C, 15% cho -200C và 13% cho 1960C. Nếu hạt được làm khô tới hàm lượng nước 4 - 8% như là thường dùng cho hạt
ưa khô thì sẽ không có nguy hiểm gì khi bảo quản ở nhiệt độ đóng băng. Trong quá
trình bảo quản tồn trữ hạt, đối với hạt ưa khô (orthodox) độ ẩm hạt dưới 12%. Theo
quy luật: ẩm độ hạt trong khoảng từ 4 - 14% khi giảm đi 1% thì tuổi thọ tăng gấp hai
lần, còn với nhiệt độ trong khoảng từ 0 - 500C khi giảm đi 50C tuổi thọ sẽ tăng gấp hai
lần (Harring Ton, (1972) (dẫn theo Willan, 1992)).
Trong các ngân hàng giống để bảo quản các dạng hạt ưa khô người ta thường
điều chỉnh nhiệt độ ở -200C và ẩm độ hạt 5 - 7% (IBPGR, 1976), nếu như tăng nhiệt
độ bảo quản thì tuổi thọ của hạt sẽ giảm dần. Ví dụ ở Sudan hạt Dalbergia sissoo ở
nhiệt độ bình thường bảo quản kém hơn hạt các loài Acacia, Albizzia, trong khi đó hạt
Acacia harpophylla của Australia bị hỏng rất nhanh nếu như không được bảo quản kín
ở 2 - 40C (Turnbull, (1983) (dẫn theo Willan, 1992)). Ở Thái Lan hạt Pinus kesiya và
Pinus merkusii giữ được tỷ lệ sống cao trong bốn năm nếu được bảo quản ở hàm lượng
nước dưới 8%, đựng trong bao bì kín và ở nhiệt độ 0 - 50C (Bryndum, 1975) còn hạt
Pinus caribeae và Pinus docarpa cũng có thể giữ được tỷ lệ sống cao ít nhất là 5 năm
nếu được bảo quản trong điều kiện tương tự (Robbins, (1983) (dẫn theo Trương Mai
Hồng, 2009)). Được biết môt số loài thông khác còn có tuổi thọ cao hơn nhiều, chẳng
hạn như Pinus reginosa ở Hoa Kỳ bảo quản được 30 năm ở 1,1 - 2,20C trong bao bì
kín (Heit 1967, Vang 1974).
Như vậy khi nhiệt độ bảo quản hay ẩm độ hạt thay đổi tăng hoặc giảm thì phẩm
chất của hạt sẽ biến đổi tùy theo sự thích nghi của mỗi loài. Nhiệt độ bảo quản và ẩm

độ hạt là hai yếu tố quan trọng nhất làm thay đổi phẩm chất hạt (sức sống và sức nảy
mầm của hạt giống) trong quá trình tồn trữ hạt. Theo Harring Ton (1959) (dẫn theo
Willan, 1992) thì tương quan giữa ẩm độ và các quá trình khác như sau: Hàm lượng
nước của hạt:
- Trên 45 – 60% bắt đầu nảy mầm.
- Trên 18 – 20% hạt tăng hô hấp.
9


- Dưới 12 – 14% nấm bệnh có thể phát triển.
- Trên 8 – 9% hoạt động của côn trùng giảm.
- Từ 4 – 8% bảo quản kín an toàn.
Những hạt có dầu thường chịu được ẩm độ thấp mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ
nảy mầm. Tuy nhiên ẩm độ dưới 4% có thể làm hại hạt hoặc làm giảm sức sống của
hạt.
Ngược lại giới hạn cho phép đối với hạt ưa ẩm thường cao hơn (thường lớn
hơn 25%). Ở một số loài cây họ sao dầu cho thấy ẩm độ thích hợp để bảo quản là 20 27% (Shorea platyclados), 40 - 68% cho hạt cây dầu cát (Dipterocarpus chartaceus),
32 - 45% cho hạt cây sao đen (Hopea odorata) (Trương Mai Hồng, Lê Thanh Quang,
Trần Thị Kim Thoa, 2002).
Trong quá trình bảo quản ẩm độ của hạt thường có sự giao động do khi mở bao
bì tạo thoáng khí cho hạt mà chúng ta không kiểm tra ẩm độ không khí. Sự chênh lệch
giữa ẩm độ hạt và độ ẩm không khí thường làm thay đổi độ ẩm hạt so với độ ẩm hạt
ban đầu. Giao động này gây ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của hạt, nếu ẩm độ tăng cao
quá sẽ gây chết hạt hoặc làm cho hạt nảy mầm kém. Vì thế cần giữ ổn định ẩm độ hạt
ở mức tối đa có thể đạt được để đảm bảo tuổi thọ của hạt đem bảo quản.
Đối với hạt ưa ẩm vùng nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp cho bảo quản thường lớn
hơn 150C, nếu như quá thấp sẽ làm cho hạt chết nhanh chóng.
Đối với hạt ưa ẩm vùng ôn đới thì nhiệt độ bảo quản càng thấp tới 00C thì thời
gian bảo quản càng tăng.
Tuy nhiên cần chú ý giới hạn nhiệt độ cho phép đối với từng loại hạt để có thể

kéo dài thời gian bảo quản hạt cao nhất. Mặt khác trong quá trình bảo quản sự giao
động nhiệt độ cũng gây ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ hạt, vì vậy cần duy trì nhiệt độ bảo
quản ổn định đến mức có thể.

10


2.4. Một số nghiên cứu về bản chất tồn trữ hạt trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Trên Thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu bản chất tồn trữ hạt đã được tiến hành từ lâu và đã thu
được nhiều kết quả. Những kết quả đó là nền tảng, cơ sở cho việc quyết định phương
thức tồn trữ hợp lý cho từng loại hạt về loại vật liệu, nhiệt độ, ẩm độ.
Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu trên thế giới:
Hầu hết các loài cây họ Đậu (Fabaceae), các loài trong họ Thông (Pinaceae)
đều có bản chất tồn trữ chính thống (hạt ưa khô) có thể bảo quản hàng trăm năm hay
hơn nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài có hạt ưa khô đều sống lâu như nhau.
Ví dụ như hạt Kembacia malaiensis có vỏ mỏng hơn và nhanh hỏng hơn các loài khác
như Pakia javanica loại hạt này được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Trong các ngân hàng
giống để bảo quản các dạng hạt này người ta thường điều chỉnh nhiệt độ bảo quản ở 200C và ẩm độ hạt 5 - 7%, nếu như tăng nhiệt độ bảo quản thì nhiệt độ của hạt giảm
dần. Ví dụ ở Suđăng hạt Dalbergia sissoo ở nhiệt độ bình thường bảo quản kém hơn
hạt các loài Acacia, Albizzia, trong khi đó hạt Acacia harpophylla của Autralia bị hỏng
rất nhanh nếu như không bảo quản kín ở 2 - 40C (Turnbull, (1983) (dẫn theo Willan,
1992)). Ở Thái Lan, hạt Pinus kesiya và Pinus merkusii giữ được tỷ lệ sống cao trong
4 năm nếu như được bảo quản ở hàm lượng nước dưới 8%, đựng trong bao bì kín và ở
nhiệt độ 0 - 50C (Bryndum, 1975) còn hạt Pinus caribeae và hạt Pinus docarpa cũng
có thể giữ được tỷ lệ sống cao ít nhất là 5 năm nếu được bảo quản trong điều kiện
tương tự (Robbins, (1983) (dẫn theo Trương Mai Hồng, 2005)). Một số loài thông
khác còn có tuổi thọ cao hơn nhiều, chẳng hạn như Pinus reginosa ở Hoa Kỳ bảo quản
được 30 năm ở 1,1 - 2,20C trong bao bì kín (Heit 1970b, Vang 1974), loài Tectona
grandis là cây lá rộng nhiệt đới có hạt thuộc loài ưa khô (Barner,1975b) (dẫn theo

Trương Mai Hồng và cộng sự, 2005).
Theo tổng kết của Bowen và Whitmore (1980) đa số các loài Agathis cũng có
hạt ưa khô như Agathis australis, Agathis macrophylla (dẫn theo R.L. Willan, 1992).
Phần lớn các loài cây nhiệt đới có bản chất tồn trữ phản tính (hạt ưa ẩm) có kích
thước hạt lớn và không tồn trữ được ở nhiệt độ thấp, thời gian tồn trữ không quá một
năm. Một số nghiên cứu cho thấy các loài cây trong họ Sao dầu (Dipterocarpaceae)
11


×